Sao Sáng Chờ Anh Về - Phần 3
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
198


Sao Sáng Chờ Anh Về


Phần 3


Tôi vẫn cố ôm lấy một chút hi vọng đã sắp lụi tàn nâng tấm ga phủ trắng xoá. Nhưng cuối cùng khi nhìn thấy thân thể lạnh ngắt của chị chút tro tàn cũng theo gió bay đi. Trên cổ chị vẫn đeo chiếc vòng khắc tên mẹ, kỷ vật duy nhất mẹ đã để lại. Nhìn thấy chiếc vòng ấy, tôi đã quỵ xuống, ôm lấy thân thể chị tôi khóc nức nở. Gương mặt xinh đẹp, thanh tú ngày nào vừa biệt ly tôi giờ trở nên đen đúa, hốc hác, cả thân hình chị gầy đến nỗi tưởng như chỉ là da bọc xương tôi thậm chí còn không thể nhận ra nổi. Tôi đưa tay chạm lên đôi mắt đã nhắm nghiền như say ngủ, chạm lên đôi tay khẳng khiu, nghĩ đến những đớn đau, nhục nhã chị đã chịu đựng khóc đến mức không thể ngẩng đầu lên nổi. Chị tôi không chờ tôi dù chỉ là một giây. Tôi nghe được giọng nói của mình thê lương, khản đặc trong màn nước mặn chát:

– Chị ơi, sao không chờ em?

Sao không chờ cho tôi gặp chị một lần, sao không chờ tôi đến, ít nhất cũng để cho tôi được gặp chị lần cuối cùng, ít nhất giây phút cuối đời của chị cũng nên có mặt tôi ở cạnh. Đến ngay cả lúc chết đi cũng khổ sở và cô đơn như vậy, tôi không sao chịu được, siết lấy cơ thể đã lạnh buốt của chị khóc không thở nổi, khóc như một con thú bị dồn đến tột cùng của nỗi đau. Không ai ngăn tôi, cũng không một ai khuyên nhủ, chỉ thấy tiếng người y tá cất lên đầy chua xót:

– Buổi trưa nay cô ấy đã có cơn ngưng tim. Nhưng vì nghe nói có người thân đến nên cô ấy đã rất kiên cường, cố gắng duy trì sự sống đến tận bây giờ. Chỉ đáng tiếc, cô đến muộn, nếu cô đến sớm hơn một chút có lẽ cô ấy sẽ ra đi thanh thản hơn.

Phải! Là tôi đến muộn, không phải chị không chờ tôi. Nước mắt tôi rơi đầy xuống má chị, trượt thẳng xuống tấm đệm trắng xoá. Từ nhỏ chị vẫn luôn chờ tôi, nhưng tôi vô dụng vẫn luôn đi chậm một bước. Giữa thế gian mênh mông rộng lớn này, lạc mất nhau suốt mười mấy năm cuộc đời. Tưởng chừng có chút hi vọng, tưởng chừng sẽ là sum vầy cùng nhau. Không ngờ rằng cuộc gặp gỡ lại nhuốm màu khổ đau và bất hạnh, không ngờ lại là cuộc gặp cuối cùng, không ngờ lại là â/m d/ương cách biệt.

– Cô cũng đừng đau buồn quá. Dù sao cô ấy cũng sống một cuộc đời rất đẹp rồi. Cô ấy dạy chữ miễn phí cho trẻ em trên bản, cô ấy dạy người dân làm bánh, dạy họ chăn nuôi, giúp họ mở mang tầm nhìn. Sau khi được cứu, cô ấy vẫn ở lại bản, dù bản thân sức khoẻ yếu nhưng vẫn cống hiến hết sức mình cho bản nghèo…

Những lời sáo rỗng ấy tôi không nghe được nổi. Sống đẹp hay không thì cuối cùng chị tôi vẫn chết đó thôi? Trước khi ch/ết còn bị đày đoạ, giày vò không thương tiếc. Tôi ngửa mặt lên trời nhìn những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời Hà Giang, nước mắt vẫn không ngừng rơi, nơi lồng ngực ấy như bị chiếc d/ao sắc nhọn luồn lách qua. Không phải ông trời không có mắt mà là ông trời mù rồi! Kẻ gây ra bao tội ác thì sống nhởn nhơ, hưởng thụ vinh hoa phú quý, còn người tốt thì ngay cả tính mạng cũng không giữ nổi. Tôi khóc vì thương xót, và vì cả uất hận. Tôi đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không thể thay đổi được số phận, không giữ nổi mạng cho chị tôi, số phận thật cay đắng. Tôi đã cố hết sức nhưng cũng đành bất lực chỉ còn biết gào khóc không thôi, tất cả nước mắt như trào ra trong khoảnh khắc này. Mẹ tôi, chị tôi sẽ không quay về nữa, hai người họ thật sự không quay về nữa, bỏ lại tôi đơn độc giữa cuộc đời này cùng người em trai không tung tích. Tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn tin vào thứ gọi là nhân quả, vốn dĩ cuộc đời này đã là một bể khổ không thoát ra nổi.

Tôi không nhớ đêm ấy mình đã khóc bao lâu, chỉ biết đến khi đôi mắt không thể mở được ra, cơ thể bị vắt kiệt mới loạng choạng buông chị tôi ra rồi đứng dậy. Trong đêm tối, tôi nói với Khánh:

– Anh về Hà Nội trước đi. Em làm thủ tục để hoả thiêu chị em, mai em sẽ về.
– Anh ở đây cùng em, mọi thủ tục anh sẽ giúp em làm. Nghe lời anh! Thủ tục nhận xác chị em về phải bí mật và dưới danh nghĩa của người khác để không thể lộ ra sơ hở gì.

Tôi không từ chối, chỉ nhìn lại gương mặt chị tôi lần cuối. Cách đây mười mấy năm còn là cô tiểu thư cành vàng lá ngọc, được sống trong nhung lụa, được chiều chuộng, vừa xinh đẹp, vừa đáng yêu, vậy mà giờ đã là một người đàn bà khắc khổ, ra đi cũng không thể thanh thản. Hai mắt tôi nhắm lại, cơ thể run lên bần bật vì nỗi oán hận trào dâng. Cái chết của chị tôi… đời này tôi sẽ không bao giờ quên!

Suốt đêm hôm ấy, tôi không rơi thêm bất cứ giọt nước mắt nào nữa. Đến sáng hôm sau đưa chị tôi đi thiêu, khi xác chị đưa vào lò thiêu, tôi cũng chỉ ráo hoảnh nhìn theo. Cho tới khi thân xác hoá tro bụi, được đưa vào một hũ gốm tôi mới ôm chặt nhưng tuyệt nhiên không khóc chỉ nhìn lên bầu trời nhuốm sắc màu bình minh. Đoạn đường cuối cùng, tôi tiễn chị về với mẹ, từ nay sẽ chẳng còn đớn đau hay bất hạnh nào trút xuống. Tôi biết, từ giờ trở đi bản thân mình không có quyền được yếu đuối. Từ giờ trở đi, tất cả sự yếu đuối, tất cả nước mắt đều chỉ có thể nuốt vào trong lòng. Không còn có người che mưa chắn bão, tôi phải gánh một gánh nặng mà không một ai gánh nổi. Đó là mối thù khắc cốt ghi tâm, vĩnh viễn không được phép quên.

Xe từ từ lăn bánh rời Hà Giang. Tôi ôm hũ tro cốt lặng lẽ nhìn ra những dãy núi trùng trùng, điệp điệp. Phía xa xa là những thác nước, những chùm hoa dã quỳ vàng ruộm một góc trời, những ngôi nhà mái đỏ đơn sơ thấp thoáng sau những tán cây. Tôi đã cố gắng tưởng tượng chị tôi sống thế nào ở nơi này, nhưng càng tưởng tượng lại càng hình dung ra bóng dáng chật vật, khổ sở qua từng ngày của chị. Không ai nghĩ rằng hai mươi năm trước chúng tôi từng là những cô chiêu, cậu ấm, từng đã nghĩ rằng mình có tất cả, một gia đình hạnh phúc và giàu có, vậy mà hai mươi năm sau lại là loại người dưới đáy xã hội, bị người ta chà đạp, khinh bỉ, không cha, không mẹ, không nơi nương tựa.

Tôi còn nhớ rất rõ, từ khi sinh ra tới khi biến cố ập đến tôi chưa từng định nghĩa thế nào là khó khăn. Bố tôi có một công ty xây dựng ở một thành phố giáp biên, không quá to nhưng cũng tầm trung, tiền bạc đủ để chị em tôi sống ấm no một đời. Bố tôi là người Hải Dương, ông bà nội tôi mất từ khi bố còn nhỏ, không có họ hàng thân thích, hai bàn tay trắng bố ra khu giáp biên – là một thành phố rất phát triển lập nghiệp thì gặp mẹ tôi. Bà ngoại tôi cũng là trẻ mồ côi, không có chồng, bà sinh ra mẹ tôi trong một lần lầm lỡ với người thợ làm công trình gần đó nhưng người ta không nhận con, bà một mình nuôi mẹ tôi lớn, buôn bán rất giỏi, những năm buôn bán đỉnh cao, bà chắt bóp, tằn tiện mua được một mảnh đất và một ngôi nhà ở ngoại ô. Lúc bố mẹ tôi lấy nhau, cùng nhau khởi nghiệp thời gian đầu vô cùng khó khăn. Bà ngoại thương con gái, con rể nên khi “sốt” đất đã bán đi mảnh đất ở ngoại ô đưa tiền cho bố tôi mở công ty. Mẹ tôi hết lòng, hết dạ vì chồng, hậu thuẫn bố tôi đủ mọi công việc, thậm chí không dám sinh con ngay, cho tới khi cưới nhau được bốn năm, thành lập công ty, ổn định một chút mẹ tôi mới sinh chị Linh. Sau khi sinh chị Linh mẹ tôi lại lao đầu vào giúp đỡ bố, bà ngoại chăm sóc chị Linh giúp cho mẹ, tới khi công ty được sáu năm làm ăn rất phát đạt thì bà ngoại ngã bệnh rồi nằm liệt giường. Bố tôi để nghị mẹ lui về chăm sóc bà và chăm sóc chị Linh. Một năm sau thì bà ngoại mất, căn nhà của bà để lại cho mẹ tôi cũng bán lấy để lấy tiền mở rộng công ty. Đến khi chị Linh được bốn tuổi mẹ tôi sinh tôi. Sinh hai đứa con gái, bố tôi tuy vẫn yêu thương nhưng mỗi lần đi ra ngoài thường bị châm chọc, vả lại thời đó vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ nên trong lòng bố vẫn mong muốn có một thằng con trai. Mẹ tôi dù sức khoẻ không tốt, sau khi sinh tôi cơ thể chưa về lại như cũ, rạn lớn, rạn bé chồng chất trên bụng và đùi nhưng là người phụ nữ hết lòng hết dạ vì chồng nên khi tôi chưa đầy một tuổi mẹ đã mang thai lần thứ ba. Lần mang thai này, đúng như nguyện ước của bố mẹ, mẹ sinh một cậu con trai, là em trai của tôi và chị Linh. Chỉ là sau khi sinh Hiếu, mẹ tôi rất sồ sề, một nách phải chăm sóc ba đứa con mẹ gần như không để ý gì đến ngoại hình của mình. Trong khi công ty của bố ngày càng phát đạt, bố tôi có tiền nên ngày càng phong độ. Có vài lần tôi và chị Linh ra công ty bố chơi đã từng nghe loáng thoáng bố tôi ngoại tình. Nhưng hồi đó tôi còn rất nhỏ, chưa hiểu ngoại tình là gì chỉ có chị Linh hiểu. Chị có về kể với mẹ tôi nhưng mẹ tôi luôn gạt đi cho rằng con nhỏ nói bậy. Mẹ tôi luôn tin rằng với sự hi sinh lớn lao của mẹ như vậy, mẹ lại sinh cho bố cả trai cả gái, bố tôi chắc chắn sẽ không phản bội mẹ đâu.

Tôi cứ ngỡ rằng, gia đình tôi ấm êm, hạnh phúc như vậy thì cả đời này tôi chẳng phải nghĩ suy điều gì. Lúc nhỏ, trong trường, ba chị em tôi luôn có xe ô tô đưa đón đi học, mưa chưa từng tới mặt, nắng chưa từng tới đầu. Quần áo chúng tôi mặc mẹ tôi luôn mua cho những loại tốt nhất, đến ngôi nhà khi nhỏ ở cũng là một căn biệt thự xa hoa. Tôi không biết bố tôi ra ngoài thế nào nhưng về nhà luôn tỏ ra yêu thương ba chị em tôi, đồ chơi nào đẹp cũng đều mua chúng tôi, chỉ cần chúng tôi thích, bố đều chiều theo, muốn đi chơi ở đâu, bố cũng đều sắp xếp đưa cả nhà cùng đi. Quả thực, đó là khoảng thời gian hạnh phúc và tuyệt vời nhất của gia đình chúng tôi. Thế nên mỗi lần cùng chị Linh và Hiếu ngắm sao, chị Linh thường nói với chúng tôi rằng, đừng ước gì xa xôi, chỉ cần ước gia đình mình mãi hạnh phúc là được…

Hồi nhỏ ngây ngô cho rằng, những điều chị Linh nói thật giản đơn, ước gì vĩ đại hơn chứ điều nhỏ nhoi kia là điều hiển nhiên. Nhưng lớn rồi mới biết, đó lại là điều ước xa xỉ nhất mà cả đời này chúng tôi chẳng thể có lại được nữa. Tất cả những bình yên và hạnh phúc của chúng tôi dừng lại năm tôi tròn bảy tuổi.

Ngày hôm đó trời mưa rất lớn, khi bốn mẹ con tôi đang chờ cơm bố thì cánh cửa nhà cũng mở ra. Theo thói quen, ba chị em tôi vội vã chạy xuống lao ra ngoài đón bố. Chỉ có điều vừa nhìn thấy bố ba chị em tôi đều sững lại. Bố tôi không về một mình mà còn dắt theo một người đàn bà cùng một cậu thiếu niên chừng mười hai, mười ba tuổi. Mẹ tôi trong bếp đi ra, nhìn thấy cảnh tượng này cũng bất ngờ hỏi lại:

– Đây là… ?

Tôi nhìn người đàn bà trước mặt, cả người bà ta rất sạch sẽ chỉ dính chút mưa trên váy, gương mặt đẹp và vóc dáng đẹp đến nỗi tôi còn tưởng đó là diễn viên nào trên tivi tôi thường thấy. Bố tôi hơi lúng túng nói với mẹ:

– Đây là thư ký của anh, nhà trọ của cô ấy đang sửa lại nên mẹ con cô ấy đến ở tạm nhà mình vài ngày.

Lúc này tôi mới để ý đến cậu thiếu niên bên cạnh. Khác với dáng vẻ sạch sẽ của người mẹ thì anh ta cả người ướt nhoẹt. Nước mưa trên người anh ta chảy tong tong xuống nền nhà. Hai tay anh ta bấu chặt vào nhau, thân hình gầy gò run lên từng đợt. Mẹ tôi nhìn chòng chọc vào người phụ nữ trước mặt hỏi lại bố:

– Sơn đâu mà giờ cô ấy lại làm thư ký của anh?
– Sơn chuyển xuống kho làm rồi. Thôi không nói nhiều nữa, để thằng bé thay đồ rồi ăn cơm đã.

Tôi đứng nép vào người chị Linh, chỉ chăm chú nhìn người thiếu niên kia. Tuy anh ta rất gầy nhưng đôi mắt lại rất sáng, đường nét trên gương mặt cũng rất đẹp. Mẹ tôi vẫn không dời mắt khỏi người đàn bà ấy, nhưng có lẽ đã đến bữa ăn mẹ tôi cũng không hỏi nhiều nữa mà giục chị em tôi ngồi vào bàn ăn. Bố tôi đưa hai mẹ con người đàn bà kia vào phòng trống trên tầng, đợi thay quần áo rồi mới xuống. Suốt buổi ăn hôm ấy, người lớn không ai nói chuyện với nhau. Tôi và thằng Hiếu ngây thơ thấy người thiếu niên lạ ở nhà mình thì liên tục bắt chuyện, hỏi han nhưng anh ta tuyệt nhiên không mở miệng trả lời bất cứ câu hỏi nào. Sau bữa ăn, người đàn bà kia mới dẫn anh ta lại gần chúng tôi và nói:

– Anh ấy tên Lâm, mười ba tuổi các con cứ gọi là anh Lâm. Mấy anh em chung một nhà chơi với nhau đừng bắt nạt anh nhé.

Tôi gật đầu không hề hiểu hết ý nghĩa câu nói ấy, kéo tay anh ta ra sau nhà ngắm sao nhưng ngay lập tức đã bị chị Linh ngăn lại rồi lôi về phòng. Chị Linh tuy ít tuổi hơn nhưng trước khi vào phòng trừng mắt nhìn anh ta doạ:

– Mẹ con anh tốt nhất nhanh nhanh biến khỏi đây.

Lúc đó tôi không hiểu vì sao chị Linh lại ghét mẹ con anh ta đến vậy, chị dặn tôi và Hiếu tránh xa anh ta ra nhưng tôi và Hiếu vẫn lén lút tìm anh ta chơi mỗi khi chị Linh không ở nhà. Thậm chí, tôi còn lấy hết bánh Oreo của mình mang cho anh ta, dù anh ta không nhận nhưng tôi vẫn nhét vào cặp vì thấy anh ta rất tội nghiệp. Anh ta có lẽ cũng bất lực nên sau đó đã nhận bánh của tôi, vài lần tôi bắt gặp anh ta lặng lẽ ăn bánh ở hồ cá dưới gốc xoan trước nhà. Hình ảnh ấy lúc nhỏ tôi cho là rất đẹp, còn vẽ vào trong tranh. Suốt một tuần mẹ con anh ta ở đó, tối nào chị Linh học bài tôi sang rủ anh ta ra ngoài sân thượng ngắm sao. Chỉ là lần nào cũng vậy anh ta đều từ chối thẳng thừng, chị Linh bắt gặp cảnh ấy thì hừ lạnh, khinh miệt anh ta ra mặt rồi lại cấm chúng tôi bén mảng tới gần anh ta. Tuy nhiên chị càng cấm, tôi và thằng Hiếu lại càng thích đi theo anh ta, trong lòng tôi nghĩ đơn giản thế giới của ba chị em tôi rộng lớn như vậy, thêm một người lại càng vui. Cuối cùng bốn năm ngày sau anh ta đã theo tôi ra gốc xoan nhỏ đếm sao trời. Có lần anh ta còn theo tôi trèo lên sân thượng chơi, còn tốt bụng chỉ cho tôi đâu là sao Bắc Đẩu, sao Hôm, sao Mai, kiên nhẫn chỉ cho tôi vị trí của các vì sao mặc cho tôi không nhớ được. Thế nhưng tôi lại không hề biết rằng, thế giới của chị em tôi từ khi có sự xuất hiện của mẹ con anh ta đã từ từ từng bước rơi xuống địa ngục. Khi hai mẹ con anh ta đến chừng ba tháng bố mẹ tôi xảy ra một trận cãi nhau to. Từ nhỏ tới lớn bố mẹ tôi gần như chưa từng xảy ra xung đột, đây là lần đầu tiên tôi thấy bố mẹ tôi cãi nhau to như vậy. Giữa đêm mưa gió, chị Linh dặn tôi và Hiếu ngồi yên trong phòng còn chị lò dò bước ra ngoài. Tôi không nghe rõ bố mẹ tôi đã cãi nhau những gì, chỉ nghe được câu duy nhất bố tôi gầm lên trước khi rời đi:

– Cô thử xem! Cô dám đụng vào một sợi lông chân của mẹ con cô ấy tôi sẽ không tha cho cô.

Khi bố tôi rời đi chị Linh cũng quay về. Vừa bước vào phòng chị đã khóc nức nở chỉ tay vào mặt tôi và thằng Hiếu chửi:

– Chúng mày nghe rõ chưa, chúng mày còn theo thằng Lâm nữa không? Mẹ nó là một con hồ ly tinh c/ướp bố chúng mình. Mẹ nó đang mang thai con của bố đấy, tao với hai đứa mày sắp bị ra rìa rồi. Nó cũng là thằng con h/oang, mẹ nó cướp chồng người ta, thấy chồng người ta giàu có mà cướp luôn mới sinh ra nó, còn đuổi vợ người ta cũng đang mang thai ra đi tay trắng khiến người ta biệt tích có khi ch/ết không nhắm mắt ở đâu rồi, từ đầu đến mẹ nó cuối đều là làm đĩ. Ngay từ đầu mẹ con nó đến tao đã dặn chúng mày đừng có lại gần thằng đó cơ mà? Bố bênh mẹ con nó mà chửi mẹ chúng mình, mẹ đang khóc kìa chúng mày có biết không? Mẹ nó là kẻ cướp chồng, là kẻ thứ ba, là một con đ/iếm, một con hồ ly t/inh g/iật chồng, g/iật chồng của mẹ Hải Ninh chúng mình đấy.

Thằng Hiếu sáu tuổi có lẽ không hiểu gì, nhưng tôi hoàn toàn hiểu những lời chị Linh nói. Dù mới chỉ bảy tuổi nhưng tôi thừa hiểu con đ/ĩ là gì, con đ/iếm là gì, tôi thừa hiểu giật chồng là thế nào. Hoá ra tất cả chỉ là một vở kịch và bốn mẹ con tôi là nạn nhân trong vở kịch ấy. Dưới ánh đèn neong, mẹ tôi ngồi trên giường thu mình vào khóc nức nở, bao uất hận cũng trào dâng vào khoảnh khắc đó. Khoảnh khắc mẹ tôi bị phản bội và l/ừa dối một cách trắng trợn. Những ngày sau, bố mẹ tôi cãi nhau như cơm bữa, thậm chí còn không thèm nhìn sắc mặt chúng tôi, gây gổ trước mặt ba chị em tôi. Con mụ đàn bà kia vẫn mặt dày không rời đi, bà ta còn đắc ý mang cái bụng bầu mới lấp ló để lên mặt với mẹ tôi. Bố tôi luôn luôn bênh bà ta, mặc cho có ba mặt con với mẹ tôi, mặc cho mẹ tôi đã hi sinh sức khoẻ, t/iền bạc cho bố bố vẫn không hề đoái hoài, hoàn toàn rũ bỏ để chạy theo người đàn bà kia, ngang nhiên ôm ấp nhau trong biệt thự cũng không hề để ý đến cảm xúc của mẹ hay ba chị em tôi. Bố tôi cho hẳn hai mẹ con anh ta mỗi người một phòng, đăng ký cho anh ta học một trường khá danh giá. Bố tôi mang bà ta về, giống hệt thời phong kiến, bắt mẹ tôi phải hoà thuận, bắt mẹ tôi phải nhịn nhục chấp nhận bố tôi có b/ồ nhí. Nếu mẹ tôi khóc lóc hay làm ẫm ỹ bố đều doạ nạt, chửi bới thậm chí sỉ nhục và sẵn sàng đuổi mẹ ra khỏi nhà. Tôi thương mẹ, tôi càng căm hận sự trơ trẽn, vô nhân tính của người đàn bà cùng đứa con trai của bà ta. Sau khi biết chuyện, tôi đã hoàn toàn thay đổi thái độ, không lẽo đẽo đi theo, càng không bắt chuyện với con trai bà ta, mỗi lần nhìn thấy anh ta, tôi không gào thét chửi bới thì cũng sỉ nhục bằng những lời lẽ vô cùng tàn nhẫn. Tôi học theo chị Linh chửi mắng anh ta là đồ con hoang, chửi mụ đàn bà kia là con đĩ cướp chồng. Anh ta bị chị em tôi chửi không hề chửi lại, chỉ lặng lẽ cụp mắt đi về phòng.

Tôi nhớ, sau ba tháng hè, chị Linh lên cấp hai học cùng trường với Lâm. Sau mấy buổi đi học về, chị Linh kéo hai đứa tôi ra góc nhà rồi nhìn Lâm nhếch mép nói:

– Ê, hai đứa mày biết thằng con h/oang kia tên là gì không? Nó tên Lê Lâm, tên nó có đúng hai chữ thôi. Đúng là đồ con h/oang, con của một con đ/ĩ cướp chồng nên cái tên cũng buồn nôn. Tao tên Bùi Hà Linh, mày tên Bùi Hà Thảo, thằng Hiếu tên Bùi Quốc Hiếu, tại vì chúng mình có cha, có mẹ đàng hoàng, còn con mẹ thằng Lê Lâm chỉ là con của con đ/iếm c/ướp chồng người ta, c/ướp chồng hết người này đến người kia không mới đặt cho nó hai chữ như vậy để nhận dạng cho đặc biệt đó. Con của một con đ/iếm tên phải khác con của người bình thường chứ đúng không? Lê Lâm! Cái tên nghe mà mắc ói, đã đi cướp chồng người ta, đã làm đ.ĩ còn cố đặt cái tên con cho khác người thường! Lê Lâm? Bà mày khinh!

Nói rồi chị Linh cầm luôn cốc nước hất thẳng vào mặt anh ta không quên ném cho anh ta nụ cười khinh bỉ. Anh ta không hề né đi, để mặc nước nóng đỏ hết mặt, cũng không hề khoe lại với người đàn bà kia lặng lẽ nhặt từng mảnh thuỷ tinh lên rồi rời đi. Thời gian sau đó, mỗi lần mẹ tôi khóc, ba chị em tôi lại tìm đến Lâm để chửi bới, mắng mỏ thậm chí chị Linh còn giục tôi đánh anh ta cho bớt cơn giận. Thế nhưng chị em tôi chẳng lên mặt được bao lâu, khi mụ đàn bà kia mang thai đến tháng thứ tư thì ngã từ trên cầu thang xuống mà mất đứa bé. Lúc đó tôi đang ngồi bên dưới xem tivi, nhìn rất rõ mụ ta không cẩn thận tự trượt chân ngã nhưng lại gọi cho bố tôi khóc lóc đổ cho mẹ tôi đẩy ngã mụ ta. Tôi còn nhớ rất rõ dáng vẻ hung tợn của bố tôi hôm ấy, ông không nói không rằng, đánh mẹ tôi một trận thừa sống thiếu chết. Mặc cho ba chị em tôi ôm chân bố van xin, mặc cho tôi đã giải thích cho mẹ nhưng bố vẫn đánh đến mức mẹ tôi phải nhập viện, và thật đau đớn hơn, khi ấy mẹ tôi cũng đang mang thai, cái thai mới chỉ hai tháng tròn trong một lần bố say rượu, vì mụ đàn bà kia mang thai không thoả mãn được nhu cầu mà bố đã c/ưỡng ép mẹ tôi. Bố tự tay khiến đứa em trong bụng mẹ tôi không kịp chào đời đã ch/ết oan uổng. Mẹ tôi gần như suy sụp, ôm lấy bào th/ai đỏ hỏn khóc như mưa. Dù vừa sẩy thai, mẹ tôi vẫn tự tay đội mưa, mang đứa em đã m/ất ra cạnh mộ bà ngoại để chôn không cần đến sự tồn tại của bố. Tất cả tài sản của mẹ đều là bố đứng tên, trước kia để mở công ty không rõ bố đã lừa mẹ thế nào mà mẹ ký vào giấy sẽ không tranh chấp tài sản nếu như ly hôn. Có lẽ vì thế, sau bao nhiêu chuyện khổ đau xảy ra mẹ tôi vẫn không dám ly hôn. Sau khoảng thời gian mẹ sẩy thai, mẹ gần như rơi vào trạng thái trầm uất. Còn mụ đàn bà kia thì bắt đầu lộng hành trong nhà chúng tôi. Những lúc không có bố tôi ở nhà, bà ta ép ba chị em tôi phải hầu hạ bà ta, tất cả những công việc nhà chị Linh và tôi đều phải chia nhau làm nếu chúng tôi không làm, bà ta đánh mắng không thương tiếc. Mẹ tôi không còn minh mẫn, có nói gì bố tôi đều không tin, ba chị em tôi kể, bố tôi càng không tin, thậm chí ông cho rằng ba chị em tôi bị mẹ ép nói ra những lời ấy. Mẹ tôi dường như cũng không còn lí trí, bà không nói thêm gì, giống như con thú bị bức đến đường cùng nên đã nghĩ đến cái ch/ết, thêm bệnh trầm cảm hành hạ mà mẹ tôi đã viết đến hai lá thư tu/yệt mệnh, nhưng khi nhìn thấy ba chị em tôi, bà lại không chấp nhận việc để ba chị em tôi lại nơi trần gian đau khổ này vẫn cố gắng sống qua từng ngày.

Những ngày khổ sở, bất hạnh đày đoạ, tôi càng thêm căm hận mẹ con mụ đàn bà ấy. Đến sinh nhật năm tôi tám tuổi cũng chỉ có bốn mẹ con còn bố thì đang bận vui vẻ với người đàn bà kia. Có vài lần, tôi và chị Linh thấy Lâm lí nhí nói với bố tôi mẹ anh ta quả thực có mắng chửi ba chị em tôi, có bắt ba chị em tôi làm rất nhiều việc, thậm chí còn nói mẹ anh ta đổ canh bỏng vào tay Hiếu, hay việc mẹ anh ta đánh mẹ tôi những lúc mẹ tôi không minh mẫn. Nhưng bố tôi dường như đã ăn phải bả, cùng lắm là chửi mắng bà ta vài câu, sau đó bà ta nũng nịu xin lỗi, ôm hôn, nỉ non nói rằng do mình áp lực vừa phải làm việc nhà, vừa phải chăm bốn đứa ông lại ngay lập tức tha lỗi. Chị Linh thấy vậy thì càng khinh bỉ Lâm, chị mắng anh ta là loại giả tạo, là loại mèo khóc chuột, còn anh ta thì bị mụ đàn bà phát hiện lôi vào phòng nhiếc móc, chửi bới không thương tiếc.

Khi bà ta đến nhà chúng tôi ở được hơn bảy tháng thì bố tôi có một chuyến công tác ở thành phố Hồ Chí Minh. Đêm ấy, trời mưa rất lớn, sấm sét vang rền cả trời, buổi tối chị Linh với Hiếu ăn cơm xong uống nước cam ép liền lên giường ngủ say như chết. Cốc nước cam của tôi để trên bàn nhưng tối đó ăn quá no nên tôi không uống mà đổ đi. Vì không ngủ được nên tôi định sang phòng mẹ, có điều lúc sang không thấy mẹ đâu, chỉ thấy một lá thư t/uyệt mệnh mẹ tôi viết để ngay trên đầu giường. Tôi thấy vậy vội vã chạy ra ngoài phòng khách vẫn không thấy bóng dáng mẹ tôi. Cơn mưa mỗi lúc một lớn, khi không biết tìm mẹ tôi ở đâu tôi bỗng nghe tiếng cửa sắt trên sân thượng bị gió đánh liên tục. Linh cảm bất an ập đến, tôi không nghĩ ngợi gì nữa vội vã chạy lên. Khi vừa đặt chân lên đến sân thượng còn chưa nhìn thấy gì tôi đã nghe một tiếng rầm lớn cùng tiếng gào đầy ai oán của mẹ tôi. Dưới ánh sáng của những tia ch/ớp, tôi lao đến nhìn thấy mẹ đã bất động ở sân tầng một, xung quanh m/áu chảy thành vũng, ánh mắt mẹ nhìn thẳng lên bầu trời không thể nhắm được lại. Tôi bị đả kích đến mức bất động, toàn thân lắc lư, cuối cùng gào lên khóc nức nở gọi mẹ nhưng mẹ tôi đã không thể trả lời tôi, chỉ có tiếng gió mưa tạt vào mặt bỏng rát. Giây phút đau đớn và tuyệt vọng ấy, tôi đã nhìn thấy bóng mụ đàn bà kia chạy từ góc cửa sân thượng thẳng xuống nhà. Tôi không dám chắc bà ta có phải hung thủ trực tiếp g/iết mẹ tôi hay mẹ tôi t/ự t/ử, nhưng tôi dám chắc cái ch/ết của mẹ tôi chắc chắn liên quan đến bà ta. Nếu không thì đêm ấy tại sao chị Linh, Hiếu và con trai bà ta uống nước cam lại ngủ say như ch/ết? Thế nhưng tất cả mọi người không ai tin lời tôi, mặc cho tôi đã bất lực, khóc trong vô vọng, giải thích trong vô vọng vẫn không một ai chịu tin. Đến công an điều tra cũng xác định bà ta trong sạch, mẹ tôi ch/ết là do t/ự vẫn… Đám tang của mẹ tôi chỉ có ba chị em tôi đau như ch/ết đi sống lại, còn người đầu ấp tay gối của mẹ cũng chỉ làm tròn trách nhiệm, kẻ hả hê là mụ đàn bà khốn kiếp kia. Ngày đưa mẹ tôi ra nghĩa trang, tôi cũng hiểu rằng từ nay về sau mới là những tháng ngày giông bão, từ nay chị em chúng tôi mới gọi là sống không bằng ch/ết. Không ngờ rằng cái sống không bằng ch/ết ấy lại đến sớm hơn cả dự tính. Khi mẹ tôi vừa mất tròn một tháng bố tôi đã lập di chúc, thật cay đắng ba chị em tôi chỉ được chia căn biệt thự đang sống còn toàn bộ tài sản bố tôi để lại cho người đàn bà kia. Cay đắng hơn nữa ba chị em chúng tôi dưới mười tám tuổi, tuy được hưởng căn biệt thự theo di chúc nhưng người giám hộ vẫn là bà ta. Tôi nghe phong thanh bố tôi nói bà ta lại mang thai, trong bụng bà ta là một cặp song thai, đó là lý do bố tôi vội vã lập di chúc để phòng bất trắc xảy ra thì bà ta vẫn yên tâm sinh con cho bố. Không biết có phải là chuyện tâm linh hay không mà đúng một tháng sau khi lập di chúc, trong lúc đi công tác xe của bố tôi bị lật trên đường cao tốc. Bố tôi và tài xế ch/ết ngay tại chỗ. Tôi hận bố tôi, cái ch/ết của bố tôi không rơi một giọt lệ nào nhưng sau khi bố tôi ch/ết một giây trong căn nhà ấy là một giây chúng tôi bị đày đoạ không thương tiếc. Tôi không thể nhớ ba chị em tôi đã bị ăn bao nhiêu trận đòn, đã biết bao vết sẹo hằn trên người, đến bữa cơm cũng chỉ là chút cơm thừa, canh cặn. Mỗi đêm đến ba chị em chúng tôi đều ôm nhau khóc vì nhớ mẹ, khóc vì uất hận, khóc vì tủi nhục, khóc vì đau đớn và xót xa.

Lâm thấy chúng tôi như vậy tối đến lại giấu mẹ mang cơm cho chúng tôi. Mỗi sáng đi học anh ta đều lén lút lúc ba chị em tôi đeo dép nhét vào cặp treo trên xe của chị Linh cho chúng tôi rất nhiều quà sáng. Tôi nhớ có lần mưa tầm tã, tôi và Hiếu học ở trường cấp một chỉ có một mình chị Linh đi đón. Thế nhưng xe đạp của chị Linh non lốp chị Linh chỉ có thể đón được Hiếu trước, dặn tôi ở lại trường, chờ chị chở Hiếu về sẽ quay lại đón tôi. Nhưng trường vắng, mưa lại lớn, tôi sợ hãi ôm cặp vừa khóc vừa chạy theo xe đạp chị Linh. Tiếng mưa át đi tiếng tôi, chị Linh không nghe được, cuối cùng tôi vướng vào tảng đá ngã xuống đường vỡ toác hết một bên đầu gối. Tôi bị đau, càng gào lên khóc to. Lúc đó Lâm đi ngang qua, tay vẫn cầm cặp, trên đầu anh ta không có ô, mưa rơi long tong khắp mặt. Anh ta cúi xuống lí nhí nói:

– Chân em bị chảy máu rồi, để anh cõng em về.

Tôi ngẩng đầu lên gào thét chửi rủa, chửi vì mẹ con anh ta chị em tôi mới phải chịu cảnh khổ sở như thế này, chửi anh ta là thứ con hoang, chửi mẹ anh ta là một con đi/ếm. Nhưng dù cho tôi mắng chửi thế nào Lâm vẫn không chịu rời đi. Cuối cùng chân đau quá, máu lại chảy nhiều, tôi cũng chỉ là cô bé tám tuổi, sợ chị Linh vẫn không đến đón, tôi không còn cách nào khác đành trèo lên lưng Lâm. Mưa trút xuống, anh ta cõng tôi đi dưới mưa, mặc cho tôi vẫn chửi rủa không ngừng, vừa chửi vừa đánh, Lâm vẫn lặng lẽ đội mưa cõng tôi về đến nhà.

Một lần khác mụ dì ghẻ đ/ánh chị em tôi trước mặt Lâm. Anh ta vừa đi học về chứng kiến cảnh ấy vội vã lao vào ngăn cản và van xin mẹ mình đừng đánh chúng tôi nữa. Mụ đàn bà ấy nghe được tiếng van xin của Lâm lại càng đánh tàn nhẫn hơn, đánh mệt rồi lại đổi roi mây thành gậy, đánh đến mức ba chị em tôi không còn sức mà dậy, nằm liệt mấy ngày, không rõ ai đó đã báo công an nhưng công an được mụ ta đút cho chút tiề/n liền coi như mắt mù, chỉ nhắc nhở mụ ta sau dạy con thì bình tĩnh hơn. Sau lần đó mẹ anh ta đánh chúng tôi, anh ta không còn van xin nữa nhưng tôi phát hiện ra, sau khi chúng tôi bị đánh, anh ta đã dùng d.a/o lam c/ứa lên cổ tay những vết chằng chịt. Lúc đó anh ta chỉ là một cậu thiếu niên mười mấy tuổi, m/áu chảy đầy tay nhưng sắc mặt rất lạnh nhạt và bình thản nói với mẹ anh ta một câu, câu nói mà đến giờ tôi vẫn luôn nhớ:

– Nếu sau này mẹ vẫn tiếp tục đánh các em ấy con cũng sẽ tiếp tục làm thế này, mẹ đánh các em ấy một roi, con sẽ dùng d/ao rạch một đường, đánh bao nhiêu roi rạch bấy nhiêu đường cứ thế mà cộng lại!

Tôi không thể nhớ sắc mặt của mụ dì ghẻ hôm ấy thê thảm thế nào, chỉ biết chị Linh vẫn cười khinh miệt nói với chúng tôi rằng không cần biết Lâm tốt xấu ra sao, anh ta bênh chúng tôi ra sao, tự hành hạ mình ra sao, hay có lén mang cơm ngon, canh ngọt vào phòng, giấu vài mẩu bánh vào cặp cho chúng tôi đi chăng nữa thì chỉ cần biết anh ta là con của người đàn bà kia thì chị em tôi vẫn phải hận đến chết!

Sau lần đó, mụ ta không dám đánh chúng tôi thêm lần nào nữa. Nhưng lần này khi mang thai đến tháng thứ sáu lại lần nữa mụ ta bị sẩy thai, sinh non. Chị Linh kể với chúng tôi mụ ta sinh ra hai đứa bé một trai một gái nhưng cả hai đứa bé ấy quá non, vừa chào đời đã ch/ết ngay lập tức. Tôi cho rằng đó chính là nghiệp và quả báo của mụ ta đã gây ra. Ở viện về, mụ ta gần như suy sụp, cũng không còn sức lực để chửi bới hay đánh chúng tôi. Chị em tôi ngỡ rằng cuộc sống như vậy cũng dễ thở hơn, không ngờ chưa tròn một tháng khi hai đứa bé mất, mụ ta đã đem chúng tôi vứt cho lũ b/uôn người. Hồi đó khu chúng tôi ở có rất nhiều trẻ em bị b/ắt có/c đem qua biên giới nên nhà nào có trẻ con đều trông chừng rất kỹ. Hôm ấy Lâm đi học thêm, ba chị em tôi ngồi chơi dưới sân thì một nhóm người mở cổng đi vào. Rõ ràng bình thường cổng nhà tôi luôn được khoá cẩn thận, vậy mà hôm ấy lại chỉ khép hờ. Ba chị em tôi thấy người lạ đến, nhưng chưa kịp chạy đã bị tóm lấy, đám người dùng lực của đôi tay bóp chặt lấy miệng lôi chúng tôi không cho chúng tôi hét lên dù chỉ một tiếng rồi lôi lên chiếc xe tải. Khoảnh khắc ấy tôi chỉ biết gào lên trong câm lặng, nhìn qua khe hẹp của xe cũng thấy ánh mắt lạnh lùng và tàn nhẫn của mụ đàn bà ấy từ sân thượng nhìn xuống mới biết rằng chúng tôi đã thật sự bị bà ta dồn vào đường chết. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bà ta, cũng là lần tôi nhìn bà ta lâu nhất, ánh mắt căm phẫn khắc ghi sự hận thù vào lòng, nhớ rõ gương mặt xinh đẹp nhưng tàn độc và hung ác vào trí não, đời này sẽ không bao giờ quên.

Đám b/uôn người đưa chúng tôi qua biên giới cùng với rất nhiều đứa trẻ khác. Ba chị em tôi ôm lấy nhau không buông, cầu xin đám người khốn nạn ấy dù thế nào cũng hãy cho chị em tôi ở cùng nhau. Nhưng rồi cái ôm đó cũng là cái ôm cuối cùng của chị em tôi, là lần tiễn biệt cuối cùng để rồi gặp lại là â/m d/ương cách biệt. Tôi không rõ chị Linh bị đưa đi những đâu, chỉ loáng thoáng thấy đám người nói đưa chị lên Thượng Hải, thằng Hiếu bị cho lên xe Container theo vài đứa trẻ sang Canada làm con nuôi cho những gia đình hiếm muộn còn tôi bị bán vào một quán ăn để làm giúp việc cho ông bà chủ quán. Hai năm bên Trung Quốc tôi đổi bốn đời chủ, bị ăn đến cả trăm trận đòn, từ việc bưng bô, thay bỉm, chăm sóc người ốm đến việc nấu ăn, dọn dẹp, bưng bê, việc nào làm không tốt liền bị b/ạt tai, bị đánh, bị nhốt, bị bỏ đói, bị đối xử như một con s/úc vật. Tôi cũng không nhớ nổi vì sao mình có thể tồn tại suốt hai năm trời như vậy, cho tới một lần một thanh niên tốt bụng lái xe chở hàng sang Việt Nam đã giúp tôi bỏ trốn. Về đến Việt Nam, tôi không dám về nhà sợ rằng chỉ cần biết tôi còn sống thì mụ đàn bà kia hoặc là sẽ gi/ết tôi, hoặc sẽ b/án tôi lần nữa. Mấy tháng trời tôi lang thang khắp nơi, dạt từ biên giới đến tận cầu Bãi Cháy, chính quyền không ai để tâm, thấy tôi không có nguyện vọng vào cô nhi viện cũng mặc kệ. Cuối cùng tôi đã gặp mẹ nuôi và Khánh ở chân cầu Bãi Cháy, đã cứu vớt cuộc đời tối tăm của tôi. Mẹ tôi mang tôi về, khai sinh lại cho tôi, đổi tên tôi thành Đỗ Diệp Anh, lẽ ra năm ấy tôi đã mười tuổi, nhưng mẹ tôi trừ hai năm bên Trung Quốc, cho tôi học lại lớp ba, bắt đầu lại của năm tám tuổi. Vậy nên đến giờ, lẽ ra tuổi thật của tôi đã hai mươi tư tuổi nhưng trên giấy tờ mới chỉ hai mươi hai tuổi và đang học năm cuối đại học. Thân phận của tôi trong dòng họ cũng là thân phận của một cô bé sống trên vùng cao, gia đình nghèo khó nên cho mẹ tôi nhận về nuôi.

Nghĩ đến đây, tôi khẽ siết chặt lấy hũ tro cốt của chị Linh. Mười mấy năm trôi qua, chị tôi vẫn giữ nguyên tên của mình, cũng chẳng có ai cứu vớt chị qua quãng đời tăm tối, sống một cuộc đời thảm thương và ch/ết một cách đau đớn.

Tôi nhìn ra bầu trời bên ngoài, xe đi bao nhiêu tiếng, tôi thức bấy nhiêu lâu. Từ Hà Giang về đến khu giáp biên khi sắc trời vừa bình minh chuyển thành hoàng hôn từ bao giờ. Mộ của mẹ tôi nằm trên sườn đồi, sát với phần mộ của bà ngoại. Khi tôi và Khánh lên đến nơi, mặt trời cũng đỏ rực lấp ló sau dãy núi. Đã quá lâu rồi tôi chưa đến nơi này, bốn năm học đại học tìm lại được nơi yên nghỉ của mẹ tôi chỉ dám đến thăm một lần. Tôi đặt hũ tro cốt của chị Linh xuống, cầm chiếc xẻng đào từng lớp đất lên. Gió lạnh thổi qua tán cây làm bờ vai tôi run lên, nhưng tôi tuyệt nhiên không khóc, cũng không cho Khánh giúp mình, tự tay đào đất, tự tay chôn tro cốt của chị tôi xuống cạnh mộ của mẹ. Từng lớp đất là từng nhát dao xuyên thẳng vào tim tôi, khi lớp đất cuối cùng được phủ lên, tôi cũng nhắm nghiền mắt lại, run rẩy nói từng chữ:

– Chị về với mẹ nhé, từ nay sẽ không còn khổ đau hay bất hạnh nữa rồi. Chị đi thanh thản nhé… mẹ ơi, mẹ đón chị mẹ nhé!

Khi nói đến đây, cổ họng tôi cũng nghẹn lại, tôi vốc thêm một nắm đất, như tự nói với mình:

– Mẹ ơi! Mối hận này… con nhất định gánh trên vai.

Từ bên dãy núi ánh mặt trời nghiêng đang chiếu từng tấc từng tấc xuống, cảm giác tê dại cũng đang lan lên từ chân, tôi không động đậy vẫn quỳ dưới ba nấm mộ sát nhau, đờ đẫn nhìn ánh chiều tà đang chuyển động từng phút từng phút. Cho tới khi một màu đỏ rực phủ xuống, tôi lạy ba lạy rồi mới đứng dậy nhìn Khánh nói:

– Anh cho em về Hà Nội.
– Em… có cần nghỉ ngơi thêm vài ngày không?

Tôi không đáp chỉ khẽ lắc đầu, cùng một lúc chịu hai cú sốc tôi biết Khánh đang nghĩ gì. Thế nhưng bản thân tôi biết, dù trời có sập tôi cũng phải sống. Không chỉ phải sống cho tôi mà còn phải sống cho mẹ tôi, chị tôi. Bất kể thế nào, tôi cũng phải nghĩ cách, tiếp tục sống cho thật tốt. Xe từ từ lăn bánh lên đường Quốc lộ, khi đi được một đoạn tôi cũng hít một hơi rồi hỏi Khánh:

– Anh giúp em một việc được không?
– Em nói đi!
– Tìm giúp em thông tin con trai của tổng giám đốc công ty xây dựng Phượng Quang

Tôi vừa dứt lời, Khánh gần như phanh kít lại, thế nhưng vì đường quốc lộ, anh vội vã đi tiếp tuy nhiên sắc mặt vô cùng khó coi hỏi lại:

– Em định làm gì?

Tôi không trả lời, Khánh lại nói:

– Diệp Anh! Em đừng làm bậy!

Làm bậy? Tôi có cách báo thù nào khác sao? Mười mấy năm trôi qua, bà ta đã bán hết cổ phần công ty của bố tôi, bán căn biệt thự xa hoa ở thành phố giáp biên lên Hà Nội sinh sống. Trong khi chị em tôi khổ sở qua từng ngày bà ta lại kết hôn với một người đàn ông phong độ khác, cùng ông ta thành lập công ty, sống trong nhung lụa và hạnh phúc. Tôi không thể chơi trò bày mưu đấu trí với bà ta, không nghĩ ra được kế hoạch thận trọng chu đáo nào để thi triển. Nhược điểm lớn nhất của bà ta chính là đứa con trai năm ấy. Sau bao năm kết hôn đến tận bây giờ bà ta không thể sinh thêm bất cứ đứa con nào khác, mang bầu cũng đều sẩy, chỉ có duy nhất một mình Lâm. Nhưng mọi thông tin về con trai bà ta rất kín, dù tôi đã thử tìm trên mọi mặt báo vẫn không hề biết hiện anh ta đang làm gì và ở đâu. Khánh dường như đọc được toàn bộ suy nghĩ của tôi khẽ nói:

– Nhắm vào anh ta em định dùng cách nào? Diệp Anh, con trai bà ta có vợ sắp cưới rồi, anh ta sẽ đính hôn vào cuối tháng sau, và kết hôn trước Tết. Cách làm của em vừa vô tác dụng vừa ấu trĩ, tìm thông tin của anh ta không khó, nhưng chuyện mạo hiểm thế này anh mong em đừng làm.

Suốt quãng đường trên xe về Hà Nội tôi và Khánh không nói với nhau thêm câu nào. Tôi cũng không muốn kéo anh sâu vào chuyện của mình, nếu anh đã không giúp tôi cũng không muốn ép. Đến khi gần tới phòng trọ của tôi Khánh mới mở lời trước:

– Hôm trước em để quên túi đồ trên xe anh, nhân viên của anh không biết nên mang lên để trong tủ của anh ở công ty mấy tháng trời. Nhưng mai anh lại đi công tác, đợi vài ngày nữa anh mang qua phòng trọ cho em.
– Vâng.
– Diệp Anh này…

Khánh nhìn tôi, khoé môi mấp máy như có điều gì khó nói nhưng còn chưa kịp nói thì điện thoại của tôi cũng rung liên hồi. Đầu dây bên kia không chờ tôi nói trước đã cất lên đầy khó chịu:

– Em định học lại môn Kinh tế và công tác xã hội đúng không? Hai ngày em nghỉ học không báo với tôi một tiếng, gọi cho em cả một ngày em không bắt máy. Em đừng nghĩ mình học giỏi thì vô tổ chức vô kỷ luật thế nào cũng được. Môn này tôi không xin nổi điểm chuyên cần cho em đâu. Nếu mai em còn không đi thì chuẩn bị tinh thần mà học lại.

Tôi nghe xong hoảng hốt giải thích:

– Thầy Trình, em xin lỗi thầy. Gia đình em xảy ra chút chuyện, mong thầy thông cảm. Sáng mai em sẽ đi học lại ạ.
– Tôi thông cảm nhưng thầy Lâm có thông cảm hay không tôi không dám chắc. Em đi học cũng biết mỗi giảng viên có một quy tắc khác nhau, tôi chủ nhiệm các em cũng hết lòng vì các em nhưng không phải lúc nào cũng xin xỏ được cho đâu.
– Em hiểu rồi, em xin lỗi thầy, sáng mai chắc chắn em sẽ đi học ạ.
– Cuối buổi học sáng nay đã có một bài kiểm tra nhỏ. Tôi đang trên phòng cùng thầy Lâm, xin hết nước hết cái thầy ấy chấp nhận ngày mai cho em kiểm tra lại. Giờ em lên phòng lấy giáo trình về ôn, tiện thì trình bày lý do với thầy ấy một tiếng.
– Vâng, em lên luôn bây giờ ạ. Em cảm ơn thầy.

Trời lúc này đã tối, tôi nhìn Khánh giục anh đi về rồi quay lại phía trường học. Khu trọ của tôi sát trường, chỉ đi vài bước chân là tới. Tuy rằng đã khá muộn nhưng trên phòng học vẫn có một số sinh viên năm cuối như tôi đến ôn bài. Lúc bước chân vào đến sân trường, tôi cũng thấy một chiếc xe Maybach đỗ ngay giữa sân. Dưới ánh sáng của bóng đèn đường, tôi thấy một người phụ nữ vô cùng sang trọng cầm theo một cạp lồng nhỏ bước ra. Trong phút chốc, tôi gần như tê liệt, sững sờ bất động ngay tại chỗ, người phụ nữ trong xe Maybach là người đàn bà ấy – người đàn bà tôi căm hận đến tận xương tuỷ. Tôi còn tưởng mình đang mơ, không khống chế vô thức lùi lại một bước chân. Mười mấy năm trôi qua, tôi không thể tin rằng mình gặp lại người đàn bà ấy ở đây, ngay chính nơi này, nơi tôi đã học suốt gần bốn năm ở đây. Cơ thể tôi run lên bần bật, gần như chết lặng không sao thốt nên lời. Không phải tôi không nghĩ đến việc sẽ gặp lại, nhưng tình huống quá bất ngờ, không thể giải thích nổi vì sao bà ta lại có mặt ở đây. Sợ hãi khiến tâm trí tôi hoảng loạn nhưng lý trí lại thúc giục tôi phải nhanh chóng tỉnh táo. Hà Nội này nhỏ bé như vậy, lẽ ra tôi nên xác định mọi tình huống sẽ gặp lại thì đúng hơn. Tôi còn nhớ năm ấy, lần cuối tôi nhìn bà ta, tôi đã khắc ghi gương mặt của bà ta vào trí não. Mười mấy năm trôi qua, nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua thì có biến thành tro tàn tôi vẫn nhận ra. Ánh đèn chiếu lên nửa gương mặt, quá nửa đời người mà vẫn xinh đẹp, sang trọng, con xe đắt tiền kia, bộ quần áo hàng hiệu kia khác xa với dáng vẻ nhếch nhác, nghèo hèn của tôi. Tôi cố nén lại tất cả mọi sự căm phẫn và hoảng loạn, bình tĩnh tiếp tục đi về phía trước. Thế nhưng khi đi đến qua, bà ta đột nhiên nhìn tôi rồi cất tiếng:

– Này cô gái.

Tôi ngước lên nhìn bà ta, tự nhắc bản thân rằng mình là Đỗ Diệp Anh không phải Bùi Hà Thảo, mười sáu năm trôi qua, tôi cũng không còn mang dáng vẻ của cô bé tám tuổi ngày nào cuối cùng cũng có thể nở nụ cười tự nhiên nhất hỏi lại:

– Cô gọi cháu ạ?
– Ừ! Cô là sinh viên trường này hả?
– Vâng ạ
– Vậy giúp tôi mang cơm lên toà nhà A phòng chuyên môn được không?
– Dạ được, nhưng cô gửi cho ai?
– Gửi cho thầy Lâm – Lê Lâm, giảng viên môn Kinh Tế và công tác xã hội. Nếu không biết thì cứ nhờ thầy cô nào quen đưa cho cũng được.

Nghe đến hai chữ Lê Lâm tay tôi bất giác siết chặt lấy cạp lồng cơm, đôi tay run rẩy chỉ biết túm thật chắc để kìm nén cảm xúc hỗn độn

– Tôi không tiện lên lại đang có việc gấp phải đi luôn, cô cứ bảo mẹ của thầy gửi là được.

Nói rồi bà ta còn dặn gì đó rồi lên xe phóng đi, nhưng tai tôi đã ù đặc chỉ đáp lại trong vô thức, gió tạt mạnh qua má bỏng rát, trong đầu văng vẳng duy nhất vài chữ “Lê Lâm, giảng viên môn Kinh Tế và công tác xã hội.”

Yêu thích: 2.5 / 5 từ (2 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN