Tắt đèn kể chuyện ma - Chương 9: Sự Hài Hước Của Đầu Lâu
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
119


Tắt đèn kể chuyện ma


Chương 9: Sự Hài Hước Của Đầu Lâu


Có những người tự nhận mình không có khiếu hài hước, nhưng cái sự hài hước, hóm hỉnh lại đềutìm đến với họ như một định mệnh, ví dụ như: “quỷ bủn xỉn, giả đạo học,chủ nghĩa Mã Ly lão thái thái… Những chiếc đầu lâu đáng thương ấy, tuyhọ rất an phận nhưng không may lại có mối liên hệ với sự hài hước củacon người.

Đầu lâu, cũng chính là hộp sọ của con người, ngay cảkhi các vị độc giả chưa hề nhìn qua trong thực tế thì cũng có thể suyđoán được hình dạng đại khái của nó như thế nào. Tôi tin rằng chỉ cầnnghĩ đến đã có không ít người nảy sinh cảm xúc vui mừng đối với nó.Nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến việc có một số người dùng nó để vẽlên cờ, làm huy hiệu, hay những thứ đại loại như vậy, thậm chí là làmdấu hiệu cảnh báo trên những thứ bị cho là nguy hiểm. Mục đính chính làlàm cho con người cảm thấy sợ hãi, nhìn thấy hình ảnh đó thì sẽ lập tứctránh xa. Trung Quốc thời cổ đại, việc dùng đầu lâu làm con người có cảm giác kinh hãi, sợ sệt đã có những hiệu quả tích cực. Đó là vào khoảngthời gian sau khi diễn ra những cuộc đại chiến, người ta đem đầu lâu của kẻ địch hoặc của bách tính vô tội chất lên thành hàng nghìn đến hàngvạn đống như những ngọn núi nhỏ, và gọi là “kinh quan”. Chỉ cần nhìnthấy vô số những đống “kinh quan” đó cũng đủ khiến cho kẻ thù hồn bayphách lạc, không có gan để tiếp tục chiến đấu nữa. Còn ở nước ngoài,nghe nói họ dùng đầu lâu làm thành thiên đường và còn trở thành kỳ quannổi tiếng thế giới. Mục đích của việc làm ấy chính là dùng đầu lâu đểkêu gọi, thức tỉnh trái tim thương xót, đồng cảm của con người. Nhưngdường như cũng không cần thiết phải dùng nhiều đầu lâu đến như vậy. Tómlại, đầu lâu luôn gắn liền với những ý nghĩ và việc làm hài hước, hómhỉnh của con người và khó có thể tách rời chúng ra được.

Bởi lẽ,hài hước luôn tự tìm đến cửa. Lý Cao Tác, họa sĩ thời Nam Tống có bứchọa Đầu lâu hoan hí đồ, lấy một cái đầu lâu to đặt bên một cái đầu lâunhỏ làm thành con rối, đến làm trò trẻ con ở chốn nhân gian. Ngô LaiĐình, người thời nhà Minh nói ông ta “chắc chắn sẽ có sự giác ngộ”.Nhưng giác ngộ mà ông ta nói tới đây là giác ngộ cái gì? Phải chăng làngộ ra những con rối trên sân khấu chính trị và người điều khiển nó,cũng chỉ là những đầu lâu làm trò cười mua vui cho thiên hạ? Hoặc giảngộ ra hành động người sống dùng đầu lâu làm trò chơi mà lại không nghĩrằng đầu lâu cũng đang coi đời người như một màn kịch? Điều này có lẽcần phải dẫn dắt bạn đọc đến với bức họa đầu lâu và để mỗi người xemmình giác ngộ được đến đâu.

Có lẽ bức họa Đầu lâu hoan hí đồ được xem là bức họa sớm nhất ở Trung Quốc. Ý nghĩa châm biếm và khuyên rănnhân thế phản ánh qua bức tranh là giá trị tuyệt đối không thể phủ nhậnđược. Phong nguyệt bảo giám lập ý của Tào Tuyết Cần cũng hàm chứa những ý nghĩa tương tự như vậy. Sống và chết, vinh và nhục, xưa và nay, trí tuệ và đần độn, giữa những cái thị phi và những cái chuyển đổi, con ngườiđều đã gặp phải, đã trải qua[1]. Vậy nhưng tất cả những cái đó thực tếlại không đủ súc khái quát thành bài học cảnh báo bằng việc dùng hìnhtượng đầu lâu làm phát ngôn viên, nói lên tất cả mọi chuyện một cáchngắn ngọn, hình tượng mà lại vô cùng hài hước.

[1] Viện bảo tàngCố cung có bức họa này, ngoài ra còn có Hoàng Công Vọng nói về bức họanày: “Không có chút da với thịt, có một sầu và khổ, con rối vẫn rútnhững sợi dây, làm một con rối giống như con thỏ đê mua vui cho ngườikhác”.

Đương nhiên, tổ tiên của đầu lâu hài hước ấy chính làTrang Tử – Chí lạc biên, trong đó có dẫn ra một câu chuyện rất nổitiếng. Trang Tử trên đường đi đến nước Sở, tình cờ trông thấy một cáiđầu lâu ven đường, bỗng trào lên sự xúc động, xót thương nghẹn ngào,muốn mời Mệnh sứ đại tư làm cho sống lại. Nhưng chiếc đầu lâu đó liềnvội vàng nói: “Ta đang ở trời Nam, cuộc sống vui vẻ vô lo, vô nghĩ, nếusống lại làm người ở chốn nhân gian, như vậy chẳng phải sẽ vất vả lắmsao!” Lời từ chối của đầu lâu vô tình khiến cho việc thương xót, đồngcảm của Trang Tử trở thành chuyện nực cười, hài hước. Sau này, TrươngHoành thời Đông Hán lại bắt chước, tiếp tục làm theo phong cách đó, viết một bài Đầu lâu phú, ám chỉ chủ nhân của chiếc đầu lâu đó chính làTrang Tử. Trang Tử mượn đầu lâu để nói lời của chính mình, Trương BìnhTử phá vỡ điểm này, thậm chí có phần sáng tạo hơn. Trong Chí Lạc của LỗTấn đã cải biên cuốn kịch nói tiểu thuyết Khởi tử, đem huyền đàm tronggiấc mộng của Trang Tử để nói lên một phần thực tế trong đời sống củacon người, khơi gợi một nỗi đau đớn trong sự hài hước, ai ai cũng biếtchuyện này, vì vậy tôi sẽ không nhắc đến nó nữa. Nói tóm lại, đầu lâutrong các tác phẩm văn học của Trung Quốc tưởng như chỉ đóng những vởkịch thoải mái, nhẹ nhàng nhưng ngẫm lại, kỳ thực đó lại là một vai diễn vô cùng nặng nề và phức tạp. Nhưng đạo lý to lớn của Nam Tất chân nhângửi gắm qua những câu chuyện đó đọng lại sau cùng chính là một chữ“huyền”, huyền hoặc, huyền hồ, huyền ảo… Sau khi đọc xong câu chuyện,gấp trang sách lại nó vẫn còn ám ảnh, dẫn dắt con người ta đi theo mộthướng khác rồi rơi vào cái vòng quái quỷ của Hamlet. Không biết là cóbao nhiêu “tâm đắc” để có thể hiểu hết ý nghĩ của nó mà cắt nghĩa được ý nghĩ đơn giản của cuộc sống. Sống hay chết? Đó là cả một vấn đề. Vì thế chương truyện này sẽ bắt đàu từ các câu chuyện về một loại đầu lâu hómhỉnh mà thiền tục. Đã nhắc đến hai chữ thiền tục thì khó tránh khỏinhững đoạn nói đùa ác ý sẽ nhiều hơn một chút, nhưng cũng không hẳn làkhông có lợi trong việc giáo dục nhân cách của con người. Trang Tử chẳng phải đã từng đưa ra mệnh đề “đạo và phân tiểu” hay sao? Vậy thì hãy nói chuyện về đầu lâu cà phân tiểu.

Tác phẩm sớm nhất nói tới vấn đề này là U minh lục của Lưu Tống, Lưu Nghĩa Khánh: Phổ đại tư, Mã Hoàn Ôn khi làm quan cai quản ở Giả Kỳ (nay thuộc tỉnh An Huy), dưới quyền cótham quân họ Hà, buổi sáng sớm đi ra ngoài, trong lúc đang điều tra, tựnhiên muốn đi vệ sinh gấp, mà gấp quá không còn thời gian để tìm vị tríthích hợp, liền xà ngay tại chỗ, làm rơi vãi vào một cái đầu lâu. Đếnkhi anh ta quay về chỗ ở, khi ngủ trưa liền nằm mộng, gặp một người phụnữ nghiêm nghị, chửi thẳng vào mặt anh ta: “Đồ khốn nạn! Tôi vốn là mộtgiai nhân, hà tất phải làm tôi chịu ô uế như vậy? Hãy đợi đến khi mànđêm buông xuống, ngươi sẽ tự hiểu ra sự minh bạch lợi hại như thế nào?”Lúc đó, ở khu vực này có rất nhiều mãnh hổ, ban ngày có ít người đi lại, đến ban đêm thì lại càng không có ai dám đi ra ngoài. Nhưng vị Hà thamquân có cái tật là phàm là việc gì chứ việc khó nói ấy thì không thểnhẫn nhịn được. Anh ta khoét một lỗ trên bức tường của khuôn viên, đêmđến muốn đi tiểu tiện, liền ra chỗ đó biến nó thành chỗ đi vệ sinh.Không may cho anh ta, đêm nay anh ta lại mắc tiểu, vội vã đi ra ngoài“huyệt đạo”, đang “dở việc”, đúng lúc có con hổ đi đến nơi này. Khôngbiết đột nhiên có linh cảm từ đâu đó, con hổ quay đầu lại, hung dữ cắnmột phát vào chỗ kín của anh ta. Và thế là cái mạng của Hà tham quân đãđược “chu du” xuống nơi âm phủ. Đến âm phủ rồi, Hà tham quân mới thực sự hiểu được cái sự “minh bạch lợi hại” mà người phụ nữ trong giấc mộngnhắc tới. Bởi lẽ, theo quan niệm con người khi chết có hình dáng như thế nào, thì đến khi đến làm ma dưới địa phủ vẫn giữ cái dáng vẻ ban đầuđó. Điều đó cũng có nghĩa chỉ trong tích tắc Hà tham quân từ một ngườiđàn ông mạnh mẽ bỗng chốc trở thành “yêm quỷ”.

Điều kỳ lạ trongcâu chuyện này là làm sao cách một bức tường mà hổ vẫn có thể cắn được(có thể bức tường ấy chỉ là một bức tường làm bằng bùn đất?). Những tình tiết cụ thể thì không cần phải tìm hiểu sâu nữa, chỉ nói đến việc chủnhân của chiếc đầu lâu đó có tâm địa tăm tối một chút. Hà tham quân chỉlà gấp quá, không thể giữ thể diện nên đành phải làm bừa, vì không để ýnên vô tình mà chuốc vạ vào thân. Nhưng cũng có thể cái đầu lâu vốn chôn một nửa dưới đất, một nửa lộ thiên, có như thế mới lĩnh đủ cái hànhđộng vô tâm của tên quan họ Hà. Hơn nữa, chiếc đầu lâu đó, chắc chắn nếu không phải chuyên gia thì rất khó phân biệt là nam hay nữ. Nói tóm lại, Hà tiên sinh tuyệt đối không phải cố ý phạm phải ba điều đại kỵ đó. Nếu như cộng thêm hình phạt nữa, thì cũng thôi thôi, không thể để linh hồnnhập vào mãnh hổ rồi thiến đi của quý của người ta được! Người phụ nữnày có thủ đoạn rất độc ác, hành động ấy thật sự làm cho thiếu nữ khuêcác cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ. Vì vậy, mặc dù câu nói “trồng cây nàoăn cây đấy” là không sai nhưng mà câu bình phẩm “bản thân là một giainhân, hà tất phải đi cắn “của quý” người khác” thì phải trả lại cho vịnữ sĩ này.

Nhưng bất luận thế nào, “tiểu tiện bừa bãi” lên đầulâu của người đã khuất là điều không đúng, cho dù đó là nơi hoang dã,quy tắc là không được để nó biến thành thùng rác đựng những thứ bỏ đi,mà phải coi đấy là di thể của người trưởng thành. Vẫn có người chưa được thực sự coi những thứ đó là đã thành “nhân”, mà lại cho rằng đó là kẻyếu đuối, tùy tiện bắt nạt và đương nhiên người này chắc chắn sẽ bị báothù. Quyển một, Đầu lâu báo thù trong Tử bất ngữ của Viên Mai có viếtmột câu chuyện có nội dung tương tự với câu chuyện liên quan tới Hà tham quân, nhưng nhân vật chính lại là một kẻ ác, làm cho người ta có cảmgiác hoàn toàn không giống nhau.

Tôn Quân Thọ bản tính ngôngcuồng, ác bá, luôn vô lễ với thần thánh và ngược đãi ma quỷ. Một hôm,hắn đi dạo trên núi cùng mọi người, bỗng đau bụng và muốn đi vệ sinh,tìm chỗ kín đáo một chút, thấy một cái đầu lâu gần đó, hắn liền đến vàngồi xổm lên, hắn lại dám đem miệng của người ta làm bồn cầu cho mình.Sau khi giải quyết xong, vị hán tử này còn chưa hết đắc ý, liền nói đùavới chiếc đầu lâu: “Nhà ngươi ăn có ngon không?” Không ngờ chiếc đầu mởto miệng nói: “Ngon!” Bản lĩnh của người này thực sự cũng rất tầmthường, lúc này hắn vội vàng kéo quần lên và bỏ chạy, còn chiếc đầu lâukia thì giống như quả bóng lăn theo hắn ta, mãi đến chỗ cây cầu, vìchiếc đầu lâu này bị rơi xuống dưới nên đành phải quay về. Nhưng việchắn bị báo ứng thì mới chỉ là bắt đầu mà thôi. Hắn quay về nhà, mặt mũigiống như người đã chết. Sau đó hắn mắc một loại bệnh kỳ quái, cứ đi đại tiểu tiện rồi bốc lên ăn, mà còn tự nói: “Nhà ngươi ăn có ngon không?”, đúng là ứng với câu “tự ăn hậu quả của mình”. Hắn cứ thế ăn ba ngàyliền, nhưng mà cái “ba ngày” không phải là giới hạn trừng phạt của hắn,mà đó là ngày tận thế của hắn ta.

Làm người cũng nên có chút nhân tâm, bạn có thể không tin vào quỷ thần nhưng cũng không nhất định phảiđi sỉ nhục quỷ thần. Giống như vị ác nhân vừa rồi, hắn sỉ nhục quỷ thầnthực tế là phát sinh từ ngày bình thường quen áp bức người lương thiện,giống như kẻ thống trị khai quật mộ của người khác, sỉ nhục tiền bối của người khác là cách mà chúng chuyên dùng để khống chế muôn dân trăm họvậy, đó không đơn giản là chuyện “không tin vào tà ma”. Vì vậy, nếu chỉlà tự ăn phân của của mình thì cũng có thể tính là “trị bệnh cứu người”, nhưng người này làm điều ác quen rồi, chết cũng không có gì đáng tiếc.

Nhưng quay trở lại sự việc, ngay cả khi chúng ta “không tin vào tà ma” thìcũng không cần phải thể hiện ra bằng cách dùng thái độ sỉ vả, làm nhụcquỷ thần. Người dũng sĩ đối với thi thể của kẻ thù còn tỏ thái độ tôntrọng, những việc như đạp phá bài vị, đạp đổ tượng gỗ, khai quật mộ cổ,ngay cả khi làm người có bản lĩnh thì cũng vẫn có những người dùng ý chí mạnh mẽ của mình để chèn ép người khác. (Về việc đẩy tượng gỗ ra khỏivị trí của nó là vì muốn dành chỗ ngồi cho bản thân mình, cái đó dườngnhư là chuyện khác, nhưng thực tế đó là kết quả của việc “có nước chảylà thành mương”, làm việc ác nhiều lần liền trở thành quen tay, quentính.) Đạo lý rất đơn giản, bởi vì người bạn làm tổn thương không phảilà những người được bạn tôn trọng, bởi vốn dĩ bạn cho rằng thần quỷ làhư vô, hành động đó chính là bạn đã làm tổn thương đến con tim của những tín đồ tin vào thần quỷ. Ngay đến đầu lâu, bạn vẫn có thể thấy rằng,giữa trời đất này nó là vật bỏ đi, nhưng đối với con cháu của chiếc đầulâu kia thì quyết không cam tâm ngồi xem đâu. Đến xem tên lưu manh vôđạo sống dưới gầm trời này cũng vậy, chắc chắn họ sẽ không lấy đầu lâucủa tổ tiên mình làm bình đựng nước tiểu, nhưng họ lại đem tổ tiên nhàngười khác ra làm trò chơi, lúc này họ cho rằng việc đó không vấn đề gì, thậm chí còn cảm thấy rất vui sướng. Nghĩ mình mà nhớ đến người, nhữnghành động như vậy quả thực vô cùng thất đức.

Mà kết quả của những hành động thất đức là khó tránh khỏi việc đầu lâu của tổ tiên mình cóthể bị người khác hành xử tương tụ, thậm chí còn vô tình làm bỉnh đựngnước tiểu của chính mình. Theo Kỳ Vân trong Việt vi thảo đường bút ký,quyển bốn, Bạch sắc u mặc dẫn ra một câu chuyện: “Một tiểu tử đi tiểuvào đầu lâu, cũng là một đầu lâu chết chìm, chiếc đầu lâu này tức giậnkêu to, nhảy lên cao lớn như người. Tên tiểu tử hỗn láo này sợ quá, liền chạy một mạch về nhà, nhưng không ngờ rằng chiếc đầu lâu lại dẫn theomột đám cô hồn, dã quỷ đánh đến tận nhà. Hai bên cùng thỏa thuận để hòagiải, mới biết chủ nhân của chiếc đầu lâu bị chết chìm chính là cao tổmẫu của tên tiểu tử hỗn láo này! Lão thái thái thương nhớ con cháu nênkhông tính toán với hắn nữa. Nhưng chuyện đã đồn đi khắp làng trên xómdưới, chỉ cần nhắc đến gia đình này, mọi người đều nói: “Trương gia đitiểu vào miệng của bà tổ mẫu.” Nếu không bị đồn thổi như vậy thì đãkhông bị Kỳ Hiểu Phong ghi vào dã thừa rồi.

Những thứ ô uế nhưvậy, nói nhiều sẽ làm người khác không vui, vậy thì thêm thắt những thứkhác vào chắc hẳn sẽ tạo cảm giác thú vị hơn nhiều. Mã Việt thời nhàMinh có viết bài Mã thị nhật sao, trong đó có đoạn nhắc đến việc đem củtỏi to nhét vào miệng đầu lâu.

Đồ ngự phòng của Thái giám LaiĐịnh, sáng tinh mơ đã đi ra khỏi thành, đến buổi trưa đã đến DươngPhòng, bọn họ ngồi dưới gốc cây liễu to, bỏ rượu thịt mang theo ra đểăn. Lai Định dùng tỏi băm nhỏ ăn kèm với thịt hun, đang ăn rất ngonlành, khi quay đầu lại, bỗng nhìn thấy có một chiếc đầu lâu ở bên cạnhmình, liền lấy hai miếng thịt kẹp với tỏi rồi nhét vào miệng đầu lâu.Nếu sự việc chỉ đến đây thôi thì cũng không cần phải nói thêm nữa, nhưng Lai Định lại nói đùa một câu, hỏi đầu lâu: “Cay không?” Không ngờ chiếc đầu lâu này liền đáp lời: “Cay!” Sau đó kêu liên tục không ngừng, ngaycả khi miếng thịt trong miệng đầu lâu đã được lấy ra rồi, nó vẫn khôngngừng kêu. Lai Định không còn cách nào khác, liền đi nhanh đến Nam HảiTử, nhưng tiếng kêu cay kia lúc nào cũng văng vẳng bên tai, mãi đến khivào thành Bắc Kinh, lúc đó tiếng kêu mới dừng lại. Nhưng sự việc vẫnchưa kết thúc, Lai Định về đến nhà liền mắc bệnh, vài ngày sau thì chết.

Không thể đùa giỡn với chiếc đầu lâu côn đồ này được, nó không thích đùa, chỉ một câu nói đùa mà đã trở thành kẻ thù. Con người bất luận giàu, nghèo, thiện, ác, một khi đã mạo phạm đến đầu lâu thì dù sự việc diễn ra cókhác nhau thế nào thì cũng sẽ chịu chung một hậu quả cuối cùng. Nhưngthực tế không hẳn vậy, vì cũng có những đầu lâu vẫn còn tồn tại bản tính khi làm người. Đối với một chiếc đầu lâu không quen biết, cũng giốngnhư một người đi đến ngõ hẹp, gặp người hỏi chuyện, trước tiên phải quan sát một chút về đối phương, thân phận là gì, để tránh việc không cẩnthận lại đập vỡ đồ gốm, mạo phạm người ta. Ngày thường vị thái giám nàycó thói quen nói đùa với các vị “lão tiên sinh” trong triều đình, nhưngkhông ngờ lại giẫm phải đầu lâu của một tên lưu manh.

Dương Phụng Huy, người cuối đời Thanh, trong Nam cao bút ký của mình cũng có nhữngcâu chuyện tương tự như vậy. Ông dẫn ra hình ảnh đầu lâu của các dân tộc thiểu số gần ngôi chùa ở Cam Túc, so với đất ở ngoại thành Bắc Kinh thì dày hơn rất nhiều. Có một vị thương gia nhiều chuyện đã nhét vào miệngđầu lâu một quả ớt, rồi tiện miệng nói: “Khắc cánh nhất khắc cánh?”“Khắc cánh” trong tiếng dân tộc thiểu số có nghĩa là “cay”. Không ngờđầu lâu đáp lại: “Khắc cánh! Khắc cánh!” Sau đó chiếc đầu lâu đi theoanh ta đến khắp nơi, và tiếng “Khắc cánh! Khắc cánh!” lúc nào cũng văngvẳng bên tai vị thương gia này. Thương gia thấy phiền muộn bèn kêu cứu:“Tôi chỉ là nói đùa vậy thôi, lão huynh đi theo tôi suốt như vậy đến bao giờ mới thôi đây?” Lúc này nghe thấy có tiếng người đáp lại: “Xương cốt của tôi bị lộ ra ngoài, linh hồn không thể quay trở về được, chịu cảnhphong hàn nơi hoang dã, cỏ hoang núi không, nếu là người quân tử nhìnthấy thì ít nhất cũng phải tỏ ý thương tiếc chứ, đằng này ông lại đemtôi ra làm trò đùa! Tôi sẽ “Khắc cánh” vĩnh viễn bên cạnh ông.” Vịthương gia này biết rõ ngọn nguồn, liền vội vàng quay lại nơi hoang dãvừa nãy, tìm thấy chiếc đầu lâu đó, chôn cất tử tế, và quả nhiên từ đókhông còn nghe thấy tiếng “khắc cánh” nữa.

Chôn cất xương cốt làviệc làm của người nhân từ, nhưng cũng có lúc lại gây phiền phức chochính mình. Du Việt trong Hữu đài tiên quán bút ký, quyển năm có viết về một việc ở gần thị trấn Lâm Bình, Giang Tây: “Có một người nông dânđang cắt cỏ dại, gặp một chiếc đầu lâu, người nông dân cảm thương vìchiếc đầu lâu lộ ra bên ngoài, liền đào huyệt để chôn cất. Người nôngdân này nghĩ rằng anh ta đã làm một việc thiện, nhưng không ngờ khi anhta về đến nhà liền mắc bệnh sốt rét, có quỷ nhập vào người rồi nói rằng: “Tôi đang ở bên ngoài rất vui vẻ, hà cớ gì ông phải đem tôi chôn xuốngđất, tôi thực sự cảm thấy rất khó chịu, phải giết chết ông!” Cuối cùng,gia đình người nông dân này phải cúng tế bằng rượu thịt, hóa vô số tiềnvàng mới có thể đuổi được tên khốn kiếp đó đi.

Có vẻ như chúng ta đã quá lan man lạc đề mất rồi. Bây giờ quay lại vấn đề cũ, đó là việctiểu tiện vung vãi khắp nơi như nói ở phần đầu. Cần phải biết rằng những câu chuyện như vậy xảy ra không chỉ ở một nơi mà khắp nơi, nhiều vùngtrên đất nước Trung Hoa rộng lớn, từ phương Bắc chốn kinh kỳ đến vùngGiang Nam, từ nơi văn minh hưng thịnh đến những nơi xa xôi như Tây Chùy, không có khái niệm về khoảng cách gần xa, tất cả đều có thể là vạn lýđồng phong rồi. Nhưng trong cái đại đồng nhất cũng có cái dị nhất, làmcho người ta phải nhận ra sự khác biệt về tình cảm của con người và khám phá ra nhiều điều thú vị về ma (và đương nhiên những điều đó đều thuộcvề những người sáng tạo ra các câu chuyện), vì thế sau khi tìm kiếm được chắc hẳn cũng có đóng góp chút ít giá trị cho ngành nghiên cứu dân tộchọc. Xuất phát từ những tình cảm sâu sắc của mình đối với mảnh đất quêcha đất tổ, không ít người, trong đó có cả tôi đã từng lật đi lật lạitừng trang sách để tìm ra những câu chuyện tương tự như vậy về quê hương mình. Song do việc đọc sách có giới hạn, kết quả là làm cho tôi vô cùng thất vọng, nhưng sự xấu hổ đó không bằng cảm giác lạc lõng của conngười. Những câu chuyện như thế này so với những câu chuyện cùng loạiđược phát hiện ra, quả thực, một cách vô thức bản thân tôi cùng có chútngưỡng mộ. Nhưng hy vọng những câu chuyện “vô duyên” kể ra ở đây một lúc nào đó lại gặp được những độc giả có cùng sở thích.

Lục TrườngXuân, người thời nhà Thanh, trong Hương ẩm lầu binh đàm, cuốn ba có kểlại một sự việc xảy ra ở Quảng Châu, khu thương mại phát triển nhất đấtnước thời kỳ đó. Có một người tử quê lên, mang theo một chiếc ô vàothành, trong lúc buồn đi vệ sinh gấp, nhìn thấy bên cạnh có một chiếcđầu lâu, liền diễn lại kỹ thuật như trong câu chuyện của Hà tham quân,lại còn diễn kịch và hỏi: “Mùi vị tốt chứ?” Chiếc đầu lâu đó há miệng ra đấp lại: “Tốt!” Người nhà quê vô cùng sợ hãi, cầm lấy cái ô và cắm đầucắm cổ mà chạy. Không ngờ ở đằng sau cũng như có người đuổi theo, vừachạy vừa kêu “Tốt! Tốt! Tốt!” Anh ta sợ quá liền chốn vào miếu ThànhHoàng, ở đó ma quỷ không vào được. Rất lâu sau anh ta nghĩ rằng cái vịnói “Tốt! Tốt! Tốt!” đó đã đi khỏi đây rồi, nhưng khi vừa bước ra khỏicửa miếu những tiếng “Tốt! Tốt!” lại tiếp tục đuổi theo anh ta. Ngườinhà quê ở Quảng Châu đều là những thương gia tài giỏi trong tương lai,và điều tự nhiên là họ rất thông minh, trong đầu bỗng nghĩ ra kế thoátthân. Anh ta liền chạy đến một cửa hàng gần đó mua đồ. Thương lượng giácả xong, lại nói là quên không mang theo tiền, liền để lại chiếc ô làmvật làm tin, nói là đợi tôi đi lấy tiền rồi sẽ quay lại. Anh ta ra khỏicửa liền chạy thật nhanh, quả nhiên không còn thấy tiếng kêu “Tốt! Tốt!” đuổi theo nữa. Chủ quán đợi đến khi trời tối mịt mà vẫn không thấtngười nhà quê đó đâu, chỉ còn biết đóng cửa hàng, nhưng đêm hôm đó quỷbắt đầu làm loạn. Con quỷ “Tốt! Tốt!” đó không kêu “Tốt! Tốt!” nữa, mànhập vào người ta rồi lý luận: “Hắn dựa vào đâu mà dám đại tiện lungtung vào miệng ta? Hắn đi rồi, nhưng lại để chiếc ô ở quán nhà ngươi, ta đến tìm ngươi tính sổ!” Chủ quán và ma lý luận đến nửa ngày, xem ra đây cũng là sự tinh ranh trong giới thương trường, đem vật đến để đặt làmtin. Cuối cùng, chủ quán chỉ còn cách bày tiệc rượu, hóa tiền giấy, lạicòn mời thêm mấy vị hòa thượng tới tụng kinh mới tiễn được quỷ “Tốt!Tốt!” này đi khỏi. (Câu chuyện cũng tương tự như trong Quyển tám, Quỷquai quai trong Tử bất ngữ của Viên Mai.)

Câu chuyện cuối cùngcàng không thể không nói ra, bởi vì câu chuyện này tuy nằm trong Nhĩthực lục của Lạc Quân rồi nhưng đây lại là chuyện đại danh nhân La Sínhvẽ quỷ kể lại, mà địa điểm xảy ra lại ở Dương Châu, nơi ở của một tayranh mãnh, khôi hài, chuyên ngấm ngầm giở trò mà mãnh, Vi Tiểu Bảo.

Ở những vùng đất hoang ngoại thành Dương Châu có rất nhiều đầu lâu, nếunhư có người khinh thường những cái đầu lâu đó, nặng thì bị ám, nhẹ thìbị mắng. Bị mắng cũng chẳng phải việc gì to tát lắm, nhưng nếu bị mộtchiếc đầu lâu mắng thì chắc hẳn phải cảm thấy rấy xúi quẩy rồi. Hôm đó,có một người đàn ông ngông cuồng đi cùng vài người bạn ra khỏi thành.Những người bạn cẩn thận dặn dò nhau những điều cấm kỵ, mọi người đềukhông muốn gây rắc rối với những chiếc đầu lâu kia, nhưng người đàn ôngngông cuồng này lại muốn trổ tài, liền đi về phía một chiếc đầu lâu, bắt đầu “tưới”, và còn luôn miệng nói: “Hay để ta mời ông uống rượu nhé!”Không ngờ chiếc đầu lâu này lại là một ma men, nghe thấy có rượu uốngcũng không để ý những lời tục tĩu vừa rồi nữa, liền chạy theo đòi rượuuống. Người đàn ông ngông cuồng biết là có trốn cũng không được, chỉ còn cách là cùng mấy người bạn quay về thành, vào một quán rượu. Chiếc đầulâu tuy không đi cùng nhưng linh hồn đã lên lầu từ rất sớm rồi. Mọingười ngồi vào bàn, sắp xếp một chỗ ngồi trống, cũng bày bát đũa lên,đấy là chỗ của chiếc đầu lâu ma men đó. Mọi người mỗi lần uống một chénđều phải hướng về nơi hư không đó rót một chén, và cũng không biết là đã cho vị ma men đầu lâu đó uống bao nhiêu rượu rồi, rượu đó đã thấm quacác tấm gỗ, chảy cả xuống tầng dưới. Khi tất cả mọi người đều cảm thấyđủ rồi, liền hỏi: “Lão huynh say rồi sao?” Không ngờ, chiếc đầu lâu nàylại có khí phách của Phàn tướng quân, kiền đáp: “Chết cũng như cây gỗmục, rượu kia mới chỉ đến chân tôi thôi, làm sao đã được?” Chiếc đầu lâu này đã uống đến mức không còn biết trời đất là gì nữa, những người cùng uống đã không chịu nổi, đều tìm cách đi mất, còn tên ngông cuồng kiathì khó mà thoát thân. Cuối cùng, hắn cũng lấy lý do đi vệ sinh, xuốngtầng dưới đặt ngân lượng lên quầy tính tiền rồi chạy mất. Tiểu nhị củaquán nghe trên tầng hai vẫn còn người kêu mang rượu lên, khi lên nhìnkhông thấy có một bóng người, chỉ nghe trong hư không có tiếng ngườinói: “Mang rượu lên đây”, trong phút chốc tiểu nhị bị giật mình đến suýt chết.

Lã Lương Phong thích đem những chuyện nhân tình thế tháicủa nhân gian họa vào tranh vẽ. Câu chuyện trên đây thực tế là anh tamượn đầu lâu mắng ma men, trong các câu chuyện về đầu lâu cũng không cóchủ tâm gì khác.

Chỉ cần có rượu, chết cũng không có gì đáng sợcả, đổ lên một đống phân cũng không sao cả! Vào thời đó cũng có thể được gọi là anh hùng trong thế giới của tửu, nhưng nếu như bây giờ, e rằngsẽ khiến mọi người phải dương mắt nhìn. Tất nhiên, cũng không tránh được “hậu sinh khả úy”.

Đầu lâu và ma thuật của thầy mo

Sự hài hước của đầu lâu ngẫm lại còn có sự cay đắng, xót xa vô cùng, nhưngđiều đó với họ vẫn chưa là gì, bởi trong cuộc sống đôi khi họ còn phảichịu nhiều cái không may hơn thế. Bởi vì bản thân mỗi chiếc đầu lâu đềucó linh tính nên chúng thường xuyên bị quái nhân, quái vật lợi dụng, trở thành công cụ làm hại dân sinh, đó mới là điều đáng buồn nhất.

Cũng như việc con người cho rằng đầu chính là bộ phận quan trọng nhất trêncơ thể, đầu lâu làm thi hài cũng là điều tự nhiên. Một khi xương cốt của người chết phân tán tứ phía thì vong hồn của họ cũng cần phải có chỗ để nhập vào, nhưng nhập vào bộ phận nào đây, bất kể là người hay ma nếulựa chọn, thì e rằng họ chỉ chọn đầu lâu, mà nếu đầu lâu cũng bị vỡ nát, phân tán khắp nơi, vậy thì bộ phận quan trọng nhất lúc này chính làxương đỉnh đầu. Các câu chuyện ở trên đã nói về việc đầu lâu có thểgiống như trái bóng, càng nhảy càng cao, có thể giống như chiếc bánh xelăn đi lăn lại đuổi theo người, một điều rất rõ ràng là, chỉ có đầu lâumới có thể làm được như vậy, xương cốt của các bộ phận khác không làmđược việc này. Tuy có linh tính, nhung lại là chiếc xương khô không thểtự chủ được, vì thế cho nên, vào thời cổ đại, đầu lâu và xương đỉnh đầumới được cả thầy mo và những người luyện yêu thuật rất coi trọng, bởi nó chính là nguyên liệu luyện yêu pháp của họ.

Trong tiểu thuyếtchí quái thời Minh – Thanh thường nhắc đến yêu quái hồ ly “bái nguyệtluyện hình”, trên đầu phải có một chiếc xương đỉnh đầu hoặc đầu lâu củacon người, đó là điều mà độc giả đã biết rõ rồi. Nói về xuất xứ thì cũng rất sớm, như trong Dậu dương tạp trở của Đoàn Thành Thức người đờiĐường có nhắc đến hồ ly hoang dã đầu đeo đầu lâu bái Bắc Đẩu, chỉ cầnđầu lâu rơi xuống thì lập tức có thể hóa thành hình người. Điều nàytrong Tập dị ký của Tiết Dung Nhược được viết lại cụ thể, rõ ràng hơn:

Đột nhiên có yêu quái lảo đảo đi tới, với lấy đầu lâu và đặt lên đầu, lắcđi lắc lại, nó rơi xuống đất, yêu quái không để ý đến nữa, bởi vì còn có sự lựa chọn khác. Không bốn thì năm, chọn được một cái, khâu thành hình ngọn núi cao vút. Vén lên và ngắt lá cây, hoa có thể che lấp hình thể,phải để ý nhìn trước ngó sau rồi tạo thành cái áo. Trong chốc lát đã hóa thành một người phụ nữ, yểu điệu bước đi.

Không chỉ có hồ ly,tất cả những yêu quái quấy phá, làm hại đều phải mượn đầu lâu làm phép.Quyển hai mươi, Hoàng Tư Thâm trong Di kiên đinh chí của Hồng Mại dẫn ra một đoạn: “Có một con chó mẹ đeo lên chiếc đầu lâu thì có thể hóa thành người phụ nữ, hấp dẫn những kẻ háo sắc.” Không chỉ có vậy, đáng sợ nhất là ma không đầu cũng muốn mượn đầu lâu để làm trò quậy phá, tình tiếtkinh khủng đó còn ghê tởm hơn việc ác quỷ họa bì trong Liêu trai. Ví như quyển chín trong Mộng am tạp trước của Du Giao người đời Thanh có viếtvề một câu chuyện, nói về một thư sinh yêu mê hồn một mỹ nữ, nhưng đólại là một con ma không đầu, đoạn sau của câu chuyện như sau:

Vào một đêm trăng sáng, bỗng nhiên cây liễu lung lay, một người trèo từtrên cây xuống, thân chưa đầy thước, nhìn thấy hai chân mà không nhìnthấy đầu. Một lát sau, hình hài đó móc dưới dòng nước lên chín cái đầulâu liên kết lại với nhau làm thành chiếc mũ đội lên đầu, sau đó biếnthành người con gái xinh đẹp. Người con gái đó dùng hai tay vén mái tócdài chấm đất, nhẹ nhàng đi lại dụ dỗ người qua đường.

Một chiếcđầu lâu còn có linh khí như vậy, giả dụ đem một trăm linh tám cái luồnvào với nhau, rồi đội lên trên đỉnh đầu, có khi sẽ trở thành Minh VươngBồ Tát mất. Vì vậy linh khí của đầu lâu tất nhiên sẽ được các thầy motrong dân gian chú ý và biến nó trở thành một nhân tố quan trọng trongtà thuật. Trong Thiên đài bồ tát giới sơ từng nhắc đến việc “ngườiphương Tây đánh vào xương đầu của người khác, đó là nguyên nhân chính để gây cái chết”. Thủ thuật dùng đầu lâu để gieo quẻ, ở các nước phươngTây có và người Trung Quốc cũng có, ở đây, phương thức ấy được gọi là“thần đầu lâu”. Vị thần đầu lâu này cũng giống như thần Chương Liễu(thần cây long não), nhưng cơ sở ban đầu của nó không phải là dùng đầugỗ có linh khí, mà là dùng đầu lâu của người rồi cho nhập hồn vào đó.

Cuốn Hồ hải tân văn Di kiên kế chí của Kim Thiết Danh có một đoạn ghi lại sự việc xảy ra vào năm Lý Tông Gia Hy, thời Nam Tống. Câu chuyện liên quan đến quá trình “chế tạo” thần đầu lâu. Công đoạn này vô cùng tàn nhẫn,đến nỗi làm cho người ta ghê tởm.

Hằng ngày đều rót giấm từ trênđỉnh đầu xuống gót chân, xương khớp, tĩnh mạch đều bị đóng đinh, vô cùng tàn khốc. Đợi đến khi chết đi sẽ thu những xương khô này lại, bốc lấyhồn ma và gọi là thần đầu lâu.

Trong cuốn sách này có đoạn viết:“Hôm nay người ta nói tới điều lành, dữ, bắt cóc con trai nhà người vềlàm pháp thuật.” Nhưng đây cũng chỉ là một cách nhìn nhận về việc yêuquái lừa gạt, làm hại trẻ con được lưu truyền trong dân gian. Thực tếthì phần lớn cũng chỉ là truyền thuyết mà thôi, không chắc chắn chuyệnnày là có thật hoặc sự việc nghiêm trọng đến như vậy. Vì thế, có mộtcách lý giải khác về thần đầu lâu, tuy vẫn gắn liền với hình ảnh nhữngthầy mo nhưng có vẻ đáng tin hơn một chút. Trong Đông Pha tiên sinh vậtloại tương cảm chí của Thích Tán Ninh, người đời Tống, quyển sau cótrích dẫn:

Những chiếc đầu lâu được dùng cỏ bồng xuyên qua để kết lại với nhau, ban đêm có thể cùng nhau chuyện trò, trước khi ra trậnkhông được đến hỏi, lần đầu dùng thì dùng nước thơm để rửa, vẫn dùng cây cỏ xuyên vào, làm cho khó chịu, sau đó hỏi: hoặc là chôn vùi xuống đất, trồng cây đậu, đêm đến hỏi việc cát hung (bản này có thể có chữ sai,nhưng đại ý thì không sai).

Lấy một cái đầu lâu, dùng nắm cỏ kích thích vào những lỗ hổng như mắt, thậm chí có người còn đem đầu lâu nàylàm chậu hoa, trồng cây lên, làm cho rễ cây ở bên trong mọc lung tung,do việc này có thể ép đầu lâu phải dự báo cát hung, chủ ý này quả thựcrất tàn nhẫn. Bởi vì theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, xương khôtrong những ngôi mộ sợ nhất là bị giày vò. Trong Thuật dị ký của HoànTrung Chi có nói đến một hồn ma báo mộng cho người, nói là trong mắtmình có vật gì đó đâm vào, làm ơn hãy rút nó ra. Người này tìm được thithể của hồn ma, quả nhiên là ở đầu lâu có mọc lên cây cỏ. Trong Quảng dị ký của Đới Phú viết về việc thi thể của hồn ma bị rễ của cây mang làmhỏng, hồn ma thấy vô cùng đau đớn. Lại có một câu chuyện khác cũng kể về việc hồn ma kêu khổ: “Thân xác tôi bị rễ cây mọc qua, vô cùng đau đớn,không thể chịu đựng được nữa rồi!” Vì vậy, việc dùng cỏ đâm vào đầu lâuđể hỏi cát hung cũng chẳng khác nào việc dùng cực hình để ép cung trongcác nhà tù thuở xa xưa.

Kiểu thầy mo dùng pháp thuật tà ma nhưvậy chưa phải đã hoàn toàn thất truyền, thậm chí còn phát triển hơn nữa. Giống như tiểu thuyết Hải du ký đời Thanh có viết về việc luyện thầnChương Liễu, dùng xương đỉnh đầu của nam, nữ chia ra làm bốn mươi chínmảnh, có thể biến hóa thành một cái gì đó, ít ra thì cũng để thần ĐầuLâu và thần Chương Liễu hợp lại làm một. Từ thời Nam Tống, trong dângian đã có những hồn ma không có xương đỉnh đầu, không có xương đỉnh đầu nên không thể chuyển kiếp được (xem Di kiên giáp chí, quyển mười bảy,Giải tam nương). Xương đầu là bộ phận quan trọng nhất của đầu lâu, đốivới người chết khi chôn cất, tuyệt đối không được quên xương đỉnh đầu,cách nói này tuy là dựa vào tính quan trọng của đầu lâu, nhưng cũngkhông có ai thử đem vứt ra nơi hoang dã để người khác khinh thường hoặcbị đối xử tàn ác.

Nhưng cái đáng sợ nhất của các thủ thuật nàykhông phải là tà thuật của thầy mo, mà chính là thuật dùng “ngự nhân”của các bậc Đế vương ngày trước. Đối với đầu lâu thì chính là cách dùnglinh hồn người chết để trừng trị người sống. Đương nhiên đó phải lànhững đầu lâu tinh anh, được Đế vương đội ở trên đầu, thậm chí còn làmquầng sáng, nhưng hoàn cảnh của họ so với bị người vô lại ngồi lên cònkhó coi hơn rất nhiều lần. Bởi đã là những tinh anh, thì họ sẽ coi trọng tính độc lập hơn cả tính mạng của mình, lúc sinh thời họ có thể từ chối bất cứ những gì cố cho thêm vào như giấy hồ, hoặc là mũ quan giấy,nhưng một khi đầu lâu trở thành đồ trang trí của Đế vương sẽ bị mấy điquyền được nói chuyện, chỉ là để họ tự bày biện, tùy hứng đánh phấn lên, nếu như đầu lâu linh thiêng, sâu thẳm trong con tim sẽ vô cùng đau đớn.

Tần vương Doanh Chính đọc thư Côi phẫn, Ngũ đố của Hàn Phi, liền nói: “Nếuquả nhân được gặp người này và cùng viễn du, thì chết cũng không hốihận!” Đấy là do lầm tưởng Hàn Phi là cổ nhân đã chết, vì thế bỏ đi sựtôn trọng của bậc đế vương để làm học sinh. Nhưng một khi Hàn Phi cònsống đi đến trước mặt thì lại là một chuyện khác. Hàn Phi viết một bàiThuyết nan, nói: “Rồng có vẩy cá ngược, nếu bị xúc phạm thì nhất định sẽ giết người. Người có vẩy cá ngược nói có thể là chủ nhân của vảy cángược!”, đã biết là khó, vậy có thể “không” nói không? Hàn Phi không thể không nói, bởi vì ông ta không phải là đầu lâu, mà ông ta bị mắc bệnhnói lắp, lại không biết hát lời nịnh nọt, bởi ông không đồng ý làm tròhề, làm những bài văn nịnh bợ. Vậy kết quả của “thuyết” thì mọi ngườiđều biết, đó là bị giam trong ngục tù, và chết thảm ở đó.

Thái sử công viết Hàn Phi truyện, có đến bảy mươi phần trăm các bài thi có dẫncứ nguyên văn từ Thuyết nan, cuối cùng ông than rằng: “Dư độc bi thươngHàn Tử vì Thuyết nan mà không thể tự mình thoát khỏi tai ương.” Đây làthương xót cho Hàn Phi hay thương xót cho chính bản thân mình? Là “dưthừa tâm sức có thể trừng phạt” hay là “chết xuống cửu tuyền cũng khônghối hận”? Vì vậy, trong lịch sử tuy không ghi chép về nguyên nhân cáichết của ông nhưng có vài nhà sử học cho rằng, cuối cùng ông chết dướitay Hán Vũ Đế, và điều này có thể được coi là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN