Thiên Hình Kỷ - Quyển 1 - Chương 6: Có người dẫn đường
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
120


Thiên Hình Kỷ


Quyển 1 - Chương 6: Có người dẫn đường


Bên ngoài con đường mòn đi lên Từ Đường, Vô Cữu quay đầu lại nhìn xung quanh…

Bốn phía bát ngát màu xanh, xa xa là những đám mây cùng với sương mù, tất cả sơn cốc này như một bức tranh thủy mặc nhuộm một màu tươi mát làm rung động lòng người, chính giữa bức tranh là Từ Đường quen thuộc, lân cận là những thôn xóm được vẽ lên, còn có mây mù vùng cao nhè nhẹ ẩn hiện trong những làn khói bếp lượn lờ khiến cho bức tranh sơn thủy hữu tình này tràn đầy sức sống.

Nhưng mà, hiện tại bổn công tử lại muốn đi!

Chính là đi về phía nam, chỉ cần đi qua Kỳ gia thôn là ra khỏi Phong Hoa Cốc. Sau đó lại đi tiếp mười dặm sẽ gặp một con sông lớn. Lại tiếp bước sẽ đi qua vùng trung bộ của Nam Lăng, đi qua một vùng đầm lầy, hoang mạc, là đến Linh Hà Sơn. Nếu như Tử Yên bất ngờ nhìn thấy bổn công tử cầm tín vật đến nàng sẽ nghĩ như thế nào? Một người si tình vượt qua vạn dặm xa xôi làm cảm động cả đất trời, nàng tất nhiên là sẽ vui mừng khôn siết rồi…

Vô Cữu đang bay bổng đứng trước con đường, chỉ một lát trên mặt hắn đã hiện lên sự vui sướng nét mặt lân lân có vẻ rất mãn nguyện. Men theo con đường mòn, sau một lát đã đến bên ngoài Kỳ gia thôn. Cả ngày hôm qua mưa gió tầm tã khiến cỏ dại mọc lên um tùm đường đi thì lầy lội nhưng hắn vẫn bước đi một cách thoải mái. Nhưng khi vừa đi qua cửa thôn đến cạnh hồ nước thì bỗng hắn liền giật mình.

Từ trong một bụi cây ven hồ bỗng có hai đứa trẻ nhảy ra, là một nam và một nữ, bọn nó là hai đứa hôm nay được nghỉ học tên gọi là Sơn Nha và Nữu Nhi.

Sơn Nha Tử tay cầm mấy con châu chấu đang thỏa thích vui đùa, thấy có người đến nó vội quệt nước mũi nhanh miệng nói :”Tiên sinh..”

Nữu Nhi thì hai tay để sau lưng, rụt rè nói :”Kính chào tiên sinh..”

Ngoài hai đứa nhỏ ra, xung quanh không còn một ai khác.

Vô Cữu đi tới, lấy tay gõ gõ lên trán của Sơn Nha Tử và nói :”Xú tiểu tử, ngày ngày ngươi muốn đuổi ta đi, giờ đã toại nguyện rồi nhé..” Hắn cũng thuận tay vuốt cái mũi nhỏ của Nữu Nhi rồi làm mặt quỷ trêu nó.

Sơn Nha Tử kêu “Ai ôi!!!” một tiếng rồi ôm đầu tránh đi, Nữu Nhi thì lấy tay che mũi lắc lư búi tóc rồi cười “hì hì”.

Vô Cữu không muốn gặp người trong thôn nên chỉ đi ngang qua mấy đứa hài tử này mà thôi.

“Tiên sinh, con chỉ mải chơi chứ không muốn đuổi người đi đâu mà..”

Vô Cữu theo tiếng nói mà quay lại nhưng chân vẫn tiếp bước.

Sơn Nha Tử không hề bướng bỉnh mà dùng lời lẽ chân thật giải thích. Tên nhóc này tinh ý đã nhìn ra trên lưng tiên sinnh có đeo một cái túi nên đã đoán được phần nào. Nhưng nó không ngờ tiên sinh thực sự rời đi rồi. Nó kìm lòng mãi mới chịu nói :”Tiên sinh, về sau con sẽ nghe lời, người chớ rời đi..”

Mặc dù không muốn ra đi nhưng tình thế bắt buộc à. Có lẽ vì phía trước là Linh sơn, phía trước có nàng.

Vô Cữu nhìn về phía hai đứa trẻ miệng cười hắc hắc, không nói thêm câu gì mà rũ áo rời đi,hắn tiếp tục lên đường.

Hắn đã đi khỏi Phong Hoa Cốc, một đường phía Nam thẳng tiến.

Bầu trời bỗng đổ cơn mưa.

Vô Cữu vội vàng căng dù, mặc cho mưa gió một thân một mình đi về phía trước.

**

Đã ba ngày trôi qua nhưng Mưa vẫn rơi mãi cho đến xế chiều ngày thứ ba mới chịu ngừng, ánh mặt trời xuyên qua những đám mây chiếu xuống mặt đất những tia nắng nhẹ nhàng , xa xa giữa không trung xuất hiện một cái cầu vồng màu sắc rực rỡ, trông khá đẹp mắt.

Có một nam tử từ trong đường mòn ven rừng đi ra, trên mình khoác một áo bào xanh, mang theo dù che mưa. Trên tay hắn đang cầm một quả đào đang ăn rất ngon lành, ánh mắt ngơ ngác nhìn quanh.

Đây không phải ai xa lạ mà chính là Vô Cữu vừa mới rời khỏi Phong Hoa Cốc. Hắn từng phiêu bạt bên ngoài cũng hơn hai năm, bao nhiêu nguy hiểm không đề cập tới nhưng hắn cũng học được cách bắt cá bắt tôm, bắt chim tóm thỏ cùng nhiều cách sinh tồn nữa, trên đường thuận tiện hái mấy quả đào ăn, đối với Vô Cữu đây là một việc hết sức bình thường.

Phía trước xuất hiện một con sống lớn chặn ngang đường đi, thấp thoáng trước mặt có bóng dáng một bến đò.

Vô Cữu nhổ hột đào, đưa tay lau khóe miệng rồi đi đến đường mòn băng qua đám cỏ, cứ từng bước chậm rãi mà đi lên phía trước. Trong chốc lát hắn đã đi đến bờ sông, hắn nhấc chân chạm vào đống bùn, gặp người đi đến liền mỉm cười chào hỏi.

Cách bờ không xa là một hàng cây đại thụ, dưới cây cầu có một lão Hán đang ngồi, cạnh đó là một nam tử tuổi chừng ba mươi đi cùng với hai đứa trẻ.

Lão Hán lưng có đeo gùi, mặc áo vải thô và ngắn, ống quần được sắn lên, chân đi giầy cỏ, lưng còng miệng nở nụ cười với hàm răng sáng bóng đáp lại hắn.

Nam tử với thân hình khỏe mạnh, mặc một chiếc áo dài màu đen, tóc búi cao được cuốn bằng một mảnh lụa, bên hông có túi bằng vải bố, là người hay đi lại bên ngoài, mặt tròn da hơi xạm, trên mặt hơi rỗ và có một đôi mắt híp nhìn rất tinh ranh.

Hai đứa trẻ đều là nữ nhi tầm tám đến chín tuổi, nhìn cả hai rất xanh xao vàng vọt, quần áo cũ nát sắc mặt hiện lên vẻ sợ sệt, trông vào thì thấy được hình ảnh đứa bé thôn quê nghèo khổ.

Cô Cữu đến dưới tán cây, lưng đeo túi xách tay cầm dù che mưa, hắn lau sạch mồ hôi trên trán thở phào nói: “trời mưa tầm tã, quả thực làm cho người ta bực bội, cuối cùng cũng nắng lên rồi, ha ha không biết là có thuyền để qua sông không nữa..”

Lão Hán thấy người thư sinh này cũng hiểu lễ nghĩa, ăn nói nhẹ nhàng rất có thiện cảm , lão bèn trả lời :” Cầu vòng hiện đằng đông tức mặt trời mọc, cầu vòng hiện đằng tay tức trời có mưa, bình minh có cầu vòng là trời vừa mưa, hoàng hôn mà có thì thừa sương mai. anh bạn trẻ phải đợi thêm một lát, đò ngang sẽ đến nhanh thôi.”

“Nếu nói như thế? sau đó nữa là trời quang mây lạnh, gió ngừng thì thuyền mới qua sông được!”

Vô Cữu ngẩng đầu nhìn hướng cầu vồng, giơ ngón tay cái ra khen ngợi :”Thánh Nhân có câu, nếu ở đâu có ba người tất một người sẽ là người dạy bảo ta! Lão bá lời của người rất đúng, rất chí lý!”Hắn lại nhìn sang bên cạnh chào hỏi :”Vị huynh đài này phong thái bất phàm, xin thỉnh giáo quý tính đại danh..”

“Kẻ hèn tên là Liêu Tài, chính là một người bán hàng nhỏ mà thôi.”

Nam tử tự xưng là Liêu Tài, rất điềm tĩnh trả lời, với vẻ mặt tươi cười hỏi lại :”Còn không biết quý tính đại danh của huynh đệ, không biết là sẽ đi đâu?”

Vô Cữu gật đầu nhẹ , thản nhiên cười nói :”Tiểu sinh tên Vô Cữu, chính là một thầy đồ nhỏ ở Kỳ gia thôn, đang có hướng đi khắp nơi học hỏi, hôm nay mới vừa mới lên đường.” Hắn sau khi nói xong, lại nhìn xuống bên cạnh tỏ vẻ khó hiểu mà nói :”Còn đây là..”

Một hai hài tử, thì có một đứa tỏ có vẻ sợ sệt, ánh mắt mang theo vẻ mờ mịt, không giống như là cùng đi đến nơi đây mà bị người khác cưỡng ép mang đi.

Thấy thế Liêu Tài vội vàng nói :”Hai đứa là họ hàng ở quê tại hạ, chúng muốn lên sống ở thị trấn.” Hắn không muốn dài dòng mà nhanh chóng đổi đề tài :”Thì ra huynh đệ là một nhà giáo, thất kính rồi!” Lời tuy nói khách sáo nhưng ánh mắt gã liền lảng tránh mà nhìn đi nơi khác.

Con sông rộng khoảng hai ba mươi trượng, sau cơn mưa làm cho nước đục ngầu. Bên bờ bên kia dường như có một con thuyền nhỏ đang chậm dãi đi đến.

Vô Cữu cũng không muốn nhiều chuyện liền ngồi cạnh tảng đá nghỉ ngơi. Hắn liền lấy áo vắt ngang cổ để cho mát mẻ, sau đó hiếu kỳ mở miệng :”Hai vị tiểu muội muội không biết xưng hô thế nào?”

Hai đứa không dám lên tiếng, hai mắt nhìn nhau mà trao đổi trong chốc lát, sau đó một đứa có cái lọn tóc buộc trên đầu có vẻ dơ dáy, có một đôi mắt đen run rẩy nói :”Xin thưa tiên sinh, con là Hạnh nhi, còn nó là Tảo nhi..”

Tên của chúng đơn giản dễ nhớ, chúng chỉ khai tên chứ không hề nói họ.

Vô Cữu còn muốn nói vài câu nhưng lại nghe thấy có tiếng kêu nhẹ một cái, hai đứa trẻ run rẩy mà cúi đầu không dám nói nữa. Hắn biết là Liêu Tài cố ý làm điều đó.

Vị trưởng bối Liêu Tài này xem ra có quá nghiêm khắc, nhìn một cái mà đã khiến cho hai đứa hài tử sợ tái mức đó..

Vô Cữu đầy lòng trắc ẩn, những cũng hiểu được đạo lý không xen vào việc của người khác, chỉ lắc đầu cười rồi ngồi nghỉ ngơi. May mà mấy ngày này trời mưa cho nên không khí cũng dịu mát, từng làn gió nhẹ thổi qua khiến cho con người khoan khoái.

Đang mùa tháng năm, cây cỏ mọc um tùm, mây đen ít có vài ánh mặt trời chợt chiếu xuống làm cho mọi vật sinh sôi nảy nở.

Sau một canh giờ, chiếc đò đã vào đến bờ.

Chiếc đò dài khoảng hai trượng, nhìn thì có vẻ khá cũ, khoang thuyền vẫn còn chút nước đọng lại. Người lái đò là một một nam tử quê mùa khoảng hơn bốn mươi tuổi, màu da ngăm đen chân không đi dép nhìn dáng vẻ có vẻ chất phác. Khi đò dừng lại, hán tử liền mời khách lên trên.

Vô Cữu cũng cất bước theo mọi người lên đò, ngồi một chỗ ở cuối thuyền, tay ôm giỏ đựng đồ mà cảm giác thuyền rất là chòng chành.

Liêu Tài dẫn theo hai đứa nhỏ ngồi ở giữa đò, thoáng nhìn về thanh kiếm của Vô Cữu mà đề phòng, nhưng nhanh chóng thấy đã cất vào giỏ thì lại cười xòa đôi chút.

Sau một nén nhang, con đò nhỏ bắt đầu khởi hành sang bờ bên kia.

Vô Cữu sau khi lên bờ liền thanh toán chi phí đi đò. Phía trước mặt của hắn giờ đây có hai con đường đi, một trái một phải, hắn đang đắn đo không biết nên đi hướng nào.

Lão giả cách đó không xa đã chọn con đường đi men theo đê. Còn Liêu Tài thì mang theo hai đứa trẻ cũng đang phân vân về phương hướng đang hỏi bác lái đò..

Khi Vô Cữu đang muốn hỏi đường thì thấy bác lái đò đã lên bờ rồi. Hắn đành phải lấy tấm địa đồ da thú trong ngực ra mà xem, nhưng đang xem bức địa đồ do Kỳ tán nhân để lại thì có tiếng nói :”Vô tiên sinh, vì sao lại lưỡng lự không đi tiếp vậy?”

Liêu Tài đi cách đó không xa thấy lạ nên quay lại hỏi thăm. Hai đứa trẻ đi theo vẫn nheo mắt, tâm lý vẫn còn đang sợ sệt.

Vô Cữu liền trả lời :”Tại hạ muốn đi về phía Nam, muốn xem lộ trình vì phải đi qua Thiết Ngưu trấn, không biết nên đi hướng nào.”

Liêu Tài tay vân vê chòm râu cười nói :”Nơi ở của tại hạ là Thiết Ngưu trấn!”

Có người dẫn đường thật là trùng hợp!

Vô Cữu cất địa đồ đi rồi đeo hành lý lên vội đi theo.

Liêu Tài nheo mắt lại suy nghĩ điều gì đó rồi nói :”Ta nghĩ tiên sinh là nho sĩ nên tao nhã cũng không để ý đến nơi ăn chốn ở, lại không ngờ lại chung đường sớm biết thế này nên thân cận hơn với tiên sinh nhiều rồi..” Gã dừng lại một chút rồi hiếu kỳ hỏi :”Tại hạ thấy tiên sinh có mang theo kiếm, phải chăng là người học võ?”

Vô Cữu đi đến gần cười nói : ”Nghe nói phía Nam có Linh sơn nên muốn đến đó du lãm một chuyến.” Hắn vỗ vỗ vào giỏ sau lưng và nói :”Vật trang trí phòng thân thôi, chỉ mang theo để tăng thêm tự tin!”

“Tiên sinh thật là, ha ha..”

Liêu Tài mở miệng cười lớn, giọng điệu cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều sau đó nói tiếp : ”Tiên sinh đi lần này, coi như là đi đúng người rồi..” Gã quay đầu nhìn lại sau đó không hề giấu diếm mà nói tiếp : ”Chỗ tại hạ có Như Ý tửu quán, quanh năm đều có khách Nam Bắc qua lại, trong đó không ít những vị khách kỳ quái, tiên sinh nếu có thể giao lưu cùng đồng hành quả thật là việc hết sức có lợi!”

Vô Cữu gật đầu liên tục, sau đó lại cùng tiếp chuyện.

Hắn biết được từ trong miệng Liêu Tài rằng Thiết Ngưu trấn cách đây tầm ba mươi dặm, lưng quay vào núi trước mặt là sông, phong cảnh hữu tình, có Thiết Ngưu lĩnh nổi tiếng bốn phương, đường đi Nam Lăng đều đi qua đây, cũng là địa điểm gần nhất để nghỉ chân. Mà tửu quán Như Ý lại là rất đông khách đến…

Sau một canh giờ, bốn người dừng lại nghỉ ngơi.

Đây là một cái đình nhỏ gần núi, bên trong có bàn ghế bằng đá, dùng cho khách qua lại nghỉ chân. Trời đã về chiều, mây đen đang dần kéo đến. Mà nhìn xung quanh vài dặm thì toàn thấy núi non trùng điệp, xa xa thấy có bóng người cùng phố xá nhà cửa lờ mờ hiện ra trước mắt.

Tất nhiên chỗ đó chính là Thiết Ngưu trấn.

Liêu Tài bước vào trong đình ngồi xuống bàn đá vẫy tay gọi :” Đi đường liên tục có phần mệt rã rời, với cả trời cũng sắp tối rồi nghỉ ngơi một lát rồi đi cũng không muộn.” Hắn tháo bao bị bên hông xuống, nhanh chóng móc ra một số thịt khô, ít hoa quả cùng với chút nước uống, nhanh chóng lấy ra một bình rượu cùng hai cái ly sau đó nhiệt tình mời chào: ”Tiên sinh chớ khách khí, lại đây dùng một chút nào..”

Vô Cữu từ sáng đến giờ chưa ăn uống gì cả, bụng sớm đã đói cồn cào rồi vừa hay có lời mời nhanh chóng cầm miếng thịt khô lên nhai nhồm nhoàm.

Liêu Tài vừa mới ăn mà đã có kẻ ăn như chết đói, một bao thịt khô vừa bỏ ra đã hết sạch, tiếp theo chính là trái cây, một chút cũng không để lại. Bản thân gã nhiều năm gặp gỡ nhiều người nhưng với một người mới gặp mà không lịch sự như vậy vẫn là lần đầu. Gã thấy bất ngờ, nhưng cũng nhanh chóng cầm chén rượu và mỉm cười nói :”Tiên sinh, uống thêm ly rượu..”

Một bao trái cây lót bụng xong xuôi Vô Cữu mới ngẩng đầu lên, mở to hai mắt rồi lấy tay vuốt ngực, sắc mặt mới ổn ổn trở lại, sau đó chắp tay không uống, hắn vội quay người chạy ra khỏi đình, thấy có nước đọng ở hố đá liền vương cổ uống vài ngụm, sau đó mới thấy thoải mái cười nói: ”Tại hạ không biết uống rượu, thật sự là cảm ơn Liêu huynh đã giúp ta đỡ được một bữa cơm tối.”

Liêu Tài ngồi trong đình mắt chữ O mồm chữ A ngạc nhiên hỏi :”Tiên sinh đi lại bên ngoài vẫn luôn khó khăn đến vậy sao?”

Vô Cữu liền cười to đáp lại: ”Tuy là có ăn có uống nhưng cũng không đầy đủ..”

Liêu Tài nhẹ nâng chén rượu lên làm một hớp, ánh mắt nhìn sang tiếp chuyện: ”Thật là một người đáng thương, sợ là cuộc đời chưa từng trải sung túc…”

Vô Cữu cảm thấy rất thỏa mãn, mang theo nụ cười mà đi về đình, nhưng đột nhiên lại thấy khuôn mặt đáng thương của Tảo Nhi và Hạnh Nhi đang nuốt nước miếng ừng ực mà lòng đầy trắc ẩn nói: ”Có phải hai tiểu muội rất đói bụng không? Liêu huynh, tại sao lại không cho chúng ăn chút gì chứ..?”

Hai đứa bé gái không dám mở lời, gật đầu lia lịa sau đó nhớ tới điều gì đó lại liên tục lắc đầu.

Liêu Tài không thèm để ý, vẫn rót cho mình một ly rượu sau đó lạnh lùng nói :”Chúng tiêu tốn của ta không ít tiền rồi, cho dù có đói lả người đi nữa cũng là đáng đời!”

Không phải là người thân sao? Sao lại có thể đối xử như vậy với hai đứa trẻ chứ??

Vô Cữu đang nghi ngờ giây lát, sắc mặt cũng bình tĩnh lại, không khuyên bảo nữa mà đi đến đống hành lý móc ra hai trái đào đưa đến :”Ăn chút gì cho đỡ đói này..”

Hạnh nhi cùng Tảo nhi rất rụt rè sợ hãi vẫn chưa dám cầm.

Liêu Tài không thèm để ý đến mà mặt mày tỏ ra vẻ khinh thường. Đối với gã mà nói thì một tên thư sinh bụng ăn không no nghèo đến kiết xác, bản thân còn ăn bữa nay lo bữa mai còn muốn đi chu du học hỏi tứ phương có hành động như vậy thật là buồn cười.

Vô Cữu liền đem quả đào díu hẳn vào tay chúng rồi nói: ”Chả nhẽ không thích ăn sao..”

Có thêm còn cầu không được sao lại dám ghét bỏ. Hạnh nhi dùng cùi chỏ huých nhẹ vào người Tảo nhi rồi cả hai cầm lấy trái đào mà ăn, sau đó nhìn về phía Vô Cữu với lòng cảm kích.

Liêu Tài hiếm khi hào phóng đến như vậy, nhân dịp cũng bưng chén rượu đi đến mà nói: ”Gặp nhau ắt là có duyên, các hạ ngại gì mà không uống một chén này!”

Vô Cữu đang nhìn xem hai đứa trẻ đang ăn nên không chú ý Liêu Tài đang đến, bỗng xoay người lại “Cheng.!” Một tiếng vỡ giòn vang lên, sau đó Liêu Tài hô lên: ”Ôi dời, chén ngọc của ta…”

Thì ra là lúc Vô Cữu xoay người lại không để ý đã đụng vào tay đang cầm chén rượu của Liêu Tài, do gã cũng không ngờ nên mới làm rớt xuống.

Vô Cữu nhìn chén rượu rơi thành nhiều mảnh vụn trên mặt đấy mặt tỏ ra áy náy nói: ”Liêu huynh, tại hạ đã nói là không uống được rượu mà ..”

Liêu Tài liền tức giận nói: ”Tiên sinh đã không nhận tình cảm, còn cần gì phải cố ý làm vỡ chén ngọc của ta? Phải biết rằng nó chính là Nam Lăng mỹ ngọc tinh chế mà thành, lần này ta ra ngoài mua hàng một cái thôi cũng giá trị đến trăm kim tệ..”

Ai cố tình làm rơi chén ngọc khi biết nó giá trị đến trăm kim tệ? Là bổn công tử không uống được rượu, còn mời mọc làm gì?còn câu nói đi kèm nữa chứ, đúng là vô sự thì ân cần còn hành sự tức là đạo chích rồi!

Vô Cữu mặt hốt hoảng nhưng bình tĩnh đáp :”Liêu huynh, chuyện này phải nói rõ ràng chút đi..”

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN