Núi Rộng Sông Dài - Phần 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
764


Núi Rộng Sông Dài


Phần 2


Hôm qua uống nhiều nên hôm nay tôi vẫn còn lâng lâng, giờ bị ăn một bạt tai như thế nên tôi đứng không vững, ngã đập cả mặt vào cửa kính.
Mẹ tôi thấy vậy không những không buông tha, còn tru tréo mắng chửi, bảo tôi là đồ ăn cháo đá bát, là loại nuôi ong tay áo, rủa tôi sống bất hiếu thế thì kiểu gì cũng bị ông trời phạt.
Nhắc đến ông trời, tôi mới nổi điên lên:
– Mẹ vừa vừa phải phải thôi. Mẹ không nuôi con được ngày nào thì giờ con cũng không có nghĩa vụ phải cho mẹ tiền.
– À mày còn bảo tao không nuôi mày được ngày nào phải không? Mọi người ơi lại đây mà xem, cái loại con cái mất d.ạy thế này đây này. Mang thai nó 9 tháng 10 ngày nó mới thành hình người, cho nó bú sữa, chăm bẵm nó, thế mà giờ nó phủi tay bảo mẹ nó không nuôi nó được ngày nào. Ôi tôi đúng là vô phúc, vô phúc nên mới đẻ ra cái loại bất hiếu như thế này đây mà.
– …
– Khổ sở nuôi nó lớn lên, thế mà giờ nó báo hiếu tôi thế này đây. Biết thế ngày xưa đẻ nó ra bóp mũi nó luôn cho rồi.
Mấy người xung quanh thấy mẹ con tôi ầm ỹ mới túm tụm lại nhìn, mẹ tôi được dịp lại bù lu bù loa lên, dùng đủ những từ ngữ xấu xa để rủa xả tôi. Có mấy cô bác không biết chuyện gì cũng xúm vào mắng. Tôi mệt, không muốn đôi co nên im lặng đi về.
Thế nhưng bà ta vẫn chạy lại, túm lấy tay tôi:
– Mày đi đâu con kia. Mày định để mẹ mày c.hế.t khổ c/hế.t sở trong bệnh viện đúng không? Mày có tiền mà để tao ốm c.hế.t đúng không?
– Mẹ bỏ ra.
– Tao không bỏ. Mày đưa tiền cho tao rồi tao bỏ.
– Đây là tiền con đi vay, không phải tiền của con. Con không có tiền, mẹ đừng có đòi tiền con nữa.
– Tiền mày vừa rút từ cây ra mà mày nói đi vay cái gì, mày đừng có lý do lý trấu. Tao đẻ mày ra, nuôi mày lớn, giờ tao đau ốm mày phải lo cho tao. Mày đưa tiền đây cho tao nhập viện, không đưa thì đừng hòng tao để cho mày đi.
Mặt tôi đau, lòng cũng như bị thứ gì đó đè đến mức không thở nổi. Tôi rất muốn hét lên rằng “Đây là tiền chữa ung thư của tôi”, nhưng nghĩ lại, mẹ tôi biết cũng chẳng giải quyết được gì, dù sao bà ấy cũng sẽ không cho tôi tiền, càng không chăm sóc tôi, rồi nếu lỡ bà ấy nói đến tai thằng Tép thì phiền lắm.
Thế nên tôi đành nhịn, tôi nhìn bà ta, bình tĩnh nói từng chữ:
– Mẹ thì bị bệnh gì? Mẹ ăn vạ người ta nằm viện quanh năm ngày tháng, mẹ bị bệnh gì mà mẹ cứ ở đây? Người ta bồi thường cho mẹ xong rồi sao mẹ còn chưa thôi đi, mẹ có ăn vạ mãi ở đây thì người ta cũng không cho thêm tiền mẹ đâu, mẹ đừng làm khổ người khác nữa.
– Tao làm khổ người khác á? Tao đau tao ốm không có thuốc thang nên mới phải nằm viện, mày không chăm tao được ngày nào thì mày khổ gì? Không báo hiếu được mẹ thì ít nhất cũng nên đưa cho mẹ tiền thuốc thang tẩm bổ. Tao nói cho mày biết, bố mày c/h.ế.t rồi, giờ mày chỉ còn lại mẹ mày với em mày thôi, mày không đối xử tốt với tao nghiệp quật mày đấy con ạ.
– Mẹ đừng có nhắc đến thằng Tép, mẹ không xứng nhắc đến nó.
– Tao đẻ ra nó thì tao có quyền nhắc, còn mày không đưa đúng không? Không đưa thì tao đi tìm thằng Tép, giờ nó lớn rồi, kiểu gì nó chẳng có tiền. Mày không báo hiếu được tao thì tao đi tìm con trai tao.
– Mẹ thôi đi.
Tôi giận đến mức tay run lên bần bật, nhưng không cãi được bà ta, cũng không thể để mẹ tôi đi tìm thằng Tép, thế là đành phải rút ra mấy tờ tiền đưa cho bà ta:
– Đây, tiền đây. Mẹ cầm lấy rồi đi đi. Từ giờ đừng có tìm đến con với thằng Tép nữa, mẹ đi đi.
Mẹ tôi đếm tiền loẹt xoẹt, xong xuôi lại nhìn số còn lại trên tay tôi, nói một cách dửng dưng:
– Chỉ có thế thôi à?
– Chỉ có thế thôi, mẹ lấy thì lấy. Tiền đó là con đi vay, không phải của con, không có cho mẹ đòi nữa đâu.
– Thế thì cho tao thêm một triệu.
– Không có.
– Cho tao thêm một triệu rồi tao không tìm mày nữa. Mày không cho thì tao cứ đi theo mày đấy.
Tôi nhìn chằm chằm bà ta, bà ta cũng trợn mắt lên nhìn tôi, rút cuộc, tôi lại phải rút thêm một triệu nữa đưa cho bà ta rồi vội vã chạy đi khỏi đó. May sao chừng ấy tiền đóng tạm ứng viện phí vẫn đủ, nhưng mà cầm giấy thu tiền trên tay tôi vẫn tủi thân quá, một mình trốn ra hành lang ngồi khóc như mưa.
Năm đó, hai chị em tôi dắt díu nhau từ quê lên Hà Nội thuê trọ để đi học, lúc đầu đứa nào cũng mong sẽ sớm tìm được mẹ, nhất là thằng Tép, mẹ bỏ đi từ khi nó còn đỏ hỏn, nó không nhớ nổi mặt mẹ nên háo hức được gặp bà ấy lắm, tối nào đi ngủ cũng hỏi tôi trông mẹ ra sao.
Tôi nói mẹ giống trong ảnh, nó lại cười bảo thế nếu bây giờ mẹ không khác ngày xưa nhiều thì gặp ngoài đường nó sẽ nhận ra ngay. Tôi thì nghĩ đất trời này rộng thế, tìm được mẹ chẳng khác gì mò kim đáy bể. Không ngờ hai năm sau chúng tôi gặp bà ấy thật, nhưng lại trong một hoàn cảnh xấu hổ nhục nhã đến mức tôi chỉ ước thà rằng đừng gặp.
Lúc ấy chị em tôi đi bán hàng rong trên phố, thấy có đám đông ầm ỹ mới chạy lại xem, nghe nói mới biết người ta đang đánh ghen. Một người phụ nữ tóm lấy tóc người ngồi trên xe máy, vừa giật vừa hét:
– Con đ.ĩ này, mày cướp chồng bà, bà đ.á/nh c.hế/t mày. Cướp chồng bà này, con q/ủy cái, mày cặp với cả đống đàn ông rồi mày quay sang gạ cả chồng bà, bà đánh c.hế.t mày.
– Á á… con mụ béo, buông ra. Mày béo xấu nên chồng mày mới chán, mày còn đi đánh ghen à? Mày dám đánh tao thì tao cào ná.t mặt m.ày.
– Mày thử tao xem nào.
– Tao nói cho mày biết, chồng mày tao ngủ chán rồi, nó thèm tao nên cứ bám dính lấy tao. Loại già khắm già khú như mày nó thèm vào.
– M.ẹ con ranh.
Bọn họ lao vào đánh nhau túi bụi, xé quần áo nhau tả tơi, lúc đó tôi chỉ thấy đông nên đứng xem, mãi sau khi người phụ nữ bị đánh vuốt tóc lên thì tôi mới giật mình.
Thằng Tép ở bên cạnh giật giật tay tôi:
– Chị ơi, sao cái cô kia… giống mẹ trong ảnh thế.
Khi ấy tôi cũng sốc, không chấp nhận được nên vội vàng kéo tay nó đi:
– Không phải đâu, vớ vẩn, giống đâu mà giống.
– Thật mà, em thấy giống lắm. Hay là mình thử sang đó xem đi.
– Chị đã bảo không phải mà. Đi thôi, đừng xem nữa.
Tôi cứ nghĩ nói thế rồi thằng Tép sẽ thôi, nhưng không ngờ nó vẫn tò mò về mẹ nên lúc sau vẫn lén tôi chạy đến đó. Đám đông giải tán, chỉ còn mẹ tôi ngồi ở vỉa hè rủa xả, chửi không ngớt miệng, khi thằng Tép đến, nói mấy lần mà bà ta còn không nhận ra, mãi sau mới ngờ vực hỏi một câu:
– Tép à? Mày lớn thế này rồi cơ à?
Gặp được mẹ nên em tôi rất vui, còn dẫn bà ấy về nhà. Phòng trọ của chị em tôi ở khu gầm cầu, nghèo xác nghèo xơ, bà ấy vừa vào đã bịt mũi, không thèm hỏi chúng tôi mười mấy năm nay sống thế nào mà chỉ bảo:
– Sao chúng mày ở chỗ bẩn thế? Nhỏ tý thế này thì ở kiểu gì? Trong nhà có gì ăn không, nấu cái gì cho tao ăn đi, đói rồi.
Thế là bữa ăn đầu tiên quây quần sau nhiều năm xa cách của ba mẹ con tôi là ba bát mì tôm, mẹ tôi ăn xong, chỉ bảo lần sau lúc nào rỗi sẽ đến, sau đó thì phủi mông ra về.
Tôi tiễn bà ta ra đến đầu ngõ, lúc mẹ tôi sắp đi, tôi mới hỏi:
– Mẹ có biết bố con mất rồi không?
Bà ta ngậm tăm xỉa răng, ừ hử một tiếng:
– C/hế.t rồi à? Sao mà c.hế.t?
– Sốc thuốc nên c.hế/t.
– Tao nói rồi mà, thằng cha ấy như thế cũng không sống được lâu đâu. May mà còn c.hế/t sớm, không thì chúng mày cũng học theo, không được tích sự gì.
Thực ra lúc chưa gặp lại, tôi có rất nhiều điều muốn nói, nhưng đến khi nghe được những lời ấy thì tự nhiên không còn muốn nói nữa. Vả lại, mười mấy năm qua không có cha mẹ ở bên, chị em tôi vẫn sống tốt, giờ gặp lại mẹ hay không cũng chẳng ảnh hưởng quá nhiều đến tôi.
Chỉ là thằng Tép luôn khát khao được mẹ mình yêu thương, khát khao được hưởng thụ chút tình mẫu tử, tôi không muốn nó buồn nên thỉnh thoảng vẫn bảo bà ta đến nhà ăn cơm, đôi lúc tiết kiệm được tiền còn mua cho bà ta mấy món quà nho nhỏ.
Mẹ tôi được đà lấn tới, lúc nào đói thì lại đến phòng trọ của chị em tôi chỉ tay năm ngón đòi ăn cơm, sau đó là đòi tiền, tôi không có thì bắt đầu chửi mắng, bảo chị em tôi vô dụng, đẻ ra không nhờ được cái gì.
Thằng Tép bắt đầu sợ mẹ, có lần mới nói với tôi:
– Chị ơi, sao mẹ lạ thế? Em thấy mẹ hay gọi điện cho cô nào đấy, bảo đánh đề chị ạ, mà đánh nhiều lắm, một con mấy trăm nghìn liền đấy.
Tôi biết mẹ chuyên cặp với đàn ông có vợ để có tiền, cũng biết bà ấy thích chơi bài, thích lô đề cờ bạc, nhưng không muốn gieo những điều xấu vào đầu óc em nên bảo:
– Làm gì có, chắc em nghe nhầm đấy.
– Thật mà, em nghe mấy lần rồi. Mẹ còn hay đòi tiền chị nữa. Chị ơi, em không thích mẹ nữa đâu.
– Nói vớ va vớ vẩn, không được nói linh tinh. Mẹ là mẹ mình, có gì mà thích hay không thích. Trước em vẫn muốn gặp mẹ cơ mà.
Thằng Tép bị tôi mắng nên không dám nói nữa, chỉ là sau này khi gặp mẹ, nó không còn vui vẻ như trước, tôi cũng thường xuyên kiếm cớ vắng nhà để không phải đụng mặt bà ta.
Chúng tôi cứ thế chui rúc ở phòng trọ nhỏ sống qua ngày đoạn tháng, thỉnh thoảng lại nghe những lần mắng chửi đòi tiền của mẹ, mãi sau đến khi tôi xin được việc tử tế mới lén lút chuyển sang một phòng trọ khác, cứ nghĩ bà ta không tìm được, nhưng cuối cùng hôm nay vẫn đụng mặt rồi đòi tiền chữa bệnh của tôi.
Thực ra tôi không giận bà ta, chỉ giận mình có người mẹ tàn nhẫn như vậy mà thôi. Nếu như tôi có một gia đình tử tế hơn, có lẽ đêm qua tôi đã không tuyệt vọng đến mức muốn đi tìm cái c.hế/t như thế.
Khóc xong xuôi một trận, tôi lại lững thững bắt xe ôm về nhà, trên đường về còn mua một con vịt quay.
Thằng Tép thấy tôi đi vào thì reo lên:
– Chị về rồi à? Sao chị về mà không gọi em, em đã bảo gọi em rồi mà.
– Chị mua vịt rồi nên không gọi nữa. Vịt quay Bắc Kinh đấy nhé, vẫn còn nóng, thơm phức đây.
– Sao chị mua vịt đắt thế, ăn vịt thường được rồi mà.
Nói đến đây, nó mới để ý mặt tôi có vết thâm nên vội vàng đứng dậy hỏi:
– Chị, mặt chị làm sao thế?
– À, qua lúc lên cầu thang máy bay bị trượt chân, ngã đập mặt một cái. May mà còn đập vào má, chứ đập vào răng là lại phải tốn tiền làm răng rồi.
– Chị có đau không? Em xem nào.
– Đau đâu mà đau, hết đau rồi. Thôi cầm vịt xếp ra đĩa đi, chị đi tắm cái rồi ăn cơm.
Tối đó ăn cơm, thằng Tép cứ nhìn tôi rồi càm ràm mãi, bảo tôi không cẩn thận thế này, mai mốt không có nó ở đây nữa thì ai chăm sóc cho tôi. Tôi cười bảo:
– Có lịch đi du học chưa? Khoảng lúc nào thì đi.
– Em cũng chưa biết, nhưng chắc là một, hai tháng nữa là đi thôi.
Thấy nó lại muốn bàn lùi, tôi lập tức ngắt lời:
– Không có chuyện không đi đâu nhé, phải đi học đấy, học cho đàng hoàng vào. Chị có tiền đây rồi, mấy năm nay tiết kiệm được một ít, đủ cho em sang bên đó học thời gian đầu.
– Vâng, em hỏi rồi, các bạn đi du học trước sang bên đó vẫn làm thêm đấy, chị không cần phải cho em nhiều tiền đâu, em sang là xin việc làm ngay. Em chỉ xin mấy triệu giắt túi thôi, còn lại chị cứ giữ mà phòng thân.
– Ừ, làm gì thì làm, phải giữ gìn sức khỏe đấy, việc học là trên hết, nhớ không?
– Vâng. Mà chị ơi, em nói chuyện em đi du học với mẹ được không?
Thực ra tôi cũng không muốn nói chuyện đó với mẹ tôi, nhưng ý thằng Tép muốn vậy, tôi cũng không ngăn cản. Tôi chỉ bảo:
– Ừ, nhưng đợi đến lúc sắp đi rồi hãy nói.
– Vâng, em biết rồi.
– Ăn đi, ăn nhiều vào còn có sức mà học. Thịt vịt em thích đấy, ăn nhiều lên, mai thích nữa chị lại mua.
– Vâng, chị cũng ăn đi, đừng có nhường em.
– Biết rồi, biết rồi.
Tối hôm ấy đi ngủ, tôi cứ trằn trọc mãi, nghĩ đến rất nhiều chuyện, nghĩ tới em tôi, bệnh của tôi, nghĩ đến việc kiếm đâu ra tiền để điều trị u.ng th.ư, thậm chí còn nghĩ tới người đàn ông đêm qua nữa.
Tôi rất thắc mắc không biết anh ta là ai, liệu có phải nhà của anh ta cũng ở gần đó không? Tôi vẫn nợ anh ta tiền bia, còn nợ tiền khách sạn, thậm chí nợ cả ơn anh ta ngăn cản tôi đừng c.hế.t, nhưng tôi lại không có cách nào tìm được anh ta.
Sau này liệu chúng tôi còn gặp lại không? Tôi cũng không rõ!
Hôm sau, tôi cầm bệnh án lên đài truyền hình để xin nghỉ phép, chú giám đốc đọc đến dòng “Kết luận: U.ng th.ư cổ tử cung giai đoạn 2” thì sửng sốt nhìn tôi:
– Cái này… cháu kiểm tra kỹ chưa?
– Cháu kiểm tra kỹ rồi chú ạ. Hôm trước ở bên 103 thì họ nghi ngờ K, lúc cháu ra viện K làm sinh thiết thì kết luận K thật chú ạ.
– Khổ thật, còn trẻ thế mà…
Nói đến đây, chú ấy hơi ngừng lại, chú ấy biết hoàn cảnh của tôi khó khăn nên hỏi:
– Cháu nhập viện điều trị luôn chưa? Có cần đài hỗ trợ gì không?
– Dạ, cháu nhập viện rồi ạ. Bác sĩ nói việc điều trị của cháu không liên tục, có thể ngắt quãng, nên cháu muốn xin chú cho cháu được đi làm thời gian không nằm viện. Điều trị hơi tốn kém nên cháu cũng muốn tranh thủ đi làm để có tiền lương chú ạ.
– Ừ, nằm viện là tốn kém lắm. Việc này chú sẽ bàn với ban lãnh đạo, cháu yên tâm, chú sẽ trình bày hoàn cảnh của cháu, giúp cháu hết sức. Cứ yên tâm mà chữa trị.
– Vâng, cháu cảm ơn chú nhiều lắm ạ.
Sau đó cũng may là ban lãnh đạo đài truyền hình đã đồng ý cho tôi nghỉ ngắt quãng trong thời gian chữa bệnh, giữ nguyên lương, mọi người còn tốt đến nỗi góp cả tiền để ủng hộ tôi đi chữa bệnh.
Hôm chú giám đốc đưa một xấp phong bì dày cho tôi, tôi biết ơn và cũng tủi thân quá, muốn òa khóc một trận nhưng cuối cùng vẫn cắn răng nhịn lại. Tôi cúi đầu cảm ơn từng người, lại nhận được những lời động viên của tất thảy đồng nghiệp của tôi, nhất là cái Linh, nó kéo tôi ra một góc, đỏ mắt mắng tôi:
– Sao mà mày ngu thế, mày bị bệnh sao không nói? Cứ im im rồi tự chịu một mình. Không có tiền mày còn trả tao ngay làm gì, tao có đòi mày đâu.
– Vay thì phải trả chứ. Với cả bác sĩ bảo tao bệnh nhẹ, không c/hế.t được. Mày cứ yên tâm.
– Bị u.ng thư mà…
Nói đến đây nó mới nhận ra mình lỡ lời, vội vàng sửa lại:
– Ừ đúng, làm sao mà c.hế/t được, mới 27 tuổi, lại đẹp gái thế thì phải chờ để lấy đại gia, sống cuộc đời sung sướng, làm gì mà c.hế.t sớm thế.
– Thế nên mày đừng có lo, cũng đừng có mếu máo nữa, trông mày khóc gớm lắm.
Linh đang mếu máo cũng phải phì cười, nó học với tôi mấy năm Đại học, sau này đến làm đài truyền hình trước, ở đó cố gắng tìm kiếm cơ hội cho tôi. Cuối cùng, tôi được vào làm ở đây cũng có tận 5, 6 phần là nhờ nó, thế nên chúng tôi thân lắm, coi nhau như chị em.
Mỗi tội, nhà nó rất giàu nên trong lòng tôi ít nhiều cũng có khoảng cách, tôi rất ngại vay tiền nó, mà vay rồi thì phải trả ngay. Linh cứ dúi thêm tiền vào tay tôi nhưng tôi không lấy, bảo mọi người ủng hộ thế là được rồi, tôi cảm ơn lắm rồi. Nó không nói được tôi nên lại bảo:
– Lúc nào mày vào viện? Tao chở mày.
– Tao định ngày mai. Nhưng tao chưa nói với thằng Tép đâu, mày đừng có làm lộ ra với nó nhé.
– Ừ, thế thì mai tao đến chở mày, mày làm phẫu thuật tao ở ngoài đợi mày.
Cũng may là có nó nên nỗi cô đơn trong lòng tôi mới được xoa dịu một chút, tôi xúc động ôm lấy nó, cũng mếu máo theo:
– Ừ, mày ở ngoài đợi tao nhé, cảm ơn.
– Nói vớ vẩn gì đấy, cảm ơn gì mà cảm ơn. Tao với mày mà phải cảm ơn à?
– Kệ, cứ thích cảm ơn. Cảm ơn mày, cảm ơn đồ Linh béo vừa xấu vừa đánh đá.
– Tiên sư mày.
Rời khỏi đài truyền hình, tôi định về nhà chuẩn bị cho ngày mai vào viện mổ, nhưng trên đường về tự nhiên lại muốn rẽ qua quán bia mấy hôm trước. Lần này đến buổi chiều nên quán rất đông khách, người ta người vào tấp nập, bàn tôi và người đàn ông kia ngồi hôm trước nay có một tốp thanh niên đang cởi trần uống bia, cười nói ầm ỹ.
Tôi vào lán của ông bà cụ, thử hỏi về người đó, nhưng ông bà cụ nhiều tuổi rồi, không nhớ được nên chỉ bảo:
– Ai cơ? Cái anh đến cùng cháu mấy hôm trước á? Đến lúc nào nhỉ? Dáng người thế nào?
Tôi không nhớ nên không tả được, chỉ mang máng rằng anh ta rất cao, ông bà cụ nghe xong lại lắc đầu:
– Ở đây ngày nào cũng nhiều người đến uống bia lắm, không nhớ được đâu.
– À… vâng ạ, cháu cảm ơn ông bà ạ.
Không tìm được anh ta nên tôi cũng không nuôi hy vọng nữa, tạm biệt xong đôi vợ chồng đó cũng đi thẳng về nhà. Tôi nói dối thằng Tép là ngày mai phải đi công tác một chuyến, nó không nghi ngờ gì, còn sắp xếp quần áo đồ đạc giúp tôi.
Ngày hôm sau, mới 6 rưỡi sáng là Linh đã đến đón, nó thấy thằng Tép tiễn tôi còn nói đùa:
– Tép ở nhà ngoan nhé, về chị mua kẹo cho.
Thằng Tép cười rộ lên:
– Thôi đi bà chị, em lớn rồi 19 tuổi rồi. Cao hơn chị rồi đấy.
– Mày có lấy chị không?
Tôi huých vai nó một cái:
– Mày vừa phải thôi nhé, nó là em tao đấy, dám gạ cả em tao à?
– Ai bảo nó ngon zai, nó kém tao có 7 tuổi chứ mấy, thời này 62 còn lấy 26 kia kìa.
– Tiên sư, lái xe đi.
Nó cười ha ha như con đ.iên, sau đó mới nổ máy lái xe chở tôi đến bệnh viện. Lúc chờ làm thủ tục phẫu thuật thì nghe có tiếng người thất thanh kêu lên, mọi người đồng loạt túa ra xem, tôi cũng bị Linh kéo đi. Ra đến hành lang mới biết có người định n.hảy lầu t/ự tử.
Nhìn cô gái nước mắt giàn giụa đó đứng trên thành lan can, tự nhiên tôi lại nghĩ người đàn ông hôm đó nói sai rồi. Trên đời này đâu phải mình tôi ấu trĩ, cô gái này cũng ấu trĩ, cũng tuyệt vọng như tôi đấy thôi.
Có người hét:
– Con ơi, con xuống đi, bệnh còn chữa được, con xuống đi con ơi. Con đừng làm gì dại dột, mẹ xin con đấy, xuống đây với mẹ đi con.
– Mẹ ơi, u/ng thư giai đoạn cuối thì chữa làm sao được, mẹ đừng lừa con nữa, con đau lắm, ngày nào cũng tiêm con đau lắm, vào hóa trị con cũng đau lắm. Con không muốn chịu đau nữa, mẹ cũng đừng tốn tiền vì con nữa, cứ để con c/hế.t đi thôi.
– Con ơi, mẹ xin con. Tốn bao nhiêu công sức như thế rồi, giờ con c.hế.t thì mẹ sống làm sao được? Con phải cố lên, từ từ rồi khỏe lại thôi, con đừng nhảy.
Sau đó, người nhà của cô gái đó van xin khuyên nhủ rất nhiều nhưng không ai khuyên được. Chẳng biết ai gọi cứu hộ, nhưng đội cứu hộ đến rất nhanh, chỉ chưa đầy 10 phút sau đã thấy rất nhiều những bóng áo xanh than chạy đến.
Mọi người ngay lập tức giãn ra cho cứu hộ đi vào, tôi thấy có một người đàn ông rất trẻ chạy ra trước, mặt mày anh ta rất nghiêm túc, từ trán xuống mũi đẫm mồ hôi, hình như là vừa chạy như đi.ên đến đây.
Anh ta nhìn cô gái kia, nói:
– Này cô gái, trèo xuống đi.
Cô gái kia thấy cứu hộ càng khóc to, vừa khóc vừa gào:
– Các người đi đi, ai cần các người đến đây, các người đi đi, tôi c/hế.t là việc của tôi, cứ mặc kệ tôi.
– Trước hết cô cứ bình tĩnh đã, chuyện đâu còn có đó. Gia đình cô đang ở đây, mọi người ai cũng mong cô tiếp tục sống, cô đừng làm gì dại dột.
– U.ng th/ư giai đoạn cuối thì tiếp tục sống sao được? Các anh đi đi.
– Cô có nghĩ đến mẹ cô nhìn cô nhảy xuống thì sẽ có cảm giác gì không? Cô bị bệnh muốn c.hế.t, nhưng mẹ cô thấy con c.hế.t một cách đau đớn như thế có khi còn cảm thấy đau hơn khi cô nhảy xuống nữa đấy. Cô bình tĩnh lại đi, bước vào trong này, tôi sẽ đỡ cô.
Người lính cứu hộ vừa nói vừa chầm chậm đi lại phía cô gái, khi anh ta vươn tay ra, cô gái kia cũng quay đầu nhìn người lính cứu hộ rồi lại nhìn mẹ mình, đôi mắt từ từ bình tĩnh lại.
Tất cả mọi người đều nghĩ rằng cô gái đó sẽ bước vào cùng người cứu hộ, nhưng lúc tay anh ta sắp chạm đến, bỗng dưng tôi lại thấy một tia tuyệt vọng xẹt qua đáy mắt của cô ấy. Tôi lập tức hét lên:
– Đừng…

Yêu thích: 4.1 / 5 từ (14 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN