Trịnh Nguyễn Tranh Hùng - Đại triều
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
307


Trịnh Nguyễn Tranh Hùng


Đại triều



Đại triều

Sáng hôm sau chính là ngày mồng một, theo nghi lễ thì chính là thiết đại triều, vì không còn Vua Lê ở đây nữa cho nên đám quan lại gần đây đều thống nhất mời Điện Đô Vương Trịnh Cán, hay đám bá tánh quen gọi là Trịnh Vương, chủ trì nghi lễ đại triều, từ đây đã xác lập quyền uy của Trịnh Cán lên đến tốt cùng. Hắn cũng đã rời khỏi phủ liêu mà chuyển đến ở trong Tử Cấm Thành của vua Lê. Tuy cấm thành không nguy nga như Phủ Chúa Trịnh nhưng so về quy mô thì lớn hơn nhiều. Trong cấm thành có điện Thiên An làm nơi thiết triều. Hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và điện Thiên Phúc. Phía trước điện Thiên An là sân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông. Phía đông, tây sân Rồng là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên Điện có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc. Sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân. Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng.

Phía tây tẩm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục Đường . Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông. hồ Phượng Liên điện Sùng Uyên, bên trái lập điện Huy Dương, đình Lai Phượng bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa.

Trong cung còn có Vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh, vườn Xuân Quang. vườn Thượng Lâm. Hồ Lạc Thanh Trì. Về phía tây hồ dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều phía tây. Có thể nói Cấm Thành to gấp mấy lần phủ Chúa Trịnh trước đây, Trịnh cán xem đến bản đồ mà hoa cả mắt.

Vào đầu canh năm một hồi trống vang lên trong cung . Đám Ngự tiền thị vệ và Cẩm y vệ khoảng 300 người mang theo, vũ khí, cờ quạt, tàn lọng và nghi trượng ra đứng dàn hàng từ hai bên điện Thiên An, cho đến phía ngoài Ngọ Môn. Vào khoảng 5 giờ sáng, trên lầu Chính Dương lại vang lên hồi trống thứ hai. Các quan văn võ ăn mặc phẩm phục đại triều đi đứng trong sân chầu theo thứ tự phẩm trật, văn bên trái võ bên phải, để chờ đến giờ Trịnh Cán lâm triều. Trong số họ, chỉ có các hoàng thân, vương công, tôn tước mới mở được “Thượng điện” tức là chỉ có anh em,chú bác…thuộc nội thân của Trịnh Cán hoặc là các nội các phụ thần mới được đứng chầu bên trong điện, còn các quan khác đều phải đứng ngoài sân.

Trong điện, ngai vàng đặt trên ba tầng bệ sơn son thếp vàng, nhưng hắn không ngồi ở đó để tránh tị hiềm mà tạm thời ngồi chếch bên mé hữu.

Hai bên mé sân chầu, có hai ban đại nhạc, tiểu nhạc và 16 ca công đứng chờ đến giờ hành lễ để làm nhiệm vụ sau lưng họ là 64 người lính thuộc Ngự Lâm Quân mặc nhung phục đứng mỗi bên 4 hàng, mỗi hàng 8 người.

Lúc trời vừa hửng sáng thì trống trên lầu Chính Dương vang lên hồi thứ ba. Một lá cờ đại và các loại cờ khánh kỳ với nhiều màu sắc khác nhau được kéo lên trên Kỳ Ðài. Quan Khâm Thiên Giám báo đã đến giờ làm lễ. Quan thượng thư bộ lễ và quan đô sát ngự sử đi vào điện báo lên Trịnh Cán. Hắn được cung nữ thái giám hầu hạ áo tía thắt đai ngọc, cầm hốt trấn khuê, lúc này. Trên kỳ đài bắn 9 phát súng lệnh. Hắn được đám thị vệ hộ giá đi đến Điện Thiên An. Hắn vừa đi vừa sốt ruột, nghi lễ này thật là quá rườm ra đi, nguyên khoản đi đứng ăn nói đã khiến hắn mệt muốn chết. khi hắn đến gần điện Thiên An Tiểu nhạc ngừng. Ðại nhạc trước sân chầu cử lên. Hắn phải vào điện bằng cửa sau, rồi thong thả bước lên ba tầng bệ và ngồi xuống trên ngai vàng. Một viên Thái giám từ sau tiến tới đốt lư trầm ở hoàng án.

Nhạc ngừng, sau lời xướng của viên lễ bộ thị lang, tất cả hoàng thân và bá quan văn võ đều nhất tề lạy 5 lạy, rồi đứng lên. Ca công hát một bài nhạc lễ. Sau khi các quan qui xuống, một viên chức tuyên chiếu ra quỳ đọc tờ chiếu Vua ban cho mọi người nghe. Chiếu đọc vừa dứt thì nhạc cử lên. Các quan lại lạy 5 lạy. Một đội thần trịnh trọng đem các tráp đựng hạ biểu tại châu án đến đặt trên hoàng án. Tất cả các quan đồng loạt lạy Vua thêm 5 lạy nữa. Các ban nhạc và ca công cứ theo từng nghi tiết mà trình tấu. Trịnh Cán cứ theo đó mà giải quyết từng việc một, việc nào cần làm ngày thì làm ngay, việc nào cần bàn bạc thì bàn bạc. Cuối cùng Sau khi kết thúc buổi thượng triều, quốc yến long trọng được tổ chức.

Trịnh Cán thấy cái này cũng không khác các công ty thời hiện đại tổ chức liên hoan cho nhân viên ăn là mấy. cứ coi hắn là giám đốc, đám quan lại là nhân viên vậy thì hắn thi thoảng bỏ tiền ra mới đám nhân viên ăn uống cũng là phải đạo,. trong buổi tiệc thì ăn nói cũng chẳng khác gì thời này toàn kiểu như:

– Thủ trưởng khỏe

– Các đồng chí cũng mạnh giỏi…

Trên buổi yến tiệc, Trịnh Cán hỏi Lê Quý Đôn

– Lê phủ sự, việc quả nhân giao khanh làm đến đâu rồi

Việc mà hắn giao cho Lê Quý Đôn chính là có 2 việc, một là soạn thảo tân pháp, hai là nghĩ cách thống kê hộ khẩu cho chính xác. Cái gọi là “thống kê hộ khẩu” chính là dù dù là gia nô hay không phải gia nô tất cả mọi người từ nam phụ lão ấu, đều phải có tên trong sổ đinh của triều đình, không cho phép có ngoại lệ. hộ khẩu này chính là nền tảng, nguồn mộ lính, nguồn thuế đều phụ thuộc vào nhân khẩu nhiều hay ít, cho nên có nhập hộ khẩu cho toàn dân được hay không ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm lực mạnh hay yếu của một quốc gia. Bạn đang xem Trịnh Nguyễn Tranh Hùng của KeoChuoi

Nhà Trần sở dĩ có thể ba lần chiến thắng quân Mông Cổ, ngoài nguyên nhân về vũ khí, người lãnh đạo ra, nguyên nhân chính là số nhân khẩu không bao giờ cạn, nhờ chính sách gửi binh ở nhà nông, số nhân khẩu được ghi chép gần như đầy đủ, cho nên mới có số quân đông đảo như vậy. Còn thời Lê Trịnh thì sao, để thưởng công cho các vị đại thần có công, nhà lên đã phong vương phong công phong hầu, cho vô số kể người, ai cũng có quyền nuôi dững tư quân, chiếm đoạt đất đai, lại không phải nộp thuế, đặc biệt là dân của ba Trấn Tam Phủ không ai phải đóng một đồng thuế nào, phần lớn số nhân khẩu chính là trờ thành gia nô, tôi tớ hoặc tá điền của các thế gia hào tộc cả rồi. đám này lại không có tên trong sổ đinh, họ chỉ cần chủ nhân của mình là đủ, vì vậy khi mộ linh nhà chức trách không thể bắt họ đi được

Từ đó có thể thấy, số lượng nhập hộ khẩu toàn dân đối với một quốc gia mà nói là vô cùng quan trọng, cho nên Trịnh Cán đối với vấn đề này quan tâm rất nhiều.

Lê Quý Đôn thấy Trịnh Cán hỏi đến thì nới nhẹ giọng tấu trình, :

– Hồi bẩm điện hạ, tình hình không khả quan cho lắm, một tháng nay thần đã thống kê sơ bộ, mợi điện hạ xem

Lão nói xong thì mang cho Trịnh Cán một tờ khải

Sau khi hắn mới đọc được ba dòng đầu thì đã không thể tin vào mắt mình., Trong này viết Trấn Nghệ An chỉ có ba mươi ngàn nhân khẩu được nhập tịch, số còn lại gần sáu mươi ngàn không hề có tên trong sổ.

Hắn lại nhìn tiếp, tình hình của Phủ Phụng Thiên, cứ theo như hắn nghĩ thì số hộ được nhập của Phủ Phụng Thiên chí ít cũng phải ba mươi ngàn người, nhưng không ngờ đường đường là nơi đặt đế đô của Đại việt mà lại chỉ có tám ngàn người, hắn còn nhớ rõ, ở hiện đại hắn đọc một cuốn sách của một nhà truyền đạo trong đó viết rất rõ rằng nhà buôn W.Dampier, khi đến Thăng Long thì kinh thành Thăng Long khi ấy có khoảng 20.000 nóc nhà. Theo phép tính cẩn thận nhất thì cứ cho 1 nóc nhà có 2 người ở đi, vậy hai mươi ngàn nóc nhà phải có bốn mươi ngàn người là ít.

Hắn dằn mạnh chiếc ly xuống bàn,

– Lê Phủ Sự, có phải có nhầm lẫn gì đó hay không, đô thành Đại Việt mà lại có tám ngàn người thôi sao.

Lê Quý Đôn, nhận lại bản báo cáo thở dài nói:

Điện hạ thực sự trong sổ đinh của các huyện chỉ có từng đó người, còn lại người đông nườm nượp, rộn ràng nhốn nháo là do gia nô tôi tớ của đám quý tộc, hoàng thân quốc thích. Trịnh Cán nhăn mặt xua tay nói :

– Thôi được rồi , vậy toàn bộ nhân khẩu của Đại Việt là bao nhiêu,

Lê Quý Đôn nhìn báo cáo rồi đáp”

– Hồi bẩm điện hạ toàn Đại việt có một triệu hai ngàn năm trăm mười sáu người.

– Cái gì

Đất đai của hắn bao gồm 13 trấn và bốn mươi lăm châu phủ mà chỉ có một triệu người.

– Lê ái khanh, con số này là không đúng, tuyệt đối không thể tin nổi,

Lê Quý Đôn cười khổ

– Điện hạ, có câu phép vua thua lệ làng, người có lẽ không biết, ở các trấn có nhiều khi, đám quý tộc mới là vua ở đó bọn họ mới là vương pháp. Theo ngu ý của thần, điện hạ nên chăng chém đầu vài kẻ làm gương/

Trịnh Cán trầm giọng nói:

– Không, lần này ta sẽ phải giải quyết triệt để, nhổ hết gốc rễ của chúng.

Trịnh Cán đã hạ quyết tâm xuống tay với đám quan lại địa phương và đám quý tộc, mặc dù biết sẽ gặp nhiều trở lực nhưng hắn không thể không làm, tình hình đã trở nên vô cùng cấp bách, nếu không nhanh chóng ổn định thế cục, nhất định đại việt sẽ lâm nguy. Xem ra Bùi Danh Toại cần đi nhanh một chút

Không thẻ nào mà thỏa hiệp với bọn khiêu khích vương quyền như vậy nữa.

Đương nhiên, nếu như Trịnh Cán chỉ muốn Tiêu Giao Vương thì không cần thiết cải cách làm gì, cứ tăng thuế gấp đôi gấp bốn là được.

Nếu Trịnh Cán muốn thống nhất thiên hạ thì lại có rất nhiều việc phải làm;

Phải giải quyết tận gốc vấn đề. Nhưng vấn đề mà đạiviệt gặp phải hiện này là gì. Đó chính là thế lực cát cứ, quản lý lỏng lẻo, quý tộc nắm giữ đất đai, và phương thức chiến tranh lạc hậu. giải quyết được bốn vấn đề lớn này rồi, Đại Việt tự nhiên sẽ mạnh lên, mà hai vấn đề cần kíp chính là, thống kê dân số, và thu thuế

Đối với Đại Việt mà nói, hiện giờ nếu muốn tăng cường thuế phú và quân đội thì chỉ có hai cách, nhập hộ khẩu cho toàn dân; những phủ quê hương của chúa cũng phải đóng thuế. Hai là: tính chung tất cả các loại thuế mà thường dân phải nộp vào đất đai rồi thu một năm một lần để tránh thất thoát. Nhưng trước hết việc thống kê lại hộ khẩu vẫn là quan trọng nhất. Trịnh Cán suy nghĩ một lát rồi nói:

– Lê ái khanh, cải cách đều sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại, cái này chúng ta từ từ ứng phó, làm không tốt an nguy của Đại Việt có thể bị ảnh hưởng, về chuyện tân pháp, vẫn cần khanh ra thêm chút sức.

Lê Quý Đôn chắp tay đáp:

– Thần sẽ cố hết sức, điện hạ yên tâm.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN