Sao Đen - Chương 40: HỒI SINH
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
48


Sao Đen


Chương 40: HỒI SINH



Sau mấy tuần tâm thần bị thương tổn, Đỗ Thúc Vượng đã lấy lại được cân bằng. Và giờ đây anh đã có thể dùng lý trí để tự chủ được mọi cảm xúc thất thường. Buổi sáng anh dậy sớm đi dạo, thở hít không khí ngoài trời về tắm rồi đi ăn sáng. Anh đọc sách và ghi chép chủ đề theo một chương trình chặt chẽ. Gần đây tướng Nguyễn Hữu Đức nhờ anh dịch cho cơ quan một số tài liệu của nước ngoài. Cơ quan có thù lao nhưng khoản tiền đó thực là nhỏ bé và rất tượng trưng. Nhưng anh nhận rất vui vẻ và còn có ý định mời tướng Đức đi cà phê nữa! Để có được quan hệ tình cảm tốt đẹp và bền chặt, người chỉ huy cơ quan tình báo nhận lời ngay. Họ rủ nhau ra một tiệm vắng vẻ ngoài bờ sông. Nhìn cảnh ngắm trời thưởng thức vị cà phê thơm phức. Họ nói chuyện về Musset, về Baudelaire… Đỗ Thúc Vượng cao hứng đọc mấy vần thơ của Paul Valery.

Nous avons pensé des choses pures.

Côte à côte le long des chemins nous

Nous sommes tenus par les mains

Sans dire… parmi les fleurs obsscures

(Ta suy tưởng những điều trong sáng

Đi bên nhau suốt chặng đường dài

Tay trong tay chúng ta im lặng

Giữa muôn hoa rừng hương toả đêm say)

Tướng Đức không phải là con người của thi ca nhưng ông chăm chú nghe và rồi cũng xúc động. Ký ức của thời học sinh sống lại trong ông, viên tướng thấy mình trẻ lại. Với Vượng, đây cũng là một niềm hứng khởi đột biến, mới lạ. Một thời gian dài, hàng tá những chủ thuyết của nhiều trào lưu triết học bí hiểm đã nhận chìm anh trong hoang tướng. Tâm hồn anh khô cằn đi vì những triết lý cao siêu. Nay từ bỏ tất cả quay về với thi ca, mảnh đất trong anh bỗng nảy lên những nhành lộc mới. Anh yêu cuộc đời thắm thiết hon. Vượng không muốn chết nữa.

Khi họ say sưa đàm đạo nghệ thuật thì có một người khách ngồi gần chú ý đến họ. Chờ cho câu chuyện tạm dừng trong phút chuyển thể tài vị khách lạ mới mon men đến gần:

– Xin lỗi hai ông, có thể cho phép tôi ngồi cùng bàn vài phút?

Xin mời ông, hãy còn ghế trống – Tướng Đức nhã nhặn lui chiếc ghế của mình lại một chút.

Một ông già gần bảy chục tuổi dáng người cân đối trán hói đến đỉnh, cặp mắt linh hoạt và nụ cười khá hấp dẫn.

– Ông Vượng không còn nhận ra tôi nữa, nhưng không sao, tôi có thể làm ông nhớ lại. Tôi chỉ là lột nhà buôn bình thường, vô học. Nhưng tôi rất thích văn chương nghệ thuật. Tôi đã nhiều lần mò đến giảng đường nghe ông Vượng thuyết trình về đủ các loại thể tài. Nói chung thì tôi không hiểu, và cái say mê của tôi chính là chỗ tôi không hiểu! – Ông già cười hóm hỉnh – Thưa ông, tôi là thính giả trung thành của ông và có lần tôi suýt toi mạng vì trái nổ quăng vào rạp Nocturnenơi ông đang nói về “Prud’homme”, ông mượn bút hoạt kê này để bêu riếu tập đoàn cầm quyền bất tài thối nát. Ông có nhớ không?

– Dạ có.

Đỗ Thúc Vượng hình như khó chịu nghe nhắc lại chuyện xưa, nhưng tướng Đức lại có vẻ hứng thú trước sự làm thân quá tự nhiên của ông già.

– Tôi luôn luôn ngồi hàng ghế đầu với mấy bông hoa để tặng ông khi bài diễn văn kết thúc. Hôm đó nhưng bông hoa thấm máu, còn tôi thì không hề hấn gì. Thật kỳ lạ.

– Chúng đã giết mất ba người và làm hơn một chục người bị thương. Chúng định giết tôi thôi, nhưng cái bục gỗ đã che cho tôi.

– Hôm nay gặp ông tôi ngạc nhiên quá. Tôi tưởng ông ra đi lâu rồi!

– Nhà tôi đây, đất nước tôi đây, ông bảo tôi đi đâu?

– Tôi nghĩ thế vì tôi lo cho ông thôi. Hồi đó ông chống Cộng nhiệt thành quá, còn tôi thì hưởng ứng reo hò cổ vũ như điên. Thế mà hôm nay vẫn gặp nhau ở đây đê ôn lại kỷ niệm cũ. Lạ lùng thực!

– Nhắc lại chuyện đó làm gì nữa cho thêm buồn.

– Tôi lại thích nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại, thấy tức cười đến nôn ruột, y như nghe Prud’homme nói: “Ce sabre est le plus be au jour de ma vie!”1 (Thanh kiếm này là ngày đẹp nhất đời tôi)

– Ông chưa giới thiệu lại tên, thưa ông thính giả trung thành của tôi.

– Tôi là Chu Bội Ngọc, chủ tiệm kim hoàn Minerva’s Treasure.

– À té ra là ông Chu Bội Ngọc ông đã góp vào qũy vận động bầu cử của liên danh Thiệu-Kỳ-Hương bốn trăm ngàn đồng!

– Dạ, không phải bốn trăm mà là tám trăm ngàn đồng?

– Ông già cười to – Tôi mê ông diễn thuyết nhưng lại ưng ông Thiệu cầm quyền. Và bây giờ thì tôi ở lại với chánh phủ cách mệnh. Mười đứa con, bốn đứa cháu, hai bà vợ trẻ ra đi. Tôi ở lại với bà vợ già bảy đứa con và sáu cháu nội ngoại. Cuộc đời tôi là một mớ nhưng mâu thuẫn nhưng tôi vẫn tồn tại.

– Ông còn mở cửa hiệu kim hoàn chứ?

– Dạ không, tôi hạ biển lâu rồi. Cửa hàng thu lại một gian. Tôi buôn bán một số hàng mỹ nghệ không có kim loại quý. Buôn cho vui thôi chứ không phải để kiếm sống. Các con đều tự lập, tôi và bà già thì ăn hết mấy.

– Ông có còn thói quen đi nghe diễn thuyết nữa không?

– Vẫn thế. Tôi đến mọi diễn đàn từ phường đến quận. Có lúc còn mua vé vào câu lạc bộ để nghe. Đề tài nào cũng chịu khó ngồi, từ sinh đẻ có kế hoạch đến nuôi heo, tập luyện dưỡng sinh đến tình hình Trung Đông, Nam Mỹ. Chỉ có điều không lẻn vào được các giảng đường đại học. Diễn giả bình dân họ nói dễ hiểu hơn những đề tài ông trình bày trước đây nên dễ chán hơn. Gần bảy mươi tuổi ngồi nghe cách sinh đẻ có kế hoạch thì trớ trêu quá! Ha ha! Nếu tôi được nghe vấn đề dân số thế giới sớm hơn thì có lẽ tôi đã không lấy đến ba bà và đẻ tròn một tá con như vậy!

– Như ông Vượng đây thì chẳng có vợ và cũng không có con? Tướng Đức góp chuyện.

– Sao lại thế được thưa ông – ông già tỏ vẻ ngạc nhiên – ông Vượng còn đủ thời gian để sửa lại chuyện đó. Nếu ông muốn tôi sẵn sàng giúp, không có gì khó khăn cả.

Vượng cười:

– Ba mươi tuổi chưa lấy vợ thì ngại không muốn lấy nữa. Bốn mươi chưa xây nhà thì chẳng cần xây. Năm mươi chưa làm quan thì tham vọng công danh cũng tàn lụi. Tôi là người quá thời tôi sống độc thân quen rồi.

– Không được đâu ông Vượng ạ. Già càng cần có bạn. Tôi có cá một thời phóng đãng, chung đụng với bao nhiêu đàn bà. Nếu cứ mỗi lần đều đánh dấu bằng một nhát dao thì tất cả cánh cửa của nhà tôi chăng đủ chỗ băm! Ha ha! Nhưng gần bảy mươi thì phải quay về với bà vợ cả. Bây giờ mới thực sự yêu nhau, không còn gì để mà ghen tuông nữa. Một tình yêu vị tha và trong trắng! Tôi nghĩ là nếu bà nhà tôi bỗng nhiên hạc giá quy tiên thì tôi cũng không sao sống nổi!

– Ông còn những hai bà nữa kia mà!… Trông ông còn tráng kiện lắm.

– Các bà ấy di tản từ trước giải phóng. Cả hai đều dưới bốn mươi, có lẽ họ cũng đã tìm “phụ tùng thay thế” cả rồi! Ha ha! – ông già cười thoải mái.

– Ông là người lạc quan. Ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng thấy ông vui. Những người như thế chẳng bao giờ băn khoăn, ông sẽ sống lâu đấy.

– Nói vậy chứ tôi có nhiều băn khoăn lắm hai ông ạ. Tôi không buôn bán đồ cổ nữa, nhưng tôi biết rằng có nhiều thứ rất quý đang tuôn ra nước ngoài. Của Việt Nam ta cũng có, của thế giới cũng có. Nhiều người giàu có trước đây mua cả những tác phẩm hội họa, điêu khắc của Trung Hoa, Nhật Bản, của vùng Đông Nam Á lẫn của châu Âu, châu Phi. Nay họ phải bán đi kiếm tiền xài hoặc tìm phương tiện di tản. Thế là rất nhiều tác phẩm có giá trị rơi vào tay bọn buôn lậu với giá rẻ mạt. Chúng đóng hòm bí mật chuyển xuống tàu buôn để đem ra ngoại quốc. Chánh phủ cấm nhưng không tổ chức thu mua những báu vật này. Chưa có một chính sách thoả đảng để bảo vệ. Thực ra chánh phủ còn nghèo quá, làm sao mở nổi nhưng bảo tàng lớn. Nhưng nếu để tư nhân họ lo giúp một phần thì cũng tốt. Như tôi, tôi am hiểu lĩnh vực này, tôi đủ tiền mua hàng trăm bảo vật như vậy. Tôi có thể thành lập một bảo tàng tư nhân. Sau này sắp chết tôi sẽ trao lại cho chánh phủ. Nếu chánh phủ chưa đủ sức điều hành thì vợ con tôi sẽ tiếp tục công việc đó. Tôi nghe nói bên Nga có tay nhà buôn tên là Tretiakov suốt đời dành tiền để lập ra một Galerie, sau này được chuyển cho nhà nước và bảo tàng đã mang tên ông ta. Đó là di sản to lớn dành cho nước Nga, cho Liên Xô và cho cả nhân loại. Tôi định làm việc đó, nhưng chưa dám vì có thể bị xích cổ về tội tàng trữ bảo vật bất hợp pháp – Chu Bội Ngọc thở dài – Ai dám tin vào thiện chí một tên tư sản, cóc vàng. Đã có cái tiền án tư sản thương nghiệp rồi thì rất khó làm ăn, dù rằng đó là một việc ích nước lợi nhà. Thực ra tôi đã làm một cuộc cách mạng trong đời mình. Riêng chuyện quyết định ở lại đã là một hành động cách mạng rồi. Tôi ở lại với chế độ mới không nhằm duy trì sự bóc lột. Tôi chán bóc lột rồi. Tôi thừa biết chủ nghĩa xã hội không thừa nhận phương thức đó. Nhưng tiếc rằng nhưng công việc chẳng dính líu gì đến bóc lột cũng bị chính quyền kỳ thị. “Tên tư sản Chu Bội Ngọc đang tìm cơ may ngóc đầu dậy”. Vâng đúng là tôi đang muốn ngóc đầu dậy, đứng thẳng người như mọi công dân để làm một công việc cách mạng. Đó là thu thập lại nhưng báu vật cho đất nước, cho chủ nghĩa xã hội bằng sức lực cơ bắp và trí tuệ, bằng đồng tiền của chính mình. Nhưng ngay hành động này cũng có thể bị trừng trị. Người ta không cho tôi làm cách mạng. Đó la nỗi buồn lớn nhất của tôi.

– Tôi nghĩ ông có thể đề xuất ý kiến này ở Sở Văn hóa xem người ta khuyên ông ra sao?

– Tôi đã thử làm nhưng chỉ được một vị chẳng có thẩm quyền tiếp. Anh ta trả lời là chưa có tiền lệ cho nhưng công việc như thế này. Ông ta còn giải thích: Văn hóa, tư tưởng là vấn đề chuyên chính vô sản. Không một cá nhân nào kể cả đảng viên cộng sản được phép mở bảo tàng tư!” – Thưa ngài tôi chưa coi đây là bảo tàng. Nó chỉ là một phòng lưu trữ. Nhưng tôi hy vọng nó sẽ trở thành một bảo tàng hoặc một bộ phận cấu thành của bảo tàng thành phố chúng ta trong tương lai” – Ông ta nhún vai vườn khinh bỉ: “Trước khi trở thành một bộ phận của bảo tàng thành phố liệu nó đã trở thành câu lạc bộ Pétoefi chưa?”. Tôi chẳng biết Câu lạc bộ Pétoefi là gì nhưng biết là chánh quyền không hài lòng. Tuy vậy tôi vẫn tin vào ý định của mình là tốt Tôi vẫn mua những thứ quý cho vào một kho bí mật. Chỉ có tranh là khó giấu. Hạ thổ không được mà treo trên tường thì quá nhiều. Vì vậy tôi có ý định rủ một số người cộng tác để phân tán số tranh đó ra. Khi nào có đủ được mọt phòng tranh và cổ vật quý giá tôi sẽ đến gặp ông chủ tịch thành phố xin đăng kiểm và chính thức mở cửa phục vụ công chúng. Thành phố lớn của chúng ta đã có một bảo tàng hội họa cho đúng nghĩa của nó đâu. Tôi muốn bỏ cả gia sản của tôi ra đổi lấy mấy chữ “Bảo tàng mỹ thuật Chu Bội Ngọc”. Tôi có chết cũng đã đời. Giáo sư có muốn cộng tác với tôi không?

– Về lĩnh vực này tôi có giỏi giang gì đâu.

– Tôi cũng là kẻ ít học. Tôi chưa am hiểu lịch sử mỹ học, tôi không có các phương tiện quang tuyến, không có phòng thí nghiệm để từ chu kỳ bán hủy của các bon (C16) mà xác định tuổi các cổ vật. Nhưng tôi tin vào cặp mắt mẫn cảm vào tâm hồn mộ điệu của mình. Hơn nữa tôi giàu có. Tiền giúp tôi đạt được nhiều cái tôi muốn. Ông là người học rộng, ông hiểu biết sách vở, còn tôi thì tinh ranh trong xét đoán thực tiễn. Cái gì tinh tuý ta giừ lại cho đất nước. Cái gì là của giả, là phản mỹ học, ta đẩy cho bọn trưởng giả, bọn hãnh tiến ngu ngốc, bọn buôn lậu… ý ông thế nào?

– Hãy để cho tôi suy nghĩ hoặc ít ra cũng phải qua một cuộc sát hạch để xem tôi có đủ tín nhiệm với ông không đã.

– Tôi đã có sẵn một cuộc sát hạch như giáo sư mong đợi. Giáo sư có biết Tija là ai không?

– Tija là một hoạ sĩ theo trường phái ấn tượng. Đời ông là một chuỗi những năm tháng lưu vong. Ông theo các thương thuyền Bồ Đào Nha có mặt ở khắp các nước Nam Mỹ, Đông Phi và cả những vùng băng giá Bắc Âu. Ông vẽ rất nhiều nhưng tiếc là tất cả các tác phẩm lớn đều theo ông xuống đáy đại dương trong vụ đắm tàu bi thảm năm 1891 ở gần Bermuda. Chỉ còn rất ít tranh của ông sót lại nằm rải rác ở một số nơi ông cư trú ngắn ngày.

– Có một bức lọt vào Việt Nam qua một cuộc bán đấu giá ở Hương Cảng năm 1958. Người chủ mới của bức tranh giấu tên nên ít ai để ý đến nó nữa. Vừa qua có người đàn bà định bán cho tôi bức tranh đó. Giáo sư có thể coi đây là đề thi cho mình.

– Đề tài này hắc búa quá đấy! – Vượng cười.

– Xin cứ thử, không có thiệt hại gì. Ít ra thì giáo sư cũng có một dịp được ngắm bà chủ của bức tranh. Thật là một giai nhân tuyệt sắc. Tuổi bảy mươi như tôi mà cũng phải chớp mắt liên hồi. Ha ha! Ta hẹn nhau đi, chiều mai tôi đưa giáo sư tới.

– Cám ơn ông, ông vẫn chưa chuyển chỗ ở chứ?

– Vâng, tôi vẫn ở phố Lê Lợi.

Khi ông già đi rồi. Đỗ Thúc Vượng mới nói với Hữu Đức:

– Tôi không lê la ở quán cà-phê thì thôi chứ đã đi là còn lắm kẻ mồi chài.

– Đó là một điều tốt. Ông cứ nhận cộng tác với ông già đi. Nếu đúng như lời ông ta nói thì đây là một việc đáng làm. Tôi sẽ đứng sau các hoạt động của ông. Ta càng cần phải tìm hiểu ông Chu Bội Ngọc kỹ hơn. Một nhân vật hấp dẫn lắm. Bề ngoài tưởng như một Prud’homme nhưng thực ra ông ta có chiều sâu trí tuệ đáng ngạc nhiên.

– Vâng. Tôi sẽ đến gặp ông ta vào chiều mai như đã hẹn. Nhưng đây chỉ là thăm viếng xã giao. Có cộng tác lâu dài với nhau không là còn tùy ở động cơ hoạt động của ông ta.

– Động cơ nào thì ông cũng cứ nhận cộng tác. Có thể chưa nhận ngay nhưng từ chối thì không nên.

Ít hôm sau Đỗ Thúc Vượng đến thăm Hai Bền. Đây là lần đâu tiên anh đến thăm một quan chức cách mạng. Để không ai chú ý, Vượng đến vào buổi tối. Chị Năm Ngân ra mở cửa mời khách vào.

– A! Anh Vượng? – Hai Bền reo lên. Lần đầu tiên Bền gọi Vượng bằng anh một cách thân mật – Anh đến bất ngờ quá làm tôi không chuẩn bị đón tiếp.

– Trời. Có gì mà phải long trọng thế anh Hai. Tướng Đức có bảo tôi khi cần thì mới đến gặp anh và phải kín đáo. Hôm nay tôi đến thăm anh là chính. Cũng có một chuyện nhỏ muốn nhắn với ông Đức thôi.

– Cám ơn anh – Hai Bền quay sang giới thiệu với vợ – Đây là anh Đỗ Thúc Vượng, người mà anh vẫn thường kể cho em nghe đó.

– Hôm nay mới hân hạnh được tiếp anh. Tôi nghe cụ Định và nhà tôi nói về anh luôn.

– Cảm ơn chị.

– Qúy khách đó! Em xem có gì cho bọn anh nhậu chơi!

– Dạ có, để cho em chuẩn bị chút xíu.

Mười phút sau chị đã bưng rượu và đồ nhắm đặt lên bàn rồi đưa thằng Trung Kiên vào buồng trong hai người đàn ông nói chuyện. Đỗ Thúc Vượng cho Hai Bền biết tin anh đã nhận cộng tác với Chu Bội Ngọc theo sự gợi ý của tướng Đức. Ông Chu đã cho anh xem bản danh sách những tác phẩm có giá trị của nhiều người đang định bán. Có cả danh sách những người định mua nhưng ông già còn giữ kín. Sự trao đổi của những người yêu tranh cũng là chuyện thường tình thôi nhưng nếu để lọt vào tay bọn buôn lậu vượt biên chúng sẽ lén lút mang đi mất. Những bảo vật đó còn qúy hơn vàng.

Vượng đã đến thăm bức tranh “Chiếu bạc” ở nhà Lili. Với tư cách nhà chuyên môn, anh đã ở đây một ngày và làm quen với bà chủ nhà kiều diễm. Họ nói chuyện thân mật với nhau trong tư thế hai kẻ độc thân và Lili khuyên Vượng cứ đến tìm hiểu cho kỹ xem thật giả. Nếu anh thực lòng định mua thì bức tranh thuộc về anh.

Hai người đàn ông cười vui vẻ khiến Năm Ngân cũng phải ngạc nhiên. Tiệc tan, chị ra thu dọn rồi mới cùng chồng ngồi tiếp khách. Chẳng mấy chốc Năm Ngân đã chuyện trò rất thân tình với người bạn mới.

– Cụ Định cứ thương anh sống một mình vất vả. Cụ muốn kéo anh sang ở chung với cụ cho vui, nhưng anh lại không muốn.

– Tôi sống độc thân gần hai chục năm cũng quen đi. Ở với cụ Định thì cũng thích nhưng cụ già mà vẫn đi làm tôi trẻ hơn lại nằm nhà thì thà sống độc thân còn hơn.

– Anh định sống độc thân mãi sao? Cũng phải tìm người bạn gái chứ. Thời trẻ chúng tôi cũng sống cô đơn, nhưng là do hoàn cảnh công tác. Đến tuổi bốn mươi vẫn phải tìm đến nhau, phải sinh con đẻ cái, phải có một gia đình nho nhỏ. Tôi nghĩ là anh nên tìm lấy một người đàn bà thích hợp, anh sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

– Biết tìm ai chị?

– Anh chưa có ý định thôi chứ đã định tôi sẽ giúp. Cụ Định cứ phàn nàn “con gái lấy chồng hết, nếu còn tôi cũng cho anh Vượng một đứa!”.

Vượng cười:

– Thương thì cụ nói cho vui thôi, chứ là luật sư cụ biết thừa là cho đâu có được! Tôi là người khô khan, ít có sức hấp dẫn đối với phái đẹp.

– Anh đánh giá sai mình đó thôi. Tôi làm công tác văn hóa xã hội trong quận tôi quen rất nhiều phụ nữ!

– Nhưng nghe nói trước đây anh đã có một người vợ là hoa hậu của vùng Chợ Lớn, do đó bây giờ anh không còn cảm xúc gì với những người đàn bà bình thường – Hai Bền gợi lại chuyện xưa.

– Đúng là tôi đã có một người vợ đẹp. Nhưng đó lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều điều bất hạnh. Với tôi bây giờ cái đẹp phải toàn diện cả tâm hồn lẫn dung mạo. Tôi chưa có ý định tục huyền thôi chứ không dám kén chọn đâu ạ.

– Tôi cũng xin nói chuyện vui với anh thôi. Tôi mới quen một chị còn trẻ xinh lắm. Hồi mới giải phóng có một tay giàu có không di tản kịp ở lại với chị ta. Họ sống với nhau như vợ chồng. Chị ta bị bịnh hắn bỏ liền và vượt biển đi luôn. Nay bịnh đã lành, sống một thân một mình thiệt tội. Giá có người đàn ông nào tốt bụng cùng hoàn cảnh (như anh chẳng hạn) mà chấp nhận chị ta thì tôi nghĩ là rất tốt.

– Thế chị giới thiệu cho tôi nhé! – Vượng nói vui – Ai thấy tôi cô đơn cũng muốn vun vén cho. Vừa rồi ông bạn già Chu Ngọc Bội khuyên tôi “chớp” luôn một cô cũng bị chồng bỏ ở ngay hẻm 72. Tôi đã đến đó, nhưng nàng trẻ như tuổi con gái tôi nên tôi không dám.

– Hẻm 72, có phải cô Lili không?

– Dạ đúng, sao chị biết?

– Thì chính là tôi đang định giới thiệu cô đó với anh. Cô ấy xinh đấy chứ!

– Vâng, xinh và trẻ nữa. Còn tôi thì lại quá già.

– Anh năm nay bao nhiêu? Năm tám ạ? Cô ấy cũng ba hai rồi.

Theo tôi là có thể được đấy!

Họ chuyện trò đến mười giờ khuya Đỗ Thúc Vượng mới cáo từ ra về. Anh đi bộ trong phố vắng. Không khí dịu mát của trời đêm làm anh thêm bứng khởi. Anh không quay lại từ bước khởi đầu của cuộc đời. Anh không phải xóa sạch quá khứ, anh rẽ sang hướng khác và cảm thấy mình còn có thời gian để cống hiến cho dân tộc mình. Vượng thấy mình trẻ lại sau bao nhiêu năm vật vã, trăn trở, thất bại, yếm thế và cô đơn. Quanh anh đã có một công chúng nho nhỏ, những người bạn mới và anh đã tin vào thiện chí của họ.

Công việc hợp tác của Vượng với ông già Chu cũng đem cho anh những hứng thú mới. Ông Chu kéo anh đi xem những bức tranh, những tượng đồng, tượng gỗ, tượng đá, những phù điều trong nhiều xa-lông sang trọng mà ông ta quen biết. Cái sinh động của thực tiễn làm anh bừng tỉnh. Những hiểu biết của anh về lĩnh vực này còn quá nhỏ bé. Anh phải đọc thêm sách. Anh phải tốn bao nhiêu cửa ải phiền hà để đổi tấm thẻ thư viện cũ rích của mình từ thời Ngụy tìm đường đến những phòng đọc đặc biệt. Và chẳng bao lâu ý kiến anh thực sự có sức nặng đối với ông già vị thính giả trung thành của anh xưa kia và “ông chủ’ mới của anh ngày nay. Anh vui mừng nhận thấy lời khuyên của tướng Đức đồi với anh là có ích. Những hiểu biết của anh vẫn còn giúp ích cho thực tại nếu anh biết hòa mình vào cuộc sống chung, thích nghi với hoàn cảnh mới.

Vượng phải tự thú là cái hẻm 72 có sức thu hút anh lạ lùng. Một lần nữa anh lại gõ cửa nhà Lili xin cho anh ngắm lại bức tranh “Chiếu bạc”. Phải chăng bà chủ nhà còn hấp dẫn hơn nhân vật trong tranh? Lili mở cửa văn phòng “Yêu tinh râu xanh” cho anh vào. Khi Vượng ngồi ngắm tranh Lili đi pha cà phê. Cô lặng lẽ đặt tách cà-phê nóng trước mặt khách rồi hỏi nhỏ:

– Thưa ông, hôm nay liệu ông đã định giá được bức tranh này chưa?

– Là người mua, tôi muốn bức tranh rẻ hơn nhiều so với giá cô định. Còn nhân nhanh nhà bình luận thì tôi lại thành thật nói rằng giá trì bức tranh vượt xa số tiền cô muốn bán. Tôi khuyên cô nên giữ lại bức tranh vô giá này. Khi nào không còn gì để bán nữa, cô hãy từ biệt nó. Cái xe máy, chiếc ô tô có thể tìm lại hoặc mua được những cái tốt hơn, nhưng với bức tranh thì đó là vĩnh biệt.

Lili tròn mắt ra không hiểu ý Vượng thế nào. Định mua rẻ hơn nhưng lại chê người bán nói giá thấp quát Muốn mua tranh lại khuyên người chủ không nên bán. Ông ta lẩn thẩn hay ỡm ờ! Suốt đời cô chưa gặp một tay nhà buôn nào mua bán kiểu này.

Như hiểu được những băn khoăn của Lili, Vượng Phải giảng giải cho cô ta về Tia, về những tư tưởng thẩm mỹ rất phóng túng của ông, về tài năng lẫn sự bất hạnh của ông. “Chiếu bạc” là một trong vài bức tranh hiếm hoi ông còn để lại cho nhân loại. Lili nghe rất chăm chú và cô cũng thành thật thú nhận:

– Ông nói em mới biết. Trình độ thẩm mỹ của riêng em thì chẳng hiểu bức tranh đẹp ở chỗ nào?

Thế là Vượng lại phân tích tư tưởng bố cục, màu sắc thể hiện nội tâm đầy mâu thuẫn của người đàn bà trong tranh cho Lili nghe. Anh mải thuyết trình đến nỗi li cà-phê vẫn còn nguyên và ngừng bốc khói.

– Mời ông uống cà-phê đi. ông còn nhiều thời giờ để giảng giải cho em vì cái đầu ngu ngốc này cứ muốn nghe ông nói mãi.

– Cảm ơn Lili! – Vượng gọi tên trống không của bà chủ một cách tự nhiên và thân mật. Qua mấy lần đến xem tranh, anh đã hạ cung bậc từ thưa bà xuống thưa chị, thưa cô, và hôm nay chí còn là Lili. Cô nhìn Vượng uống, mắt cô long lanh, làn môi thoáng một nụ cười như nghi ngờ:

– Nếu bức tranh có giá trị đúng như ông nói thì ông hãy mua đi. Em bán cho ông đấy.

– Tôi không đủ số tiền cô đòi. Trừ phi tôi bán nửa ngôi nhà của tôi đi!

– Thế ông có bao nhiêu?

– Tôi chưa bao giờ biết đúng số tiền mình có. Nhưng chắc chắn là thiếu to.

– Thế em bán rẻ cho ông vậy, ông có bao nhiêu em lấy bấy nhiêu.

– Như thế thì rẻ quá… mà tôi lại chẳng muốn mua rẻ của ai bao giờ!

– Nhưng em tự nguyện bán cho ông kia mà. Em không hiệu nôi vẻ đẹp của bức tranh thì nhãn số tiền nhỏ của ông là em sung sướng, em thỏa mãn lăm rồi. Còn ông thì yêu tranh, ông mua được giá hời. Thế là cả hai ta đều vui!

– Nhưng cô có thể bán cho người khác được giá cao hơn nhiều và cô sẽ vui hơn nhiều.

– Thế nào thì ông cũng có lý hơn em. Nếu vậy thì ông cứ mua với giá đắt đi, em bán chịu cho ông vậy. Bằng lòng chứ?

Đỗ Thúc Vượng mỉm cười buồn buồn:

– Tôi già mất rồi, tôi không còn đủ thời gian để trả món nợ đó. Tôi sẽ chết sớm hơn Lili. Không vợ không con, ai là người trả nợ cho tôi.

– Khó đấy nhỉ! – Lili nghiêm nét mặt – Đúng là ông định giễu em thôi. Từ nãy đến giờ ông chỉ vờn bức tranh như mèo vờn chuột ốm. Ông chẳng định mua, ông chỉ muốn gây cho em cái ảo tưởng hão huyền về “sự giàu có” của mình. Ông độc ác lắm! – Vẻ mặt Lili đầy phẫn uất, nước mắt lưng tròng.

– Thì ra Lili coi tất cả những lời nói của tôi là chuyện đùa chăng? Chẳng lẽ tôi lại đi tìm niềm vui độc ác như vậy ở một người đàn bà cô đơn sao? Tôi chỉ là một chuyên gia về mỹ học. Tôi cộng tác với Chu Bội Ngọc. Ông ấy có tiềm lực lớn về tài chính. Ông định thu mua tất cả những tác phẩm nghệ thuật để lập một phòng tranh sau này lưu lại cho hậu thế. Tôi giúp ông ta tìm kiếm khắp thị trường, các xa-lông. Chỉ riêng với Lili tôi mới tiết lộ hết những hiểu biết của tôi về bức tranh “chiếu bạc”. Tôi muốn Lili hiểu đúng tài sản của mình. Không có chuyện lừa dối cô đâu.

Li li vẫn còn nửa tin nửa ngờ.

– Em đã bán cho ông Chu Bội Ngọc một chiếc tẩu hình đầu lâu. Ông ấy muốn đặt tiền trước bức tranh này nhưng em chưa nhận. Em không thấy ông già hói đó đánh giá bức tranh này cao như ông. Đúng là con buôn có nhiều mánh khoé.

– Ông ta vừa buôn cũng vừa thực hiện một chương trình to lớn. Với cái tẩu thì ông ta buôn. Nhưng với cái này thì không. Ông ta mua cho bộ lưu trữ của mình.

– Nếu bức “Chiếu bạc” quả là quý giá thì em chẳng bán cho ông ta nữa. Em cho ông đấy – Lili cười – Bán rẻ không mua, bán chịu không nhận thì ông bán nhà đi mà mua!

– Bán nhà thì ở vào đâu? Treo tranh vào đâu?

– Em cho ông ở nhờ cái buồng “Yêu tinh râu xanh” này. Và ông treo luôn bức tranh ở chỗ cũ. Cách giải quyết đó coi có thỏa đáng không?

– Hoan hô! Như thế thì tuyệt vời. Tôi sẽ bán nhà, mua tranh và ở nhờ Lili luôn!

Cả hai đều coi chuyện trên là đùa và họ tạm biệt nhau vui vẻ.

Hai tuần liền không thấy Vượng lại, Lili cứ ngong ngóng. Ngoài hai buổi học thêu, cô chẳng biết chuyện trò với ai. Một mình buồn nhớ cô lại mang khung ra thêu. Cô có ý định căn bức “chiếu bạc” để thêu. Cô muốn tặng Vượng, con người yêu nghệ thuật đó một tác phẩm không phải của riêng Tija mà trong đó còn có cả bàn tay cô, nhưng không thấy Vượng lại. Tại sao nhưng câu chuyện tầm phơ ấy lại ăn sâu vào tâm hồn cô? Một chuyện đùa, nhưng sao nó nghiêm trang đến thế? Lili đã quen biết, đã sống, thậm chí đã chung đụng với nhiều người đàn ông, nhưng chưa ai gây cho cô những bất ngờ, những điều kỳ diệu như Vượng. Đã hai chủ nhật, cô mua hoa cắm vào bình, cô ngồi sau tấm màn cửa trên lầu ngong ngóng trên mặt đường chờ một dáng người cao cao, gáy gáy, da trắng xanh một cặp mắt sâu, nhưng long lanh đầy nhiệt huyết… nhưng chẳng thấy Vượng lại. Có thể anh quên cô rồi! Nếu biết địa chỉ con người ấy có lẽ Lili đã lần đến!

Rồi một bữa cô đã gặp Vượng bất ngờ ngoài đường. Lili nhìn thấy anh trước. Vượng ung dung đi bộ như vừa đi vừa suy nghĩ đếm từng bước trên vỉa hè. Lili bỗng thấy ngượng ngùng không muốn chào trước. Cô cho xe vượt lên như người vô tình không nhìn thấy. Một đoạn xa Lili lại thấy bàng hoàng như vừa bỏ mất một cái gì cao quý. Cô cho xe lên vỉa hè tắt máy. Vài phút sau Vượng đi tới, nhìn thấy Lili anh dạo bước lại gần.

– Lili, chào cô!

Lili đỏ bừng mặt quay lại vờ như vô tình gặp chứ chẳng có ý chờ.

– Chào ông Vượng, ông vẫn khoẻ chứ?

– Cảm ơn cô, tôi vẫn khoẻ. Vừa qua tôi đi Huế ít ngày thành thử không lại thăm cô được.

– Sợ là ông đã quên em rồi? – Giọng Lili nửa trách móc nửa hờn dỗi.

– Không. Làm sao quên được Lili! Nhưng cứ đến xem tranh mà chẳng mua thì không tiện.

– Ta chẳng nói đến bức tranh nữa. Lili muốn ông đến chơi với tư cách một người độc thân đến thăm một người cô đơn. Cả hai đều tự do, có gì mà ông ngại.

– Nhưng chưa bao giờ Lili đến nhà tôi.

– Thứ nhất là ông chưa mời, thứ hai là em không biết địa chỉ.

– Ồ xin lỗi, ngàn lần xin lỗi? Hôm nay tôi mới mời, ngay bây giờ. Lili nhận lời chứ.

– Dạ… em bất ngờ quá, em chưa chuẩn bị chút gì…

– Thế thì càng tự nhiên hơn, nhà tôi gần đây thôi… Hay Lili đã hẹn ai rồi?

– Dạ không đâu… Thế ông ngồi lên xe em lai về luôn.

Vài phút sau đã tới nhà Vượng. Ngôi nhà thênh thang chỉ chứa có một kẻ độc thân, trông thật hoang vắng. Vườn cây không người chăm sóc, cỏ mọc hoang dã. Lá rậm ngập lối. Chiếc xe ô tô hoen gỉ nằm trong ga ra, lốp đã xẹp xuống. Đến con chó, con mèo, con gà, con vẹt… cũng chẳng có.

Vượng khoá cổng rồi mời Lili vào phòng khách. Bây giờ anh mới thực sự lúng túng vì ấm,.. chén, khay đĩa đều bụi bậm, bẩn thỉu. Vượng ăn uống ngoài tiệm, hầu như không có bạn bè. Một thân một mình quen sống buông tuồng bừa bãi. Giờ anh mới hiểu ra ràng chẳng có thứ gì để mời khách dù chỉ là một ngụm nước. Lili đi vòng một lượt ngắm phía buồng khách. Những chậu sứ rất đẹp những cây cảnh đều chết khô. Bộ xa-lông bọc da bụi phủ để lại vài mảng bóng loáng nơi Vượng hay ngồi. Nhưng bao đăng ten phủ đệm không ai giặt giũ trở thành màu cháo lòng. Nền nhà không bao giờ lau quét, thảm không được hút bụi đã mờ hết màu sắc và đường nét trang trí. Chỉ có hai tủ sách có cửa kính là giữ được sạch sẽ chút ít.

– Ông không mượn người giúp việc à?

– Trước thì có, từ sau giải phóng tôi tự phục vụ tất cả ăn uống, tắm giặt ngoài tiệm. Ngôi nhà chỉ còn là nơi trú mưa nắng.

Lili mỉm cười lắc đầu:

– Thế mà dám mời khách đến nhà, ông can đảm thật đấy. Rượu không, cà-phê không, đến nước lạnh cũng không.

– Chúng ta ra tiệm đi!

– Không, em thích ngồi đây với ông kia. Em sẽ giúp ông thu dọn. Và mười lăm phút sau chúng ta có nước uống.

Lili nhanh nhẹn đứng dậy thu xếp cốc chén và vào rửa. Cô cắm ấm điện, lấy phất trần phủi bàn ghế, quét nhà. Vượng thì lúng túng, lăng xăng theo lệnh sai vặt của cô. Nửa tiếng sau phòng khách đã có một bộ mặt ấm cúng. Cái lạnh lẽo hoang vắng bị đẩy lùi. Hai người ngồi uống nước sôi thôi nhưng cũng thấy thú vị.

– Ông dẫn em đi thăm nhà đi!

– Xin mời!

Hai người bước song song lên cầu thang. Những căn buồng lầu một đóng im ỉm, mạng nhện bám đầy.

– Ông ngủ ở đâu?

– Gặp đâu ngủ đấy, lúc ở phòng khách, khi dưới bếp, còn thường thì ở buồng này.

Vượng mở cửa, mùi ẩm mốc của quần áo cũ tỏa ra từ căn buồng ngủ. Trên giường, khăn trải, gối đệm, sách vở, quần áo lộn xộn như một cái ổ chuột. Dưới đất lằng nhằng dây đèn bàn, quạt máy, báo cũ, bút giấy, giày dép bừa bãi. Mấy cánh cửa kính nhìn ra đường phố cánh đóng, cánh mở. Trên bàn giấy ngổn ngang những chồng sách quyển gập quyển mở, quyển đánh dấu bằng những cái chặn giấy “nghiệp dư”: tượng đồng, hộp xà phòng, vỏ chai, thước kẻ, lọ mực, gạt tàn thuốc lá… thậm chí cả chiếc giày phụ nữ cũng được Vượng huy. động vào cái công việc văn chương chữ nghĩa này.

Lili ôm mặt cười rũ rượi:

– Sống như thế này mà ông chịu được à.

– Quen đi và tôi cảm thấy hoàn toàn dễ chịu!

– Em nói ông đừng giận nhé! Ông là người có học nhưng ông sống bừa bãi và bẩn thỉu như con heo vậy!

Chẳng những không giận mà Vượng còn tỏ ra thú vị:

– Con người như Nietzche nói, nó đồng thời chứa đựng hai tính chất, tính thần thánh và tính dã thú. Dù là vĩ nhân cũng không thể nằm ngoài triết luận đó được. Với mọi người về thể xác hoặc linh hồn cũng chứa đựng sự phân cực này. Tôi là kẻ dị dạng nên sự phân cực có khác đi chút ít. Thể xác tôi gần với dã thú, với con người nguyên thuỷ còn linh hồn thì hướng tới sự hoàn mĩ thần thánh. Tôi khinh thường cuộc sống vật chất và chỉ chấp nhận cái cao cả của linh hồn.

Lili lắng nghe mà chẳng hiểu Vượng nói gì. Cô ra lệnh luôn:

– Bây giờ ông giúp em một tay mười lăm phút nữa căn buồng của ông sẽ là căn buồng của một con người. Nó không phải là thần thánh nhưng ít ra cũng chẳng đến nỗi như dã thú.

Miệng nói tay làm, Lili lạnh lợi, Linh lịch lãm, Lili lọ lem như có phép màu đã lập lại trật tự, lựa ra đến một xe nhưng thứ vô bổ mà Vượng đã vô thức tha vào như chim tha rác, chuột tha mồi… mà anh chưa bao giờ nghĩ sẽ trả nó về chỗ cũ.

Khi căn buồng đã trở nên khang trang gọn lnắt. Li li mới hỏi Vượng:

– Ông có thấy dễ chịu hơn lúc mới vào không?

– Bây giờ là điện Panthéon, là đền Eugine nơi ngự trị của thiên thần!

– Từ nhỏ ông quen sống bừa bãi thế này à?

– Tôi không nhớ nữa, nhưng chắc là nó không tệ hại như bây giờ. Trong nhà bao giờ cũng có một tá người hầu hạ. Tôi bày ra là có người thu dọn liền. Hồi ở Pháp, ở Mỹ tôi sống trong khách sạn, dù là những khách sạn hạng bét thì cũng vẫn có bồi bàn, hầu phòng, và tiền đã lo cho tôi mọi tiện nghi. Vợ bỏ, tôi thấy chẳng cần người giúp việc nữa. Tôi ăn tiệm và chỉ ngủ đêm ở nhà thôi. Tôi mất dần những nhu cầu về tiện nghi.

– Và ông đã trở thành thần thánh! – Lili cười chế giễu.

– Thành ma qủy thì đúng hơn! – Vượng ngượng nghịu với vẻ mặt tự tội trạng rất… đáng thương.

– Trước khi học làm thần thánh em nghĩ ông nên học quét nhà, rửa bát thay quần áo… Nếu ông không tự học nổi thì mời thày dạy hoặc thuê người giúp việc.

– Phải tự học dần thôi. Giờ thì chẳng có nhiều tiền để thuê người nữa.

– Ông thuê em, em xin hầu phòng không công cho ông, ông có mướn em không?

– Lili chế giễu tôi làm gì cho thêm tội…

Và chính trong căn phòng vừa thu dọn đó Đồ Thúc Vượng đã buồn buồn kể lại toàn bộ đường đời của anh. Anh kể lại mọi thất bại trong những tham vọng điên rồ, trong những nỗ lực sinh tử để cầu mong một sự nghiệp. Nhưng cuối cùng điều anh hướng tới chỉ là một ảo ảnh, một sự đổ vỡ. Cái đó đã dày vò tâm tư anh làm cho mọi dục vọng về thể xác trong anh khô kiệt. Anh đã chán đời, định tìm đến cái chết bao lần và cũng bấy nhiêu lần do một sự tình cờ nào đó mà cuộc sống đã kịp níu kéo anh trở lại.

Đó là dòng tâm sự bị nén dồn trong bao nhiêu năm anh âm thầm chịu đựng bỗng tuôn trào ra một cách mãnh liệt như thác lũ. Anh không còn biết Lili có nghe hay không, có hiếu nổi không, nhưng anh vẫn nói. Một sự chia sẻ như vậy có thể làm cho những vết sưng tấy của quá khứ vỡ tung ra, và tâm hồn anh dịu đi…

Lili không hiểu hết những điều Vượng nói, nhưng cô vẫn chăm chú nghe và thấy thương anh vô hạn. Với một tâm hồn nhạy cảm cô liên hệ đến cuộc đời mình, cô so sánh và thấy hai người thật khác xa nhau. Vượng hướng tới những tham vọng tinh thần, đến cái chân lý tận thiện tận mỹ theo quan điểm cực đoan và anh đã gặp phải biết bao tai ương, thảm họa: Còn cô, cô đã chạy theo những cám dỗ thể xác, đã bơi lội, lặn ngụp trong vũng bùn của dòng sông giao lưu tình dục để mưu tìm một cuộc sống đầy đủ tiện nghi và cô đã phải trả giá nề bằng danh dự, bằng cả sự trinh bạch. Cái nặng ải lộn xộn, bẩn thỉu của Vượng có thể sửa đổi trong chốc lát. Nhưng sự sa đoạ về linh hồn của Lili thì biết bao giờ rửa sạch? Cô nhớ đến cảnh bán thân trong cư xá Overnight, đến chuyện nhân tình với Hoàng Qúy Nhân rồi chấp nhận làm vợ lẽ của y và đến cả chuyện cưỡng dâm cha xứ gần đây khiến cô ghê tởm mình. Quá khứ lại dày vò cô mạnh mẽ. Nửa thương Vượng, nửa thương thân, Lili òa lên khóc. Đó là sự đồng điều của hai tâm hồn khác biệt nhưng đều đau khổ, cô đơn. Chỉ có điều là cô không thể thổ lộ cái quá khứ tồi tệ của mình cho người đàn ông trí thức này nghe. Cô tự ti và cô sợ Vượng khinh mình.

Vượng không phải loạt đàn ông hiếu sắc, dâm đãng. Thời đi học anh miệt mài sách vở, sôi kinh nấu sử để có được những văn bằng định giành. Có thể nói đó là thời kỳ tháp ngà. Anh chỉ giao du với giới học thức, với những danh nhân. Trở về nước, gia đình lo tính cho anh chuyện vợ con. Nhờ người mai mối Vượng gặp Hứa Quế Lan. Đã có danh vọng Vượng dùng ba tấc lưỡi chinh phục người con cái giàu có và xinh đẹp này không khó khăn gì. Anh kể cho Quế Lan nghe những ngày du học, những giảng đường, những phong cảnh kỳ vĩ của nền văn minh châu Âu, của công cuộc kỹ nghệ hóa bắc Mỹ. Anh là nhân chứng của bao nhiêu sự kiện lạ lùng. Quế Lan say đắm ánh hào quang từ anh tỏa ra. Cô không biết đó chỉ là phản quang của những vầng sáng bên ngoài dọi tới. Giống như mặt trăng nó không tự phát sáng, nhưng phản quang của nó lại êm dịu và lộng lẫy đến mức không mấy ai tin nó vay mượn ánh sáng mặt trời. Thực ra nó chỉ là một thiên thể chết. Có thể gọi đây là thời kỳ màu vàng của đời anh.

Vượng lấy vợ xinh đẹp, giàu có cũng chỉ là lấy cho phải đạo. Anh yêu Hứa Quế Lan một cách mực thước và ước lệ. Tất cả các trò thác loạn trong giao lưu tình dục là do Hứa Quế Lan đạo diễn. Người đàn bà dâm đãng này đã vắt kiệt từng giọt ái tình trong anh để nhấm nháp cho qua cơn khát. Khi đã bắt được miếng mồi của những tay phóng đãng như Hoàng Qúy Nhân, Edwardd Price thì Lan chán Vượng ngay. Chị ta ly dị chồng không chút thương tiếc. Đối với Vượng ái tình không phải là tất cả. Có thứ khác say đắm hơn, đó là danh vọng. Anh lao vào hoạt động chính trị. Nay ở Hà Nội với danh nghĩa một học giả, một giáo sư đại học, một “ngự lâm pháo thử’ của “trung đoàn tử thủ cố đô”. Anh đến Huế với danh nghĩa một phật tử sẵn sàng tử vì quốc đạo vì đức hỉ xả của Thích Ca Mầu Ni. Anh có thể sẵn sàng dẫn đầu đoàn biểu tình, sẵn sàng cạo trọc đầu, ngồi lì, tuyệt thực, diễn thuyết tại mọi giảng đường, trước mọi công chúng trong tầm lưỡi lê, dùi cui. Anh viết báo, ra tuyên bố, trả lời phỏng vấn của bất kỳ phóng viên của hãng thông tấn báo chí nào. Ở Sài Gòn anh luôn luôn sát cánh hoặc tham gia phe đối lập, thậm chí cả những phe phái đảo chính hoặc phản đảo chính, nếu họ tôn sùng, mồi chài anh. Đỗ Thúc Vượng cũng là người cổ vũ hăng say cho một nền dân chủ đại nghị, một chính quyền đa nguyên, một quốc gia dân chủ, tư sản. Vượng cũng hò hét chống Cộng bằng một nhiệt tình không kém. Chỉ có điều anh chưa cầm súng bắn vào cách mạng thôi chứ những luận điểm của anh thì còn “bảo hoàng hơn vua”. Có thể gọi đây là thời kỳ màu xám. Đầu óc anh đặc quánh nhũng tham vọng. Ngôn ngữ của anh là những triết luận khô héo, cực đoan và vô vọng. Hứa Quế Lan nhiều lần co kéo anh về với cuộc sống toạ hưởng yên phận các tiện nghi vật chất dư thừa nhưng không nổi. Vượng đang muốn trở thành một siêu tinh trên bầu trời chính trị. Nhưng Vượng đã bị các chính quyền Ngụy nối tiếp nhau cho nếm đủ mọi thứ đòn. Anh đã mơ hồ cảm thấy nền dân chủ Hoa Kỳ bảo trợ có vị mặn của nước mắt, có mùi tanh của máu tươi, mùi khét cửa thuốc súng. Anh tưởng là mình có thê độc lập. Anh không biết rằng đã liên minh với Hoa Kỳ thì phải coi trọng ý chí của họ, một ý chí vững chắc nghiệt ngã như ý muốn của thượng đế, của số mệnh. Họ không thể cấp tiền nuôi anh để anh độc lập với họ.

Bỏ vợ một thời gian, Vượng cũng tính chuyện lập gia đình. Anh đến với Bạch Kim bằng thứ âm thanh màu xám đó. Có thể nó đã gây cho Kim một ít hứng thú nhưng ở phương diện khác chứ không phải là ái tình. Nó là chất xúc tác thúc đẩy Bạch Kim quan tâm đến triết học, đến chính trị, nhưng cô suy luận theo kiểu của mình. Kim kiểm chứng luận thuyết của Vượng bằng thực tiễn và cô có thể chứng minh những quan niệm cực đoan của anh là hoang tưởng. Họ không có điểm chung của lý trí và cũng chẳng có điểm chung về tình cảm.

Đùng một cái Mỹ ra đi và sau đó cái nền cộng hòa do Mỹ bảo trợ bằng máu của nửa triệu quân viễn chinh, cũng đổ theo. Cơn thác lũ cách mạng tràn qua rồi mà Vượng vẫn nửa mơ nửa tỉnh. Anh không sao tin nổi cái hiện tượng kỳ vĩ đó. Nó lạ lùng hơn cả Kim Tự Tháp, tượng thần Vệ Nữ ở Milan, cổng Vàng hay truyện Ngàn lẻ một đêm. Có lẽ chỉ có cơn thác lũ đó mới đủ sức quét sạch mọi hoang tưởng trong đầu anh, mới làm tan vỡ những triết luận rất sách vở mà anh đã tu luyện nhiều năm trong tháp ngà mới kiếm được. Thì ra triết lý về tự do của nhân dân, độc lập của dân tộc nó mạnh mẽ và dễ hiểu hơn nhiều.

Năm sáu năm qua Vượng thu mình lại trong cuộc sống cô đơn. Anh tự băng bó những vết thương tinh thần. Anh tự cắt bỏ những khối u tham vọng phi lý. Anh sống với đúng kích thước của mình. Có thể anh còn tự ti đôi chút và anh cảm thấy bớt căng thẳng hơn dễ chịu hơn vì không gian quanh anh rộng lớn hẳn ra. Trước kia anh giàu có hơn nhưng tại sao anh vẫn thấy chật hẹp? Bởi là anh cứ căng mình ra thật to cho mọi người nhìn thấy’ Cái cồng kềnh vô bổ đó đã choán hết không gian sống thực của anh. Nói vậy chứ khi co mình lại với cái bình dị, anh cũng đã gặp không ít bi kích. Bệnh cũ còn nhũng di căn đôi lúc nó đã bức bách anh phai từ vấn để bảo toàn khí tiết với quá khứ với mọi thứ triết luận kinh viện tật nguyền đã nhào nặn nên thế giới tinh thần của anh. Sau sự kiện ở biệt cứ An-pha anh đã chứng kiến thêm sự thất bại của lòng hận thù, anh được tiếp sức bởi những người bạn mới và anh thấy muốn sống và cần sống. Anh đã bước vào thơi kỳ mới, có thể gọi là thời kỳ màu xanh của cuộc sống.

Hôm nay kể cho Lili nghe về mình, anh diễn đạt thật giản dị về nội tâm,về niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại của cả chặng đường dài mấy chục năm qua. Chính những lời bình dị không vay mượ.ri đó nó lại eo một sức mạnh kỳ lạ. Nó là thứ ánh sáng trong mắt anh rọi ra, nó là sức nóng của con tim anh lan tỏa làm cho ngôn ngù của anh nhủ có phép màu. Lili chăm chú nghe và cô xúc động đến muốn khóc, muốn liên tưởng, muốn hòa nhập, muốn hiến dâng chia sẻ, muốn hy sinh… thậm chí muốn chết vì tình bạn. Lần đầu tiên trong đời Lili có được cái cảm giác tuyệt vời đó. Vượng đã vượt lên tất cả những người đàn ông mà cô gặp. Cô thấy ghê tởm những trò make-love với Hoàng Qúy Nhân. Cái hương say có thực của tình yêu hôm nay mới đến với Linh lần đầu tiên và lạ thay lại từ một người đàn ông đã luống tuổi. Cô thổn thức, vui và buồn, khổ đau và sung sướng, khao khát và kiềm chế, tình tứ và nghiêm trang, buông thả và tự trọng… Tất cả những tình cảm đối lập đó cồn lên trong tâm hồn cô gái như những cơn thác lũ… Phải chăng đây là hạnh phúc Lili không giải thích nôi nhưng cô cảm thấy bằng lòng về mình, bằng lòng về cuộc gặp gỡ, bằng lòng về hiện tại, bằng lòng với tất cả.

Họ mải chuyện trò đến nỗi hoàng hôn đổ xuống lúc nào không biết. Lili giật mình hiểu ra là Vượng đã mệt và chắc là đã đói. Cô hỏi anh thân mật:

– Mời khách đến nhà mà chỉ có nước lã, khách đói bụng cũng chẳng thấy nói chuyện cơm nước gì.

– À xin lỗi Lili. Chúng ta đi tiệm ngay bây giờ.

– Ông không mời em ăn cơm ở nhà sao? Em không thích ra tiệm.

– Đã mấy năm nay tôi ăn ở một hàng quen, có nấu nướng gì đâu.

– Thì ông ngồi chờ em chút xíu, em ra chợ mua mấy thứ về ta nấu ăn chơi!

Vượng lúng túng lấy ví định đưa tiền cho Lili nhưng cô gạt đi.

– Khỏi cần, em cho ông nợ đó!

– Tôi hay quên lắm, và lỡ ra lúc Lili đòi lại chẳng có tiền thì biết nói sao?

– Cho chịu đến kiếp sau nghen!

Nói rồi cô vui vẻ đẩy xe ra cổng.

Nửa tiếng sau Lili đã về với một làn gạo nước, thức ăn Đỗ Thúc Vượng đã moi ra được mấy cái nồi xoong, mốc meo bụi bậm. Nhưng bếp ga thì hoen gỉ không có nhiên liệu, bếp dầu không còn bấc, còn bếp điện thì phải thử lại. Lili bỏ áo ngoài, cọ rửa dụng cụ nấu ăn. Cô kiếm chiếc hòm cũ chẻ làm củi, bắc thêm bếp lửa hỗ trợ cho bếp điện. Công việc tíu tít, cô sai phái Vượng tối mặt tối mũi!

Mười lăm phút sau ngọn lửa ấm cũng đã bùng lên trong căn bếp lạnh ngắt từ bao năm nay. Mùi thức ăn xào nấu thơm phức loang ra kháp phòng. Mâm bát bày ra lanh canh vui vẻ. Phòng ăn sống lại sau hơn chục năm trời chết lặng vì buồn tẻ.

Lili rót rượu nâng cốc chúc mừng cuộc tao ngộ hôm nay, chúc cho một tương lai tốt. đẹp. Vượng sung sướng như trẻ thơ. Bữa cơm không sang trọng như hồi Hứa Quế Lan nhưng lại gây cho anh một cảm giác ngon miệng thực sự.

Ăn xong Lili thu dọn, rửa ráy bát đĩa, bếp núc sạch sẽ, đặt gọn gàng ngăn nắp vào giá rồi cô vào toa-lét tắm rửa thật thoải mái. Cô cũng đốc thúc Vượng đi tẩy uế cái thân thể lười nhác của anh. Sau đó hai người bắc ghế ra ngồi trên sân thượng.

Ánh trăng mười sáu tỏa sáng mờ ảo xuống thành phố. Không gian như một biển sương lam nhạt mát dịu và trong xanh. Vượng bỗng cảm xúc ứng khẩu dịch cho Lili nghe bài thơ của Valéry.

Lili nghe thơ qua đài, đọc thơ trên sách báo, nhưng đây là lần đầu tiên cô nghe hơi thơ bốc lên từ một trái tim đang hồi sinh trăn trở yêu đương, nhột nhành cây tấy nhựa đang muốn nảy ra nụ non lá mới nó có sức vang vọng, lan truyền cảm xúc mạnh mẽ. Cô bỗng ôm mặt đầm đìa nước mắt. Cô thấy mình nhẹ bỗng như muốn bay lên, trôi nổi trong không gian. Một thứ men say thần diệu đã bế bổng cô lên khỏi cảnh trầm luân cửa dục vọng tội lỗi, thứ mà cô tưởng đó là đinh cao của niềm vui của hạnh phúc bất tận…

Lili nhớ đến những ngày chung sống vời Hoàng Qúy Nhân. Nhân không biết hát, cũng chằng thèm đọc thơ. Y chỉ mê các điệu Sexy và kết thúc bàng những trò giao hoan tinh quái. Cũng có một lần Hoàng Quý Nhân chơi chữ. “Cưng của qua, qua cù cưng cười, qua cấu cũng cười. Qua cần cưng cởi cúc cổ, cưng cởi. Qua cần cưng cởi quần cưng cũng cởi. Cấm cáu, cấm kêu ca!”. Lần đầu tiên nghe câu đó Lili cười ré lên, cười đến đau ruột, đến chảy nước mắt, như bị thọc lét, thì ra Hoàng Qúy Nhân cũng văn chương ra trò! Phải tài giỏi thì mới xếp đặt bao nhiêu sự kiện vào cái thứ ngôn ngữ một vần khô khan cứng nhắc đó được. Cô thán phục thực sự. Nhưng vài lần sau Nhân tái bản cái “giai phẩm kinh điển” đó thì không làm sao Lili cười được nữa. Như người bị thọc ngón tay vào nách nhiều quá chỉ còn thấy đau thôi chứ không buồn cười nữa.

Đến bây giờ Lili mới phát hiện ra sự khác biệt giữa thi ca và những trò sắp chữ mách qué giữa cái sâu sắc của tâm hồn và sự rỗng tuếch trí tuệ của những người đàn ông cô gặp.

Mười giờ Lili cáo từ ra về. Vượng giữ cô lại. Nhìn cặp mắt cầu khẩn của người đàn ông độc thân cô đã xiêu lòng. Giá như trước đây thì cô đã nhượng bộ. Nhưng những cái gì ở Vượng truyền sang cô trong buổi tiếp xúc hôm nay khiến cho lý trí cô mạnh mẽ hơn, tình cảm cô cao đẹp hơn. Lili tự chủ được và cô nghiêm trang nói với Vượng như có ý trách móc:

– Em không phải vợ, cũng chẳng là người tình. Ông chưa cầu hôn với em mà ông lại rủ em ở lại. Ông coi em như một con điếm chăng?

Vượng túng túng, mặt tái mét:

– Xin lỗi Lili – Anh quỳ xuống – hãy tha thứ cho tôi. Tôi hoàn toàn qúy trọng Lili. Mời em ở lại cũng có nghĩa là tôi muốn cầu hôn với em. Ở tuổi tôi những lời tỏ tình không còn dịu ngọt, thơ mộng nùa. Tôi yêu em, tôi thấy cần có em. Em sẽ làm thay đổi cuộc đời tôi đến một hướng khác, một tương lai tốt đẹp hơn, một chân trời mới lạ hơn. Lili hãy tin tôi!

– Em xin cảm ơn ông. Thực tình em chưa chuẩn bị một cuộc ở lại như ông muốn. Cho em tạm biệt ông.

Vượng biết là mình quá vội vàng. Anh tiễn người bạn gái ra cửa. Khi bắt tay anh giữ mãi bàn tay Lili:

– Lili về vậy, nhưng hãy để lại đây cho tôi niềm hy vọng.

Lili mỉm cười nhìn thẳng vào mắt Vượng. Cô không nói gì nhưng Vượng hiểu cô đã bỏ ngỏ cho anh một khả năng. Anh không thê nài thêm…

Nhìn chiếc Honđa của cô biến hút ở đầu phố, anh thở dài quay vào. Bỗng nhiên anh thấy ghê sợ cuộc sống cô đơn mà anh đã qua trong mấy chục năm trời. Lili đến đây chỉ một thoáng mà cô đã phá vỡ cái thành quách cố thủ của anh, thay đổi tình cam anh, biến đổi hẳn cái nếp sống của anh. Vượng bỗng thấy căn nhà trống trai hoang vắng. Anh thương xót mình… anh đau khổ vì anh đã yêu, một tình yêu đến muộn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN