Sáng, Trưa, Đêm - Sáng (8)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
118


Sáng, Trưa, Đêm


Sáng (8)



Paris hôm đó đổ mưa, một cơn mưa tháng bảy khiến khách bộ hành nháo nhác tìm chỗ trú. Trong thính phòng của một toà nhà màu xám đồ sộ ở góc đường Faubourg St. Honoré mọi người cũng đang trong cơn hoảng loạn. Hàng chục người mẫu mình trần chạy ngược xuôi va cả vào nhau, trong khi các nhân viên chỉ chỗ ngồi đang sắp đặt ghế còn các tay thợ mộc thì hối hả đóng nốt những cái mộng cuối cùng. Ai cũng gào thét và khuơ khoắng tay chân loạn bậy, tiếng ồn đạt tới mức đủ làm thủng màng nhĩ người ta.

Đứng giữa trung tâm cơn bão, cố dẹp yên cái mớ hỗn mang đó là Kendall Stanford Renauld. Bốn giờ trước khi màn trình diễn thời trang dự định bắt đầu thì mọi chuyện đổ vỡ ra từng mảng.

Thảm hoạ: John Fairchild bỗng dưng tới Paris mà không còn lấy một chỗ trống nào dành cho ông ta.

Bi kỵch: hệ thống loa phóng thanh không làm việc.

Tai biến: một trong những người mẫu hạng nhất bị ốm.

Tình trạng khẩn trương hai nhân viên hoá trang cắn xé nhau ở hậu trường nên không theo kỵp chương trình.

Nói cách khác, Kendall mông lung nghĩ, mọichuyện đều bình thường.

Nhìn Kendall Stanford Renauld ai cũng nghĩ nàng là người mẫu, và đã có thời nàng làm người mẫu.

Mọi thứ về nàng, từ búi tóc, mầu sơn móng tay, cho đến điệu cười toát lên một vẻ hết sức quí phái. Gương mặt nàng, nếu gột bỏ lớp phấn trang điểm thì thực sự không phải là quá đẹp, song nghệ thuật trang điểm của nàng đạt tới độ không một ai nhận ra điều đó cả

Cùng lúc nàng đang có mặt ở khắp nơi.

– Ai chiếu sáng đường chạy đó, hả Ray Charles?

– Tôi muốn một cái phông xanh…

– Đường kẻ nầy lộ quá. Chấm lại đi!

– Tôi không muốn các người mẫu làm tóc và trang điểm trong khu vực chờ Hãy bảo Lulu tìm cho họ một phòng thay quần áo!

Viên giám đốc chương trình của Kendall vội vã đỉ tớỉ chỗ nàng:

– Kendall, ba mươi phút thì dài quá! Dài quá! Buổi trình diễn chỉ dừng lại ở hai mươi lăm phút là vừa.

Kendall ngưng việc mình đang làm lại.

– Anh muốn đề nghị gì, Scott?

– Chúng ta có thể cắt đi một vài cảnh…

– Không. Tôi sẽ cho người mẫu vận động nhanh hơn.

Nàng lại nghe có người gọi tên mình, bèn quay lại.

– Kendall, chúng tôi không tìm thấy Pia đâu cả. Cô có muốn Tami chuyển sang bộ áo vét tím than không?

– Không. Đưa bộ đó cho Dana.

– Còn chiếc áo nịt len mầu tối thì sao?

– Dành cho Monique. Nhớ bảo cô ta đi tất màu tối nhé.

Kendall nhìn lên tấm biển lớn dán ảnh các người mẫu trong những chiếc áo choàng khác nhau. Khi tấm biển hoàn thành, các bức ảnh sẽ được đặt vào vị trí chính xác của chúng.

– Hãy thay đổi bố cục tấm biển nầy. Tôi muốn chiếc áo len đan mầu be xuất hiện trước, tiếp theo là những chiếc áo xẻ, rồi đến những chiếc áo nịt bằng lụa không đai, rồi đến chiếc áo choàng mặc buổi tối bằng vải mỏng, đồ mặc buổi chiều cùng với áo vét.

Hai phụ tá đi tới chỗ nàng.

– Kendall, chúng tôi đang tranh luận về chỗ ngồi. Bà muốn những người bán lẻ ngồi với nhau, hay để họ ngồi lẫn với những người danh tiếng?

Viên phụ tá kia nói:

– Chúng ta có thể cho những nhân vật danh tiếng ngồi lẫn với giới báo chí.

Kendall không còn nghe thấy gì nửa. Nàng đã thức trắng hai đêm, kiểm tra từng chi tiết để chắc chắn rằng không còn gì trục trặc xảy ra.

– Các anh cứ tự thu xếp lấy! – nàng nói.

Nàng quan sát tất cả những hoạt động đang diễn ra và nghĩ về buổi trình diễn sắp sửa bắt đầu cùng những tên tuổi lớn từ khắp nơi trên thế giới đổ về để chiêm ngưỡng những gì nàng đã sáng tạo nên.

Mình nên cám ơn cha vì tất cả. Ông đã bảo mình sẽ chẳng bao giờ thành công…

Nàng luôn biết rằng mình muốn trở thành một nhà tạo mốt. Từ khi còn là một cô bé nàng đã có một cảm nhận bẩm sinh về kiểu dáng. Những con búp bê của cô bé luôn có những bộ váy hết sức vui mắt. Cô bé thường cho mẹ xem những sáng tác mới nhất của mình. Lần nào mẹ cũng ôm lấy cô và nói: “Con của mẹ thật là tài năng. Một ngày nào đó con sẽ trở thành một nhà tạo mốt lớn”.

Và Kendall hoàn toàn tin như vậy.

Ở trường, Kendall học thiết kế đồ hoạ, vẽ kết cấu, các phương pháp bố cục không gian, và phối mầu.

– Cách tốt nhất để bắt đầu, – một thầy giáo khuyên nàng, – là tự em phải làm một người mẫu. Bằng cách đó em sẽ được gặp những nhà tạo mốt hạng nhất, và nếu tinh ý, em sẽ học hỏi được rất nhiều từ họ.

Khi Kendall nói cho cha biết mơ ước của mình, ông trố mắt nhìn nàng và bảo, “Mày mà cũng đòi làm người mẫu cơ đấy! Thật không biết xấu hổ!”.

Tốt nghiệp phổ thông trung học, Kendall trở về Rose Hill. Cha cần mình lo toan công việc ở nhà, nàng nghĩ. Trong nhà nuôi hàng chục gia nhân song không có ai đứng đầu. Harry Stanford thì đi vắng thường xuyên nên đám gia nhân mạnh ai nấy làm.

Kendall gắng tổ chức lại công việc. Nàng lên kế hoạch cho từng gia nhân, tiếp khách khứa cho cha mỗi khi có tiệc tùng vả làm tất cả những gì có thể để ông cảm thấy dễ chịu. Nàng chỉ mong nhận được một lời khen của cha. Nhưng không, ông chỉ biết quở mắng mà thôi.

– Ai thuê thằng tài xế chết giẫm đó? Hãy tống cổ nó đi cho tao.

– Tao không thích những cái đĩa mày mới mua. Thị hiếu của mày làm sao thế hả?

– Ai nói với mày rằng mày có quyền trang trí lại phòng ngủ của tao? Chớ có đụng đến nó.

Dù Kendall làm gì, thì việc đó cũng chưa bao giờ đủ tốt.

Chính sự nhẫn tâm của người cha rút cuộc đã đuổi nàng ra khỏi nhà. Đó luôn là một ngôi nhà không có tình yêu, với ông bố chẳng bao giờ để tâm tới con cái ngoại trừ việc cố gắng kiểm soát và đưa chúng vào kỷ cương. Một đêm Kendall nghe bố nói với một người khách, “Con gái tôi có bộ mặt giống như mặt ngựa. Nó sẽ cần cả đống tiền để chài một thằng khố rách áo ôm cho mà xem”.

Đấy là giọt nước cuối cùng. Ngày hôm sau, Kendall bỏ Boston lên New York.

Nằm một mỉnh trong phòng khách sạn, Kendall nghĩ, Cũng được. Vậy là mình đã tới New York. Mình sẽ trở thành nhà tạo mode bằng cách gì đây? Mình sẽ thâm nhập vào công nghiệp thời trang bằng con đường nào? Làm sao để người ta nhận thấy mình? Nàng nhớ lời thầy dặn. Mình sẽ làm một cái mẫu trước. Đó là cách duy nhất để khới đầu.

Sáng hôm sau, Kendall lật những trang vàng tìm danh sách các đại lí thời trang và bắt đầu đi một vòng. Mình phải trung thực với họ mới được. Mình sẽ nói với họ rằng mình chí có thể làm việc đó tạm thời thôi, cho đến khi.mình tự thiết kế được Nàng bưởc vào văn phòng của đại lí đầu tiên. Một người đàn bà trung niên ngồi sau bàn hỏi:

– Tôi có thể giúp gì cô?

– Bà có thể giúp tôi đấy. Tôi muốn làm một người mẫu.

– Tôi cũng thế, cô bé ạ. Quên chuyện đó đi.

– Cái gì?

– Cô cao quá.

Quai hàm Kendall bạnh ra.

– Tôi muốn gặp người phụ trách văn phòng nầy.

– Cô đang nhìn vào bà ta đấy. Tôi là chủ của văn phòng nầy.

Dăm cuộc viếng thăm tiếp theo không mang lại kết quả nào khá quan hơn.

– Cô thấp quá.

– Gầy quá.

– Mập quá.

– Trẻ quá.

– Lớn tuổi quá.

– Không hợp típ.

Cho đến cuối tuần thì Kendall hoàn toàn thất vọng.

Trên danh sách chỉ còn lại một cái tên.

***

Paramount Model là đại lí thời trang hàng đầu ở Manhattan. Không có ai trực tại bàn tiếp tân cả.

Một giọng nói từ một văn phòng bên trong vang ra:

– Bà ta sẽ có mặt ở đây từ thứ hai tuần tới. Song cô chỉ có thể gặp bà ta vào một ngày thôi. Tất cả thời gian còn lại cho ba tuần tiếp theo đã chật hết cả rồi.

Kendall đi tới gian phòng đó và nhìn vào trong.

Một phụ nữ mặc đồ may sẵn đang nói chuyện điện thoại.

– Đúng, tôi sẽ xem tôi có thể làm gì. – Roxanne Marinack bỏ máy và ngẩng lên. – Xin lỗi, chúng tôi không tìm kiếm típ người mẫu như cô.

Kendall tuyệt vọng đáp:

– Tôi có thể trở thành bất cứ típ người mẫu nào bà muốn. Tôi có thể cao lên hoặc thấp đi. Tôi có thể gầy đi hoặc mập ra, già đi hoặc…

Roxanne chìa tay ra cho Kendall bắt.

– Tôi chỉ muốn có một cơ hội thôi. Tôi cần nó lắm.

Roxanne lưỡng lự. Cô ta ham nghề quá, còn thân hình của cô ta thì khó mà chê vào đâu được. Cô ta không đẹp. Song nếu biết cách trang điểm…

– Cô đã có kinh nghiệm gì trong nghề nầy chưa?

– Có. Tôi đã mặc quần áo từ bé đến giờ.

Roxanne cười.

– Thôi được. Hãy cho tôi xem bộ ảnh của cô?

Kendall ngây ra nhìn bà:

– Bộ ảnh của tôi…?

Roxanne thở dài:

– Cô gái thân mến của tôi, không một người mẫu tự trọng nào lại đi tìm việc mà không mang theo một bộ ảnh của họ Đấy là thánh kinh của mọi người mẫu. Các thân chủ sẽ xem chúng trước. – Roxanne lại thở dài. – Tôi muốn cô chụp lấy hai kiểu ảnh đầu; một cái cười, cái kia nghiêm túc. Quay đằng sau xem.

– Được – Kendall bắt đầu xoay người.

– Chậm thôi – Roxanne quan sát Kendall thật kỹ. – Không tồi lắm. Tôi cần thêm một kiểu ảnh cô mặc đồ tắm hoặc đồ lót, thứ gì tôn nổi nhất thân hình của cô ấy.

– Tôi sẽ chụp cả hai, – nàng hồ hởi nói.

Roxanne lại mỉm cười trước sự sốt sắng của nàng.

– Tốt lắm. Cô… cô khác, song cô vẫn phải có ảnh.

– Cám ơn bà.

– Chớ có cám ơn tôi vội. Làm người mẫu cho một tạp chí thời trang không đơn giản như người ta tưởng đâu. Đây là một nghề rất khó nhọc.

– Tôi sẵn sàng chấp nhận khó nhọc mà.

– Để rồi xem. Tôi sẽ phải thử thách cô đấy. Tôi sẽ cho cô đi ra mắt một vài nơi.

– Dạ.

– Ra mắt là việc các thân chủ làm quen với các người mẫu mới. Các đại lí khác cũng có người mẫu mới của mình. Việc nầy nó na ná như chọn giống súc vật ấy mà.

– Tôi sẽ ứng phó được.

Mọi việc đã khơi đầu như vậy. Kendall phải tham gia hàng chục buổi ra mắt khác nhau mới có được một nhà tạo mốt chấp nhận cho nàng mặc thử bộ quần áo do ông ta thiết kế. Căng thẳng quá, suýt nữa thì nàng làm hỏng cơ hội của mình bởi đã nói quá nhiều.

– Tôi thực sự thích bộ quần áo của ông, và tôi nghĩ nó rất hợp với tôi. Tôi muốn nói nó hợp với bất cứ phụ nữ nào, dĩ nhiên là thế. Chúng thật tuyệt. Nhưng tôi nghĩ tôi mà mặc nó thì không còn gì đẹp hơn.

Nhà tạo mốt gật đầu thương cảm:

– Đây là việc làm đầu tiên của cô, có đứng không?

– Vâng, thưa ông.

Nhà tạo mốt mỉm cười.

– Thôi được, tôi sẽ để cô mặc thử. Cô nói tên cô là gì nhỉ?

– Kendall Stanford. – Nàng thầm hỏi không biết cái tên đó có tạo nên một mối liên quan gì giữa nàng với ông Stanford kia không, song dĩ nhiên là nhà tạo mốt không thể nhận ra mối liên hệ đó.

Roxanne nói không sai. Làm nghề người mẫu thật cực. Kendall phải học cách chấp nhận sự từ chối liên tục những buổi ra mắt không dẫn tới đâu và những tuần nằm dài không có việc làm. Khi có việc, nàng phải trang điểm xong vào lúc sáu giờ sáng, thử mốt xong ở một nơi rồi đến nơi khác, và thường quá mười hai giờ đêm mới về đến nhà.

Một buổi tối, sau ngày thử mốt dài lê thê với một chục cô gái mẫu khác, Kendall nhìn vào gương và bỗng rên lên:

– Tớ không thể đi lâm ngày mai được. Mắt tớ sưng vù lên rồi đây nầy!

Cô bạn đồũg nghiệp bèn khuyên:

– Hãy đắp vài lát dưa chuột lên là khỏi thôi mà. Nếu không có dưa chuột thì thả vài túi chè vào nước nóng, để nguội rồi đắp lên mắt trong mười lăm phút.

Sáng hôm sau, những vết sưng đã biến đâu mất.

Kendall lấy làm ghen ty với những cô gái mẫu được mời thường xuyên. Nàng thường nghe Roxanne sắp đặt công việc:

– Cho Scaasi đi thử lần hai ở Michelle. Hãy gọi điện và báo cho họ biết cô ta sẽ có mặt…

Kendall nhanh chóng nhận ra một bài học: không bao giờ được phê phán những bộ quần áo mà nàng trưng diện. Dần dà nàng làm quen được với những nhà nhiếp ảnh hạng nhất và đã có được một bộ ảnh rất có sức thuyết phục. Nàng luôn mang theo mình một cái xắc tay đựng những vật dụng cần thiết – son phấn, dụng cụ sửa móng tay, nữ trang, v v…

Nàng biết cách búi tóc để tạo cho nó một kiểu dáng hoặc làm những búp tóc xoăn bằng cách uốn tóc con lăn. còn bao nhiều thứ phải học hỏi. Nàng được lòng các nhà nhiếp ảnh, và một người đã kéo nàng ra một góc mà khuyên:

– Kendall nầy, hãy nhớ chụp các điệu cười vào cuối buổi thử. Bằng cách đó miệng em sẽ tươi tắn hơn.

Mỗi ngày qua đi Kendall lại thêm nổi tiếng. Vẻ đẹp của nàng không rỗng tuếch và vô hồn như ở phần đông các cô người mẫu khác, nàng có cái gì đó hơn thế, một phong thái thanh lịch, cao sang.

– Cô ta là người mẫu có hạng, – một đại lí quảng cáo nhận xét.

Nàng là cô gái cô đơn. Thỉnh thoảng nàng cũng có những buổi hẹn hò, song tất cả đều nhạt nhẽo và vô nghĩa. Nàng làm việc không ngừng nghỉ, song vẫn cảm thấy mình không gần hơn bao nhiều tới cái đích đã đặt ra khi nàng tới New York. Mình phải tìm cách tiếp cận với các nhà tạo mốt hàng đầu.

– Tôi đã bố trí kế hoạch cho bốn tuần sắp tới của cô Ai cũng thích cô rồi đó, – Roxanne nói.

– Roxanne…

– Sao, Kendall?

– Tôi không muốn làm người mẫu nữa.

Roxanne nhìn Kendall như không tin vào tai mình.

– Cô nói gì?

– Tôi muốn mở sàn diễn thời trang kiểu đường chạy.

Thời trang đường chạy là kiểu trình diễn mà phần đông các người mẫu đều mê. Đấy là lối trình diễn thời trang sôi động nhất và cũng khó khăn nhất về kỹ thuật.

Roxanne tỏ vẻ hoài nghi.

– Đó là lĩnh vực gần như không thể xâm nhập nổi…

– Tôi sẽ xâm nhập được.

Roxanne nhìn kỹ nàng:

Cô nghiêm túc đấy chứ?

– Vâng!

Bà gật đầu:

– Tốt lắm. Nếu đã quyết, việc đầu tiên cô phải làm là tập đi xà.

– Cái gì ạ?

Roxanne giải thích.

Chiều hôm đó Kendall mua một cây xà gỗ dài hai mét, đánh giấy ráp cẩn thận rồi đặt nó lên sàn nhà.

Mấy lần đầu nàng bước trên đó song đều té ra. Bài tập nầy thật không dễ. Song cứ kiên trì tập sẽ khắc thành. Mỗi sáng nàng dậy sớm và tập đi kiễng chân trên xà. Mỗi ngày thăng bằng của nàng một tốt lên. Nàng đi tiến và lùi trước một tấm gương dài, có nhạc đệm.

Rồi nàng tập với cuốn sách gác trên đầu. Nàng chuyển nhanh từ giầy thể thao và quần soóc sang guốc cao gót và áo choàng mặc buổi tối.

Khi thấy đã thành thạo, Kendall tìm đến Roxanne:

– Tôi đã đưa cái đầu tôi ra để tiến dẫn cô đấy. – Roxanne nói với nàng. – Ungaro đang tìm một người mẫu đưởng chạy. Tôi đề xuất cô. Ông ta sẽ cho cô một cơ hội.

Kendall sướng rơn. Ungaro là một trong những nhà tạo mốt sáng giá nhất trên các sàn diễn thời trang đường chạy.

Tuần sau, Kendall đến sàn diễn. Nàng cố tỏ ra bình thản như các người mẫu khác.

Ungaro trao cho nàng bộ đồ đầu tiên và mỉm cười:

– May mắn nhé.

– Cám ơn ông.

Lúc bước ra đường chạy, người xem có cảm giác nàng đã làm việc đó cả đời rồi. Thậm chí các người mẫu cùng trình diễn với nàng cũng không khỏi trầm trồ thán phục. Buổi trình diễn thành công lớn, và từ đó Kendall trở thành một thành viên trong giới quí tộc.

Nàng bắt đầu làm việc với các chàng khổng lồ trong công nghiệp thời trang – Yves Saint Laurent, Halston, Christian Dior, Donna Karan, Calvin Klein, Ralph Lauren, St John. Kendall được mời diễn liên tục và phải đi khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Paris, mùa diễn rộ lên vào tháng Giêng và tháng Bảy. Ở Milan, cao điểm là các tháng Ba, Tư, Năm và Sáu, trong khi ở Tokyo thì vào tháng Tư và tháng Mười. Nàng tận hưởng một cuộc sống cuồng nhiệt và bận rộn, và nàng trân trọng từng phút từng giây của cuộc sống đó.

Kendall vừa làm việc vừa học tập miệt mài. Nàng mặc đồ thời trang của các nhà tạo mốt nổi tiếng và tìm cách đưa vào đấy những sáng tạo của mình.

Nàng học cách chọn vải như thế nào cho phù hơp, cách đưa mảnh vải đó lên thân thể con người như thế nào cho đẹp mắt. Nàng học cách cắt, làm nếp gấp và may, và nàng cố khám phá phần nào của cơ thể người phụ nữ muốn giấu đi, phần nào họ muốn phô ra. Nàng vẽ nháp ở nhà, và ý tưởng cứ thế tuôn ra như suối.

Một ngày, nàng đưa các bản thiết kế của mình tới tạp chí I Magnin s. Họ hết sức thích thú:

– Ai đã thiết kế những mẫu nầy?

– Tôi đó.

– Đẹp lắm. Rất đẹp.

Hai tuần sau, Kendan đến làm việc cho hãng Donn Karan với tư cách một trợ lí và bắt đầu học nghề kinh doanh hàng may mặc. Ở nhà, nàng văn thiết kế miệt mài. Một năm sau, nàng có buổi trình diễn thời trang đầu tiên. Nó thất bại thảm hại.

Thiết kế của nàng chưa có gì đặc sắc và chẳng có ai quan tâm. Nàng thử lại lần hai, vẫn không một ai buồn ngó.

Mình vào nhầm nghề mất rồi. Kendall thầm nghĩ. Một ngày nào đó con sẽ trở thành một nhà tạo mốt rất nổi tiếng.

Mình sai lầm ở chỗ nào đây?

Rồi một đêm mọi chuyện bỗng dưng bừng sáng.

Kendall tỉnh giấc và bỗng phát hiện ra. Mình đang thiết kế cho những người mẫu chuyên nghiệp mặc.

Đáng nhẽ mình phải biết thiết kế cho những phụ nữ của cuộc đời thực, với những công việc thực và gia đình thực. Đẹp, song phái tiện lợi. Sang trọng, song phải thực dụng.

Phải mất một năm nữa Kendall mới có cuộc trình diễn thứ ba, và lần nầy thành công đến tức thì.

***

Kendall ít khi về thăm Rose Hill, và chuyến về thăm nhà nào của nàng cũng hết sức thất vọng. Cha nàng vẫn chẳng hề đổi thay. Nếu có đổi thay thì cũng theo hướng tệ đi.

– Mày vẫn chưa chài nổi thằng nào à? Ngữ mày có cố cũng chỉ vô ích thôi.

Chính trong một buổi vũ hội từ thiện Kendall đã gặp Marc Renauld. Anh làm việc cho một công ty môi giới quốc tế, chuyên về ngoại tệ. Trẻ hơn Kendall năm tuổi, anh là một chàng trai Pháp hấp dẫn, cao lớn, rắn chắc. Anh chan hoà và quan tâm tới mọi người. Mới gặp anh lần đầu Kendall đã mê ngay.

Tối hôm sau anh mời nàng đi ăn, và đêm đó Kendall ngủ với anh. Tư đấy về sau đêm nào họ cũng có nhau.

Một buổi tối, Marc nói:

– Kendall, anh yêu em đến điên dại, em có biết không?

Nàng nói nhẹ nhàng:

– Em đã tìm kiếm anh suốt cả cuộc đời, Marc à.

– Có một vấn đề nan giải. Em là một ngôi sao. Số tiền anh kiếm được so với em chẳng bõ bèn gì. Có lẽ một ngày nào đó…

Kendall đặt ngón tay trỏ lên môi anh và nói:

– Anh hãy im đi. Anh đã trao cho em nhiều hơn những gì em có thể trông chờ.

Giáng sinh năm đó, Kendall đưa Marc về Rose Hill để ra mắt cha.

– Con tính cưới hắn? – Harry Stanford bùng nổ. – Hắn là một đứa tiểu tốt vô danh! Hắn cưới con vì những đồng tiền mà hắn nghĩ con sẽ có.

Nếu Kendall cần thêm một lí do nữa để cưới Marc thì cha nàng đã cho nàng lí do đó rồi. Ngày hôm sau họ làm lễ cưới ở Connecticut. Cuộc hôn phối với Marc đã mang đến cho nàng một niềm hạnh phúc nàng chưa từng biết đến trong đời.

– Em không nên để cho cha áp bức như vậy, – anh nói với Kendalll – Suốt cuộc đời ông ta đã sử dụng đồng tiền như một vũ khí. Chúng ta không cần tiền của ông ta.

Và Kendall yêu Marc vì lẽ đó.

***

Marc là người chồng tuyệt vời – tốt bụng, ân cần và tận tuỵ. Mình đã có tất cả, Kendall sung sướng nghĩ. Quá khứ giờ đây đã chết. Nàng đã thành đạt mà không cần tới cha. Chỉ vài giờ nữa thôi, thế giới thời trang sẽ tập trung chú ý vào tài năng của nàng.

Trời đã ngừng mưa báo hiệu một điềm lành.

Buổi trình diễn thành công vang dội. Trước khi hạ màn, trong tiếng nhạc và giữa muốn vàn ánh đèn rực vỡ, Kendall bước ra đường chạy, cúi mình chào khán giả, và đón nhận tiếng hoan hô vang trời. Kendall chỉ mong có Marc ở Paris để cùng nàng chia sẻ những phút giây huy hoàng đó, song công ty môi giới của anh đã không cho phép anh rời New York lấy một ngày.

Khi đám đông đã tan hết, Kendall trở về văn phòng trong một tâm trạng lâng lâng. Người phụ tá của nàng nói:

– Bà có một cái thư tay.

Kendall nhìn chiếc phong bi mầu nâu và bỗng rùng mình. Chưa mở ra nàng đã biết nó nói gì trong đó.

“Thưa bà Renauld,

– Tôi lấy làm tiếc thông báo với bà rằng hiệp hội Bảo tồn động vật doang dã lại thiếu kinh phí hoạt động, chúng tôi cần ngay 100.000 đô la để trang trải chi phí của mình. Số tiền trên phải được chuyển vào tài khoản số 804072-A tại nhà băng ở Crédit Suisse ở Thuỵ Sỹ”.

Bức thư không có chữ kí.

Kendall ngồi chết lặng. Việc tống tiền nầy sẽ không bao giở chấm dứt.

Một phụ tá khác hớt hải chạy vào văn phòng.

– Kendall! Tôi thật xin lỗi. Tôi vửa mới nghe một cái tin khủng khiếp.

Mình không thể chịu đựng thêm một cái tin khúng khiếp nào nữa.

– Tin… tin gì vậy?

– Radio Luxembourg vừa công bố thân phụ cô đã qua đời. Ông bị chết đuối.

Phải mất một lúc Kendall mới lĩnh hội được cái tin ấy. Ý nghĩ đầu tiên của nàng là, không biết một trong hai điều sau, cái nào khiến ông ta tự hào hơn? Sự thành đạt của mình hay thực tế mình là kẻ giết người?

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN