Núi Rộng Sông Dài - Phần 1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
1438


Núi Rộng Sông Dài


Phần 1


Tên truyện: Núi Rộng Sông Dài
Tác giả: Phạm Kiều Trang
Đoạn 1
Gần nửa đêm, gió trên cầu thổi rất mạnh, một mình tôi liêu xiêu đi ngược hướng gió đến nhịp cầu cao nhất, lúc trèo qua lan can nhìn xuống dòng sông chảy xiết bên dưới, bỗng dưng lại thấy có gì đó trong veo trượt xuống từ mắt tôi.
Chẳng biết tôi đã khóc từ khi nào, có lẽ là từ lúc ngồi uống rượu, cũng có thể là khi bắt đầu đi lên đây, hoặc là từ khi nghe bác sĩ nói: “Tình trạng ung thư cổ tử cung của cô đã sắp chuyển sang giai đoạn 3, nếu không nhập viện điều trị ngay từ bây giờ, tỉ lệ sống sau 5 năm là rất nhỏ… ”.
Tôi cũng biết, đã bị ung t.hư mà không điều trị sớm thì sẽ c/hế.t, mà phàm là người bình thường, đứng trước bệnh tật ai mà không sợ hãi? Ai mà không khát khao được sống?
Chỉ là khi ra đến hành lang, nhìn những người bệnh đang vật lộn với cơn đau giày xéo da thịt, nhìn người nhà của họ mệt mỏi tiều tụy đếm từng đồng bạc lẻ để nộp viện phí, tôi cũng sờ vào trong túi, cuối cùng phát hiện ra mình chẳng những không có cha mẹ ở bên, mà còn không có tiền.
Sau đó, có một người bệnh s/ắp c.hế/t nói với tôi: “Bệnh này không chữa được, điều trị hay không rồi cũng c.hế/t cả thôi. Biết thế ngay từ đầu đừng chữa nữa, vừa đỡ tốn tiền vừa đau đớn”.
Tôi suy nghĩ về những lời ấy rất lâu, cuối cùng cảm thấy họ nói rất phải!
Nếu chữa hay không cũng chỉ có một kết quả, thế thì thà tôi chọn ra đi sớm hơn để tiết kiệm số tiền đó cho em trai tôi, tôi tự kết thúc sinh mạng ở đây để sau này nó không phải nhìn tôi chật vật đau đớn.
Thế nhưng, lúc tôi sắp nhảy xuống bên dưới thì bỗng dưng lại nghe tiếng người nói:
– Thời tiết hôm nay phù hợp lắm đâu.
Tôi giật mình, quay đầu lại mới thấy cách mình hai mét có một người đàn ông, một tay anh ta cầm chai bia, tay còn lại tì vào lan can cầu, hình như anh ta đứng hóng gió ở đây lâu rồi nhưng tối nên tôi không nhìn ra.
– Tối nay mưa, ngày mai trời nắng to.
– Anh đang nói chuyện với tôi đấy à?
– Không thì nói chuyện với ai?
Anh ta không hề nhìn tôi, chỉ cúi đầu nhìn dòng sông bên dưới, nói một cách bâng quơ:
– Tối nay có bão, nước sông lên, người ta không đi vớt cô được đâu, muốn nhảy thì đợi ngày đẹp rồi nhảy.
– Tôi không cần ngày đẹp, c/hế.t thì chọn ngày đẹp làm gì?
– Để không ảnh hưởng đến người khác.
– Tôi c.hế/t là việc của tôi, không ảnh hưởng gì đến người khác cả.
– Nghĩ kỹ chưa?
Tôi cứ nghĩ anh ta hỏi tôi “nghĩ kỹ chưa” là nghĩ kỹ về việc mình chọn lựa cái c.hế.t, thế nhưng anh ta lại nói:
– Không vớt được ngay thì x.ác cứ thế trôi trên sông, qua hơn một ngày bắt đầu trương phình. Mấy ngày tới nắng to, nếu ngửa mặt lên trời thì cháy nắng tróc hết da, úp mặt xuống dưới thì cá nhỏ cá to thi nhau rỉa. Trông cô cũng không đến nỗi, đã mất công c/hế.t thì nên chọn kiểu c.hế.t tử tế vào, c/hế.t trông gớm ghiếc như thế chỉ làm khổ người đi vớt.
– Gì cơ?
Anh ta không thèm nhắc lại, chỉ liếc tôi một cái rồi cầm chai bia lên uống. Còn tôi đang tuyệt vọng muốn c/hế.t, nghe xong cũng phải há hốc miệng ngạc nhiên.
Không hẳn vì sợ, mà là tôi thấy người này quá kỳ lạ. Bình thường gặp người sắp nhả.y cầu thì phải khuyên nhủ động viên mới đúng, còn anh ta thì chỉ hờ hững đứng xem, còn bảo tôi làm khổ người đi vớt.
Mà thật ra khi tuyệt vọng, người ta chỉ nghĩ đến cái c.hế/t, có ai nghĩ đến c.hế/t thế nào cho đẹp đâu.
Tôi quay đầu nhìn ra mặt sông, hắng giọng một tiếng mới đáp:
– Lúc c/hế.t rồi xấu đẹp có quan trọng gì đâu, với cả tôi thế này cũng không mong có người đi vớt.
– Vớt x.ác người c/hế.t là việc của chính quyền, cô mong hay không thì liên quan gì?
– Thế thì tý nữa tôi nhảy, anh đừng nói với người khác là có người nhảy cầu là được. Bão xong nước to là trôi mất x/á.c, không ai biết thì không ai đi vớt đâu, đỡ phải sợ nhìn thấy x.ác tôi.
– Người nhà không tìm à?
Tôi lắc đầu, không muốn phiền phức nên nói dối:
– Tôi mồ côi, có trôi đến biển cũng không ai tìm cả.
– Thế thì nhảy đi. Người như cô cũng không nên sống tiếp làm gì.
– Hả?
Tôi tưởng mình nghe nhầm, mắt chữ A mồm chữ O nhìn anh ta. Còn người kia lúc này mới lạnh lùng quay đầu, nói một câu:
– Người ta có cha mẹ thương, c.hế.t không có gì đáng nói. Đằng này người không có cha mẹ thương cũng không biết tự thương bản thân. Đáng c.hế/t lắm, nhảy đi.
Gió từ mặt sông lồng lộng thổi lên, mang theo hơi nước ẩm ướt tạt thẳng vào mặt tôi. Chẳng biết vì khi đó gió lớn hay là vì mấy lời nói của anh ta mà tôi như bị vả mặt, tỉnh cả rượu, tự nhiên không còn muốn nhảy nữa.
Có lẽ người đàn ông đó nói đúng, nhiều năm qua tôi luôn nỗ lực sống, kiên cường như một con gián đập mãi không c/hế.t, đến ăn ngon một bữa cũng không dám, tất cả đều vì em trai tôi.
Tôi chưa từng sống cho bản thân một ngày nào, đến bây giờ khi gặp chuyện, ngay cả tiền chữa bệnh để sống tiếp cũng không nỡ tiêu, tôi đã không có cha mẹ thương, vậy mà còn không biết tự thương lấy bản thân, khi gặp khó khăn lại chỉ nghĩ đến cái c/hế.t để giải thoát.
Bây giờ chỉ cần tôi bước thêm một bước thì tôi sẽ đạt được ý nguyện, nhưng như vậy có đáng không? Tôi mới 27 tuổi, cũng nỗ lực nhiều năm như thế, bây giờ c/hế.t thối rữa, ngửa mặt lên trời thì cháy nắng tróc da, úp mặt xuống nước thì cá rỉa, trôi tận ra biển mất xá/c, có đáng không?
Hình như không đáng, ít nhất là bây giờ không đáng!
Cuối cùng, tôi quyết định không nhảy nữa, quay người trèo qua lan can đi vào. Lúc này, người đàn ông kia cũng đã đi xa một đoạn, chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào mà tôi lại chạy theo anh ta.
– Này.
– …
– Này, chờ tôi với.
Tôi gọi léo nhéo điếc cả tai, cuối cùng anh ta phải dừng lại, quay đầu uể oải đáp:
– Gì?
– Anh còn bia không? Tôi muốn uống với anh.
– Không nh.ảy cầu nữa à?
– Uống xong rồi nhảy.
– Nhảy sớm đi, không có bia cho cô đâu.
– Tôi uống với anh.
Lần này anh ta không đáp nữa, chỉ lững thững đi xuống cầu, lát sau rẽ vào một con đường nhỏ ngay bên dưới, tôi lại lẽo đẽo chạy theo.
Lúc đi vào mới biết ngay chân cầu có một quán bia nhỏ, trên bờ đê xếp mấy chiếc bàn nhựa cho khách đến nhậu. Giờ ấy đã muộn lắm rồi nên quán bia chỉ còn lại đúng hai bàn, trong lán dựng tạm ở đối diện bên đường còn có một đôi vợ chồng già vừa xem tivi vừa trông khách.
Ánh đèn điện từ bóng đèn 40w hắt ra không đủ để soi hết các bàn đặt ở rìa đê, nhưng ở chỗ này đón được gió sông thổi lên nên rất mát và yên tĩnh.
Người đàn ông kia đi thẳng đến chỗ bàn xa nhất, ngồi xuống, lấy một chai bia trong két ra rồi bật nắp. Tôi cũng lăng xăng kéo ghế ngồi đối diện với anh ta, nhặt một chai bia chìa đến trước mặt rồi nhắc lại:
– Tôi uống với anh.
Anh ta nhìn chai bia rồi lại nhìn tôi:
– Tôi không trả tiền bia cho cô đâu.
– Không sao, tôi cũng có tiền.
Tôi móc ra từ trong túi ra một nắm tiền lẻ, tiền này ban nãy tôi đi uống rượu còn thừa, lôi ra đếm đi đếm lại mới được hơn một trăm:
– Không có nhiều tiền thôi, uống bia thì vẫn đủ. Ở đây có hơn 100 nghìn, anh cho tôi uống 10 chai.
– Định đổi cách c.hế/t đấy à?
– 10 chai làm sao mà c/hế.t được, tửu lượng của tôi hơi bị ác đấy, 10 chai không say đâu, còn lâu mới c.hế.t vì bia được.
– Cô uống rượu rồi.
Người này đúng là tinh, ngồi ngược gió thế mà vẫn ngửi thấy người tôi có mùi rượu. Tôi ngại bị đuổi nên nhìn anh ta nói một cách chắc chắn:
– Nhưng chưa say đâu, tôi cũng không đổi cách chế.t, tại vì tự nhiên nghe anh nói nên tôi nghĩ thông rồi thôi. Anh nói đúng lắm, tôi đáng c/hế.t, nhưng hôm nay chưa phải ngày đẹp nên tôi chưa c.hế.t.
Nói xong, tôi lại nham nhở chìa chai bia ra lần nữa, anh ta cau có nhìn thế nào cũng không rút về, cuối cùng, sau khi đọ mắt một hồi thì cũng đành mở nắp cho tôi.
Tôi cười nham nhở, cụng chai với anh ta rồi ngửa cổ uống một ngụm gần nửa chai, xong xuôi mới nói:
– Anh tên gì?
– Cô sắp c.hế/t rồi thì hỏi tên tôi làm gì?
– À, đúng nhỉ? Tôi sắp c.hế/t rồi, hỏi tên anh cũng chẳng có tác dụng gì. Nhưng mà bây giờ cũng cần xưng hô mà, không thì nói chuyện thế nào được?
Anh ta cầm chai bia lên, cũng uống một ngụm hết nửa chai mới đáp:
– Cô muốn nói gì thì nói đi.
– Ừ. Để tôi nghĩ xem nói gì đã.
– …
– À, anh không gọi đồ gì để nhậu à?
– Không có tiền.
– Thế anh còn nghèo hơn tôi cơ à?
– Ừ.
– Trông anh thế sao lại nghèo hơn tôi được? Anh có tiền uống cả một két bia còn gì?
– Cô đòi đi theo tôi chỉ để nói mấy chuyện vớ vẩn này thôi à?
– Không, tôi đi theo anh để uống bia đấy chứ.
Tôi ngấm rượu, giờ trộn cả bia nên đầu óc lại lâng lâng rồi, bắt đầu nói nhảm:
– Tôi chưa thấy người nào uống bia một mình trên cầu như anh đấy. Anh đang có tâm sự à?
– Không có ý định nhảy cầu như cô.
– Thế là đúng trong lòng có tâm sự rồi còn gì. Mỗi tội anh không tuyệt vọng đến mức muốn c/hế/t như tôi thôi.
Anh ta lại uống bia, miệng lẩm nhẩm nói tôi “Ấu trĩ”. Tôi cũng không thèm cãi nhau với anh ta, bởi vì đúng là tôi ấu trĩ thật, bao nhiêu năm qua khổ mãi không c/hế.t, giờ bị bệnh thì lại tuyệt vọng đi tìm c.hế.t.
Tôi cũng uống bia theo anh ta, im lặng hồi lâu rồi mới nói:
– Tôi hỏi anh một việc nhé.
– Đừng nói nhảm là được.
– Nếu anh sắp c/hế.t, trước lúc c.hế.t anh sẽ làm những việc gì?
– Kiếm đàn bà để ngủ.
Tôi tưởng anh ta sẽ tốn thời gian suy nghĩ nên uống liền hai ngụm bia, nghe được câu trả lời xong, bia còn chưa nuốt xuống bụng đã sặc phun cả ra:
– Chỉ thế thôi à? Anh không định làm việc gì có ý nghĩa hơn à?
– Theo cô là việc gì?
– Tôi cũng không biết, nhưng tôi thấy ở trên tivi người ta vẫn hay làm những việc tốt đẹp cho người ở lại. Ví dụ như đưa bố mẹ, anh chị em đi du lịch, viết di chúc, để lại tài sản, hoặc là hi.ế.n tạ.ng gì gì đấy.
Anh ta hờ hững uống hết chai bia, xong mới trả lời tôi:
– Sắp c.hế/t rồi thì thỏa mãn bản thân mới là việc có ý nghĩa, chẳng việc gì phải thỏa mãn người khác cả.
– Tại sao?
– Mạng sống là của mình, chẳng ai sống thay cũng chẳng ai c.hế.t thay được. Tại sao trước khi c.hế.t lại phải thỏa mãn người khác?
– Đó là việc tốt đẹp, sống tử tế để kiếp sau còn được đầu thai vào nhà đàng hoàng.
Người đàn ông kia nghe xong mới nhếch môi cười:
– Kiếp này sống không đối xử tốt với bản thân, còn hy vọng kiếp sau làm gì?
– Bị bệnh thì sao?
Tôi cúi đầu nhìn những chai bia ngổn ngang dưới chân, bỗng dưng cổ họng lại có cảm giác nghẹn lại. Thực ra tôi chưa từng nghĩ đến có một ngày mình sẽ tâm sự với người lạ, nhưng giờ phút chênh vênh cô độc này đây, tự nhiên lại cảm thấy có những gánh nặng không thể trút ra được với người thân, nhưng lại dễ dàng tâm sự với người lạ.
Anh ta không biết tôi là ai, tôi cũng chẳng biết người ngồi đối diện là kẻ nào, có nói ra hết cũng chẳng sợ ai cười ai.
– Bị bệnh là ông trời không tốt với tôi đấy chứ, có phải tôi không tốt với bản thân đâu.
– Lý lẽ vớ vẩn. Ông trời nào bắt cô nh.ảy cầu?
– Bị ung thư thì không nh.ảy cầu cũng c/hế.t. Đằng nào cũng là c/hế.t, c.hế.t vì ung thư hay nhảy cầu đều giống nhau.
– Vào viện K chưa?
– Vào rồi, nhìn thấy người ta sống dở c.hế.t dở ở đó rồi.
– Có thấy ai t.ự t.ử không?
Tôi ngẫm kỹ lại, đúng là không thấy ai t.ự tử cả, bọn họ dù đau đớn vẫn gắng gượng chống chọi từng ngày, kể cả người đã nói với tôi “Biết thế đừng chữa”, bây giờ anh ta đang bị u.ng thư giai đoạn cuối, anh ta hối hận như thế, nhưng cũng đâu có chọn cái c.hế.t ngu ngốc như tôi đâu.
Nghĩ đến đây tôi mới như chợt hiểu ra, ngẩng đầu nhìn người đàn ông kia rồi ấp úng nói:
– Không… không thấy.
– Được ông trời nhìn đến hay sống bao lâu không quan trọng, ngày mai c.hế.t cũng được, nhưng đằng nào cũng c.hế.t thì ngày hôm nay phải sống cho tốt vào. Không thay đổi được kết quả thì quan tâm đến việc thỏa mãn người khác làm gì? Đối xử tốt với bản thân đến phút cuối cùng thì kiếp sau hãy tính đến chuyện đầu thai.
Ngừng một lát, anh ta lại nói:
– Còn nếu sống một đời mà không thoải mái, thế thì đừng tính đến chuyện đầu thai làm gì.
Tôi gật gù, cảm thấy mấy cái lý lẽ vừa quái gở vừa chẳng giống ai của anh ta đúng là rất phải. Ban đầu tôi thấy sai, nhưng giờ lại thấy không sai nữa. Ông trời đối xử không tốt với tôi, bắt tôi bị bệnh, bắt tôi nghèo không có tiền chữa bệnh, nhưng ông trời có bắt tôi không được sống vui vẻ đâu? Tại sao những ngày cuối đời tôi không đối xử tốt với chính tôi, tại sao tôi cứ nghĩ đến chuyện thỏa mãn người khác làm gì?
Tôi uống thêm nửa chai bia nữa rồi đặt phịch xuống bàn, nhìn anh ta đầy kiên định:
– Tôi hiểu rồi.
– …
– Thế bây giờ tôi thỏa mãn bản thân, tôi ngủ với anh được không?
Lần này đến lượt anh ta đang uống bia thì sặc, tôi say không nhìn rõ được mặt anh ta, nhưng nhờ ánh điện nhàn nhạt từ lán hắt ra, tôi thấy anh ta ho đến nỗi tai đỏ lựng lên, ho mãi không dứt.
Trong lúc chờ anh ta ngừng lại, tôi cầm chai lên định uống tiếp, nhưng lại bị anh ta giật chai đi:
– Bảo cô uống ít thôi. Nói nhảm rồi đấy.
– Tôi đang nghe lời anh còn gì? Phải đối xử tốt với mình để kiếp sau còn được đi đầu thai. Anh ngủ với tôi đi, thỏa mãn anh, thỏa mãn cả tôi.
– Tôi chưa sắp c.hế/.t.
– Nhưng tôi thì sắp rồi. Anh ngủ với tôi đi.
– Đồ thần kinh.
Sau đó tôi cũng chẳng biết mình đã nói những gì, chỉ thấy mọi thứ trước mắt quay quay, miệng thì vẫn lảm nhảm gì đó, hình như là bảo anh ta đi nhà nghỉ với tôi, chọn cái nào khoảng 70, 80 nghìn một đêm ấy, nãy giờ tôi uống có 3 chai bia, vẫn đủ tiền.
Người đàn ông kia bị tôi lôi kéo thì bắt đầu bực mình, anh ta chẳng những không đồng ý mà còn bỏ tôi ở lại, đứng dậy thanh toán rồi đi về. Lúc ấy tôi say quá, như kiểu chó con lạc mẹ, muốn chạy theo nhưng chân nhũn ra, gục xuống bàn nhìn theo anh ta.
Mỗi tội, tôi nhìn chưa nổi mấy phút đã ngủ quên mất, ngủ đến mức không biết trời trăng mây gió gì, chỉ biết đến khi ngày mai tỉnh dậy thì đã thấy mình ở trên giường trong nhà nghỉ rồi.
Không, nhà nghỉ 70, 80 nghìn một đêm không thể nào đẹp như thế này được, đây phải là khách sạn mới đúng!
Tôi hoảng hồn bật dậy, cuống cuồng nhìn quanh mới thấy bên cạnh không có người. Nhớ lại chuyện đêm qua nên tôi vẫn sợ, vội vàng kéo chăn ra, thấy quần áo trên người còn nguyên, ngoài đầu đau như búa bổ ra thì không thấy chỗ nào đau nữa, chắc là đêm qua vẫn chưa xảy ra chuyện gì.
Nhưng xảy ra chuyện mới là bình thường, còn vẫn bình an vô sự đến giờ thì tôi lại thấy lạ. Dù sao tôi cũng chẳng phải người mẫu chân dài gì, nhưng từ lúc đi học đến giờ mọi người vẫn hay gọi là hoa khôi, một người đàn ông say rượu đưa tôi vào đây mà lại không làm gì thì cứ sai sai làm sao ấy.
Đang ngồi ngẩn suy nghĩ lung tung thì thấy điện thoại đổ chuông, mò mẫm lấy ra thì thấy thằng Tép gọi đến. Tối qua tôi cài đặt gửi tin nhắn cho nó, chắc giờ vừa gửi sang nên nó mới gọi tôi.
Lòng tôi bất giác nặng trĩu, hắng giọng mấy tiếng rồi mới nghe máy:
– Alo, Tép à?
– Chị ơi, sao tự nhiên chị lại đi miền nam. Đi gì mà đột ngột thế? Sao chị không nói trước với em?
– À… chị đi công tác. Trước chị chẳng nói rồi còn gì, giờ làm phóng viên nên phải đi suốt, mà toàn phải đi vội, nói trước làm sao được.
– Nhưng mọi lần chị toàn nói trước mấy ngày mới đi mà, lần này còn không mang quần áo nữa.
– Ừ, lần này đài cử đi gấp, không kịp nói với cả về lấy đồ.
Tôi mới được nhận vào làm phóng viên ở đài truyền hình một thời gian ngắn thôi, trước tốt nghiệp xong ra trường mãi không xin được việc, lại phải nuôi thằng Tép nên phải xin đủ việc làm thuê, vất vả mãi đến đầu năm nay mới được nhận vào chính thức, ai ngờ còn chưa kịp vui vẻ bao lâu thì lại biết mình bị ung thư.
Tôi cười bảo thằng Tép:
– Chị mới đi một ngày đã lo thế à? Sau này chị phải đi thường xuyên thì làm sao?
– Vâng, lo chứ. Tự nhiên chị bảo đi miền nam, mà lại còn nhắn tin nên em sợ. Dạo này hay có mấy vụ bắt cóc rồi giả vờ nhắn tin thế đấy, em lo lắm.
– Lo cái gì mà lo, chị lớn rồi chứ có phải trẻ con gì mà sợ bị bắt cóc. Chị đi công tác thật, đang ở sân bay chuẩn bị bay vào Sài Gòn đây.
– Vâng. Mà chị ốm à? Sao giọng chị khàn thế?
Cả một đêm uống rượu rồi lại uống bia, giọng tôi ồm ồm như vịt đực, không giấu được nó nên lại phải nói dối:
– Ừ, qua mới uống mấy cốc nước lạnh nên đau họng, tý chị mua thuốc uống là khỏi ngay ấy mà.
– Vâng, thế hôm nào chị về?
– Chắc chiều nay hoặc mai, xong việc chị về. Có thích quà gì không, chị mua cho.
– Thôi, mua quà làm gì tốn tiền. Chị về thì nhắn trước cho em nhé, em đi chợ nấu cơm, mua một con vịt về đãi chị.
– Sao hôm nay lại thoáng thế? Mua cả vịt về đãi chị nữa.
– Em mới nhận được học bổng du học đấy, chị thấy em giỏi không?
– Thật à? Học bổng du học nước nào cơ?
– Úc đấy chị ạ. Học bổng du học toàn phần nhé. Họ tài trợ cả vé máy bay, không mất đồng tiền nào đâu. Chị khen em đi.
Bố tôi ng.hiện m.a tú.y, c/hế.t từ năm thằng Tép 3 tuổi, mẹ tôi thì đi theo người đàn ông khác, mười mấy năm nay chỉ có hai chị em tôi nương tựa vào nhau, một tay tôi chăm sóc thằng Tép lớn lên.
Trộm vía em tôi rất ngoan, vừa học giỏi lại vừa biết thương chị, giờ nghe nó nói sắp được đi du học tôi mừng lắm, mừng đến mức rơi nước mắt, cũng cảm thấy hôm qua mình định nhảy cầu đúng là ngốc nghếch. Nếu tôi c.hế/t thật, giờ này làm gì được nghe em tôi nói được đi du học, làm gì được nở mày nở mặt thế này đâu.
Tôi lau nước mắt nói:
– Tép giỏi quá. Giỏi thế này thì đợi chị về, chị dẫn Tép đi ăn một bữa thật ngon nhé. Sắp đi du học phải liên hoan to chứ, ăn vịt quay làm gì, phải ăn sang vào.
– Nhưng mà chị ơi… nếu em mà đi du học, chị ở một mình thì sao? Với cả bên đó còn nhiều chi phí nữa, em…
Tôi biết thằng Tép lo cho tôi, nhưng được đi học là điều tốt đẹp và rạng rỡ nhất, tôi không có nhiều tiền, nhưng một ít để lo cho em thì tôi làm được. Tôi nghiêm giọng nói:
– Chị lo được, có cơ hội đi học là phải đi học. Với cả được học bổng toàn phần thì không tốn kém lắm đâu.
– Em đi xa chị có nhớ em không?
– Nhớ gì mà nhớ, đi xa thì còn về, với cả chị cũng phải có người yêu, rồi còn lấy chồng nữa chứ, mày cứ bám chị thế thì lấy chồng sao được.
Thắng Tép im lặng một lúc, lát sau, giọng nói cũng khàn khàn như tôi:
– Vâng, em biết rồi.
– Ừ, ở nhà đợi chị nhé. Đợi chị về rồi ăn vịt quay
– Vâng. Chị đi công tác cẩn thận đấy, nhớ mua thuốc uống đấy nhé.
– Chị biết rồi.
Cúp máy xong, tôi vứt điện thoại sang một bên rồi bưng mặt khóc, khóc như mưa như gió.
Lúc này, lòng tôi có rất nhiều cảm xúc đan xen, vừa vui vì em tôi học hành giỏi giang, vừa buồn vì sợ sau này không nhìn thấy em tôi thành đạt trở về. Tôi lo những ngày cuối đời không gặp được em tôi, tôi lo đến khi thằng Tép học xong, khi về Việt Nam thì tôi chỉ còn lại nắm tro tàn, không ở bên nó được nữa.
Nhưng ngẫm lại thì người đàn ông tối qua nói rất đúng, còn sống được ngày nào thì phải cố gắng ngày ấy, tôi muốn chờ được đến khi em tôi học xong nên phải chữa trị, hoặc ít nhất, nếu không chờ được thì cũng hy vọng khi em tôi vừa sang nước ngoài, thời gian đầu chênh vênh lạc lõng thì vẫn còn có thể gọi được về cho tôi.
Cuối cùng, sau khi bình tâm lại, rửa mặt mũi xong xuôi, tôi quyết định đến bệnh viện. Lúc đi xuống bên dưới thanh toán tiền khách sạn thì nhân viên lại nói:
– Phòng của chị có người thanh toán rồi ạ.
– Thanh toán rồi ấy ạ?
– Vâng, hôm qua bạn chị đưa chị vào đây, thanh toán xong rồi đi luôn.
Đêm qua trời tối, lại uống nhiều, tôi không nhìn được mà cũng không nhớ được mặt mũi của người đàn ông kia. Anh ta đối xử tốt với người lạ như tôi nên tôi thấy áy náy, mới hỏi nhân viên:
– Bạn có biết anh ấy trông thế nào không?
Bạn nhân viên lễ tân mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi:
– Ơ… em không. Em tưởng đó là bạn chị.
– Không, qua tôi uống rượu say, chắc người qua đường thấy nên tốt bụng giúp thôi.
– Thế ạ? Nhưng mà anh ấy cũng tốt thật, không quen mà còn trả giúp tiền phòng cho chị nữa.
– Ừ, thế nên tôi mới hỏi bạn có biết mặt mũi hay tên anh ấy không, để tôi còn cảm ơn.
– Anh ấy trông đẹp trai lắm, nhưng mà tên thì em không biết, vì bình thường khách vào sẽ đặt chứng minh thư trước, anh ấy thì trả tiền phòng luôn nên em không hỏi chứng minh thư.
– Khách sạn chỗ bạn có camera không?
– Có nhưng đúng hôm qua anh ấy đưa chị đến là lúc mất điện chị ạ. Tối qua trời bão mà. Bên em chạy máy phát, em nhớ lúc đó vừa mới chạy máy phát nên camera chưa hoạt động.
Không hỏi được tên, mà cũng chẳng xem được mặt mũi thì chẳng biết phải tìm hay cảm ơn anh ta kiểu gì, cuối cùng tôi chỉ có thể đưa số điện thoại cho bạn lễ tân, dặn khi nào người kia quay lại thì gọi cho tôi.
Ra khỏi khách sạn xong, trong túi vẫn còn hơn 100 nghìn nhưng không đủ vào viện, tôi mới gọi cho đứa bạn làm cùng đài truyền hình hỏi vay. Nó đang ngái ngủ, nghe xong mới gào lên:
– Mày gọi điện đánh thức tao chỉ để vay mấy triệu thôi à? Tiền mày đâu hết rồi?
Hôm qua tôi định c/hế.t nên mang hết tiền gửi sổ tiết kiệm, đứng tên em trai tôi, giờ trong người không còn đồng nào nhưng không dám nói với nó, chỉ bảo:
– Mới bị cướp hết tiền rồi. Chuyển cho tao vay đi.
– Cướp gì, cướp ở đâu? Để tao đến lấy tin.
– Tiên sư mày. Có chuyển không?
Linh cười hì hì, hỏi tôi sao không có tiền, tôi bịa tạm một lý do xong, nó không nói gì mà chuyển luôn cho 10 triệu, bảo cứ cầm lấy ăn chơi, lúc nào có thì trả.
Tôi không thích nợ nần ai nên hẹn nó mai trả, sau đó bắt một chiếc taxi đến bệnh viện. Bác sĩ thấy tôi đến mới bảo:
– Quyết định nhập viện rồi hả?
– Vâng ạ. Nhưng cháu điều trị ngoại trú được không bác sĩ?
– Bệnh của cô không điều trị ngoại trú được. Nhưng cứ hết đợt hóa trị là được về. Không nằm viện liên tục đâu, không phải lo.
– Vâng. Thế chi phí điều trị có đắt lắm không hả bác sĩ?
Nói đến đây, tôi ngượng ngùng cười:
– Tại gia đình cháu hơi khó khăn, vài trăm triệu thì cháu không có, cháu muốn biết chi phí để chuẩn bị trước ạ.
– Điều trị ung thư sẽ tốn kém đấy. Có bảo hiểm sẽ đỡ được một phần, nhưng chi phí thuốc thang và việc hóa trị thường ngoài danh mục bảo hiểm. Bây giờ mạng sống mới là quan trọng, tiền còn có thể kiếm được, chứ sức khỏe thì không. Bằng giá nào cũng phải cố lên.
– Vâng ạ, cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ bảo tôi trước hết là sẽ phải phẫu thuật, cắt những phần có tế bào ung thư trước, sau đó thì vào thuốc làm hóa trị. Tôi sợ giai đoạn này thằng Tép vẫn chưa đi du học, sợ nó biết tôi ốm, nhưng bác sĩ nói thời gian đầu điều trị sẽ không phải nằm viện quá lâu nên mới đồng ý nhập viện ngay.
Mỗi tội ở khoa này thì viện phí không nhận chuyển khoản, thế là tôi lại phải lạch cạch đi rút. 10 triệu Linh vừa gửi tôi rút hết, vừa cầm một nắm tiền định đi ra thì bị ăn một cái tát xây xẩm mặt mày.
Mẹ tôi đứng chống nạnh ngay bên ngoài, hùng hổ chỉ mặt tôi:
– Con r.anh này, mẹ mày ốm nằm viện xin mày mấy đồng thì mày lý do lý trấu không cho, giờ lòi ra có cả đống tiền mà để mẹ mày bệnh tật không có tiền chữa. Tiê.n sư cha mày chứ, cái loại con cái bất hiếu, đẻ ra cái loại như mày thì thà tao đẻ ra quả trứng ăn còn hơn!

Yêu thích: 4.6 / 5 từ (13 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN