Phía Sau Một Cô Gái - Chương 29
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
101


Phía Sau Một Cô Gái


Chương 29


Tôi gấp quyển sổ lại, lún sâu hơn vào chiếc ghê sopha êm ái. Tám năm trước, trong lần chuyển nhà từ Berlin đến Munich tôi bắt gặp cuốn sổ này trong chiếc hộp đựng giấy tờ của mẹ. Từ đó nó trở thành tác phẩm “ văn học” yêu thích nhất của tôi.

Mỗi lần muốn đọc tôi phải chờ mẹ đi vắng rồi lén lấy ra khỏi ngăn tủ của mẹ. Sau đó, tôi lại khéo léo đặt nó về chỗ cũ, xoá sạch dấu vết.

Tôi sinh vào cuối tháng 10 năm 1989 tại Hà Nội. Mẹ tôi chưa từng kết hôn. Tôi theo mẹ sang Đức năm bảy tuổi và chưa từng biết mặt bố. Tôi là con lai, da trắng mũi cao. Tóc nâu vàng và mắt nâu sẫm. Là sự kết hợp hoàn hảo của tóc vàn, mắt xanh từ bố và tóc đen, mắt đen từ mẹ? Phải chăng chàng trài Francis chính là bố tôi?

Trước khi có tôi, mẹ đã du học ở Đức, nhưng tôi chưa nghe mẹ kể về thời sinh viên của mình. Tôi không thôi tò mò về Francis. Tuy nhiên, tôi luôn bịt miệng mình lại mỗi lần tôi toan định hỏi mẹ. Chẳng không ngoan gì mà lại tự thú chuyện lục lọi tư trang của người khác.

Hơn nữa, từ ngày tôi còn nhỏ, mẹ luôn lảng tránh chỉ đề về bố và gắt gỏng cực độ khi ai đó cố ý nhắc nhiều đến người đàn ông là bố tôi. Tốt nhất, tôi không nên ngắt nhéo cái vết thương chưa lành lặn của mẹ. Tôi nên thoả mãm với câu chuyện trong cuốn sổ và để trí tưởng tượng của mình chạy rông. Nếu cuốn sổ viết về hành trình tình yêu của bố mẹ, thì có gì đó rất kỳ quái ở đây?

Cô gái trong đấy bệnh rất nặng và bản thân đã đầu hàng thần chết, không có tí hợp tác nào trong việc uống thuốc, khám bệnh. Đâu có vẻ gì giống mẹ tôi. Mẹ yêu đời, biết tận hưởng mọi thứ vui, uống bia, nhày đầm, trượt tuyết, mua sắm và mẹ rất khoẻ. Hay cuốn sổ chẳng qua chỉ là tập bản thảo dang dở về một câu chuyện hư cấu. Biết đâu ngày trẻ, mẹ từng ôm mộng thành nhà văn?

Thế nhưng, ngày cuối cùng trong cuốn sổ viết “Dresden, đầu tháng 2 năm 1989”, tức gần 9 tháng sau thì tôi chào đời. Phải chăng mẹ đã bỏ đi khi biết có mang tôi? Vậy chuyện bệnh tật là sao? Trong những câu chữ nghiêng nghiêng rất duyên dáng kia, có bao nhiêu phần sự thật?

– Con có muốn uống chút rượu cho ấm người không?

Tôi giật thót. Mẹ đứng bên cạnh từ bao giờ. Tôi nhìn mẹ không chớp mắt. Mặt mẹ có nét thất thần. Mắt mẹ nhìn vào cuốn sổ trên đùi tôi. Rồi mẹ quay lưng bước vào bếp.

Mẹ đặt hai ly rượu đó lên bà, vặn lớn máy sưởi lên một chút rồi ngồi vào chiếc ghế so-pha đối diện. Mẹ chìa tay về phía tôi, ra hiệu đưa trả cuốn sổ.

– Ôi cái thời đáng yêu đáng nhớ!

Giọng mẹ ngọt ngào tay lật từng trang giấy vàng.

– Con tìm thấy nó khi nào?

– Khi mình vừa chuyển nhà đến Munich!

Tôi nuốt nước bọ, chờ cơn thịnh nộ dội lên đầu mình .

– Cất giữ cơn tò mò từng ấy năm, con làm mẹ bất ngờ đấy, con gái ạ!

Mẹ mỉm cười, ánh mắt mẹ mông lung vào một điểm không cố định trên cuốn sổ.
– Thế con không muốn hỏi gì sao?

Tôi ngơ ngác nhìn mẹ, chẳng biết nên nói gì. Mẹ nhìn tôi, cười lớn. Và mẹ bắt đầu kể, đúng hơn là mẹ bắt đầu bóc nghĩa từng trang viết.

Dresden, giữa tháng 3 năm 1988

Francis là tình yêu đầu, tình yêu duy nhất và cũng là nỗi dày vò suốt đời mẹ. Mười bảy tuổi mẹ sang Đức du học. hai năm sau mẹ gặp và yêu Francis.

Anh yêu đôi mắt đen huyền bí của mẹ. Anh đắm đuối cảm giác mịn mơn man mỗi khi luồn qua làn tóc đen dày, thẳng mượt của mẹ. Anh ngất ngây bởi vẻ Á Đông tinh tế, e ấp dịu dàng quá đỗi của mẹ. Có một thời, trong mắt francis, mẹ là một nữ thần.

Thế nhưng, trái tim non trẻ thường thích bay nhảy. Trong mắt francis bắt đầu có chỗ cho các cô gái khác. Mẹ bất an khi vô tình thấy anh nói chuyện với cô tóc nâu trong lớp học. mẹ thoáng run khi họ cười đùa với nhau và khi cô ấy gục trán trên vai anh.

Có một chuyện xảy ra. Bên cạnh mẹ, Francis hay suy tư hơn. Đôi lần, anh nhìn thẳng vào mắt mẹ định nói gì đấy nhưng lại thôi.

Dresden, cuối tháng 5 năm 1988

Phải nhìn thẳng vào sự thật: Francis muốn chia tay. Anh có tình cảm mới. Một cô gái Đức, cùng ngôn ngữ, cùng văn hoá, cùng nếp sống. Dù sao họ cũng dễ đồng cảm với nhau hơn khi cuộc sống bắt đầu quăng vào mỗi sinh viên những lo nghĩ: ra trường phải tìm việc làm. Tranh đấu leo lên các nấc thang xã hội, lập gia đình …

Francis sắp tốt nghiệp, sắp phải đương đầu với cuộc sống trên đôi chân của mình. Yêu mẹ khiến anh ấy thấy tương lai thêm bấp bênh. Mẹ sẽ về nước hay ở lại? Những khác biệt bám sâu trong gốc rễ văn hoá và nếp sống của hai người về lâu dài có thể dung hoà ổn thoả được? Mẹ hiểu nhưng mẹ không thông cảm.

Hôm ấy, Francis hẹn nói chuyện. mẹ đã tính toán …

Mẹ ngã quỵ xuống, sõng soài trước mặt anh. Anh hốt hoảng bồng mẹ chạy vào phòng y tế. mẹ chỉ lờ mờ cảm nhận được thân hình mình rung lên theo từng nhịp chân anh chạy. thi thoảng, hình như anh cúi xuống nhìn mẹ, ánh mắt lo sợ thật sự.

Dresden, đầu tháng 7 năm 1988

Mẹ xoay xở được một tờ giấy khám bệnh giả, chứng nhận bệnh ung thư. Francis đã ôm chầm lấy mẹ khóc huhuhu như một đứa trẻ.

Mẹ cũng khóc vì giận mình. Khóc để tiếp thêm can đảm đóng nốt màn kịch bệnh tậ. Khóc vì vui mừng đã hất được cẳng cô nàng tóc nâu. Khóc vì bất an… Mẹ không biết sau nhiều tháng, sau vài năm, mẹ phải kết thúc căn bệnh của mình như thế nào. Khóc vì ngu ngốc đã tự đeo cho mình cái gông cứng ngắc rồi sau đó quăng chìa khoá đi.

Để nhập vai và đạt, mẹ luôn âm thầm lải nhải rằng mình đăng mắc bệnh rất nặng, sắp chết.

Những lúc Francis ân cần chăm sóc, mẹ nửa hỉ hả, nửa nghi ngờ. Đấy là tình cảm thật, quan tâm thật hay chỉ là trách nhiệm là nghĩa cử cuối cùng? Biết đâu anh đang tự hỏi cô gái phiền toái này bao giờ mới chết để mình được tự do.

Mẹ đã bấu víu cái ý nghĩa cay nghiệt đó để làm động lực tiếp tục đóng vai con bệnh. Nếu bên mẹ là gánh nặng, anh phải chịu tra tấn thêm một thời gian dài nữa. Cái giá phải trả cho việc phản bội.

Dresden, đầu tháng 11 năm 1988

Mỗi lần đến bệnh viện là mẹ muốn nôn, muốn phát bệnh thật sự. Mẹ đã bày đủ trò, khóc lóc van xin tự ái nổi đoá để ngăn francis theo vào phòng khám. Nếu không mẹ sẽ đùng đùng bỏ về và doạ vứt hết thuốc. mẹ luôn thắng.

Những lúc francis chờ, mẹ sẽ nấp một góc nào đó để trông chừng, đề phòng anh lén vào phòng khám tìm mình. Chờ khoảng thời gian hơn một tiếng thì mẹ lại lảo đảo bước ra với cái đơn thuốc chuẩn bị sẵn.
Đôi lúc mẹ thấy sợ. mẹ sợ rằng nếu cứ mãi giả bệnh thế này, sẽ có lúc bệnh tật sẽ ghé thăm mình thật sự. Mẹ hoảng loạn mỗi khi bất cẩn nuốt thuốc. Mẹ phải chạy ngay vào phòng tắm móc họng cho nô ra. Mẹ không dám ăn uống để nguỵ tạo hình dáng tiều tuỵ.

Mẹ ngày càng căm ghét francis. Mỗi khi anh dịu dàng đút từng thìa súp mẹ chỉ muốn phun vào mặt anh và hét lớn: “ Anh biến đi cho khuất mắt tôi. Vì anh, vì sự bội bạc của anh mà tôi ra nông nỗi này!”.

Mẹ bày mọi cách làm tình làm tội Francis. Đang đêm mẹ rên hừ hừ, la hét ra vẻ đau đớn đến cùng cực. Mẹ đập phá đồ đạc, quăng vỡ các lọ thuốc. khi francis ôm chặt lấy mẹ vỗ về an ủi, mẹ ra sức cào cấu, đấm thùm thụp vào người anh. Rồi mẹ khóc ngất, ngủ thiếp đi vì kiệt sức.

Có một lần mẹ hé mắt nhìn francis hì hục lau chùi. Tự nhiên mẹ thấy sống mũi mình cay cay. Một giọt nước mắt vừa uốn éo chảy xuống. Nếu mẹ đùng một cái ngồi dậy, nhào tới ôm chầm lấy anh và đi đứng khoẻ mạnh, liệu đôi mắt ấy có còn dào dạt tình cảm?

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN