Phong Thủy - Trộm Mộ - Chương 6 Giải Mã Lời Nguyền (3):
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
184


Phong Thủy - Trộm Mộ


Chương 6 Giải Mã Lời Nguyền (3):


Quyển 1 : Mộ cổ Hoành Sơn

Chương 6 : Giải mà lời nguyền (3)

Chương 6 : Giải mã lời nguyền (3)

Tiết trời màu hè oi bức, ngay cả khi đã về đêm, từng cơn gió thổi qua rèm cửa luồn vào phòng vẫn phả vào người những hơi nóng bức bối.Tiếng ếch nhái kêu rả rích ngoài vườn, cùng tiếng kêu lộc cộc của chiếc quạt Hoa Phượng đã cũ dường như phá vỡ không gian yên tĩnh của buổi đêm.Ngồi dựa lưng vào tường trên chiếc giường ở gian phòng khách, tôi vẫn tiếp tục lật giở những trang sách trong cuốn “Lịch sử dòng họ Vũ Đức” để tiếp tục chuyến phiêu lưu của mình.

Cứ trăm năm, các trưởng tộc đời sau của Vũ gia lại có nhiệm vụ tìm kiếm vị trí của ngôi mộ cụ tổ Đức Huyền đồng thời phải tiến hành phong ấn để giữ lại dương khí cho hình thế “Như hổ thiêm dực” , cùng với đó tìm mọi cách để phá bỏ lời nguyền trên cây cổ thụ đã bám theo dòng họ Vũ Đức hàng trăm năm nay.Đó là những lời cuối cùng được cụ Đức Minh ghi lại trong cuốn sổ.Nó trở thành lời trăn trối , trọng trách sứ mệnh với con cháu đời sau. Việc tiến hành tìm mộ tổ có vẻ dễ dàng , bởi vị trí của nó được ghi khá chi tiết ở những trang đầu trong quyển sách “ Lịch sử dòng họ Vũ Đức”.Nhưng việc phong ấn gặp chút trắc trở với trưởng tộc đời thứ sáu là cụ Vũ Đức Khang.Vũ gia vốn không phải gia tộc giàu có, cũng chẳng phải danh gia vọng tộc nên việc tìm được thầy giỏi để tiến hành phong ấn cũng không phải dễ dàng. Nhưng cũng như gặp ông của mình là Đức Minh , Đức Khang cũng rất may mắn khi kết giao được với một vị pháp sư chuyên trấn yểm mồ mả.Vị pháp sư này họ Phạm , đạo hành tuy không cao minh bằng Trần đạo trưởng cùng Đức Minh tham gia trấn yểm nhưng ông lại là người rất thông minh. Phạm pháp sư không thể thực hiện đàn tế liên tục trong bảy bảy bốn mươi chín ngày ,tuy vậy ông lại nghĩ ra một cách.Là dùng máu tươi của một trăm con gà trống.Máu gà trống đương nhiên không thể có dương khí mạnh như máu của đồng tử nam được nhưng cũng coi như là biện pháp có thể chấp nhận để hồi lại dương khí cho Bạch Hổ.Đời của Vũ Đức Khang cũng chỉ dừng lại ở việc đó.Ông không phải là thiên tài bẩm sinh như Đức Minh nên không thể đọc hiểu quyển sách gia truyền ngay trong lần mở đầu tiên.Vì vậy , ông không nắm được thuật phong thủy gia truyền của dòng tộc.

Một trăm năm sau, cuối cùng gia tộc lại xuất hiện người có thể đọc hiểu cuốn sách “ Địa lí Tả Ao”. Ông tổ đời thứ tám , Vũ Đức Nguyên, trong ghi chép về công lao với gia tộc , chứa đựng những phát hiện mới mẻ trong việc phong ấn và phá giải lời nguyền cổ xưa.Khác với những đời trước, trong đó còn có một phần tiểu ký về cuộc đời ông , về những sự việc Đức Nguyên đã trải qua.

Vũ Đức Nguyên lúc được truyền lại bảo tộc gia tình năm đó vừa mới tròn mười tám.Cậu rất nhút nhát , sau khi được truyền lại và đọc những thông tin trong quyển sách lịch sử gia tộc cậu đã đem chôn cuốn “địa lí Tả Ao” để không phải dở đọc nó.Nhưng cuốn sách như là nỗi ám ảnh với từng đời của gia tộc, lẽ nào lại buông tha cho cậu.Đến năm hai mươi tuổi, Đức Nguyên không còn chịu nổi sự “thúc dục” của cuốn sách đã phải đào lên để xem nó.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua , đến năm cậu ba mươi tuổi, thì kì hạn tiếp dẫn dương khí cho Bạch Hổ lại đến.Bây giờ , cậu không còn là một thanh niên nhút nhát nữa mà trở thành một thầy phong thủy có tiếng trong vùng.Người xếp hàng đến nhờ cậu xem phong thủy xếp hàng dài , chặt kín cả đường đi lối ngõ.Bấy giờ, đất nước đang bị cai trị dưới thời vua Thiệu Trị [1] cũng được coi như là an bình , gia đình cũng có của ăn của để , so với các đời trước thì khá hơn rất nhiều.Đúng hạn phong ấn , Nguyên tiến về ngôi mộ tổ tiến hành khôi phục dương khí cho Bạch Hổ sau một trăm năm.Am hiểu về phong thủy có phần còn xuất sắc hơn cụ Đức Minh đời trước , Đức Nguyên vô cùng xót xa trước khí thế ngôi mộ , hình thái Như Hổ Thiêm Dực đã không còn nguyên vẹn như trước nữa. Đôi cánh Bạch Hổ gần như bị hủy hoại bởi rễ cây cổ thụ như chiếc móc xích bám chặt , chúng đang sinh sôi nảy nở chèn ép đôi cánh.Tứ chi đứt gãy , trông vô cùng thảm thương.Có chăng chỉ là đôi mắt vẫn rất có thần, thể hiện uy nghiêm của chúa sơn lâm.Dương khí của Bạch Hổ gần như bị cạn kiệt.

Chiếu theo cách làm cũ của cụ tổ đời thứ 8 , Đức Nguyên cũng tiến hành bồi dương khí cho Bạch Hổ bằng một trăm con gà trống độc nhãn [2]. Có điều dương khí Bạch Hổ càng mạnh thì hai cây cổ thụ kia càng xanh tốt hơn , có lẽ tiền bối đời trước đã không để ý đến điều này.Việc dùng máu gà này chỉ khôi phục được phần nào dương khí cho Như Hổ Thiêm Dực, mà thực chất lại là nuôi dưỡng hai cây cổ thụ kia.Dù sao đến đời của Đức Nguyên gia tộc cũng được coi là khá giả.Ông bèn dùng cách tưới máu tươi của một trăm con chó mực lên quanh gốc cây, làm hai cây cổ thụ kia không tiếp tục hút được dương khí từ Bạch Hổ.Đồng thời cũng làm rễ cây kia thả lỏng “xiềng xích” đang thắt chặt nó.Ông rất hài lòng , việc này giúp cho hình thái Bạch Hồ cũng phải hồi phục được sáu bảy phần.Không những thế , việc tiếp dẫn dương khí cho Bạch Hổ phải hai trăm năm nữa mới cần thực hiện.

Là người thành thạo về phong thủy , ông không khỏi tiếc nuối.Phải chăng hình thế Như Hổ Thiêm Dực này không bị phong ấn lại , thì có lẽ gia tộc ông không phải chịu cảnh cơ cực như bao đời trước.Nhưng dù sao, lạc đà gầy còn hơn ngựa béo , hình thái này vẫn giúp gia tộc ông trải qua yên bình giữa bao cuộc chiến tranh tàn khốc như cuộc xâm lăng của quân Minh hay gần nhất là quân Thanh.Nhớ lời dặn của sư tổ Đức Minh, phải dịch nghĩa để tìm cách phá giải lời nguyền được khắc trên thân cây, ông đã cho người ghi chép lại toàn bộ để mang về nghiên cứu.

Trở về nhà , Đức Nguyên luôn canh cánh trong lòng về việc giải nghĩa lời nguyền cổ xưa nhưng vẫn không có bất kì manh mối bào. Ông đã nhờ rất nhiều vị học sĩ trong làng, trong vùng mà không người nào có thể hiểu được loại chữ viết khắc trên thân cây.Bỗng một ngày , có người xuất hiện nói rằng có thể giải mã được loại chữ viết đó.Nhưng phải giúp anh ta một việc, đó là đi “đổ đấu”. Chàng thanh niên này tầm hai mươi lăm hai mươi sáu tuổi, dáng người cao ráo , nhanh nhẹn , tay chân linh hoạt , lời nói và cử chỉ rất đúng mực.Anh ta giới thiệu mình họ Cố tên Gia Minh đến từ vùng Giang Nam , Đại Thanh [3] là dân “đãi cát, tìm vàng”.

Lại nói đổ đấu là gì ? Đãi cát là gì ? Thực ra rất đơn giản chúng chính là tiếng lóng dùng để nói về việc trộm mộ.Tại sao lại gọi là đổ đấu ? Tại sao lại gọi là đãi cát ? Chuyện này sau này hẵng bàn đến.

Người ta thường nói “hữu xạ tự nhiên hương” , việc Đức Nguyên nổi tiếng về phong thủy không chỉ dừng lại ở nước mà còn truyền đến cả vùng đất phương Bắc xa xôi. Cũng vì vậy, Cố Gia Minh mới có thể đến nhờ Nguyên tương trợ tìm ngôi mộ cổ. Hành nghề phong thủy , đương nhiên Đức Nguyên cũng biết một số mảng tối trong ngành , trong đó có những người hành nghề phong thủy chuyên đi tìm địa điểm của các ngôi mộ để lấy cắp bảo vật.Việc này có thể giúp người ta giàu lên nhanh chóng, chỉ có điều đây là việc rất tổn hại đến âm đức. Nếu muốn tổn hại đến âm đức, có lẽ cụ Đức Minh đời trước đã không tiếc mạng người phục hồi hình thế “ Như Hổ Thiêm Dực” thì bây giờ con cháu đời sau sao phải cứ một trăm năm lại tiến hành phong ấn. Chẳng lẽ lại làm trái với đạo làm người của tổ tiên ? Vì vậy , Đức Nguyên từng được nhiều người thuê, hứa sẽ trả cho ông những khoản thù lao hậu hĩnh, nhưng ông đều từ chối. Cố Gia Minh xuất hiện lại khẳng định rằng có thể dịch nghĩa lời nguyền, có điều phải đi cùng cậu ta để tìm ra ngôi mộ cổ , điều này khiến Đức Nguyên vô cùng trăn trở. Theo như các đời trước , ông cũng chỉ sống được thêm vài năm , việc tổn âm đức nhưng có thể hóa giải nguy cơ cho gia tộc cũng là chuyện đáng làm.Nói là tổn hại thì cũng không đến nỗi để lại cái nghiệp sau này , bởi cậu ta hứa chỉ cần ông tìm ra vị trí chính xác của ngôi mộ cổ mà không cần ông phải xuống “đấu”. Suy đi tính lại, cuối cùng ông nhận lời chàng thanh niên Cố Gia Minh đi lên phía bắc tìm kiếm ngôi mộ cổ.

Đức Nguyên vẫn luôn mong có ngày được đến phương bắc xa xôi mà huyền bí , nơi được coi là khởi nguồn của kiến thức phong thủy để mở mang kiến thức cho bản thân.Trên suốt chặng hành trình dài đẳng đẵng , Đức Nguyên nhận thấy chàng trai Cố Gia Minh là một người dễ gần , hòa đồng , thẳng thật, , không hề giấu giếm kể về thân phận của mình. Gia Minh nguyên là đường chủ Xích Hỏa đường của Thiên Địa Hội [4], cai quản vùng Quý Châu , Đại Thanh [5] luôn lấy khẩu hiệu “Phản Thanh phục Minh”. Tuy sống ở nước Nam nhưng Đức Nguyên cũng từng nghe tình hình ở phương Bắc.Thiên Địa Hội là nơi quy tụ những anh hùng hào kiệt người Hán đứng dậy để đánh đuổi người Mãn Châu.Sở dĩ , Gia Minh dám nói ra thân phận của mình mà không sợ Đức Nguyên tố cáo chỉ đơn giản bởi vì người Việt vốn không có thiện cảm với người phương bắc.Trên đó , là cuộc viễn chinh của nhà Thanh mới đây ít nhiều cũng để lại lòng căm ghét dân tộc trong suy nghĩ của Đức Nguyên. Tuy vậy, Đức Nguyên thắc mắc họ vốn toàn những bậc anh hùng hảo hán , nhất là Cố Gia Minh lại là đường chủ của một đường sao lại làm những việc “ trộm mồ , quật mả “ tổn hại âm đức như thế này.Chàng trai Cố Gia Minh khi đó đã đáp rằng :

-Tại hạ xuất thân là một Mô Kim Hiệu Úy , nghe theo lời kêu gọi “phản Thanh phục Minh” mà ra làm đường chủ của Thiên Địa Hội. Xích Hỏa đường thuộc hậu ngũ phòng vốn có nhiệm vụ tích trữ lương thực, của cải để phục vụ cho khởi nghĩa sau này, việc đổ đấu chính là để phục vụ nghĩa quân.

– Ta từng nghe đổ đấu có rất nhiều quy tắc , không biết huynh đệ có nắm rõ không ? – Gia Minh đáp.

– Tuy kinh nghiệm đổ đấu của đệ còn non kém , mới chỉ được xuống đấu vài ba lần nhưng cũng hiểu biết luật lệ khi xuống đấu mò vàng.- Cố Gia Minh đoạn nói.

Cố Gia Minh nghe thấy kể vậy , từ lâu đã tò mò về chuyện đổ đấu, liền hỏi :

-Ta tuy cũng từng nghe dân trong nghề kể thường xuyên đi đổ đấu, nhưng họ chưa bao giờ kể chuyện xuống đấu bao giờ.Cố huynh đệ có thể kể cho ta những chuyện mà huynh đệ đã trải qua được chăng ?

Gia Minh cười đáp :

-Lần này cần nhờ đến Vũ huynh chỉ giáo , tiểu đệ nào dám giấu diếm điều gì , kể cho Vũ huynh nghe coi như để huynh hiểu thêm một phần nào về việc mà chúng ta sắp làm. Nhưng trời cùng đã tối , chúng ta đến quán trọ trước mặt rồi ta từ từ kể cho huynh nghe về chuyện đổ đấu , có được không ?

Đức Nguyên vui vẻ nhận lời , tuy vậy trong lòng lại đang trào dâng lên cảm giác háo hức, chờ mong về những chuyện sắp được nghe từ Cố Gia Minh.

Vậy hành trình đi lên phương Bắc của Đức Nguyên sẽ ra sao ? Mời các bạn tiếp tục theo dõi Chương 7 : Mô Kim Hiệu Úy ( Bắc phái) trong thời gian tiếp theo.

[1] Vua Thiệu Trị hay Nguyễn Hiến Tổ , là vị Hoàng đế thứ 3 của triều đại nhà Nguyễn , trị vì từ năm 1841 đến năm 1847.

[2] Gà độc nhãn hay gà độc dao. Lúc mới sinh ra, chỉ có một mắt một cựa. Những con gà loại nầy thật là hung ác dữ tợn, không bao giờ nao núng trước địch-thủ. Đã đá nhau thì đến chết cũng không chạy.

[3] Vùng đất Giang Nam thường được xác định là bao gồm thành phốThượng Hải, phía nam của tỉnhGiang Tôvà tỉnhAn Huy, phía bắc của tỉnhGiang Tâyvà tỉnhChiết Giang. Khu vực quanhhồ Động Đìnhvà một số khu vực của tỉnhPhúc Kiếnđôi khi cũng được tính là thuộc vùng Giang . Các thành phố quan trọng nhất của Giang Nam là Thượng Hải,Nam Kinh,Ninh Ba,Hàng Châu,Tô Châu,Vô Tích,Thường Châuvà Thiệu Hưng.
Đại Thanh : Trung Quốc ngày nay.

[4] Thiên Địa Hội hay hội Tam Hoàng Tổ sư sáng lập ra Thiên địa hội là Diên Bình quận vương, Chiêu thảo đại tướng quân nhà Đại Minh tên là Trịnh Thành Công. Tổng đà chủ đầu tiên của Thiên địa hội vốn là quân sư của Trịnh Thành Công tên là Trần Vĩnh Hoa ( còn gọi là Trần Cận ). Trịnh Thành Công khi xưa đem hạm đội tấn công Nam Kinh, đánh nhau với quân Thanh thảm bại, bị vây khốn ở Hạ Môn, trước lúc phá vây ra Đài Loan ông sai Trần Vĩnh Hoa ở lại đại lục lập ra Thiên địa hội nhằm qui tụ các anh hùng nghĩa sỹ Hán tộc để đứng lên lật đổ người Mãn Châu.

Thiên địa hội còn gọi là Hồng Môn hội hay Hồng Môn, Hồng là chữ Hán bỏ chữ Thổ ở bên trong ý nói giang sơn của người Hán đã bị cướp mất. Tôn chỉ của Thiên địa hội là Phản Thanh Phục Minh, khôi phục lại giang sơn của nhà Đại Minh, đánh đuổi quân Thát Đát ngoại tộc.

Thiên địa hội đứng đầu là Tổng đà chủ, tiếp sau gồm có mười đường, Tiền ngũ phòng có năm đường, Hậu ngũ phòng năm đường. Tiền ngũ phòng là Liên Hoa đường cai quản Phúc Kiến, Hồng Thuận đường cai quản Quảng Đông, Gia Hậu đường cai quản Quảng Tây, Tham Thái đường cai quản Hồ Nam, Hồ Bắc, Hoằng Hoá đường cai quản Chiết Giang. Hậu ngũ phòng là Thanh Mộc đường cai quản Giang Tô, Xích Hoả đường cai quản Quý Châu , Bạch Kim đường cai quản Tứ Xuyên, Huyền Thuỷ đường cai quản Vân Nam, Hoàng Thổ đường cai quản Hà Nam trung châu.

[5] Quý Châu : 1 tỉnh nằm ở phía Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN