Sao Đen - Chương 41: CÁI NHẪN CỦA HOÀNG HẬU MORABAC
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
67


Sao Đen


Chương 41: CÁI NHẪN CỦA HOÀNG HẬU MORABAC



Bây giờ Mi đã bơi thuyền rất thạo. Qua kỳ thì cử Quang Trung có một thời kỳ nghỉ ngơi tự do. Mi rủ Quang Trung bơi thuyền nhưng chàng trai lại muốn được cùng cô đi tắm biển.

– Nhưng Mi chưa tắm biển bao giờ, Mi sợ lắm.

– Thì tắm ở ven bờ cát thôi, Trung sẽ bảo vệ Mi.

Chúng xin phép bố mẹ và lấy xe đi chơi. Quang Trung lượn xe theo con đường sát ven biển cố tìm một bãi tắm vắng vẻ. Chúng cho xe chui vào rừng phong rồi dựng lều, bơm đệm. Chính chúng cũng ngạc nhiên vì công việc này thường là của những cặp tình nhân hay những đôi vợ chồng trẻ. Còn chúng thì chưa bao giờ tỏ tình với nhau. Hình thức bề ngoài vẫn là chị em con chú con bác. Và trong cái lều thần tiên này, lần đầu tiên Quang Trung được chiêm ngưỡng Jimi trong bộ đồ tắm. Tất cả đều vượt ra ngoài sức tưởng tượng vốn đã phong phú của chàng trai. Tạo hóa đã tạo ra cả đường nét lẫn màu sắc một cách hoàn mĩ trên cơ thế cô gái. Đúng là một kiệt tác của Thượng Đế! Cái nhìn như thôi miên của Quang Trung làm cho Jimi ngượng nghịu. Cử chỉ bẽn lẽn của cô làm cho cậu nhớ đến bức tượng Eve của Rodin tạc trên cẩm thạch. Jimi ngước nhìn Quang Trung và hỏi nhỏ:

– Sao thế Quang Trung?

– Mi đẹp lắm.

– Trung cũng rất đẹp.

– Nhưng không thể nào sánh được với Mi.

– Không đâu, Trung đừng nói như vậy. Thật đấy. Mi không thể nhìn mình đầy đủ. Nếu có chiếc gương lớn ở đây chúng ta cùng soi thì Mi sẽ thấy ngay rằng Mi đẹp hơn nhiều.

– Nhưng thế nào là đẹp? Hình như chúng ta chưa có chung định nghĩa… Cái đẹp lý tưởng là gì, nhưng không dễ dàng diễn đạt nó như thế nào!

Sau một phút trầm lặng, Jimi nói nghiêm trang:

– Mi nghĩ, khác với mọi sinh vật, cái đẹp của con người không phải chỉ biểu hiên ở bên ngoài. Nó còn chứa đựng sâu kín đến không cùng ở bên trong. Có thể là tài năng, sự hiểu biết, lòng tốt, tính nhân đạo, sự nhiệt thành, phong cách sống… và nhiều cái mà Mi chưa nghĩ hết. Tất cả những cái đó cộng với dung nhan thôi thì mới chỉ là cái đẹp của bức ảnh.

– Jimi cũng có tất cả những cái đó. Nhưng thôi, chúng ta tán tụng nhau thế là đủ rồi. Biển đang chờ ngoài kia.

Trung dắt tay Jimi chạy trên cát. Đến chân sóng Mi dừng lại. Trung ào xuống lòng nước xanh trong và đón nhận cơn sóng bạc đầu trào qua người.

– Xuống đây Mi.

– Sợ lắm!

– Đã có Trung, đừng sợ.

Mi đưa tay cho Trung và mon men từng bước ra xa. Khi một con sóng đổ xuống Jimi bám chặt lấy Quang Trung. Chàng trai ôm cô gái nhảy lên theo nhịp sóng. Cả hai như bay lên trong khoảnh khắc phi trọng tính. Sóng đã tràn qua nhưng chúng vẫn không buông nhau, hai trái tim cùng hòa nhịp đập. Cặp mắt Jimi xanh như bầu trời Cali, mái tóc vàng như ánh nắng xoã xuống đôi vai trần trắng ngần. Bộ ngực trinh nữ phập phồng nép vào ngực Quang Trung… Máu trong huyết quản chàng trai sôi lên như thác lửa. Cặp mắt cô gái từ từ khép lại và tiếng chàng trai thì thào:

– Ôi Jimi, Trung yêu Mi.

Tiếng sóng ào ào nhưng không át được tiếng Trung. Mi nghe thấy hết nhưng cô không nói. Cô để yên cơ thể mình trong vòng tay chàng trai, cánh tay nõn nà của cô vòng lấy cổ Quang Trung khẽ siết lại…

– Anh yêu em, anh cần có em.

– Em cũng yêu anh lắm.

Và chúng đã hôn nhau, cái hôn vụng dại lần đầu…

Hai hôm sau Quang Trung đã thú với mẹ tất cả nhưng gì đã xảy ra.

– Mẹ ơi con đã… xin mẹ đừng cười con.

– Có chuyện gì mà sợ mẹ cười?

– Con đã không đồng ý cho Mi đi học trường điện ảnh như mẹ nêu ra đâu.

– Ôi con trai mẹ. Con có quyền gì mà “không đồng ý cho…”

– Con yêu Mi mà.

– Ôi cái quyền của tình yêu mới mạnh mẽ biết bao? Nhưng liệu Jimi có chấp nhận quyền ấy của con không?

– Mi chấp nhận mẹ ạ. Con đã tỏ tình và Mi cũng yêu con như con yêu cô ấy.

– Con mẹ giỏi lắm. Nhưng con đã hiểu thực sâu sắc cô bạn gái của con chưa?

– Con hoàn toàn tin tưởng Jimi là cô gái tốt. Có tình yêu là con có thể cảm hoá được mọi dị biệt mẹ ạ. Xin ba và mẹ hãy chấp nhận mối tình của chúng con.

– Mẹ chúc mừng hai con. Mẹ sẽ nói cho cả nhà biết mẹ đứng về phía các con. Nhưng chính các con phải thưa với ba, với hai bác.

– Dạ con cảm ơn mẹ.

Tối hôm đó tận dụng lúc cả nhà còn ngồi trong phòng khách, hai đứa mới dắt tay nhau đi vào. Đây là lần đầu tiên tôi thấy chúng đi sóng đôi trước mặt mọi người một cách tự tin như vậy. Quang Trung thắt cà vạt, còn Jimi mặc bộ đồ dạ hội màu thiên thanh. Nhưng khi dừng lại thì chúng hoàn toàn lúng túng.

– Con thưa hai bác, con thưa ba, mẹ… chúng con…

Quang Trung ấp úng quay sang phía Jimi như muốn cầu cứu. Còn cô gái thì đỏ bừng mặt lấy hai bàn tay che nụ cười ngượng nghịu.

Anh Ân tôi cũng xúc động mạnh, mặc dù đã được Bạch Kim thưa chuyện từ trước. Anh đứng dậy và hỏi thân mật:

– Sao các con lúng túng thế, hãy mạnh dạn lên.

– Chúng con…

Lần này thì cả nhà bật cười.

– Chúng con làm sao?

– Chúng con yêu nhau! – Quang Trung phải lấy hết can đảm mới nói nổi câu đó.

– Có đúng thế không Mi? – Anh tôi hỏi Jimi như cha đạo hỏi cặp tân nhân trong lễ cưới.

– Dạ thưa ba đúng như vậy ạ.

– Cả nhà biết hết rồi, biết từ cách đây đã lâu. Nhưng ba má và cô chú không nói gì vì hiểu đó là sự phát triển tự nhiên và tốt đẹp. Ba chúc mừng tình yêu của các con. Ba chỉ có lời khuyên: Tình yêu và hôn nhân là việc trọng. Yêu nhau để lấy nhau sinh con đẻ cái, suốt đời qúy trọng thương yêu nhau chứ không phải là chuyện đùa cho vui.

– Dạ chúng con hiểu và chúng con đã thề là thương yêu nhau suốt đời.

Anh chị tôi và chúng tôi lần lượt ôm hôn hai cháu để biểu lộ sự vui mừng của cả nhà. Tiếp đó anh tôi mở sâm-banh chúc tụng “lễ đính hôn” của hai cháu!

Diễn biến đó cũng bất ngờ ngay cả với tôi. Nhưng tôi hiểu ý anh là cần có sự giàng buộc thiêng liêng để chúng sống có trách nhiệm với nhau hơn. Có thể nói đây là một ngày đẹp đẽ vui tươi nhất của hai cháu. Chúng quấn quít với nhau như đôi chim. Khí Jimi gọi tôi bằng ba, tôi cũng cảm động đến rưng rưng nước mắt. Tôi thấy phải báo tin này cho ông Đức. Mặc dù cháu Quang Trung chưa phải là chiến sĩ chính thức của ông, nhưng cháu là một quần chúng, trong lĩnh vực này. Cháu lại biết rất nhiều việc của chúng tôi nên chắc là cấp trên cũng muốn nắm sâu những mối quan hệ mới phát sinh phát triển.

Cuộc sống đang êm đềm trôi đi thì Jimi nhận được thư ông ngoại. Ông Hứa Vĩnh Thanh kêu Jimi phải về Hồng Kông ngay, ông có chuyện rất cần phải gặp cháu. Ông thông báo là bà ngoại ở Sài Gòn đang ốm thập tử nhất sinh. Bà đau khổ khi biết tin Hứa Quế Lan tử nạn. Ngày đêm bà mê sảng gọi tên con, tên cháu. Bà muốn được gặp đứa cháu ngoại yêu dấu của bà trước khi bà nhắm mắt xuôi tay. Do đó ông Thanh có ý định cho Jimi đến sứ quán Việt Nam ở Thái Lan xin phép cấp hộ chiếu nhập cảnh về thăm bà. Dù cháu có định đi hay không thì cũng phải về gặp ông ở Hồng Kông để bàn bạc. Ông Hứa cũng gửi kèm một lá thư cho luật sư Phan Quang Ân nhắc lại lời cam kết và xin phép cho cháu trở về Hồng Kông ít ngày. Jimi đưa lá thư ra đọc trước cả nhà làm cho moi người lo lắng.

– Con định trả lời ông ngoại thế nào đây? – Anh tôi hỏi.

– Thưa ba, con cũng rất phân vân. Phần thương bà, phần sợ về Hồng Kông, ông ngoại giữ không cho sang đây nữa.

Nội dung lá thư làm cho tồi nảy ra câu hỏi: ông Thanh định cho Jimi trở về Sài Gòn thăm bà ngoại, ngoài lý do tình cảm liệu còn kèm theo một động cơ nào khác không? Vì vậy tôi không ngần ngại phát biểu ý kiến của mình với ông anh.

– Em thấy vấn đề cần bàn là nên đi như thế nào chứ không phải có đi hay không nữa. Chúng ta đã hứa với ông Thanh là cháu Jimi sẽ có trách nhiệm với cả hai gia đình, hễ có việc cần, cụ gọi là cháu phải về ngay. Chỗ người lớn với nhau ta cần giữ lời cam kết.

– Tôi không lo chuyện đi lại tốn kém mà sợ là cụ Thanh lại đổi ý, giữ Mi ở lại. Lúc đó mình nó làm sao chống nổi ý định của cụ ấy.

– Em nghĩ là cháu đã lớn, nếu cháu không định ở thì không ai giữ nổi cháu. Theo em không nên để Jimi đi một mình mà cần có một người đi theo hỗ trợ.

– Ai đi được bây giờ? – Chị Lệ lo lắng hỏi.

– Quang Trung đang thời gian nghỉ. Cháu có thể đi với Jimi, luôn tiện cho Mi giới thiệu ý chung nhân với ông ngoại.

– Hay lắm! Một công đôi việc.

Mọi người đồng tình làm cho Jimi và Quang Trung mừng rỡ. Chúng coi chuyến đi như một cuộc du lịch xa.

Khi trở về phòng riêng. Bạch Kim mỉm cười bảo tôi:

– Đúng là cha nào con ấy. Anh lại đặt thằng bé vào một hoàn cảnh gay go hơn anh trước đây. Không biết nó có giữ gìn nổi như ba mẹ trước đây không.

– Chẳng có tí gì giống nhau. Xưa kia anh phải đóng kịch. Cả hai đều yêu nhau thật nhưng vẫn phải che giấu, vẫn phải đóng kín cửa tâm hồn. Bây giờ chúng yêu nhau, chúng đi vào vùng an toàn, chúng lại được cả một bộ máy của nhà nước mình giúp đỡ bảo vệ. Chúng hoàn tự do…

– Tình yêu tự do nhưng lý tưởng phải tự do. Nếu đúng như ta dự đoán thì ông Hứa sẽ giao cho Jimi một mật vụ nào đó. Liệu Jimi có tiết lộ với Quang Trung không? Còn con trai chúng ta cũng không phải là đi du lịch. Chúng mình phải giao cho nó nhiệm vụ theo dõi công việc của ông Thanh, ngoại của người yêu. Liệu nó sẽ hoàn thành công tác đến mức nào. Và dĩ nhiên có yêu Jimi nó vẫn phải đóng kịch với con bé. Đối với nó, đây là một mâu thuẫn nội tâm rất nặng nề. Anh phải hiểu điều đó cho con thì khi giao công việc nó mới bớt lo lắng.

– Chuyến đi này là một thử thách lớn lao cả về tình yêu lẫn lý tưởng. Nếu các con vượt qua được, chúng sẽ trưởng thành thực sự.

Tối hôm đó chúng tôi gọi Quang Trung vào phòng riêng. Tôi hỏi cháu:

– Con tưởng tượng chuyến đi Hồng Kông của con sắp tới ra sao?

– Thưa ba, con thấy vui nhưng cũng rất ngại phải trình diện ông ngoại của Mi với tư cách là chàng rể tương lai.

– Còn chuyện trở về thăm Tổ Quốc?

– Nếu được về thăm Sài Gòn thì con rất sung sướng. Liệu con có hy vọng được gặp ông Đức không ba?

– Nếu con về thì con phải gặp ông. Đó là một nhiệm vụ con ạ. Nhưng thực ra con chưa hình dung nổi chuyến đi quan trọng này – Tôi nhận định tình hình, nêu ra những dự đoán rồi kết luận – Con phải biết được ngoài việc cho Jimi về thăm bà ngoại, ông Hứa Vĩnh Thanh còn có công việc gì liên quan đến an ninh của Tổ Quốc hay không. Nếu có con phải thưa với ông Đức. Cách làm đó cũng là biểu hiện tình yêu của con đối với Jimi, giúp cô gái vượt qua những hiểm nguy, tội lỗi ngẫu nhiên do ông Hứa áp đặt hoặc lợi dụng. Nếu Mi thực sự yêu con thì nó sẽ nói hết với con. Chỉ ngại là ông Thanh không cho con đi theo cháu ông ta. Nếu vậy thì con cũng phải tìm cách trốn theo Jimi để hỗ trợ bạn.

– Nếu Jimi từ chối công việc của ngoại giao cho thì sao ạ?

– Con cứ khuyên Jimi nhận và giải thích cho nó sau.

– Dạ con hiểu.

– Về nước lần này Jimi đem theo lọ tro hài cốt của Hứa Quế Lan về an táng tại quê nhà. Con sẽ nhận mang giúp Jimi. Trong nút chai đựng tro, ba có đặt một tài liệu mật. Con sẽ chuyên tận tay thứ này cho ông Đức và nói đây là thứ ba lấy được ở mộ Anita Bendix, thế là ông hiểu.

– Dạ.

– Chuyện tiền nong, giấy tờ, ba mẹ sẽ chuẩn bị cho con để trên đường con chỉ gặp chuyện vui thôi.

– Dạ, con cảm ơn ba mẹ.

Tôi quy định các liên lạc qua thư và điện tín thế nào cho bí mật và liên tục. Bạch Kim cũng gặp riêng Jimi. Chủ yếu cô khuyên hai đứa đi đường phải cẩn thận, không rời nhau, bảo vệ cho nhau. Tính chu đáo của bà mẹ làm cho Jimi đỏ mặt thanh minh:

– Dạ không đâu mẹ ạ. Chúng con còn lâu… mẹ đừng lo.

Anh chị tôi kéo hai cháu vào dặn dò rất kỹ là chỉ về nửa tháng rồi sang ngay. Ông ngoại có giữ cũng phải trốn sang kẻo ba má bên này nhớ lắm. Anh tôi còn bày ra những lý lẽ về luật pháp, về quyền con người để nếu cần thì Jimi có thể đối đáp với những người có ý định ngăn cản cô bé trở lại Cali.

Ba ngày sau chúng bay đi Hồng Kông.

Khi các con đi rồi tôi và Bạch Kim mới bàn chuyện tiếp sức cho chúng:

– Em tính là nếu chỉ đơn thuần chuyện thăm viếng thôi thì chúng ta chẳng có gì phải lo cho con. Nhưng nếu ông Hứa định dùng Jimi như trước đây dùng Hứa Quế Lan thì công việc sẽ quan trọng lắm đấy. Liệu Quang Trung có thể đảm nhiệm được không?

– Lần đầu tiên em giao việc cho con chỉ là truyền đạt một thông tin. Nay thì nó phải xử lý những tình huống. Bài học này sẽ khó hơn nhiều vì thực sự con sẽ phải đối phó với những thủ đoạn kỹ thuật nhà nghề của ông Hứa Vĩnh Thanh. Nếu trước khi vào Việt Nam con được gặp chúng mình thì tốt quá.

– Hay anh hãy sang Westland trước đi mà đón chúng nó ở đấy.

– Anh chưa tìm ra lý do gì để xin phép ông Bùi Hạnh và đủ mạnh để che mắt Warrens – Tôi ngần ngại.

– Hãy để em đi cho. Chỉ có điều vướng bé Việt Dũng.

– Để anh giữ con cho cũng được. Chị Lệ Ngọc sẽ giúp anh một tay. Được chứ.

– Ta hãy chờ tin tức của chúng xem sao rồi hãy quyết định. Biết chúng theo đường Băngkok hay Voca City mà đón trước? Em có đi thì mọi chuyện cũng chỉ diễn ra trong vòng một tuần.

Anh chịu khó làm công việc bảo mẫu ít ngày!

– Đối với anh việc đó đâu có khó. Một công đôi việc, nếu đến Wesland, em nên đến gặp anh Tùng Lâm, anh Hào thăm hỏi họ mang cho họ chút quà của anh. Thông qua họ, em có thể nắm được một số tình hình ở đây.

– Em chưa quen họ, nhưng thôi cũng được, trước lạ sau quen. Sợ là em sẽ chẳng moi được gì ở họ. Đàn ông với nhau, anh làm chuyện này tự nhiên hơn.

– Có những chuyện đồng giới với nhau tự nhiên hơn. Nhưng có chuyện khác giới lại dễ bộc lộ. Vấn đề là ở nội dung công việc và tài gợi chuyện của người chiến sĩ tình báo. Người ta tổng kết lại số tin tức bí mật thất thoát qua những người khác giới chiếm tới bảy mươi phần trăm!

– Lần đầu tiên em nghe anh công bố tỷ lệ này. Em nghĩ là nó chỉ đúng với trường hợp của những nữ điệp viên trẻ tuổi. Em thì quá già để làm cái chuyện mọi tin trực tiếp!

– Già trẻ cũng có ảnh hưởng nhất định, nhưng cần chú ý đến phong độ. Vô duyên, thiếu nhạy cảm thì trẻ cũng chưa ắt làm nên chuyện!

Sau cuộc họp thống nhất các lực lượng tình báo của nhưng người Trung Quốc ở phía Việt Nam, bà Lee Yan Chou đã gây sức ép liên tục với Hứa Vĩnh Thanh để ông sớm bàn giao thìa khoá mạng lưới mật vụ kinh tế của ông cho Vương Phúc Đạt. Ông Hứa biết vụ bán đứt này sẽ cạo trọc mọi ảnh hưởng của ông ở vùng này. Từ sau ngày 30 tháng tư năm 1975, ông vẫn duy trì mọi hoạt động của “Gió xoáy” để tiếp tay cho gian thương chống lại quá trình cách mạng xã hội. Cũng thông qua “Gió xoáy” mà những tay giàu có người Hoa khuynh đảo thị trường, thao túng giá vàng và tiết lộ nhưng tin tức kinh tế quan trọng cho những công ty ngoại quốc còn có liên hệ buôn bán với Việt Nam để họ có nhưng biện pháp lừa lọc, bóp nắn, bắt bí, gây sức ép khi cần trên các thương trường lân cận. Giờ đây “Gió xoáy” cũng đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực siêu kinh tế như chính trị, xã hội, quân sự… theo chỉ thị của Hứa Vĩnh Thanh. Nhưng dù sao tổ chức gián điệp của ông ta cũng vẫn mang đặc tính “thương mại”. Hứa coi nó là một bộ máy sinh lợi. Ông ta bán các tin tức cho nhiều cơ quan gián điệp như bán chất xám. Hứa cứ việc cung cấp tiền và bộ máy sẽ sản xuất ra tin tức mà ông cần. Ông ta chi lương bằng số vàng còn tồn tại trong nội địa Việt Nam mà thu lại ở các ngân hàng nước ngoài bằng các ngoại tệ mạnh.

Mặc dù luật của “Hồi phong vạn biến” rất chặt chẽ, nhưng do không lý tưởng, nó hành động máy móc mù quáng theo mệnh lệnh được truyền đạt qua những ký hiệu, ám hiệu, mật ngữ. Vì vậy muốn bán nó cho ai cũng được, chỉ cần đưa cho chủ một bộ khoá là họ có được sự trung thành của đám thuộc hạ này ngay. Giống như đàn ong bám theo ong chúa, âm binh làm theo bùa chú của phù thủy, tổ chức, “Gió xoáy” có thể thay đổi chủ dễ dàng qua những trò mua bán của đám thủ lĩnh.

Lee Yan Chou có thể nhận ngay lá bùa quyền lực từ tay Hứa Vĩnh Thanh chuyển sang, nhưng bà ta chưa yên tâm vì sợ Vĩnh Thanh còn giữ lại bản sao. Như vậy thì dù không điều khiển “Gió xoáy” nửa, ông ta vẫn có thể nghe lỏm những bí mật của tổ chức này, tin tức sẽ chẳng còn mấy giá trị nữa. Vì vậy trước khi nhận tiền, Hứa phải ra chỉ thị cho đàn em chấp nhận “bộ khoá mời” của bà ta.

Chỉ thị của Hứa Vĩnh Thanh không thể qua đường mật điện mà theo nguyên tắc phải kèm theo một tín vật đặc biệt. Nhận đúng tín vật thì thủ lĩnh của “Gió xoáy” mới chính thức hoạt động theo mệnh lệnh của bộ khoá mới.

Lee Yan Chou yêu cầu Hứa trở về đất Việt bắt mối trực tiếp bàn giao tại chỗ nhưng ông từ chối vì lý do tung tích đã lộ, nhà ông đã bị cộng sản phong toả từ nhiều năm nay. Có thể ông đã nằm trong danh sách truy nã cửa họ. Vì vậy không thể trở về Sài Gòn được.

“- Thế ông định trao tín vật cho Z.101 bằng cách nào?”

“- Thưa bà, tôi định đưa cho cháu gái tôi về thăm bà ngoại nó. Nhưng chuyện này chưa thể trả lời chắc chắn được?”

“Vì đây là việc tự nguyện. Con bé có chịu làm hay không là tuỳ ở nó, bắt ép sao được, hỏng việc liến”.

“- Phải kiếm cách bắt nó làm mà nó không biết. Thời gian không còn nhiều cho chúng ta đâu. Warrens có thể hành động sớm hơn ta. Điều đó phương hại đến lợi ích lâu dài của ta ở vùng này.”

Chính từ cuộc trao đổi ý kiến đó mà Jimi nhận được điện gấp của ông ngoại gọi về Hồng Kông.

Khi Jimi xuất hiện trước ngưỡng cửa cùng với một chàng trai hộ tống thì ông Hứa Vĩnh Thanh không khỏi bực mình. Tuy vậy ông phải kiềm chế để cố giữ được tình cảm tốt của Jimi tạo thuận lợi cho chuyện trao nhiệm vụ.

– Thưa ông, đây là anh Phan Quang Trung, cháu của luật sư Phan Quang Ân. Anh Trung là bạn thân của cháu. Cháu muốn đưa anh về thăm ông.

Ông Thanh nhún vai, nháy mắt cười nhạt:

– Chỉ thăm hay còn công việc gì nữa không?

Jimi và Quang Trung đều đỏ mất lúng túng. Một phút sau chàng trài mời nói.

– Thưa ông, chúng cháu là bạn của nhau. Chúng cháu đưa nhau về để xin ông bà, các cậu các dì cho phép chúng cháu được đính ước…

Ông Thanh nghiêm mặt:

– Thế là anh tự hỏi vợ phải không? – Ông cười chế giễu – Nhà anh không còn cha chú gì à? Hay sang Mỹ, anh quên mất phong tục Á châu rồi? Nhưng thôi được, dâu là con rể là khách, huống chi giờ phút này anh vẫn chưa là cháu rể, tôi coi anh như người ngoài đường chẳng cần trách cứ anh làm gì. Bữa nay chúng tôi chưa thể nói chuyện vui được. Bà ngoại cháu ốm nặng, cháu tôi còn nhiệm vụ về thàm bà, vì vậy chúng tôi muốn bàn chuyện này trước tiên.

– Dạ cháu cũng đã biết tin này qua thư ông viết.

Để cho ông, cháu chuyện trò công việc gia đình, Trung cáo từ ra khách sạn. Ông Thanh tỏ ra lịch thiệp vờ giữ khách lại, nhưng Trung từ chối kiên quyết. Jimi đi luôn sang khách sạn đối diện thuê buồng cho bạn rồi quay về, vẻ mặt giận dỗi, ông Thanh cũng lo lắng, ông dỗ khéo:

– Chàng trai của cháu khó tính quá đấy ông mới nói thế mà đã vùng vằng bỏ đi, thật là đáng tiếc.

Jimi oà khóc:

– Dù sao cháu cũng đã sống trong nhà anh ấy gần năm trời. Ông sang mọi người quý trọng ông, nồng nhiệt giữ ông lại. Thế mà anh ấy vừa đến nhà mình ông đã vặn chuyện này, vặn chuyện khác. Cháu thật xấu hổ.

– Ồ, có chuyện gì quan trọng đâu! Ông cứ coi nó như con cháu trong nhà, ông bảo ban cho nó quen phép tắc nhà mình thôi. Ông sẽ sang khách sạn gọi nó về đây cho cháu.

– Ông không phải sang. Sáng mai xin phép ông cháu bay về Cali.

– Trời ơi! Thế cháu không định thăm bà, để bà nằm chờ chết hay sao?

– Về thế nào được hả ông? Ai cho phép mình về?

– Phải xin chứ. Ông định đưa cháu đi Westland rồi đến sứ quán Việt Nam xin nhập cảnh.

– Thế ông cùng về với cháu chứ?

– Không, ông về làm sao được. Ông ra đi bất hợp pháp, nay về họ bắt liền.

– Thế các cậu, các dì?

– Cậu nào? Bà chỉ sinh được má cháu và cậu Tiêu Long. Nhưng cậu Long hư hỏng và hai mẹ con vốn bất hoà từ lâu. Còn cậu Dũ, cậu Khanh, dì Hoa… đều là con các bà khác. Họ về cũng được chẳng về cũng không trách cứ được họ. Cháu thì phải về thăm bà.

– Ôi cháu sợ lắm, lỡ họ bắt cháu thì sao?

– Không có gì đáng ngại. Bây giờ cháu mang quốc tịch Hoa Kỳ rồi. Cháu về thăm bà ngoại là người Việt thì rất hợp pháp. Bà vẫn nhớ cháu và nhắc cháu luôn.

– Cháu cũng thương ngoại lắm, nhưng về một mình thì cháu chẳng về đâu.

– Đây là trách nhiệm của cháu. Cháu phải báo hiếu bà thay má cháu. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông cần đến cháu đấy. Sau này ông ốm chết, cháu không phải về thăm viếng cũng được. Nhưng trường hợp này thì cháu phải thay mặt cho cả nhà về thăm bà.

– Ông để cháu suy nghĩ xem sao. Bây giờ xin phép ông, cháu sang bên khách sạn.

– Mày định ngủ bên ấy à? Cưới xin gì đâu mà đã ăn nằm với nó! Ôi cháu tôi chẳng còn biết tự trọng là gì nữa. Người ta khinh mày, khinh cả gia đình nhà mình không biết dạy con dạy cháu.

– Cháu có phòng riêng – Jimi đỏ mặt – Cháu chẳng ở chung với anh ấy đâu mà ông lo.

– Thế thì ngủ ở nhà. Nhà cháu đây sao lại sang khách sạn?

– Cháu đã đưa anh ấy về đây. Ông nói như tát nước vào mặt khiến anh ấy phải đi ở trọ. Nay về đây anh ấy nằm một mình, cháu không đang tâm.

– Để ông sang ông gọi nó về cho.

– Chẳng cần đâu ông ạ. Lúc này mà ông can thiệp vào lại càng thêm buồn. Việc cháu để cháu lo.

– Thì tuỳ cháu, nhưng sáng mai phải trả lời ông đấy nhé. Nhất định cháu phải về thăm bà. Cháu có thể rủ cả anh bạn cháu cùng đi. Phải đấy! Nó đang muốn làm cháu rể, thì nó phải về thăm bà ngoại để nhận bà, bà nhận cháu chứ?

Jimi cười:

– Nhưng ông đã công nhận đâu mà rủ người ta về!

– Nếu nó biết kính trọng quý mến bà thì ông có thể xem xét lại.

– Xem xét lại là thế nào hả ông?

– Là thay đổi ý kiến, là có thể nhận nó làm cháu rể chứ sao nữa!

– Ôi ông hứa chứ! Ông có hứa thì cháu mới dám yêu cầu anh ấy đi ông ạ.

– Ông hứa, nhưng chúng mày cũng phải hứa với ông là sẽ về Sài Gòn thăm bà cơ!

– Dạ, để cháu sang bàn với anh ấy ông nhé!

Nói xong Jimi vội vàng đi sang khách sạn với Quang Trung.

– Trung ơi, ông bảo Mi phải về Sài Gòn thăm bà. Nhưng một mình thì Mi không đi đâu. Liệu Trung có thể đi cùng với Mi được không?

– Đi với Mi đến cùng trời cuối đất, vào sinh ra tử Trung cũng đi!

– Cảm ơn Trung! Đi là vừa lòng ông ngoại lắm đấy ông hứa sẽ chấp nhận Trung là cháu rể nếu Trung ưng về thăm bà. Trung có chịu không?

– Chịu chớ. Trung yêu Mi nên việc khó mấy để đi đến hạnh phúc, Trung cũng chẳng ngại.

– Mi rất buồn là mời Trung về nhà mình ông ngoại đã cư xử chẳng ra sao để Trung phải ở khách sạn.

– Không sao, chỉ cần Mi yêu Trung là đủ. Ông già rồi khó tính. Trung sang đây ông càng dễ chịu và Trung cũng tự do hơn. Mi ở bên này với Trung chứ?

– Dạ, Mi đã giữ cho mình căn buồng liền bên. Khi nào đi ngủ chúng ta sẽ tạm biệt nhau.

Trung cười quàng tay lên vai Mi kéo cô vào lòng rồi thì thầm:

– Mi ở luôn bên này với Trung đi. Chỉ có hai đứa chúng ta hoàn toàn tự do.

– Chưa được đâu! Bao giờ cưới xong mới được hoàn toàn tự do.

– Tất nhiên thôi… Nhưng chúng ta sẽ thức suốt đêm bên nhau Trung muốn được bế Mi như thế này mãi mãi.

– Ôi Mi sợ lắm!

– Trung có là con gái đâu mà Trung biết sợ như Mi. Em vừa phải biết yêu, vừa phải biết giữ gìn. Má dặn em thế mà!

– Chính anh cũng phải giữ cho Mi. Cả hai đứa cùng giữ gìn!

Jimi cười vuốt ve mái tóc người yêu.

Sáng hôm sau Jimi về thưa với ông, Phan Quang Trung đã thuận đi Sài Gòn với mình, khiến ông già tỏ vẻ bằng lòng.

– Có thế chứ. Các cháu có vâng lời ông thì ông mới chuẩn bị quà cáp để các cháu mang về biếu bà.

– Ông không phải mua, để chúng cháu tự lo. Thấy cần đem thứ gì ông cứ bảo cháu, khi nào được giấy phép nhập cảnh, cháu mua cũng kịp.

– Cái nào là quà của các cháu thì tự chúng này mua. Ông cũng phải có phần ông chứ! Thế mới gọi là tình nghĩa cháu ạ. Ngoài ra ông cũng gửi thư cho vài người bạn thân còn ở lại.

– Vâng. Thế ông chuẩn bị sớm đi. Thứ tư này có chuyến bay Hồng Kông – Voca City. Cháu phải sang để chuẩn bị và chờ đợi giấy phép nhập cảnh.

– Cả ba ông cháu cùng bay. Ông cũng phải chờ các cháu có đủ giấy tờ bước lên máy bay đi Sài Gòn ông mới yên tâm được.

Chúng tôi đã nhận được điện của các cháu báo tin thứ tư sẽ bay đi Westland để xin giấy nhập cảnh về quê hương.

Ngoài nội dung trên bức điện không chứa đựng một thông tin quan trọng nào nữa. Nhưng Bạch Kim cũng quyết định bay đi Voca City để kịp gắp cháu. Cô thông báo cho anh chị tôi hay là các cháu về Sài Gòn Chăm bà ngoại Jimi. Tiện chuyến đi chúng tôi muốn gửi các cháu mang về Việt Nam một số quà biếu đến người thân. Vì vậy Bạch Kim phải mang thêm tiền và dặn dò các cháu một số việc cần thiết cho chuyến đi ngoài dự liệu này. Thế là bác Lệ Ngọc nhận cho nhiệm vụ chăm sóc cháu Việt Dũng ít ngày.

Cô gọi điện cho Westland Tourist mua luôn cả vé máy bay lẫn phòng đặt trước khách sạn Norodome.

Chuyến đi thuận lợi và Bạch Kim đã có mặt ở Voca City từ sáng thứ ba. Công việc đầu tiên là cô tìm đến người làm xiếc ôm cá sấu để bắt liên lạc với Tám. Chưa quen nhau nên phải làm thủ tục mật hiệu từ đầu. Cô nhờ Tám điện khẩn cho Trung tâm một báo cáo ngắn để ông Đức bố trí đón hai cháu về thăm quê hương được thuận lợi.

Trở về khách sạn, cô điện hỏi sân bay về giờ đến của các chuyến bay từ Hồng Kông hàng tuần. Làm thế nào để gặp riêng Quang Trung và Jimi mà ông Hứa Vĩnh Thanh đều không biết thì tốt quá. Nhưng khả năng đó rất nhỏ. Nếu buộc phải chạm trán tới cả ba thì Kim cũng có lý do để nói.

Nằm một mình trong khách sạn của thành phố xa lạ, Bạch Kim thấy buồn. Bao nhiêu giả thuyết, dự đoán rối bời trong óc cô gái mãi gần một giờ sáng cô mới chợp mắt đi. Năm giờ thì đã tỉnh dậy với cái đầu nặng nề nhức nhối. Chương trình của cô đã được hoạch định. Buổi sáng cô đi thăm thú các thắng cảnh như mọi du khách khác. Hai giờ thiều cô ra sân bay đón chuyến bay từ Hồng Kông tới. Cô chăm chú quan sát cửa ra vào. Hành khách đã ra hết mà không thấy bóng dáng hai con. Hay chúng còn trong phòng nhận hành lý? Cô nhìn khắp nơi cũng chăng thấy. Nửa giờ sau cô thất vọng quay về khách sạn.

Liền hai chuyến bay từ Hồng Kông đến sau đó cô đều đón hụt. Cô cũng chẳng nhận thấy được điện của chồng ở Cali nên không hiểu tình hình có trục trặc gì không. Cô quyết định đến sứ quán Việt Nam (một việc tối kỵ đối với những điệp viên hoạt động hải ngoại) để hỏi xem có những ai đến đây xin giấy phép nhập cảnh trong tuần. Người thường trực sứ quán tỏ vẻ nghi ngờ Bạch Kim. Tại sao người đàn bà này cần đến bản danh sách những người đến xin nhập cảnh? Sứ quán đã nhận được thông báo có sự giảm nhẹ về thủ tục cho hai thanh niên người Mỹ gốc Việt về thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Phải chăng người đàn bà này có liên quan gì đến chuyến đi trên? Và người thường trực đã không tiết lộ cho Bạch Kim bất cứ một chi tiết nào về những đơn xin nhập cảnh.

Bạch Kim thất vọng. Cô đành lởn vởn quanh khu vực sứ quán suốt hai ngày hy vọng sẽ gặp hai đứa đến đây làm thủ tục. Việc làm đó cũng là một hành động rất mạo hiểm vì quanh đây có biết bao nhiêu lính kín mặc thường phục theo dõi những người lởn vởn quanh toa đại sứ?

Cuối cùng thì Bạch Kim cũng đã gặp may Jimi và Quang Trung đều bất ngờ gặp mẹ ở đây.

– Mẹ! Mẹ sang đây bao giờ thế?

– Mẹ mới sang. Nghe tin các con về Việt Nam thăm ngoại, mẹ lo các con thiếu tiền, mẹ vội vàng bay sang để tiếp viện cho các con đây?

– Ôi mẹ vất vả quá! – Jimi cảm động – Chúng con vẫn còn tiền. Nếu thiếu con có thể xin ông, việc gì mẹ phải lo.

– Mẹ cũng muốn nhân chuyến đi của các con, mẹ gửi ít quà về biếu bà nội nữa.

Cả ba đi vào căn phòng xét cấp giấy nhập cảnh. Bạch Kim tự giới thiệu với người cán bộ thường trực cô là mẹ của hai đứa trẻ đi tiễn con và xin cho mượn chỗ nói chuyện với hai con ít phút. Trong khi Jimi vào phòng chụp ảnh và lấy dấu tay, Bạch Kim nói vội với quang Trung.

– Khi về đến Thành phố Hồ Chí Minh con sẽ được ông Đức đón. Con chưa thể cho Jimi biết ông làm gì. Con đưa cho ông chiếc nút bình tro thi hài của cô Hứa Quế Lan và thay nó bằng chiếc nút chai thuốc Polymixin B. Con quan sát kỹ xem các thứ quà cáp thư từ ông Thanh sai Jimi mang về có thứ hàng gì đặc biệt không. Ông Đức sẽ giúp đỡ con trong thời gian con về thăm đất nước. Con phải kéo Jimi về phía mình, đừng để ông Thanh lợi dụng. Chuyện mẹ con mình gặp nhau bữa nay nếu giữ kín được ông Thanh thì càng tốt.

– Dạ con biết.

– Những điều ba dặn con thưa với ông Đức con còn nhớ chứ?

– Dạ con nhớ ạ.

– Đây là quà mẹ gửi biếu bà, biếu bác Huệ, đây là quà của chị Hiền. Và đây là tiền đưa thêm cho các con đi đường.

– Dạ con cảm ơn mẹ, mẹ chu đáo quá.

Jimi làm thủ tục xong đi ra thì đến lượt Quang Trung vào.

– Các con đi đường nào mà mẹ đón ba chuyến bay từ Hồng Kông sang đều không gặp.

– Dạ ông con đưa chúng con đi thăm Singapore rồi mới từ Singapore bay sang đây. Cho nên mẹ đón chuyến Hồng Kông thì làm sao mà gặp được.

– À ra thế. Bây giờ ông nghỉ ở đâu?

– Dạ ở nhà một người bà con Hoa kiều con cũng chẳng biết phố nào nữa. Từ đất bọn con thuê Taxi khứ hồi đến đây. Bây giờ mẹ về chỗ chúng con đi.

– Thôi để mẹ về khách sạn, mọi thứ còn gửi ở đấy. Mẹ cũng chẳng muốn ông Thanh biết mẹ đi tìm các con, sợ ông lại cho mẹ đến đây phá đám chuyến đi này. Thực tình mẹ cũng ngại chuyện các con trở về Sài Gòn. Nhưng thôi, ông đã quyết định thì các con cứ đi. Mi cũng chẳng cần cho ông biết chuyện mẹ sang đây kẻo ông lại trách là mẹ đến mà lại không lại chào. Còn đến ở nhà những người chưa một lần quen biết thì mẹ ngại lắm.

– Thôi mẹ chẳng đến cũng được. Cực chẳng đã chúng con mới phải ở nhờ nhà những người Tàu không quen biết này. Con muốn ra khách sạn nhưng ông không nghe. Ở đây ông quen với hội poker, mạt chược… Suốt ngày họ giết thời gian bằng những trò sát phạt nhau.

– Gặp các con là mẹ yên tâm rồi. Mai mẹ bay về với em Việt Dũng ngay thôi. Mới đi vài ngày mà mẹ nóng ruột quá.

– Vâng mẹ nên về sớm đi và đừng lo gì cho bọn con. Con cũng nhớ em Việt Dũng lắm. Mẹ nhớ hôn em thật nhiều cho chúng con nhé.

Khi Quang Trung làm xong thủ tục quay ra thì Bạch Kim đứng dậy hôn tạm biệt hai con. Cô rảo bước ra trước để bên ngoài không ai biết gặp nhau. Sang bên kia đường cô đi vào một hiệu tạp hóa. Chờ cho Jimi và Quang Trung lên xe đi rồi cô mới ra vẫy taxi về khách sạn. Vì mất quá nhiều thời gian chờ đợi nên cô huỷ bỏ chương trình gặp Tùng Lâm và Trương Tấn Hào. Cô bay về Cali ngay vì sốt ruột, nhớ con nhỏ.

Khi thấy hai cháu mang giấy nhập cảnh về, Hứa Vĩnh Thanh vui mừng lắm. Mọi việc xảy ra đều gần phù hợp với ý ông. Bây giờ ông mới giao công việc cuối cùng cho Jimi.

– Đã có người đặt vé cho hai cháu bay đi Sài Gòn vào sang thứ hai tuần tới. Đây là mấy thứ quà ông gửi về biếu bà. Cháu thưa với bà là ông vẫn mạnh. Ông rất thương nhớ bà nhưng không thể về thăm được, mong bà hiểu cho ông.

– Dạ cháu nhớ. Còn thứ này muốn gửi cháu đem đến tận tay cho một ông bạn thân của ông. Đó là chiếc nhẫn kim cương ông ấy định bán cho ông. Nhưng đem sang đây thử thì nó chỉ là thứ hàng thường chứ không phải chiếc nhẫn của hoàng hậu Morabac như ông ấy nói. Như vậy nó không thể đạt được cái giá như đã thỏa thuận. Tuy là của giả về mặt lịch sử, nhưng nó cũng vẫn là một báu vật. Nếu cháu đeo công khai, ông sợ nhà cầm quyền làm phiền vì họ nghi ngờ chiếc mặt đá quý này được lưu hành bất hợp pháp. Do đó ông đã tháo mặt ra đúc vào viên plastic này. Khi lên đường cháu nuốt đi, về đến nhà bà cháu lấy lại qua đường tiêu hóa. Còn chiếc nhẫn thì cháu cứ đeo bình thường ở tay với một chiếc mặt đá khá. Khi trao hàng cho ông chủ của nó, cháu sẽ được ông ta trao lại cho cháu một chiếc nhẫn tương tự để làm tin. Cháu mang chiếc nhẫn đó ra cho ông để ông có bằng chứng đòi lại số tiền đặt cọc của ông ở ngân hàng Banville.

– Thưa ông nuốt thứ này có khó không ạ.

– Dễ thôi nhưng cháu cũng phải tập. Ông đưa cho cháu gói kẹo có kích thước tương tự để cháu tập nuốt trước.

Jimi rất sợ cái trò nuốt chửng này nên cô bé từ chối.

– Ông cứ để cháu cất vào trong ví. Ai biết nó là cái gì mà ông sợ.

– Ôi cháu ngốc nghếch lắm. Cảnh sát cộng sản bây giờ cũng tinh ranh rồi, không che mát được chúng đâu. Cháu chịu khó nuốt thử đi.

Jimi nuốt thử mấy viên kẹo và thấy cũng dễ dàng thôi. Lúc đó cô mới dám nhận việc ông giao. Ông Hứa còn dặn đi dặn lại là không nên nói chuyện này với bất cứ ai kể cả với thằng bạn trai cùng đi.

Để kết thúc câu chuyện dài dòng vô bổ. Jimi cứ hứa đại cho ông yên tâm. Mãi đến trước lúc lên đường ông Hứa Vĩnh Thanh mới trao đầy đủ mấy thứ này cho cô cháu gái và bắt cô nuốt ve nhựa plastic trước mặt mình ông mới yên tâm tạm biệt.

Chuyến bay Voca City – Thành phố Hồ Chí Minh cất cánh lúc tám giờ ba mươi bay về hướng Đông. Đôi tình nhân ngồi bên nhau.

Trung ghé vào tai Jimi hỏi nhỏ:

– Ông đã cho em “ăn kẹo” chưa?

– Rồi anh ạ.

– Em có tin rằng đấy là một hạt kim cương “khổng lồ” gắn trên mặt nhẫn của hoàng hậu Morabac không?

– Em tin. Nếu không phải “khổng lồ” thì cũng là thứ cao giá.

– Anh chợt nghĩ rằng nó rất cao giá nhưng không phải là kim cương.

– Thế thì là loại hàng gì?

– Một thứ thông tin của bọn gián điệp.

Jimi tròn xoe mắt:

– Của bọn gián điệp? Ông là gián điệp à?

– Có thể là của ông, nhưng cũng có thể là của người khác thuê ông đưa vào Việt Nam và òng đã dùng cháu ông vào công việc mạo hiểm này.

– Trời ơi! Lại có thể như thế được sao?

– Thì Trung cũng chỉ phỏng đoán vậy thôi.

– Thế mà không bảo cho Mi biết trước.

– Trung cũng chợt nghĩ ra thôi. Theo anh. người ta không chuyển những thứ hàng qúy theo chiều ngược lại. Người ta đang muốn tàn phá nên họ chỉ chuyển về những thứ giết người.

– Ôi nếu biết thế thì em không nhận chuyển. Em chẳng muốn tham gia vào những trò chơi độc ác đó.

– Không phải chỉ độc ác mà còn nguy hiểm cho chính ta nữa.

– Bây giờ biết làm thế nào?

– Đến nơi ta sẽ liệu

– Nhưng người ta sẽ phát hiện ra những thứ này khi xuống phi cảng.

– Cũng có thể, nhưng em đã để nó ở chỗ khó mà khám ra.

– Em đọc sách trinh thám thấy nói Hải quan có cả những máy phát tia X đặc biệt để soi thấy mọi thứ giấu trong cơ thể!

– Thế sao em dám nhận?

– Lúc đó em lại chẳng nhớ ra. Hơn nữa hỏi anh thì anh lại bảo là “hãy chiều ý ông”. Nay anh nói đó là tài liệu gián điệp em mới lo chuyện bị khám xét.

– Thì mới là đoán thôi, lo cũng vô ích. Đến đấy ta sẽ tùy cơ ứng biến.

– Ôi nếu họ khám thì em thú tội liền. Em bảo là người ta xui dại em và em khai luôn cả mật khẩu. Mật hiệu, địa chỉ bắt liên lạc cho họ chắc là họ tha tội cho bọn mình chứ anh.

– Cũng có thể là như vậy Nhưng nếu em thú tội với nhà chức trách mà ông biết thì em cũng không được yên đâu. Nhưng thôi ta đừng nghĩ ngợi nữa mà thêm buồn. Anh muốn có một chuyện về thàm đất nước vui vẻ.

– Em cũng chỉ muốn vậy thôi. Thế mà ông ngoại đã đánh lừa em. Em sẽ chẳng mang nhưng thứ quỷ quái này đến gặp người nhận đâu. Em sẽ cho nó trôi luôn vào hố tiêu!

– Đừng quyết định vội vàng em ạ. Nếu đấy đúng là hạt kim cương thì sao nào? Làm thế là em quăng đi của ông vài trăm ngàn đô-la đấy!

Jimi ngồi yên lặng mặt buồn rười rượu. Tiếng micro phone của phi hành đoàn vang lên báo cho hành khách buộc đai lưng, máy bay sắp hạ cánh.

– Chúng ta sắp tiếp đất rồi. Hãy vui lên Mi. Mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi.

– May mà có anh đi cùng, nếu không em biết trông cậy vào ai.

Máy bay khoang rộng nên hành lý xách tay đều để bên người. Khi máy bay dừng lại trên đường băng, hành khách lục tục kéo ra cửa chờ xuống thang… Hai xe buýt đưa họ từ đường pít vào nhà ga.

Quang Trung và Jimi đặt toàn bộ hành lý lên bàn thuế quan. Nửa tiếng sau chúng mới hoàn thành mọi thủ tục để ra cửa. Vẻ mặt lo lắng của Jimi dịu hẳn đi. Mọi hiểm nguy hình như đã không xảy ra. Quang Trung đảo mắt tìm một chiếc taxi.. Và Trung đã nhận ra ông Đức.

– Ông!

Ông Đức cũng đã nhận ra hai đứa cháu. Mặc dù đã được báo trước nhưng ông vẫn thấy ngạc nhiên vì vóc dáng cao lớn của thằng cháu.

– Quang Trung đấy ạ! Ôi cháu tôi lớn quá! Cháu về thăm quê hương được lâu không?

– Dạ ba má cháu cho phép về một tuần. Thưa ông, đây là Jimi, bạn cháu – Còn đây là ông Đức, em của bà nội mình.

– Cháu chào ông ạ! – Jimi ngạc nhiên và có phần vui mừng vì cuộc gặp gỡ bất ngờ này.

– Chào cháu! – ông Đức thân mật bắt tay Jimi.

– Ông ơi, ông làm việc ở đây hay ông đi đón ạ?

– À, ông đón khách. Ông lái xe tai mà. Thôi, hai cháu ra xe để ông chở đi.

– Ông cho hai cháu về khách sạn Hữu Nghị nhé. Cháu đã gọi điện đặt phòng rồi. Cháu sẽ đến thăm ông sau.

Ông Đức dẫn hai đứa đến bên chiếc xe Chevrolet cổ lỗ bên kia đường. Chúng xếp hành lý và chui vào hàng ghế sau. Xe nổ máy, chuyển bánh, mươi phút sau đã đỗ ở cửa khách sạn Hữu Nghị. Ông đưa hai đứa vào “Receptionroom”. Chúng xuất trình giấy tờ, nhận thìa khóa và mời ông Đức lên buồng thuê 405.

Việc trước tiên là Jimi xin phép đi tắm sau một chuyến đi dài. Thực ra là cô gái sốt ruột muốn tống cái “của nợ” giấu ở trong bụng ra xem nó đích thực là thứ gì. Khi tiếng gương sen xối nước ào ào từ trong toa lét vọng ra, ông Đức mới nói nhỏ với Quang Trung:

– Ông nhận được tin mẹ cháu bảo là hai đứa về chơi. Ông đã chuẩn bị đón các cháu từ mấy bữa nay.

– Thưa ông, ba mẹ cháu xin gửi đến một số quà. Vừa nói Trung vừa mở va li lấy lọ tro hài cốt của Hứa Quế Lan ra. Cậu đổi chiếc nút rồi trao cho ông Đức. Đây là thứ ba cháu lấy được ở mộ Bendix. Anita. Đây là quà của mẹ cháu gửi biếu ông. Gói này mẹ cháu nhờ ông chuyển cho bà nội cháu và chị Hiền cháu.

– Cảm ơn cháu về những nón quà trong đó có những thứ rất qúy – Ông vui vẻ ngắm nghía chiếc nút nhựa – ông sẽ chuyển mọi thứ đến đúng địa chỉ người nhận.

– Còn đây là những thứ quà của ông Hứa Vĩnh Thanh gửi về cho bà ấy ở Chợ Lớn. Có một món hàng rất đặc biệt Jimi còn đang giữ trong bụng. Jimi được giao chuyển cho ông Chu Bội Ngọc ở hiệu kim hoàn Minervás Treasure, phố Lê Lợi. Cháu sẽ tìm cách để ông kiểm tra trước xem có nên trao cho ông Chu hay không.

– Liệu Jimi có đứng về phía chúng ta không?

– Thưa ông cháu nghĩ là Jimi rất thành thực với cháu. Chúng cháu thương yêu nhau nên Mi sẽ nghe cháu. Chi có điều là cháu chưa bao giờ tiết lộ công việc của ba má cháu với Jimi. Ở một thời điểm thuận lợi nào đó, cháu sẽ cho Jimi biết rõ quan điểm chính trị cửa riêng cháu để thăm dò Jimi xem sao.

– Thứ Jimi giấu trong bụng nếu không phải là nón hàng lậu thì phải là những tài liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Cháu cố gắng để cho ông xem trước nội dung thì mới có thể quyết định là nên hay không nên trao cho ông Chu Bội Ngọc. Cháu cho ông biết chương trình một tuần của cháu ở Sài Gòn để ông có kế hoạch phối hợp.

– Chúng cháu sẽ đến thăm và có thể ở luôn nhà bà ngoại của Jimi. Ngoài ra có thể đi thăm Vũng Tàu, Nha Trang, Cần Thơ. Nhưng mục tiêu tham quan du lịch đối với chúng cháu không quan trọng lắm nên hoàn toàn có thể điều chỉnh.

Hai ông cháu đang chuyện trò say sưa thì Jimi đã trang điểm xong từ trong toa-lét đi ra. Cô gái mỉm cười nhún vai, đặt vào tay Quang Trung một viên plastic màu xanh nhạt hình ô van giống như một cái trứng chim bé xíu.

– Mi đã lấy ra và sửa sạch rồi đấy. Anh xem nó có đúng như điều anh dự đoán không?

Quang Trung đưa lên soi vào ánh sáng nhưng thứ nhựa đục này không cho phép nhìn thấy ruột bên trong.

– Tách thứ này ra để rồi niêm lại như cũ thì chẳng dễ dàng chút nào.

– Anh cứ phá cái vỏ ra. Nếu cần em đưa ruột cho ông ta. Em bảo là em làm vỡ vỏ bọc thì đã sao. Em chi mang hộ, ông ấy không nhận thì em mang về.

– Hay em đem ra hỏi ông Đức xem ông có biết đó là thứ hàng gì không. Anh cũng muốn đi tắm một chút.

Ông Đức ngồi nghe hai đứa nói chuyện nhưng vờ như không để ý gì. Jimi quay lại phía ông nói vui vẻ.

– Thưa ông, ở nước ngoài cháu nghe nói về Việt Nam là bị khám xét dữ lắm, xem từng mối khâu, xé từng chiếc phong bì… làm cháu lo quá. Thế nhưng khi qua sân bay cháu chẳng thấy có gì đặc biệt so với những cửa khẩu khác.

– Cháu có mang thứ gì bất hợp pháp đâu mà phải lo sợ?

– Chẳng biết thứ này có gọi là bất hợp pháp hay không mà ngoại cháu bắt phải nuốt vào bụng. Cụ cẩn thận quá chứ nếu cháu cứ bỏ trong va li thì cũng chẳng xảy ra chuyện gì.

Vừa nói Jimi vừa đưa cho ông Đức thứ vật lạ đó.

Ông cứ mở ra xem có cái gì bên trong. ông Đức ngắm nghía viên plastic rồi nói.

– Tách vỏ nhựa ra thì có khó gì đâu. Nhưng để làm lại như cũ thì hơi mất công đấy.

– Thì ông cứ tách ra xem có đúng là viên kim cương năm mươi ca-ra như ngoại cháu nói không?

– Năm mươi ca-ra? Không ai lại giao cho cháu một báu vật quá lớn như vậy.

– Thì ông cứ tách ra, tự nó sẽ nói lên sự thật.

Ông Đức lấy lưỡi ca-níp tách thận trọng lần vỏ ngoài. Sau lớp nhựa là một lần vỏ thiếc lỏng bên trong là hai cái nhân. Không phải kim cương là là cuốn phim siêu vi ảnh. Ông đặt nhẹ lên bàn tay Jimi và nói:

– Báu vật của ông ngoại gửi về cho bạn bè đây! Chắc chắn không phải là đồ trang sức rồi.

Cô gái nhẹ nhàng nâng từng cuốn phim nhỏ xíu như viên thuốc cảm lên xem.

– Nó là cái gì hả ông?

– Có thể là những tài liệu mật của cơ quan gián điệp ngoại quốc được ghi vào phim chuyển về nước cho nhân viên đặc vụ của họ. Ông chưa biết nội dung nhưng phải là những vấn đề quan trọng lắm nên người gửi mới phải làm cầu kỳ như vậy.

– Ôi cháu sợ quá. Thế mà ngoại cháu lại nói là hạt kim cương giả làm theo mẫu mặt nhẫn của Hoàng hậu Morabac mà ông Chu nhờ bán. Liệu cháu có nên đưa những thứ này cho ông Chu nữa không?

– Ông Chu nào? – Ông Đức vờ như không biết.

– Dạ, Chu Bội Ngọc ạ. Ông ấy là chủ cửa hàng kim hoàn Minervás Treasure gần chợ Bến Thành.

– Chỉ có thứ này thôi ạ?

– Dạ còn nữa – Jimi tháo chiếc nhẫn đeo trên ngón giữa đưa cho ông Đức xem – Ngoại cháu bảo đưa cho ông Chu cái này. Nếu ông Chu trao lại cho chiếc nhẫn tương tự có mặt ngọc màu tím sẫm thì mới trao cho ông ta hạt kim cương đặt trong ve nhựa.

Ông Đức xoay đi xoay lại, ngắm nghía chiếc nhẫn rất kỹ rồi đưa lại cho Jimi.

– Cháu đeo vào. Đây là mật hiệu bắt liên lạc với ông Chu. Không có chiếc nhẫn này ông Chu chẳng những không tiếp cháu mà còn có thể cho người thủ tiêu cháu.

– Trời ơi, cháu chỉ đưa hộ thôi chứ có tội tình gì mà thủ tiêu cháu?

– Có nhất thiết cháu cứ phải có tội họ mới thủ tiêu đâu. Chi cần cháu biết một vài chi tiết bí mật về họ, nguy hiểm đến an ninh của họ là họ không cho phép cháu sống rồi.

– Thế tại sao ông ngoại cháu lại giao cho cháu một công việc nguy hiểm như vậy?

– Bởi vì ông cháu cũng phải chịu một áp lực nguy hiểm hơn là cử cháu đi. Đã nhúng tay vào làm ăn với bọn gián điệp thì phải coi số mệnh mình như đồng tiền đặt cọc trên bàn cờ bạc. Một được một thua, một mất một còn. Đó là chưa kể những hành động bất hợp pháp này còn bị tòa án nghiêm trị…

– Ôi ông nói làm cháu sợ quá. Liệu cái án đối với người chuyển hai cuốn phím bé xíu này đáng bao nhiêu năm tù?

– Còn tùy theo nội dung chứa đựng bên trong. Có khi những âm mưu trong đó có ảnh hưởng tới an ninh, tới sinh mạng của nhiều người, thậm chí đến cả số mệnh của một dân tộc. Khi đó thì tội người mang có thể tính bằng vài cái án tử hình cũng chưa đủ.

– Thế thì cháu có thể quàng nó vào lờ sưởi. Cháu sẽ chăng đưa cho ông Chu Bội Ngọc đâu.

– Muộn mất rồi. Cháu quăng đi thì sau này trả lời ông ngoại cháu thế nào? Cháu có hình dung tội đó sẽ đáng hình phạt gì không?

– Cháu đem về trả ngoại. Cháu nói là ông đã lừa cháu, không phải kim cương mà chỉ là tài liệu của gián điệp.

– Cũng không được nữa. Hộp phim đã mở, ngoại cháu sẽ nghi ngờ cháu. Rồi chính ông ngoại cháu cũng bị cấp trên thẩm vấn về sự thất thoát nguy hại này.

– Trời ơi, thế cháu phải làm gì bây giờ?

– Để ông làm lại cho cháu cái hộp hệt như cũ cháu chuyển cho ông Chu Bội Ngọc.

– Như vậy thì tài liệu này sẽ ảnh hưởng tới sinh mạng của nhiều người, tới an ninh của đất nước. Cháu đã biết mà vẫn chuyển thì cháu cũng là can phạm. Có thể cháu thoát được đòn trừng trị của luật pháp, nhưng suốt đời chịu sự dày vò của lương tâm.

– Chúng ta sẽ vô hiệu hóa nó bằng cách báo cho cơ quan an ninh nhà nước sao lấy một bản. Họ sẽ có cách ngăn chặn mọi tội ác.

– Nhưng liệu cơ quan an ninh có bắt cháu thẩm vàn rồi đưa ra tòa không ạ?

– Nếu cháu tự nguyện thông báo cho nhà chức trách thì chính quyền rất hoan nghênh cháu. Người ta sẽ giữ tuyệt mật chuyện này để đảm bảo an ninh tối đa cho cháu.

– Ý kiến của ông sáng suốt lắm. Vậy cháu cần đến báo ở đồn cảnh sát nào bây giờ?

– Cháu chẳng cần đi đâu. Nếu các cháu tin ở ông thì để ông thu xếp chuyện này cho, như thế càng kín đáo. Cháu cứ việc thực hiện chương trình của mình. Cơ quan an ninh sẽ bí mật bảo vệ an toàn cho các cháu.

Câu chuyện đến đây thì Quang Trung từ trong buồng tắm đi ra.

– Quang Trung xem này, đúng như anh đoán. Ve nhựa chứa hai cuốn phim siêu vi ảnh chứ không phải hạt kim cương năm mươi ca-ra!

Trung xem qua rồi nhún vai:

– May nhé. Nếu bị phát hiện ở phi cảng thì mình biết trả lời thế nào với nhà chức trách.

– Em định nhờ ông Đức báo chuyện này với cơ quan an ninh trước khi trao thứ này cho ông Chu Bội Ngọc, anh thấy thế nào?

– Anh đồng ý với Mi. Chúng ta đi du lịch, đi thăm quê hương chứ không phải tiếp tay cho gián điệp làm hại đất nước mình. Vì vậy ta phải giải quyết cái của nợ này đi thì mới thanh thản tâm hồn được. Anh tin là ông có thể thu xếp chb bọn mình chuyện này tốt đẹp.

– Vậy trăm sự chúng cháu nhờ ông. Ông thu xếp cho thật kín đáo để cháu khỏi bị mắng, ngoại cháu không bị cấp trên khiển trách, ông Chu vẫn nhận được “quà” còn cơ quan an ninh nhà nước cũng biết trước được mọi hiềm nguy mà ngăn chặn. Thế là tất cả đều vui vẻ.

Câu nói ngây thơ của Jimi làm cả ba ông cháu đều cười vang nhà.

Mười phút sau, ông Đức tạm biệt hai đứa cháu. Ông hứa sẽ cho người bà con đến lái xe cho các cháu đi lại suốt thời kỳ về thăm đất nước. Hai ngày nữa ông sẽ đến với món “quà” đã được phục chế như cũ.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Đức viết điện báo cáo tình hình vụ “BK2” lên cấp trên (BK2 là mật danh đặt cho hồ sơ theo dõi mối quan hệ mờ ám giữa Hứa Vĩnh Thanh và Chu Bội Ngọc). Ông cho triệu tập cuộc họp đặc biệt với trung tá Nguyễn Văn Bền, cùng bốn sĩ quan chuyên môn về mã thám, vi ảnh, hoá học và phục trang. Sau khi thông báo một phần tình hình có thể công bố được, ông phác ra một phương án hành động khẩn cấp.

Thứ nhất, phải sao lại hai cuốn phim.

Thứ hai, cố đọc để hiểu hoặc dự đoán được một phần nội dung của tài liệu.

Thứ ba, tiến hành giải mã.

Thứ tư, làm lại vỏ nhựa cho hai cuốn phim.

Thứ năm, lấy mẫu chiếc nhẫn tín vật của Jimi.

Một số việc phải làm khẩn trương để sau bốn tám giờ Jimi đã có thể đến bắt liên lạc với Chu Bội Ngọc. Thiếu tướng đoán là Chu đã nhận được mật điện đón Jimi. Nếu để quá lâu, con cáo già sinh nghi thì lỡ việc mất. Ông cùng giao cho anh Hai Bền thành lập một tổ đặc trách theo dõi hoạt động của Chu để lần ra mạng lưới tổ chức gián điệp này.

– Thưa Thiếu tướng, nghĩa là chúng ta không phá án ngay mà còn cho chúng tự bộc lộ lực lượng sâu rộng hơn nữa? – Hai Bền nêu vấn đề để nắm chắc chủ trương.

– Đúng vậy. Giống như nhổ bộ rễ. Ta làm từ từ thì có thể lôi lên tất cả rễ cái, rễ con. Nhổ mạnh, nhổ vội có thể đứt gốc để rồi lại mất công lần mò tìm bới từng cái rễ. Hình ảnh trên cũng chỉ biểu hiện được một phần ý nghĩa. Ta bắt Chu Bội Ngọc vội vàng động đến mối liên hệ rất tế nhị hiện nay giữa nhiều cơ quan gián điệp ngoại quốc. Đồng bọn sẽ kịp thời bịt mối, tẩu thoát, hoặc chống lại ta một cách điên cuồng tuyệt vọng.

– Tôi lo là việc tìm hiểu tin tức qua giải mã còn lâu dài khó khản. Chưa biết nội dung ta không thể theo dõi các hoạt động bí mật của chúng, đặc biệt trên lĩnh vực thông tin vô tuyến. Như vậy sẽ có rất nhiều hành động phạm pháp vượt ngoài tầm kiểm soát của ta.

– Đúng đấy. Nhưng hiện nay chúng ta đang có lợi thế. Nếu biết kết hợp những tài liệu trong tay với những mật điện thu được trong không gian, ta sẽ dễ dàng tìm ra cái quy luật cấu trúc mật mã của bọn này – Ngừng một phút, Thiếu tướng nêu thêm một ý nữa – Hiện nay ta đang tìm kiếm bộ sưu tập của Hoàng Qúy Nhân. Ngoài CIA ra có thể gián điệp Tàu cùng đánh hơi thấy cái di sản cao giá này Hoàng Quý Nhân vốn là con rể Hứa Vĩnh Thanh, biết đâu ông ta chăng nắm được nhiều tin tức về mặt này. Tôi không loại trừ gia thuyết: Hứa lợi dụng cô cháu gái Jimi trước đây đã sống chung trong gia đình Nhân đê tìm kiếm dấu vết của tên này. Tôi chưa hỏi thẳng Jimi vì vấn đề rất tế nhị. Tôi cũng chưa muốn tiết lộ cho cô bé cái tin Hoàng Qúy Nhân đã chết. Nếu ta tận dụng được kết quả cuộc tìm kiếm của Chu Bội Ngọc và Hứa Vĩnh Thanh thì tốt quá đấy. Vì vậy chủ trương của Bộ còn thả lòng và duy trì hoạt động của họ trong một thời gian nhất định. Chúng ta phải biết coi trọng cái mũi rất thính của mấy vị gián điệp Tàu này.

Cuộc họp chưa kết thúc thì tổ kỹ thuật đã trình lên hai cuốn phim nhỏ trong ve nhựa đã được xử lý kỹ thuật để có thể chiếu lên màn ảnh đặc dụng. Thiếu tướng Đức quy định số giời được phép ngồi lại để xem phim.

Cuốn thứ nhất là một tài liệu chữ Hán. Phải cho gọi một chuyên gia ngôn ngữ lên dịch trực tiếp. Phần đầu là chỉ thị của thượng cấp cần phải chuyển mạnh hoạt động của tổ chức sang các lĩnh vực siêu kinh tế như chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao… Phần thứ hai bổ nhiệm người chỉ huy mới với bí danh là Nam Kinh 15 cho tổ chức thống nhất ở Việt Nam. Phần ba quyết định hủy bỏ toàn bộ lịch phát tín liên lạc cùng bộ khóa mật mã cũ… Nhưng tài liệu chưa cho biết Nam Kinh 15 có đến liên lạc trực tiếp với Chu Bội Ngọc hay không. Tài liệu cũng chưa cho biết lịch liên lạc và bộ khóa mới mật mã mới ra sao. Cuốn phim thứ hai hiện lên những dòng chữ số liên lạc. Tài liệu được mã hóa hoàn toàn. Có thể những vấn đề chính yếu chứa đựng trong cuốn phim này.

Những sĩ quan tình báo hồi hộp theo dõi trên màn ảnh như xem một cuốn phim hấp dẫn. Tuy mới hiểu biết được một số thông tin nhất định nhưng những cán bộ lâu năm trong nghề đã cảm thất điều họ đạt được là quá lớn. Lớn tới mức họ chưa dám tin đây là sự thật. Liệu cuốn phim có phải là trò hề mà kẻ địch muốn lừa ta không? Cuối cùng thì họ cũng phải thống nhất ý kiến với nhau khả năng giả là rất nhỏ bé. Ta có quyền nghi vấn, có quyền lật ngược vấn đề nhưng không thể do dự để nó ảnh hưởng tới hành động của chiến dịch BK2 được.

Chiều hôm đó tướng Đức dẫn trung tá Bền trong bộ thường phục đến khách sạn. Ông giới thiệu hai cháu với chú Hai. Kể từ giờ phút này chú Hai sẽ thay mặt ông giúp đỡ hai cháu trong mọi việt cần thiết. Còn ông mắc nhiều công chuyện thinh thoảng ông mới lại thăm được. Ông cũng mượn chiếc nhẫn tín vật của Jimi đưa cho chuyên gia phục chế lấy màu. Ông trao lại cho cô ve nhựa chứa hai cuốn phim giống hệt như khi chưa mở ra. Ông cũng cẩn thận bố trí một lái xe hàng ngày đưa đón các cháu bằng chiếc xe mang biển số của khách sạn Hữu Nghị.

Jimi cùng Quang Trung về thăm bà ngoại.

Bà Hứa Vĩnh Thanh không ở ngôi nhà đồ sộ năm tầng bên Chợ Lớn nữa. Nơi đó đã trở thành cửa hàng hợp doanh. Bà chuyển về một biệt thự nhỏ ở phố Duy Tân. Ở tuổi sáu mươi lăm, tuy còn béo tốt nhưng cặp mắt đã mù hoàn toàn. Bà được một người hầu gái cũ của gia đình chăm sóc. Lợi tức hàng năm của cửa hàng cộng với tiền bạc cũ còn lại đủ để bà sống dư dật lúc tuổi giả. Bà lập điện thờ tại gia. Buổi sáng bà dạy rất sớm, gõ mõ tụng kinh sau đó ngồi tọa thiền chừng ba mươi phút. Những khoảnh khắc đó linh hồn bà như thoát xác. Lúc bay bổng nhẹ nhàng vứt bỏ gánh nợ trần hóa thân vào cõi hư vô huyền diệu. Lúc đắm đuối say mê trong cõi cực lạc, cái đích cuối cùng của mọi đường tu. Nhưng xét cho cùng thì bà cũng chưa thể lìa bỏ được nợ đời. Khi rời khỏi câu kinh tiếng mõ, quá khứ lại trỗi dậy trong ký ức bà và một nỗi buồn thương u uất lại làm bà ứa lệ…

Và bữa ấy tiếng chuông gọi cửa vang lên. Người hầu gái chạy vào thưa với bà có hai người xưng là cháu ở nước ngoài về thàm bà. Bà thấy hơi nghi ngại và liền quay điện thoại báo qua với đồn cảnh sát khu vực rồi mới cho phép chị hầu gái mở cổng đón khách. Chẳng là vì bà giàu có, của chìm của nổi còn nhiều, nhà ít người lại ở vào khu phố vắng vẻ nên được tổ an ninh phường khuyên là nếu có khách lạ thì cứ thông báo qua cho cảnh sát rồi hãy tiếp.

Bà Hứa lắng nghe tiếng chân người bước lên thềm liền cất giọng hỏi trước:

– Ai đến thăm tôi đấy? Ai nhận là cháu tôi đấy?

– Ngoại! Con đây mà, con là Jimi đây!

Cô gái chạy vào ôm chằm lấy bà.

– Còn ai đi cùng với con đấy?

– Cháu chào bà ạ. Cháu là Phan Quang Trung, bạn của Jimi…

– Bạn à? Cháu ngồi chơi, mắt bà không nhìn thấy gì nữa rồi.

– Hồi con đi mắt ngoại chưa đến nỗi lắm, ngoại có được khoẻ không?

– Nhờ phật tổ độ trì ngoại vẫn được khoẻ mạnh. Từ ngày nghe tin má con bị ám hại, ngoại đau buồn khóc lóc luôn nên mắt càng ngày càng mờ.

Jimi cảm động ứa nước mắt rồi bỗng òa lên khóc. Bà già ôm chật cháu gái sờ soạng từ mái tóc đến khuôn mặt.

– Nín đi con. Cháu của bà lớn lắm rồi… ông có được mạnh không?

– Dạ ông con vẫn khoẻ lắm.

– Ông sống với bà nào?

– Dạ con không rõ. Hồi con ở Hồng Kông, thỉnh thoảng ông mới đến chỗ con. Thường thì ông ở với dì Hoa, nhưng ông mắc công chuyện luôn – nay đi nơi này, mai đi chỗ khác.

– Thế bà hai, bà ba ở đâu?

– Bà hai ở Mã Lai Á hay Tân-gia-ba gì đó. Bà ba cũng ở Hồng Kông với cậu Khanh, nhưng má con không ưa bà nên ít đến nhà nhau.

– Còn cậu Hứa Tiêu Long?

– Cậu Tiêu Long ở Băngkok. Có một lần cậu đến thăm má con nhưng sau đó bị bắt ở sân bay với một kí cần sa. Cậu bị kết án tù năm năm. Má con đã tìm mọi cách cứu cậu ra tù. Từ đó cậu đi đâu không biết. Con hỏi là ông gạt đi. Ông bảo còn nho không được tò mò chuyện người lớn.

Bà Hứa buồn rầu lau nước mắt:

– Ông cũng chẳng thư từ những chuyện đó với bà – Bà già quay sang phía Quang Trung:

– Thế anh Trung đây là bạn đồng hành với cháu à?

– Thưa bà, anh Trung là bạn thân của cháu. Gia đình anh là bạn cũ với ba Vượng, với má cháu xưa kia. Từ ngày má cháu mất. Chúng cháu ở luôn với gia đình anh Trung bên Los Angeles. Chúng cháu thương nhau và cháu đưa anh về thăm bà xin phép bà cho chúng cháu đính hôn.

Bà già mỉm cười:

– Anh cháu rể tương lai của bà hãy ngồi gần đây cho bà xem mặt nào.

Jimi nháy mắt và chỉ chỗ cho Quang Trung. Chàng trai ngồi sát vào bên trái bà Hứa.

– Thưa bà cháu đây ạ.

Bà đưa hai bàn tay ôm lấy đầu Quang Trung, nhẹ vuốt mái tóc vầng trán, xoa bàn tay lên khuôn mặt rồi cười.

– Không biết da dẻ ra sao chứ diện mạo cũng khôi ngô đấy!

– Thưa bà, bà cũng nhận ra nét mặt của cháu à?

– Nhận được chứ. Lần sau cháu về thăm bà, cháu không phải giới thiệu. Bằng bàn tay, bà cũng có thêm biết đây có phải cháu rể bà hay không! Bây giờ chắc các cháu đói rồi. Để bà bảo cô Ba làm cơm.

– Thưa bà cháu cũng vừa ăn sáng ở khách sạn.

– Sao lại ăn ở khách sạn? Về thăm bà thì phải ăn ở đây với bà chứ? Sợ bà không đủ tiền nuôi các cháu sao?

– Không phải thế đâu ạ. Cháu đi cùng anh Trung, chúng cháu chưa cưới mà đưa ảnh về ở nhà sợ bà mắng. Vì vậy cháu phải tìm chỗ cho anh trước rồi mới về.

– Vẽ chuyện? Nhà bảy tám buồng bỏ không, các cháu thuê khách sạn làm chi cho tốn tiền.

– Dạ thưa bà, có thuê buồng mới thuê luôn được ô tô để còn đi lại.

– Nhà cũng còn cái Mereedes của ông đấy. Bỏ mấy năm trong ga ra không ai dầu mỡ, các cháu xem có chạy được không thì đem ra mà dùng.

– Sao bà không bán đi mà tiêu, để nó cũng hỏng mất.

– Bà cũng chẳng cần đến tiền. Bà góp nhà máy cửa hàng vào hợp doanh, nhà nước trả lãi cho bà. Chỉ có bà và chị Ba một tháng ăn chay quá nửa thì tiêu sao hết tiền. Hay các cháu về đây ở với bà, bà nuôi, bà cho luôn cả nhà cửa, ô tô. Bà sắp chết rồi có mang theo được đâu mà tiếc.

– Chúng cháu cảm ơn bà. Để cháu ra bảo cậu Tiêu Long về ở với bà, trông nom phụng dưỡng bà lúc tuổi già.

– Cậu ấy thì một ngày cũng không sống nổi với bà. Mới mười lăm mười sáu tuổi đã ăn chơi trác táng, cờ bạc, rượu chè trai gái, hút sách. Mười sáu mười bảy đã ăn cắp của cha mẹ, lừa đảo bạn bè. Mười tám tuổi đã gây đổ máu vào tù ra tội. Tuy là con đẻ đứt ruột bà cũng vẫn phải từ. Khuyên can răn dạy mất bao nhiêu công sức, bao nhiêu nước mắt mà đâu có chuyên. Loại người ấy không thể sóng được ở xã hội này. Nó phải tìm đến những chỗ thích hợp.

– Hay chúng cháu đón bà ra nước ngoài sống với chúng cháu?

– Bà đi để làm gì. Có mắt còn bảo đi cho biết đó biết đây. Gần kề miệng lỗ rồi, bà không muốn gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. Bà cũng không hợp với ông đâu. Cứ sống một mình thế này còn dễ chịu. Ở đây cũng còn nhiều bạn bè, họ hàng. Họ cũng thương bà và đi lại thăm nom luôn.

– Cháu rất mừng là tuy mắt kém, bà vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn. Thế mà ông bảo là bị ốm rất nặng. Từ khi hay tin má cháu mất, bà nằm liệt giường mê sảng suốt ngày gọi tên con. Bà đang trong cơn hấp hối và ông sai cháu về ngay. Như vậy là ông rất qúy bà đấy chứ ạ.

– Cái thời ông quý bà đã qua lâu lắm rồi. Nếu qúy thì lúc ra đi ông phải mang bà theo chứ. Nhưng ông đã lén lút ra đi với hai bà vợ trẻ, bỏ lại người vợ già mù lòa này – Bà cười chua chát – Chắc lần này ông sai cháu về thăm bà để tiện thể nhờ cháu giúp cho một chuyến áp phe quan trọng khác chứ gì?… Có thế ông mới bịa ra chuyện bà đang hấp hối để lợi dụng tình cảm của cháu.

Jimi giật mình vì lời đoán mò chính xác của bà. Cô toan kể chuyện chiếc nhẫn của Chu Bội Ngọc cho bà nghe thì Quang Trung đã kịp đưa mắt ra hiệu để Jimi ngừng lại.

– Thưa bà, ông còn sai chúng cháu đem quà của ông về biếu bà đây.

– Bà cảm ơn ông cháu.

– Thưa bà, xin bà hãy tin vào tấm lòng chân thành của ông – Quang Trung nói – Có lần ông cháu cất công sang tận Cali bắt Jimi phải có trách nhiệm về nước thăm bà. Sở dĩ ông không thể về vì ông ra đi bất hợp pháp, sợ chính quyền giữ lại.

– Các cháu muốn nói đến tấm lòng chân thành của ông à? Các cháu chưa hiểu hết ông mình đâu ông thành đạt bằng sự dối trá. Cuộc đời ông kết tinh bằng sự dối trá – Người đàn bà mù phàn nộ – Bà đã chịu đựng bao nỗi cay cực, bao sự lừa gạt, phản bội của ông. Bà khuyên các cháu phải tỉnh táo mỗi khi được ông giao cho công việc gì. Bà nghi là cái chết của mẹ cháu cũng có liên quan đến những áp phe bí mật của ông. Đôi mắt mù lòa của bà cũng có dính líu đến những âm mưu tội lỗi của ông. Dâu là con, rể là khách, cực chẳng đã bà mới phanh phui những bi kịch gia đình ra với cháu. Các cháu hãy tha lỗi cho bà. Thương các cháu nên bà muốn cho các cháu biết được những sự thật mà chưa bao giờ bà nói với ai. Bà định sống để bụng, chết mang đi. Bây giờ gặp các cháu, bà nghĩ chẳng còn sống được bao lâu nữa. Rất có thể đây là lần cuối cùng. Bà sẽ nói hết trước khi nhắm mắt xuôi tay để nhẹ nhàng thanh thản bước sang thế giới bên kia. Nhưng thôi, câu chuyện còn dài. Các cháu thu xếp về đây ở với bà, bà sẽ kể lại toàn bộ cuộc đời mình cho các cháu nghe.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN