Tắt đèn kể chuyện ma - Chương 14: Sổ Sinh Tử Những Chuyện Hoang Đường
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
104


Tắt đèn kể chuyện ma


Chương 14: Sổ Sinh Tử Những Chuyện Hoang Đường


Phần 1

Còn nhớhồi nhỏ khi xem Tây du ký, tôi từng rất tiếc nuối, không phải vì Tôn Ngộ Không không ngồi trên Bảo điện Linh Tiêu, mà là vì lão Tôn đã đại náoBảo điện Sâm La, khi đánh dấu vào quyển sổ sinh tử, trong lòng tôi chỉnghĩ đến nhân vật lớn nổi tiếng bên trong con khỉ, “cửu u thập loại tậntrừ danh”[1], nhưng loài người chúng ta lại không có trong số đó. Hóa ra con khỉ này chẳng qua cũng là kẻ chỉ biết đến mình mà thôi! Thế là,nghĩ đến việc mình khó có thể xuống điện Sâm La một lần, tôi liền cóchút không phục trước hành động tạo phản kinh thiên động địa đó của TônNgộ Không.

[1] Nghĩa là: tất cả chín âm phủ và mười loài (năm loài tiên, năm loài côn trùng) đều gạch hết tên.

Tôi cứ khăng khăng suy nghĩ đó của mình trong nhiều năm, cho đến những năm60 của thế kỷ trước, sau khi được lĩnh giáo về những thủ đoạn của sổsinh tử do con người tạo ra tôi mới chợt sực tỉnh. Từ đó tôi hiểu đượcrằng “sau con người chưa chắc phải là ma quỷ, sau ma quỷ chắc chắn làcon người”. Gọi là sổ sinh tử, hóa ra vẫn là nằm trong tay con người.Vậy có cần thiết phải bàn tới sổ sinh tử trong giới âm phủ nữa không?Không dám nói là cần thiết, nhưng nói qua một chút cũng không vấn đề gì, bởi từ đó ít nhiều cũng hiểu được chút ít về thời đại đó trong quá khứ. Chỉ là nói cho nặng nề, hơn nữa còn lạc điệu nhảy lời, không như nhữngbài văn sử dụng ngôn từ chính xác, nghiêm túc, tôi tự đề cử dùng từ“chất giọng hoang dã” đi!

1

Nói nghiêm túc thì sổ sinh tửchỉ là một loại sổ sách dưới âm phủ. Sổ sách dưới âm phủ, ngoài việc ghi chép giới hạn tuổi thọ của con người ra, những quyển sổ liên quan đếnvấn đề “nhân sự” (loài người chúng ta cũng chỉ qua được “bản thân mình”, còn những cái khác thôi thì tùy chúng mà thôi) còn có rất nhiều loại,chỉ nói về những quyển quan trọng đã có tài liệu chuẩn bị án, sổ lợilộc, sổ công danh, sổ ghi chép thiện ác, sổ ghi thành tích và thiếu sót, còn có danh bạ bắt bớ linh hồn, sổ đăng nhập hộ tịch cho quỷ đã chết…và tên gọi cũng có nhiều như “sổ, bạ, lục, tịch”. Nhưng xét đến cùng,điểm chủ yếu trong những thứ này sẽ không tách nổi hai chữ “sinh – tử”liên quan đến các sinh linh và ma quỷ. Vì thế, khi nhìn thấy quyển sổtrong tay tên phán quan trong Thập Vương đồ, dù ông ta đang lật giở tìmcái gì đi nữa, hoặc dù nó có được gọi là “sổ sinh tử” đi nữa thì cũngchẳng có sai sót gì lớn.

Trong văn hóa Trung Hoa, thực sự cókhông ít những thứ khiến người ta tự hào. Việc sáng lập ra chế độ sổsách của quan phủ từ rất sớm và rất hoàn thiện chính là một trong nhữngviệc khiến ta tự hào. Lưu Bang tiến vào biên giới, tấn công Hàm Dương,các tướng tranh thủ lấy vàng bạc, Tiêu Hà “một mình vào lấy quyển sáchvề pháp lệnh của Tần thừa tướng và phủ ngự sử cất giấu”, vì thế ông biết tất cả những nguy hiểm, những ách tắc và điểm mạnh yếu về lực lượngngười trong thiên hạ. Đời sau có người thốt lên rằng, Tần Thủy Hoàng đốt sách diệt Nho, nhưng chưa hoàn toàn muốn diệt chúng, trong tay các vịtiến sĩ đều có giữ bản sao, vậy tại sao lúc đó Tiêu Hà không mau chóngcứu chúng ra? Kết quả Bá Vương Tây Sở lại đến nhóm cho Hàm Dương một mồi lửa, thiêu rụi tất cả những quyển sách quý ấy, từ đó tạo thêm việc chocác nho sinh, có người đi thu nhặt những chương sách bị cháy, sau đó tìm các bậc cao nhân nhờ chỉ dạy, có người lợi dụng thời cơ làm giả sáchNho rồi quát với giá cao, có người tìm chứng cứ hòng để lộ ra chân tướng khiến người kia không đường trốn thoát. Thực ra, những vị nho sinh nàyđã bận rộn một cách uổng phí, lẽ nào họ không biết những yếu điểm vànhững vấn đề về mặt con người đã là tiền đề quan trong để chiếm cứ thiên hạ? Mọt sách không thấy được cái lớn, họ luôn luôn là vậy, vì thế họchỉ xứng với việc lột bỏ mũ áo, giúp đại anh hùng hứng nước tiểu màthôi.

Cũng với lý lẽ đó, muốn thống trị và quản lý người sốngcũng như ma quỷ, âm phủ bắt buộc phải có một quyển sổ sinh tử. Từ kếtquả của cuộc đại náo Diêm phủ của Tôn Hành Giả có thể thấy được, nếuDiêm phủ không có được quyển sổ sinh tử của Mỹ Hầu Vương thì cũng đồngnghĩa với việc họ đã mất quyền thống trị đối với đối phương. Sổ sinh tửchính là linh hồn của Diêm phủ, những kẻ làm quan dưới đó chẳng qua chỉlà những nhân viên ma quỷ dùng pháp luật âm ti để quản lý quyển sổ màthôi. Mà nội dung quan trọng nhất trong quyển sổ sinh tử đó chính là ghi lại những chuyện “thiện và ác” thường ngày của con người. Trong thếgiới loài người, dù là túi hồ sơ của bộ phận nhân sự, hay tài liệu đencủa cơ quan đặc vụ, quyển sổ chi tiêu ghi chép rõ ràng, chỉ chờ cơ hộiđể quyết toán, vẫn có một số thiếu sót trong mỗi nha môn, nhưng tất cảcác đạo đức gia đều chất chứa trong mình chủ ý xấu xa muốn trừng trịngười khác, vì thế họ đều cung cấp những bản phác về quyển sổ thiện ácnày. Theo truyền thống bản địa của Trung Quốc, “trong trời đất có phúc,thiện, họa, dâm”, tuổi thọ của con người ngắn hay dài, gia tộc hưng haysuy, đều do kết quả thống kê trong quyển sổ thiện và ác quyết định. Cònmột cách nói khác có lẽ được truyền đến từ văn hóa Tây phương (Ấn Độ),nói rằng, tuổi thọ của con người dài hay ngắn là do nghiệp báo của thếhệ trước để lại, nó không chịu ảnh hưởng của việc người đó làm việcthiện hay ác ở kiếp này, nhưng cái thiện và cái ác ở kiếp này sẽ là căncứ quả báo dành cho kiếp sau, sổ thiện ác có thể nói luôn được phát hành trong tình trạng cung không đủ cầu.

Vì thế, sổ âm phủ tuy cónhiều loại, nhưng xét từ góc độ “kết toán”, nó chỉ được phân làm hailoại lớn, không thể đặt tên cho chúng được, chỉ có thể gọi chúng là haiphái thời gian và không gian.

Phái “không gian”, tuổi thọ của mỗi người giống như một căn phòng trống, đợi đến khi mà số tội của anh taphạm phải trong thế giới loài người đủ để lấp đầy căn phòng đó, gọi là“tội ác tày trời”, thì có nghĩa là đã đến lúc anh ta phải từ giã cõitrần. Nhưng có thể nhìn nhận từ một góc độ khác, tuổi thọ của con ngườicũng giống như một bó thẻ bài, mỗi lần phạm tội, người ta sẽ căn cứ vàosự lớn nhỏ của tội ác để rút ra một ít. Đây gọi là “tính phép trừ”, đợiđến khi số thẻ là 0 thì coi như phép tính đã được tính xong. Nhưng nếuanh làm việc thiện thì sao? Vậy thì anh có thể “tăng tuổi thọ”, người ta sẽ bổ sung thêm cho anh những thẻ bài khác. Việc này có vẻ rất côngbằng, nhưng cũng không hẳn vậy, có người làm vô số những việc thất đứcđến mức không kể hết, nhưng họ vẫn sống rất tự tại, còn có người vừa mới sinh, chỉ mới khóc có vài tiếng, cùng lắm là tiếng khóc của họ đã gâyảnh hưởng đến môi trường một chút, nhưng đột nhiên ngừng thở, tuổi thọcủa anh đến đây chấm dứt. Việc này thực sự khó mà nói rõ được, nếu muốngiải thích, có lẽ chỉ có thể nói mỗi một “căn phòng” có độ to nhỏ khônggiống nhau, số thẻ trong từng bó có bó ít có bó nhiều chăng? Nhưng dùthế nào đi nữa, theo quan điểm của phái này, tuổi thọ của con người dàihay ngắn chí ít có thể do bản thân mình quyết định một phần, đó là nênlàm nhiều việc tốt, ít làm chuyện thất đức.

Phái “thời gian” chorằng, tuổi thọ của con người dài hay ngắn là do trời định, con ngườikhông thể thay đổi nó. Một người nào đó phạm tội ở dương gian, âm ti chỉ lo việc ghi vào sổ, còn khoản nợ phải đợi đến sau thu mới giải quyết.Cũng có nghĩa là, cho dù người ta có đốt sách diệt Nho như Tần ThủyHoàng, giết hại người trung thành, lương thiện như Tần Hội, thì họ vẫnđược sống rất thoải mái, cho đến khi trời phán rằng “đại hạn” đã đếnrồi, lúc đó họ mới phải đến gặp Diêm La Vương để tính toán tổng số nợ,và tất cả mọi sự quả báo hoặc là sẽ xuống địa ngục, hoặc là đổ lên đầucon cháu đời sau, tóm lại là không ai cho họ nhìn thấy quả báo của mình. Cũng với lý lẽ đó, kiếp này chúng ta làm nhiều việc tốt cũng chỉ làuổng phí công sức mà thôi, bởi họa, phúc, thọ, yểu của kiếp này đã đượcđịnh sẵn rồi, anh chỉ có thể tích đức để đời sau của mình hưởng nó màthôi. Trước kia, chiếc cột chính trong miếu Thành Hoàng có treo mộtchiếc mâm lớn rộng khoảng một trượng, có nơi phía trên còn viết năm chữlớn: “Cậu cũng đến rồi à!”, khiến người đọc nó vô cùng sửng sốt. Chữ“cậu” vốn dùng để gọi linh hồn của người đã chết, nhưng thực tế là đểcho người sống xem, ý nói bạn là anh hùng một thời, đã xưng bá tại mộtnước hay một con ngõ nào đó, nhưng cuối cùng cũng khó mà thoát khỏi cáichết. Anh hùng xem xong cũng chỉ cười một tiếng, làm sao biết sau khichết mình có phải tính toán nợ nần hay không, ngay lúc này tôi còn cóthể tháo dỡ cái miếu Thành Hoàng này ấy chứ!

Tóm lại, một pháigiống như đánh bóng chuyền, thua hết điểm thì ra ngoài sân, một phái lại giống như đánh bóng rổ, lấy thời gian làm thước đo, có thể thua trongsự thoải mái hân hoan. Lẽ tất nhiên hai phái này có thể tìm ra một vàiđiểm có sự giao thoa giữa Trung Quốc và nước ngoài, giữa Đạo giáo vàPhật giáo, cũng có thể nhận ra điểm không dung hòa giữa chúng, nhưnggiữa chúng lại chưa từng xảy ra xung đột tranh chấp, hơn nữa còn có thểhỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau, mặt trời mặt trăng phối hợp với nhaukhá ăn ý. Lúc thì giáo dục người dân chỉ cần làm nhiều việc thiện, ắt sẽ được thiện giả thiện báo, lúc lại biện giải cho đám thân sĩ giàu có kia tuy làm nhiều việc ác, nhưng chưa chắc đã gặp ác giả ác báo. Và tấtnhiên, hai bên cùng vui, hòa thuận với nhau chắc chắn là kết quả cuốicùng. Vì thế hai trường phái này nhìn có vẻ như tương phản, nhưng thựcchất lại là người hai mặt, cứ thay đổi cách nhìn nhận trong bộ não củamình để tồn tại suốt hàng nghìn năm nay.

2

Sổ sách âm phủ lớn nhất Trung Quốc có vẻ như thuộc về phái không gian.

“Thổ phủ” – xuất hiện vào khoảng thời Đông Hán, có lẽ là Diêm Phủ chínhthức, tương đối độc lập với thiên đình sớm nhất Trung Quốc. Nó được xâydựng dựa trên cơ sở “quyển sổ thiện ác”. Tác phẩm kinh điển thời kỳ đầucủa Đạo giáo là Kinh Thái Bình, chương Canh bộ chi bát trong đó nóirằng, sự khống chế của Thiên đế đối với cuộc đời của con người thông qua những hành vi và lời nói thường ngày của họ được ghi lại trong “sổthiện ác, một khi đã gây ra tội ác tày đình thì linh hồn của người đó sẽ được giao cho “Địa thần” trong “quỷ môn”, do Địa thần thẩm vấn, dùnghình, sau đó lại được giao cho “Mệnh tào” đối chiếu giữa tuổi thọ và tội ác của người này, nếu những hành vi tội ác của người này đã sát tận với tuổi thọ, thì hẳn người này đã đến lúc “vào đất”, hơn nữa ác nghiệt của hắn sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau, đây chính là mục chú giải “gia đìnhtích phúc, con cháu được nhờ, không biết tích phúc, họa chờ đời sau” của Nho gia.

Nhưng theo tác phẩm kinh điển của Nho gia có nói, nếukhông phải là những tội ác thật nghiêm trọng, thì hình như tội ác đókhông ảnh hưởng đến con cháu sau này. Cái gọi là “đại tội có năm loại,trong đó giết người không thuộc đại tội” (Đại đới lễ ký – Chương Bảnmệnh), ngoài những tội nghịch với luân lý lẽ trời sẽ ảnh hưởng đến thếhệ sau thì tội giết người chẳng qua cũng chỉ “báo ứng với bản thân” màthôi, nó tuyệt đối không liên lụy đến con cháu sau này. Xét sơ qua, tầng lớp thống trị thời cổ đại vẫn còn khá tử tế. Nhưng nếu nghĩ kỹ lại thấy họ vô cùng đáng sợ, cái gọi là nghịch với lẽ trời, nghịch với đạo làmngười, vu cáo quỷ thần…tất cả không phải tội lỗi về mặt tư tưởng sao?Tội tư tưởng nếu muốn xử thì hai đời đến năm đời cũng chưa thích đáng,trên thì đào mộ tổ, dưới thì giết hại con cháu, nếu đem so sánh thì tộiphóng hỏa giết người chỉ là tội nhẹ do “một chút sơ suất” thôi ư? Đếnđây mới khiến tôi hiểu ra rằng, tại sao phạm vi liên lụy của ngục Văn tự trong lịch sử lại mênh mông bát ngát đến vậy, còn những tai nạn nghiêmtrọng liên lụy năm đời, ảnh hưởng chín tộc đem gắn với hai chữ “văn hóa” thì quả là không sát thực chút nào.

Đến Canh bộ chi thập, ngoàiThổ phủ ra, tác phẩm còn nhắc tới các âm cung khác, mỗi đợt đông chí đến cần thu thập tất cả các quyển “sổ câu hiệu” dân thường khắp thiên hạ.“Câu” là bắt giữ, “hiệu” là tra hỏi, “sổ câu hiệu” chính là sổ dùng đểghi chép những tội ác có lệnh bắt của dân thường. Lúc này, tất cả nhữngvị thần tiên được thờ cúng trong thiên hạ đều phải báo cáo mọi thông tin lên trên, các vị thần gia đình hằng ngày phụ trách việc giám sát nhữnglời nói, cử chỉ của người dân, mỗi tháng đều phải tập hợp một lần, lúcđó đương nhiên cũng phải trình báo theo quy định. Sau đó “Thái âm pháptào” sẽ tiến hành thống kê, đối chiếu, rồi triệu “Thần địa âm” và “Thổphủ”, hai đối tượng này sẽ phụ trách bắt và thẩm vấn. Trình tự này nghethì rất đáng sợ, nhưng đối với những người dân đã quen chịu gõ đầu, bóclột, những cái đó chẳng qua cũng chỉ cần dùng một câu để ứng phó: “Cùnglắm là chết chứ gì!”

Nhưng điều không ngờ rằng, chỉ với vài thảodân mà cũng cần nhiều sơn hải chư thần và thần nhà cùng lúc hầu hạ nhưvậy, tự ghi chép những hành vi cử chỉ cho mình có lẽ cũng chẳng phảiviệc gì phiền phức. Vì thế sau này họ đã đơn giản hóa cơ cấu nghiệp vụnày, người chuyên chức phụ trách công việc này chính là “tam thi”[2] -điều mà các đạo sĩ quan tâm. (Còn ông Táo – người mà các hộ dân khôngmuốn rời xa lại kiêm nhận chức trách đó, có lẽ bởi ông Táo quá hiểu tính cách của con người, dễ bị những người dân thường mua chuộc, trở thànhngười không đáng tin cậy trong mắt ông trời chăng?) Thần tam thi ẩn nấptrong cơ thể con người, cứ sáu mươi ngày một lần, vào ngày Canh Thân ông lại lén lút thoát ra ngoài báo cáo với đặc vụ. Theo cách nói nhữngngười tu đạo luôn lấy việc hành đức làm cốt lõi, thì họ vốn không cần lo lắng vì những điều được báo cáo này, nhưng vì muốn nhanh chóng thoátkhỏi sự trói buộc trong hình dáng một con người, để sống một cuộc sốngtiêu diêu thoải mái, thần tam thi lại vui mừng khi khiến những người này chết sớm, vì thế nhất định ông phải bịa ra thứ gì đó không có thật. Còn những kẻ tu đạo cũng có chủ ý của riêng mình, cứ đến ngày Canh Thân họlại thức trắng đêm không ngủ, khiến tam thi không có cơ hội chuồn ra bên ngoài, cứ như vậy, cuối cùng họ thức đến mức “thần tam thi lồng lộnlên” (mượn từ ngữ trong tiểu thuyết, lại không tương xứng với ý nghĩacâu “giận dữ xung thiên”), cuối cùng tức mà chết, vị lão đạo này sau này không thành tiên, chỉ thành tinh mà thôi.

[2] Tam thi: ba xác chết

Từ đó có thể nhận ra, sổ âm phủ của phái không gian hóa ra lại có nguồngốc sâu xa với Đạo giáo bản địa Trung Quốc, vì thế họ trích ra từ KinhThái Bình cũng là việc hết sức đương nhiên. Dùng biện pháp mềm mỏng đểđối phó với mật thám, có thể gọi đó là tinh túy trong chiến thuật củaLão Tử, chưa bắt đầu thì chưa ảnh hưởng đến đời sau. Nhưng quyển sổthiện ác đó lại hoàn toàn trùng khớp với nguyện vọng của các bậc chínhnhân quân tử sau này, họ có bổ sung thêm phần thiếu sót “trong quan phủ ở dương gian không có điều lệ ghi chép lại công danh và sai sót của conngười”, đối với những người dân thường mà nói, họ không thể chỉ nói“cùng lắm là chết chứ gì?” là có thể ứng phó được với quá khứ.

Gần đến triều Hán Ngụy, tăng lữ Phật giáo Tây phương liên tiếp tới TrungQuốc vài lần, tuy họ vẫn chưa thể tự do truyền giáo vào đời sống củangười dân Trung Quốc, nhưng những tác phẩm kinh điển của Phật giáo đãbắt đầu được dịch sang tiếng Hán, trong đó quan điểm ở âm phủ đã có địangục (tám địa ngục lửa, tám địa ngục băng) dưới ngọn núi Thiết Vi lớn.Nhưng khi họ biên dịch, với một chút lơ là đã tạo ra từ “địa ngục TháiSơn”, Thái Sơn vốn có nghĩa là một ngọn núi khổng lồ, chính là chỉ ngọnnúi Thiết Vi kia. Nhưng các vị hòa thượng Tây phương chưa từng nghĩ tớisẽ sang núi Đông Nhạc để vẫn có thể viết được Thái Sơn, càng không nghĩđịa ngục Thái Sơn của mình bị con rắn Địa đầu lấy đi mất, sau khi thayđổi một chút đã biến thành đồ của người ta. Hóa ra, tôn giáo bản địa của Trung Quốc lúc bấy giờ cũng đang trong giai đoạn phát triển, Trương Lỗ – đệ tử của Ngũ Đấu Mễ đạo[3] gần như đã hợp nhất giữa chính trị và tôngiáo, đại anh hùng Tào Mạnh Đức cảm thấy đó không phải là một việc tốt,nên sau khi bình định Hán Trung, ông bèn “Võ Ngụy cung roi” dồn tất cảphương sĩ khắp nơi rầm rộ tiến về kinh thành trong phạm vi thế lực củamình, sử dụng hình thức chăm nuôi để nhốt họ lại. Những phương sĩ sốngtản cư bên ngoài sau khi vào đến những đô thị lớn, họ có cơ hội để giaolưu với đủ các loại người, và thời bấy giờ hòa thượng cũng là một loạiphương sĩ. Tôi đoán rằng, vào lúc này, “địa ngục Thái Sơn” của Phật giáo đã bị các phương sĩ địa phương “vay mượn” thành “Thái Sơn Phủ Quân”mang cái mác MADE IN CHINA. Ông Tiền Trọng Thư nói: “Từ lúc ngựa trắngchở kinh về, Thái Sơn càng trở thành một cái tên khác của địa ngục”.Thái Sơn từ một ngọn núi thần tiên biến thành quỷ phủ, đó là việc xảy ra sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, và lúc đó quyển sổ âm phủtrong nha môn Thái Sơn Phủ Quân bắt đầu xuất hiện phái thời gian. Dướiđây là câu chuyện sau khi Thái Sơn Phủ Quân nắm giữ âm phủ:

NămKiến An, triều vua Hán Hiến Đế, tại Nam Dương có người trên Giả Ngẫu, tự là Văn Hợp do mắc bệnh mà chết. Khi chết, có viên quan nhỏ cầm mộtchiếu chỉ của Thái Sơn tới. Những người trùng tên Văn Hợp có tất cả mười người cả nam lẫn nữ, quan tư mệnh kiểm tra kỹ lại, rồi nói với quanhành sự rằng: “Nay muốn triệu Văn Hợp tới, làm thế nào để triệu đượcngười này? Hãy mau chóng trả hắn về dương gian.” (“Sưu thần ký” quyểnhai mươi mốt.)

[3] Ngũ Đấu Mễ đạo: nghĩa là “ đạo Năm Đấu Gạo”,cũng gọi là Thiên Sư đạo, là một giáo phái ra đời trong giai đoạn đầucủa đạo giáo, tức cuối đời Đông Hán (25-220) trong lịch sử Trung Quốc,do Trương Lăng (34-156) sáng lập.

Diêm phủ đã bắt nhầm người,khiến người ta phải chết oan, người không nên chết thì đã chết, cònngười nên chết thì vẫn sống. Hãy quay lại xem quá trình bắt bớ trongKinh Thái Bình, có thể thấy khi lấy căn cứ là quyển sổ thiện ác thì việc bắt bớ sẽ không được thực hiện một cách dễ dàng. Nhưng nếu chỉ nhìn vào tên của những người đã hết hạn sống trong sổ thiện ác hiện nay, trườnghợp trùng tên là rất nhiều, phải tra thêm hộ tịch, nhưng thi thoảng cũng xảy ra sơ suất, để rồi bắt những người không liên can tới Diêm phủ.Nhưng theo quy định nghiêm ngặt của phái thời gian, nếu người này chưađến hạn chết, thì Diêm phủ không thể bắt bớ linh hồn của anh ta, nhưnggiống như những tên quan phủ trên dương gian, họ không bao giờ chịu nhận lỗi về mình, đã s ai thì cho sai luôn, hoặc giống như Đào Cương, triềuLý đã bắt nhầm nhưng vẫn bị Diêm phủ giữ lại linh hồn, điều đó là khôngthể được. Nếu đã không thể giữ được linh hồn người đó, vậy chỉ còn cáchđưa họ trở về dương gian, nếu không người bị bắt nhầm sẽ trở thành linhhồn lưu lạc không nơi trú thân, để rồi biến thành kẻ trụy lạc chết thảmtrong cô đơn, từ đó quay lại quấy phá hai giới âm dương, đó cũng là sựviệc khiến người ta hết sức đau đầu. (Sau này, vấn đề này đã có một cách giải quyết thích hợp, đó là thiết kế một nơi thu nhận hoặc tập trungtất cả linh hồn chết oan lang thang, điều này sẽ được bàn tới trongchương khác.)

Vị Giả Văn Hợp này vẫn được coi là may mắn, khiquan tư mệnh tới đón nhận linh hồn mới phát hiện ra có trên mười trườnghợp trùng tên. Sau khi rà soát kỹ càng, quả nhiên có sai sót, chỉ cònmột cách đó là mau chóng thả linh hồn người này trở về dương gian. Trênđường trở về dương gian, Giả Văn Hợp gặp một người phụ nữ cũng bị bắtnhầm rồi được thả về. Nhưng thế giới âm phủ hỗn loạn, thời gian gấp gáp, dù là một người phụ nữ yếu đuối nhưng mấy tên nha dịch cõi âm vẫn mạnhtay mạnh chân quẳng hai linh hồn trở về dương gian rồi nhanh chóng biếnmất. Trên con đường u tối của thế giới âm phủ, cô gái gặp rất nhiều khókhăn, cũng may gặp được chàng thanh niên Giả Văn Hợp, hai người giúp đỡnhau trên suốt chặng đường, cuối cùng cả hai cũng tìm về được với dươnggian, đồng thời họ tạo nên một mối nhân duyên hạnh phúc, khiến người tahiểu ra rằng, hóa ra việc tốt luôn xuất hiện từ những việc không may,khi tổ chức lễ thành hôn đừng quên mang kẹo cưới gửi tặng anh lính saiđã bắt nhầm hai người tới âm phủ nhé!

3

Từ thời Hán – Ngụy đến nay, những câu chuyện “bắt nhầm – trả về” nơi cõi âm xảy ra quánhiều, có thể nói đó là một loại lớn trong các loại chuyện về thế giớiâm phủ. Tuy rằng trong những yếu tố tạo nên loại hình này không thểthiếu quyển sổ sinh tử. Nhưng điểm quan trọng của câu chuyện không phải ở chỗ muốn chứng tỏ quyền uy của sổ sinh tử, cũng không phải để tạo nênnhững câu chuyện tốt đẹp như của chàng trai Giả Văn Hợp và cô nương ĐỗLệ. Loại chuyện này sở dĩ được nhắc đến nhiều lần, được các tín đồ Phậtgiáo không ngừng tuyên truyền, giảng giải, đó là vì nó có nhắc tới tìnhtiết tham quan địa ngục. Đã bắt nhầm, theo lý phải trả người về, nhưngDiêm Vương còn đảm nhiệm công tác bộ trưởng bộ tuyên truyền trong thếgiới âm phủ, thế là ông không để cho người đó uổng phí một lần đến đây.Diêm Vương cử người dẫn họ đi tham quan tất cả mười tám địa ngục, hơnnữa không biết ông đã giở trò gì mà bình thường sau cơn mơ, người ta sẽquên gần hết những điều đã xảy ra trong đó, nhưng ở đây, những người này sau khi trở lại dương gian, họ có thể viết ra những bài bút ký thực sựsinh động về quá trình tham quan địa ngục.

Nhưng những câu chuyện lấy sổ sinh tử và thuyết định mệnh làm chủ đề cũng không ít, đó lànhững câu chuyện kể quan âm phủ cầm quyển sổ sinh tử tới chiến trường để điểm danh những binh lính đã hi sinh.

Đây cũng chính là chủ đềchính của các câu chuyện về cõi âm có sức sống từ hàng ngàn năm nay. Câu chuyện sớm nhất xuất hiện trong Bác dị chí của Cốc Thần Tử, người thờiĐường và Hà Đông ký của Tiết Ngư Tư, còn đến cuối triều Thanh, nhữngchuyện như thế này vẫn được người ta đón nhận một cách thích thú. Bác dị chí kể về Bình hoắc tây Ngô Nguyên Tế năm Nguyên Hòa thứ mười hai,triều vua Đường Hiến Tông. Khi Triệu Xương Thời trở thành phó tướng củaNgô Nguyên Tế, ông cùng với Lý Tố chiến đấu tại thành Thanh Lăng, rồi bị trúng đao từ phía sau, ông ngã xuống từ trên lưng ngựa mà chết. Vàokhoảng bốn giờ sáng, ông bỗng như vừa bừng tỉnh khỏi giấc mộng, nghethấy bên ngoài tiếng tướng lính đang điểm danh duyệt binh, hô đến têncủa ai, người đó dõng dạc lên tiếng đáp lời. Cứ như vậy họ đã điểm danhcả hơn nghìn người. Triệu Xương Thời chú ý lắng nghe, nhưng đến khi công việc điểm danh hoàn tất, vẫn không nghe thấy ai điểm danh tên mình.Trời chuyển sáng, người điểm danh đã không còn ở đó nữa, Triệu XươngThời băn khoăn ngồi dậy, ông nhìn những xác chết xung quanh mình, tất cả đều là những người được đọc tên lúc đêm qua, giờ đây ông mới biết hóara là đêm qua quan âm phủ điểm duyệt, những chiến sĩ chết nơi trận mạcđều là định mệnh cả.

Chủ đề của câu chuyện chính là “định mệnh”.Nhưng nếu người đã chết, thì quan âm phủ chỉ cần điểm tên của linh hồnlà được rồi, sao còn phải đối chiếu với những thi thể đã chết? Trừ phinhững hồn ma của binh lính cũng cần tập hợp xếp hàng rồi bắt đầu điduyệt binh? Lý do đó dường như không được hợp lý thì phải, nhưng trongbuổi điểm danh đêm qua, giọng đáp lời của những binh lính đã chết tạonên một không khí rất ghê rợn, đó chính xác là một thành công trong việc sáng tác những câu chuyện ma. Nó xứng đáng liệt vào danh sách những đềtài khủng bố đến dựng tóc gáy như xác chết di động, linh hồn quay lại,hồn ma hàm oan… Bởi thế, những thế hệ sau sẽ không thấy chán khi lặp lại chúng, và thỉnh thoảng họ cũng cho thêm những nguyên liệu mới mẻ vàotrong câu chuyện. Thế là “chỉ cần hô gọi họ tên, xác chết lập tức đứngdậy đáp lời” (chương Vương Tuyên Trạch mượn binh, quyển mười, cuốn Dikiên chí bổ của Hồng Mại thời Nam Tống), khi được gọi đến tên, người đóđã là một xác chết cương cứng, chỉ có thể nhảy lên theo chiều thẳng đứng miệng hô “có”, sau đó lại “phịch” một tiếng đổ thẳng xuống đất. Dướiánh trăng ảm đạm, hàng nghìn xác chết cứ làm đi làm lại như thế, đó làcảnh tượng “đêm người chết sống lại” khiến người ta chỉ cần nghĩ tới đãthấy dựng tóc gáy. Nhưng dường như chúng vẫn để lại những điểm có thểtiếp tục phát huy, để rồi đến đầu đời Thanh, trong tác phẩm Thục Bíchlại yêu cầu “sau mỗi một tiếng điểm danh, người chết liền xách đầu mìnhđứng dậy”. Các vị tú tài, các cử nhân lũ lượt kéo đến trường thi, họbiết rõ việc kiểm tra xác định nhân thân là tất yếu, vì thế họ cho rằngtrong sổ sách âm phủ cũng nên có điều khoản “tuổi tác – hình dáng”,chẳng hạn như người chết nếu không xách chiếc đầu lâu “lấm lem máu” củamình sẽ dễ dàng bị cho là mạo nhận tên tuổi. Ngay cả các bộ phim khủngbố nhất như Xác chết di động cũng không thể so sánh được với những câuchuyện thuần túy theo đuổi hiệu quả gây sốc này, nhưng Bồ Tùng Linh vẫncó thể giúp không khí ghê rợn trong đêm chiến trận thời cổ đại được đẩylên cao một bậc.

Mẩu chuyện Liêu Dương Quân trong Liêu trai cũngđã sử dụng hình thức điểm danh, chỉ có điều người không phải chết đã bịchém rơi đầu, quan Diêm phủ bèn lệnh cho đám lâu la gắn đầu anh ta lại,sau đó đưa anh ta rời khỏi âm phủ, đây có thể cho là một sáng kiến mớimẻ, nhưng chưa tạo được nét độc đáo khác cho tác phẩm của mình. Cònchuyện Chó hoang kể rằng binh lính triều Thanh trấn áp bảy đội quânphiến loạn, giết người không ghê tay, một kẻ muốn thoát khỏi hoàn cảnhđó, bèn giả vờ chết giữa đống thi thể. Đợi đến khi quân Thanh rời khỏi,lúc đó đất trời cũng đã chìm vào màn đêm đen kịt.

Bỗng thấy cảrừng xác chết không đầu, không tay bỗng nhiên đứng dậy. Một trong nhữngxác chết ấy đầu vẫn đang vắt vẻo trên vai, một âm thanh phát ra từ miệng người đó: “Tên chó hoang kia đến đây làm gì?” Cả đám xác chết cùng ứngtheo: “Làm gì?” Nói xong, chúng lại đồng loạt ngã vật ra đất, không nóithêm lời nào nữa.

Bỗng chốc một rừng xác chết đứng bật dậy, rồilại đột nhiên ngã vật ra đất, đó là giây phút tĩnh lặng bên xác chết vào lúc đêm khuya, để chờ đợi thứ đáng sợ nhất xuất hiện. Đoạn vừa rồi tuykhông phải là câu chuyện về cảnh “điểm danh trên chiến trường”, nhưng nó đã tập trung vào hoàn cảnh khủng khiếp của câu chuyện, thể hiện thànhcông tính thảm khốc của cảnh chết chóc giết hại người dân không ghê taycủa binh lính triều Thanh. Vậy nếu là cảnh bị chết chìm giữa sông thìsao? Trong chương Phú quý sống chết có số,quyển bốn, cuốn Khách songhiếm thoại – phần tiếp theo, Ngô Xí Xương có viết, những kẽ chết đuối,chết chìm cũng có một viên quan âm phủ đến điểm danh. Vậy tất nhiênnhững xác chết ở đây không thể gây ra những cảnh kinh hãi như những xácchết cứng đơ nơi đồng không mông quạnh được. Nhưng hãy tưởng tượng,những xác chết đứng dậy lửng lơ trên mặt nước, xếp thành hàng ngũ, chắccó lẽ sẽ tạo cho bạn một cảm giác cõi âm khác biệt chứ!

Nhưngnhững câu chuyện cũng không chỉ dừng lại ở việc tạo ra cảm giác sợ hãi,chủ đề định mệnh cũng được chú ý và thực hiện sâu sắc hơn. Những ngườichưa đến số phải chết không những không phải điểm danh, mà quan âm phủcòn vạch trần ra xem người này sẽ chết sau bao nhiêu năm nữa, và sẽ chết ở nơi nào. Tác phẩm Quý tân tạp thức của Chu Mật người Nam Tống có ghilại câu chuyện xảy ra vào thời Nam Tống Ninh Tông: người Mãn xâm phạm từ phía nam, giết người vô kể, xương chất thành núi, thịt chất thành tầng, giết xong chúng còn lùng sục lại xem có ai chưa chết hẳn thì dùng búasắt đánh cho chết hẳn rồi mới chịu đi. Trong số đó có một người may mắnvẫn chưa chết hẳn, đêm đến, thấy người của quan phủ đốt đèn đi tới điểmdanh người đã chết trong sổ, đọc đến tên người nào, xác chết của ngườiđó đứng bật dậy, rồi lại lập tức ngã xuống. Khi đọc đến tên người kia,anh ta cũng đứng dậy. Lúc này, bỗng nghe có người nói: “Người này vẫnchưa chết.” Và rồi theo sổ sinh tử viết: “Sau hai mươi năm nữa ngươi sẽchết ở Thần Châu.” Người này đã được miễn chết, mặc dù sau này anh tađặc biệt cẩn thận không bao giờ đi Thần Châu, luôn sống an phận theopháp luật, nhưng cuối cùng anh ta cũng không thoát được định mệnh củamình, phải chịu một nhát đao oan uổng trên pháp trường Thần Châu.

Về sau, chương Thủ thuật chi bại, quyển mười hai, cuốn Lưỡng sơn mặc đàmcủa Trần Đình người đời Thanh, chương Kẻ họ Nhược trong quyển Sạn trongngọc của Đổng Cốc, chương Sống chết định trước, quyển sáu, cuốn Dung ambút ký của Tiết Phúc Thành, người đời Thanh, ba tác phẩm này cơ bản cũng kể về những cảnh tượng như vậy, không thấy xuất hiện bất kỳ một chitiết mới nào. Chỉ đến tác phẩm Di viên đàm dị của Trần Dị người đờiThanh, trong chương Kẻ mặt rỗ họ Châu, “phái không gian” mới tham giavào thể loại truyện này.

Vào năm Kỷ Mùi, năm canh Thân Hàm Phong, quân Thái Bình chiếm lĩnh khu vực phía nam sông Trường Giang, và phíatây thành phố Trấn Giang, cả khu vực Dương Châu phía bắc sông TrườngGiang, người dân không mắc bệnh tật, cuộc sống êm đềm. Giang Nam rơi vào bẫy, người dân muốn chạy trốn và đa số đều chết bởi binh lính đem ngựađuổi theo chém giết, hai bên sông xác chết thành đập. Một người họ Giápmay mắn sống sót, nằm ẩn mình trong đám xác chết, nửa đêm, những tiếnghô gọi từ xa vọng lại, anh ta thấy thần Thành Hoàng dẫn theo quan binhâm phủ cầm sổ sinh tử điểm tên xác chết. Đọc đến người họ Giáp này,Thành Hoàng nói: “Không phải, ngày mai tên mặt rỗ họ Châu sẽ cướp đimạng sống của ngươi.” Ngày hôm sau, người họ Giáp này gặp một người phụnữ, cô ta nói mình bị cướp hết tiền bạc, giờ đây không biết sống bằngcách nào, nên muốn đi tìm cái chết. Người này nghĩ, đằng nào hôm nay tacũng chết trong tay tên mặt rỗ họ Châu, vậy ta còn giữ tiền làm gì? Nghĩ rồi anh ta khẳng khái đưa tất cả số tiền của mình tặng cho người phụnữ. Quả nhiên, một lúc sau, anh ta nhìn thấy một người vung đao lao tới, người họ Giáp liền gọi: “Châu mặt rỗ!” Người kia hỏi: “Sao ngươi biếttên ta?” Người họ Giáp tiến lên phía trước, nói: “Hôm nay ta sẽ chếttrong tay Châu mặt rỗ nhà ngươi, xin hãy mau giết ta đi.” Châu mặt rỗkinh ngạc đáp: “Đồ điên! Ngươi bảo ta giết ngươi, nhưng ta không giếtđấy.” Thế là người họ Giáp cứ khăng khăng đuổi theo Châu mặt rỗ yêu cầuhắn giết mình, Châu mặt rỗ thấy vậy như gặp phải ma, hắn cướp chỗ tiềncủa người phụ nữ kia rồi nhanh chóng tẩu thoát. Câu chuyện hình như cóchút thay đổi, thực ra đó chẳng qua là lối viết lấy việc thiện để thayđổi định mệnh đã cũ mèm mà thôi, nói cho cùng, chúng vẫn không thể táchrời hai chữ “định mệnh”.

Xét cho cùng, định mệnh trong sổ sách âm phủ là một thứ rất lạnh nhạt, rất vô tình, nó coi việc quản lý chặt chẽ mạng sống của con người là thay đời hành đạo. Quyển sáu trong Mao đìnhkhách thoại của Hoàng Hưu Phục, người thời Bắc Tống có chương Ai DiênTộ, chương này đã dùng câu chuyện sổ sinh tử điểm danh để biện hộ choviệc giết người trong vụ trấn áp cuộc khởi nghĩa Lý Thuận tại Thành Đô:“Được biết triều đình truy đánh quân phản nghịch, giết chết nhiều người, đó là thay trời hành đạo, không có gì là sai cả.” Triều đình giết người là tuân theo lệnh trời, hàng ngàn, hàng vạn người dân vô tội bị cướp đi mạng sống, đó tuyệt đối không có gì oan uổng cả. Vậy những người thuộcdân tộc khác tới xâm phạm, họ cũng giết hại biết bao người dân hiềnlành, vậy nó được coi là gì? Quyển bốn, tác phẩm Bàn về núi Thiết Vi của Thái Điều thời Nam Tống có viết, vào năm Kiến Viêm Nam Tống, quân độinhà Kim xâm lược từ hướng nam, triều đình bỏ mặc dân chúng, một mìnhtháo chạy về hướng nam, nhằm khiến quân địch mắc lừa. Quan Lang Hầu Mậucùng hai người khác không kịp chạy trốn, bèn nấp mình trên chiếc cột lớn ở gian giữa ngôi nhà trong vườn hoa. Một ngày nọ, họ nhìn thấy hàngnghìn quân nhà Kim lũ lượt kéo tới, chúng ngồi trong gian giữa, lệnh cho lũ lâu la áp tải những người dân bị bắt vào trong, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, chúng nhất loạt dùng gậy đập chết, xác người chồng chất lên nhau. Xế chiều, khi giết hết số người ở đó, chúng mới rời khỏi. Đến nửa đêm, quan binh âm phủ đến điểm danh, trong đó chỉ có bốn xác chếtđược quan binh âm phủ nói “không phải”. Ngày hôm sau, quả nhiên chỉ cóbốn người đó sống lại. Đương nhiên sự việc này cũng là do “ thiên mệnh”, không liên quan gì đến sự phủ bại, bất lực, chỉ biết lo cho bản thâncủa triều đình. Đói khát, hoang tàn, lạnh giá, binh biến, ôn dịch, lũlụt, động đất…tất cả đều là do ông trời muốn “thu người”. Nếu đã là doông trời muốn bắt lại, vậy anh không đi có được không? Hoàng đế muốnngăn cản liệu có được không? Huống hồ Vạn Tuế gia lại là đứa “con trời”thực sự (lúc này cũng đừng kéo cả những “đứa con đáng tự hào của trời”được nhận học bổng vào nhé!), giúp cha mình một tay âu cũng là đạo lýmuôn thuở ở đời!

4

Từ Kinh Thái Bình đã nêu ra ở phầntrước, chúng ta có thể nói sổ thiện ác xuất hiện cùng lúc với Diêm phủ.Diêm phủ đã có lịch sử hai nghìn năm, ngôi vị Diêm Vương gia đã đượchoán đổi hai trăm đời, nhưng tình hình chung của Diêm phủ vẫn chưa có gì thay đổi, vẫn là tiến trình quen thuộc, đặc vụ báo tin cho quan quânDiêm phủ, quan quân tổng hợp lại rồi báo với Diêm Vương.

Loại sổsách ghi chép lại những công đức, tội lỗi này, đến đời đường còn đượcgọi là “sổ Mậu Thân”. “Mậu Thân” nghĩa là gì, từ trước đến nay chưa cóai đi giải thích nó, cũng may trong tác phẩm Dậu dương tạp trở, ĐoạnThành Thức đã ghi chép về nó: “Thu nhận cáo trạng như nhân gian, đầutiên hỏi ngày sinh, tiếp đến hỏi họ tên, tuổi tác, bên dưới có ghi chúngày, tháng, năm sinh, ở dòng khác ghi Lục tuần (60) Giáp Tý, công laovà tội lỗi từng có, hiện phạm tội gì, nếu không có thì viết “vô sự”, tức không có chuyện gì. Người được ghi tên vào sổ này “nhiều vô kể”, theoChu Y Nhân – người quản giữ quyển sổ nói: “Cứ sáu mươi năm quyển sổ nàylại ghi tên người trong thiên hạ một lần, để kiểm tra và đối chiếu việcthiện, việc ác của người đó, tuổi thọ tăng hay giảm sẽ do người đó tựquyết định.” Như vậy, sáu mươi năm là thời gian để thanh toán tổng sốnợ, và cũng chính là một tuổi mậu thân, có lẽ vì thế mà nó được gọi là“sổ Mậu Thân”? Đây cũng chỉ là điều suy đoán của tác giả mà thôi. Quyển“sổ Mậu Thân” này gần giống với quyển hồ sơ nah6n sự của quan phủ, cóthể ghi chép công danh và tội lỗi của người đó bất cứ lúc nào, rồi lấyđó làm căn cứ để tăng hoặc giảm tuổi thọ hay chức vụ, bổng lộc của conngười, việc phân loại của nó ắt đã được nghiên cứu kỹ càng.

Cònquyển sổ âm phủ trong Hồi dương ký của Trần Thúc Văn có vẻ phức tạp hơnso với quyển “sổ Mậu Thân”, “tất cả mọi việc được thực hiện đều có mụcđích của nó, vì vậy việc gì cũng phải được ghi vào sổ”. Vậy thì nhữngghi chép vào sổ không chỉ giới hạn ở ngôn từ, cử chỉ, mà còn bao gồm cảnhững ý niệm trong đầu, cho dù đó chỉ là “một chút suy nghĩ riêng tưthoáng qua” cũng phải ghi vào trong hồ sơ. Quyển “sổ vô cùng” này “ghiviệc thiện lớn thì dùng chữ vàng, việc thiện nhỏ thì dùng chữ đỏ, ghiviệc ác lớn thì dùng chữ xanh lục, việc ác nhỏ thì dùng chữ đen”, nhưvậy có thể khiến người ta “không cảm thấy rợn tóc gáy” khi nhìn thấy,nghĩ rằng nó đã thực sự chạm đến linh hồn. Chỉ cần trong đầu xuất hiệnmột suy nghĩ, suy nghĩ đó chắc chắn sẽ bị Diêm phủ nhìn thấu. Có thểngay cả thần Tam thi ẩn náu trong hình dáng con người cũng không thể làm như thế được. Nhưng đó cũng không phải là thứ có hàm lượng khoa học kỹthuật cao, mà có lẽ nó chỉ là sự cáo giải của tôn giáo Tây phương, là sự giao lưu tâm linh trong thổ giáo, chúng biến phép khiến những điều bạnsuy nghĩ trong lòng bị mang ra ánh sáng. Cái đáng để chúng ta than thở,đó là một khi hình thức giao lưu tâm linh đó nhận được sự cổ vũ, trởthành một trào lưu trong xã hội loài người, thì không phải chỉ đào sâunghiên cứu, mà thậm chí còn phải bịa dựng linh tinh. Lúc đó, có lẽ người ta tưởng mình đã thành công, trở thành mô phạm trong việc giao lưu tâmlinh, cho đến khi quyển sổ được công khai thì chỉ còn lại sự “ghê rợntới tận sống lưng” mà thôi.

Đương nhiên, nếu động cơ tốt, muốnmộc mạc hóa phong tục, đến bậc minh vương như Nghiêu – Thuấn cũng có thể khoan dung cho sự đê hèn về mặt thủ đoạn. Vấn đề lại nằm ở chỗ, sổthiện ác không phải quyển sổ khích lệ người ta học tập tinh thần cứugiúp người vô tư của Lôi Phong. Trong mẩu truyện Thần thành hoàng đôthị, quyển mười một, cuốn Khoái viên[4] của Tiền Hy Ngôn, người đờiMinh, chúng ta có thể nhìn thấy mục đích của các bậc chính nhân quân tửkhi tạo ra sổ thiện ác.

[4] Nghĩa là: khu vườn xảo quyệt

Năm Long Khánh thứ năm, đời vua Minh Mục Tông, Bắc Kinh có một tú tài mườichín tuổi với trí thông minh lạ thường. Khi cùng đi chơi với các bạnhọc, cậu ta đã gặp một thiếu nữ chừng mười sáu, mười bảy tuổi, hai người liếc mắt đưa tình, tình cảnh giống hệt Trương Quân Thụy gặp phải hồn ma lẳng lơ chết oan của năm trăm năm trước khi ông đang cứu chùa tại nướcTấn. Sau khi trở về, cậu tú tài mắc bệnh tương tư, hằng đêm thương nhớ,chỉ mong sao có thể gặp được nàng. Gia sư của cậu ta là một cử nhân trẻtuổi, cũng là người rất am hiểu nhân tình thế thái, thầy giáo bèn hỏithăm tâm tư của học trò, sau đó bảo sẽ giúp cậu tú tài hoàn tất việcnày. Anh ta thay học trò viết một bài cầu nguyện, sau đó hai thầy tròđến miếu Thành Hoàng thắp hương. Dừng lại ở đây, chúng ta thật sự chưanhận thấy điểm gì sai sót ở cậu tú tài, ai ngờ sau khi từ miếu trở về,thần Thành Hoàng nhập vào thể xác của một thầy cúng, tuyên phán với cậutú tài rằng: “Số mệnh của nhà ngươi năm thứ hai Vạn Niên sẽ đỗ trạngnguyên, hưởng thọ chín mươi tuổi, thầy giáo của ngươi cũng đỗ tiến sĩnăm đó. Nhưng nay ngươi đã bị cắt cái lộc đó, ngươi sẽ chết yểu năm mười chín tuổi, và thầy giáo ngươi cũng bị xử moi ruột mà chết. Tội trạngcủa ngươi là gì? Đó là ngươi không thông qua “sự cho phép của bố mẹ, vàlời người mai mối” mà định yêu đương với con gái người ta!” Quả nhiên,đến ngày hôm sau, cậu tú tài mơ thấy thần Kim giáp tay lăm lăm cầm búarìu, còn thầy giáo mình đang kêu đau bụng như bị ai cào xé trong đó. Bangày sau, cả hai thầy trò cùng bị lấy đi mạng sống. Còn người con gáitrên núi đó, có lẽ cũng không nhận được kết quả tốt đẹp gì, bởi chiếutheo lô gic quan phụ mẫu ở “huyện My Ô”, chút “rung động” của Tiểu PhóBằng sẽ là kết quả “bán lẳng lơ” của Tôn Ngọc Giảo.

Tình cảm namnữ là thứ tình người căn bản nhất, chỉ có điều bởi có “tà niệm” này màcả thọ lẫn lộc đều bị tước hết, thay vào đó là “án xử trảm”, dụng tâm ởđây là diệt bỏ triệt để tình người. Xem xong câu chuyện này, khi đó tôichỉ có một suy nghĩ, giữa trời và đất không có địa ngục thì tốt quá, nếu có thì nó chắc chắn do Tiền Hy Ngôn xây dựng nên! Đến cuồi triều Thanh, Trần Dị cho rằng mẩu chuyện này có tác dụng đối với lòng người trongnhân gian, quan điểm này được ghi trong tác phẩm Y viên đàm dị, còntrong tác phẩm Đàm dị lại ngợi ca Đàm Phúc Đường, có thể thấy Tiền HyNgôn không thiếu những người có cùng quan điểm. Đừng cho rằng nhữngngười này chỉ là những “ông đồ cổ hủ” không thông “đạo lý làm người”,như ông Chu Tác Nhân có nói, họ “kìm nén sự thể hiện của bản tính người, nhưng lại đắm đuối theo những ham muốn biến thái”, càng là những ngườidung tục thì càng muốn đóng thành những bậc chính nhân quân tử; Nhưngcái tà niệm trong lòng lại làm cho họ dù có đóng thế nào cũng gượng gạo, cùng lắm cũng là loại quái vật dị hình mất hết nhân tính. Trong Đàm dị, Trần Dị từng thở dài rằng, quan phủ trong nhân gian không thể ghi lạihết những hành vi. Ngôn từ, và suy nghĩ của tất cả mọi người trên thếgian. Ông cho rằng sổ thiện ác trong Diêm phủ có tác dụng bổ sung thêmnhững điểm thiếu sót của dương thế. Người này giữ chức tuần phủ An Huy,Lễ bộ thị lang, xem chừng ông ta rất muốn đưa toàn bộ sự thống trị cácđặc vụ của điện Diêm Vương vào trong quan phủ để trị quốc, trị dân. Từđây có thể suy ra sự thấp hèn về nhân cách, sự thiển cận về tri thức của hắn. Trong tiểu thuyết Cái nhìn lạnh cuối triều Thanh có viết, một kẻtên Trần Lục Chu hằng ngày mặc quần áo của Phật, ăn đồ ăn của Phật, ởcùng với Phật qua ngày – hắn chính là kẻ thấp hèn được nói trên. Tiểuthuyết có nói, cuối cùng hắn chết do ăn linh dược của tiên cơ, điều này e rằng cũng không có căn cứ.

Sau thời Tống – Nguyên, sổ thiện áccủa Diêm phủ về cơ bản đã trở thành một đạo cụ biểu diễn thuộc loại cấpthấp nhất của những kẻ ngụy quân tử. Ngay từ thời Nam Tống, quyển sổthiện ác này đã có một tên gọi khác, tức Diêm phủ có hai quyển sổ thiệnvà ác, dựa vào từng người để phân biệt chúng, tức người thiện thì ghitrong sổ thiện, người ác thì ghi trong sổ ác (xem chương Thử bàn về cung Thái Thanh, quyển mười sáu, cuốn Di kiên chí bổ của Hồng Mại). ĐếnHương ẩm lầu tân đàm, quyển hạ của Lục Trường Xuân, người đời Thanh lạixuất hiện cách nói “sổ công lao và tội lỗi”, tức mỗi người đều lập chomình quyển sổ thiện ác, ngoài quyển “ghi những bổng lộc nhận được lúcbình sinh”, còn có một quyển chuyên “ghi chép những công lao và tội lỗi” của mình. Có người tự nói với Diêm phủ qua quyển sổ cá nhân của mìnhrằng, hồi nhỏ anh ta lấy trứng rùa làm đồ chơi, một lần do không cẩnthận làm trứng rùa bị vỡ, đây thuộc vào tội sát sinh, người này vô cùngthành thật, đem kể việc “thất đức” nhất cả đời mình cho Diêm phủ biết.

Những người như vậy hiếm nhưng không phải là duy nhất. Chương Ông họ Thangtrong Liêu trai chí dị là bản tự thuật của một “đạo đức gia”, cũng rấtgiống với “bảng công lao và tội lỗi” của những kẻ ngụy quân tử. Tronggiây phút cận kề giữa sự sống và cái chết, tất cả những việc thiện và ác xảy ra trong cả đời người đều được trình báo như được phát băng ghihình vậy. Còn việc “ác” lớn nhất, đáng ghi nhớ nhất của ông họ Thang này lại là “khi lên bảy, lên tám, ông ta đi tìm bắt chim sẻ và đã bắn chếtnó”. Câu chuyện này được ông ta tự kể sau khi tỉnh lại, cái đạo đức giảcủa người này được tạo dựng một cách quá mức. Nếu đoạn văn này của Bồlão tiên sinh không có hàm ý châm biếm đả kích thì quả thật người đọc sẽ thấy ghê tởm khi đọc đến những dòng này.

“Sổ công đức và tộilỗi” của Diêm phủ chính là bản dịch “bảng công đức và tội lỗi” của dương gian. Các nhà Đạo học xin chỉ thị sớm mà báo cáo muộn, hằng ngày đều bỏ ra mấy tiếng đồng hồ tự mình phê phán, tự mình sửa chữa, rồi lại đaukhổ tự kiểm điểm, tự phê bình. Đối với xã hội ngày nay, việc này có vẻkhá nực cười, nhưng khoảng bốn mươi năm về trước chúng tôi lại có ý định phổ cập nó ra toàn xã hội, và gần như đã đạt đến cảnh giới “sáu trămtriệu người dân đều theo Đạo học”.

Thế là khi nghĩ tới đúng bốnmươi năm về trước, tôi vừa về nông thôn làm thầy giáo (nói là giáo viêncấp hai, nhưng thực chất là “cấp một đội mũ cấp hai”). Đầu tiên tôi tham gia một lớp bồi dưỡng giáo viên. Một giáo viên đứng lên phát biểu, tiêu đề vừa được nói ra đã khiến người nghe thấy giật mình, đó là: “Tôi rấtphê bình tư tưởng dâm loạn của mình.” Nhưng khi nghe tiếp, chúng tôi dần dần hiểu ra vấn đề, anh ta chỉ muốn kiểm điểm một việc, đó là muốn đổinhững cái nơ vải trên quần áo thành những chiếc cúc nhựa mà thôi. Nhưnganh ta nói “nếu có tuấn ý, ắt sẽ có dâm ý” (“tuấn ý” có lẽ chỉ ham muốnyêu cái đẹp? Câu nói đó được đọc theo âm địa phương, cho nên dù đã đượcnhắc lại nhiều, nhưng tôi vẫn không nghe hiểu, vì vậy tôi bàn gặp riêngngười đó thỉnh giáo, vì vậy mới làm tôi nhớ đến tận ngày hôm nay). Sauđó anh ta sử dụng nhiều điều khoản luật mới ban hành lúc bấy giờ để hùng biện cho câu nói của mình, vấn đề này nối tiếp vấn đề kia, cuối cùnganh ta suy ra mình là thành phần hư hỏng phản cách mạng (lúc đó, dù anhcó tội phạm gì cũng đều thêm vào đó ba chữ “phản cách mạng”). Sau khicuộc họp kết thúc, tôi vội vã chào người giáo viên đó, vì tôi e “tên lưu manh đang chờ trợ cấp” này cảm thấy ngại mà thôi. Thực ra là tôi đãnghĩ quá nhiều, bởi người đó không những không tỏ thái độ gì gọi là engại, thậm chí anh ta còn đoán rằng lãnh đạo sẽ nhanh chóng bầu anh tatrở thành người phát ngôn điển hình. Có người nói, bài phát biểu đó thực chất là do lãnh đạo lên kế hoạch sẵn, điều này cũng không cần thiếtphải trách mắng, bởi mấy chục cuộc thảo luận nhóm lúc bấy giờ đều làngồi nhìn nhau, yên lặng tới mức khó chịu. Và kết quả sau cùng của những cuộc họp lớn lại là “sự hào hứng”, tiếp tục mở các cuộc họp nhỏ, mỗibài phát biểu đều như bắt đầu “dâm loạn”.

Nhưng nếu cho rằngnhững người dân như chúng ta dễ dàng bị tu thành môn đồ của các nhà Đạohọc là điều quá sai lầm. Ở cái thời đại cấm những ham muốn đó, thần kinh của con người trở nên vô cùng nhạy cảm, từ việc bào khoai lát, cho đếndiễn kịch, các cuộc họp phê bình và tự phê bình, tất cả đều được ngườita liên tưởng, vận dụng đến mức các nhà văn chân chính cũng phải nểphục. Chỉ một chữ “dâm” đó đã có thể kích thích trí trưởng tượng của mọi người, để rồi từ đó nó không ngừng được phát huy, khai quật. Từ một bữa cơm khoai cơm sắn, cuối cùng có thể được mọi người tưởng tượng thànhđại tiệc với tám món mặn và tám món chay. Đầu tiên có người cúi xuốngcười thầm, sau đó người khác đứng lên hưởng ứng, thế là dần dần chủ đềchính được dẫn dắt sang tà đạo, được thảo luận sôi nổi hơn, hào hứnghơn. Đúng lúc đó, lãnh đạo sở Giáo dục đến, họ cũng chỉ cười mắng mộtcâu: “Đồ quỷ”, để tỏ rõ lập trường không ủng hộ mà cũng không ngăn cấmcủa mình, nhưng có lẽ trong lòng họ cũng thầm đắc ý bởi bản lĩnh kiểmsoát tình hình của mình. Vào lúc này, phía nữ giới có đặc quyền khôngcần phát biểu, thậm chí họ có thể đỏ mặt rồi chạy ra ngoài chuồn mấtcũng không ai thắc mắc gì. Bây giờ nghĩ lại, “nhóm bốn người” chúng tôithật là ngu ngốc, ngu ngốc ở chỗ chúng tôi thật sự cho rằng cả thiên hạđều được họ bàn luận thành thật, tư tưởng thống nhất, ai ai cũng trởthành người máy số một, như vậy chẳng phải con người sẽ không biết thếnào là thiên tính, không biết gì là lương tri nữa hay sao? Những điều đó sẽ để lại dấu ấn không dễ phai mờ.

Tiếp tục sự phát triển, cómột loại sổ Diêm phủ tên gọi là sổ “Xuất cung khan thư – Đọc sách khiđại tiện”(tức tất cả những người có sở thích “tam thượng” là mã thượng – trên lưng ngựa, chẩm thượng – trên gối, xí thượng – trên nhà xí) đềuđược ghi vào trong sổ này. Có lẽ quyển sổ này chuyên dùng cho những tênđặc vụ ngồi xổm trong nhà xí để ghi chép, cuối cùng âm ti sẽ dựa theo số lượng những cán gỗ, cán trúc dùng để lau chùi sau khi đi đại tiện củahọ để tính tuổi thọ. Chương Dư thu thất học sĩ, quyển một, Bắc đông viên bút lục sơ biên của Lương Cung Thần có viết:

Diêm Vương cầm sổsinh tử đọc, Xí phán quan nói: “Tuổi thọ của người này vẫn chưa hết, tại sao lại đưa đến đây?” Phán quan nói: “Người này đọc sách khi đi đạitiện, nên thần đã trừ bớt tuổi thọ của hắn.” Diêm Vương cầm lấy quyểnsổ, viết lên bìa ngoài bốn chữ lớn “Xuất cung khán thư”.

Đọc đếnđây, tôi bỗng cảm thấy ngạc nhiên, tuy tôi chỉ có sở thích “một thượng”, nhưng nó lại chính là “xí thượng”! Nhưng thiết nghĩ, sở dĩ tôi chưađược tiếp kiến Diên Vương có lẽ vì khi vào nhà vệ sinh tôi chưa từngmang các loại sách thánh hiền vào đọc, cho dù có mang vào tờ báo thì tôi cũng chỉ xem những quảng cáo bán nhà cũ mà thôi. Tuyệt đối không đượcmang sách thánh hiền vào nhà vệ sinh, điểm này ngay cả những người dânthường ngô nghê, lỗ mãng không cần nghe cũng biết. Tôi thường thấy cácđồng nghiệp lo lắng lục lọi trong đống sách, vậy nếu không phải là cấptrên đến kiểm tra thì chắc chắn là nỗi bức bách bên trong cơ thể đangthúc giục, lúc này bạn thử đưa cho họ một quyển sách thánh hiền xem,chắc chắn trăm phần trăm bạn sẽ bị từ chối khéo. Nếu dựa vào trường hợpGia Cát cung kính trước phân gà và trứng gà, thì những bài văn bày tỏnhững tâm đắc về điều đó đương nhiên cũng không được mang vào nhà xí.

Không những thời cổ đại, mà ngay cả những năm tháng “tay không rời sách hồngbảo[5]” khi đi vệ sinh chúng ta cũng thường gặp vấn đề như vậy. Chúng ta cũng đã từng gặp những người một tay giơ cao còn một tay đang làm “công tác vệ sinh”, động tác đó tuy không khó, nhưng lại rất khó giữ đượclâu, và không phải bất kỳ người bình thường nào cũng có thể bắt chướcđạt hiệu quả đến vậy, không khéo lỡ tay sẽ để lại mối hận nghìn thu. Vìkhó đến vậy, nên nó trở thành loại khác biệt, mà người kia cứ hễ vào nhà xí là giơ cao tay, khiến cho những người đang đi vệ sinh ở đó cũng phải vội vàng đi theo, rõ ràng người đó đã thành thạo trong việc lôi kéongười khác nhảy vào vùng đất chết. Và thế là có người bày tỏ sự khônghài lòng, tiết lộ người đó đang cố ý bảo người khác mang “sách hồng bảo” bỏ vào hố phân. Cũng may mà anh ta xuất thân tốt, lại là người ngaythẳng, tuy lòng người khó đoán nhưng tính tình “chân chất”, thôi thìcũng cho qua, nhưng hành động sáng tạo này từ đó không còn xuất hiệnnữa. Sau này tôi đến một địa phương ở miền Nam, thấy bên ngoài các nhàvệ sinh công cộng đều đặt một chiếc bàn gỗ, bên trên trải vải đỏ, đồngthời có một từ giấy nhắc nhở màu đỏ, ai có nhu cầu dùng nhà vệ sinh, xin tạm thời đặt “sách hồng bảo” ở đây. Sự nhắc nhở chu đáo, chân thành này thật khiến người ta cảm động, đáng tiếc khi đó có một số người khôngkìm nổi sự yêu quý đối với những quyển sách, đã tiện tay lấy mất hoặcnhanh tay dùng sách khác tráo đổi, hiện tượng này xảy ra rất nhiều,khiến chiến lược này chưa thể đạt đến tiêu chuẩn hành vi và quan niệmđạo đức được mọi người công nhận, thật đáng buồn thay!

[5] Sách hồng bảo: sách ghi lại những câu nói của Mao Trạch Đông

Nhưng trong lúc đi vệ sinh người ta vẫn muốn tìm một việc gì đó để làm. Cổnhân nói “tiện nhân” thường có bốn dáng điệu như sau, đó là ăn thì chậm, đi đại tiện thì nhanh, dễ ngủ say, quần áo lôi thôi”, muốn trở thànhmột người quý phái, ít nhất anh cũng phải ngồi trong nhà xí mười mấyphút. Ở đó mười mấy phút mà không việc gì làm thì quả thực không phù hợp với điều mà cổ nhân răn dạy “quý trọng thời gian”, vì

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN