Tố Hoa Ánh Nguyệt
Chương 21: Yểu điệu thục nữ
Từ Tốn cảm thấy bất ngờ:
– Hài nhi quán?
Các hạ chưa thành thân thì trong phủ lấy đâu ra trẻ nhỏ? Trương Mại có chút xấu hổ cười cười:
– Ta từ nhỏ đã theo bên người sư công, lão nhân gia càng lớn tuổi thì càng giống hài tử, hài nhi quán này, là do lão nhân gia căn dặn làm.
Từ Tốn khen ngợi:
– Quả là một người hiếu thuận!
Trương Mại khiêm tốn nói:
– Đâu có, ta vẫn luôn hổ thẹn với sư công đây. Lão nhân gia muốn sớm được ôm tằng tôn mà đến giờ vẫn chưa được như ý nguyện.
Ặc, không có hài tử thì hổ thẹn với sư công, vậy phụ mẫu thì sao? Từ Tốn nổi lên lòng hiếu kỳ nên bóng gió vài câu:
– Lệnh tôn lệnh đường chắc hẳn cũng có suy nghĩ như vậy. Trên đời này, người làm trưởng bối đều mong mỏi có thế hệ sau.
Trương Mại cười nói:
– Gia phụ gia mẫu thì không như vậy. Họ nói nam tử thành thân quá sớm sẽ ảnh hưởng đến máu huyết, tổn hại sức khỏe, mà con cái cũng không được khỏe mạnh. Không dối gạt huynh đài, gia phụ gia mẫu lệnh cho ta ít nhất phải hai mươi ba hai mươi tư tuổi mới được thành thân, chuyện này ngay cả sư công cũng tán thành.
Trong lòng tuy tiếc thì có tiếc nhưng không ép buộc tôn tử kết hôn sớm, sư công vẫn là người rất hiểu chuyện.
Từ Tốn tim đập thình thịch:
– Lời lệnh tôn lệnh đường nói rất có đạo lý, rất có tầm nhìn.
Nam tử nên hai mươi ba hai mươi tư tuổi mới thành thân? Vậy chẳng phải là…….năm nàng hai mươi tuổi thì mình cũng hai mươi ba tuổi mà.
Từ Tốn hơi ngẩn người, Trương Mại vẫn chu đáo giới thiệu:
– Tranh vẽ trên vách tường, cần phải sinh động đáng yêu mới được, nhất quyết không được câu nệ. Về phần sách vở, nếu trong tiệm sách không có thì ta tự viết, tự vẽ. Sách vở cho hài tử thì lấy tranh vẽ làm chủ yếu, dù sao bọn nó cũng không biết được mấy chữ.
Từ Tốn phục hồi tinh thần lại, mỉm cười đáp:
– Đúng lắm, trong tiệm sách không có sách cho trẻ nhỏ. Cái này nhất định phải tự mình vẽ, có lẽ rất thú vị.
Trương Mại lại chỉ vào nền gạch màu xanh mà nêu kế hoạch:
– Có trẻ nhỏ ở đây, nhất định phải trải lên một lớp nỉ, góc tường cũng phải bao lại, để chúng không bị đụng đầu. Tiểu hài tử nhà nào cũng vậy, đi học không cần phải ngồi ngay ngắn nghiêm chỉnh, trên mặt đất để vài cái gối dựa lưng, hài tử có thể ngồi dưới đất thoải mái chơi đùa. Lớp đệm bọc gối dựa lưng phải có màu sắc vui mắt thì tiểu hài tử mới thích.
Từ Tốn đơ người:
– Suy nghĩ quả nhiên chu đáo.
Người này không phải là Ngụy quốc công, là vị tướng quân rong ruổi nơi chiến trường, giết địch vô số đây sao? Tại sao ngay cả thê tử còn chưa cưới, mà chuyện về tiểu hài tử lại hiểu rõ như vậy?
Trương Mại dường như hiểu rõ trong lòng Từ Tốn đang nghĩ gì, bèn cười nói:
– Gia mẫu thích nhất là trẻ con, lúc ta và gia huynh, xá muội còn nhỏ, gia mẫu đã sai người vẽ cho chúng ta một quyển tranh để dạy cho chúng ta học chữ. Khi đó, chúng ta chính là ngồi ở trên thảm, hoặc là cầm sách học chữ, hoặc là tùy ý chơi đùa.
Từ Tốn có chút hâm mộ:
– Rất tốt! Rất tốt!
Trên tường thì vẽ heo trắng nhỏ, cừu trắng nhỏ, thỏ trắng nhỏ đẹp mắt, ngồi bên cạnh là huynh đệ tỷ muội thân thiết, cùng nhau đọc sách tranh, cùng nhau chơi đùa, A Trì cùng A Thuật, A Dật lúc nhỏ nếu có thể được như thế, chắc chắn sẽ càng vui vẻ.
Trong sương phòng, A Trì dốc túi truyền thụ:
– Bố cục của Tàng Thư Các phải được quy hoạch tốt, sách phải được sắp xếp phân loại, tốt nhất là mỗi quyển sách phải được đánh số để dễ dàng tra cứu. Bất luận là người nhà hay người ngoài, nếu như mượn đọc thì đều phải điền vào phiếu mượn sách để tránh việc sách bị mất mát…….
An Hiệp giống với An công tử – cha nàng, đều thuộc loại nhân tài về kỹ thuật, làm việc tương đối chặt chẽ cẩn thận. Nàng không chỉ nghiêm túc lắng nghe, mà còn cầm theo một cây bút lông sói có thân là trúc tương phi, dùng kiểu chữ khải xinh đẹp cực nhỏ ghi chép lại:
– Trí nhớ tốt cũng không bằng ghi chép lại.
An Hiệp quả là một tiểu cô nương thiết thực.
– Đại bàng ở đâu? Đại bàng ở đâu?
Trong viện vang lên tiếng của hai đứa nhóc Từ Thuật, Từ Dật. An Hiệp đầu cũng không ngẩng lên, nói:
– Đại bàng có gì hay mà xem, xấu muốn chết.
A Trì nhìn ra phía ngoài:
– Bé trai trời sinh vốn thích những thứ này.
Từ Thuật, Từ Dật được thị nữ mang vào sương phòng. A Trì nắm lấy bàn tay nhỏ của Từ Dật, còn tốt, không bị lạnh, không bị cóng. Nàng lại định nắm tay của Từ Thuật thì nó hơi tránh ra xa hai bước:
– Tỷ, đệ không phải là tiểu hài tử nữa.
A Trì và An Hiệp đều nhìn nó mà cười:
– Đúng vậy, qua năm nữa là lại thêm một tuổi, đã là đại hài tử rồi.
Từ Dật cười lém lỉnh:
– Cha mẹ đang chê hai đệ ở nhà gây phiền phức, đúng lúc Trương đại ca sai người đón tụi đệ qua xem đại bàng, thế là tụi đệ liền nhanh chóng chạy qua đây. Tỷ, An tỷ tỷ, các tỷ có thấy đại bàng không? Có đẹp không?
An Hiệp rất bình tĩnh nói:
– Hai con đen thui, hình dạng bình thường, có thể xem thử. Hai con màu trắng, bộ dạng đẹp hơn chút, có chút thú vị.
Tuy nói là đều xấu, nhưng mà con trắng vẫn nhìn vừa mắt hơn chút.
Từ Dật hai mắt lấp lánh:
– Có đen có trắng? Thật tốt quá.
Từ Thuật mặc dù cố ra vẻ người lớn, nhưng cũng không kiềm chế được kích động:
– An tỷ tỷ, đệ muốn đi xem đại bàng ngay bây giờ.
Rèm cửa được vén lên, một thị nữ có ngoại hình đã qua tuyển chọn điềm tĩnh đi đến, khuỵu gối hành lễ:
– Quốc công gia mời hai vị thiếu gia đến phòng trên nói chuyện.
Từ Thuật, Từ Dật không giấu được vẻ hưng phấn:
– Tỷ, An tỷ tỷ, tụi đệ đi xem đại bàng đây.
Nói rồi hứng thú bừng bừng mà đi.
Không lâu sau, trong viện vang lên giọng nói vô cùng thích thú của Từ Thuật và Từ Dật, An Hiệp nhìn ra phía ngoài mà cười nói:
– Muội cũng không biết thì ra nhị biểu ca lại thích tiểu hài tử như vậy.
Trương Mại một tay nắm Từ Thuật, một tay nắm Từ Dật, cúi đầu cười nói gì đó làm hai đứa nhóc đều có vẻ mặt vui tươi hớn hở.
Chiếc áo choàng gấm màu trắng thêu hình những con dơi lớn nhỏ, hình dạng khác nhau bằng chỉ bạc bao phủ lấy người hắn. Một cơn gió thổi qua làm lộ ra lớp áo vô cùng mịn màng, hoa mỹ màu lam nhạt bên trong, càng làm tôn lên vẻ cao quý của người mặc nó. An Hiệp mê mẩn nhìn mấy lần:
– Thì ra nhị biểu ca đẹp đến vậy.
Sao mình trước giờ không chú ý đến nhỉ.
Ngày hôm đó, huynh muội Từ gia ở lại Tây Viên thật lâu, mãi cho đến sau bữa cơm chiều mới rời đi. Từ Thuật, Từ Dật sau khi về nhà vẫn còn hưng phấn thật lâu:
– Đại bàng rất oai phong! Rất anh tuấn! Khiến người ta nhìn mà nhiệt huyết dâng trào.
A Trì thì nghiêm túc tuyên bố:
– Cá nướng kia mùi vị rất ngon, hôm khác con phải đi hỏi Hiệp nhi xem có bí quyết gì không.
Từ Tốn chỉ nhàn nhạt mỉm cười, không biết suy nghĩ cái gì.
Tây Viên tiễn khách đi rồi, Trương Mại đặc biệt dặn dò Trương Khế:
– Cô cô, sau này nếu có người hỏi đến hôn sự của con, người cứ nói là cha mẹ con đã có chủ định rồi.
Trương Khế cười gật đầu:
– Biết rồi, ngăn miệng những người khác cũng tốt, đỡ cho các nàng mơ mộng vớ vẩn.
Như Trình gia nhị tiểu thư kia vì đau chân mà ở lại Tây Viên, lúc đầu chỉ ở trong phòng tĩnh dưỡng coi như thôi. Nhưng sau đó nàng ta cứ đi quanh quẩn ở trong viện, rồi mấy đường nhỏ ở xung quanh, dùng đầu ngón tay mà nghĩ cũng biết nàng ta muốn cái gì, nhưng không thể nói ra mà chỉ có thể đợi người nhà của nàng ta tới đón. Trọng Khải nhất định là phiền đến chịu không nổi nên mới muốn chặt đứt ý niệm trong đầu của đám người này, chuyện này cũng được, có thể làm.
Trương Mại làm việc mạnh mẽ nhanh chóng, đến ngày hai mươi sáu tháng chạp thì Tàng Thư Các đại khái đã ra hình ra dạng, được đặt tên là “Tân Lệ Viên” (tân lệ = trái vải tươi). An Hiệp lúc đầu khi nghe tên này, còn kỳ quái mà nói một câu:
– Mùa đông mà nhị biểu ca muốn ăn vải?
Lạ thì thấy lạ nhưng An Hiệp cũng không có đi sâu tìm hiểu.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!