Sao Sáng Chờ Anh Về - Phần 18
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
43


Sao Sáng Chờ Anh Về


Phần 18


Ra đến cảng Tân Lập tôi cũng thấy mọi người đã vây kín quanh bến cảng. Chiếc xuồng cứu hộ của đồn biên phòng nổ máy xuất phát đi tìm kiếm. Sáng mùng ba Tết, thời tiết vẫn lạnh buốt, tuy mặt trời đã lên nhưng nhiệt độ rất thấp.
Tôi ngồi trên bờ co ro nhìn chiếc xuồng bay rẽ theo sóng đi về hướng dãy núi để tìm Lâm lòng bỗng trống rỗng và đờ đẫn. Thuyền đâm vào núi không phải không có khả năng sống sót. Thế nhưng giữa cái giá lạnh như băng, Lâm lại bị thương nặng, nếu rơi xuống biển khả năng sống sót vô cùng thấp. Nghĩ đến đây, hai tay tôi vô thức siết chặt lại… nếu như anh ta không còn trên cõi đời này… tôi thực sự không muốn nghĩ cũng không dám nghĩ tiếp.
Chiếc xuồng bay đi mỗi lúc một xa dần, khi đến dãy núi cũng chỉ còn một chấm đen nhỏ bé. Có ai đó đưa cho tôi một ít xôi, còn có cả một chai nước. Tôi không có tâm trạng để ăn, miệng đắng ngắt không thể nào nuốt nổi. Thế nhưng tôi vẫn đủ lý trí và tỉnh táo, cơ thể tôi đã quá kiệt quệ, nếu như tiếp tục nhịn đói tôi thậm chí còn chết đói, chết khát trước khi tìm thấy Lâm. Nghĩ vậy, tôi lại cố nuốt nắm xôi khô khốc vào miệng sau đó lại ngồi nhìn ra chấm đen xa xa.
Tôi không nhớ rõ chiếc xuồng đã tìm kiếm trên bờ biển bao lâu, chỉ biết đến chấm đen từ từ quay lại thì phía cảng Sơn Hào cũng có một con thuyền máy đi tới. Lúc này tôi mới loạng choạng đứng dậy chờ đợi. Khoảng độ mười phút sau, con thuyền máy cập cảng trước, tôi nhìn thấy mụ dì ghẻ và ông Quang trên tàu, còn có thầy Khoa và cả Nguyệt.
Sắc mặt mụ dì ghẻ rất tệ, gương mặt thất thần không một chút sức sống. Nhìn thấy tôi, mụ ta có chút không kiểm soát được, giống như thể muốn lao thẳng lên đầu cầu cảng để tra khảo, đánh mắng. Chỉ có điều khi vừa đặt chân lên bờ xuồng bay cũng trở về đến cảng. Tất cả mọi người không ai nói rằng đều phi thẳng đến phía đầu xuồng bay. Bên dưới, mấy người bộ đội cũng nhanh chóng kéo từ phía trong ra hai người rồi nói lớn:
– Mọi người tránh ra để chúng tôi đưa thi thể nạn nhân lên. Đoàn thanh niên giúp sức!
Bờ vai tôi run lên ớn lạnh từng cơn. Thi thể nghĩa là gì? Là đã chết? Tôi nghe thấy tiếng mụ dì ghẻ gào lên khóc nức nở:
– Con tôi đâu? Con trai tôi đâu?
– Bây giờ mới tìm được hai nạn nhân, mọi người từ từ bình tĩnh, đội cứu hộ của huyện cũng đã ra và đang tìm kiếm rồi.
Khi hai thi thể được đưa lên đầu cầu cảng tôi cũng mới nhìn rõ đó là mụ Lan và gã lái xe. Tôi có chút sững sờ đôi mắt dán chặt vào dòng máu chảy ra từ tai hai người họ. Có tiếng ai đó nói:
– Hai người này khả năng ngồi trên mũi thuyền nên khi thuyền đâm trực diện vào dãy núi đã chết ngay tại chỗ. Nhìn những vết thương này chắc chắn chết do lực không phải chết do đuối nước. Nếu vậy… làm sao có ai sống sót nổi?
Mặc dù nhìn chằm chằm nơi hai thi thể đang nằm nhưng trong đầu chỉ ong ong những lời của người vừa nói. Mụ dì ghẻ khuỵ hẳn xuống, giống như đất trời sụp đổ ngay trước mặt. Chiếc xuồng bay lại tiếp tục xoay hướng đi về phía dãy núi, tất cả mọi người đều đứng lặng lẽ chờ đợi chỉ có tiếng mụ dì ghẻ điên cuồng gào khóc.
Tôi nghiêng đầu nhìn mụ ta, cảm tưởng sự đau đớn này mới thực sự là đau đến đỉnh điểm. Hai tay mụ ta bấu xuống đất, nước mắt lã chã rơi đầy khắp mặt đất. Trên đời này nỗi đau lớn nhất chính là mất đi người sinh ra mình và người mình sinh ra. Ít nhất, mất đi cha mẹ vẫn còn được gọi là mồ côi, còn nếu mất đi đứa con duy nhất chẳng thể gọi nổi tên bởi không có một ngôn từ nào diễn tả được nỗi đau ấy. Lẽ ra, chứng kiến cảnh tượng này tôi phải hả hê mới phải, nhưng sao trái tim tôi lại tê dại đến vậy? Lẽ ra nếu Lâm không còn trên đời này, thấy kẻ thù của mình đau đớn đến chết đi sống lại tôi phải ăn mừng nhưng sao tôi chỉ thấy lòng đau đớn?
Tôi không hề thương xót mụ dì ghẻ, thậm chí dù mụ ta có chết ngay trước mặt tôi cũng không một chút xót thương, từng phút từng giờ vẫn căm hận đến tận tuỷ xương. Nhưng… tôi thương một người khác… thương con của mụ dì ghẻ, thương con của kẻ thù…
Tôi đưa tay lên ngực, không thể khóc được, chẳng thể rơi lệ, chỉ thấy tất cả sự đau đớn bị gói gọn vào lồng ngực, co rút từng cơn. Sự giằng xé, mâu thuẫn trong tâm can tôi như đã lên đến đỉnh điểm. Giờ phút này tôi thực sự nhận ra, Lâm không hề có lỗi gì cả. Từ đầu đến cuối, từ nhỏ tới lớn, cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa tìm được bất cứ điểm nào của anh ta đáng để tôi hận ngoài việc anh ta được sinh ra bởi mụ dì ghẻ. Đó là lỗi của anh ta sao? Nếu được lựa chọn, có lẽ anh ta cũng không lựa chọn mình sinh ra bởi người mẹ như vậy có đúng không? Tôi muốn trả thù… nhưng chưa từng nghĩ có kết cục này.
Tiếng mụ dì ghẻ khóc mỗi lúc một lớn, nước mắt cũng đã ngập tràn gương mặt. Mụ ta không để ý đến những ánh mắt xung quanh, chỉ túm lấy vạt áo, ánh mắt đau đáu nhìn về phía dãy núi khóc không thành tiếng nữa rồi.
Rất lâu sau, có lẽ phải vài tiếng sau, khi mặt trời đã chiếu thẳng xuống mặt biển xuồng bay mới lần nữa quay lại lần nữa. Tôi nghe tiếng xuồng bay quay lại vội vã lao thẳng xuống mỏm đá chờ. Thế nhưng lần này nỗi thất vọng và hoang mang của tôi càng lớn hơn bởi đội cứu hộ mới chỉ tìm thấy gã xăm trổ và đàn em của hắn, còn bóng dáng Lâm vẫn không thấy đâu.
Gã xăm trổ và tên đàn em được đưa lên, cả hai đều không chết nhưng kẻ thì bị thương nặng, kẻ thì đuối nước tình trạng hết sức nguy kịch. Với đám người này tất nhiên tôi chỉ mong chết cho hết tội, nhưng công an phải làm theo đúng quy định vẫn sẽ sơ cấp cứu rồi đưa về trạm xá. Tôi không còn kiên nhẫn nổi, trong lúc đưa hai gã tội phạm lên liền túm tay vào chiếc xuồng bay hỏi:
– Vẫn chưa thấy tung tích của chồng tôi sao?
– Cô cố gắng bình tĩnh, chúng tôi cũng sẽ cố gắng hết sức. Hiện nay ngoài đoàn cứu hộ huyện còn có cả đoàn cứu hộ của tỉnh, trên tỉnh nắm được tình hình cũng chỉ đạo, chúng tôi nhất định sẽ cố gắng tìm được cậu ấy.
Đã bốn năm tiếng trôi qua rồi, chỉ duy nhất Lâm là chưa tìm được. Tôi cũng không thể ngồi yên ở đây đợi nên nói tiếp:
– Tôi là vợ anh ấy, có thể cho tôi đi tìm anh ấy cùng các anh được không? Tôi biết bơi, cũng biết sơ cấp cứu.
Anh bộ đội gật đầu vội vã kéo tôi lên xuồng bay, phía trên Nguyệt, thầy Khoa và mụ dì ghẻ cũng định lao xuống nhưng anh bộ đội đã ngăn lại:
– Mọi người cứ bình tĩnh chờ trên bờ, xuồng bay có giới hạn người, cô ấy là vợ của nạn nhân nên chúng tôi có thể để cô ấy đi.
Mụ dì ghẻ nghe vậy liền khóc rống lên:
– Tôi là mẹ, tôi là mẹ nó, cho tôi đi tìm con trai tôi.
– Bà có biết bơi hay sơ cấp cứu không ạ?
– Tôi… không…
– Nếu không bà cố gắng bình tĩnh ngồi chờ trên bờ, có tin tức gì chúng tôi lập tức quay lại báo cho bà. Giờ từng phút từng giây đều quý giá, mong mọi người cố gắng chờ tin tức của chúng tôi.
Nguyệt đỡ mụ dì ghẻ ngồi lên phiến đá, đôi mắt chị ta đục ngầu, đỏ hoe không giấu nổi sự đau xót, khoé mắt cũng ầng ậc nước. Ba người phụ nữ, dường như chỉ có mình tôi không rơi giọt nước mắt nào. Tôi mặc áo phao, lặng lẽ nhìn mụ dì ghẻ khóc ngất, nhìn Nguyệt đưa tay lau lệ vương trên má thầm nghĩ, lúc hoạn nạn mới biết lòng người, nếu như Lâm còn sống, anh ta thấy cảnh này, mẹ và người bị anh ta huỷ hôn khóc thương anh ta, còn tôi là vợ vẻ mặt lại bình thản như không rốt cuộc anh ta có còn bảo vệ tôi, che chở cho tôi như trước nay vẫn từng nữa không?
Đoàn cứu hộ của tỉnh và huyện vẫn đang ngoài khu vực dãy núi tìm kiếm. Khi chúng tôi ra đến nơi, mấy người lính cứu hộ cũng thông báo lại tình hình: hiện tại vẫn chưa tìm thấy tung tích của Lâm ở khu vực quanh dãy núi, họ đã tìm kiếm rất kỹ, còn có hai thợ lặn lặn xuống dưới biển nhưng vẫn không thể tìm được Lâm.
Tôi cố gắng trấn an mình quan sát kỹ hiện trường. Vách núi này một mặt là đá, là nơi mà chiếc thuyền máy của gã xăm trổ đâm trực diện vào, ba bề còn lại là bãi cát và cây xanh như một khu rừng. Nếu như Lâm không có ở dưới biển liệu rằng anh ta có thể ở khu rừng này không? Bởi nếu ở biển cớ sao bốn người tìm được tung tích rồi chỉ có anh ta là không?
Nghĩ đến đây, tia hi vọng của tôi ngay lập tức được nhen nhóm, vốn định nói với anh bộ đội không ngờ phía đội cứu hộ trên tỉnh đã hội ý và thống nhất thay đổi phương án tìm kiếm. Đội cứu hộ sẽ chia ra làm hai, hai người thợ lặn và bốn người lính cứu hộ sẽ tiếp tục tìm kiếm ở khu vực biển, còn lại sẽ lên bãi cát để vào khu rừng tìm xem Lâm có lạc vào đó không.
Tôi nhảy xuống khỏi xuồng bay lên bãi cát, đi cùng nhóm hai vào rừng để tìm Lâm. Đội cứu hộ ăn tạm một chút xôi, bắt đầu tìm kiếm quanh bãi cát, sau đó lại đi vào phía trong rừng. Khu rừng rậm không có ánh mặt trời, những tán cây cao lớn che phủ khắp mặt đất, lá cây xào xạc, gió thổi vù vù. Tôi cũng không thể nhớ mình đã đi vào đến tận đâu, chia theo tốp để tìm kiếm nên tôi và anh bộ đội ở đồn biên phòng đi theo hướng Đông để tìm. Thế nhưng bởi rừng rậm quá rộng, cuối cùng tôi và anh bộ đội tiếp tục chia thành hai ngả, dựa vào ánh mặt trời để phân biệt phương hướng. Đôi giày thể thao trên chân tôi bị bùn đất bám vào không còn ra màu gì. Trước kia nếu vào rừng một mình tôi sẽ có chút sợ hãi, nhưng nghĩ đến việc Lâm có thể nằm đây với đủ muôn loại muông thú tôi cũng không còn có cảm giác sợ là gì chỉ theo đường mòn đi tìm.
Ban đầu, tôi nghĩ rằng tuy có hi vọng nhưng việc tìm kiếm Lâm là việc hết sức khó khăn, thậm chí là vô vọng. Thế nhưng khi đi một quãng nữa tôi đột nhiên nhìn thấy một chiếc kẹo Tết mà Lâm đã mua từ Hà Nội về đảo. Nhìn thấy chiếc kẹo còn mới nằm trên vỏ lá cây bạch đàn tôi gần không kiểm soát nổi tâm trạng kích động chạy như bay đến. Chiếc kẹo đã khô nhưng vỏ ngoài mặn chát chứng tỏ đã ngâm dưới nước biển một lúc. Tôi nhặt chiếc kẹo lên, nhanh chóng tiếp tục đi về phía trước, cách khoảng hơn một chục mét tôi lại nhìn thấy thêm một chiếc kẹo, không những vậy còn thấy vài vệt máu đã khô trên mặt đất. Trong phút chốc tôi bỗng thấy mình không thở nổi ôm lấy ngực nhìn xung quanh.
Lâm bị thương nặng như vậy, anh ta chắc chắn sẽ không thể đi xa được. Nhưng đứng giữa những vệt máu tôi có chút phân vân không biết tiếp tục tiến về hướng nào. Lúc còn đang đắn đo suy nghĩ tôi bỗng thấy phía trước mặt có một cái hang động nhỏ, bên ngoài còn có mấy giọt nước chảy từ vách đá trên hang xuống liền đi thẳng vào hang. Trong hang động tối tăm nhưng lại rất ấm, tôi lấy điện thoại mở đèn flash lên chợt sững sờ khi thấy Lâm nằm bất động ngay gần miệng hang.
Tôi không thể ngờ rằng Lâm thực sự đã lạc vào khu rừng này, càng không ngờ anh ta cách bãi cát một đoạn không hề xa. Lúc tới gần, tôi cũng suýt chút đã oà lên khóc, khóc vừa thương người trước mặt quá đỗi. Cả người Lâm tái nhợt, nằm rũ rượi trên những tán lá khô, mái tóc ướt dính đầy cát và bùn, đôi mắt nhắm nghiền, bên cạnh anh ta máu khô rải rác, đôi môi trắng bệch và khô khốc.
Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn không khóc, cố nén lại nỗi thương xót cũng tự nhủ rằng khóc lóc chẳng giải quyết được vấn đề gì nên cuối cùng bình tĩnh quỳ xuống cạnh Lâm, kiểm tra hơi thở của anh ta. Đến khi cảm nhận hơi thở vẫn còn nóng ấm, ngực vẫn phập phồng tôi cũng mới dám thở ra một tiếng. Lòng tôi vừa mừng vừa lo, kiểm tra xong sự sống lại soi đèn kiểm tra phần chân bị thương. Bấy giờ mới thấy chân anh ta đã được băng bó lại cẩn thận, xung quanh có một màu đen và cả mùi lá thảo dược thoảng qua mũi tôi giống như đã được đắp thuốc lá cầm máu lên chân. Quả thực cả chân và tay máu đã không còn chảy nữa, cơ thể cũng không còn sốt cao hầm hập. Tôi thầm nghĩ, anh ta bị thương nặng như vậy, bơi được vào bờ đã là một kì tích rồi, nếu anh ta thật sự đi tìm được thảo dược và đắp lên vết thương để cầm máu quả là phi thường. Tôi cúi xuống lại phát hiện cách Lâm chừng ba mét có một đốm sáng, là tro tàn của một đống lửa bằng củi. Bảo sao trong hang động lạnh lẽo này lại ấm đến vậy. Nhưng giờ tôi cũng chẳng nghĩ nhiều được nữa chỉ định cõng Lâm ra khỏi hang. Có điều vừa nhấc anh ta lên bên ngoài cũng có một bóng người đi đến.
Có lẽ bởi qua mấy lần thập tử nhất sinh tôi nảy sinh ra chút cảm giác đề phòng liền lùi chân lại. Không ngờ bên ngoài là một ông lão khoảng chừng bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn, trên tay cầm một lọ nước màu đen và một lọ nước lọc cùng một túi thuốc lá đi về phía Lâm. Nhìn thấy tôi, ông lão cũng có chút giật mình hỏi:
– Cô là ai thế?
Trên người ông lão có mùi thảo dược rất giống với thuốc đắp trên chân Lâm, tôi thấy vậy đáp lại:
– Cháu là vợ của anh ấy.
Ông lão nhìn vành mắt hơi đỏ lên của tôi vừa ngồi xuống vừa lấy thuốc màu đen còn nóng hổi thổi phù phù đổ từ từ vào miệng Lâm rồi kể lại:
– Hoá ra là vợ cậu ta đi tìm. Rạng sáng nay tôi đi đánh cá thì bắt gặp cậu ta nằm trên bãi cát phía Tây. Cậu ta nói cậu cậu ta bơi từ hướng phiến đá qua đây, có một con thuyền đâm vào vách núi bị lật, trước khi thuyền lật cậu ta đã kịp quan sát nên đã nhảy xuống tàu vòng qua vách núi bám vào một chiếc phao bơi của ngư dân đến được đây. Chân cậu ta bị thương nặng, bơi được vào đến đây quả là một nỗ lực phi thường, chẳng những vậy còn lê lết được đến mấy bụi cây hái được cây móng rồng để cầm máu. Lúc tôi đến, cậu ta nửa tỉnh nửa mê, nói năng cũng lộn xộn tôi phải sắp xếp mãi mới hình dung được cậu ta nói gì, hình như trước đó cũng đã ở bên rừng nào đó rồi, trong túi áo còn hai ba lá nhọ nồi và mấy quả mẫu đơn. Nhà tôi ở dưới tận cuối cánh rừng này mà cậu ta vừa to vừa cao, tôi không đủ sức mang về nhà chỉ có thể kéo cậu ta vào hang này nằm tạm, sau đó đã đi hái lá thuốc đắp cho cậu ta cầm máu và chống nhiễm trùng, cũng cho uống tạm ít lá diếp cá để hạ sốt rồi chạy về nhà đun nước thuốc mang đến cho cậu ta. Đến giờ có lẽ cũng qua cơn nguy kịch rồi. Cô yên tâm, trước kia tôi làm thầy lang giờ về đây sống nhưng vẫn hành nghề cho mấy thôn dân gần nhà, toàn bộ thuốc lá tôi dùng cho cậu ấy đều an toàn, các cô cậu có lẽ không tin vào mấy thứ thuốc này nhưng nó thật sự hiệu nghiệm.
Tôi đưa tay nhận lấy thuốc từ ông lão, vừa thương Lâm lại vừa biết ơn ông lão chân thành nói:
– Cháu rất tin vào những bài thuốc dân gian, trước kia cháu bị trẹo chân, anh ấy đã từng đắp thuốc lá cho cháu, chỉ vài ngày đã khỏi. Cháu cảm ơn ông rất nhiều, cảm ơn ông đã giúp đỡ, cứu chồng cháu. Giờ có lẽ cháu phải đưa anh ấy ra khỏi rừng để đội cứu hộ hỗ trợ anh ấy về đảo Quan Lạn. Cháu cảm ơn ông lần nữa ạ, thật sự rất biết ơn ông không biết báo đáp thế nào
– Cảm ơn gì chứ, thấy người hoạn nạn không cứu lòng sao mà đặng, làm ơn há dễ trông người trả ơn. Tôi không có sức đưa cậu ấy đi nhưng tôi đi cùng cô, có gì tôi còn hỗ trợ cô.
Ông lão đỡ Lâm lên vai tôi, thân hình anh ta cao lớn, tôi dù cao một mét bảy nhưng khi anh ta nằm trên lưng mình vẫn loạng choạng một lúc mới giữ được thăng bằng. Nhưng bởi người nằm trên lưng đã chẳng còn chút sức lực nào, cơ thể lại nhiều vết thương, tôi không muốn đặt anh ta xuống đất lôi trên mặt đá sỏi nên cố gắng cõng anh ta ra khỏi hang. Lâm không còn sốt cao nhưng người vẫn nóng bừng, hơi thở nặng nhọc và đứt quãng nửa tỉnh nửa mê nói gì đó. Ông lão đi bên cạnh tôi cầm chai thuốc, đỡ một cánh tay anh ta lúc này mới hỏi tôi:
– Cô tên là gì nhỉ?
Thấy ông lão hỏi tên mình, tôi có chút ngạc nhiên, ông lão có lẽ sợ tôi hiểu nhầm nên cười cười:
– À tại cô nói cô là vợ của cậu ta, ban nãy cậu ta sốt nói mê sảng, tôi thấy cậu ta liên tục gọi tên Thảo và Diệp Anh. Không biết cô tên Thảo hay Diệp Anh nữa.
Bước chân đang đi của tôi có chút khựng lại, trái tim cũng như có một mũi kim chích vào. Thảo hay Diệp Anh đều là tên của tôi, nhưng Bùi Hà Thảo vốn đã chết từ lâu rồi, nhắc đến tên này tôi chỉ thấy nỗi hận mụ dì ghẻ lại dâng lên. Tôi cố nén lại cảm xúc trong lòng vừa hổn hển cõng Lâm đi vừa đáp lại:
– Cháu tên Diệp Anh.
– À. Trong mơ cậu ta vẫn gọi tên cô nghĩa là cô cũng rất quan trọng với cậu ta. Cậu thanh niên này nhìn mặt rất hiền lành, tôi xem qua tướng thì cũng cảm thấy cậu ta sống có đức có phúc, nhân hậu thiện lương.
– Ông còn biết xem tướng nữa ạ?
– Trước nay tôi và bà lão nhà tôi xem cho rất nhiều người, chưa thấy ai sai cả. Chồng cô, vừa nhìn tôi đã tự luận luôn ra số của cậu ta. Không biết có phải cậu ta làm rất nhiều việc lương thiện không, gương mặt cậu ta thực sự toát lên vẻ lương thiện chân thật, là người rất có đạo đức. Nhưng mà…
Nghe đến hai chữ “nhưng mà” tôi ngước lên nhìn ông lão hỏi lại:
– Nhưng mà sao hả ông?
– Số cậu ta… có vẻ sẽ đoản mệnh, tuổi thọ rất ngắn. Chỉ hi vọng đủ phúc đức để thắng được số phận!
Khi ông lão nói đến đây tôi cũng nghe được tiếng bước chân chạy trên nền lá khô. Chỉ một chốc lát đã thấy mấy người lính cứu hộ chạy đến. Nhìn thấy Lâm nằm trên lưng tôi họ có chút sửng sốt sau đó nhanh chóng đi tới đỡ anh ta nằm xuống một cái cáng nhỏ, kiểm tra sơ qua ban đầu về sự sống của Lâm rồi hỏi tôi đã tìm thấy Lâm ở đâu. Tôi vừa đi vừa nhanh chóng trình bày tất cả sự việc lại cho bên cứu hộ, đến khi ra bờ cát tôi nói lời cảm ơn ông lão lần nữa rồi mới theo những người lính cứu hộ đưa Lâm lên xuồng bay trở về cảng Tân Lập. Ông lão đứng ở bờ cát, đặt lên tay tôi một túi thuốc lá dặn tôi nếu cần thiết thì đun nước lá lên cho Lâm uống, đều là những thảo dược bổ máu, đến khi xuồng bay rời đi ông lão mới lặng lẽ quay về cánh rừng.
Trên xuồng bay, người bộ đội nói với tôi ông lão này trước kia sống trên đảo hành nghề y bốc thuốc cho dân. Nhưng sau đó con gái ông lão chết, vợ ông lão suy sụp nên ông đã đưa bà sang cánh rừng này sống cùng hai hộ dân ở đây để sống, ở ẩn đã mười mấy năm nay. Khi mấy người lính cứu hộ cùng bên biên phòng vào cánh rừng tìm Lâm, gặp vợ ông lão mới biết ông lão chạy về nhà đun thuốc để cứu người nằm trong hang. Dựa vào manh mối đó họ mới tìm được đến gần hang nhanh như vậy.
Xuồng bay chở chúng tôi về thẳng phân viện ở đảo. Do huyện điều động nên trong phân viện có thêm ba bác sĩ rất giỏi ở huyện được đưa ra ngay trong buổi sáng hôm ấy, đã chờ đợi sẵn sàng nên khi Lâm được đưa về ngay lập tức được đưa đến phòng cấp cứu. Tôi ngồi bên ngoài một lúc cũng thấy mụ dì ghẻ, ông Quang, Nguyệt và thầy Khoa cũng đến. Mụ dì ghẻ mắt đã sưng húp, túm lấy cánh cửa phòng cấp cứu định lao vào nhưng đã bị phía công an ngăn cản. Mụ ta thấy vậy liền lao về tôi gào lên:
– Thằng Lâm sao rồi, tình hình nó thế nào?
Tôi không muốn đáp lời mụ ta, nhưng vẫn phải đáp:
– Có lẽ sẽ không sao đâu ạ, mẹ yên tâm.
– Yên tâm cái gì chứ? Cô nói tôi yên tâm mà được à? Tôi nhìn thấy nó bị thương khắp người, cô bảo tôi yên tâm là yên tâm thế nào? Nếu không phải vì cô bắt nó về cái nơi khỉ ho cò gáy này nó đã không xảy ra chuyện. Tự dưng gặp cướp bóc, tự dưng bị đâm, cô nói nghe nhẹ nhàng đến thế sao? Nó mà có mệnh hệ gì tôi nhất định sẽ không tha cho cô. Không phải vì cô, nó đã không gặp nguy hiểm thế này.
– Chẳng phải anh ấy vẫn đang cấp cứu đó sao, mẹ ở ngoài này làm loạn lên giải quyết được vấn đề gì, giờ đợi anh ấy tỉnh lại rồi mẹ muốn thế nào cũng được.
Mụ ta nghe đến đây liền xông vào tôi, mắt đỏ long sòng sọc gầm lên:
– Tôi nói cho cô biết nếu thằng Lâm có mệnh hệ gì tôi sẽ gi.ết cô, sẽ gi.ết cô, nói cho cô biết tôi tôi sẽ g.iết cô!!! Tao sẽ gi.ết mày

Yêu thích: 5 / 5 từ (1 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN