Trịnh Nguyễn Tranh Hùng - Súng trường và tàu buồm.
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
95


Trịnh Nguyễn Tranh Hùng


Súng trường và tàu buồm.



Súng trường và tàu buồm.

Mùng một tết năm 1781 tức năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi hai, trong khi bá tánh bình dân khắp cả nước đón tết thì trong Tử Cấm Thành cũng bắt đầu đón năm mới, Năm nay đặc biệt vui mừng hơn hẳn mọi năm, dưới sự cải cách mãnh liệt của Trịnh Cán và đám đại thần, toàn bộ Nam Đại Việt đã phát triển vượt bậc, tuy nói trên cả nước vẫn có người nghèo, nhưng cơ bản không hề còn cảnh thiếu ăn, nhất là chính sách thu thuế, và cải cách điền địa mới được đưa vào hoạt động đã khiến cho toàn dân hưởng ứng nhiệt liệt,. lịch sử sau này khi viết về tài năng của Trịnh Cán đã có câu rằng,

“ Khắp nơi nơi trong nước đều giàu, Không có nhà tranh chỉ có nhà lầu” đề nói về thời Trịnh Cán cầm quyền, tin vui thứ hai nữa mà cả nước đón mừng năm nay nữa là, quân đội triều đình do Nguyễn Hữu Chỉnh làm Bình Nam đại tướng quân đã hoàn toàn chiếm được Quảng Nam, Trịnh Cán đã hứa hẹn, khi nào lão và bộ khúc về kinh sẽ luận công bản thưởng, đồng thời chính sách giáo dục mới của Nam Đại Việt đã đào tạo ra không ít nhân tài cho đất nước, dưới chính sách này, một số bá tính bần hàn, cũng có thể trở thành quan lại nhà nước, điều này khiến cho uy danh của Trịnh Cán trong lòng bá tánh bình dân tăng cao chua từng thấy, vượt qua các đời tổ tiên của hắn, trong kinh thành còn ví hắn chính là Nghiêu Thuấn của Đại Việt. mặc dù nước nhà đang chinh chiến phương nam, thế nhưng lễ nghi ngày tết không thể bỏ, mà tết thời Lê Trịnh lại còn nặng về lễ nghi, Trịnh Cán khi nhìn thấy công việc phải làm trong mấy ngày tết đã sợ tái mét cả mặt,.

Mùng 1 Tết, theo lệ cũ thì hắn phải vào chầu Vua Lê, thế nhưng hiện tại hắn chính là người cầm quyền lớn nhất của Nam Việt cho nên cái này thay bằng, các quan lại triều đình vào chầu đúng sáng ngày mùng một, Nội các phụ thần dẫn quan tướng mặc lễ phục vào chầu Trịnh Cán, làm lễ chúc mừng năm mới. Trước đó, ngày 30 tháng Chạp, Ty Thượng thiết đã đặt ngự tọa ở điện Kính Thiên, bày hương án phía trước. Ty Viễn giá cắm tàn vàng hai bên ngự tọa. Ty Giáo phường chuẩn bị Thiều nhạc, Đại nhạc phía Đông – Tây sân rồng. Ty Thủ vệ dàn cờ quạt, khí giới theo đúng nghi thức long trọng nhất của Triều đình.

Giữa điện, bộ Lễ, ty Nghi chế đặt một cái án trên đó để tờ biểu của Sử Ty Đô Tổng binh, Thừa chính cùng Ty Hiến sát. Cùng các vị quan lại lớn nhỏ các xứ chúc mừng Điện Đô Vương. Các quan bộ Lễ và Ty Thừa đến canh năm rước án biểu vào cung, trên che tàn vàng, cờ trống và nhạc đi trước, văn võ theo sau. Cục Thừa dụ khiêng án biểu đến cửa Đoan Môn, đặt ở phía Đông sân rồng.

Sáng ra. Trống nghiêm hồi thứ nhất, các quan dẫn đầu là Lê Quý Đôn, Đoàn Thụ, Phan Lê Phiên…. xếp hàng ngoài cửa Đoan Môn. Trống đánh hồi hai, viên Đạo Lễ dẫn Tiết chế phủ vào điểm trước sân rồng ngồi chờ. Trống hồi ba, các viên chấp sự vào điện Vạn Thọ lạy năm lạy rồi vái hắn ba vái trước khi rước hắn ra điện Kính Thiên. Viên Đạo Lễ dẫn Tiết Chế phủ vào đứng ở sân rồng, quan văn võ xếp hàng hai bên Đông – Tây, quan ty Thừa và triều yết đứng ngoài cửa Đoan Môn.

Rườm rà, sốt ruột, hắn vừa không ngừng thở dại vừa bước đến ngự tọa, hắn mới có năm tuôi, còn quá bé, cho nên khi đến gần Ngự tọa, một viên thái giám đặt một chiếc đôn gỗ, làm bậc cho hắn, Trịnh Cán ngồi lên ngự tọa cửa long, chỉnh lại mũ miện. Giáo phường tấu nhạc, quan Tuyên biểu quỳ tâu và dâng biểu chúc mừng, quan Đại Trí từ đọc lời cầu chúc của Tiết Chế phủ và bách quan văn võ. Kèm theo danh sách tặng vật rất là xa hoa, nào là đồng hồ tây dương, dạ minh châu, sừng tê, trân cầm dị thú, thổ mộc quái thạch, thậm chí có kẻ còn dâng lên một đôi ca cơ vô cùng xinh đẹp, khiến cho Trịnh Cán nhìn lại thân thể năm tuổi của mình rồi lại thở dại. Nhạc lại điểm nhịp và các quan theo lời viên Thông tán mà quỳ, vái, lạy… rồi lại nghe, rồi, quỳ, vái, lạy . Quan Truyền chế đọc lời đáp của Vua, các quan lạy tạ 4 lần, cứ thế trong gần như cả buổi sáng, trong Điện Kính Thiên liên tục vang lên, chúng thần chúc Vượng Thượng ….. và viên thái giám lễ nghi thay mặt trịnh cám đáp lễ, khên ngợi, nếu thời này có báo chì, thì toàn dân ngày hôm sau sẽ ngồi rung đùi đọc nhưng mẩu tin đại loại như.

“thay mặt Triều đình nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích mà các đồng chí đã đạt được trong năm qua, góp phần cùng toàn dân và , cả hệ thống chính trị hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Quả nhân mong muốn toàn quốc nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Trước hết, phải thường xuyên cảnh giác, nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, nhất là những vấn đề phức tạp nảy sinh; kịp thời tham mưu với Triều đình có đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống; kiên quyết không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Nam Đại Việt. Các cấp trong toàn quân phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương, quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả luật nhập hộ khẩu toàn dân, luật cư trú, cùng với thu thuế thương mại, nhất định không thể để thất thoát quốc lực”

“Tả đô đốc Đông quân phủ bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Triều Đình , cá nhân Đồng chí Trịnh Cán đã quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời để cả nước hoàn thành những nhiệm vụ được giao”” đấy đại loại nó là như vậy. những câu này chẳng qua là do Trịnh Cán ngồi nhàm chán trên ngự tọa hiên dịch ra ngôn ngữ thời hiện đại mà thôi.

Cứ thế cho đến gần trưa mới hết tấu sớ chúc tụng, ty lễ chế tấu khúc Hưu Minh, Hán thở dài như trút được gánh nặng, vội vàng nẽm mũ miện lên kiệu về cung, kết thúc buổi chầu. thế nhưng không phải thế là đã xong

Còn có một quan viên Tư Thiên giám chọn giờ tốt để hắn đi lễ Thái Miếu. giờ lành đã điểm, hiệu Thiên hùng bắn súng, hiệu Thị trung đánh trống, quân cấm vệ đứng đầu hoặc đi tuần xung quanh Thái Miếu. Lại là đọc, quỳ vái lạy, đợi hắn lễ xong, phiên Bình ban thưởng tiền xuân cho quan tướng. Tiết Chế phủ dẫn các quan xếp hàng tiến vào lạy mừng. rồi đến ban Yến. Dự yến xong, các quan làm lễ tạ ơn rồi Sau đó về ăn Tết ở nhà. Coi như kết thúc, còn hắn phải đi vấn na mẹ hắn, bà nội hắn, rồi phê duyệt tấu sớ, tóm lại công việc không những không ít đi mà còn nhiều khiến cho hắn đầu hoa mắt váng. Chỉ mong sao ngày tế qua thật nhanh, người xưa thực sự quá rườm ra, hắn nghĩ như vậy.

……….

Thế nhưng mệt thì mệt, nhưng cũng lại có niềm mùi, sáng mồng hai tết, giám mục Jean Davoust đã từ tòa thánh vatican trở về Nam Đại Việt mang theo thư của Giáo Hoàng Pio VI. Đồng ý với yêu cầu mua kỹ thuật đóng thuyền và chế tạo súng mà giáo hội nắm giữ, đổi lại, Trịnh Cán cho phép Giáo hội được tự do truyền đạo, điều khoản cụ thể sẽ do Jean Davoust trực tiếp ký kết với Trịnh Cán, để bày tỏ thành ý đến vị chúa của Phương Đông , Giáo Hoàng Pio Vi gửi tặng Trịnh Cán 100 cây súng kiểu mới. sử dụng hạt nổ thay vì đá lửa.

Nghe Tiểu Thuận Tử nói vậy, Trịnh Cán ném cây bút xuống bàn đứng bật dậy:

– Mau gọi Lê Quý Đôn, Hoàng Đình Bảo, theo quả nhân đi xem súng

Tại mã trường của Hoàng Cung Jean Davoust đang đứng cùng với vài tay giáo sĩ, bên cạnh họ là bốn năm cái hòm bằng gỗ đựng súng, thấy Trịnh Cán và đám đại thần đi tới Jean Davoust cúi đầu:

– Thần xin chào Điện hạ, Vương Thượng của Đại Việt

Trịnh Cán tươi cười:

– Giám mục đại nhân, quả nhân rất vui mừng, khi thấy giáo hoàng của các ngươi đã đồng ý yêu cầu của quả nhân, vậy thì mau cho quả nhân xem uy lực của nhưng khẩu súng này,.

Jean Davoust gật đầu, cách đó một trăm bước có dựng bốn năm tảng đá, năm vị giáo sĩ, nhặt lấy súng nạp đạn.

– Đùng Đùng, đùng đùng, đùng,

Một loạt tiếng súng nổ vang lên. Mấy tấm bia đá thủng lỗ chỗ, có tấm trực tiếp vỡ đôi, Trịnh Cán gật đầu. uy lực như vậy là được rồi.

Hoàng Đình Bảo trợn mắt há mồm, tuy rằng hỏa thương trong quân đội Đại Việt cũng có biên chế, thế nhưng lợi hại đến thế này thì thật là, nếu như ai cũng được trang bị súng tay này thì đội quân nào chống lại được.

ở phía bên kia các giáo sĩ đã nạp đạn bắn xong phát thứ hai, thời gian cách nhau khoảng vài phút, tuy hơi chậm, nhưng thế cũng là tạm ổn so với thời đại này.

Jean Davoust tươi cười nói:

– Vương Thương, người thấy thế nào.

– Rất khá

Trịnh Cán vỗ tay rồi nói:

– Quả nhân là người giữ lời hứa, về việc cho phép xây nhà thờ và truyền đạo, quả nhân chuẩn cho khanh, nhưng quả nhân phải nói trước, khác với châu âu, bách tính trung thành với giáo hoàng, ở đất nước của quả nhân, con dân của quả nhân, mặc dù gia nhập công giáo, nhưng khi quả nhân cần đến, nếu ai dám kích động chống đối, quả nhân không ngại diệt cỏ tận gốc, còn về điều khoản hiệp ước, vài hôm nữa trên triều hội sẽ thương lượng cụ thể,

– Vâng! Thưa Vương Thượng của Đại Việt

Jean Davoust cúi chào rồi theo đám thị vệ ra ngoài. Còn lại Trịnh Cán và đám đại thần, Hắn nói với Hoàng Đình Bảo:

– Gọi quân khí giám tới đây.

Chừng lát sau, một viên quan Ngũ phẩm dẫn theo một tên lính chạy tới, còn cách Trịnh Cán bốn nắm thước hắn đã quỳ xuống cao giọng:

– Cẩm y đô đốc, Phạm Văn Long tham kiến Vương Thượng,

– Quả nhân miễn lễ.

Tên đô đốc này đứng dậy rồi nói:

– Khải bẩm Vương Thượng, đây là Văn Như Thành, đệ nhất tay nghề trong quân khí giám

Tên được gọi là Văn Như Thành vội vàng xưng tụng,

– Tiểu tốt, tham kiếm Vương Thượng

Trịnh cán gật đầu:

– Thổi được rồi, Văn tiên sinh ngươi có biết sử dụng hỏa thương không?

Tên Văn Như Thành này cảm thấy hơi buồn cười. Làm sao hắn lại không biết, bản thân nghiên cứu chế tạo súng cho triều đình, nếu mà không biết thì thật là mất mặt

Hắn gật đầu tâu:

– Bẩm vương thượng, tiểu nhân biết

Trịnh Cán cầm lấy một cây súng trong hòm gỗ, đưa cho Văn Như Thành, chỉ thấy đầu tiên y mở nắp đậy cốc thuốc mồi ra, đổ hạt nổ vào, sau đó đậy nắp lại. Kế đó nhồi thuốc súng vào, kế đến nhét đạn chì vào, dùng cây thông nòng đẩy vào ép chặt.

Trịnh Cán chỉ vào mấy tấm bia

– Bắn vào đó đi.

Văn Như Thành liền nhắm ngay bia đá bóp cò, búa đập trực tiếp vào hạt nổ Ngọn lửa theo đường ống dẫn chạy vào nòng súng, nháy mắt đốt cháy thuốc súng bên trong nòng súng, đẩy viên đạn bay ra rất nhanh.

Chỉ nghe một tiếng rầm vang lên, họng súng lóe lên ánh lửa, khói trắng toát ra, nơi xa tấm bia bị bắn trúng đá vụn bay tán loạn, uy lực quả thật không nhỏ.

Đợi hắn bắn xong, Trịnh Cán mới hỏi:

– Văn tiên sinh, ngươi cảm thấy súng này của Quả nhân thế nào

Văn như thành cung kính tâu

– Hồi vương thượng, Súng này rất tốt…

Văn Như Thành hưng phấn vung vẩy :

– Tốt hơn súng chúng ta đang dùng trong quân đội nhiều, chí ít, nó không dùng đá lửa, thì dù mưa hay nắng cũng không bị ảnh hưởng, hơn nữa, cái rãnh nòng xoắn này, khiến đạn đi ổn định mà xa hơn nhiều. quả thật là súng tốt

Trịnh Cán lắc đầu một cái:

– Súng tuy tốt, nhưng quá trình nạp đạn trước đó tốn thời gian quá dài. Đại quân tác chiến hàng ngàn hàng vạn người, lại có cung tiễn thủ, kỵ binh, đao thuẫn thủ, trường mâu binh phối hợp, điểu thương thủ mới có thể ung dung nạp đạn. cái quả nhân muốn là rút súng phải bắn được ngay, hơn nữa đạn phải nạp từ đằng sau chứ không phải đằng trước

Rồi trịnh cán nói về nguyên lý của súng trường đời sau cho Văn Như Thành nghe

Văn Nhu Thành cùng Phạm Văn Long nhìn nhau, đồng thời cười khổ, mặt hai người chảy xệ xuống còn dài hơn mặt ngựa, thầm nhủ trong lòng như vậy là không có cách nào làm được.

Trịnh Cán thấy vẻ mặt hai người thì lại nói tiếp

– Vậy chí ít, tốc độ bắn và tầm xa phải hơn bây giờ, và đạn cũng phải cải tiến một chút, điều này làm được chứ

Văn Như Thành nghe vậy cung kính nói với Trịnh Cán

– Hồi bẩm Vương Thượng, cái đó thì có thể làm được, xin cho tiểu nhân chút thời gian nghiên cứu,

———–

Sau khi an bài xong chuyện xưởng rèn của quân khí giám thử chế ra điểu thương kiểu mới, Trịnh Cán lại cùng với các vị đại thần đi đến xưởng đóng tàu, của thủy quân Bắc Hà. Vị giám mục người pháp kia đã gửi đến đây bản vẽ kỹ thuật đóng tàu mới nhất của Châu Âu. Trịnh Cán chính là nhắm đến Kỹ thuật, trình độ sử dụng buồm

Kỹ thuật chiến đấu thuỷ thủ đoàn (đặc biệt thuật sử dụng pháo)

Và chất lượng của các tầu chiến chạy buồm có những kỹ thuật này, hắn sẽ là bá chủ vùng biển đồng bây giờ và trong các năm về sau,

Lúc hắn tới, đám công tượng của Thủy Quân dang châu đầu vào nghiên cứu bản vẽ, một viên tham tướng nhìn thấy Vương thượng cùng một đám đại thần đi đến bị dọa cho sợ hãi, vội vã đốc thúc đám công tượng quỳ bái/

Trịnh Cán hỏi:

– Qảu nhân hỏi các người, bản kỹ thuật này thế nào

Tất cả đều quỳ mọp không ai dám trả lời hắn. Lê Quý Đôn nói:

– Vương thượng đã hỏi, ai biết cứ nói. Không phải sợ.

Bấy giờ mới có một tên, công tượng tiến lên trước run run nói:

– Tiểu nhân Ngô Trung tham kiến Vương Thượng. các vị đại nhân

Trịnh Cán gật đầu:

– Được Ngô Trung, ngươi thấy cái này so với thuyền mành của quân ta thế nào.

– Hồi bẩm vương thượng, bản vẽ này quả thật tốt hơn thuyền của ta nhiều lắm, trong này còn vẽ cả kỹ thuật đúc đại bác trên thuyền, nếu thực sự làm được như vậy, thủy quân ta là vô địch thiên hạ.

Vậy phải mất bao lâu mới đóng được một cái chiến thuyền như thế này.

– Ngô Trung nghĩ một lát rồi đáp:

Khoảng hai tháng làm được một chiếc, còn pháo thì ba ngày có thể làm một khẩu,

Trịnh Cán gật đầu, tốc độ thời này xem ra vẫn chậm chạp. hắn quay sang bảo với Đinh Tích Nhưỡng,

– khanh tạm thời đốc suất đóng thuyền thay quả nhân, cố gắng đóng càng nhanh càng tốt

………………………………..

Là một người thời đại sau này, Trịnh Cán nhận rõ tầm quan trọng của thủy quân với việc phòng thủ trên biển, ở hậu thế có hai sự kiện quan trọng khác xảy ra trước đó có liên quan mật thiết đến quyết định của Pháp đánh Việt Nam và lựa chọn Đà Nẵng là điểm khởi đầu cho cuộc tấn công. Đó là sự kiện ngày 15/4/1847, hai tàu chiến Pháp Gloire và Victorieuse đã tấn công các thuyền chiến của triều Nguyễn đậu ở vịnh Đà Nẵng, sau đó đốt phá các đồn lũy phòng vệ bờ biển và một sự kiện khác diễn ra tương tự cũng tại Đà Nẵng vào ngày 26/9/1856. Trong cả hai sự kiện này, quân Pháp đều dễ dàng đánh đắm các chiến thuyền của quân nhà Nguyễn và đổ bộ lên bờ. sau hai sự kiện này pháp chọn bán đảo sơn trà làm nơi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược, Pháp đã rất nhanh thắng trận mà không vấp phải bao nhiêu kháng cự

Các chuỗi sự kiện trên trước hết cho thấy, nhà Nguyễn đã không có một lực lượng hải quân đủ mạnh để trước khi tiếp cận đất liền. Hệ thống phòng thủ bờ biển của nhà Nguyễn cũng rất yếu kém nên không ngăn nổi quân Pháp đổ bộ lên bờ. cho nên hắn nhất định phải vì tương lai mà tạo ra một lực lượng thủy quân hùng mạnh, không thể để lịch sử lập lại một lần nữa.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN