Sao Sáng Chờ Anh Về - Phần 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
179


Sao Sáng Chờ Anh Về


Phần 2


Trăng mỗi lúc một lên cao, sao càng lúc càng lấp lánh. Vỗ quanh mạn thuyền là tiếng sóng rì rào. Tôi không dám mở mắt, cũng không dám thở, cho tới khi thấy con thuyền bỗng nhiên chuyển động mạnh, tiếng máy nổ xình xịch kéo con thuyền rời bến, người đàn ông đứng trước mũi thuyền đã kịp nhổ neo trước khi đám người của lão Đại kịp xuống. Phía trên cảng, tiếng lão Đại rú lên như con thú bị c.ắ/t tiết:

– Mẹ kiếp! Tao g/iết chúng mày, mẹ k/iếp, mẹ kiếp…

Lúc này, tôi mới dám thở một hơi lớn, tất cả sợ hãi, hoảng loạn cũng như được trút xuống. Tay tôi run rẩy mò điện thoại rồi nhấn nút gọi cho Khánh. Sóng chập chờn, đầu dây bên kia một lúc mới có tiếng hồi đáp:

– Anh đây.

Thế nhưng tôi còn chưa kịp nói gì điện thoại đã mất kết nối. Tôi chỉ cố gắng mở mắt, nhắn một tin nhắn thoại cho Khánh với hi vọng khi có sóng anh sẽ nhận được. Nhắn xong, đầu óc tôi cũng dần hỗn loạn, cơn đói, cơn khát, và những cú đ/ánh khiến tôi gần như kiệt sức. Phía trong khoang thuyền, tiếng người phụ nữ lại cất lên:

– Sao anh ngốc thế, phải biết tự lượng sức mình chứ? Anh xem, m/áu chảy nhiều thế này… nhỡ có mệnh hệ gì thì sao?

Tôi không nghe được tiếng người đàn ông đáp, nhưng tôi cũng lờ mờ đoán được anh ta vì cứu tôi mà đã bị thương. Không rõ anh ta là ai, tôi nửa muốn lê thân vào xem anh ta thế nào, nửa lại không dám. Giọng nói của người phụ nữ kia rất nhẹ, âm sắc đặc trưng của người Hà Nội gốc, có lẽ chỉ khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi. Trong khoang thuyền nhỏ ấy, đã có hai người yêu nhau, nếu tôi vào ắt sẽ dư thừa. Vậy nên cuối cùng, tôi không dám lê thân rệu rã này vào nữa, chỉ hèn mọn túm lấy túi đồ của mình lặng lẽ nhìn lên bầu trời đầy sao.

Hồi nhỏ tôi thích nhất được cùng chị Linh, Hiếu ra sân ngắm sao. Trên bầu trời đêm đen, ánh sao lấp lánh sáng rạng ngời chiếu xuống nhân gian. Bố mẹ tôi nằm cạnh chỉ cho ba chị em tôi đâu là sao Mai, đâu là sao Hôm, đâu là sao Bắc Đẩu… dù chẳng nhớ được vị trí nhưng tôi vẫn luôn tỏ ra mình hiểu biết nhất. Có lẽ đó là tuổi thơ của rất nhiều trẻ em thế hệ 8x, 9x không thể nào quên. Nhưng từ khi mẹ tôi mất, ba chị em tôi lưu lạc mỗi đứa một nơi, chẳng rõ sống ch/ết tôi đã không còn sở thích phù phiếm ấy nữa. Cũng đã quá lâu rồi, tôi mới nhìn thấy một bầu trời đầy sao như đêm nay. Đáng tiếc, trong mắt tôi nó không đẹp đẽ gì nữa, thậm chí còn gợi lại nỗi đau đớn, h/ận th/ù, nỗi ám ảnh giày vò tôi suốt mười mấy năm qua.

Tôi xoay người lại, không nhìn lên bầu trời nữa, co ro ôm lấy thân mình. Người đàn ông đang lái thuyền đẩy một chai nước và ít bánh về phía tôi rồi nói:

– Đường vào đất liền mấy tiếng đồng hồ nữa mới đến, tôi thấy cô cũng bị thương khá nặng nên phải giữ sức. Có đói có khát thì ăn tạm nhé.
– Cảm ơn anh.
– Người vừa đuổi cô… là thế nào với cô? Sáng nay tôi vừa nghe nói nhà anh ta có tang, sao tối đã đem cô đi b/án rồi? Bố mẹ cô đâu? Người thân của cô đâu?

Đến mẹ nuôi, chỗ dựa tinh thần duy nhất của tôi cũng không còn trên cõi đời này, tôi bơ vơ giữa dòng đời giống hệt con thuyền lênh đênh không biết về đâu. Câu hỏi ấy tôi không trả lời, mệt mỏi nhắm mắt rồi thiếp dần đi lúc nào chẳng hay. Tôi không rõ mình đã ngủ bao lâu, chỉ đến khi nghe một tiếng sét nổ đoàng tôi cũng giật mình choàng dậy. Bầu trời ban nãy còn đầy sao, nay bỗng mây đen ùn ùn kéo đến, con thuyền lắc lư chao đảo theo từng ngọn sóng. Người đàn ông lái đò giọng điệu vẫn bình thản nói:

– Sắp vào đến bờ rồi, không sao đâu. Mưa trên biển này không có gì đáng sợ cả.

Vừa nói đến đây, tôi cũng thấy má mình ướt lạnh. Giữa biển khơi mênh mang, cơn mưa bất ngờ ập đến. Tiếng gió rít càng mạnh, tiếng sấm chớp ầm ầm bên tai. Lâu lắm rồi, tôi đã quen dần với nỗi sợ hãi, đã không còn ám ảnh kinh hoàng với những mưa và sấm sét. Nhưng không hiểu sao đêm nay, khi thấy trận mưa đang ập đến lồng ngực tôi như muốn vỡ tung ra. Hình như tôi đang sốt, cả người nóng hầm hập, tôi túm lấy cây cột treo cờ, cố gắng trấn an mình. Có điều, càng trấn an, tôi càng rùng mình sợ hãi. Trong phút chốc, hình ảnh mẹ tôi từ sân thượng ngã xuống lại hiện lên. Mặc cho tôi la hét cũng không ai nghe được, tiếng mưa đã át tiếng hét của tôi. Dưới ánh sáng của những tia chớp, tôi nhìn thấy mẹ tôi đã thịt n/át, xương t/an, xung quanh là một vũng m.á/u lớn, mắt mẹ không nhắm lại được, hai tròng trắng nhìn lên giống như sự oan ức không thể nào giải thoát nổi.

Tôi đưa tay sờ thấy túi quần áo, khẽ ôm chặt vào lòng như ôm lấy mẹ. Mơ mơ thật thật, cơn sốt khiến tôi đờ đẫn, tiếng khóc nức nở, khàn đục đã chôn chặt bao năm cũng oà ra. Tôi vừa khóc vừa khẽ gọi mẹ nhưng xung quanh vẫn chỉ là tiếng mưa gió tạt lại, không một lời hồi đáp. Lúc này có ai đó kéo tôi vào khoang thuyền, còn có tiếng rì rầm rất nhỏ. Tiếng người phụ nữ mang âm điệu Hà Nội cất lên:

– Cô ấy không sao cả, bị sốt nhẹ thôi. Chắc cô ấy sợ hãi chuyện bị bắt nên ngủ mơ khóc lóc như vậy. Anh mới là người bị thương nặng chứ đâu phải cô ấy, anh xem anh sốt hầm hập thế này, vết thương mà bị nhiễm trùng thì sao?

Tôi không nghe rõ câu trả lời, chỉ loáng thoáng vài chữ không sao rồi lại thiếp đi. Lần này, tôi đã ngủ một giấc rất dài, cho đến khi tỉnh lại cũng thấy ánh mặt trời đã lên. Những tia sáng xuyên qua ô cửa nhỏ, rọi thẳng vào mắt tôi. Tôi nheo một lúc mới nhận ta thấy mình nằm trong một căn phòng trắng toát. Không rõ đây là đâu, cho tới khi nhìn thấy trên tay mình dây truyền đang cắm tôi mới biết mình đang ở viện. Cơn sốt đã dần đi qua, đầu óc tôi cũng dần tỉnh táo lại, nhớ lại mọi chuyện đêm qua tôi vội vã bật dậy. Thế nhưng xung quanh tôi không có một ai cả, chỉ có tiếng nước chảy tí tách trên bình truyền nước. Tôi đưa tay day trán, đưa tôi vào đến bệnh viện thì chắc chắn những người đã cứu tôi thoát khỏi lão Đại đều là người tốt cả. Bởi nếu có ý đồ gì khác thì giờ tôi đã nằm ở nơi khác rồi. Nghĩ đến đây, tôi lại nghĩ đến người đàn ông bị thương đêm qua liền mò mẫm bám vào thành giường đứng dậy. Nhưng còn chưa kịp ra ngoài thì đã thấy Khánh bước vào, trên tay anh còn cầm một phích nước. Nhìn thấy gương mặt đầy kinh ngạc của tôi Khánh liền đặt phích nước xuống rồi nói:

– Em tỉnh rồi sao? Định đi đâu?
– Khánh, anh về đây từ lúc nào?
– Nghe tin dì Tâm mất anh cũng đã định về lại nhận được điện thoại của em. Lúc ấy anh đã đoán có chuyện không lành nên xuống sân bay anh vội vã phóng xe về đây. Ngồi chờ dưới bên cảng một lúc mới thấy tin nhắn của em đến. Anh không dám rời đi, sợ thuyền đến nơi lại không thấy em. Cũng may mưa to gió lớn nhưng thuyền vẫn cập bến an toàn. Bác sĩ bảo em không bị thương nặng nhưng cũng phải nằm viện vài ba ngày cho khỏi hẳn. Tóm lại chuyện đêm qua là thế nào? Sao em về tang mẹ mà lại bị cậu em b/án đi?

Tôi nghe xong cũng hiểu mình đã được cứu nhưng nghĩ đến chuyện đêm qua bị suýt bị bán đi vẫn run rẩy không thôi. Cho đến lúc này tôi mới dám tin mình đã thoát, mới dám tin mình đã vượt qua được một kiếp nạn. Bình tĩnh một lúc, tôi mới kể lại mọi chuyện cho Khánh nghe rồi hỏi anh:

– Đêm qua, có người trên thuyền vì cứu em mà bị thương. Tình hình anh ta thế nào, anh ta nằm ở phòng nào anh có biết không?
– Anh ta lên bờ có xe bác sĩ chờ đưa lên Hà Nội rồi. Vì lúc đó mưa gió, em lại bị thương nên anh cũng chưa kịp hỏi thông tin gì cả. Nhưng có lẽ anh ta không sao đâu, có bác sĩ trên xe đưa về thì sẽ không sao cả. Còn về chuyện của cậu em, đợi mấy hôm nữa anh về thắp cho dì nén hương anh sẽ xử lý. Nghe nói mấy tháng nay hắn ta nợ nần rất nhiều, chắc chắn chuyện mang em đi bán là âm mưu từ trước. Bây giờ việc của em là phải nghỉ ngơi cho khoẻ lại. Dì Tâm vừa mất, tinh thần lẫn thể xác đều suy sụp, em phải gắng gượng lên, phải chăm sóc bản thân cho thật tốt.

Mặc dù nghe Khánh nói như vậy, nhưng tôi vẫn không yên lòng. Đêm qua, vì hèn mọn tôi còn chưa kịp nói một lời cảm ơn, đến nay lại không rõ anh ta sống chết thế nào, nếu nói không áy náy chắc chắn là nói dối. Từ trước tới nay tôi vẫn luôn có quan niệm, có th/ù nhất định phải báo, có ơn nhất định phải trả. Huống hồ còn là ơn nghĩa nặng thế này tôi không thể coi như không được nên nói với Khánh:

– Anh giúp em tìm hiểu xem người đêm qua cứu em là ai được không? Anh ta có mặt ở đảo chúng ta nhưng hình như không phải người ở đó. Anh ta vì em mà bị thương, ít ra em cũng nên biết tình trạng của anh ta thế nào.
– Được rồi, anh sẽ tìm hiểu, nhưng giờ em nằm xuống nghỉ ngơi đi đã.
– Khánh! Em muốn về Hà Nội, sang tuần bọn em thi rồi.
– Bác sĩ nói em phải nghỉ ít nhất ba đến năm ngày.
– Em đã xin nghỉ học hai ngày rồi, nếu còn nghỉ nữa môn này em sẽ không được thi. Em chỉ còn học kỳ cuối này thôi, em không thể để lỡ được.

Biết không thể thuyết phục được tôi, Khánh cũng không còn cách nào chỉ thở dài bảo tôi:

– Vậy để qua tối nay đã. Sáng mai anh sẽ đưa em đi.

Tôi chưa kịp từ chối Khánh đã nói tiếp:

– Diệp Anh, anh tìm được một chút thông tin của chị gái em rồi.

Khi nghe tin chấn động này, tôi cũng sững sờ bất động mất vài giây quên đi cả việc phải trở về Hà Nội. Tai tôi ù ù như tiếng gió thổi, suốt mười mấy năm lưu lạc, tôi đã hoàn toàn mất liên lạc với chị gái và em trai. Tưởng chừng 2/3 đời người sau sẽ chẳng thể gặp lại, tưởng rằng vĩ/nh viễn biến mất như hạt bụi trong sa mạc. Trong phút chốc, toàn bộ gai góc trên người tôi cũng vứt bỏ hết, bỏ cả liêm sỉ và tự trọng, vứt bỏ cả sự mạnh mẽ tôi luôn trưng ra cho mọi người thấy run run hỏi Khánh:

– Anh… nói gì cơ? Chị em… chị ấy còn sống không? Khánh, chị gái em còn sống không?
– Thực ra thông tin vẫn còn đang trong quá trình xác thực, nhưng nhiều khả năng chị gái em còn sống và đang lưu lạc trên Hà Giang. Anh đang nhờ vài người bạn trên Hà Giang tìm ra nơi cụ thể của cô ấy. Đợi có thông tin, anh sẽ đưa em lên đó.
– Trên Hà Giang? Sao chị ấy lại lưu lạc lên tận đó?
– Cái này anh cũng chưa rõ, nhưng mấy năm gần đây có rất nhiều cô gái dưới xuôi bị bán lên trên Hà Giang làm vợ cho dân bản dưới đó. Rất có thể chị gái em cũng nằm trong số đó.

Tôi đưa tay lên ôm ngực, cảm thấy lồng ngực đau đến mức không thở được. Nếu chị gái tôi bị b/án lên trên đó làm vợ một người đàn ông xa lạ thì chị đã sống thế nào? Đã trải qua cảnh làm vợ đầy hạnh phúc hay sống cảnh khổ đau triền miên. Khánh khẽ đặt tay lên vai tôi an ủi:

– Cũng chưa rõ thế nào, nhưng theo anh chỉ cần người còn sống đã là may mắn rồi.
– Trước khi bị đưa lên Hà Giang, chị ấy đã ở đâu, trải qua những gì anh biết không?

Khi tôi hỏi đến câu này, ánh mắt Khánh bỗng có chút bi thương. Anh không đáp chỉ lặng lẽ nhìn tôi, dường như anh có điều gì đó rất khó nói. Thấy vậy tôi bỗng có một linh cảm bất an hỏi anh:

– Chị ấy… đã trải qua những gì anh biết đúng không? Có phải sống rất khổ sở, có phải trải qua rất nhiều biến cố? Anh cứ nói cho em nghe, anh yên tâm đi, em đã chuẩn bị tinh thần rồi. Từ khi ba chị em lưu lạc, em đã chuẩn bị tinh thần về việc hai người họ có thể chẳng còn trên thế gian này nữa. Vậy nên chỉ cần chị ấy còn sống, thì dù trải qua những chuyện gì em đều chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận.

Khoé môi Khánh mấp máy như định nói gì đó, nhưng rồi cuối cùng anh lại bảo:

– Có gì đợi tìm được thông tin của cô ấy anh sẽ nói với em. Giờ tất cả mọi thông tin đều chưa được xác thực anh không dám để em hi vọng quá nhiều.

Mặc dù trong lòng tôi còn rất nhiều điều muốn hỏi, hi vọng, dù chỉ là một tia nhỏ nhoi tôi vẫn tiếp tục hi vọng. Tôi không tin ông trời lại bất công với mình như vậy, nhưng Khánh đã nói thế, tôi không dám làm khó anh nên cuối cùng chỉ hỏi lại:

– Còn em trai em… anh có thông tin gì không?
– Em trai em không có một thông tin nào cả. Chỉ biết trong chuyến xe sang Canada hồi đó có rất nhiều người Việt Nam bị chết. Sợ rằng cậu ấy đã…

Tôi quay mặt đi, không dám nghe hai từ cuối cùng. Nỗi thất vọng và bất lực trào dâng ngập tràn trong lòng. Cả ngày hôm đó nghĩ đến những lời Khánh nói tôi gần như không có tâm trạng để ăn uống gì. Mặc dù suốt nhiều năm như vậy, tôi đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất, nhưng khi nghĩ đến vẫn không khỏi đau lòng. Huống hồ mẹ nuôi tôi vừa mất, tâm trạng tôi vẫn luôn nặng nề nhưng dù vậy tôi vẫn không dám bỏ bữa. Không phải tôi nghĩ cho bản thân, mà có Khánh ở đó, tôi không muốn anh phải bận tâm về mình. Tôi nợ anh quá nhiều rồi, không muốn đến ngay cả những chuyện nhỏ nhặt này cũng không làm tốt được. Suốt nhiều năm nay, tôi không sợ ai, cũng chẳng cần lấy lòng ai, chỉ riêng đối với Khánh và mẹ nuôi lại khác.

Lý do tôi luôn nghe mọi lời khuyên răn của mẹ và Khánh là vì anh là ân nhân của tôi. Là người đã cứu tôi ra khỏi những ngày tháng tăm tối nhất của cuộc đời, cũng là người đã giúp tôi thoát ly khỏi đảo nghèo.

Tôi còn nhớ, lần đầu tôi gặp Khánh là lúc tôi bị mấy thằng b/ảo kê dưới chân cầu Bãi Cháy tóm cổ sau hơn nửa năm trời thoát khỏi đất Trung Quốc. Khi đó tôi vừa đói, vừa khát, người gầy rộc như bộ xương khô. Hai năm trời bên Trung Quốc bị b/óc l.ột sức lao động, từ cô bé béo trắng mũm mĩm tôi gần như không còn bộ dạng của con người. Trở về Việt Nam tôi cũng chẳng khá khẩm hơn là bao nhiêu. Không cha, không mẹ, không nơi nương tựa, tôi lấy gầm cầu làm nhà, hằng ngày lang thang nhặt ve chai kiếm lấy chút t/iền mua thức ăn qua ngày. Thế nhưng có những ngày, một xu tôi cũng không thể kiếm ra được, đã từng đi đến những ngôi biệt thự gi.àu có, ăn tr.ộm cơm của chó để bớt đi cơn đói. Thậm chí đôi khi, thức ăn của chó cũng bị mấy thằng bé đánh giày giành mất. Mười tuổi, nhưng tôi chỉ nhỏ bằng con bé bảy tám tuổi, cả người đầy sẹo, cánh tay khẳng khiu như củi khô. Khoảng thời gian đó có lẽ là khoảng thời gian tăm tối nhất cuộc đời tôi. Mỗi khi đêm đến, tôi đều cầu nguyện trời đừng mưa. Bởi khi mưa xuống, tôi phải co ro dưới chân cầu nhớ mẹ, gió mưa tạt khắp người, tôi chỉ có thể gào thét gọi mẹ trong cái lạnh buốt vô tình ấy. Vừa đói, vừa rét, có những đêm mưa, tôi đói đến mức ăn cả những chiếc lá cây mọc dại quanh chân cầu. Khổ sở, bất hạnh, sợ hãi, hoảng loạn tôi còn nghĩ có lẽ cái ch/ết cũng không kinh khủng bằng. Hành trang của tôi chỉ có duy nhất một bộ quần áo mỏng tanh cùng hai bàn tay trắng, dù đêm hôm trước mưa có lớn thế nào tôi cũng không có quần áo để thay, chỉ có thể hong khô quần áo bằng gió, bằng nắng. Những buổi sáng ngủ dậy, khi thấy mặt trời lên, tôi biết mình còn sống qua đêm mưa, tôi đã tự hỏi mình rằng cho đến ngày mai tôi còn thấy mặt trời lên nữa không?

Đám b/ảo kê ở cầu Bãi Cháy thấy tôi lang thang như vậy, sau vài lần tìm hiểu không thấy tôi có người bảo kê, tôi lại gầy gò ốm yếu nên liền nghĩ cách b/án tôi cho mấy gã b/uôn người. Tôi biết ý định của bọn chúng nên ngay sáng hôm sau đã chạy bạt m/ạng khỏi chân cầu. Nhưng còn chưa kịp chạy bao xa đã bị chúng tóm lại đ/ánh cho một trận nh.ừ t.ử. Giữa lúc tưởng như sẽ ch/ết, sẽ bị đưa vào tay lũ b.u/ôn người lần nữa thì Khánh và mẹ nuôi đi qua thấy bất bình liền ngăn lại. Khi ấy vì quá sợ hãi nên tôi không nghĩ ngợi được nhiều, chỉ vì một câu ngăn cản của mẹ tôi tôi đã vùng dậy lao đến, vội vàng dùng bàn tay bẩn thỉu túm ống quần của mẹ cầu cứu. Khánh lúc đó mới chỉ mười sáu tuổi, anh đứng trước mặt tôi, móc trong túi quần ra toàn bộ số tiền anh có đưa cho bọn chúng nhưng ngay lập tức đã bị chúng cười cợt, cầm những đồng bạc lẻ vo viên vứt toẹt xuống đất mỉa mai:

– Thằng nhóc con, mấy đồng ghẻ này mà đòi cứu nó sao? Cút ra không thì đừng trách ông mày không có mắt.

Tôi nghe xong, càng túm chặt lấy ống quần mẹ không buông, khóc lóc van xin:

– Cô ơi, anh ơi cho cháu theo với nếu không bọn chúng sẽ bán cháu đi. Cô ơi, cô cho cháu theo cô. Cháu hứa sẽ nghe lời cô, cháu ăn ít cơm lắm, một ngày cháu chỉ cần một chút cơm, hoặc không thì khoai sắn cháu hay cơm chó cháu cũng ăn được, cháu còn biết làm việc nhà, nấu cơm, rửa bát, chăm sóc người ốm cháu đều làm được cả. Cô cho cháu theo cô, cháu sẽ ăn ít cơm thật mà cô ạ, sẽ không tốn tiền của cô đâu.

Mẹ nuôi tôi nghe xong, ánh mắt chợt đỏ ngầu lên, Khánh bên cạnh cũng van xin mẹ tôi:

– Dì Tâm, đằng nào dì cũng không có con, dì nhận em ấy về làm con nuôi bầu bạn cũng cũng coi như làm phúc cứu một mạng người. Dì xem đứa bé này nét mặt rất sáng, biết đâu sau lại được nhờ.

Đám bảo kê nghe xong càng cười lớn, nhìn bộ dạng giản dị của mẹ tôi thì chế giễu:

– Không có tiền thì cút đi, nhìn như mấy con đồng nát mà cũng đòi cứu người.
– Tôi muốn chuộc con bé này, các anh yên tâm, tôi không có nhiều tiền nhưng sẽ đưa tất cả số tiền tôi có cho các anh, cũng không báo công an hay chính quyền

Tôi không rõ lúc đó mẹ tôi đã đánh đổi bao nhiêu t.iền b/ạc, chỉ biết ngay cả khi tôi được mẹ đưa về đảo tôi vẫn không tin mình đã được cứu. Sau này tôi mới biết, sau khi đưa tôi về một gã bảo kê đi theo ra tận đảo nhận ti/ền. Mẹ tôi lấy toàn bộ ti.ền v/àng mẹ tiết kiệm được để chuộc tôi, còn sang ghi giấy nợ cho lũ kh/ốn n/ạn ấy, mỗi tháng đều phải trả cho chúng một khoản tiền, trả suốt một năm mới hết nợ. Chuyện này mẹ chưa từng dám nói với ai, ngay cả thân phận thật của tôi mẹ cũng chưa từng tiết lộ cho ai. Mẹ tôi nói dối họ hàng mua tôi từ trên vùng cao, bố mẹ đẻ nghèo nên b/án tôi cho mẹ nuôi, tôi nhỏ thó mẹ cũng nói dối tôi mới tám tuổi, mẹ đi khai sinh, thay tên đổi họ, thay cho tôi cả tuổi tác và thân phận khác. Vậy nên sau này khi mẹ tôi lâm b/ệnh, tôi vừa học vừa cật lực ra sức kiếm ti/ền gửi về cho mẹ chữa bệnh chỉ hi vọng mẹ sẽ khỏi bệnh. Suốt hơn ba năm học đại học, tôi chưa từng ngủ quá sáu tiếng, chỉ cần là công việc làm ra tiền, dù vất vả thế nào tôi cũng đều chăm chỉ làm. Chỉ đáng tiếc số phận mẹ nuôi tôi vất vả, chưa kịp hưởng phúc đã không còn trên cõi đời này.

Khánh sống ở đảo cùng tôi nhưng lại không phải dân trên đảo. Mẹ tôi kể mẹ anh là người phố, bà trông rất xinh đẹp nhưng có lẽ số phận hẩm hiu, vất vả nên trông già hơn tuổi thật. Lúc mang thai Khánh bà ra đảo sinh sống, buôn bán lặt vặt. Mẹ tôi cũng chỉ nghe láng máng mẹ anh kể lại với một mình mẹ tôi là bà bị người phụ nữ khác trẻ trung, xinh đẹp hơn cướp chồng, mặc cho bà khi ấy mang thai, bố anh vẫn nhất quyết đuổi bà đi để rước kẻ thứ ba, chẳng những vậy kẻ thứ ba cũng mang thai bằng tháng với bà. Những chuyện này ở đảo chỉ duy nhất mẹ tôi biết vì chỉ có mẹ thân thiết với mẹ anh. Không rõ xảy ra chuyện gì, cũng không rõ thế nào mẹ anh lại chọn đảo này làm nơi sinh sống, nghe nói bà cũng đã thay tên đổi họ, sống ẩn dật không ai biết đến thân phận thật, chỉ biết trước ngày sinh Khánh bà phải vào đất liền rồi lên tuyến trên để sinh còn phải nằm trên ấy tận hai tuần, sau khi sinh về sức khoẻ bà yếu đi hẳn, còn mang căn bệnh hiểm nghèo trong người, bác sĩ cũng tiên đoán bà chỉ sống được bảy đến mười năm. Hai mẹ con anh nương tựa sống với nhau đến năm Khánh được mười tuổi thì mẹ anh mất. Lúc ấy nhà anh rất nghèo, trong nhà không có lấy một đồng tiền, mẹ anh ch/ết không có nổi tiền mua qu/an tài, anh chỉ có thể sang nhà hàng xóm xin một manh chiếu. Mẹ tôi bảo mẹ nhớ rất rõ trận mưa hôm ấy, một thằng bé mười tuổi, gầy gò, đen nhẻm, buộc thân thể người mẹ đã lạnh ngắt lại rồi cuộn vào chiếu rách cõng trên vai đem ra nghĩa địa chôn. Mẹ tôi thương tình, chạy đi mua một chiếc quan tài, cùng anh chôn mẹ anh còn muốn đón anh về nuôi. Thế nhưng anh không về, vẫn nhất quyết ở nhà tranh dột nát đó. Sau khi mẹ anh mất, hằng ngày Khánh vẫn đi học, chiều về xin đi bốc gạch thuê cho xưởng gạch đầu làng để kiếm tiền. Đám người ở xưởng gạch thấy thằng bé nhỏ thó khổ sở nhưng lại không hề giúp đỡ, thậm chí còn ra sức b/óc l/ột sức lao động của anh. Những chồng gạch trên lưng anh phải cõng đôi khi còn nặng hơn cả cân nặng của chính anh. Nhưng Khánh không hề than phiền, cũng chưa từng thấy bất công, chỉ cần công việc kiếm ra tiền anh đều làm.

Mẹ tôi thương lắm, nhưng Khánh luôn từ chối sự giúp đỡ nên mẹ cũng chỉ cố gắng giúp anh xin được mấy suất khuyến học để giúp anh được miễn học phí mỗi năm. Mẹ tôi làm bên công tác xã hội của xã rất để tâm đến những học sinh nghèo vượt khó mà Khánh là một trong số đó, cũng chính lần mẹ tôi đưa Khánh vào tỉnh để thi học sinh giỏi nên mới có cơ duyên gặp tôi và nhận nuôi tôi. Vậy nên cho đến bây giờ tôi vẫn luôn mang ơn Khánh và mẹ nuôi mình. Nếu không có hai người họ có lẽ giờ tôi đã chết đường chết chợ, chết ở xó xỉnh nào chẳng hay

Sáng hôm sau, Khánh đưa tôi lên trường còn anh thì ra công ty. Công ty luật Duy Khánh của anh mở từ khi anh mới chỉ hai mươi ba tuổi. Năm nay Khánh ba mươi tuổi, hơn bảy năm thành lập nhưng đã có một chỗ đứng rất vững vàng trong giới luật cũng như giới kinh doanh. Sự thành đạt của Khánh chính là động lực của tôi. Tôi ở trường luôn chăm chỉ học tập, nỗ lực học hỏi, nhìn tấm gương Khánh mà học cách kiềm chế, học cách nhẫn nhịn, một phần vì muốn trả ơn mẹ nuôi và Khánh, một phần… để nếu có một cơ hội nhỏ nhoi nào đó, tôi nhất định sẽ tìm người đàn bà đó để trả thù! Trả lại tất cả những bất hạnh và khổ đau mà chị em tôi, mẹ tôi đã nếm trải suốt mười mấy năm qua.

Những ngày sau hàng loạt biến cố trải qua, tôi quay trở lại guồng quay cuộc sống. Để quên đi nỗi nhớ mẹ, quên đi những nỗi đau chồng chất tôi không còn việc gì khác ngoài việc lao đầu vào học và làm. Trước kia tôi làm thêm rất nhiều việc, ngoài dịch thuật tôi còn làm thêm ở các nhà hàng. Thế nhưng dạo này chúng tôi học khá nhiều nên tôi chỉ nhận dịch thuật thêm ở nhà không còn đi phục vụ nhà hàng như trước. Thông tin về người đàn ông cứu tôi đêm ở đảo Khánh vẫn chưa tìm ra, thông tin về chị tôi cũng chưa rõ ràng. Tôi không dám thúc giục chỉ có thể chờ đợi mặc dù lòng vô cùng sốt ruột. Một tháng sau kể từ ngày mẹ tôi mất, tôi cũng kết thúc môn Đạo đức nghề môn công tác xã hội với điểm tuyệt đối. Buổi sáng thứ hai, khi tôi đang nghiên cứu luận án của các anh chị khoá trên thì thầy Trình, chủ nhiệm lớp cũng đến. Thầy nhìn chúng tôi một lượt rồi nói:

– Giới thiệu với các em hôm nay các em sẽ làm quen với thầy Lâm, giảng viên môn Kinh tế và công tác xã hội. Đây là môn học cuối cùng của các em trong khoá học này cùng môn của giáo sư Đình và môn của thầy Ngọc, thầy Lâm cũng sẽ là người hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp với chuyên đề 3 cho các em. Giờ chỉ còn ba môn học cuối cùng, các em hãy gắng học tập thật tốt, ra trường thật xuất sắc nhớ chưa?

Theo phản xạ, tôi vốn định cho các bạn đứng dậy chào nhưng cả lớp tôi gần như đã đứng cả lên. Thậm chí cái Yến còn nhoài người lên trên che khuất tầm nhìn của tôi, tiếng nó rít lên đủ để tôi nghe được:

– Trời ơi, nghe tin trường mình có giảng viên siêu đẹp trai, siêu giàu, siêu giỏi mà giờ mới được diện kiến. Diệp Anh, thầy giáo cỡ này học kiểu gì? Ngắm thầy đủ no rồi. Phải là siêu siêu đẹp trai.

Tôi không để tâm những lời nó nói, cũng chưa từng quan tâm đến những thú vui tầm thường như đám con gái trong lớp, vốn định nhắc mấy đứa chúng nó ngồi xuống thì phía trên thầy Trình lại nói:

– Thầy Lâm là một trong những tiến sĩ trẻ của của trường chúng ta vừa nhận hàm vài tháng trước. Kiến thức cực kỳ sâu rộng nên các em phải tranh thủ mà học hỏi.

Bên dưới bọn con gái liền nhao nhao lên:

– Thầy Lâm, thầy giới thiệu chút về mình đi ạ.

Tôi không nhìn thấy mặt chỉ thấy một giọng nam trầm ấm cất lên:

– Các em ngồi xuống đi, tôi xin tự giới thiệu tôi là Lê Lâm, tôi sẽ đảm nhiệm môn Kinh tế và công tác xã hội. Ngày đầu tiên tôi sẽ điểm danh để làm quen, từ sau tôi không điểm danh nhưng em các em tự ý thức, điểm chuyên cần sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Khi nghe đến hai chữ “Lê Lâm” tay tôi bất giác run lên bần bật. Cái Yến bên cạnh liền hỏi:

– Lê cái gì Lâm hả thầy? Thầy phải nói rõ cả họ và tên chứ ạ
– Lê Lâm là họ và tên đầy đủ của tôi. Tên tôi chỉ có hai chữ.
– Uầy! Tên thầy đặc biệt quá.

Cái Yến còn nói gì đó nhưng tôi đã hoàn toàn không nghe được bất cứ câu gì bởi trong đầu tôi chỉ văng vẳng duy nhất hai chữ “Lê Lâm”. Tôi còn nhớ năm ấy, khi người phụ nữ kia dẫn theo con trai của bà ta đến nhà tôi, bà ta đã nói với chúng tôi con trai bà ta tên Lâm. Tôi không biết anh ta tên đầy đủ là gì, mãi vào năm học, chị gái tôi lên cấp hai, học dưới anh ta một lớp mới nói cho chúng tôi biết tên anh ta rất đặc biệt, chỉ vỏn vẹn hai chữ “Lê Lâm”. Trong phút chốc, tôi bỗng thấy cổ họng mình khô khốc giống như có một luồng khí lạnh xộc vào, vốn đang định đứng lên thì điện thoại cũng rung liên hồi. Tôi vội vã rút điện thoại trong túi ra, là Khánh gọi tới. Nhưng vì đang trong giờ học tôi không dám nghe liền tắt máy. Thế nhưng ngay lập tức anh liền gửi cho tôi một tin nhắn với nội dung

“Diệp Anh, em xin nghỉ buổi học hôm nay đi, anh tìm được địa chỉ chị gái em rồi. Anh đưa em lên Hà Giang”

Tôi nhìn dòng tin nhắn, chưa kịp trả lời Khánh lại nhắn tiếp

“Diệp Anh! Em chuẩn bị tinh thần một chút, anh sẽ sang trường em đón em luôn, dù có chuyện gì cũng nhất định phải thật bình tĩnh”

Khi đọc đến dòng tin nhắn này, một dự cảm không lành chợt ập đến. Lúc này tôi không còn nghĩ được bất cứ điều gì nữa đứng bật dậy giọng run run:

– Em xin phép thầy cho em nghỉ buổi học hôm nay. Gia đình em có việc gấp, em phải về luôn.

Dưới ánh sáng ngược, tôi có thể nhìn thấy người đàn ông đối diện, nhưng tôi hoàn toàn không có tâm trí để nhìn. Anh ta không liếc tôi lấy một cái chỉ bình thản đáp:

– Nghỉ học thì coi như vắng mặt.

Tôi gật đầu, chấp nhận trừ điểm chuyên cần, vội vã lấy cặp rồi chạy vụt ra khỏi lớp. Lúc đi qua Lâm, tôi thấy có chút gió tạt lại, một mùi hương xả vải nhè nhẹ giống hệt mùi hương lúc nhỏ mẹ tôi ngâm quần áo cho chị em tôi phảng phất quanh mũi. Tôi khẽ khựng lại, nhưng chỉ đúng một giây sau liền chạy như bay ra cổng trường. Vừa ra đến nơi cũng thấy xe của Khánh đi tới. Tôi nắm lấy cảnh cửa vội vã trèo lên, không để Khánh nói, tôi đã ngay lập tức hỏi anh:

– Chị gái em… có phải… có chuyện gì không ổn không?
– Em bình tĩnh trước đã.
– Em không bình tĩnh được, Khánh, em biết anh nói như vậy tức là chị gái em đang có chuyện. Chị ấy… không còn hay sao?
– Không, cô ấy vẫn sống… nhưng… sợ rằng không được bao lâu nữa.
– Anh nói thế nghĩa là sao?
– Sức khoẻ cô ấy rất yếu. Diệp Anh!

Khi Khánh gọi tên tôi, tôi bỗng thấy mắt anh hơi nhắm lại, giống như kìm nén một nỗi chua xót không thể nói thành lời, còn có tiếng thở dài rất đau lòng. Giọng anh cất lên, từ từ, chậm rãi mà tôi tưởng như đang xé tan lồng ngực mình:

– Diệp Anh! Chị gái em năm mười ba tuổi, sau khi bị bán cho bọn buôn người đã xảy ra một vụ tai nạn xe đâm xuống biển, trên xe hầu hết là thương vong, cũng đã báo cáo cảnh sát địa phương chị em có tên trong danh sách những người đã chết nhưng không tìm thấy xác. Tuy nhiên thực tế là chị gái em đã vứt lại quần áo còn bản thân không rõ bằng cách nào hay ai giúp trốn được về Việt Nam. Nhưng lúc lang thang ở cầu Long Biên đã bị một đám lư/u ma/nh cư.ỡ.n/g h/iế.p. Sau đó cô ấy được một người tốt bụng c/ứu nhưng đầu óc hoảng loạn, bị mắc b.ện/h trầm cảm phải điều trị thuốc đến hơn một năm mới đỡ. Mười lăm tuổi được đưa vào cô nhi viện, nhưng vì đã lớn tuổi cô ấy bị người trong cô nhi viện bó.c l.ộ/t sức lao động một cách tàn nhẫn, sức khoẻ ngày càng yếu. Mười tám tuổi cô ấy đỗ cao đẳng sư phạm làm gia sư cho một trung tâm dạy học. Đến năm hai mươi tư tuổi bị l.ừ/a b.á/n lên Hà Giang, làm vợ của một người đàn ông trong bản. Người đàn ông đó còn trẻ, rất yêu thương chị gái em, nhưng chỉ hai năm sau chồng cô ấy ch.ế/t vì nổ xưởng cơ khí dưới xuôi. Cô ấy bị b.á/n lại cho một lão già làm vợ hai của lão. Mỗi ngày cô ấy đều phải làm rất nhiều việc nặng nhọc, bị vợ cả đ.án/h không thương xót, bị biến thành n.ô l.ệ t.ìn/h d.ụ/c cho lão già kia. Cô ấy đã tìm cách trốn rất nhiều lần nhưng không thành, mỗi lần bị bắt lại đều bị tr.a t.ấn. Hai năm sau cô ấy mang thai con của lão già kia nhưng lúc cái thai được bốn tháng thì bị sẩy. Từ lúc đó cô ấy ốm đau triền miên, sức khoẻ cực kỳ kém. Cách đây gần hai năm, cô ấy được c.ứu khỏi nhà lão già kia nhưng cô ấy không trở về Hà Nội mà chọn ở lại trên bản dạy chữ cho học sinh. Chỉ là cô ấy có rất nhiều bệnh trong người, mấy tháng nay không thể dạy học, nằm liệt giường trên núi cao nên anh nhờ người tìm không ra là vì thế. Cho đến hôm qua anh mới nhận được tin cô ấy được bọn trẻ đưa xuống trạm xá rồi chuyển xuống viện huyện sau đó đưa xuống viện tỉnh Hà Giang. Chỉ là… sợ rằng sẽ không qua khỏi, giờ gọi là còn nước còn tát thôi.

Cả tai tôi lẫn đầu óc tôi đều ù đặc, tôi đã tưởng rằng trải qua muôn vạn đau khổ tôi có thể bình tĩnh trước mọi chuyện. Thế nhưng khi nghe những lời này, tôi cũng tưởng như có ai bóp chặt tim tôi không cho tôi thở dù chỉ một hơi. Tôi không dám tưởng tượng ra, ngần ấy năm, ngần ấy những điều kinh khủng và tàn nhẫn chị tôi đã đối diện thế nào? Dù cố gắng nín nhịn, nhưng đôi mắt tôi đã ầng ậc nước cuối cùng cũng ôm mặt mà khóc. Khóc thương cho số phận của chị tôi, khóc vì quá đau đớn và tuyệt vọng. Nước mắt như màn sương che phủ, tôi không còn nhìn rõ con đường phía trước, chỉ cần tưởng tượng ra việc chị tôi bị c.ưỡn/g hiếp, bị sẩy thai, bị đ.á/nh đập tôi đã gần như muốn gào lên. Nỗi đau ấy, sao lại trút lên chị tôi? Quá đủ bất hạnh của thời thơ ấu, vậy mà cuối cùng lại gánh thêm cả vạn lần thống khổ khi trưởng thành. Tôi không nhớ xe đã đi bao nhiêu lâu, cũng không biết mình đã khóc bao lâu, xe đi qua bao dãy núi trùng trùng điệp điệp, khi lên đến đầu Hà Giang trời cũng xẩm tối. Tôi không dám khóc nhiều nữa, lặng lẽ nhìn ra bên ngoài trời. Dù chỉ cần nghĩ tới những lời Khánh nói tôi vẫn thấy lòng mình muốn vỡ tan nhưng lúc này tôi cố dặn mình phải mạnh mẽ chỉ hi vọng rằng, chị tôi có thể vượt qua mọi chuyện, tôi phải mạnh mẽ bởi tôi chính là chỗ dựa duy nhất của chị.

Xe đến bệnh viện tỉnh Hà Giang trời đã tối hẳn. Tôi gần như không chờ được nữa đi như bay vào trong. Nhưng do không biết phòng nào nên cuối cùng vẫn là Khánh và một người bạn của Khánh dẫn tôi đi. Qua mấy dãy hành lang, chúng tôi cũng dừng lại ở một căn phòng sát dãy cấp cứu. Khi tôi đang định vươn tay mở cửa bước vào phía bên trong cũng một người y tá cũng bước ra. Tôi lao như bay chạy vào, đột nhiên toàn run bần bật lập tức lùi khi thấy trên giường bệnh phủ kín khăn trắng còn có rất nhiều bác sĩ y tá vây quanh. Khi thấy tôi vào mọi người đều ngước lên nhìn. Bên cạnh tiếng người y tá cũng cất lên:

– Bệnh nhân Bùi Hà Linh đã từ trần cách đây năm phút!

Ngay khoảnh khắc ấy, đất trời cũng hoàn toàn sụp đổ dưới chân tôi!

***
Lời tác giả: xin lưu ý với mọi người tất cả những địa điểm trong truyện đã được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh.

Yêu thích: 4 / 5 từ (4 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN