Sao Sáng Chờ Anh Về - Phần 19
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
47


Sao Sáng Chờ Anh Về


Phần 19


Mặc cho mụ dì ghẻ nổi cơn điên, tôi không buồn tranh cãi, chỉ dựa lưng vào tường chờ đợi. Rất lâu sau cánh cửa phòng cấp cứu mở ra, một người y tá ra thông báo:
– Bệnh nhân đã tỉnh lại rồi, toàn bộ vết thương đã được xử lý, cũng đã được truyền máu không còn nguy hiểm nữa. Người nhà có thể vào thăm.
Tôi nghe xong liền đi vào nhưng mụ dì ghẻ đã kéo Nguyệt vào trước đẩy tôi về phía sau. Trên chiếc giường trắng xoá, Lâm đã tỉnh lại, sắc mặt vẫn nhợt nhạt nhưng môi đã dần ửng hồng. Tôi tưởng mình đứng phía sau anh ta sẽ không nhìn thấy, không ngờ anh ta đưa mắt về phía tôi mệt nhọc khẽ gọi:
– Diệp Anh, lại đây.
Mụ dì ghẻ trợn tròn mắt vừa ấm ức vừa giận nói với Lâm:
– Mẹ đây, mẹ đây con.
Thế nhưng anh ta vươn tay về phía tay tôi, kéo tôi sát lại gần, vén mái tóc tôi lên nhìn gương mặt suốt một ngày đêm không ngủ của tôi, lại nhìn lền cánh tay đầy những vết gai đâm ánh mắt tràn ngập sự xót xa và dằn vặt. Anh ta cất giọng khàn đục hỏi tôi:
– Em có bị… thương chỗ nào không? Có đau chỗ nào không?
Tim tôi khẽ nhói lên, bị thương nặng đến thế này mà khi tỉnh lại vẫn hỏi tôi có sao không, tôi cúi đầu đáp lại:
– Em không sao, chỉ có anh là bị thương nặng thôi.
Mụ dì ghẻ thấy vậy liền lớn giọng nói:
– Con bị thương thành ra thế kia rồi không tự lo cho sức khoẻ của mình còn lo cho ai. Con biết cả đêm qua mẹ đã sợ thế nào không, sáng nay đến nơi đã lo lắng và hoảng sợ thế nào không? Con không có gì muốn nói với mẹ à? Mẹ lặn lội suốt đêm ròng chờ con, khó khăn lắm vượt qua được nỗi sợ hãi, nếu con có mệnh hệ gì mẹ phải sống làm sao? Tỉnh dậy đã Diệp Anh, Diệp Anh, nó là vợ con thật đấy nhưng con bị thế chỉ có mẹ đau lòng, nó thậm chí còn chẳng rơi nổi giọt nước mắt nào mà mở mắt ra con đã tìm nó.
Nếu là bình thường có lẽ Lâm sẽ cãi lại lời mẹ, nhưng nhìn thấy đôi mắt sưng húp của mụ dì ghẻ, lại nhìn thấy vẻ phờ phạc mệt mỏi của mẹ mình anh ta có lẽ cũng áy náy, cũng thương mụ ta nên chỉ thở từng tiếng nói:
– Được rồi mẹ, con không sao cả, mẹ xem con khoẻ thế này cơ mà. Diệp Anh không khóc nhưng con nghe nói cô ấy đã cõng con từ bên rừng về, khóc lóc không giải quyết được vấn đề gì cả, cũng không thể hiện được việc đau lòng ít hay nhiều. Cô ấy cũng bị thương, mẹ nên bình tĩnh chút đừng làm ầm ỹ lên nữa.
Trải qua một lần sinh tử thế này, mụ dì ghẻ cũng hiểu việc Lâm tỉnh lại, còn sống sót mới quan trọng nhất. Thế nên mụ ta cũng không muốn căng thẳng quá, có tức tôi chết đi được cũng chỉ nín nhịn hít một hơi bảo:
– Mẹ đang liên hệ với bệnh viện Vinmec, đêm nay sẽ đưa con về đó để nằm.
Người y tá đang kiểm tra dây truyền nước thấy vậy thì nói:
– Bệnh nhân mới tỉnh lại nên nằm một chỗ để phục hồi vết thương. Vết thương này cũng không quá nặng, chỉ là do mất máu nên cơ thể mới suy kiệt đã được truyền máu, nằm khoảng năm bảy ngày sẽ khoẻ lại thôi ạ, nếu di chuyển nhiều bệnh nhân chỉ càng dễ gặp nguy hiểm hơn thôi. Chúng tôi vẫn khuyên người nhà để bệnh nhân nằm ở đây, chúng tôi sẽ dốc sức chăm sóc bệnh nhân.
Mụ dì ghẻ nghe xong không kìm được rít lên:
– Nằm ở đây? Nằm ở cái nơi khỉ ho cò gáy này sao? Không được, ở đây cái gì cũng thiếu thốn, cô vào làm thủ tục đi, tôi chuyển viện cho con trai tôi, tôi không thể để nó nằm nơi quái quỷ này một ngày nào nữa hết.
Cô y tá hơi cau mày, nhưng Lâm đã phản bác lại:
– Mẹ, nằm ở đây cũng được, bác sĩ huyện người ta được điều ra, cũng có đầy đủ trang thiết bị cần thiết, người ta nói nằm được là nằm được không nhất thiết phải về Hà Nội.
– Cũng được là cũng được thế nào? Ở đây nhìn cái gì cũng cũ kỹ, cái gì cũng chẳng ra hồn gì. Huống hồ ở đây tốt xấu lẫn lộn con xem về đây chưa gì đã gặp kẻ xấu rồi, mẹ làm sao yên tâm để con ở đây? Về Vinmec nằm, mẹ liên hệ với bạn mẹ rồi.
– Ở đâu mà chẳng có người tốt kẻ xấu, ở đây không khí trong lành rất phù hợp để dưỡng thương. Mẹ và bố không hợp với điều kiện ở đây cứ về trước đi, bao giờ khoẻ lại con sẽ cũng Diệp Anh về sau.
Mụ dì ghẻ cũng lo lắng cho Lâm cũng là điều tất nhiên, nhưng bởi Lâm quá kiên quyết ở đây lại thêm ông Quang nói với mụ ta nên nghe lời của nhân viên y tế, công an cũng khẳng định với mụ ta đám người xấu đã bị bắt hết, an ninh cũng được thắt chặt cuối cùng mụ ta cũng đành hậm hực để Lâm ở lại đây. Lúc này tôi mới để ý đến Nguyệt đang đứng cạnh mụ dì ghẻ. Suốt từ buổi sáng đến giờ chị ta liên tục khóc, khi thấy Lâm nằm trên giường bệnh mắt chị ta vẫn đỏ hoe. Tôi cảm nhận được tình cảm của chị ta dành cho Lâm rất chân thật, cũng rất bi luỵ. Đến khi tôi ra ngoài mua cho Lâm một phích nước nóng chị ta cũng đi theo tôi, đi một đoạn đột nhiên ngồi sụp xuống đất ôm lấy mặt khóc nức nở như mưa. Tôi đứng trên mặt đất nhìn chị ta, chị ta vừa khóc nức nở vừa nói:
– Diệp Anh! Tôi biết cô rất khinh tôi, cũng rất coi thường tôi sau ngần ấy chuyện xảy ra. Nhưng cô nói xem, nếu như hôm nay Lâm không còn trên cõi đời này, thì cả tôi và cô sẽ thế nào?
Tôi lẳng lặng siết lấy phích nước không đáp. Ban nãy tôi được biết gã xăm trổ vẫn trong tình trạng nguy kịch nhưng gã đàn em đã tỉnh và tiến hành lấy lời khai. Hắn ta khai hắn ta ban đầu chỉ định cùng gã xăm trổ bắt cóc vài đứa bé mang qua biên giới bán. Cho đến buổi trưa mụ Lan từ mộ về gặp tôi đã nảy sinh ý định bắt cóc và tống tiền tôi với Lâm. Chuyện này không nằm trong kế hoạch ban đầu, cũng không liên quan đến Nguyệt. Nhưng sự việc gã xăm trổ và gã đàn ông bị ung thư định c.ưỡng h.iếp tôi để làm nhục chắc chắn có sự nhúng tay của chị ta. Nguyệt khóc một lúc rất lâu mới loạng choạng đứng dậy khản đặc thừa nhận:
– Chuyện lần này không liên quan đến tôi nhưng tôi thừa nhận chuyện ban đầu tôi thuê hắn ta định làm nh/ục cô là có liên quan đến tôi. Cô muốn ghi âm hay muốn tôi trả giá tôi đều sẽ chấp nhận. Lúc đó tôi cứ nghĩ rằng làm như vậy anh Lâm sẽ không còn thích cô, cho tới hôm nay tôi mới hiểu ra rằng, yêu một người không phải bất chấp để được ở bên người đó, dùng cách nào cũng không thể có được trái tim của người ấy. Nếu như hôm nay anh Lâm thực sự xảy ra chuyện, tôi cũng không biết mình phải tiếp tục tồn tại thế nào. Suốt từ đêm qua nghe tin đến giờ phút này tôi cũng nhận ra đời này… đau đớn nhất không phải phản bội hay chia ly, đau đớn nhất là âm dương cách biệt. Người đã không còn, tất cả cũng chẳng có ý nghĩa gì nữa.
Tôi nhìn chị ta cười nhạt:
– Tôi không ghi âm nhưng cũng không cao thượng để tha thứ cho chị. Sự việc thế nào để bên công an điều tra, kết luận thế nào tôi chấp nhận như thế. Còn chị đối với Lâm thế nào tôi không quan tâm, chỉ muốn nói tốt nhất chị đừng làm mấy trò bẩn thỉu thêm lần nào nữa. Quá đủ rồi!
Nguyệt không nói gì, chỉ gật đầu, đôi mắt cũng đỏ ngầu vì khóc quá nhiều, thậm chí mệt mỏi đến độ không muốn giải thích với tôi chuyện gì chỉ để nước mắt rơi. Tôi biết hiện giờ gã xăm trổ đang nguy kịch, với vết thương hiện tại của hắn ta rất có thể không qua khỏi đêm nay. Nếu hắn ta chết, Nguyệt đương nhiên vô tội, nhưng tôi có cảm giác giờ chị ta cũng chẳng còn quan trọng bất cứ việc gì, trong lòng chỉ run rẩy hoảng sợ khi nghĩ Lâm sẽ chết. Tôi nhớ đến lời Lâm đã từng nói, trên đời này có những lỗi lầm có thể tha thứ, nhưng có những lỗi lầm cũng không thể tha thứ được. Điển hình như những việc làm của Nguyệt, nếu cố gắng tìm lý do thì tôi vẫn có thể chấp nhận không truy cứu đến cùng tự để pháp luật định tội, nhưng riêng chuyện của mụ dì ghẻ, cả đời này tôi chẳng tha thứ nổi.
Đêm ấy Nguyệt và thầy Khoa về trước, mụ dì ghẻ và ông Quang ở lại một đêm chăm Lâm. Tôi bị thương không nặng, nhưng vẫn được đưa về một phòng bệnh để chăm sóc cũng tiện để lấy lời khai. Có lẽ bởi quá mệt mỏi nên đêm đó tôi đã ngủ một giấc rất ngon đến sáng hôm sau tỉnh dậy tôi cũng nghe tin gã xăm trổ bị thương quá nặng, nửa đêm hộc máu mồm chết ngay trên giường bệnh. Trong số bốn người đã chết, chỉ còn gã đàn em vẫn sống, cũng đã qua cơn nguy kịch vẫn 24/24 bị công an canh giữ, mụ Lan cũng chẳng kịp qua biên giới đã ch.ết không toàn thây. Ác giả ác báo, tôi cũng chẳng thương xót nổi sau những việc mụ ta đã làm chỉ là lòng vẫn thấy bất công bởi mụ dì ghẻ vẫn sống trơ trơ. Sau ngần ấy việc ác độc đến bao giờ mụ ta mới đền tội đây? Ngày mụ ta phải đền tội, có lẽ cũng là ngày tôi và Lâm cắt phăng toàn bộ mối quan hệ của chúng tôi, vĩnh viễn không thể nhìn mặt, vĩnh viễn không thể quay lại.
Buổi trưa mụ dì ghẻ và ông Quang cũng chuẩn bị để quay về Hà Nội. Lâm đã khoẻ lại, cũng có thể tự ăn uống, y bác sĩ ở phân viện cũng chăm sóc cho anh ta rất tốt. Anh cũng đồng ý với tôi chuyện để cảnh sát xử lý vụ án coi như cho Nguyệt một cơ hội sửa sai. Suốt mấy đêm ở đây mụ dì ghẻ đã xuống sức một cách trầm trọng, lại vừa ốm dậy nên tình trạng cũng không ổn cuối cùng dù không muốn cũng đành phải nghe lời Lâm trở về Hà Nội. Trước khi ra khỏi phân viện mụ dì ghẻ cũng gọi tôi ra giáo huấn một bài tuy không chửi bới xúc phạm nặng nề nhưng lời nói vẫn rất cực kỳ khó chịu không quên dặn tôi chăm sóc Lâm cho cẩn thận nếu còn để cho con trai cưng của mụ ta xảy ra chuyện gì thì sẽ không xong với mụ ta. Tôi ậm ừ coi như chó sủa quanh tai cho xong. Lúc tôi trở lại phòng y tá đang thay bình truyền nước cho Lâm, sắc mặt cô y tá vừa ửng đỏ vừa ngượng ngùng nói:
– Cả đảo ai ai cũng ngưỡng mộ anh không riêng gì em. Anh Lâm… có thể cho em số điện thoại được không, nếu sau này về đất liền, em có thể liên lạc với anh không ạ?
Suốt từ sáng đám y tá trẻ lượn đi lượn lại qua đây suốt, giờ còn xin số điện thoại nữa. Thế nhưng đối diện với ánh mắt mong chờ của cô y tá Lâm thẳng thắn đáp lại:
– Tôi có vợ rồi, cũng không có nhu cầu giao lưu kết bạn thêm. Cô còn trẻ mà đã cống hiến cho đảo mới đáng để ngưỡng mộ, còn việc liên lạc với tôi thì bỏ đi, không cần mà cũng không nên như vậy.
Ánh mắt cô y tá sượt qua một tia thất vọng, đến khi thay xong bình truyền nước cũng lặng lẽ rời đi. Đợi cô ta đi khuất tôi mới ôm mấy bộ quần áo vào. Trong tủ đầu giường rất nhiều quà của mọi người mang lên thăm Lâm, còn có cả một giỏ quà của cô gái xinh đẹp nhất trường tiểu học mang lên với lý do thay mặt học sinh cảm ơn Lâm. Tôi nhìn Lâm, thầm nghĩ đàn bà ở đảo này mê mệt anh ta hết rồi, tuy cũng đã quen với việc rất nhiều cô gái thích anh ta nhưng không hiểu sao hôm nay lòng bỗng thấy rấm rứt khó chịu. Lâm không để ý, chỉ vươn tay lấy trong cạp lồng đổ ra bát một chiếc đùi gà hầm lá ngải giục tôi ăn. Tôi có chút cáu giận đáp lại:
– Không ăn, anh ăn đi, người ta mang cho anh em ăn làm gì?
– Mang cho tôi gì chứ cái này là mang cho cả hai, phần tôi tôi ăn rồi đây là phần em.
– Thôi khỏi, thầy không ăn thì nhờ cô y tá mang xuống bếp bảo quản, tối hâm lại mà ăn, em ăn cơm bếp là được rồi.
Thấy tôi thay đổi cách xưng hô, anh ta nhìn tôi nhíu mày hỏi:
– Sao vậy?
– Chẳng sao cả, không thích ăn thôi. Đồ của các thiếu nữ xinh đẹp mang đến tặng thầy giáo Lâm, ai mà dám đụng đến.
Lần này anh ta bật cười, kéo tôi ngồi xuống gõ lên trán tôi mắng:
– Đây là gà của mẹ bé Nhi hầm mang đến cảm ơn cả hai vợ chồng. Em nói xem có thể không nhận sao? Vả lại tôi cũng chưa làm gì sai với em, tự dưng giận cá chém thớt là sao? Ăn đi!
Tôi nghĩ anh ta nói cũng đúng, người ta thích Lâm tôi sao mà quản được, vả lại sao tự dưng tôi lại phải để ý chuyện đó nhỉ? Từ bao giờ tôi lại nhỏ nhen như vậy, tôi quên mất mẹ con anh ta là kẻ thù của mình rồi sao. Nghĩ vậy tôi cũng ngồi xuống múc chiếc đùi gà ra, thay vì bực tức vô cớ ăn vào bụng thì ấm no hơn. Lâm nói anh ta ăn rồi đây là phần của tôi nên tôi cũng không để ý. Thế nhưng tôi lại không hề biết anh ta quả thực ăn nhưng chỉ nhặt phần xương xẩu để ăn, nguyên một má đùi lớn để dành cho tôi trong cạp lồng riêng.
Ăn xong tôi dọn dẹp qua rồi mới nằm xuống giường. Không rõ ai đã ghép hai chiếc giường đơn thành một, Lâm nằm bên ngoài tiện truyền nước còn tôi nằm bên trong. Anh ta kéo đầu tôi nằm lên cánh tay mình, cũng đã mấy ngày rồi tôi mới có cảm giác thân thuộc đến thế này. Biết là không nên cũng không thể dựa dẫm cảm xúc vào Lâm, nhưng rõ ràng khi nằm trong vòng tay anh ta, tôi thực sự nhận ra mình đã dần bị cảm giác thân mật này khống chế. Mấy ngón tay Lâm vô thức vuốt những sợi tóc trên má tôi, cử chỉ dịu dàng như thể tôi đã từng nhìn thấy ở đâu. Trải qua một lần sinh tử cùng nhau, tôi cũng có cảm giác tình cảm của tôi và Lâm đã tăng thêm một bậc. Lâm không nhắc gì đến chuyện trong rừng chỉ yên lặng ôm tôi. Đến khi cô y tá vào rút kim truyền ra, Lâm cũng xoay người lại dùng hai cánh tay vững chãi vòng qua người tôi, chẳng hề ngại ngần ánh mắt thất vọng của mấy cô y tá trên phân viện siết chặt lấy tôi. Môi anh ta chạm lên trán tôi, cánh tay không buông giống như sợ nếu buông ra tôi sẽ biến mất.
Lồng ngực tôi phập phồng đau nhói, rất muốn hỏi anh ta đối với tôi là thế nào? Là thương hại, là thương, là thích, hay là yêu? Thực lòng tôi rất muốn biết kết quả, nhưng lại sợ nghe được câu trả lời, nếu cao hơn cả thích là yêu thì quả thực sẽ đau đớn và khổ sở biết bao nhiêu. Anh ta là con của kẻ thù, tôi trả thù mẹ anh ta cũng sẽ trở thành kẻ thù của anh ta. Giữa kẻ thù với kẻ thù nảy sinh tình cảm yêu đương là một điều tội lỗi và tàn nhẫn! Thế nhưng cớ sao, mỗi giây mỗi phút ở cạnh anh ta tôi lại thấy trái tim mình khắc khoải như vậy. Càng khắc khoải càng giày vò, tôi có thể không hận Lâm, nhưng còn mẹ anh ta, còn mối hận của gia đình tôi làm sao có thể quên đi đây? Không thể quên, chỉ có thể mặc cho tâm can giằng xé mà thôi!
Lâm nằm viện đến mùng 6 Tết mới được về. Ban đầu tôi tưởng sau khi ra viện sẽ cùng nhau về Hà Nội. Thế nhưng anh ta nói với tôi đã xin nghỉ phép vậy nên sẽ ở đây đến rằm mới về. Phân viện cách nhà tôi gần ba cây số, chân Lâm chưa khỏi hẳn mà tôi không muốn đi xe túc túc nên tôi mượn xe đạp của chú bác sĩ trưởng của phân viện chở Lâm về.
Lúc trước Lâm có thể chở tôi suốt một vòng quanh đảo, tính ra cũng phải ngót nghét mười mấy cây số, vậy mà chở anh ta có ba cây số tôi cũng thấy khó nhọc vô cùng. Qua nhà tôi phải đi qua mấy cánh đồng lúa, còn phải qua con sông lớn nhất làng. Mùa xuân, lúa mạ tốt tươi một màu xanh mơn mởn, gió xuân thổi vi vu qua cánh đồng, mấy ngôi nhà thấp thoáng sau những rặng tre sân vườn cũng ngập tràn những sắc hoa rực rỡ. Con sông nước trong vắt, bốn bề xanh thẳm, thi thoảng gợn lên chút sóng vỗ vào bờ. Tôi hít một hơi mùi hương cỏ đồng nội, cảm giác thân thương khác hẳn với mùi thuốc sát trùng trong phòng viện. Gọi là về quê ăn Tết nhưng có lẽ giờ phút này mới thực sự là những ngày nghỉ Tết của tôi. Tôi còng lưng xuống, ra sức đạp xe, nhưng có lẽ bởi mấy ngày liên tiếp tôi chạy quanh rừng rậm, tuy đã nghỉ ngơi nhưng vẫn chưa lại sức lại còn phải chở một gã to lớn phía sau nên đạp được khoảng gần hai cây số tôi cũng mệt phờ người không thở nổi. Lâm từ nãy giờ vẫn im lặng đến khi thấy tôi không đạp nổi nữa anh ta mới nói:
– Dừng ở đây nghỉ một lúc, lát nữa tôi và em đi bộ về.
Ban nãy là tôi nhất quyết muốn đi xe đạp về, còn to mồm nói không cần nhờ đến xe túc túc tôi vẫn có thể chở Lâm về được. Thế nên khi anh ta nói như vậy tôi cũng xấu hổ lí nhí đáp lại:
– Nghỉ một lúc là em có thể chở anh về rồi. Chân anh đau sao có thể đi bộ được chứ?
Lâm không nói gì chỉ khẽ cười kéo tôi ngồi xuống thảm cỏ bên vệ đường. Mặt trời hồng mọc sau dãy núi, từ chân trời xa xa xuất hiện một màu vàng cam nhạt, ánh mặt trời xuyên qua lớp sương mù mỏng chiếu xuống gương mặt Lâm. Tôi khẽ quay lại nhìn, bỗng cảm thấy giống như một nguồn hào quang được toả ra từ Lâm. Gương mặt tuấn tú, đẹp đến kinh diễm, nét lương thiện, điềm đạm, ôn nhu của Lâm dường như chính là cốt cách của anh ta, không phải do thời gian mài rũa mà thành. Tôi vô thức nhìn xuống cổ tay Lâm, anh ta vẫn đeo chiếc vòng vỏ ốc tôi đã xâu cho anh ta, nhưng chiếc vòng dù lớn thế nào cũng không che hết đi được những vết sẹo trên đó.
– Nghĩ gì mà nhìn tay tôi chăm chú thế?
Tôi đưa tay kéo cổ tay Lâm lên, dưới ánh mặt trời chiếc vòng tay càng trở nên lấp lánh, tôi cười cười đáp lại anh ta:
– Nhìn chiếc vòng này ạ, chiếc vòng tay này cũng bền phết nhỉ, trải qua bao nhiêu chuyện như vậy vẫn sứt mẻ chút nào.
– Ừ. Rất bền.
– Ban đầu lúc em làm chiếc vòng này em nghĩ anh sẽ không thèm đeo, không ngờ lại chưa thấy rời tay anh chút nào. Đến bây giờ vẫn cứ nghĩ những thứ rẻ tiền anh sẽ chê và không thích, có lẽ vì nể mặt em nên mới không tháo ra có phải không?
– Ai bảo em tôi không thích?
Tôi kinh ngạc ngước lên, Lâm cũng đưa tay cao, bàn tay chai sạn che ánh mặt trời chiếu vào gương mặt tôi, anh ta nhìn chiếc vòng cười nói tiếp:
– Không phải thích, mà là rất thích. Một món đồ tự tay em làm cho tôi, sao có thể không thích chứ?
– Thật không ạ?
– Tôi đã nói dối em chuyện gì chưa?
Lòng tôi bỗng dâng lên sự mất mát lạ kỳ, nghĩ đến việc Lâm thích chiếc vòng này, còn trân trọng giữ gìn nó không chút sứt mẻ nào dù trải qua bao chuyện hiểm nguy tôi cũng lén lút thở dài một tiếng. Chỉ là một chiếc vòng tôi tuỳ tiện làm, vậy mà anh ta lại trân trọng đến thế!!!
Ngồi ngắm bình minh một lúc, tôi và Lâm cũng lên xe đạp để về nhà. Về đến nhà tôi thắp cho mẹ nén hương cho nhà ấm cúng rồi xuống bếp nấu cơm. Bữa cơm đơn giản, không có nhiều thời gian nên tôi và Lâm chỉ ăn qua loa rồi lên giường ngủ, suốt mấy đêm ở viện ngủ không ngon giấc, về đến nhà dù căn nhà cũ kỹ, sơ sài nhưng buồng ngủ ấm cúng, giường chiếu sạch sẽ rộng rãi vẫn cảm thấy đây mới là thiên đường. Sau khi ngủ một giấc dài trời cũng đã xế chiều. Sợ tối trời lạnh nên tôi và Lâm cũng đun nước để tắm gội sạch sẽ. Trưa nay ăn uống đã qua loa, Lâm dù sao cũng mất khá nhiều máu sau vụ bắt cóc kia, thế nên chiều dặn Lâm ở nhà để tôi đạp xe ra chợ mua một đôi chim câu về hầm cho anh ta ăn. Mặc dù anh ta nói không cần, còn nói những vết thương cỏn con này không vấn đề gì nhưng thấy tôi nhất quyết đi mua anh ta lại cũng không thể đi theo làm gánh nặng cho tôi cũng chỉ đành nghe theo lời tôi.
Tôi lấy xe đạp phóng ra chợ còn Lâm ở nhà. Chợ xuân vẫn tấp nập người mua bán, tôi chạy vào mua một đôi chim câu béo múp, sau đó mua thêm ít thuốc bắc, lá ngải và ít thức ăn rồi mới nhét vào rọ xe phóng về nhà. Chỉ có điều xe đạp đi được chưa được một phần tư quãng đường đột nhiên nổ lốp, tôi nghe tiếng nổ bộp có chút giật mình bóp phanh kít lại. Theo quán tính, chiếc xe đạp lao thẳng về phía trước tôi cũng ngã uỵch xuống đất, đầu gối đập vào phiến đá đau điếng người. Tôi chống tay lên phiến đá, loạng choạng đứng dậy chưa biết phải làm thế nào để về đến nhà thì bỗng thấy phía sau lưng có người chạy đến đỡ tôi, giọng nói quen thuộc cũng cất lên:
– Diệp Anh, có sao không?
Nghe tiếng Khánh, tôi sửng sốt kinh ngạc đứng thẳng dậy rút tay về rồi hỏi:
– Sao anh lại ở đây?
Cánh tay đang đỡ tôi của Khánh khựng lại giữa không trung, nhưng anh cũng không bận tâm nhiều đến thái độ của tôi chỉ nhìn lên phần đầu gối của tôi đáp lại:
– Tết anh về thăm nhà một vài ngày, đến mùng tám sẽ đi. Xe đạp này thủng lốp rồi, lên xe anh đưa em về, xe đạp để đây lát anh mang đi sửa cho.
Tôi vốn định từ chối Khánh lại nói:
– Anh về một mình thôi không có ai cả. Em không thể vác xe đạp ba cây số về đến nhà được với cái chân đau thế kia đâu. Ở đảo này không cần phải đề phòng như vậy, nếu ngại Lâm nhìn thấy anh đưa em đến đầu ngõ thôi.
Trời đã xế chiều, xe đạp thủng lốp chắc chắn không đi nổi, tôi cũng không còn cách nào đành trèo lên con xe SH của Khánh. Trên xe Khánh hỏi tôi về việc vừa xảy ra, tôi không ngạc nhiên khi anh biết chuyện này nhưng cũng không muốn Khánh lo lắng nên chỉ kể qua loa. Khánh thấy vậy anh cũng chỉ im lặng nhưng ánh mắt lại ngập tràn sự buồn bã và đau xót. Về đến đầu ngõ nhà tôi Khánh cũng dừng xe lại, xe SH không phải quá cao so với người một mét bảy như tôi, nhưng bởi chân đau, ngồi một lúc tự dưng tê cứng nên lúc định bước xuống tôi suýt chút ngã. Khánh thấy vậy vội vã chống chân rồi lao xuống vòng tay qua eo tôi đỡ tôi xuống. Khi vừa đặt chân đến mặt đất tôi định bảo Khánh buông tay ra không ngờ vừa ngước mắt lên cũng thấy Lâm đứng ngay ở gốc cây xoan đào trước ngõ nhà tôi. Ánh nắng chiều lạnh nhạt chiếu qua mắt Lâm, ánh mắt ngập tràn một nỗi thất vọng. Tôi khẽ nhích người sang một bên vội vàng đẩy tay Khánh ra. Khánh buông tay tôi nhưng lại nhìn về phía Lâm, bốn mắt giao nhau không rời. Tôi nuốt một ngụm khí lạnh, đang định tiến về phía Lâm cũng thấy ánh mắt anh ta dời xuống cổ Khánh. Trên cổ Khánh đeo một sợi dây màu đỏ, mặt là một con ốc xà cừ được mài rũa hết sức tinh xảo và đẹp đẽ, xung quanh là mấy viên đá được mài tay thành hình sao biển mà không có bất cứ chiếc vòng nhân tạo nào có thể tạo ra được. Đây là chiếc vòng tôi tặng Khánh vào năm anh tốt nghiệp đại học. Để làm ra nó tôi mất nguyên một tháng trời, sự tinh xảo của nó khác hẳn với chiếc vòng làm qua loa trên tay Lâm. Chiếc vòng này Khánh đeo mấy năm, sau đó anh bị tai nạn nên đã cất đi, không hiểu sao giờ lại đeo lại. Tôi nhìn sắc mặt thất vọng nặng nề của Lâm bỗng cảm thấy có chút áy náy khó hiểu. Hai người đàn ông vẫn nhìn nhau không ai chịu hạ ánh mắt trước, cả hai đều hằn lên những tia phẫn nộ, một người phẫn nộ vì hận thù, còn một người phẫn nộ vì…tôi.
Tôi siết chặt lấy túi thức ăn chào Khánh rồi đi về phía Lâm. Cũng may anh ta vẫn còn cái gọi là phong độ của đàn ông ràng buộc, cũng không có ý định đánh nhau với Khánh chỉ lẳng lặng cầm mấy túi thức ăn nặng trĩu trong tay tôi quay về nhà. Về đến sân tôi cũng thấy nhà cửa được quét sạch sẽ từ bao giờ, chăn ga, quần áo tắm xong cũng được Lâm giặt và phơi, bên cạnh còn có một đôi găng tay cao su vẫn còn dính nước. Suốt đoạn đường vào bếp Lâm không nói gì, anh ta đặt thức ăn vào giá treo trên bếp rồi quay lại sân cất chổi vào một góc. Tôi nhìn chiếc vòng tay trên tay Lâm tim cũng nhói lên, cố gượng mãi tôi mới dặn ra được mấy chữ:
– Sao tự dưng lại ra ngõ chờ em? Tay còn đau sao không để em về giặt đồ cho.
Lâm xoay người lại lạnh nhạt không đáp, tôi thấy thái độ của anh ta vậy định xuống bếp nấu cơm để anh ta nguôi giận không ngờ vừa xoay người đi anh ta đã vươn tay túm lấy cổ tay tôi, mắt hằn lên mấy tia đỏ hỏi tôi:
– Em quên tôi nói với em thế nào à?
Tôi biết anh ta muốn nói gì nên mím môi giải thích:
– Em không quên nhưng tình huống bắt buộc em phải đi cùng anh ấy về. Xe đạp của em bị hỏng, giờ chẳng lẽ vác xe mấy cây số về đến nhà?
– Trên đảo này thiếu người để em nhờ hay sao?
– Không thiếu nhưng lúc ấy Khánh đến đúng lúc…
Còn chưa kịp nói hết câu tôi đã thấy Lâm bóp mạnh lấy cổ tay tôi, anh ta có chút mất bình tĩnh gằn lên:
– Vậy thì bất cứ lúc nào cậu ta đến đúng lúc em cũng có thể theo cậu ta, có thể ôm ấp thân mật đúng không? Rốt cuộc thì em coi tôi là gì, rốt cuộc thì từ đầu đến cuối em muốn gì ở tôi, rốt cuộc thì cuộc hôn nhân này với em có ý nghĩa gì?
Chưa bao giờ tôi thấy Lâm thế này, vẻ ôn nhu, điềm đạm hoàn toàn biến mất. Anh ta không uống rượu nhưng cảm giác đã say khướt. Tôi kéo tay anh ta ra đáp lại:
– Anh bình tĩnh chút đi, buông ra em đi nấu cơm.
Anh ta đột nhiên gầm lên:
– Thấy vợ mình ôm ấp người khác, em nói tôi bình tĩnh thế nào?
– Là anh ấy đỡ em xuống, em không hề chủ động ôm anh ấy. Em quản được anh ấy sao?
– Em không quản được cậu ta nhưng em có thể quản được mình. Nếu em không muốn cậu ta có thể cơ hội sao?
Lòng tôi nặng nề không thở nổi, cũng đau đớn kịch liệt, những lời nói khiến tôi vừa giận lại vừa thương, nước mắt chỉ chực rơi xuống. Tôi hít một hơi, mắt đã đỏ hoe đáp lại:
– Lâm, khi nào anh tỉnh táo chúng ta nói chuyện.
Lâm liếc nhìn chiếc vòng trên tay anh ta cười nhạt:
– Tôi đang rất tỉnh táo.
– Em không biết tự dưng anh nổi khùng nổi điên vì điều gì nhưng em vẫn nhắc lại, em không làm gì có lỗi với anh cả. Nếu anh cảm thấy chuyện hôm nay là quá giới hạn thì em xin lỗi, lần sau em sẽ không để chuyện đó xảy ra nữa.
– Còn lần sau nữa sao?
Tôi nhìn Lâm, đã hạ mình đến mức như vậy anh ta vẫn không muốn buông tha. Trong phút chốc nỗi uất ức như trào dâng, tôi hất tay anh ta cũng gào lên:
– Vậy anh muốn gì? Anh muốn thế nào hả? Xe đạp nổ lốp, em bị ngã, anh muốn em phải vác xe về đến nhà mới vừa lòng hay sao? Em sợ anh ở nhà đói nên mới vội như vậy, chân đau không bước xuống nổi Khánh mới đỡ em xuống không ngờ lại khiến anh nổi điên nổi khùng. Anh muốn em phải làm thế nào để đền tội thì nói rõ ra!
Lâm có chút bất động nhìn xuống đầu gối tôi, tuy rằng vết thương không sâu nhưng rỉ máu thấm qua chiếc quần vải. Lồng ngực Lâm phập phồng, khoé môi mấp máy, dường như tất cả những lời định nói ra cũng im bặt ngay khoảnh khắc ấy, cánh tay buông thõng xuống đất. Tôi không kìm được, nhìn đôi mắt đỏ ngầu của Lâm nước mắt cũng chợt rơi xuống. Đây là lần đầu tiên tôi khóc trước mặt Lâm, cũng là những giọt nước mắt chân thật nhất, khóc vì tủi thân và ấm ức, trái tim đã quặn thắt từng cơn. Khi thấy những giọt nước mắt trên gương mặt tôi, bàn tay Lâm cũng hơi run lên, tôi không muốn yếu đuối trước mặt anh ta nên cũng xoay người định rời đi. Thế nhưng ngay lập tức Lâm đã kéo tôi lại, cánh tay vững chãi ôm chặt tôi vào lòng, giọng nói cũng khàn đặc đi:
– Diệp Anh! Đừng khóc. Tôi xin lỗi. Xin lỗi em tôi sai rồi. Em đừng khóc được không?
Vốn dĩ nước mắt chỉ lặng lẽ rơi, vậy mà khi nghe Lâm hèn mọn nói những lời này tôi gần như không còn cố gắng được nữa oà lên khóc nức nở, nước mắt cũng rơi đầy xuống vai Lâm. Mùi hương xả vải quẩn quanh thoảng qua mũi, Lâm ôm tôi rất chặt, trái tim đau đớn đập từng nhịp, từng nhịp:
– Tôi không muốn nói những lời tổn thương em, nhưng nhìn thấy em thân mật với cậu ta tôi không biết phải làm thế nào cho đúng. Nói những lời khiến em đau lòng trái tim tôi cũng rất đau. Tôi thật sự không biết phải làm thế nào cho phải, thấy cậu ta… tôi không khống chế được sự tự ti về tình cảm của mình. Có lúc tôi tưởng như có được em rồi, có lúc lại thấy xa vời quá đỗi. Diệp Anh! Nếu được lựa chọn, tôi ước gì mình đừng gặp em…
Khi Lâm nói đến câu này tôi cũng sững sờ, lại nghe tiếng anh ta cất lên đầy đau đớn:
– Lẽ ra tôi nên sống như vậy cả đời, không dám bước tiếp, cũng không nên mở lòng ra với bất cứ ai. Dù em cho rằng tất cả những lỗi lầm mẹ tôi gây ra tôi không cần dằn vặt nhưng sự xấu hổ và nhục nhã ấy đến cuối đời tôi vẫn không hề thấy mình xứng đáng với bất cứ ai, có lấy ai cũng chỉ là để tồn tại một cuộc sống cho giống con người. Chỉ là gặp em rồi tôi đã không kiểm soát được trái tim và tình cảm của mình, cuối cùng tôi vẫn thương một người… tôi xin lỗi, xin lỗi vì đã nói ra những lời đốn mạt và khốn kiếp như vậy.
Tôi siết chặt lấy Lâm nước mắt ướt đẫm gương mặt. Không phải khóc vì những lời nói đầy tổn thương của Lâm khi nãy mà khóc cho hoàn cảnh, duyên phận nghiệt ngã của tôi và anh, khóc vì những lời nói hèn mọn này của anh khác với dáng vẻ tự tin thường ngày. Quãng đời này về sau cho tới khi biết thân phận của tôi có lẽ còn giày vò và đau khổ gấp cả trăm ngàn lần nữa. Tôi rất muốn nói với Lâm rằng anh không hề có lỗi gì, đừng tự dằn vặt bản thân như vậy, nhưng những lời nói ấy chẳng cần nói ra cũng quá đủ đớn đau rồi. Điều bất công nhất của anh là sinh ra bởi người đàn bà kia, lại là thứ không thể thay đổi được!
Lâm buông tôi ra nhìn gương mặt đẫm nước của tôi rồi lặng lẽ lau dùng ngón tay chai sạn lau nước mắt cho tôi. Giữa tiết trời giá lạnh đột cả tôi và anh đều không ai nói thêm gì rồi đột nhiên điên cuồng túm lấy nhau, đôi môi tìm lấy môi nhau h/ôn đến mãnh liệt. Trong tiếng gió vi vu thổi quanh sân vườn, có hai trái tim nó/ng bỏ/ng đập loạn nhịp trong ngực, môi l/ưỡi khuấy đảo quấn lấy nhau, trong giờ phút này cũng quên đi những thù hận và toan tính, cho phép mình được sống là chính mình dù chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi như pháo hoa đêm Ba mươi rồi sẽ lụi tàn.
Tôi không rõ Lâm đã bế tôi vào giường thế nào, chân anh đau hay chân tôi đau cũng chẳng còn cảm nhận được gì nữa. Trong chiếc buồng thơm mùi cỏ cây, Lâm h/ôn tôi không dứt, trầm luân dây dưa, nụ hôn nhất mực dịu dàng, xen lẫn cả chút khổ đau không thể nói thành lời. Gió xuân mỗi lúc một lớn, thổi qua khe hở bên cửa sổ, lay động cả những tán cây xào xạc.
Lâm hôn đến khi tôi hưng phấn vẫn chưa dừng lại, giống như tiếc nuối nụ hôn lại giống như quyến luyến không muốn buông. Tôi siết lấy eo anh, nhìn thật kỹ gương mặt anh tuấn đến xuất chúng, chậm rãi khắc ghi vào đầu. Anh vẫn miệt mài hôn, sau đó rất lâu mới nhả nụ hôn, miết một đường từ môi xuống bầu ng/ực ngậm chặt lấy, ngón khiêu khích chạm đến hoa huyệt bên dưới, thở gấp gáp. Tôi ôm chặt lấy Lâm, r/ên r/ỉ một tiếng mị hoặc, nơi thân dưới bắt đầu trở nên ẩm ướt trơn nhẵn, một lúc sau anh cũng quỳ xuống hai chân tôi hôn lên. Mặc dù tôi đã tắm rửa rất sạch sẽ, nhưng thứ thân mật quá mức này vẫn khiến tôi có chút ngượng ngùng định đẩy Lâm ra. Có điều anh không hề dừng lại, hai tay giữ chặt lấy hai tay tôi, đầu lưỡi khuấy đảo đến tê liệt. Khoái cảm như làn bão tố trào dâng, tôi điên cuồng r/ên r/ỉ, đến khi không còn chịu đựng nổi cũng thấy Lâm nhướn người ấn vật thể căng cứng vào cơ thể tôi, lấp đầy khoảng trống hoang hoải của tôi. Cho tới khi chạm tới đỉnh cao hoan lạ/c, tay nắm chặt tay tôi cũng thấy một giọt nước mắt lăn xuống từ khoé mi xuống gối tạo lên một âm thanh tuyệt tình và đau đớn!
Lâm! Không trách ông trời cho tôi gặp anh, chỉ trách ông trời bất công, trách duyên phận nghiệt ngã! Đời này có duyên không phận!

Yêu thích: 5 / 5 từ (1 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN