Thời xa vắng -full - Chương 27
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
163


Thời xa vắng -full


Chương 27


Sài không thể ngờ rằng cuộc sống cực nhọc của người lính đối với anh lại thiêng liêng đến thế. Mười bảy năm vào bộ đội thì mười một năm ở chiến trường. Mười một năm nguyên vẹn, không một lần về phép, mười một năm phải đếm từng giờ, giành giật với cái chết để cộng lại mới thành cái con số mười một ấy.

Đã có bao nhiêu nỗi bực tức, cáu giận, oán ghét và buồn phiền. Nhưng nó chả bao là gì trước cái sống, cái chết. Nếu không vì ”dính“ lai lịch nhà vợ anh đã trở thành anh hùng lực lượng vũ trang quân giải phóng thì cũng không là gì trước cái chết của bạn bè, có người vì chính anh mà đã ngã xuống. Hàng chục người đã không tiếc thân mình cứu vớt anh giữa những cơn sốt ác tính, giữa những toạ độ bom, giữa cả vòng vây của giặc.

Cảm động và đời đời mang ơn những người bạn đã cứu sống mình nhưng suốt mười một năm anh không nghĩ đến ngày trở về. Ngay ngày đất nước hoàn toàn giải phóng người từ các miền nhao đi tìm kiếm nhau, tìm về quê hương bản quán, hàn gắn, bù đắp lại những cắt chia, mất mát. Đồng đội anh cả trăm người như một đều tìm cách về phép, đi tranh thủ, đi công tác để được về quê. Không chỉ là thoả mãn những mong đợi nhớ thương biền biệt mà còn như để trình diện sự sống sót của mình với bố mẹ, vợ con, anh em làng xóm.

Riêng anh, mỗi lần nhớ đến quê hương nước mắt lạ ứa ra vì nỗi cồn cào nhớ từng miếng bánh đúc ngô chấm tương kho tép. Nhớ mẹ và chị Tính có lần bơi mủng đi hàng bốn năm cây số đưa lên trọ học lớp một ở nhà cô trên Năm Mầu. Giữa mênh mang sóng nước vẫn nằm ngửa giãy đành đạch trong lòng mủng chỉ vì có lẻ ngô rang anh Tính đã bốc mất mấy hạt. Mẹ và chị cứ phải dỗ dành như van, như lạy và thay nhau người giữ, người bơi kẻo mủng ụp đi.

Nhớ những đêm bố kiệu trên cổ, nước ngập đến bụng, đến ngực bố, bố vẫn phải lò dò từng bước kiệu con hàng hai cây số xuống đình Hà Châu chỉ vì con đòi đi xem hát trống quân. Mười một năm đi, cả bố và mẹ đều không còn nữa, con trở về với ai! Đành rằng các anh chị có thể thương em như cha mẹ thương con nhưng đã hơn ba mươi tuổi đầu con không thể lang thang ăn gửi nằm nhờ như thuở lên bảy, lên mười. Lại càng không thể ăn một bữa cơm chung, ở cùng một nhà với người đàn bà khiến anh giật thót người mỗi khi có ai cất lên tiếng nói ”vợ“ anh.

Sài đã nhờ anh Tính lĩnh hộ chế độ đi B để may sắm chi tiêu cho đứa con trai của mình. Anh tin là anh chị Tính còn lo cho cháu gấp nhiều lần như thế. Quê hương đau đáu da diết trong những đêm chập chờn mất ngủ trong từng miếng cơm, hớp nước nhưng anh như kẻ tội lỗi phải chạy trốn, giải phóng rồi cả hai miền Bắc-Nam xum họp, cả đất nước đoàn tụ và hàn gắn những vết thương chiến tranh với những hậu quả của nó. Sau những cơn sốt rét anh vẫn nguyên lành chưa một lần bị thương nhưng anh không còn nơi chốn để trở về.

Đành là thế. Đã đánh đổi hết nửa cuộc đời trai trẻ để đến bây giờ chỉ còn một quyết định cho riêng mình.

Không ai có thể bằng cách gì bắt tôi phải trở về sống với một người mà cả đời tôi không đủ can đảm để nói một tiếng ”yêu“. Giữa những ngày bối rối không biết đi đâu, về đâu anh nhận quyết định chuyển về trường đại học kỹ thuật quân sự. Anh sẽ đi học thêm và làm cán bộ giảng dạy của trường. Vậy là anh sẽ có một cái nghề, một cái ”cần câu cơm“ cho phần còn lại của đời mình.

Nhưng khi không còn những biến động của công việc anh có chịu đựng nổi một sự ổn định cô đơn không? Một người như từ trên trời rơi xuống cởi phá cho anh niềm u uất xa ấy: Chính uỷ Đỗ Mạnh! Đã mười hai năm không gặp nhau, ông đã qua bao nhiêu chiến trường, qua bao nhiêu nhiệm vụ: Chủ nhiệm chính trị, phó chính uỷ rồi chính uỷ Sư đoàn. Hiện ông đang là chủ nhiệm chính trị một quân đoàn ”con cưng“ của bộ tổng.

Sài chỉ nghe đồn đại thế, có bao giờ anh lại dám nghĩ ông còn nhớ đến mình. Người đần dại hẳn đi, luống cuống mà không biết làm gì, anh, nhìn ông như chỉ chực oà khóc. Ông cũng nhìn anh từ đầu đến chân, cái miệng lúc nào cũng cười, cái mắt lúc cũng như cười hóm hỉnh có phần hơi khô lại. Mái tóc mềm mại cắt thấp nhưng ngắn chỉ đủ độ dài để hơi cụp xuống trông đã lấm tấm như rắc phấn trên đầu.

Trên khuôn mặt quắc thước có phần đã xám đen tai tái và hai đuôi mắt đã hơi chảy xuống. ”Gầy, xanh quá“. Ông lẩm nhẩm như nói với riêng mình. Rồi sợ cái không khí nó nặng nề không cần thiết, ông tiếp ”Cậu đi bao giờ, vào đâu mình không biết. Những năm đầu cũng không liên lạc được gì ra ngoài ấy. Dăm bảy năm sau này đọc những bài báo mình mới biết cậu đã vào chiến trường. Tốt lắm, rất tốt“. Ông gật đầu như để những ý nghĩ tốt đẹp của ông về Sài lắng lại.

Đã đột ngột về chuyện ông đến, lại cảm động không ngờ ông vẫn quan tâm theo dõi mình mặt Sài đỏ bừng, anh đứng vụt dậy xin phép đi lấy nước. ”Thôi ngồi đây nói chuyện, mình còn đi. Mình vừa mới ở Hà Nội, gặp Hà đã chuyển lên Bộ công tác. Hà cho mình xem tất cả thư từ của cậu. Gớm khiếp, làm gì mà anh kêu la rên rỉ ghê quá…

“ Đôi mắt ông hóm hỉnh nhìn anh và ông cười cợt chế giễu. Sài vừa ngượng, vừa như chạm phải cái gì cố tránh, anh cũng đỏ mặt cười rồi cúi gầm xuống. Giọng ông nghiêm chỉnh như mọi việc đều dễ dàng chả có gì đáng phải quan tâm lắm. ”Mình có bàn với Hà tìm cách ”giải phóng“ cho các cậu. Thực ra thì cô ta cũng chả sung sướng gì“ Sài há mồm để hớp lấy từng lời của ông. ”Hà sẽ về bàn với gia đình chuẩn bị tư tưởng cho cô ấy.

Bằng giá nào cũng dứt điểm đi. Cứ giam hãm nhau mãi để làm gì chứ. Trời ơi, thật thế ư?“ Mình cũng vừa bàn với Quang Văn. Cậu làm cái đơn xin ly hôn đi. Cục chính trị sẽ làm công văn đề nghị với toà án. Nếu cần cử cán bộ về trình bày với địa phương thái độ của đơn vị trước vấn đề này“. Càng nghe Sài càng muốn nhảy tung người lên mà kêu, mà reo hò giống như mẹ kể năm đói người đang đổ ra, như chuối đổ bão thì được lệnh vào ấp Cụ Hiên phá kho lấy thóc.

Cả làng, cả xã, cả tổng chạy đi kêu la đến khi xúc được thúng thóc về vẫn kêu gào, vẫn nhảy cẫng lên mà kêu, mà bàn tán. Không hiểu sao lại có sự lạ đời như thế. Cái công cuộc khởi nghĩa tháng Thám, cái cuộc cách mạng lại đến với Sài giản dị như thế này sao! Tim anh như thắt lại, cổ nghẹn ứ không thể nói được điều gì lúc này.

”Điều cơ bản ở cậu bây giờ là tìm mọi cách lo toan cho thằng cháu. Dù có ở với mẹ thì mình cũng phải có trách nhiệm đến cùng và lo cho nó hơn hẳn những đứa trẻ khác để nó khỏi tủi hận“. Vâng, với cháu, nếu xẻ được người tôi ra tôi cũng không tiếc. Anh vẫn ngồi lặng hai hàng nước mắt rào xuống má, lặng lẽ chảy. Chính uỷ không nén nổi xúc động, ông đứng dậy bực dọc:

– Chỉ khổ thân thằng bé vô tội.

– Giá cách đây vài chục năm gia đình tôi và các thủ trưởng đừng bó buộc tôi thì làm gì đến nỗi.

– Đúng thế. Đúng? Nhưng anh có biết tại sao không? Biết Sài chưa thể trả lời, ông tiếp:

– Chính bản thân anh chất đầy cách sống của một anh làm thuê. Sẵn cơm thì ăn, sẵn việc thì làm chỉ hong hóng chờ chủ sai bảo chứ không dám quyết đoán định đoạt một việc gì.

Lúc bé đã đành, khi học hành đỗ đạt anh đủ tư cách làm một công dân, một người chiến sĩ tại sao anh không dám chịu trách nói thẳng rằng: hoàn cảnh của tôi bị ép buộc như thế, nếu các anh bắt ức tôi, tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả dù phải trở về làm anh cày thuê, tôi cũng sẵn sàng để được sống tự do. Kẻ bị trói buộc không dám cựa mình giẫy giụa, chỉ hong hóng chờ đợi , thấp thỏm cầu may, chã nhẽ một chính uỷ trung đoàn như tôi lại xui anh bỏ vợ!

– Báo cáo thủ trưởng, thực ra lúc bấy giờ em rất sợ.

– Đúng. Nói như thế thì còn được. Chính tôi cũng sợ không dám can thiệp nhiều vào công việc của liên chi và của ban chính trị. Sợ ai, sợ cái gì? Không biết. Nhưng cả một thời như thế biết oán trách ai. Mà để làm gì! Cái quan trọng là xử lý cái công việc trước mắt này. Bây giờ thì tự mình định đoạt lấy cuộc sống riêng của mình chắc anh sẽ không phạm sai lầm nữa. Nhưng tôi vẫn mong anh có một cái gì khác thế. Tôi với Hà bàn nhau ”giải phóng“ việc này cốt là tạo điều kiện cho anh phấn đấu“.

Dường như mọi sự khổ hạnh của thuở nhỏ và những năm gian lao mà anh dũng ở chiến trường cốt để dành khi về đến Hà Nội niềm sung sướng hạnh phúc mới oà tóa bao bọc quanh người anh. Sài trở thành con người ở tất cả m ọi lĩnh vực khiến nhiều kẻ phải mơ tưởng thèm khát.

Đảng uỷ viên nhà trường. Lớp trưởng lớp sau đại học. Một dũng sĩ mới nghe tên đã thuộc từ lâu. Ba mươi tư tuổi đã mang hàm thượng uý lúc này còn là trẻ, hiếm hoi. Đẹp trai, khoẻ mạnh, thông minh mà hiền, học như chơi mà vẫn xuất sắc nhất lớp… Nghĩa là anh đã trở thành nhân vật hoàn hảo cho sự lựa chọn khắt khe của những cô gái kiêu kỳ.

Hiểu chuyển ngành làm trưởng phòng tổ chức của một bệnh viện từ năm năm nay. Anh có một căn phòng riêng trong khi tập thể của cơ quan. Căn phòng hẹp ở ngay đầu hồi của tầng một có thể nói nó tiện lợi nhất trong khu nhà này. Sài về ở cùng anh. Những ngày đầu, hai anh em lấy cơm ở bếp tập thể. Chiều thứ bảy Hiểu về quê, Sài hoàn toàn làm chủ căn phòng cho đến sáng ngày thứ hai.

Nhưng nhà thường khóa cửa, có hôm Hiểu đi như thế nào thì lúc về vẫn y nguyên thế. Nhìn đôi dép cói đi trong nhà vẫn nghếch mũi vào nhau anh biết Sài chưa hề bước vào nhà. Những ngày ấy Sài đến ăn cơm ở nhà bạn. Nếu mỗi tuần chỉ ăn ba bữa vào chiều thứ bảy và ngày chủ nhật Sài tưởng phải đến hàng năm mới hết lượt.

Có vô số bạn từ thời cùng học phổ thông, ở đại học, bạn ở chiến trường, bạn hiện tại, bạn của bạn, bạn của chú Hà, anh Tính, họ hàng và người làng đang ở Hà Nội. Người nào cũng muốn Sài đến ăn với họ một bữa cơm và hàn huyên thuở hàn vi của anh mà nhất định họ là người chứng kiến nhiều nhất, thông cảm hoặc khâm phục nhất.

Mỗi lần về đến nhà bao giờ cũng có dăm bảy mảnh giấy gài vào cửa. ”Sài về đến nhà ngay tôi nhé“. ”Đúng kế hoạch tám giờ sáng ngày mai mình đợi Sài ở nhà“. ”Tại sao cậu lại lỡ hẹn. Hỏng bét cả. Hẹn lại: Đúng 19 giờ 30 tối mai chủ nhật tại nhà mình“- Anh Sài ơi, em và bạn em đến thăm anh nhưng anh đi vắng, thôi để đến dịp khác vậy!“.

Không cần xem chữ ký cũng biết người hò hẹn là những ai, ở đâu! Những người đầy nhiệt tình ấy đều cùng một nhiệm vụ: giới thiệu với Sài một cô gái mà theo họ ”Đẹp đôi nhất“, ”hợp hoàn cảnh của Sài nhất“ ”Đảm đang chiều chồng hết ý“, ”Nghề nghiệp vững, không bệnh tật gì“. ”Có nhà cửa đàng hoàng, bà mẹ còn khoẻ trông con cái sau này“. Có đến hàng mấy chục cô gái đẻ cho Sài lựa chọn và ngán ngẩm. Anh chán đến mức về sau anh từ chối tất cả sự hẹn hò của những người ”đã tìm được một đám cho cậu“.

Anh Tính và chú Hà đều khuyên Sài nên lấy vợ ở quê. Anh Tính đã để ý cho Sài một cô bán bách hoá, hai cô ”cấp ba“ và một cô ở huyện đoàn. Sài có phần phật ý với chú và anh. Anh có thừa khả năng để lấy một cô vợ công tác ở Hà Nội, việc gì phải về quê. Anh chỉ cần một tình yêu. Một tình yêu có thể bù đắp những ngày tháng khao khát đốt cháy cả cuộc đời ép buộc của anh chứ cần gì thứ khác. Đã từng làm cho Sài khốn khổ về chuyện vợ con nên những người thân thích không ai nài ép anh.

Một lần bạn của chú Hà gặp Sài ở giữa đường, ông dừng xe vồn vã ”Tớ đã để ý cho cậu một con bé, lúc nào đến tớ đi“- ”Vâng ạ“- ”Hôm nào?“- ”Chú cứ để cháu thư thư. Độ này cháu bận quá“- ”Hay là mình đưa nó đến đấy“- ”Thôi chú ạ. Cháu cũng chả mấy khi ở nhà“- ”Thế này nhé, lúc nào cậu có thời gian gọi điện cho tớ. Tớ sẽ báo cho nó đến chỗ tớ hoặc đến chỗ cậu cũng được. Nghe tên cậu nó biết đấy. Nó bảo hồi còn là học sinh phổ thông đã nghe kể chuyện về gương chiến đấu của cậu, cảm động lắm.

Yên trí, Hà nói với tớ cậu muốn hình thức phải tương đối nên tớ cũng chọn cho cậu một cô vừa ý“. Sài phì cười ”Cháu cũng đã được thấy nhiều cô ”đẹp“ lắm rồi ạ. Chắc cô này không bị tí mắt ”gián rấm“ thì cũng khá phải không chú“- ”Bậy. Cứ gặp rồi anh sẽ mê“- ”Cháu xin lỗi chú, cháu mệt cái trò này lắm rồi. Hay là thế này. Trưa thứ bảy tuần sau chú bảo cô ấy đến chỗ chú, cháu sẽ đến đấy. Nếu được, cháu mời chú với cô ấy lại chỗ cháu chơi. Thấy cháu không nói gì thì coi như giải tán tại chỗ khỏi mất thì giờ chú nhé“.

Nhưng chính Châu, tên cô gái, lại không có thì giờ để nhận lời mời của anh. Chiều nay cô phải họp cơ quan, Sài hỏi nhỏ khi tiễn cô ”Mai rỗi đến chơi“- ”Em có chút việc không đi được“- ”Có thể lúc nào tôi đến thăm Châu được không?“- ”Thôi được, nếu rảnh chủ nhật sau em đến“.

Đã bàng hoàng khi mới nhìn thấy cô ta bây giờ càng khó hiểu trước những câu nói mập mờ. Cả một tuần lễ anh phập phồng mong đến ngày chủ nhật. Chiều thứ bảy được nghỉ anh đi đã là bộ quân phục mùa đông bằng dạ của sĩ quan và chiếc áo pôpơlin trắng.

Đôi giày đen cũng được đánh xi bóng nhoáng. Rồi cạo râu, rồi đun nước nóng tắm, rồi dọn dẹp, lau chùi bày biện lại căn phòng cả một tuần bừa bộn vì Hiểu nghỉ phép. Khoảng hơn mười giờ đêm, vào giờ này giữa đêm mùa đông đã là khuya khoắt anh vẫn cài cửa thật chắc để mặc quần áo và đi giầy. Quần áo là của anh, chiếc áo sơ mi trắng và áo len xanh cánh chả là của anh. Đôi giày đen cũng là của anh.

Tất cả đều vừa vặn nhưng mặc vào người cứ cứng nhắc, chân tay ngượng ngùng thừa thãi như là quần áo mượn. Đêm thức khuya, sáng dậy lại rất sớm vẫn thấy rộn ràng sảng khoái. Đun nước pha vào phích, vào trái bếp hút điếu thuốc lào (chiếc điếu cày đã tìm chỗ dấu từ tối hôm trước). Vừa lờ đờ say nhả khói vừa nhóm từng chiếc trên bộ đồng phục, đứng trước gương ”mỏ neo“ gài và ngắm. Lần này đã thấy ”mềm“ hơn tối qua.

Anh đi đi,lại lại vung tay và bước đi cho nó quen, cho nhịp nhàng. Lúc bấy giờ mới bảy giờ rưỡi, cái giờ này anh bắt đầu phải để ý từng động tĩnh nhỏ ở phía cồng ”thường trực“. Anh khoanh hai tay trước ngực rồi chắp tay ra sau, đứng và đi, nhìn các thứ trong phòng và nghe ngóng ngoài cổng cho đến mười một giờ trưa không hề ngồi dù rất mỏi, không hề hút thuốc lào dù rất thèm. Có tiếng kêu ”Anh Sài có khác“, anh giật thót lao bắn ra khỏi cửa.

Lại hoá ra anh Tính khệ nệ ôm cặp và xách ba bốn chiếc túi nhựa đầy nứt nở các thứ. Sài hơi ”lỡ tàu“ nhưng không buồn vì đã được ”tiếp tế“ và nhân tiện anh em ”thống nhất“ luôn. Sài nói với anh công việc cho ngày hôm nay nhưng mãi hơn mười hai giờ vẫn không thấy tăm hơi gì. Bận việc, quên số nhà hay vì sao? Ngừơi bạn của chú Hà cũng chỉ là bạn của anh trai co ta và ”tớ goiwj ý thấy nó có vẻ mến cậu chứ tớ đã biết gì đâu“.

Tại sao một cô gái như thế đã hai mươi lăm tuổi mà chưa có người yêu? ”Bao nhiêu cậu lao đến nó, có những cậu rất đẹp trai, phó tiến sĩ, có cả con cái thứ trưởng nó đều không ưng cậu nào“. Thế thì đã chắc gì cô ta yêu mình!

Buổi trưa, hai anh em ra ăn phở ngay quán trước cửa để Sài còn ”gác“. Cũng không có dấu hiệu gì. Sài tự trách mình không hợp đồng, dù không thể hiện giờ chính xác thì cũng phải biết sáng hay chiều để khỏi mất thì giờ. Anh Tính ở lại theo ý Sài.

Cả buổi trưa hai anh em cũng ngồi uống nước trà để đợi. Tính sốt ruột ”Liệu thế nào?“- ”Chậc! EM cũng mới được giới thiệu, cô ta không đến cũng chả có vấn đề gì“ Ba rưỡi chiều, anh Tính bảo để anh đạp xe về, tối có trăng chả lo gì.

Đọc tiếp Thời xa vắng – Chương 28

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN