Thâm Uyên Nữ Thần (Vực Sâu Nữ Thần) - Chương 12: Sao cô khóc
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
161


Thâm Uyên Nữ Thần (Vực Sâu Nữ Thần)


Chương 12: Sao cô khóc


Editor – Tử Dương

Dụ Sân băng qua đường cái, chạy tới trước mặt cậu.

Trời thu sắp bước sang tháng 11, Dụ Sân mặc áo khoác màu trắng gạo phối với chiếc quần ống rộng màu trắng mỏng manh, thấy được cả phần mắt cá chân trắng nõn cũng đôi giày bata trắng. Loại quần áo quê mùa này đặt vào một ngôi trường phức tạp lại còn mặc trên người một cô gái, nếu là người khác, có lẽ ngay cả chính bản thân người đó cũng thấy xấu hổ.

Nhưng Dụ Sân là trường hợp ngoại lệ, mỗi lần Bách Chính gặp cô, cô đều cười với cậu.

Hoặc có khi do ông trời ưu ái ban cho Dụ Sân một đôi môi biết cười, nên trông cô lúc nào cũng đáng yêu dễ mến.

Bách Chính chớp mắt, đầu quả tim co lại, cậu vẫn chưa thể thích ứng cảm giác này, giọng nói ba phần lạnh lùng: “Không đi, vô vị.”

Dụ Sân ngạc nhiên, trong muôn vàn khả năng mà cô từng nghĩ tới lại không có trường hợp nào khớp với câu nói của Bách Chính.

Cô nhìn bọn Kiều Huy và Bàng Thư Vinh đứng sau Bách Chính.

Vẻ mặt Kiều Huy rối rắm: “Dụ Sân, vụ điểm thi em vượt mức 600 là thiệt hả?”

Trường Hành Việt đã thành lập hơn mười hai năm nhưng chưa từng thấy ai thi được 600 điểm, lúc tan học bọn họ có nghe phong phanh, cơ mà chẳng ai tin cả. Tại sao điểm cao chót vót như thế mà lại chọn học trường này? Trong khi năm nào mầm non tốt cũng bị trường Tam Trung cướp sạch!

Dụ Sân gật đầu, có hơi thất vọng: “Mọi người không ai muốn thi thật sao?”

Kiều Huy nghĩ thầm, muốn chứ, có ngu mới không muốn, nhưng Chính ca không đi thì ai dám đi. Lần này Kiều Huy đổi hướng làm học sinh ngoan, tự giác ngậm miệng.

Bàng Thư Vinh nói: “Nghe Chính ca.”

Dụ Sân nhìn Bách Chính bằng ánh mắt mong chờ, mọi hy vọng đều đặt vào trận đấu sắp tới. Khi còn bé, thành tích học tập của cô cũng đâu giỏi giang gì, sau này Vạn Xu Mính nói với cô rằng, con hãy thử một lần cố gắng hết sức mình, chỉ cần có lòng tin, mẹ chắc chắn tương lai sau này con gái mẹ sẽ là một người ưu tú.

Hai năm gần đây cô đã thử cố gắng, vậy nên mới có một Dụ Sân tràn đầy tự tin như bây giờ.

Từ đó suy ra, nếu Bách Chính thắng, cậu sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Và các trường khác cũng không còn lý do chê cười học sinh trường Hành Việt là đám rác rưởi nữa.

Dụ Sân hỏi: “Anh sợ thua hả?”

Gân xanh trên trán Bách Chính nhảy dựng: “Mẹ nó, ai sợ thua! Lão tử mà thắng lão tử cho cô luôn cái cúp.”

Mọi người đều biết, phần thưởng cho đội thắng cuộc trong trận chung kết là một cái cúp lưu ly cực lung linh, tuy không biết do ai thiết kế, nhưng về mặt hình thức thật sự không có chổ nào để chê, đẹp còn hơn chữ đẹp.

Dụ Sân cong môi, gật đầu: “Nhớ nhé!”

Điệu bộ tin tưởng tuyệt đối, tựa như dám chắc chiếc cúp sẽ thuộc về cậu.

Kiều Huy nghe Chính ca đồng ý, gương mặt cậu chàng liền hớn ha hớn hở. Cùng là thanh niên với nhau nhưng chẳng ai muốn mình thua kém người khác cả, nếu có thể, chắc bọn họ hét toáng lên mất.

Bách Chính liếc cô một cái, bâng quơ hỏi: “Cô có đi không?”

Dụ Sân vội vàng lắc đầu: “Không đi.” Cô rất sợ Bách Chính lại chơi trò đánh nhau cướp vé, cô không muốn cậu bị thương, Dụ Sân nói: “Mấy bữa đó em bận học.”

Bách Chính đút tay vào túi, vẻ mặt mất hứng.

Dụ Sân quen nhìn thái độ cau có của Bách Chính nên không nhận ra hành động bất thường này, cô cổ vũ nói: “Thứ hai tuần sau cố lên nhé.”

*

Việc đầu tiên khi Dụ Sân về đến nhà là đưa tiền của anh hai cho ba mẹ.

Trong gói giấy có tổng cộng 5600 tệ(*), một số tiền không hề nhỏ, nếu dùng số tiền này mua vài món đơn giản chắc là đủ. (≈ 18 triệu vnd)

Vạn Xu Mính sửng sốt, một tháng lương làm giáo viên dạy đàn cổ của bà khi đã trừ thuế ra cùng lắm chỉ hơn 3000 tệ, thật khó lòng tưởng tượng một cậu trai như Dụ Nhiên mới bỏ nhà đi có một chuyến mà đã kiếm được nhiều tiền thế này.

Nhưng bà và Dụ Trung Nham đều là người biết phân biệt phải trái, dẫu làm gì làm cũng không bao giờ nghi ngờ đồng tiền con mình làm ra là đồng tiền bất chính.

Tuy Dụ Nhiên trầm mặt ít ời nhưng chắc chắn không phải loại người vì tiền mà bán rẻ bản thân.

Bắt một người mắc chứng tự kỷ như Dụ Nhiên khai rõ ngọn nguồn thì chẳng khác nào làm chuyện dư thừa, nên mọi người đều đòng lòng tin cậu.

“Anh hai cho tiền con mua dụng cụ chế hương nhưng sắp vào đông, khí trời lạnh, thành ra mấy món đó không cần thiết nữa.” Dụ Sân nói tiếp, “Anh hai đang học Tam Trung, mà mấy thanh niên ở tuổi này hay so bì hơn thua nhau dữ lắm, nên con nghĩ việc cần làm đầu tiên là tranh thủ mua quần áo và giày mới cho ảnh.”

Dụ Sân có thể chất đặc thù, lúc giữa hè, hương thơm tỏa ra từ người cô mới nồng còn khi đến mùa đông chỉ cần không đứng gần cô, cộng thêm thân nhiệt thấp thì ít ai ngửi được mùi này.

Do cả nhà cô dời gấp từ khu nạn về đây nên quần áo của Dụ Sân đều là đồ cho. Còn quần áo của Dụ Nhiên nếu so với người thành phố thì quá “Quê mùa”, giày bata cũng tróc hết.

Dụ Trung Nham mới đi làm hơn một tháng, còn Vạn Xu Mính vẫn chưa tới một tháng, đã vậy còn phải lo tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, nên không dư được khoảng nào mua quần áo mới cho hai anh em.

Vạn Xu Mính nghe vậy càng áy náy hơn.

Gần đây cứ bận trước bận sau, kết quả bên mất chuyện quan trọng. Nhìn con gái mình ăn mặc phong phanh, lòng bà như thắt lại.

“Được, vậy mua quần áo cho hai anh em con trước.”

Dụ Sân vội vàng nói: “Con không cần, mấy bộ này còn mặc được, còn mới lắm. Dù gì cũng là tấm lòng của người ta, không được lãng phí.”

Lúc trước biết gia đình họ sắp chuyển đến thành phố T nên hàng xóm ai cũng xúm nhau cho quần cho áo.

Người trong trấn sống giản dị lại có tấm lòng hiền lành tốt bụng, Dụ Sân thấy mình mặc mấy bộ đồ này chẳng có gì gọi là xấu cả. Nhờ mặc ít nên nhiệt độ cơ thể cô lúc nào cũng lạnh, từ đó mùi hương trên người cô cũng tự động dịu xuống.

Vạn Xu Mính vừa vui vừa buồn.

Cuối tuần, Vạn Xu Mính mua cho Dụ Nhiên một đôi giày và mấy bộ quần áo mới, Vạn Xu Mính đặt trước cửa phòng cậu, Dụ Nhiên thấy chỉ lạnh lùng lướt qua, không phản ứng.

Chỉ là trước khi Dụ Sân đến trường, cô phát hiện trong cặp mình có thêm một tấm vé dự chung kết. Dụ Sân vô tình thấy nó lúc đang dọn dẹp sách vở, cô vội mang vớ rồi chạy ào ra ngoài: “Anh hai! Anh hai!”

Dụ Nhiên đang ngồi trên sô pha xem TV ngẩng đầu lên.

“Anh cho em hả?”

Dụ Nhiên nhìn tấm vé trong tay cô: “Ừ.” Cậu không thích xem mấy vụ thi thố này.

Dụ Sân vui như mở cờ: “Cảm ơn anh hai! Em phải đi cổ vũ ân nhân mới được.”

Dụ Nhiên: “Hmm.” Cậu không có hứng thú tìm hiểu ân nhân của Dụ Sân là ai.

*

Dụ Sân không ngờ người cho mình vé lại là Dụ Nhiên, cô xin cô Liêu nghỉ một buổi, cô Liêu liền đồng ý: “Được.”

Dù sao chính Dụ Sân là người dùng thành tích đổi lấy tư cách dự thi, nên cô hoàn toàn có quyền xem trận chung kết đó.

Buổi sớm thứ hai, khi sắc trời còn chưa sáng hẳn, Dụ Sân đã thức giấc. Cô rón rén rửa mặt thay đồ, Tang Tang thì đang ngủ mớ.

Hôm nay Hình Phỉ Phỉ cũng đi thi nên mới 5 giờ đã ra khỏi cửa.

Dụ Sân ngồi xe buýt, lúc tới sân vận động thì tầm 7 giờ rưỡi.

Dụ Sân cầm vé vào cửa lúc mặt trời vẫn chưa ló dạng, đường chân trời mờ mờ ảo ảo.

Sân vận động thành phố T được xây theo kiểu hiện đại, mà thi liên kết ba năm mới có một lần nên bảng biểu treo khắp mọi nơi, cực kỳ long trọng, cá nhân hoặc đội nào đoạt giải nhất sẽ có tiền thưởng.

Sáng sớm se lạnh, Dụ Sân ôm chặt cánh tay, ở đây cứ vài phút là có tốp năm tốp ba bước vào, các tuyển thủ dự thi cũng lần lượt xuất hiện.

Dụ Sân biết vì lần trước Bách Chính và bọn Kiều Huy thắng giải bóng chuyền ở trường nên lần tham dự này vào tổ bóng chuyền là điều hiển nhiên.

Ngoài Bách Chính ra còn có một số người thi chạy cự li dài.

Cô nhìn qua khu bóng chuyền, liếc mắt một cái là thấy ngay tuyển thủ trường Hành Việt.

Họ vốn khác biệt với mọi người nên gần như tất cả các khán giả đều đổ dồn vào họ.

Một học sinh mặc đồng phục trường Tam Trung nhỏ giọng bàn tán: “Không phải chứ, năm nay có Hành Việt thi nữa hả.”

“Sao đám gà rừng đó dám tới đây, nhớ năm rồi còn cấm bọn nó tham dự mà?”

“Trời mới biết, trường chúng nó có người thi được hơn 600 điểm lận.”

Cô gái ngồi cạnh chen mồm vào: “Mọi người nhìn tụi nó đi, thiệt chứ, quá ô nhiễm! trên cổ thằng kia có hình xăm nữa kìa, lũ bặm trợn.”

“Hành Việt đó giờ đâu giống học sinh, bọn nó giống cặn bã xã hội hơn.”

“Đừng nói nữa, bọn họ đang nhìn.”

Nếu nói sáng nay tâm trạng Kiều Huy kích động bao nhiêu, thì giờ phút này lại mất mát bấy nhiêu. Vì trận trận đấu ba năm mới tổ chức một lần này mà cậu vui đến mức thức trắng nguyên đêm, và đây cũng là lần đầu tiên cậu tập họp đúng giờ.

Trường Hành Việt không có đồng phục, nhưng ai nấy đều tự giác ăn mặc nghiêm túc.

Trước khi ra cửa, Kiều Huy đã vuốt đồ mình tận ba lần.

Nhưng khi vào sân rồi, tất cả học sinh ở đây đều nhìn bọn họ như nhìn đám khỉ trong vườn bách thú. Ánh mắt coi thường, nhỏ giọng chỉ chỉ trỏ trỏ.

Kiều Huy sờ sờ đỉnh đầu đã được vuốt keo thẳng thớm, lần đầu tiên có cảm giác bọn họ và Chính ca hoàn toàn không hợp với nơi này. Cậu cúi đầu, dáng đứng gượng gạo.

“Ai là kẻ đánh nhau nhiều nhất bên Hành Việt vậy?”

“Trên cổ có hình xăm vậy chắc là Bách Chính rồi, nghe nói trong trường lẫn người ngoài đường đều sợ cậu ta, cũng phải thôi, năm ngoái tên đó còn đánh người ta nhập viện được mà.”

Nam sinh bênh vực kẻ yếu, căm ghét nói: “Loại khốn nạn thích ỷ thế hiếp người sớm muộn gì cũng thành lũ sâu mọt ăn hại.”

Kiều Huy tức đỏ mắt: “Con mẹ nó, tụi bây mới vừa nói gì!”

Nam sinh nhất trung kia không ngờ bọn họ lại nghe được, thấy Kiều Huy nổi giận, hai mặt nhìn nhau.

Bách Chính nhếch môi: “Kiều Huy, quay lại đây.”

“Chính ca, bọn nó…”

“Bảo về thì về!” Bách Chính cũng nổi điển: “Điếc hả! Hơi đâu so đo với lũ đó!”

Kiều Huy nhụt chí, cậu còn nhớ mấy năm trước vì xung đột với đám người này nên trường bọn họ mới bị tước quyền thi đấu cho nên phải nhịn, cậu quay đầu đứng ngay ngắn trong hàng.

Bách Chính cười lạnh, tầm mắt đảo qua đám học sinh thích xỉa xói phía đối diện, cậu khởi động khớp tay, nói với đồng đội: “Cãi nhau với lũ đàn bà thì có ích lợi gì, lát nữa lên sân phải cho chúng nó kêu cha gọi mẹ mới thôi.”

Hai mắt Bách Chính vô tình đọng lại tại một hướng.

Cô gái nhỏ ngồi trên khán đài nhìn cậu từ xa.

Ánh mặt trời rực rỡ ánh vàng soi rọi mắt Dụ Sân, rõ ràng cậu thấy trong đôi mắt đó đang lập lòe sóng nước.

Lúc Bách Chính bắt Dụ Sân chạy theo mình dưới mưa cũng không thấy cô khóc thế mà giờ đây cô lại khóc như thủy tinh vỡ nát.

Lần đầu tiên Bách Chính gặp Dụ Sân, nhìn sâu vào đôi mắt sáng ngời ấy, suy nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu cậu chính là đôi mắt này mà khóc chắc phải đẹp biết bao. Sự trong sáng ngây thơ của cô thôi thúc đối phương phải phá hủy nó.

Nhưng khi Dụ Sân khóc thật rồi, trong lòng cậu lại không cười nỗi, mà thay vào đó là cảm giác sốt ruột khó hiểu.

Cô khóc cái gì mà khóc!

Ban tổ chức phổ biến quy tắc thế nào, Bách Chính không lọt lấy một chữ.

Cậu nói với bọn Kiều Huy: “Chờ chút.”

Bách Chính đi thẳng vào hướng khán đài.

Sân vận động có quy định người xem không được chạy vào khu vực thi đấu, nhưng tuyển thủ dự thi được quyền ra ngoài đi WC.

Dụ Sân thấy cậu tới liền sợ sệt nuốt ngược nước mắt về. Cô vội vàng dùng mu bàn tay dụi dụi mắt, lúc này, Bách Chính đã đứng trước mặt cô.

“Dụ Sân.”

Dụ Sân giương mắt, hàng mi cong dài còn đọng lại chút hơi sương. Lần đầu tiên nghe Bách Chính kêu tên mình làm cô còn tưởng cậu đã quên tên cô từ lâu.

Bách Chính cau mày hỏi: “Sao cô khóc?”

Dụ Sân nói: “Không có khóc.”

Bách Chính xì cười: “Bộ lão tử mù à.” Cậu nhìn đường mi ướt át của cô, ngón tay giật giật, Dụ Sân co rúm người nhưng lát sau lại thọt tay vào túi như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Dụ Sân cúi đầu: “Em xin lỗi.” thật sự cô không kiềm nén được nữa, nghẹn ngào nói: “Em không biết họ lại nói anh như vậy.” thế giới của cô quá đơn giản, cũng quá vô tư, hóa ra trên đời này còn tồn tại rất nhiều người xấu tính, không phải loại hay thốt lên mấy câu chửi thề như Tang Tang mà là những kẻ giỏi biến lời nói thành lưỡi dao sắc bén, nhằm mục đích lăng mạ Bách Chính và đồng đội của anh ấy.

“Có lẽ chúng ta không bao giờ bằng họ được.” Dụ Sân nói.

Bách Chính đơ mặt nhìn Dụ Sân hồi lâu.

Dụ Sân tưởng Bách Chính giận, ai ngờ cậu lại kéo khóa áo khoác ra ném vào người cô. Tầm mắt cô bây giờ chỉ toàn màu đen, trên áo thoang thoảng mùi hormone nam tính.

Khóe miệng Bách Chính giật giật, rốt cuộc vẫn không đành lòng lấy áo khoác lau lung tung quanh mắt cô.

“Được rồi, lão tử đếch thèm quan tâm mấy câu chó sủa đó nữa, không được khóc, mất mặt quá.”

Bị cậu vò đầu nhéo mặt, cô gái nhỏ rầu rĩ đáp: “Ừm.” em sẽ không làm anh mất mặt.

Bách Chính chửi nhỏ một câu, nghĩ thầm, con mẹ nó… phạm quy rồi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN