Tắt đèn kể chuyện ma - Chương 13: La Phong Sơn Đích Trầm Một [1]
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
124


Tắt đèn kể chuyện ma


Chương 13: La Phong Sơn Đích Trầm Một [1]


[1] Sự biến mất của núi La Phong.

Nói ra cũng lạ, dù thế nào thì âm phủ vẫn là nơi mà mỗi người chúng ta đềuphải đi mà hơn nữa thường chỉ được đi có một lần. Nếu xét về lý đó, nóchẳng cần phải dựa vào quảng cáo để thu hút khách như những khu du lịch. Nhưng các vị hòa thượng hoặc đạo sĩ lại không nghĩ như vậy, họ cho rằng không những phải tạo ra một vài cửa sổ tuyên truyền cho Diêm phủ ở chốn dương gian, mà thậm chí còn phải làm sao cho nha môn của âm ti cũngđược chuyển lên mặt đất. Thái Sơn tất yếu trở thành một căn cứ địa lýtưởng, dưới núi có sông Nại, trên núi có hẻm ma, có đỉnh Vọng hương, tên đã được đặt sẵn, xem chừng chỉ đợi Đông Nhạc Đại đế đến đảm nhiệm vịtrí Thiên tử Diêm phủ, làm lễ tại điện Thiên Huống. Đáng tiếc thay, chếđộ triều đình cai quản khiến thân phận chính đáng của Thái Sơn lập tứcđược liệt vào hàng ngũ các nơi cúng tế của triều đình. Tuy rằng từ kinhthành cho đến khắp huyện Phủ Châu, tất cả các ngôi miếu Đông Nhạc (còngọi là hoàng cung Đông Nhạc) đã ngập tràn quỷ khí, nhưng ngọn Thái SơnNgọc Tống vẫn là đại bản doanh của Đạo giáo chính thống, ngôi vị tếtrời, tế đất không thể bị thay đổi. Từ Đại Miếu dưới núi cho đến NamThiên Môn Đình Ngọc hoàng nơi đỉnh núi, tinh khí của bậc thiên tiênvương đế trên khắp những con đường khiến Diêm Phán quan phải kính nể, sợ hãi tới mức không dám ngẩng đầu lên, kết quả nha môn âm ti chỉ có thểxây dưới chân núi Thái Sơn. Không ngờ, chỉ nhãn mác ngàn năm của TháiSơn Phù Quân (chỉ thần núi Thái Sơn – cái tên do Đạo gia đặt) đã khiếnđỉnh Thái Sơn về mặt địa lý cũng mãi không thể trở thành kinh đô của maquỷ, còn Phong Đô ở Tứ Xuyên lại vô tình trở thành “Quỷ thành” – thànhphố của ma quỷ.

(酆) Phong Đô tức (丰) Phong Đô – Tứ Xuyên ngàynay, cái tên (丰) Phong Đô do Thủ tướng Chu n Lai đề nghị đổi từ (酆)Phong Đô sang (丰) Phong Đô năm 1958 nhưng nó thực chất vẫn là cái têncũ. Trước đời nhà Nguyên, tên chính thức của nơi này vẫn là Phong Đô.Cho đến năm Hồng Vũ đời Minh, có lẽ do cảm thấy sự bội thu của nông giakhông có lợi trong việc trị quốc an dân bằng việc tạo thần gây quỷ mớiđổi tên thành (酆) Phong Đô. Hơn năm mươi năm trước, cái tên này được đổi lại, âu cũng coi như đã thoát nạn quy chính, nhưng sẽ chẳng có kẻ nàovì một thứ gì đó mà sửa tên của cả một vùng đất.

Núi Bình Đôhuyện Phong Đô là một trong bảy mươi hai vùng đất của Đạo Thu, vốn đượccoi là vùng đất của thần tiên, sau này trở thành Phong Đô thành quỷ,nghe nói có hai lý do. Một là, Đạo giáo có ngọn núi quỷ thần La Phong,còn có tên khác là Phong Đô. Lý do thứ hai xuất phát từ một sự hiểmnhầm, núi Bình Đô của huyện Phong Đô từng xuất hiện hai vị tiên m vàVương, hai cái tên “m Quân” và “m Vương” khiến người ta không khỏi hoàinghi nơi này chính là nơi “hành tại” của thiên tử Diêm La. Trong Ngôthuyền lực, quyển hạ của Phạm Thành Đại, thời Nam Tống có ghi: cáchhuyện Phong Đô chừng ba dặm có núi Bình Đô. Tương truyền Tiền Hán VươngPhương Bình và Hậu Hán m Trường Sinh đều quy tiên đắc đạo ở đó. Có lòluyện đơn m Quân và đền thờ Lưỡng Quân vẫn còn đến ngày nay. Phía sauông còn nhắc tới, Đạo giáo gọi địa ngục, âm phủ là cung Phong Đô. Các vị đạo sĩ hỏi: “Cung Phong Đô có phải chính nơi đó?” Vào đời Hán, VươngPhương Bình và m Trường Lạc lần lượt lên núi Bình Đô tu luyện để trởthành thần tiên. Dưới chân núi được bao quanh bởi dòng Mân Giang (khuvực thượng lưu sông Trường Giang), cổ nhân đã từng ghi chép về vẻ đẹptuyệt vời của núi Động Cung. Nghe nói Đình Bắc m Thần đế là nơi tăm tốichuyên giam hãm các hồn ma. Cả hai lý do đều được ông nhắc tới, nhưngông thấy bất ngờ trong việc động phủ thần tiên lại biến thành địa ngụcBắc Phong.

1

Vào thời Nam Tống, Phong Đô vẫn chưa trởthành quỷ thành, chỉ có một Đạo quán tên “Phong Đô quán”. Nguồn gốc củaĐạo quán này khá phức tạp, ngay cả Huyền Diệu quán ở Tô Châu, Bạch Vânquán ở Bắc Kinh cũng không thể so sánh được với Đạo quán này, bởi nó lànơi “tụ tập, thu nhận tất cả các hồn ma, không phân biệt giới tính, giai cấp, học thức”. Ngay từ thời Bắc Tống, chỉ cần một tiếng hô từ miệngcủa “quán chủ Phong Đô” là mấy vạn sinh mạng được tiến hành mua bán xong (điều này xin được nói kỹ ở phần sau). Còn trong Di kiên chi chí quýtập, Hồng Mại cũng từng nói: “Nơi mà Đạo giáo gọi là “địa ngục Bắc Cực”chính là nằm ở dưới chân ngọn núi nhỏ mà Phong Đô quán đang tọa lạc.

Nhưng nghiêm túc mà nói, ngoài hình chữ gần giống nhau, cách đọc giống nhaura thì những ngọn núi nhỏ ven các con sông lớn tại nơi đó thật khó cóthể tạo ra mối liên hệ với núi La Phong – nơi “nằm tại vùng đất thứ mười của kinh thành phương Bắc, chu vi ba trăm nghìn dặm, cao ba nghìn sáutrăm dặm (chương Thiền u vi, tập mười lăm, Chân cáo của Đào Hồng Cảnhthời Đường), càng không cần nói tới những mối liên hệ khác. Nếu tìm hiểu sâu hơn một chút nữa về núi Phong Đô sẽ khiến chúng ta hiểu được nhiềuđiều. Nếu liên hệ giữa hai nơi này với nhau thì chẳng khác nào đi sosánh giữa nước Brazil của châu Nam Mỹ với huyện Đông Ba của tỉnh Hồ Bắc.

Nếu theo cách nói chung chung thì núi La Phong có thể được xem như một loại hệ thống “âm phủ” thời cổ đại. Nó ra đời khoảng thời Đông Tấn, xét vềmặt thời gian, nó xuất hiện muộn hơn so với hệ thống Thái Sơn Phủ Quânvà Diêm La Vương. Nó là sự sáng tạo của học trò Đạo giáo phái ThượngThanh thời Tấn. Tuy nó vay mượn không ít từ Phật giáo, nhưng không xéttừ chỉnh thể, nó đã cố gắng “Hoa Hạ hóa”. Nhưng nó không phải là một quỷ đô (kinh đô của quỷ) thuần túy, mà là kinh đô chung giữa quỷ và thần,dựa theo quan niệm quỷ thần là một của người Trung Quốc cổ đại. “Dướinúi có Động Thiên, bên trên và bên dưới Động Thiên không hề có cung thất của quỷ và thần. Trên núi có lục cung, trong phạm vi nghìn dặm của lụccung là cung điện của quỷ và thần.”

Trên núi và trong động mỗinơi đều có sáu cung tương ứng. Người thường khi chết sẽ đến cung đầutiên là cung Trụ tuyệt âm, những người đột tử sẽ vào cung Tông thiên thú tội, hiền nhân, thánh nhân qua đời sẽ phải qua Minh thần nại phạm võthánh thiên cung. Cung thứ tư quản lý họa – phúc – cát – hung, xử lý vấn đề chuyển thế cho các hồn ma sống lại, giết người hoặc làm việc xấu.Cung thứ năm, Tông linh thất phi thiên cung tiếp nạp những loại hồn manào không được ghi rõ, có lẽ là do danh sách gốc bị thất lạc, đến naykhông còn tra tìm được nữa.

Chủ nhân và những người làm việc ởnúi La Phong đều do các vị thần “người lai quỷ” đảm nhiệm. Người có địavị cao nhất tại La Phong được gọi là vua quỷ, hay có tên gọi khác là Bắc Thái Đế Quân. Sau này, tất cả các vua quỷ có chữ “Phong”, “Bắc” đa phần đều là con cháu của Bắc Thái Đế Quân. Tác giả Cát Hồng thời Đông Tấn,trong quyển Sách gối đầu có viết, quỷ đế phương Bắc cai quản núi LaPhong, quỷ đế mang tên Trương Hoành, Dương Vân (tức Trương Tử Bình vàDương Từ Vân đời Hán). Đến thời Lương, Đào Hồng Cảnh lại cho rằng danhvị Trương Hoành và Dương Vân quá thấp, nên trong Chân cáo, ông tiến hành sắp xếp như sau: “Viêm Khánh Giáp, tức Cổ Viên Đế là Bắc Thái Đế Quân,cai quản quỷ thần trong thiên hạ, quản lý núi La Phong.” Viêm Đế chínhlà thần Nông thị, “do anh minh nên được làm vua”, theo lý mà nói thầnNông thị phải ở miền Nam, nhưng không hiểu sao lại thành vua quỷ phươngBắc.

Tuy mạo nhận tên Phong Đô để trở thành quỷ thành, nhưngPhong Đô nhất định không chịu phủ nhận sự thật có liên hệ tới La Phong,đó là bởi mô thức của núi La Phong thực sự quá xa vời so với nhận thứccủa bách tính. Cơ cấu mười điện Diêm La vô cùng đơn giản, ngoài DiêmVương ra, nhiều nhất cũng chỉ có lục tào phán quan, đầu trâu mặt ngựa,Hắc Bạch vô thường không khác biệt so với những tên sai nha và huyệnquan mà lão bách tính thường gặp là mấy. Nhưng cung La Phong này lại cóquy mô như một “triều đình”.

Bắc Đế sống tại cung thứ nhất trongsáu thiên cung. Có hai người đi theo phò tá là Thượng tướng Tần ThủyHoàng và Thái phó Tào Mạnh Đức.

Dưới Bắc Đế còn có bốn minh công, đều là những nhân vật là thầy dạy và bạn bè như Tây Minh Công kiêm lãnh đạo đội quân Bắc Đế sư là Chu Công Đán, Đông Minh Công kiêm lãnh đạođội quan Đẩu Quân Sư là Hạ Khởi, Nam Minh Công là Chiêu Công Thích, BắcMinh Công là Ngô Quý Lễ. Thuộc hạ của bốn vị minh công này gồm có mộthoặc hai vị “thân hữu”, như Hán Cao Tổ Lưu Bang, tiểu bá Vương Tôn Sáchđều nằm trong số thân hữa của họ. Chức trách của bốn vị minh công này là “quản lý ma quỷ bốn phương” nhưng họ cũng chia nhau quản lý bốn trongsố sáu thiên cung của Phong Đô.

Cung thứ ba trong sáu thiên cungdo “Quỷ quan Bắc Đẩu quân” Chu Vũ Vương làm chủ. Ở thời cổ đại, Bắc Đẩuchuyên quản lý sự sống chết của con người. “Bắc Đẩu bắt chết” là cáchnói đã có từ rất lâu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Các Đạo sĩ thời Nam Triều muốn né tránh cũng không được, họ luôn phải đối đãivới Bắc Đẩu thật tử tế. Nhưng cũng một đại thần tiên quản lý sự sống vừa mới được sinh ra không lâu là Thái Sơn Phủ Quân lại không nhận được sựnể trọng như vậy. Trong quyển Chân cáo có “Thái Sơn quân” Tuân Di thựcchất chính là Thái Sơn Phủ Quân, khi đó là một trong “tứ trấn”, cùng với Lô Long Công, Đông Việt đại tướng quân, Nam Ba Hầu, mỗi người lãnh đạocả vạn quân ma quỷ, tuy bề ngoài có vẻ rất hiển hách, nhưng rõ ràng, họchỉ được sử dụng như những nhân viên cấp thấp, không còn tư cách thốngtrị nữa.

Còn có “Đại cấm thần” tương đương chức Thượng thư lệnh,“Trung lang trực sự” tương đương chức Thượng thư, “Trung cấm” tươngđương chức Trung thư lệnh giám, những chức vụ này đều do thế hệ như HánVũ Đế, Tôn Kiên đảm nhiệm. Phía Bắc Đế còn có tám thị thần, địa vị tương tự Thị trung, Tử Nguyên Trực (người cưỡi ngựa đi tiến cử Gia Cát Lượngvới Lưu Bị) và Bàng Đức (người bị Quan Vũ bắt sống) cũng nằm trong sốđó.

Phong Đô có tổng cộng hai thiên môn, Nam Thiên Môn là cửachính của Phong Đô, đó là cửa của Bắc Đại Đế Quân, còn Bắc Thiên Môn làcửa của Bắc Đẩu Quân. Mỗi cửa có hai gác canh, mỗi gác canh có bốn vị Tu Môn Lang, chức “quan canh cửa” này là chức vị thấp nhất tại La Phongsơn.

Tóm lại, các đạo sĩ thời Tấn, Lương đã thu xếp cho La Phongsơn hơn một trăm vị vua chúa, quan tướng, trang bị cơ quan đầu não củaâm phủ một cách tương đối toàn diện, dựa theo quy mô của triều đình lúcbấy giờ, nhưng họ lại bỏ qua bậc quan lại địa phương ở âm giới. Trong hệ thống Thái Sơn Phủ Quân, địa vị của Thái Sơn Phủ Quân chỉ tương đươngnhững tên sai dịch đi bắt bới lũ quỷ phạm tội, để bộ máy quốc gia âm phủ này có được đối tượng thống trị. Còn La Phong sơn lại chỉ là một triềuđình bé nhỏ, là bộ máy có hình thức đẹp mắt nhưng không vận hành được.

Kỳ thực, gia đình thần tiên xuất thân từ tầng lớp quan tướng này không quá quan tâm đến việc bộ máy quốc gia của âm giới có phù hợp hay không, cái mà họ cần xây dựng đó là toàn bộ hệ thống âm phủ, nhân vật chủ chốt của hệ thống này phải là những bậc tiên nhân đắc đạo, còn âm phủ chẳng quachỉ là nhánh cuối cùng của hệ thống đó. Trong tác phẩm Chân linh vịnghiệp đồ, Đào Hồng Cảnh viết, thế giới của các linh hồn được phân làmbảy “cấp”, cũng chính là chỉ bảy giai cấp, mỗi giai cấp lại được chiathành trung, tả, hữu. Ví dụ, ở giai cấp đầu tiên, cấp trung là chỉ vịthần tối cao của Đạo giáo nguyên thủy là Thủy Thiên Tôn, hai cấp tiếptheo là cấp tả và hữu chỉ tầng lớp Cao thượng đạo quân và Nguyên hoàngđạo quân.

Sáu giai cấp còn lại được sắp xếp từa tựa nhau. Các vịquan quỷ tại La Phong sơn (bao gồm cả Bắc Đế, Viêm Đế) đều bị ép xuốnggiai cấp thứ bảy, cũng là giai cấp cuối cùng. Nếu đặt câu hỏi với ĐàoHồng Cảnh: “Vai vế của họ được quy định như thế nào?” Họ quả không khách sáo chút nào, tất cả các bậc tiên sư như Vương Phương Bình, Ngụy PhuNhân, Dương Nghĩa cho đến các bậc phụ lão nhà họ Hứa đều được đưa lêngiai cấp thứ hai, và nơi đó đương nhiên có dành một chỗ cho Đào HồngCảnh.

Người bạn cũ của Đào Hồng Cảnh, thực ra là Tiêu lão – HánVũ Đế – cấp trên của Đào Hồng Cảnh, sau ki Hán Vũ Đế qua đời, nhờ vàoquan hệ cũ, Đào Hồng Cảnh được hưởng đãi ngộ của “đức thánh thượng”, “am hiểm tam quan thư, là kẻ cai quản địa phủ”, vẫn phải qua một nghìn nămsau mới lên được chức “Ngũ Đế Tam Quan”, qua một nghìn bốn trăm năm sau“mới được du ngoạn vũ trụ, trở thành “trung tiên” của Cửu Cung. Mà trong Cửu Cung, “trung tiên” chỉ tương xứng với tư cách thấp nhất có thể lêntriều gặp Thủy Nguyên Thiên Tôn, đến lúc đó, tiên lão có bắc thang cũngkhông chạm tới gót chân của Đào Hồng Cảnh. Đương nhiên, chức quan nàyvẫn hơn chức coi nhà vệ sinh tại Thiên Cung của Vương Lưu An (người Hoắc Nam) sau khi đắc đạo thành tiên.

Đào Hồng Cảnh nghĩ ra dụng ýcủa Chân linh vị nghiệp đồ là để đề cao địa vị của tiên nhân ở mức caonhất có thể. Cho dù có là thánh nhân hiền thần cũng không thể bằng mộttiên nhân bình thường. “Sỹ tộc thần tiên” thời Nam Triều muốn giả vờkhông tiếp nhận hương khói chốn nhân gian và khinh miệt quyền vị, nhưngtrong thâm tâm không giấu nổi những khao khát về quyền thế, tiền của, vì thế một mặt họ giẫm đạp lên các vị thánh quân hiền thần dưới gót chân,một mặt lại làm “Tể tướng sơn trung” của Hoàng Đế chốn nhân gian. ĐàoHồng Cảnh thuộc thành phần đại trí thức với danh hiệu “Hoa Dương ẩn cư”, được người đời tôn xưng là người am hiểu Nho – Phật – Đạo, có lẽ họmuốn chỉ việc ông ta lấy thân phận Đạo giáo để ăn cắp đồ của Phật giáophục vụ Đế vương gia.

2

La Phong sơn có sáu Thiên cung,hay còn gọi là “Phong Đô cung”. Vì vậy, nó không phải là “địa phủ”. Nókế thừa truyền thống hồn quay về trời của Trung Quốc. Sau khi chết, conngười sẽ thành ma, phải qua La Phong báo cáo, ở đó họ có thể tìm thấyđịa vị của mình. Đây là một thế giới thần quỷ tương đối lớn và phức tạpchứ không phải âm phủ theo nghĩa thông thường.

Tuy nhiên, sự việc lại xuất hiện sự thay đổi đầy kịch tính. La Phong sơn với chủ thể làsáu Thiên Cung không hiểu sao lại trở thành một địa ngục khổng lồ. Từđó, “La Phong cung” còn có tên hiệu “ngục La Phong”.

Trong quyểnChân Cáo của Đào Hồng Cảnh, núi La Phong tuy thu nhận các hồn ma, nhưnglại không có địa ngục, bởi núi La Phong hồi đó không có chức năng củamột âm phủ, hoàn toàn không có chức năng giam giữ, thẩm vấn, giám sát,trừng phạt như Diêm phủ quản lý ma quỷ, nó cần địa ngục để làm gì chứ?Rất nhiều ma quỷ ở La Phong sơn thống soái hàng trăm triệu hồn ma, giếtma, chém ma cũng lên con số hàng vạn. Nhưng những tên ma quỷ bị giếtkhông phải là hồn ma do con người chết đi hóa thành, mà là lũ quỷ ôndịch, quỷ ác, quỷ tà ma, cũng chính là hơn một trăm loài ma dược liệt kê trong Kinh thần chú thời Tây Tấn như: ma Xích Sách, ma Xích Vĩ, ma Xích Dịch, ma Đô Lô… Những loài ma đó nhận sự thống lĩnh của Ma vương,“chúng đông tới cả triệu con, tấn công giết hại dân thường”. Chúng pháttán dịch bệnh cho những người vô tội, vô số người đã chết vì bệnh, chịucảnh gia đình phân ly. Chúng truy đuổi thần bếp, khiến tất cả các vịthần trong nhà cho đến con người đều lo lắng không yên. Ma quỷ khôngngừng phát tán hàng nghìn loại bệnh, người dân đau đớn vì bệnh tật, maquỷ thừa cơ làm tới, tùy tiện tác oai tác quái. Trong Chân cáo thỉnhthoảng cũng có nhắc tới địa ngục, như: “Gieo tội ở trên trời chịu tộidưới địa ngục…” Đây chẳng qua chỉ là sự góp nhặt, vay mượn từ Phật giáo, hơn nữa, “địa ngục” ở đây không phải nằm trong núi La Phong.

Nhưng bỗng chốc, trong tác phẩm của phái Linh Bảo ra đời muộn hơn một chút so với tác phẩm của Đào Hồng Cảnh, nói núi La Phong có địa ngục trong đó.Tứ cực minh khoa kinh có nhắc tới núi La Phong, nói rằng trên núi, khuvực trung tâm và dưới núi mỗi nơi đều có tám ngục, mỗi ngục có tên gọiriêng, như tám ngục trên núi gọi là thứ nhất Lam Thiên ngục, thứ haiBình Thiên ngục, thứ ba Hư Vô ngục, thứ tư Tự Nhiên ngục, thứ năm CửuBình ngục, thứ sáu Thanh Chiếu ngục, thứ bảy Huyền Thiên ngục, thứ támNguyên Chính ngục. Chủ quản tám ngục trên núi là Thượng tiên tam quan,chủ quản tám ngục ở trung tâm núi La Phong là Trung tiên tâm quan, chủquản tám ngục ở dưới núi là Hạ tam quan, tổng cộng có hai mươi tư ngục,nằm ở phí bắc núi Phong Đô.

Vốn là mười hai thiên cung ở trên vàdưới núi Nam Phong bỗng chốc biến thành hai mươi tư địa ngục ở trên,giữa và dưới núi. Hai mươi tư ngục mỗi nơi đều có mười hai viên lại(người hỗ trợ quan phủ), lũ đầu vàng, mặt sắt, cực thiên, lực sĩ, mỗinhóm hai trăm bốn mươi tên, trong tay cầm búa vàng, gậy sắt. Tất cả lũquỷ phạm tội đều được đưa tới khu địa ngục dành cho chúng, ở đó chúng bị những tên lực sĩ còng lại bằng gậy sắt.

Rõ ràng, đây là sự môphỏng địa ngục như trong Phật giáo, được tiến hành cải tạo ở núi LaPhong. Sự cải tạo này thực sự táo bạo, hóa ra Bắc thái đế quân, thượngtướng, thái phó, Tứ minh công cho đến những kẻ chức vị thấp nhất như gác tướng hai khu thiên cung, Tu môn lang, tất cả đều đã biến mất, thay thế vào chốn cung đình đồ sộ này chỉ là Tam quan và viên lại, lực sĩ củachúng. Sáu thiên cung trước kia, cứ hai thiên cung thì lập một quan, sáu thiên cung lập ba quan, giờ đây trở thành mỗi khu tám ngục có Tam Quan, hai mươi tư ngục có tổng cộng ba Tam Quan. Chức trách của Tam Quan vẫnlà xử hình theo tội, nắm giữ quyền tra khảo, cũng có nghĩa là, trongbỗng chốc, núi La Phong đã từ một tiểu triều đình biến thành một đại địa ngục.

Nhưng đây chỉ là phương án cải tạo La Phong một cách cựcđoan, còn có phương án vẫn lưu giữ được khá nhiều điểm của La Phong cũ,đó là chỉ cần thiết kế thêm một địa ngục vào trong ngọn núi thần quỷtrước đây, nhưng quy mô của địa ngục này lại lớn gấp nhiều lần so với“bốn địa ngục kia”. Những tài liệu ghi chép về phương án này có chươngNgọc cách, quyển Dậu dương tạp trở của Đọan Thành Thức thời Đường.

Chủ quản địa ngục vẫn là người chủ cũ của Cung La Phong: “Viêm Đế chính là Bắc thái đế quân cai quản quỷ thần trong thiên hạ.”

Địa ngục có luật pháp, được gọi là “tam nguyên phẩm thức, minh chân khoa,cửu u chương”. Sổ sinh tử của địa ngục được phân ra làm sổ “đen, xanh,trắng, đỏ”.

Hình phạt có “đường mông sơn thạch, phó thái sơn,đường dạ sơn thạch, hàn hà nguyên, tây tân thúy trí, đông hai phong đao, điện phong (còn gọi là lôi phong), tích dạ hà”[2].

[2] Nhữngđoạn văn được trích dẫn tại đây sử dụng bản có dấu câu của những năm gần đây, có phần hơi khó hiểu. Tôi thấy rằng, nếu ngắt câu như sau sẽ dễhiểu hơn phần nào: “Đỡ đá núi Mông, Phó Thái sơn, đỡ đá Dạ Sơn, nước Tây Tân chảy ra Đông Hải, Phong Đao, Hiện Phong, tích dạ hà”. Ở đây có thểnhầm một số chữ, nhưng vẫn có thể hiểu được, tức là bắt quỷ phạm tộiphải khuân đá ở núi Mông chuyển lên đỉnh Thái Phong, gánh đá ở núi DạSơn để lấp chặt nguồn nước sông, gánh nước ở hồ Tây Tân đổ ra biển Đông, cũng có nghĩa là bắt quỷ phạm tội phải làm những công việc khổ sai vôích mà lại dày vò thể xác, để từ đó cải tạo tư tưởng của chúng. Còn vềPhong đao, có lẽ là chỉ hai vị quan bên trái và bên phải Phong Đao, điện phong có thể là dùng sét trừng phạt, tích dạ hà chúng ta đã bắt gặp ởTứ cực minh khoa kinh, tức là gánh đất ở Mông Sơn để lấp đầy sông TíchDạ.

Nơi quản lý địa ngục gồm: “Liên Uyển, Khúc Tuyền, Thái Sát,Cửu U, Vân Dạ, Cửu Đô, Tam Linh, Vạn Lực, Tứ Cực, Cửu Khoa”. Lại nóirằng, “ba mươi sáu địa ngục”, rồi lại có hai mươi tư ngục, với các tênhiệu: Cửu Bình, Nguyên Chính, Nữ Thanh, Hà Bắc,… Con người phạm nămnghìn điều ác sẽ trở thành quỷ ngũ ngục, phạm sáu nghìn điều ác là tùnhân ngục hai mươi tám ngục, phạm hàng vạn điều ác dày xuống ngục Bệ Lệ. Như vậy, người ta nói có ba mươi sáu ngục, hai mươi tư ngục, năm ngục,hai mươi tám ngục, ngục Ty Lệ và các ngục nhỏ trong đó đều không giốngnhau.

Dậu dương tạp trở – quyển sách viết về truyện cực kỳ maquái, kể về những sự việc nhảm nhí, vô căn cứ, còn những quyển sách quýkhác cũng thường mắc những sai lầm (Tóm tắt Tứ khố toàn thư). Quyển sách tuy ra đời vào cuối đời Đường, nhưng trong chương Ngọc cách lại ghi lại những điều trong sách Đạo giáo của triều đại trước và những người cùngthời chưa từng biết tới, vì vậy, nó được liệt vào danh sách những “sáchquý” còn lưu lại. Có thể suy đoán một cách bảo thủ rằng, những ghi chépcủa Đoạn Thành Thức về Phong Đô không thể ra đời sau thời Đường. Núi LaPhong lúc này tuy vẫn giữ lại sáu thiên cung, Bắc đế thái quân, Tứ minhcông, nhưng đã có sự khác biệt về tính chất, trên thực tế chúng tươngđương với mười sáu địa ngục (tám địa ngục lửa, tám địa ngục băng) trongkinh Phật, chỉ là chúng đã được đổi tên và đổi cả chủ cai quản. Rõ ràng, núi La Phong đã không còn là núi Nam Phong của các đạo sĩ thời NamTriều nữa, mà là phiên bản Đạo giáo của “địa ngục Thái Sơn” trong kinhPhật.

Chỉ có điều, “phiên bản Đạo giáo” này không những ăn bớt,mà còn làm mất đi sự thật. Đem so sánh giữa nó và địa ngục trong Phậtgiáo có ghi thì có thể nhận ra, các đạo sĩ chẳng qua cũng chỉ là gácthêm chiếc chòi bên dưới chiếc giường của người ta mà thôi, tuy đã cốgắng khoác lác về số lượng quỷ quan, cũng như địa ngục nhưng tinh thầnkhông thể so sánh, cạnh tranh được với kinh Phật. Hơn nữa, nói thẳng ra, Phật giáo đã miêu tả cảnh tượng thảm khốc dưới địa ngục đến cực điểm,thực sự không giáo phái nào có thể bổ sung thêm được gì nữa.

Vậnmệnh của hai thái cực tại núi La Phong không vững, cũng giống như bậctiền bối của nó, nó không thể tồn tại lâu dài trên thế gian, quỷ thànhPhong Đô không có được mô thức của La Phong, La Phong chỉ được lưu lạitrong các quyển “sách quý lưu lại” mà thôi.

Nhưng núi La Phong không hoàn toàn biến mất, đến thời Bắc Tống nó lại xuất hiện lần thứ ba.

Hoàng đế Bắc Tống tôn sùng đạo giáo, từ Tống Chân Tông do “Lai Hòa Thiên Tôn” chuyển thế, đến hoàng đế đạo quân Tống Huy Tông do “Trường Sinh Đại ĐếQuân” chuyển thế, tạo thành một giai đoạn đại hoàng kim của các thuật sĩ thần tinh, không thể khiến các tín đồ Đạo giáo nhòm ngó tới Diêm phủ do mười điện Diêm La chiếm cứ. Thế là vào thời Bắc Tống, Phong Đô lại trởthành sân khấu của Diêm phủ. Quyển năm, cuốn Bảo hồ thanh thoại của VănBảo thời Bắc Tống có câu chuyện như sau:

Năm Hàm Bình thứ ba, đời vua Tống Chân Tông, Vương Hiển trấn thủ Định Châu. Bỗng một ngày, mộtđạo sĩ đến tìm gặp, mũ áo rách rưới, tự xưng là “quán chủ Phong Đô”,người đó nở nụ cười đến tận mang tai, tóc tai rối bù như bờm ngựa, đạosĩ nói với Vương Hiển rằng: “Hôm qua Thượng đế đưa đến chỗ ta hai vạnlinh hồn con người, bởi hai vạn người này chết dưới tay đại nhân, vì thế ta chưa dám đưa vào sổ âm phủ, nay đến đây xin hỏi ý kiến đại nhân thếnào. Nếu quả thật ngài muốn giết họ, thì tên tuổi của ngài sẽ nổi danhthiên hạ, nhưng ta sẽ phải lấy đi năm năm tuổi của ngài, xin ngài quyếtđịnh.” Vương Hiển cho rằng vị đạo sĩ này là kẻ điên khùng, liền đuổi ông ta đi. Ngày hôm sau, quân Khiết Đan dẫn hàng vạn binh mã tấn công vùngbiên giới, Vương Hiển dẫn binh xông chiến, nhưng cuối cùng bị thua thảmhại, hai vạn binh lính tử trận. Tin báo nhanh chóng truyền tới triềuđình, triều đình lấy danh nghĩa sứ thần Khu Mật để triệu Vương Hiển vềkinh thành nhưng Vương Hiển vừa lên đường không lâu thì chết.

Đây là một âm phủ kì quái, địa điểm là Đạo quán, chủ nhân là đạo sĩ. Thiênđế muốn thu thập linh hồn người dưới hạ giới với số lượng lớn như vậy,sao không tìm Diêm Vương mà lại tới tìm Vương Hiển, sau khi được ông tachính thức ghi vào sổ Diêm Vương mới là xác nhận cuối cùng cho sự sốngchết của hai vạn người. Tuy “sự thực” chứng minh rằng vị đạo sĩ kiakhông phải kẻ thần kinh, nhưng loại Diêm phủ không xác định hình dạngthế này vẫn khiến người ta phải nghi ngờ. Còn đối với những vị đạo sĩkia, dù mọi người có tin hay không thì họ vẫn cứ tạo ra những thông tinvề Phong Đô. Năm Tuyên Hòa thứ sáu, đời vua Tống Huy Tông, có viên quantên Lâm Nghị, người Phúc Kiến, sống tại Tô Châu, một hôm bỗng nằm mơthấy một viên quan mặc áo vàng, tay cầm một quyển văn thư, bên trongliệt kê họ tên của mười người, trong đó có Lâm Nghị, người đó nói:“Chiêu Công đang đợi ngài đến nhận chức sứ giả Phong Đô, xin nhậnchiếu.” Việc này được ghi trong Bạc Trạch Biên của Phương Chước thời Nam Tống. Còn trong quyển chín, cuốn Di kiêm binh chí của Hồng Mại lại nói, người đó tên là Lâm Nghệ, được chiêu gọi đảm nhiêm chức “Cung sứ PhongĐô”. Còn nói thêm, Lâm Nghệ là người mộ đạo, ông hiểu rõ việc này nhưthế nào, bèn nói: “Đó là chức quản lý âm ti, sẽ không đến nếu không phải chức hay ho gì.” Câu chuyện này chẳng khác nào hùa theo những câuchuyện kể về những kẻ bị triệu xuống âm phủ làm Diêm Vương khác, đại đểcó thể xác định rằng, nếu cung Phong Đô là một Diêm phủ thì người quảnlý nó chính là Cung sử Phong Đô. Nhưng cõi âm ti mới này rốt cuộc có cơcấu như thế nào không ai được biết, hình như nó không có quan hệ gì đếnnúi La Phong cùng với sáu thiên cung kia. Những câu chuyện này không ảnh hưởng tới đời sống con người, về sau này cũng không thấy chúng xuấthiện nữa.

Dường như các đạo sĩ đã từ bỏ việc thử sức xây dựng núi La Phong trở thành Diêm phủ, mà trọng điểm là dồn vào các tác phẩm vănchương viết về “địa ngục Phong Đô”. Lý Xương Linh thời Nam Tống đãtruyền bá cho “Thái thượng cảm ứng thiên”, bàn dến núi La Phong Bắc Đô,đại khái nó dựa trên cơ sở của các đạo sĩ Nam Triều rồi pha trộn thêmcác thành phần của thế hệ Diêm La Vương. Như nói rằng, có một hang động ở ven con sông chảy qua núi La Phong tên là m Ảnh Thiên Cung, chu vi banghìn sáu trăm dặm với ba trăm sáu mươi ngục. Chủ hang động này là Thái m Thiên Quân, trợ giúp cho Thái m Thiên Quân bao gồm bốn người, đó là tứđẩu quân cai quản bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Trên những ngọn núingoài hang động lại có sáu hang động khác, mỗi hang động lại do một đạima canh giữ, tức âm phủ Lạc Tào, nhiệm vụ chính là trừng phạt những kẻcó tội. Với cách phân loại như vậy, có thể thấy linh cảm của các đạo sĩngày một khô kiệt, cùng lắm cũng chỉ là tu sửa, chắp vá, không thể nghĩra được những điều mới mẻ khác nữa. Kết cấu vua quỷ của thế hệ La Phongthiếu mất đi sự ủng hộ và khẳng định của tâm lý văn hóa âm phủ đạichúng, nó chỉ là dạng hoạt động âm thầm, cho dù trong các quyển kinh của các đạo sĩ có viết ra hàng trăm lần, thì cũng chỉ như kẻ ngốc nói mơ mà thôi.

Nhưng sự nỗ lực của các tín đồ Đạo giáo không phải hoàntoàn là vô ích. Thực ra, nét đột phá của họ về thế giới âm phủ chính làmượn việc thần Thái Sơn được Tống Chân Tông phong vị Thiên Tề nhân thánh đế, bắt tay với tín ngưỡng dân gian, khiến Thái Sơn Phủ Quân được “cảitrang xuất hiện” (nếu nói là mượn xác hoàn hồn thì quả là không hay).Kết quả của cuộc chiến thật huy hoàng, đưa được mười điện Diêm Quân vàochiếc bọc Đông Nhạc, nhưng nói ra thì dài, chỉ có thể nói tới trong phần sau.

3

Núi La Phong dù thay đổi hình dạng nhiều lần nhưng cũng không thể cứu vãn được tình thế đang sụp đổ của mình. Lâu đài Thất Bảo tuy đã sụp đổ nhưng vẫn để lại những vết tích và câu chuyện đáng để chúng ta xem. Một trong những vết tích đó là một cái tên vô thực:“Phong Đô đại đế.”

Ngọc lịch bản sao rõ ràng viết đại đế Phong Đô quản lý mười điện Diêm La của địa ngục, làm sao có thể nói là một cáitên “vô thực” được? Ngôi miếu thần được xây dựng trên núi Sao Ly chẳngphải để thờ cúng Phong Đô đại đế sao?

Câu hỏi khá hay, đươngnhiên có thể nói Phong Đô đại đế chính là Bắc Thái Đế Quân của La PhongSơn, nhưng Phong Đô đại đế ở núi Sao Ly, dưới chân núi Thái Sơn lại làmột người bơ vơ, không ai giúp đỡ, xung quanh ông không có thượng tướng, không có thái phó, cũng chẳng có Tứ minh công, quân lính trong cung LaPhong không có một ai, như vậy có được tính là Bắc Thái Đế Quân không?Kỳ lạ là, cái ông ta sở hữu lại là mười điện Diêm La và bảy mươi hai tyvụ, chính là toàn bộ các cơ quan thường gặp của hành cung Đông Nhạc. Bên cạnh miếu Phong Đô lại có một ngôi đền khác, thờ Linh Phái tướng quânchủ quản sông Nại và Triệu Tương Công chủ quản Sao Ly, cả hai đều lànhững vị thần cõi âm trong truyền thuyết dân gian trước thời Nguyên -Minh (Xem Liêu tướng sưu thần quản lý của Nguyên Hình Bản), như vậy càng không liên quan gì tới cung La Phong. Vậy thì, vị Phong Đô đại đế nàyđã tách rời với thế hệ La Phong, mà hoàn toàn nhập vào thế hệ “Đông Nhạc – Diêm Vương”, nói khách sáo một chút thì đây là sự di dân cô độc, sápnhập hộ khẩu vào Thái Sơn. Nếu nghiên cứu thực chất vấn đề, vị Phong Đôđại đế này chính là bộ mặt phụ của Đông Nhạc đại đế. Cái huyền diệutrong đó nằm ở những mẹo hiểm của người đời. Triều đình thờ Đông Nhạcđại đế trong miếu Thái Sơn, ở đó tuyệt đối không thể có chút quỷ khínào. Nhưng việc “Thái Sơn trị quỷ” được lưu truyền từ lâu, lẽ nào naylại cắt đứt truyền thống đó? Bách tính và những đạo sĩ lang thang khôngđược đặt chân vào miếu Thái Sơn, họ bèn lập ra một vị thần Thái Sơn caiquản ma quỷ khác tại núi Sao Ly. Nếu vị thần đó được gọi là “Đông Nhạcđại đế” thì có lẽ họ muốn tìm cho mình sự mất tự do. Cũng may, “Bắc Thái Đế Quân” đang nhàn rỗi, nên muốn đưa ngài qua bên Sao Ly, đổi tên thành “Phong Đô đại đế”. Thế là vạn sự đại cát, mãi đến vài trăm năm sau(khoảng thế kỷ XX), trước khi miếu Phong Đô bị chủ nghĩa quân phiệt xóabỏ dưới hình thức ngăn cấm mê tín rồi đốt rụi, nó vẫn là một nơi yênbình, không ngừng có khách ghé thăm.

Lại nói về Ngọc lịch bảnsao, bộ sách pha tạp nhiều loại tôn giáo này lại định coi Phật giáo làquyển “sách thiện” – anh cả. Nó xuất hiện vào khoảng giữa năm Càn Longđời Thanh, trong đó, cơ quan chỉ đạo cao nhất của mười điện Diêm La cũng chính là Phong Đô đại đế, mà Phong Đô đại đế lại đại diện cho NgọcHoàng thống lĩnh Diêm phủ. (Ngọc Hoàng đại đế là Thiên đế trong tínngưỡng của người trần, cho dù có bị khỉ trèo lên cổ phóng uế bừa bãi,triều đình cũng không can thiệp. Còn ông tổ vạn tuế gia “Ngô ThiênThượng Đế” lại không gặp được.) Trong quyển sách đó cũng không tìm thấybóng dáng của Đông Nhạc đại đế. Phải biết rằng “Đông Nhạc – Thành Hoàng” cộng thêm mười điện Diêm La, từ đời Thanh đã được tất cả các quan phủcông nhận là một thế hệ âm phủ, miếu núi Thái Sơn tuy không thể xuấthiện ma quỷ, nhưng bao gồm tất cả các miếu Đông Nhạc (hay còn gọi làĐông Nhạc hành cung) trong cả nước cũng không phải tụ điểm xuất hiện maquỷ. Nhưng tại sao Ngọc lịch bản sao lại đem Đông Nhạc đại đế đổi thànhPhong Đô đại đế, bởi nó muốn Đông Nhạc đại đế dẫn mười điện Diêm Laxuống gặp Diêm Vương (nghe nói là hóa thân của Quan Thế m Bồ Tát) để quỳ lạy làm đại lễ! Điều này cũng tương tự chứng tỏ Đông Nhạc đại đế tự tìm tới cuộc sống mất tự do, vì thế cũng chỉ có dùng thủ đoạn bịp bợm ngấmngầm để khiến Đông Nhạc đại đế xuất đầu lộ diện dưới danh nghĩa củaPhong Đô đại đế.

Ngoài cơ hội trên, Phong Đô đại đế đã không cònnhiều cơ hội xuất hiện khác. Hãy nhìn xem! Cả nước có nhiều miếu ĐôngNhạc đến vậy, tuy đã có toàn bộ các cơ quan chủ đạo của âm ti, nhưng đãcó nơi nào từng xuất hiện bóng dáng của Phong Đô đại đế? Chủ nhân thựcsự đã xuất hiện, thì kẻ thế thân sẽ không tiện ló mặt nữa.

Vết tích thứ hai là để lại nơi âm phủ một cái tên đã được Trung Quốc hóa, “Phong Đô ngục”.

Xuất hiện bởi nguyên soái Phong Đô lưu truyền trong dân gian triều Nguyên.Gọi là nguyên soái, nhưng địa vị và danh hiệu thực chất của ông không hề ăn khớp với nó, bởi trên thực tế, ông chỉ là một “ngục thần”. Câuchuyện này xuất hiện trong chương Mạnh nguyên soái, quyển năm, cuốnTuyển tập các vị thần lưu truyền trong tam giáo, nội dung câu chuyện đại khái như sau:

“Ông họ Mạnh, tên Sơn, là một viên quan ngục. Cuối đông, ông thấy nhớ gia đình, người thân của mình. Đồng cảm với hàngtrăm tù nhân ở ngục, ông nói với họ rằng: “Ngày hai mươi lăm này ta chocác ngươi về nhà, ngày mồng năm đầu tháng các ngươi phải quay lại ngục.” Đám tù nhân khóc lóc cúi chào tạm biệt. Chủ phủ Tất Công biết tin dùnggậy đánh phạt ông, rồi lệnh cho quân lập tức bắt tất cả tù nhân lại.Mạnh Sơn suy nghĩ rồi nói: “Chết có gì khó, nhưng lệnh đó khó mà rút lại được.” Thấy cây thương trên nền đất, ông lao tới, dùng cây thương để tự sát. Trước kia có con thỏ trắng đã rất nhiều lần bị đâm bởi cây thươngnày mà vẫn không chết. Bỗng Ngọc Đế hạ chiếu phong Mạnh Sơn làm “nguyênsoái Phong Đô”.

“Thả tù” đã xuất hiện nhiều trong lịch sử, bắtđầu từ sau vị Chung Ly Ý thời Đông Hán, mà đại diện nhất là Đường TháiTông, chỉ dựa vào việc này mà đã được Ngọc Đế phong vị thì thực sự phúcđó sẽ chẳng tới lượt Mạnh tiên sinh. Đây chẳng qua là do người đời muốnviết truyện cho nguyên soái Phong Đô đã xuất hiện từ đây, để sau đó trởthành “người một nhà” mà thôi. Trên dương gian, Mạnh Sơn là quan caingục, sau khi lên trời ông cũng được giao chức quản ngục, bởi ông caingục Phong Đô, vì thế ông được gọi là nguyên soái Phong Đô.

“Ngục Phong Đô” chính là địa ngục do núi La Phong biến thành, như trên đã nói.

Thời Đường, khu địa ngục của Đạo giáo này đã bị Phật giáo lạm dụng. TrongNhững chuyện tương truyền thời Đại Đường có câu chuyện cười như sau: Một người có học rất thích ăn món đầu trâu luộc nước muối. Một ngày nọ, anh ta nằm mơ thấy mình bị bắt xuống địa phủ. “Ngục Phong Đô có đầu trâubên cạnh”, người này không hề cảm thấy sợ hãi, đưa tay lên vò vò đầu,nói: “Cái đầu trâu này có thể luộc lên ăn!” Đầu trâu là quân tốt dướiđịa ngục, là một trong những nhân vật trong địa ngục của Phật giáo,nhưng giờ đây địa ngục này đã được gọi với cái tên “ngục Phong Đô” rồi.Đương nhiên đó là mánh khóe quen thuộc của tín ngưỡng dân gian, nhưng La Phong đã được địa ngục hóa, có lẽ là một cách hiểu của con người lúcbấy giờ. Đến thời Bắc Tống, trong quyển Đàm uyển của Khổng Bình Trọng có cách nói “Phong Đô tạo ngục”, cho đến thời hậu Nam Tống, cách nói “ngục Phong Đô” ngày càng được nhiều người tiếp nhận. Một vị đạo sĩ tên LâmLinh Chân đã biên soạn một cuốn sách với tên gọi rất hoành tráng Linhbảo lĩnh giáo tế độ kim thư, đưa ngục La Phong liệt vào vị trí đầu củachín đại địa ngục, những địa ngục còn lại là Cửu U, ngục Thành Hoàng,ngục Ngũ Nhạc, ngục Tứ Độc, ngục phủ Tuyền Khúc, ngục Ly Vực.

Trong Di kiêm chi đinh của Hồng Mại, chương Anh em Lý Mộng Đán, quyển mười có kể, cả nhà người học trò của Nhiêu Châu tên là Lý Mộng Đán mắc bệnh ôndịch, lũ quỷ ôn dịch cứ đeo bám gia đình ông không chịu buông tha. Mộtngày, Mộng Đán mơ thấy một vị thần đến nói: “Gia đình ngươi bị quỷ ôndịch làm hại, ta đã giúp ngươi áp giải chúng đến Phong Đô rồi.” Trongchương Thầy cúng miếu Kim Sơn, quyển ba, cuốn Di kiên chi mậu kể, thầycúng tức giận nói với con quỷ rằng: “Bây giờ ngươi hối hận thì đã muộnrồi, thần linh đã vô cùng phẫn nộ, ra lệnh thu lại hồn phách của ngươirồi tống ngươi xuống Bắc Phong. Cái chết của ngươi đã cận kề, ta khôngcó cách nào cứu được ngươi đâu.” Chương Ngôi nhà của Lý Hạng, quyển ba,cuốn Di kiên chi mậu viết, một pháp sư chỉ trích yêu quỷ rằng: “Nếungươi ngoan cố không chịu xuống âm phủ thì thầy cúng sẽ tìm mọi cách đểgiải ngươi đến Đông Nhạc Phong Đô, lúc đó thì đừng có hối hận.” ChươngNữ tỳ của Trương tri huyện bị ma ám, quyển bốn, cuốn Di kiên chi quý,pháp sư tức giận quát: “Ngươi là yêu mà phương nào? Mau nói cho ta biết. Nếu ngươi không nói thật, ta sẽ bắt ngươi giải xuống vô gian ngục BắcPhong.”

Phong Đô, Bắc Phong, Đông Nhạc Phong Đô, vô gian ngục Bắc Phong, tất cả đều chỉ cùng một nơi, tức ngục Phong Đô, là nơi chuyênbắt giam nghiêm khắc, tàn khốc và khó khăn nhất dành cho lũ tà quỷ, ácquỷ và quỷ ôn dịch. Đương nhiên, nó cũng là nơi xử lý những người ác độc và vô nhân tính. Trong tác phẩm Tiền đường di sự – những việc còn lạivề ao tiên của Lưu Nhất Thanh đời Nguyên có kể, bè lũ Tần Hội bị áp giải tới “Phong Đô”, toàn thân bị trói, vô cùng đau đớn. Ngục Phong Đô nàydù gần với Phật giáo (vô gian ngục Bắc phong) hay gần với Đạo giáo (Đông Nhạc Phong Đô) thì chúng đều chuyên chỉ địa ngục chứ không phải Diêmphủ, điều này quá rõ ràng. Sau triều Minh – Thanh phổ biến cách nói coiPhong Đô là địa ngục đen. Trong tác phẩm Quảng dương tạo ký, Lưu HiếnĐình ghi chép rằng, thầy cúng khi tiến hành “ma thành pháp”, có thềrằng: “Chỉ mong đời này đạt được vinh hoa, phú quý, dù tổ tiên bảy đờicó phải vào Phong Đô cũng cam lòng.” Chương Quỷ răng, quyển mười, Tốngsinh, quyển mười lăm, Hoa sen hay quyển hai mươi hai trong Tử bất ngữcủa Viên Mai cũng đều coi Phong Đô là địa ngục.

m phủ và địa ngục của Trung Quốc có sự khác nhau, địa ngục là chỉ một cơ quan trực thuộccủa âm phủ. Chức quan của Mạnh Sơn nguyên soái chính là chức giám ngụctrường dưới âm phủ. Trong tác phẩm Xem xét toàn bộ giới thần tiên cácthời đại, Lưu Nhất Thanh, người triều Nguyên có liệt kê ra một hệ thốngcác Diêm phủ được Phật giáo hóa, ở đó Bồ Tát là giáo chủ thế giới bóngđêm, bên dưới gồm mười điện Diêm Vương, vị trí sau Diêm Vương còn có một “quỷ vương Phong Đô”, vị quỷ vương này không phải là Phong Đô đại đế,mà chỉ có thể là một Phong Đô nguyên soái cai quản địa ngục mà thôi.

4

Điều quan trọng nhất còn lưu lại của Phong Đô là “quỷ thành Phong Đô”. Lầnđầu tiên tôi được biết ở Tam Hiệp có một ngôi “quỷ thành”, tôi được nghe thông tin đó trong bản tin của đài phát thanh khi tôi đang học cấp hai, từ đó về sau, tôi luôn mong muốn được đến nơi dó. Nhưng đến đầu nhữngnăm 80 của thế kỷ trước, lần đầu tiên tôi được đi qua Phong Đô, tôi đãnhầm tưởng rằng, “quỷ thành” chính là huyện thành của Phong Đô. Khi tàucập bến, trời đã nhá nhem tối, Phong Đô chìm trong màn đêm đen kịt,những ánh điện mờ mờ heo hắt, gió sông hắt hơi ẩm vào người đi đường,tạo cảm giác lạnh thấu tim bỗng nhiên ập tới. Tôi đứng trên boong tàunhìn về phía thành phố tối đen đến mức không nhìn nổi thứ gì, tưởngtượng ra một thành trì với những ngọn gió từ cõi âm thổi đến cùng vớinhững bóng ma lởn vởn như trong các câu chuyện. Bây giờ nghĩ lại thấymình thật buồn cười.

Sau này, tôi đã đọc những ghi chép có liênquan, mới biết được rằng “quỷ thành” thực chất không nằm trong thành phố Phong Đô mà nằm trên một ngọn núi nổi tiếng bên ngoài thành, cách thành Phong Đô chừng hai ba dặm (tức núi Bình Đô, hay còn gọi là núi BànLong). Người dân Phong Đô có cuộc sống bình thường như những người khác, nhưng thi thoảng cũng có những tin đồn ma quái, ví như câu chuyện Tẩuvô thường trong tác phẩm Nói chuyện ma của Chúc Doãn Minh, người triềuMinh:

Thường có người đang đi trên đường, trên vai đang gánh mộtgánh nặng, bỗng nhiên quẳng gánh xuống, nhảy lên vài cái rồi lăn đùng ra đất bất tỉnh nhân sự. Người đi đường và người nhà tuy thấy vậy nhưngcũng không đưa đi cứu chữa, mà chỉ ngồi bên cạnh chờ đợi. Có khi là nửangày, có khi là một ngày, cũng có khi phải qua cả một đêm người đó mớitỉnh lại. Do nhiệm vụ dành cho ma quỷ ở dưới cõi âm quá bận rộn, đội ngũ quỷ nhỏ không đủ dùng, nên chúng tới dương gian tìm mượn nguồn nhânlực, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ thả người đó trở lại dươnggian. Đối với những nhiệm vụ phải đi sai dịch nặng nhọc cũng vậy. Tất cả những hiện tượng này được gọi là “Tẩu vô thường” và ở Phong Đô thườngxuyên xảy ra những sự việc như vậy.

Đây là lời của một đồngnghiệp người Phong Đô tận miệng nói cho tác giả nghe. Cho dù người cộngsự đó không dựng chuyện thì những việc động kinh co giật ngoài đường gần như cũng chỉ là diễn trò mà thôi. Lẽ nào ngay từ triều Minh, huyệnPhong Đô đã để ý đến giá trị thương mại của cái mác “quỷ thành” rồi sao?

Cái mác “quỷ thành Phong Đô” đương nhiên không thể chỉ dựa vào “diễn trò”để quảng cáo, nhưng nếu khăng khăng gọi một phố núi xinh đẹp như vậy làDiêm phủ thì không những khiến người khác khó chấp nhận, mà hậu quả củanó cũng sẽ chẳng tốt đẹp gì. Vì thế, Diêm phủ ở núi Bình Đô phải ở dướilòng đất, cách biệt với xã hội loài người, nhưng cả hai lại tương thôngvới nhau. Đó chính là sơn động “sâu hoắm” được nhắc tới trong phần Ngựsử Phong Đô của quyển Liêu trai chí dị. Tương truyền rằng, trong động là nha phủ Diêm La nhưng chưa từng nhìn thấy những kẻ như đầu trâu mặtngựa chui vào trong đó công tác bao giờ. Như vậy, chứng cứ chỉ có thểđược lấy từ phía dương gian, tức tất cả những dụng cụ của cõi âm ti bêntrong động đều do huyện Phong Đô trên cõi dương gian cung cấp, “gôngxiềng và sự phủ bại chuyên quyền trong động phủ”. Hang động này rất nổitiếng, theo Dụ Khúc Nguyên nói, đây chính là động Ngũ Vân của Bình Đô,vốn là một địa danh gắn với tích tiên. Trong tác phẩm Chỉ văn lục của cư sĩ Dung Nột (năm Đạo Quang, đời Thanh) cũng ghi chép rất rõ về các dụng cụ hành hình của âm ti, ông nói rằng “Vào năm Khang Hy, Hà cử nhân nhận chức tri huyện huyện Phong Đô. Khi đến nhận chức, ông thấy trong quyểnNhững điều cần biết có ghi chép về các loại dụng cụ như kẹp tay, còngtay, cùm chân, gông gỗ,… Trước đông chí phải mang tất cả vào hang động,diêm phủ sẽ cử người chuyển chúng đi.

Nhưng trong Tử bất ngữ,Viên Mai lại nói đó là một chiếc giếng, “Huyện Phong Đô tỉnh Tứ Xuyên,tục truyền là nơi trao đổi giữa người và quỷ. Trong huyện có một chiếcgiếng, hằng năm, tất cả tiền giấy hóa xong đều được mang đổ vào đó, tổng khoảng ba nghìn quan tiền, vì thế còn được gọi là giếng “nộp tiền lương thực cho âm ti”. Nếu người nào tiếc của không đốt tiền thì năm đó ắtmắc ôn dịch. Hành động này có thể làm tăng độ nổi tiếng của địa phương!Ba nghìn lượng bạc phân bổ cho dân gánh vác, mua lượng tiền giấy đủ chất thành một ngọn núi, đã là núi thì có to một chút hay nhỏ một chút cũngchẳng thể nhìn ra được, vì thế, trong quá trình giao dịch tất nhiên sẽcó kẻ giở mánh, và phần hời đó tất nhiên sẽ thuộc về đám quan lại. Nhưng Chỉ văn lục lại nói đến một chiếc giếng cạn khác, chiếc giếng này nằmphía trước điện Diêm La của núi Bình Đô, “giếng sâu đến hàng chụctrượng, khi người đi đường đến đó, vị sư trong miếu đốt một sợi dây làmtừ tre trúc ném xuống để chiếu sáng nó, giếng sâu hun hút, tương truyềnlàm như vậy có thể thông tới âm phủ”. Chiếc giếng này có lẽ là “tài sảntư hữu” được các hòa thượng đào cho miếu thờ. Việc xuống giếng du lãm là điều không thể thực hiện được, nó chỉ có thể thu hút khách du lịch đếnngó qua một lát, rồi vào trong Phật đường thắp nhang hành thiện tíchđức, như vậy thôi cũng có thể lưu lại được chút tiền hương hỏa.

Động và giếng đều có những câu chuyện tương ứng phụ kèm theo, nhưng phần lớn chúng đều na ná nhau, đại khái chúng đều nói rằng, có một viên quanhoặc một thân sĩ chưa từng tin vào tà ma đi vào trong động, ở đó ông tagặp được Diêm La Vương, khi ra đến ngoài động ông lập tức tin vào tà ma. Những câu chuyện như thế này được tuyên truyền rộng khắp thông qua ngòi bút của Bồ Lưu Tiên và Nguyên Tử, và chúng được xã hội rất hưởng ứng.Giả như tôi có dịp xuống đến Phong Đô du ngoạn, nhất định phải hỏi thămchiếc động và chiếc giếng mà hai vị Bồ Lưu Tiên và Nguyên Tử đã viết.Ngày nay chúng ta cũng thường bắt gặp các địa phương muốn trở nên nổitiếng, họ mời một vị văn nhân nổi tiếng nào đó giá lâm, người đó cónhững cảm nhận sâu sắc về thời cổ xưa, rồi bỗng nhiên nguồn cảm hứngtrong họ dâng lên một cách khó tả, những tác phẩm đắt giá cứ thế ra đời, mong muốn làm cho cung Trường môn trở thành một cung điện vàng, có lẽcùng xuất phát từ gợi ý này mà ra.

Chỉ có những vị quan văn thânsĩ của triều đình mới có tư cách tham quan âm phủ dưới mặt đất, ngườithường như chúng ta đi vào thì kết cục chỉ có thể dùng một câu “Khôngcần phải hỏi”, ngay cả hy vọng “đi ra trong tư thế nằm” (xác chết) cũngrất mong manh. Vì thế, chúng ta chỉ có thể nhìn ngắm “quỷ thành” trênmặt đất mà thôi. Điều mà tôi luôn thấy hứng thú đó là, ở đó, ngoài tấtcả lính tốt trong điện Diêm La, ngục La Phong mà ở những miếu Đông Nhạckhác chúng ta có thể nhìn thấy ra, còn có những cảnh quan độc đáo kháctrên mặt đất như Quỷ môn quan, cầu sông Nại, đầm Huyết Hà, đài Vọnghương… Nhưng đợi đến những năm 90 của thế kỷ trước, khi một lần nữa tôicó cơ hội đến thăm quỷ thành, nhưng trên đường đi tôi lại không mua được vé xuống thuyền. Lý do có hơi gượng gạo, bởi tôi đã từng tham quan một“Vinh Quốc Phủ” mô phỏng, thoáng chốc nó đã chuyển cái khí chất quý tộccủa Hồng Lâu Mộng sang trình độ của kẻ nhà quê giàu có mà tầm nhận thứchạn hẹp, khiến phải mất một thời gian dài tôi mới có thể mời Giả TháiQuân ra khỏi ngôi nhà sang trọng mà chiều cao, chiều sâu không đủ lấymột trượng[3]. Vì thế, cứ khi nghĩ tới việc “cầu sông Nại” của quỷ thành là cây cầu Tam Thạch nhiều vòm được Thục Hiến Đế Chu Xuân triều Minhcho xây dựng và tu sửa ở phía trước điện Liêu Dương, và khi đầm nướcphía dưới được nhân tiện gọi với cái tên “đầm Huyết Hà”, thì tôi quyếtđịnh từ bỏ việc tham quan, vì sợ rằng nó sẽ phá hỏng vẻ “hùng tráng” âm u khốc liệt và bi thảm của giới âm phủ trong tưởng tượng của tôi.

[3] Một trượng: xấp xỉ 3,3 mét.

Nhưng lần này vẫn là tôi nhầm. Thuyền đến Phong Đô đúng vào lúc xế chiều.Phong Đô là một phố núi sạch sẽ, cổ kính, mộc mạc, đầy tình hiếu khách,nhưng ở đó lại không có nơi nào gọi là đặc biệt, có điều khi nhìn vềphía đông bắc, một con đường núi ngoằn ngoèo tựa sống lưng rồng vươn tận lên đỉnh núi. Đó là một khu kiến trúc cổ ẩn nấp trong những tán câyxanh, không biết là chùa hay điện tiên, dưới sự chiếu rọi của ánh nắngxế chiều, chúng bỗng trở nên rực rỡ, sáng chói, nếu nơi lưng núi vắtngang một dải mây thì quả thực, quang cảnh lúc đó sẽ tuyệt đẹp tựa chốnbồng lai. Không ngờ, “quỷ thành” lại đẹp như vậy!

Có sự bất ngờnày là do sự không hiểu biết của bản thân mình. Sau khi về nhà, tôi lậtsách ra mới biết, từ xa xưa, núi Bình Đô chính là nơi động thiên đấtphúc dành cho tiên lưu lại, những vết tích của hai vị tiên m, Vươngchính là tiêu điểm của ngọn núi này. Vào thời Đường, ở đây đã xây dựngTiên Đô quán đầu tiên của Đạo giáo. Theo Đoạn Văn Xương có ghi chép,“vầng sáng của ngọn núi được phát ra từ vai tiên, mây khói bay ra từ ông tay áo của tiên”, quả thực là một tiên cảnh xinh đẹp mà bí ẩn. Từ thờiNam Tống đã có truyền thuyết về Phong Đô, muộn nhất là đến đầu thờiMinh, tại núi Bình Đô đã xuất hiện quần thể những ngôi đền thờ cống Diêm La, Địa Cung và thần thổ địa. Từ đó có Đạo quán, Phật vũ, Phật tự tọalạc nhầm ở đó, đến Chỉ văn lục cũng viết, vào năm Đạo Quang, “trên núiđã có mười bảy ngôi đền”, có thể coi đây là thời kỳ thịnh vượng nhất của núi Bình Đô. Nhưng trong những ngôi đền, chùa này, địa bàn của quỷ rộng bao nhiêu, không ai rõ. Còn hiện nay, điện Bình Đô đã trở thành một nơi tai họa, khủng khiếp đến mức không có chút căn cứ nào để làm minh chứng cho nó trong quá khứ. Cũng may vào năm 1953, ông Vệ Huệ Lâm – Giáo sưHọc viện xây dựng kiến thiết nông thôn Trùng Khánh có tới khảo sát Phong Đô, sau đó ông viết Điều tra tôn giáo phong tục Phong Đô, quyển sáchcủa ông có thể coi như đã thể hiện được tình hình thực tế của Phong Đôtrong xã hội cũ. Tôi xin trích ra một số địa danh có liên quan đến maquỷ hoặc có thể cảm nhận được khí phách cổ trong bài luận như sau:

Núi Bình Đô là mảnh đất Thánh về tôn giáo Phong Đô, điện Diêm La Thiên tửđược tất cả những người mê tín trên cả nước biết đến chính là nằm trênđỉnh ngọn núi này. Rất nhiều các điện miếu tập trung trên núi. Từ phíađông bắc huyện thành đi qua cầu về hướng bắc chính là con đường dânghương lên núi. Phía tây có điện Tiếp Dẫn, điện Bắc Nhạc, cung Văn Xương, phía đông có điện Đông Nhạc, miếu Hỏa Thần, miếu Lôi Tổ, trái phải song song với nhau. Giữa điện Đông Nhạc và điện Tiếp Dẫn có mười bậc để đilên phía trên, tại chỗ rẽ thứ nhất có điện Thổ Địa và điện Thần Môn, tất cả đều là những ban thờ khá lớn. Tiếp tục đi lên trên mười bước sẽ tớigiới m Dương, cạnh cửa là điện Giới Quan. Phía đông bắc giới m Dươngchính là điện Nhãn Quang và điện Viên Giác. Tiếp tục từ chỗ giới m Dương đi lên mười bước sẽ thấy tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, phíatrên nữa là điện Báo n, tiếp tục lên trên mười bước là điện Tam Quan,tiếp tục lên trên nữa sẽ đi qua cửa núi – tức điện Đại Hùng, phía trướcđiện này có cây cầu gọi là cầu Nại Hà. Dưới chân cầu là một cái đầm -gọi là đầm Huyết Hà. Phía đông cầu Nại Hà là điện Địa Tàng, phía tây làđiện Tướng quân Huyết Hà, ở đó có một ban thờ. Từ phía bên phải điện Đại Hùng đi tiếp lên phía trên mười bước nữa là tới điện Tinh Chủ. Bên phải điện Tinh Chủ có một bậc thang đá tên Ba mơi ba ngày. Tại nơi tận cùngcủa bậc thang đá, bên trái là điện Vương Mẫu, bên phải là điện NgọcHoàng. Tiếp tục mên theo bậc thang đá lên trên sẽ gặp điện Bách Tử, lạimen theo bậc thang đá phía sau điện Bách Tử lên theo hướng bắc sẽ tớiđiện Thiên Tử. Cửa sau của điện Thiên Tử được gọi là Quỷ môn quan. TừQuỷ môn quan theo hướng tây nam đi xuống sẽ gặp đài Vọng hương. Từ đâyđi xuống sẽ tới con đường nhỏ dẫn đến nơi dâng hương. Phía sau chân núiPhong Đô có hai ngôi miếu, một là chùa Trúc Quốc, một là miếu Lão Quan.

Trong hơn ba mươi điểm phong cảnh trên, có liên quan tới ma quỷ chỉ không đầy mười nơi. Nơi chính điện chỉ có một điểm đó là điện Thiên Tử, GiớiQuan, Địa Tàng, điện Tướng quân Huyết Hà lại gần giống với điện thờ hoặc khán thờ bên cạnh cửa nhà của người dân, còn lại có mấy điểm gần đàiVọng hương, có lẽ đều là những cảnh vay mượn theo thời thế, có tác dụngđiểm xuyết cho nơi này mà thôi. Hơn nữa, nếu là Bồ Tát Địa Tàng của giáo chủ giới âm phủ lại để cho một tên Tướng quân Huyết Hà vô danh tiểu tốt qua mặt, Quỷ môn quan – nơi đi vào cõi âm lại được mở ở phía sau điệnThiên tử, rồi lại đến thần “Tam Thanh” – vị thần tối cao trong Đạo giáolại được xuất hiện tại giới m Dương, muốn lễ bái Phật Như Lai trước tiên phải qua cầu Nại Hà, tất cả đều hoàn toàn không chú ý tới quy tắc tốithiểu của linh giới, từ đó cũng có thể nhìn ra việc sắp xếp tại “quỷphủ” hoàn toàn không theo thứ tự thời gian, nó chẳng qua chỉ là chêm vào các lỗ hổng trong những công trình kiến tr

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN