Sao Sáng Chờ Anh Về - Phần 1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
274


Sao Sáng Chờ Anh Về


Phần 1


Trời nổi gió, còn thêm chút mưa phùn, hàng phi lao hai bên đường gào thét theo tiếng gió cùng tiếng sóng biển đang gầm lên. Người tôi lạnh buốt, đôi tay tím tái nắm chặt chiếc xe t/ang. Tôi run rẩy lặng lẽ nhìn chiếc q/uan tài đặt trong xe. Mẹ tôi nằm trong đó, im lặng giữa cả trăm ngàn tiếng ồn ào, tiếng gió mưa và cả tiếng khóc. Tôi không khóc to, nhưng nước mắt như màn sương rơi không ngừng. Giống một năm nào đó rất xa xôi trước kia, mấy chị em tôi đã từng níu theo chiếc xe tang gào khóc trong tuyệt vọng. Ký ức đau thương và tàn nhẫn lại ùa lên, nhưng có lẽ đã trải qua rất nhiều bất hạnh, tôi vẫn chỉ rơi nước mắt trong câm lặng, tuyệt đối không phát ra âm thanh nào.

Xe t/ang lách cách chậm rãi đi băng qua hai con đường phi lao. Đến khi ra nghĩa đ/ịa thì dừng lại, huyệt m/ộ đã đào sẵn, quan tài cũng được khiêng xuống, tiếng khóc của mọi người càng lúc càng lớn. Mưa gió cũng tiễn biệt mẹ tôi đoạn đường trần cuối cùng. Tôi quỳ xuống, đưa tay chạm lên chiếc quan tài, nước mắt nóng hổi chảy xuống miệng, giọng nói cũng khàn đi:

– Mẹ ơi! Mẹ đi nhé, không còn đớn đau nào nữa rồi. Mẹ lên thiên đàng cho con nhắn gửi. Con rất nhớ mẹ… nhớ hai mẹ… của con.

Khi nói đến đây, giọng tôi cũng nghẹn lại, cảm tưởng như lồng ngực bị ai thít chặt. Hiện tại và quá khứ đan xen nhau, hình ảnh ba chị em tôi ngồi dưới nấm mộ gào thét gọi những tiếng mẹ ơi đứt quãng trong tiếng thê lương vẫn như vừa mới hôm qua. Đã bao năm trôi qua như vậy rồi nhưng nỗi đau chưa bao giờ dứt, chẳng ngờ rằng có ngày tôi lại phải tiếp tục tiễn biệt thêm một người yêu thương tôi vô bờ bến.

Có mấy người hỏi gì đó, nói gì đó nhưng tôi gần như chẳng nghe được gì, chỉ thấy tiếng gió biển ù ù bên tai. Khi những vốc đất cuối cùng lấp đầy mộ, những tiếng khóc xé lòng càng to hơn. Tôi không khóc nữa quỳ xuống chắp tay lạy mẹ đủ ba lạy rồi loạng choạng đứng dậy lùi lại phía sau. Ngay lập tức tiếng mợ Lan cất lên đủ để mọi người nghe được:

– Đúng là khác m/áu tanh lòng, không có công sinh nhưng có công dưỡng, vậy mà mẹ nó mất nó chẳng khóc nổi một tiếng. Thật tốn công bao năm nay mẹ nó quần quật làm nuôi nó, còn cho nó học cả đại học nữa chứ.

Tôi biết mợ Lan nói tôi nhưng lúc này tâm trạng tôi rất mệt mỏi và rối bời, vả lại mẹ tôi vừa nằm xuống, tôi không muốn cãi nhau nên chỉ nhìn ra hàng phi lao trên bãi cát vàng trước mặt hồi tưởng lại những ký ức đã qua. Sống ở đảo suốt mười mấy năm, rõ ràng đã từng quen thuộc như quê hương mình, vậy mà khi mẹ tôi mất đi tôi bỗng cảm thấy tất cả đều trở nên xa lạ. Không có mẹ, dù là năm tám tuổi hay năm hai mươi tư tuổi vẫn giống như con chim lạc bầy ướt mưa.

Suốt đoạn đường từ nghĩa địa trở về nhà mưa bỗng ngừng rơi. Cuối chân trời còn có chút nắng loé lên. Chỉ có điều lòng tôi lại âm u không một tia sáng nào rọi nổi. Về đến nhà, cậu mợ tôi bày ra một mâm cơm mời lác đác vài người họ hàng xa xôi nhưng tôi không thể ăn được nên vào buồng của mẹ ngồi. Vẫn chiếc giường đơn sơ quen thuộc nhưng mẹ đã chẳng còn nữa. Trong nhà chẳng có đồ vật gì giá trị, ngay cả chiếc tivi cũ nát cũng đã bán đi để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ. Tôi nhìn quanh nhà, không kìm được nữa nước mắt lại rơi. Tôi khóc vì thương mẹ, thương cho số phận hẩm hiu của mẹ, khóc vì thương cho cả chính bản thân mình. Khóc một lúc tôi khẽ dựa vào giường của mẹ, chăn chiếu của mẹ đều đã mang đi đốt hết nên chỉ có chiếc giường trống không. Trên chiếc bàn mây nhỏ là chiếc đèn dầu, vì tiết kiệm điện mà mẹ tôi chỉ dùng đèn dầu để thắp sáng.

Ở đảo chưa có điện lưới, chỉ có điện máy phát của nhà ông Nghinh phát rồi bán điện cho cả xã mà chỉ phát đúng sáu tiếng buổi tối. Thế nhưng giá một số điện gấp hơn hai mươi lần giá của một số điện lưới nên không chỉ mẹ tôi mà cả xã đều vô cùng tiết kiệm. Nhìn chiếc đèn dầu le lói, nghĩ đến những bữa cơm của mẹ bên ánh lửa hiu hắt tôi lại càng xót xa. Chẳng biết tôi đã ngồi trong phòng mẹ bao lâu, đến khi bên ngoài có tiếng lạch cạch tôi mới ngẩng đầu lên. Đoán chắc mọi người đã ăn cơm xong rồi nên tôi đứng dậy định ra ngoài dọn mâm. Có điều chưa kịp đi cậu Đại đã cản lại rồi nói:

– Bát đũa có cái Hoài với các em rồi, cháu không cần phải dọn nữa.

Tôi nghe xong có vài phần khó tin, trước giờ lễ cúng đơm nào mẹ con tôi cũng phải đi từ rất sớm. Tôi phụ mẹ nấu nướng, nhà cậu Đại ăn xong là vắt chân ngồi xơi nước, tôi và mẹ lại cật lực rửa bát, cất xếp. Từ nhỏ tôi đã không được lòng cậu mợ, bản thân tôi cũng chưa bao giờ yêu quý vợ chồng em trai của mẹ, tuy vậy tôi là phận con cháu nên không ý kiến nhiều. Nay mẹ tôi mất cậu tôi và các em bỗng dưng làm hết việc tôi thật lòng không quen. Cậu Đại có lẽ nhận ra được nên hắng giọng bảo:

– Cháu cứ ngồi đi, cậu có mấy lời chuyện muốn nói với cháu.
– Vâng có chuyện gì cậu nói đi ạ.
– Là thế này, cậu và mợ vừa kiểm tiền phúng điếu của mẹ cháu. Cũng không được bao nhiêu, tiền mua quan, lo đám tang rồi làm mấy mâm cơm coi như là gần hết, còn một ít để mấy hôm nữa cúng đơm ngày nọ ngày kia cho mẹ cháu là xong.

Mẹ tôi vừa nằm xuống chưa bao lâu, vừa đưa ra nghĩa địa vài tiếng mà cậu mợ tôi đã kiểm đếm xong tiền phúng điếu. Tất nhiên trong lòng tôi cũng thấy lấn cấn và không thoải mái. Thấy tôi im lặng cậu Đại ngập ngừng nói tiếp:

– Diệp Anh ạ, từ lúc mẹ cháu bệnh đến giờ tiền chưa bệnh, trị liệu rất nhiều. Cháu biết đấy bệnh của mẹ cháu hàng tháng chạy thận hết mấy chục tr/iệu, ngày này qua tháng khác như t/iền sông tiền núi. Mẹ cháu tuy mất nhưng vẫn để lại một số nợ rất lớn, đều là cậu đứng ra xoay t/iền cho mẹ cháu chữa bệnh. Số t/iền này… có phải cháu nên có trách nhiệm không?

Lời vừa dứt, toàn thân tôi cũng như có chiếc búa đập vào, vừa đau đớn vừa bất ngờ. Tôi hỏi lại:

– Nợ t/iền viện phí? Không phải hàng tháng cháu vẫn gửi t/iền về cho mẹ cháu đi bệnh viện đó sao?
– Số t/iền cháu gửi như muối bỏ biển, so với t/iền chữa bệnh đáng bao nhiêu?
– Vậy giờ mẹ cháu còn nợ bao nhiêu ạ?
– Tính ra cũng phải hơn năm trăm tr/iệu?

Năm trăm tr/iệu, tôi tưởng như con số trên trời rơi xuống.

– Biết số nợ nhiều như vậy nên mấy tháng nay mẹ cháu không hề đi trị liệu nữa, thuốc cũng không uống, nên mới ra đi nhanh như vậy, cháu không biết gì sao? Mẹ cháu đi bất ngờ như thế, hoàn toàn là không muốn làm gánh nặng cho cháu. Nhưng nợ vẫn là nợ, nợ vẫn cần phải trả. Cháu biết mẹ cháu rất thương cháu đúng không? Năm ấy bà ấy nhất quyết nuôi một đứa ốm yếu như cháu, nhặt cháu từ tận vùng cao về để nuôi, cháu nằm viện bao nhiêu ngày chắc cháu còn nhớ, tiền viện bao nhiêu chắc cháu cũng không quên, bao năm bà ấy cật lực làm chưa bao giờ mong cháu báo đáp, giờ bà ấy mất, người có trách nhiệm lớn nhất là cháu.

Những điều này tôi nhớ rất rõ, tôi không phải con đẻ của mẹ. Năm ấy, nếu không có mẹ nuôi, tôi có lẽ đã bị bán sang Trung Quốc lần thứ hai, đã phải sống trong địa ngục thêm lần nữa. Năm ấy là mẹ tôi bỏ một khoản t/iền lớn ra chuộc tôi, họ hàng không ai biết, bà không dám kể với bất cứ ai chỉ nói nhặt tôi từ trên vùng núi cao về nuôi, khai sinh, thay tên đổi họ, thay thế luôn cả thân phận cho tôi vào thân phận của một cô bé miền núi bị chết yểu, cho tôi cuộc sống mới. Sau đó nửa năm trên giấy tờ mẹ tôi đã nhờ người quen trong uỷ ban xã “biến” tôi thành con ruột của mẹ. Những năm ấy, việc thay đổi giấy tờ còn dễ dàng không giống như bây giờ, vậy nên việc tôi là ai, thân phận của tôi thế nào đến cậu mợ cũng không hay biết, người dân trong lòng thì mặc định tôi là con ruột của mẹ. Sau này về, tôi thường xuyên bệnh tật, tháng nào cũng phải nghỉ vài ba bữa học để khăn gói vào đất liền nằm viện. Mẹ chưa từng bỏ tôi, mẹ là ân nhân lớn nhất của tôi, nuôi tôi lớn đến chừng này chưa từng kêu than hay kể lể. Nhưng năm trăm tr/iệu một con số lớn khủng khiếp, tôi tìm đâu ra được? Tôi ngước lên, hai tay bấu chặt vào vạt áo, cảm tưởng bất lực đến cùng cực:

– Cháu biết những điều ấy, nhưng con số này quá lớn, năm trăm tr/iệu, cháu… cháu không biết tìm được ở đâu. Cháu không nghĩ viện phí lại lớn đến như vậy. Cháu cũng đã rất cố gắng vừa học vừa làm, tưởng chừng số t/iền ấy đã đủ rồi cho mẹ cháu rồi… cậu… năm trăm t/riệu, giờ cháu chưa thể xoay được ngay. Hay là cậu để từ từ… cháu lên Hà Nội đi làm, góp dần trả cậu được không? Chứ giờ đùng cái cậu báo nợ cả nửa t/ỷ, cháu làm sao có thể trả được luôn?
– Cháu lên Hà Nội lương làm thêm thì được bao nhiêu? Năm bảy tr/iệu một tháng bao giờ mới đủ trong khi lãi ngày một tăng?
– Nhưng hiện tại cháu không thể tìm ra được năm trăm tr/iệu ở đâu. Cậu… cậu bảo cháu phải đào đâu ra bằng ấy tiền bây giờ?

Cậu Đại chợt nhìn tôi chằm chằm, cậu nhìn rất lâu, rồi mới đáp:

– Thật ra, năm trăm tr/iệu… tuy to thật, nhưng cậu vẫn có cách để có… chỉ là…
– Chỉ là sao ạ?
– Chỉ là cậu sợ cháu không đồng ý.
– Cậu cứ nói thẳng ra đi ạ.
– Ừ thằng con trai cả nhà ông Nghinh nó đang muốn cưới vợ hai. Cháu cũng biết vợ nó mất cũng lâu rồi. Nhà nó giàu nứt khố đổ vách, giàu nhất cái làng này, nhà mó không ra điều kiện gì, chỉ cần con dâu còn tr/inh ti/ết và khoẻ mạnh thôi, nếu đồng ý họ sẵn sàng chi một khoản tiền đủ để trả nợ, còn cho thêm cháu một khoản hồi môn.

Tôi bất chợt sững người lại, trong một giây lát, một linh cảm bất an và kinh hãi ập đến. Vòng vo một hồi cuối cùng là bán th/ân cho con ông Nghinh. Mấy năm đi học đại học nhưng tôi vẫn biết rõ cha con nhà ông ấy thế nào. Thằng con trai hơn ba mươi tuổi đầu lấy vợ mà chỉ vài tháng sau đua xe khiến vợ ch/ết, sau đó lăng nhăng cặp kè gái gú không biết bao nhiêu người, nay lại bỏ ti/ền ra mua tôi. Tôi hít một hơi thật sâu bình tĩnh nhìn cậu Đại hỏi lại:

– Cậu muốn cháu b/án thân để trả nợ cho mẹ cháu? Năm trăm triệu, một con số lớn như vậy sao giờ cậu mới nói mà không phải nói từ khi nó mới chỉ là vài ba chục triệu? Mẹ cháu nợ năm trăm tri/ệu, giấy tờ có không ạ? Viện phí của mẹ cháu, toàn bộ giấy tờ, hồ sơ đóng t/iền cậu giữ không?

Cậu Đại chắc có lẽ cũng bất ngờ trước thái độ của tôi, một lúc lâu mới trả lời:

– Viện phí thì cậu không giữ, còn nợ thì cậu nói rồi cậu đứng ra cậu vay cho mẹ cháu rồi lo liệu cho bà ấy đi chữa bệnh chứ làm gì dám nói thật cho mẹ cháu biết?
– Vậy làm sao chứng minh được số tiền năm trăm tr/iệu đó là mẹ cháu chữa bệnh? Làm sao cháu có thể có trách nhiệm được với số t/iền mà không có gì làm bằng chứng là mẹ cháu đã tiêu đi?

Lời nói vừa dứt, một cái t/át như trời giáng trực tiếp rơi thẳng vào mặt tôi. Tôi bị choáng, loạng choạng suýt ngã, chưa kịp định thần tiếng mợ Lan đã oang oang:

– Con vong ân bội nghĩa, nhà tao đi nợ nần cho mẹ mày chữa bệnh mà mày dám nói những lời này sao? Chồng tao đi vay đi mượn, nhục nhã quỳ lạy người ta lấy tiền cho mẹ mày chữa bệnh để rồi giờ mày nói những lời bất nhân bất nghĩa như vậy. Ối chị Tâm ơi là chị Tâm ơi, trước kia chị nhặt nó tôi khuyên can chị không nghe. Tôi bảo chị vào cô nhi viện xin một đứa đỏ hỏn coi như con đẻ mà chị nằng nặc đòi nuôi một đứa không tung không tích, không tên không tuổi, rồi nó biết nó không m/áu mủ nên có thương gì chị đâu? Khổ cái thân chị bao năm làm thuê làm mướn nuôi nó, lúc bé nó ốm yếu bệnh tật, chị kiếm được bao nhiêu chữa bệnh cho nó, còn nhớ chị bán cả vàng cho nó đi học đại học mà giờ nó thế này đây. Một giọt m/áu đào hơn ao nước lã chị thấy chưa chị Tâm ơi.

Mợ Lan vừa nói vừa khóc rống lên. Đứng trước những lời buộc tội của mợ nếu nói tôi không đau lòng là nói dối. Mẹ tôi mất, tôi đau đớn chẳng kém gì khi tôi mất mẹ ruột, cái gì mà một giọt m/áu đào, cái gì mà khác m/áu tanh lòng? Cậu Đại hít một hơi, kéo mợ Lan sang bên khuyên tôi:

– Diệp Anh ạ, thằng Long nó cũng tốt, có nhà nào ở cái xã này giàu bằng nhà ông Nghinh chứ, cháu gả về đó không phải lo cơm áo gạo t/iền. Cậu nói thật khối đứa ở cái làng này mơ được lấy nó. Cháu lấy nó về ở biệt thự, làm bà chủ không sướng sao?
– Sướng thì sao cậu không gả em Hoài cho anh ta? Em Hoài cũng là cháu ruột của mẹ cháu mà cậu.

Cậu Đại lần này nổi điên, nhìn tôi gầm lên:

– Mày… mày đúng là… cái loại ăn cháo đá bát. Cái Hoài nó nợ nần gì mà gả nó đi? Mẹ mày nuôi mày lớn, phát bệnh cũng là do mày, giờ ch/ết rồi cũng không được nhắm mắt xuôi tay, có một khoản nợ mày có khả năng trả được mày cũng không chịu trả.
– Không phải cháu không muốn trả, nhưng cháu không thể trả khi không có bằng chứng gì chứng minh đó là tiền viện phí của mẹ cháu. Và cháu cũng không thể trả bằng cách bán thân như vậy. Cậu ạ, nếu có giấy tờ vay mượn đàng hoàng, có đủ hồ sơ viện phí của mẹ cháu thì từ từ cháu sẽ tìm cách, cháu sẽ lên Hà Nội làm thêm kiếm dần trả cho cậu. Còn nếu không có giấy tờ, số tiền ấy cháu sẽ không có trách nhiệm dù chỉ một xu.

Lúc này bên ngoài mấy người họ xa của cậu Đại cũng bắt đầu nghe tiếng cãi vã liền đi vào. Cậu Đại mặt đỏ bừng, không rõ là không muốn mất mặt hay có gì khuất tất liền đáp lại:

– Được rồi, mày cứ ở đấy, tối tao với mợ mày về tìm giấy tờ mang sang cho mày rõ. Bây giờ nhà xa tao chưa về lấy được, mày chờ ở đây. Còn mày đừng nói là lên Hà Nội làm, mấy đồng giẻ rách ấy đến Tết tây cũng không bao giờ đủ.

Mợ Lan trừng mắt nhìn tôi, định chửi gì đó nhưng cậu Đại đã kéo ra ngoài. Họ hàng cũng kéo nhau ra giải tán dần. Dưới ánh đèn điện lờ mờ tôi thấy vẻ mặt cậu Đại rất gấp gáp. Khi họ hàng về hết, qua khe hẹp cửa sổ tôi thấy cậu thì thầm gì đó với mợ Lan. Linh cảm bất an trong tôi càng lúc càng lớn, không rõ số nợ kia là thật hay giả nhưng tôi luôn có cảm giác gì đó rất mơ hồ không thể diễn tả được. Nghĩ vậy, tôi vội vã chốt cửa buồng lại, sau đó mở tủ nhặt quần áo cho vào túi. Dưới ánh đèn dầu le lói, tôi không thể nhặt đủ được đồ, chỉ nhặt mấy thứ đồ cơ bản cùng ít tiền rồi đứng dậy. Khi vừa định quay đi tôi chợt thấy ngăn dưới tủ khoá vừa mở có một tập hồ sơ. Không rõ trong ấy có gì, chỉ thấy lúc rọi đèn xuống một dòng chữ bằng bút mực hiện lên

“GỬI CON DIỆP ANH”

Là chữ của mẹ tôi, nắn nót và rõ ràng. Nhưng lúc này tôi không còn thời gian mở ra xem, chỉ vội vã nhặt vào túi rồi nhìn ra qua cửa sổ. Bên ngoài không có ai, yên ắng đến lạ thường. Tôi không thể nghĩ thêm, chốt chặt cửa buồng rồi mở cửa trái cầm theo túi chạy ra ngoài. Cánh đồng làng mùa này thơm mùi lúa chín, không có ánh đèn điện chỉ có ánh trăng, ánh sao soi xuống. Tiếng ếch nhái kêu vang cả một khoảng trời. Theo lối mòn tôi dự định sẽ chạy đến gần cảng, dù rằng phải sáng mai mới có tàu vào đất liền nhưng gần cảng có một trạm nghỉ chân chờ tàu, thâm tâm tôi luôn nghĩ xuống được đến đó thì sẽ an toàn hơn bởi ít nhất ở đó cũng có sóng điện thoại. Có điều còn chưa chạy được bao lâu, khi mới chạy đến cánh đồng lúa thứ hai một bóng đen từ đâu lao tới. Trong giây lát toàn thân tôi như chết lặng, chưa thể định thần được đã nghe tiếng cậu Đại quát lớn:

– Mày định chạy đi đâu?

Tôi xoay người sống chết định chạy đi nhưng phía sau tôi là một bóng đen to lớn tóm chặt lấy không cho tôi giãy giụa dù chỉ là một tích tắc. Ngay lúc này, không cần suy đoán tôi cũng đã tự nhận ra mọi chuyện là thế nào. Khoản nợ rất có thể là giả, viện phí cậu ta nói cũng có thể là giả nhưng bán tôi chắc chắn là thật. Tất cả là một âm mưu đã được bày ra sẵn. Tôi vùng vẫy, la hét nhưng không một ai có thể cứu được tôi. Thậm chí cậu Đại còn vung chiếc gậy trên tay vụt thẳng vào người tôi liên tiếp khiến xương cốt tôi đau như vỡ vụn, giọng nói lạnh tanh như một kẻ sát nhân:

– Đánh gãy chân nó để nó khỏi chạy!

Quả là sông sâu mười thước dễ đo, con người một thước không đo nổi lòng. Tôi không thể nào ngờ người mà tôi gọi là cậu, là em ruột của mẹ nuôi tôi lại có thể làm ra những chuyện thế này. Hay bởi tôi không chung m/áu mủ nên vốn dĩ cậu ta chưa từng coi tôi là người thân? Tôi vừa căm phẫn, vừa tuyệt vọng gào lên:

– Buông tôi ra, cậu buông tôi ra.

Cậu ta không đáp, chỉ vụt thêm một cái vào ống đồng. Dù đau, nhưng tôi không thể phản kháng bởi đã bị siết chặt, chỉ nghiến răng mà tiếp tục la hét:

– Cậu muốn làm gì? Mẹ tôi vừa mất, cậu đã mang cháu gái mình đi bán, cậu không sợ người đời phỉ nhổ vào mặt mình sao?
– Cháu gái? Mày là cháu tao bao giờ? Chỉ cần có tiền, tao còn làm được nhiều cái hơn thế nữa.
– Cứu tôi! Có ai không cứu tôi.
– Mày kêu to lên, kêu to nữa đi xem dân làng này ai cứu được mày!

Nói rồi cậu ta quay sang gã to cao kia cười nhạt:

– Với loại cứng đầu này không cần phải nặng nhẹ. Muối dầu không ăn thì cứ biện pháp mạnh. Bây giờ mang nó về, canh chừng nó, sáng mai tống nó sang nhà lão Nghinh rồi nhận tiền. Cho thằng con lão ấy h/iếp nó vài lần là nó tỉnh ngộ ngay.
– Đẹp thế này bọn mình không được ch.ơi cũng phí nhỉ? Lão Đại, kể ra lão không ăn chơi cờ bạc nợ nần cả nửa tỉ bạc thì con bé này cũng được việc phết còn gì. Xinh ngon như hoa hậu, hàng tháng còn làm t/iền gửi về cho lão ăn chơi tiêu pha. Nhưng tôi là tôi thấy lão cũng hơi khốn nạn đấy, tiền con bé gửi về cho chị lão chữa bệnh mà lão cũng ăn được thì…

Quá kinh tởm và đốn mạt! Tôi uất ức và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần đến mức lồng ngực cũng run lên. Tiền tôi cật lực từng đồng đi làm thêm gửi cho mẹ tôi chữa bệnh bị lão ta ăn chặn không thương xót. Đến chị gái ruột của mình cậu ta còn ăn trên xương m/áu huống hồ là loại cháu vãng lai như tôi. Tôi phẫn nộ, tiếng thét trong cổ họng như muốn xé toạc cả lục phủ ngũ tạng:

– Khốn kiếp! Đồ khốn kiếp. Sao cậu dám lấy t/iền của tôi gửi cho mẹ tôi? Đó là chị ruột của cậu đấy! Sao cậu dám làm như vậy hả?
– Thì sao chứ, chị ta mắc căn bệnh chẳng thể chữa nổi, sớm muộn gì chẳng ch/ết, ch/ết sớm càng tốt!
– Thằng chó ch/ết! Tao sẽ gi/ết mày! Tao sẽ gi/ết mày!
– Thoát được thì hãy nói đến chuyện gi/ết hay không, chắc gì mày đã thọ hơn tao? Cho mày vào với thằng con lão Nghinh, có khi dăm bữa đã ch/ết! Cháu gái ngoan, đừng gào lên, không thì gậy sắt không có mắt đâu!

Tôi rất muốn chửi, nhưng tôi biết những lời mắng chửi cũng đã không còn ý nghĩa gì. Loại người này… ch/ết cũng không rửa hết tội.

Hai người đưa tôi về nhà mẹ tôi, dưới bàn thờ nhang khói vẫn ngào ngạt nhưng cả hai chẳng hề tỏ ra ngại hay sợ. Cậu Đại ném thẳng tôi vào buồng, khoá chặt cả cửa trái lẫn cửa buồng rồi ra lệnh cho gã to cao canh chừng tôi còn cậu ta còn lại đi đâu tôi không rõ. Trong buồng tối om, đèn dầu cũng không có. Tôi lê lết mở túi ra, tóm lấy điện thoại. Ở nơi này, điện thoại di động là vật vô dụng bởi nó không hề có sóng, nơi duy nhất có sóng điện thoại là trạm cảng và khu dân cư xung quanh chợ. Tôi bật đèn flash, nhìn đôi chân bị đánh sưng lên, tuy đau đớn nhưng tôi không khóc, chẳng rơi bất cứ giọt nước mắt nào chỉ lặng lẽ thu mình vào một góc. Tuy rằng tình huống này hết sức bất ngờ, tuy rằng tôi vẫn hoảng loạn nhưng tôi hiểu giờ không phải lúc để yếu đuối, mà là lúc tôi phải tìm cách cứu mình. Đêm nay nếu không thoát khỏi nơi này, đến mai bị đưa sang nhà lão Nghinh, tôi chắc chắn sẽ bước chân vào địa ngục lần nữa.

Ngồi một lúc, tôi mới sực nhớ ra, hồi nhỏ lúc mẹ tôi chuộc tôi về tôi thường hay mơ thấy ác mộng. Chính vì vậy mẹ luôn đặt một con dao nhọn lên đầu giường để tôi có thể ngủ ngon hơn. Ngoài ra vì nhà chỉ có hai mẹ con, lúc nào trong gầm giường mẹ tôi cũng để một cái chày gỗ dài. Tôi vội vã lê chân kéo chiếu lên, con dao cán đen nhọn vẫn nằm nguyên trên ấy. Trong gầm giường, chiếc chày gỗ cũng vẫn y nguyên. Tôi nhanh chóng kéo ra, vốn định tìm cách phá vỡ cánh cửa sổ để trốn thì bên ngoài có tiếng mợ Lan cất lên:

– Con ôn vật đó đâu rồi? Dám bỏ trốn sao?
– Nó trong buồng đó. Anh Đại đi sang lão Nghinh đàm phán tiền nong rồi. Con này còn trinh, kiểu gì thằng con lão Nghinh cũng thích, chấp nhận giá cao hơn ban đầu.
– Tao vào đập chết mẹ nó luôn.
– Ấy chị đập thì đập nhẹ thôi, vả cho vài cái để biết lễ độ là được đừng đánh căng quá. À tiện chị canh cho em một lúc em chạy đi vệ sinh với hút điếu thuốc.
– Được rồi, đi đi

Tôi biết lúc này không liều thì sẽ chết, đây cơ hội một sống một còn nên túm chặt chiếc chày gỗ. Khi mợ Lan mở cánh cửa buồng vào đã oang oang nguyền rủa:

– Khuyên nhủ nhẹ mày không nghe, để xem lần này mày thoát thế nào được? Trước khi bán mày tao phải lột da mày trước đã, tao phải đánh mày cho bõ tức mới được. Mày yên tâm nhé, thằng con lão Nghinh đã chuẩn bị phòng rồi, mai nó sẽ h/iếp chết mày, h/iếp đến chết thì thôi. Sau này nó không cần mày nữa, vợ chồng tao lại bán mày sang Trung Quốc làm gái m.ại d.âm để mày sống không bằng chết, để chừa tội ngang ngược.

Ánh trăng bên ngoài rọi nửa mặt mụ Lan, mặc dù gương mặt mụ ta không giống với người đàn bà độc ác năm nào, người đã khiến bố tôi mê muội, khiến mẹ đẻ tôi chết tức tưởi, đã khiến ba chị em tôi lưu lạc không tìm được nhau, khiến tôi bị đày đoạ bên Trung Quốc hai năm trời nhưng sự khốn nạn thì có lẽ chẳng thua kém là bao nhiêu. Tôi nuốt cơn hận vào trong, nhìn theo bóng dáng mụ ta đang xông vào, im lặng đợi mụ ta tiến lại gần mang hết nỗi đau đớn, căm phẫn đã chịu từ nhỏ tới giờ vào chiếc chày gỗ vung thẳng vào đầu mụ ta. Mụ Lan hoàn toàn bất ngờ, chiếc chày đập vào đầu, ngay lập tức, mụ ta loạng choạng suýt ngã, miệng ú ớ muốn hét lên. Tôi không cho thêm cơ hội nào, vung tay thêm một lần, đến khi mụ ta ngã vật ra đất tôi vội vã nhặt túi lên, tay vẫn nắm chặt chiếc chày gỗ và con dao, lao thẳng ra ngoài. Bên ngoài không có một ai, chỉ có tiếng niệm Phật từ đài phát ra trên bàn thờ của mẹ tôi. Tôi chỉ nhìn di ảnh mẹ một lần rồi chạy như bay ra khỏi nhà.

Thế nhưng mới chạy ra đến vườn, gã đàn ông to béo kia cũng quay lại. Tôi không dám thở mạnh, ngồi sụp xuống lùm cây trước mặt bịt chặt mồm. Gã ta đi về phía buồng gọi mụ Lan mấy lần nhưng không nghe tiếng đáp. Có lẽ cũng có dự cảm không lành nên cầm đèn dầu đi thẳng vào trong. Chút lí trí duy nhất của tôi còn sót lại, tôi chạy bạt mạng tiến lên, túm lấy cửa buồng đóng mạnh. Bên trong gã to béo lao thẳng ra cửa, tay tôi run lên chạy đua từng tích tắc, gấp gáp chốt khoá ngoài, đến mức khi chốt xong tay tôi cũng bị bay hẳn một miếng da thịt. Cuối cùng, chỉ còn nghe tiếng đập cửa rầm rầm tôi cũng xác định gã to béo đã bị khoá trái. Lúc này tôi không còn màng đau đớn hay mệt mỏi, chạy như bay ra khỏi sân vườn.

Đường xuống cảng theo lối mòn tôi không đi nữa mà chạy theo đường tắt. Ánh sao trên trời mỗi lúc một rõ hơn. Bóng tôi trên đường cũng càng lúc càng dài. Tôi cũng không biết xuống cảng được thì tôi có thoát nổi không, có bị bắt lại không, nhưng chút niềm tin ít ỏi chỉ có thể tiếp tục hi vọng. Ý nghĩ sinh tồn lớn hơn tất cả mọi chuyện, tôi dùng toàn bộ sức lực còn lại để chạy nhanh nhất.

Từ nhà mẹ tôi ra cảng hơn 3km, ra chợ cũng bằng số km ấy nhưng bởi ra chợ bị bắt lại sẽ không thoát nổi nên chọn đường xuống cảng lựa chọn duy nhất, đoạn đường dài tôi tưởng chừng như dài vô tận. Có lúc chân đau, tôi như muốn ngã quỵ nhưng lại phải gắng gượng đứng lên. Cuối cùng, khi nhìn thấy ngọn hải đăng đang sáng rực, tôi cũng mới ôm ngực mà thở. Cả người tôi nhễ nhại mồ hôi, áo ướt, tóc ướt, cổ họng thì khô khốc. Ngay lúc này, phía trước mặt tôi, cách tôi khoảng vài chục mét cũng có hai người đàn ông cao lớn cùng một người phụ nữ cũng đang đi về phía đầu cầu cảng. Tuy trăng tròn, sao sáng nhưng tôi không thể nhìn ra đó là ai, càng không biết tại sao giữa đêm khuya khoắt lại có người ra cảng. Mà đó là ai tôi cũng không thể quan tâm nổi, vội vã chạy về phía trạm cảng. Có điều, còn chưa kịp chạy về trạm đã nghe tiếng gào thét phía sau lưng, tiếng lão Đại gầm lên như hổ:

– Nó kia rồi, bắt nó lại, tao thấy nó kia rồi.

Nghe tiếng lão Đại, tôi gần như bị đả kích, thân hình run lẩy bẩy vừa chạy vừa hét lớn:

– Cứu tôi, cứu tôi với.

Nếu bị bắt lại, tất cả mọi thứ sẽ chấm dứt, tôi chắc chắn sống không bằng ch/ết, bị đày đoạ xuống mười tám tầng địa ngục. Tôi không còn nghe được tiếng trái tim đang đập, chỉ nghe tiếng gào thét hỗn loạn. Phía trước mặt tôi, ba người đang đi nghe tiếng tôi cũng chợt khựng lại. Không cần biết đó là ai, tôi chỉ biết cắm cổ chạy về phía họ. Đến khi chạm tay được vào một người đàn ông tôi cũng quỳ xuống, giọng nói đứt quãng:

– Cứu tôi với, xin hãy cứu tôi… họ muốn gi/ết… tôi, họ… muốn b/án tôi làm vợ người khác để lấy ti/ền… họ muốn c/ưỡng h/iếp tôi…

Vừa nói xong câu ấy, lão Đại và gã to béo kia cũng đuổi kịp, sau lưng còn có bóng hai một đàn ông khác nữa. Tôi gần như suy sụp, túm lấy tay người trước mặt không buông, liêp tiếp lặp lại:

– Xin hãy cứu tôi…

Ngay lập tức lão Đại và gã to béo kia xông lên túm lấy tóc tôi còn vung cho tôi một cái tát đến xây xẩm mặt mày. Gã phía sau tiến lên lôi tôi ra đạp liên tiếp vào người. Tôi đau đớn loạng choạng ngã xuống bỗng thấy lão Đại cười lớn:

– Chú em, không phải việc của chú. Chú đến ở đâu thì về ở đó, cút ra ngoài cho chúng tôi còn mang người về, tôi biết chú là ai nhưng đừng lo chuyện bao đồng. Nhìn đi, chú có lòng muốn cứu mỹ nhân thì cũng lượng sức mình, đấu lại được không, huống hồ bạn gái của chú còn ở đây. Thân đàn bà chú lo cho bạn gái chú trước đi, cút sang một bên.

Lão vừa dứt lời, không gian đột nhiên trở nên im ắng lạ thường. Thế nhưng không khí im lặng ấy rất nhanh đã biến mất, tai tôi nghe được những tiếng ồn ào hỗn loạn. Đầu tiên là những tiếng chạy, sau đó là những tiếng đấm đá, tiếng chửi rủa và cả tiếng hét. Trong phút chốc, có ai đó đã bế tôi lên tay, vóc người dường như rất lớn, quần áo rất sạch, còn có mùi xả vải nửa quen nửa lạ thơm thoang thoảng. Tôi không thể nhìn rõ mặt bởi mắt đã nhoè đi nhưng tôi biết đây không phải là đám người của lão Đại. Vẻ sạch sẽ này trông không giống người ở đảo. Không biết anh ta tốt hay xấu, càng không rõ lý do gì lão Đại biết anh ta, tôi chỉ có thể thống thiết thốt ra những lời hèn mọn nhất:

– Xin anh… hãy cứu tôi, cầu xin anh cứu tôi.

Không có tiếng đáp, chỉ có tiếng gió tạt lại, tiếng chạy như bay trên nền đất đầy sỏi. Nhưng chỉ một lúc sau chợt thấy anh ta khựng lại, phía trước tiếng hét thất thanh của một người phụ nữ. Tôi không nghe rõ tiếng hét, bởi tai đã ù đi, chỉ nghe loáng thoáng tiếng m/áu. Không biết anh ta bị sao, mà chỉ một giây sau đã thấy anh ta tiếp tục chạy, hình như có m/áu chảy xuống tay tôi. Mùi m/áu tanh nồng không hề cản được bước chân đang chạy. Cuối cùng tôi cảm nhận rõ thấy anh ta vừa bế tôi vừa nhảy thốc lên con tàu. Tiếng người phụ nữ cũng run rẩy nói:

– Nhổ neo, nhổ neo nhanh lên. Bọn họ sắp đuổi kịp rồi

Lúc này, tôi cũng mới từ từ mở được mắt. Hình ảnh lúc này vẫn vô cùng mờ nhạt, nhưng qua ánh sáng của trăng, của sao tôi thấy bóng dáng lão Đại cùng hai gã khốn kiếp đã đuổi sát đến cầu cảng chỉ cách thuyền đúng một vài sải chân. Đứng mũi thuyền là một người đàn ông, vội vã cầm dây neo, khoảng cách giữa đám người kia gần đến mức tôi chỉ có thể bụm miệng không thở nổi. Nếu như không nhổ neo kịp chắc chắn chúng tôi sẽ ch/ết. Khoảnh khắc sinh tử khiến tim tôi cũng như muốn đứng lại, không thể thở dù chỉ một nhịp!
***
Lời tác giả: Đã lâu lắm rồi mới được quay lại gặp chị em, truyện mới sau gần một năm xa cách mong chị em hãy t.ương t/ác thật xôm để em có động lực ra được nhiều truyện hơn nha.

Yêu thích: 4.6 / 5 từ (8 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN