Truy Tìm Bức Tranh Thánh - Chương 12: SỐ 10 PHỐ DOWNING LONDON SW1 Ngày 17 tháng Sáu năm 1966
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
224


Truy Tìm Bức Tranh Thánh


Chương 12: SỐ 10 PHỐ DOWNING LONDON SW1 Ngày 17 tháng Sáu năm 1966


Khi Sir Morris Youngfield từ biệt Thủ tướng, ông ta vấn không hình dung nổi tại sao việc sở hữu một bức tranh Thánh nào đó lại có tầm quan trọng ghê gớm đến thế. Rời nhà số 10, Sir Morrí Youngfield đi nhanh vào sân trong của tòa nhà của Bộ Ngoại giao, chỉ mấy giây sau ông đã bước ra khỏi buồng thang máy ở tầng bảy. Về đến văn phòng ông thấy bà thư ký Tessa đã bày sẵn một số giấy tờ trên bàn.

Ông nói với người phụ nữ đã làm việc trung thành với mình trong suốt mười bốn năm qua: _ Tôi cần triệu tập D4 ngay lập tức.Và yêu cầu cả trung tá Busch tham gia nữa.

Tess hơi nhướng mày nhưng Sir Morris bỏ qua câu hỏi không nói ra của bà, bởi vì ông biết mình sẽ không thể nào điều tra ra vụ này nếu không có sự hợp tác với người Mỹ. Một lần nữa Sir Morris cân nhắc lại gợi ý của Thủ tướng.

Harold Wilson đâu có cần phải giải thích rằng ông ta không hề nhận được chừng nấy cú điện thoại của Lyndon Jonson yêu cầu giúp đỡ. Nhưng tại sao lại là một bức tranh Thánh của Nga vẽ về một vị thần của nước Anh.Trong khi Ramanov bước về phía anh, Adam bước lùi khỏi đường tàu điện để cho một toa tàu điện chạy ngang qua họ. Khi toa tàu điện đi khỏi thì đã không thấy Adam đâu nữa. Ramanov hộc lên vì cú lừa dễ dàng đó, hắn chạy theo phải hơn hai mươi mét mới đuổi kịp chiếc tàu điện và nhảy lên trước sự kinh ngạc của hành khách ngồi trên tàu và bắt đầu nhìn vào tận mặt từng người. Adam chờ cho chiếc tàu điện chạy được khoảng hai mươi mét nữa mới nhô ra từ phía sau một cái cây bên kia đường. Anh tin rằng mình có thể đến được cửa Sứ quán một cách an toàn trước khi tên giết Heidi trở lại.

Anh nhìn sang bên kia đường và thầm văng tục.Viên cảnh sát đi tuần bây giờ chỉ cách cổng Sứ quán có khoảng vài mét. Adam quay lại nhìn một toa tàu điện khác chạy ngược chiều với toa tàu lúc nãy và lao thẳng về phía mình, anh thất vọng nhìn thấy đối phương đang nhảy trên nóc các toa tàu với những bước nhảy của một kiện tướng thể dục. Cộng với viên cảnh sát lúc này chỉ còn cách cổng Sứ quán vài mét,

Adam không còn cách nào khác là quay lại lủi nhanh vào con phố một chiều. Đi được khoảng năm mươi mét anh ngoái lại nhìn về phía sau. Gã đàn ông mà anh chỉ biết là đội cái tên Rosenbaum đang chạy đuổi theo, không còn chút dáng vẻ gì của một gã già nữa.

Adam nhảy giữa những chiếc xe con và xe du lịch, anh khéo léo né tránh các khách bộ hành và cố kéo dài khoảng cách giữa hai người. Qua ngã tư đầu tiên anh nhìn thấy một bà già lụm cụm đi ra khỏi một buồng điện thoại cách đó vài mét. Adam nhanh chóng đổi hướng chạy và nhảy vào buồng điẹn thoại không người, đứng khuỵu chân nép vào góc sâu tít bên trong. Cánh cửa chậm chạp đóng lại.

Rosenbaum chạy vụt qua ngã tư khoảng hai mươi mét mới nhận ra Adam vừa nhảy vọt ra khỏi buồng điện thoại và chạy theo hướng ngược lại. Chắc chắn Rosenbaum sẽ phải mất ít nhất năm giây nữa mới định hướng anh chạy về phía nào. Một, hai, ba, bốn, năm. Anh vừa đếm vừa chạy dọc phố. Sau đó anh nhìn sang bên phải và nhảy tới ba bước nữa, đẩy bừa một cánh cửa bước vào. Adam thấy đứng trước một bàn quầy nhỏ, ngồi phía sau quầy là một cô gái trẻ tay cầm một xấp tiền.

Cô gái nói: – Hai francs, thưa ngài. Adam nhìn cái quán bán vé nhỏ xíu, vội vã lấy ra hai đồng francs và đi vào một lối hành lang tối om, tiếp đó là hai cánh cửa nữa. Anh đứng cuối phòng môt lúc chờ cho mắt quen thuộc được với bóng tồi. Đó là buổi chiếu đầu tiên trong ngày và rạp gần như không có người. Adam chọn một chiếc ghế ở cuối dãy, khoảng cách từ đó đến được hai lối cửa ra bằng nhau.. Anh nhìn lên màn ảnh, lấy làm may mắn vì bộ phim chỉ bắt đầu vì anh cần một khoảng thời gian để sắp đặt kế hoạch. Khi ánh sáng trên màn ảnh hắt xuống đủ sáng, anh cúi xuống xem lại ranh giới màu đỏ trên tấm bản đồ, sau đó lấy đầu ngón tay là thước anh đã có thể ước lượng được là biên giới gần nhất để sang được Pháp cách đây tám dặm, đó là cửa khẩu Ferney – Voltaire. Từ đó anh có thể đi qua Dijion đến Paris và trở về nhà nhanh chóng. Sau khi quyết định được đường đi, vấn để tiếp theo đặt ra cho Adam là sẽ đi bằng cách nào. Anh bỏ qua mọi phương tiện giao thông công cộng và quyết định sẽ thuê một chiếc xe. Sau đó anh tiếp tục ngồi trong rạp phim suốt giờ giải lao để kiểm tra kỹ lại một lần nữa.

Khi Paul Newman xuất hiện trở lại trên màn ảnh, Adam gấp tấm bản đồ lại và rời khỏi rạp bằng cửa ra, ít nhất suốt bốn giờ qua không hề có ai đi ra khỏi đó bằng cánh cửa này.

Khi Sir Morris bước vào phòng họp để dự cuộc họp của Cục Bắc Âu, ông thấy những thành viên còn lại của nhóm D4 đã có mặt đầy đủ, họ đang đọc những tập hồ sơ vừa được chuyển đến cách đó một giờ. Ông liếc nhìn quanh bàn và nhóm cộng tác D4 đã được đặc biệt lựa chọn, nhưng ông chỉ thấy trong đó có một người là thích hợp với công việc.

Đó không phải là Alee Snell, con ngựa chiến già đã làm việc ở Bộ Ngoại giao lâu hơn bất cứ người nào có mặt ở đây hôm nay, lúc này đang hồi hộp vểnh hàng ria chờ Sir Morris ngồi vào ghế. Bên cạnh ông ta là Brian Matthews, nổi tiếng trong Cục là người luôn giữ được cân bằng, một thư sinh với chiếc áo độn hai vai thẳng đơ. Đối diện anh ta là Trung tá Ralph Busch, đại diện của CIA, người được đánh giá là Ăng lê hơn cả người Ăng lê – sau năm năm công tác ở Sứ quán Mỹ tại Anh. Thậm chí anh ta còn bắt chước cả lối ăn mặc của nhân viên Bộ Ngoại giao Anh để chứng tỏ nhận xét trên là đúng. Còn ở cuối bàn là phụ tá thứ hai của Sir Morris. Có vài ý kiến cho rằng người này có hơi quá trẻ một chút, mặc dầu có lẽ không một ai trừ Tessa nhớ rằng Sir Morris đã đảm nhiệm nhiệm vụ này từ hồi trạc tuổi anh ta. Sau khi Sir Morris ngồi xuống chiếc ghế cuối bàn, bốn thành viên của nhóm thôi không bàn tán nữa.

Sir Morris bắt đầu nói: – Thưa các ông – người phụ nữ duy nhất có mặt trong cuộc họp là Tessa, nhưng gần như ông ta không bao giờ nhận biết sự có mặt của bà – Thủ tướng đã giành cho nhóm D4 một sự quan tâm rất to lớn. Thủ tướng yêu cầu cứ mười hai giờ một lần chúng ta gửi báo cáo chi tiết về cuộc điều tra. Và bất cứ lúc nào, dù cho bất cứ Thủ tướng đang ở đâu nếu có sự kiện bất thường nào cũng phải báo cáo ngay. Vì thế, như các ông thấy đó, không thể nào bỏ phí thời gian. Nhóm D4 đặc biệt này còn có cả trung tá Ralph Bursh, người của CIA tham gia. Tôi đã làm việc với trung tá Bursh nhiều lần trong năm năm qua và tôi rất vui mừng vì Đại sứ quán Mỹ đã chọn ông ta để đại diện cho họ. Người đàn ông ngồi bên tay phải Sir Morris hơi cúi đầu chào. Với chiều cao gần một mét tám và đôi vai rộng cuồn cuộn bắp thịt trông ông ta giống hệt người thủy thủ trên bao thuốc là Player. Thực tế thì nói ông ta trông như một thủy thủ cũng không có gì sai lắm, bởi vì Bucsh đã từng là một thuyền trưởng trong Chiến tranh Thế giời thứ hai. Sir Morris mở tập hồ sơ trước mặt ra và nói tiếp: – Theo những báo cáo mới nhất mà tôi vừa nhận được, có vẻ như sáng nay Adam Scott không đến được Sứ quán mặc dầu chúng ta đã yêu cầu cảnh sát đặt lực lượng túc trực trong vòng hai trăm mét quanh sứ quán. Sir Morris nhìn vào một tờ giấy trước mặt và nói: – Theo nguồn tin hôm nay, Hãng Hàng không Anh khẳng định rằng lúc đang ở sân bay thì Scott nhận được một chú điện của ngân hàng Roget et Cie. Nhờ áp lực rất mạnh từ Sứ quán Anh và Interpol, ông Roget, chủ ngân hàng mới cho biết mục đích của Scott đến ngân hàng là để nhận một vật không rõ là gì do ngài Emmanuel Róenbaum để lại. Những điều tra sau đó cho thấy sáng hôm qua có một ngài Rosenbaum đến Zurich và chiều hôm qua lại tiếp tục bay qua Geneva. Sáng hôm nay hắn đã rời khỏi khách sạn và sau đó dường như đã biến mất khỏi mặt đất. Tất cả những điều đó có lẽ sẽ không có gì đáng chú ý, nếu như tên Rosenbaum này không bay đến Zurich – Sir Morris không khỏi dừng lại một chút để tăng sự bất ngờ – từ Moscow. Lawrence Pemberton ngồi ở cuối bàn ngước mắt nhìn lên và bắt đầu nói:

– Ngài Morris, vì cuộc họp sáng nay của chúng ta, tôi đã nói chuyện với em gái và mẹ của Scott. Tôi cũng đã nói chuyện với một hãng luật ở Appleshaw là hãng thực hiện di chúc của cha anh ta. Tôi được biết rằng ngoài những thứ không có gì quan trọng lắm. Adam được di chúc lại một chiếc phong bì, mà mẹ anh ta nói trong đó có một bức thư của Reichsmarshal Hermann Goering.

Có tiếng rì rầm nổi lên quanh bàn, cho đến khi Sir Morris phải gõ tay xuống bàn để lấy lại trật tự. Ông hỏi: – Chúng ta có biết gì về nội dung bức thư của Goering không? – Thưa ngài, cả bức thư thì không. Nhưng một trong những người vừa được chúng ta phỏng vấn – ông Nicholas Wainwirght – đã được Scott nhờ dịch hộ một đoạn mà giờ đây chúng ta có thể tin rằng đó là một đoạn của bức thư đó. Bởi vì sau đó ông Wainwirght có hỏi hội đồng phỏng vấn rằng đó có phải là một trong những bài kiểm tra đối với ông ta không. Lawrence lấy một mẩu giấy trong tập hồ sơ trước mặt và đọc to đoạn văn: “Trong năm qua chắc ông không khỏi nhận thấy một trong những người gác vẫn chuyển cho tôi những điếu xì gà Havana – một trong những niềm vui ít ỏi mà tôi vẫn được phép – mặc dầu tôi đang bị tù. Những điếu xì gà đó cũng có mục đích riêng của nó nữa, bởi vì mỗi điếu chứa một viên thuốc con nhộng nhỏ bé chứa một lượng nhỏ chất độc. Đủ để cho tôi thoát khỏi cái án dành cho mình, mặc dầu hiển nhiên là tôi đã bị kết án tử hình… “. Sir Morris hỏi: – Có vậy thôi ư? Lawrence nói: – Rất tiếc là như vậy. Tuy vậy tôi tin rằng lý do Scott đến Geneve là những điều anh ta đã nói với tôi. Theo tôi thì nhất định cái gói mà anh ta đến để nhận chính là đựng bức tranh Thánh George và Con Rồng do Goering đã để lại cho cha anh ta. Matthews cắt lời: – Bức tranh Thánh George và Con Rồng? Nhưng đó chính là bức tranh Thánh mà suốt hai tuần vừa qua có tới một nửa nhân viên phản gián Nga đang đổ đi tìm, và chính Cục chúng tôi cũng đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao. Sir Morris hỏi: – Và các ngài đã biết được những gì? Matthews thừa nhận: – Rất ít. Nhưng chúng tôi bắt đầu cho rằng đó chỉ là một miếng mồi dử bởi vì bức tranh Thánh George và Con Rồng của Sa hoàng vẫn được treo ở Cung điện Mùa đông, như nó vẫn được treo ở đó trong suốt ba trăm năm nay. Sir Morris hỏi: – Còn điều gì nữa không? Matthews nói:

– Duy nhất một điều nữa là người lãnh đạo việc tìm kiếm bức tranh Thánh đó là Alex Romanov. Snell huýt khẽ một tiếng: – Được, ít nhất cũng biết được là chúng ta đang có chuyện với Cục I của họ. Tất cả im lặng hồi lâu, cuối cùng Sir Morris lên tiếng: – Có một điều rõ ràng. Đó là chúng ta phải tìm được Scott trước. Và giả định là chúng ta đang đương đầu với Romanov. Vậy thì cần phải làm gì bây giờ? Lawrence nói: – Làm tất cả những gì có thể. Cùng với người Mỹ, chúng ta có tất cả mười bảy người ở Geneva, tất cả đểu đang cố gắng tìm Scott. Snell nói: – Hàng ngàn cảnh sát Thụy Sĩ cũng đang làm việc đó, mặc dầu có trời biết là họ đứng về phía nào. Lawrence nói: – Và hầu như không thể làm cho họ tin rằng Scott không đời nào phải chịu trách nhiệm về hai vụ giết người đó. Vì thế, có thể chúng ta sẽ phải tìm được anh ta mà không có sự giúp đỡ từ phía họ. Matthews hỏi: – Nhưng các ngài nghĩ sao nếu như Ramanov, hoặc Rosenbaum, sẽ tìm ra Scott trước chúng ta? Trung tá Busch nói: – Một người có vỏ bọc dân sự nào đó có quan hệ chặt chẽ với một trong những điệp viên Nga tàn ác nhất. Đó là tất cả những gì chúng ta cần. Lawrence nghiêng đầu về phía người Mỹ: – Tôi biết Adam Scott rất lâu rồi, hầu như từ hồi còn nhỏ. Chính vì phẩm chất cứng rằn tuyệt vời trong mọi tình huống của Scott, mà tôi đã đề nghị cho anh ta được phỏng vấn để chọn vào Cục Bắc bán cầu của Bộ Ngoại giao, điều này Scott không hề biết. Ý định của tôi là anh ta sẽ được nhận vào Cục ngau sau khi kết thúc thời gian tập sự. Nếu như Ramanov hay bất cứ đồng sự nào của hắn chạm trán với Scott thì tốt hơn cho hắn hãy nhớ rằng Scott đã được tặng thưởng Huân chương Anh dũng vì đã chiến đấu dũng cảm với hàng ngàn quân Trung Hoa. Snell hỏi: – Nhưng nếu đó chính là Ramanov thì liệu Scott có thể giết được hắn không? Lawrence nói: – Có lẽ nếu như Rosenbaum không giết bạn gái của anh ta thì tôi sẽ nói là không. Busch nói: – Kể cả như vậy tôi cũng khó tin tưởng được là anh ta sẽ có thể hạ được Romanov. Matthews nói: – Tôi cũng vậy. Lawrence nói: – Đó là vì các ông không biết Adam Scott. Matthews nhìn xuống để tránh cái va chạm với cấp trên của mình. Cấp trên. Kém ông ta hàng chục tuổi. Một trong hai người được đề cử vào chức vụ trợ lý Bộ trưởng, mặc dầu người ta đã chọn một người khác tốt nghiệp trường Oxbridge vào chức vụ đó. Matthews cũng biết rõ như Bộ Ngoại giao đã nhận xét rằng ông ta đã chọn nhầm trường đại học. Lẽ ra ông ta nên nghe theo lời khuyên của cha mình và tham gia ngành cảnh sát. Ở ngành đó không hề có một rào chắn về đẳng cấp và lẽ ra lúc này ông ta đã có thể là một Cảnh sát trưởng rồi. Sir Morris không chú đến cuộc tranh cãi nhỏ đó. Những cuộc tranh cãi như vậy thường xảy ra luôn kể từ khi ông ta chọn Pemberton để đề bạt vượt qua Matthews mặc dầu Matthews lâu năm hơn. Snell nhìn thẳng vào Búch và nói chen vào: – Chúng tôi có thể được biết vì sao một bức tranh Thánh bình thường lại trở nên vô cùng quan trọng đến như vậy với cả hai nước Mỹ và Nga không? Người Mỹ nói: – Chúng tôi cũng thấy lạ chẳng kém gì các ông. Tất cả những gì tôi có thể bổ sung vào các thông tin cho các ông là hai tuần trước đây người Nga đã gửi đến để ký gửi ở New York một đống vàng trị giá bảy trăm hai mươi triệu đô la, mà không hề đưa ra lời giải thích. Tất nhiên là cho đến lúc này chúng tôi chưa chắc chắn là hai sự việc đó có liên quan gì đến nhau. Sir Morris nói: – Bảy trăm hai mươi triệu đô la? Với số tiền đó các ông có thể mua một nửa nước Mỹ. Matthews nói thêm: – Và tất cả mọi bức tranh Thánh từng được vẽ trên đời. Sir Morris quay sang nhân vật Số Hai của mình: – Hãy tiếp tục xem chúng ta thực tế biết được những gì và thôi không ngồi đó mà phỏng đoán nữa. Chính xác IA đi đến đâu rồi? Lawrence mở cặp hồ sơ có buộc một sợi dây đỏ. Trên đầu trang nhất có in hai chữ Hành động Tức thời (IA) bằng chữa đen. Anh không cần phải dùng đến tập hồ sơ nhưng vẫn thỉnh thoảng liếc vào đó để kiểm tra xem mình có quên điều gì không. – Như tôi đã báo cáo tóm tắt với các ông, chúng ta có mười bảy người tại Geneva và người Mỹ đang gửi thêm hai người nữa bay sang đó ngày hôm nay. Với người Mỹ và người Thụy Sĩ đang sục sạo khắp thành phố như những hiệp sĩ đi tìm thánh tích vậy, thì toi chỉ có thể hy vọng rằng một ai trong số người của chúng ta có thể kịp tim ra Scott trước bọn kia. Một trong những khó khăn lớn nhất của chúng ta, như tôi đã giải thích trên đây là cảnh sát Thụy Sĩ không muốn hợp tác. Theo họ thì Scott là một tên tội phạm hình sự thông thường, do đó nếu họ tìm được anh ta trước thì họ sẽ tuyên bố rõ ràng là anh ta không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao. Lawrence nói tiếp: – Chúng ta, cũng như người Thụy Sĩ và chắc chắn là cả người Nga cũng vậy đều đã tìm ở tất cả những nơi dễ thấy nhất như: khách sạn, nhà khách, tiệm ăn, sân bay, các hãng cho thuê xe con, thậm chí cả các nhà vệ sinh và hiện nay vẫn giữ liên lạc với tất cả các điệp viên. Vì thế nếu đột nhiên Scott xuất hiện thì chúng ta sẽ có thể giúp đỡ anh ta ngay từ phút đầu. Lawrence ngước lên và nhìn thấy một người trong đang cắm cúi ghi lại mọi chi tiết và nói: – Thêm vào đó Bưu điện sẽ kiểm tra tất cả các cú điện gọi cho Ngân hàng Barclays từ Geneva. Nếu Scott cố gắng tiếp xúc lại với tôi ở ngân hàng, hoặc ở căn hộ thì người ta sẽ nối cho văn phòng này ngay lập tức. Snell đặt một tay lên mái tóc đen, hỏi: – Anh ta có biết ông làm ở Bộ Ngoại giao không? – Không, cũng như mẹ tôi, anh ta vẫn tưởng tôi làm nhân viên của Phòng Quốc tế ở ngân hàng Barlays. Nhưng chẳng bao lâu nữa anh ta sẽ phát hiện đó chỉ là một vỏ bọc. Khác với mẹ, không phải lúc nào Adam cũng tin tất cả mọi chuyện tôi nói, và sau cuộc nói chuyện đêm qua anh ta tỏ ra đã bắt đầu nghi ngờ. Sir Morris nhìn Lawrence, hỏi: – Còn việc gì nữa không? – Lúc này không có gì hơn nữa, thưa ngài. Chúng ta đã làm tất cả những gì có thể. Xin nhớ rằng đây không phải là trận đấu trên sân nhà. Nhưng tôi tin rằng mọi chuyện sẽ tiến triển theo cách này hoặc cách khác trong vòng hai tư giờ tới. Vì thế, tôi đã yêu cầu đem tới tất cả những gì các ông có thể cần đến để ngủ đêm ở trong toà nhà này. Sau khi đi ăn tối về sẽ có đầy đủ giường, chiếu chuẩn bị sẵn trong văn phòng cho các ông. Sir Morris nói: – Tối nay sẽ không ai đi ra ngoài để ăn tối. Cửa rạp chiếu bóng mở ra một hè phố đông đúc, Adam lủi vào dòng người đông đúc, lúc này đang giờ mọi người trở về nhà để ăn tối. Trong khi bước đi anh cố gắng để không quay đầu nhiều một cách không bình thường nhưng mắt thì luôn nhìn quanh kiểm tra tất cả mọi chi tiết trong vòng một trăm tám mươi độ. Sau khi đi hết ba quãng phố, Adam nhìn thấy ở cuối đường một tấm biển Hàng không màu đỏ đang đung đưa trong làn gió nhẹ chiều hôm. Anh đi lẩn trong dòng người đông đúc để qua đường một cách an toàn, nhưng khi vừa đặt chân lên hè phố bên kia anh bỗng sợ cứng cả người. Một bóng người khoác áo mưa đứng ngay trước mặt anh, ngay giữa dòng xe cộ vun vút. Hắn đang nhìn quanh và không hề tỏ ý định bước sang hướng nào khác. Đó là một người của Rosenbaum, một cảnh sát hay là người của quân Anh? Không hề có một dấu hiệu nào chứng tỏ hắn là người của bên nào. Adam dán mắt nhìn trong khi hắn rút ra một cái máy bộ đàm ra ấn lên miệng nói thì thầm vào ống nghe:”Không có gì để báo cáo cả, thưa ngài. Vẫn không thấy người đó đâu và tôi cũng không thấy người nào của USA cả”. Không nghe thấy hắn nói gì, Adam ngoắt vội sang một hướng khác, suýt đâm sầm vào một thằng bé bán báo. Một dòng tít chạy suốt trang đầu: “Le soldat anglais toujours à Genève”. Anh nhanh chóng bước qua một phố nữa rồi dừng lại, lần này nấp sau một pho tượng bằng đã cẩm thạch giữa một ô cỏ nhỏ. Adam nhìn tòa nhà trước mặt nhưng biết rằng có náu vào đó cũng chẳng ích gì. Anh sắp sửa quay đi thì một chiếc xe khách lơn vắng tanh xịch đến và đỗ trước sân tòa nhà. Hàng chữ lơn màu xanh chạy ngang thân xe cho thấy đó là “Dàn nhạc giao hưởng Hoàng Gia”. Adam nhìn những nhạc công bước khỏi cổng chính và trèo vào xe, lỉnh kỉnh đầy những túi đựng nhạc cụ dài ngắn đủ cỡ. Thậm chí một người còn đeo một bộ trống to tướng và để vào hòm xe. Trong khi các nhạc công vẫn lục tục ra khỏi khách sạn, Adam quyết định không thể nào có một cơ hội khác tốt hơn nữa. Khi tốp nhạc công thứ hai đi tới cánh cửa đôi, Adam bước nhanh tới và đi lẫn vào giữa đám bọn họ mà không bị một ai nhận ra. Vật đầu tiên anh nhìn thấy khi bước vào phòng là một cây đàn công trơ bass lớn đặt dựa vào tường. Anh liếc nhìn dòng tên thêu trên miệng túi, “Robin Beresford”.

Adam đi vội tới bàn lễ tân và ra hiệu cho người nhân viên: – Tôi cần chìa khóa phòng ngay. Tôi để quên cây mã vĩ trên gác làm mọi người muộn mất. – Vâng thưa ngài, phòng số mấy ạ? Adam nói: – Hình như số 312, hay đó là của ngày hôm qua? – Tên là gì, thưa ngài? – Beresford – Robin Beresford.

Tay nhân viên đưa cho anh chìa khóa phòng 612, nói gọn lỏn: – Ngài chỉ nhầm có ba tầng thôi. – Cám ơn. Adam rời khỏi quầy và thấy người nhân viên lễ tân đã quay sang làm việc với khách khác. Anh bước đến chỗ thang máy, lúc này buồng thang máy vừa hạ xuống và một nhóm nhạc công nữa bước ra. Anh bước vào và bấm nút lên tầng sáu rồi đứng đợi, cảm thấy hân hoan khi cửa buồng đóng lại và được còn lại một mình – lần đầu tiên sau nhiều giờ qua. Khi cửa mở ra anh thấy nhẹ người khi thấy không ai đứng đợi ở hành lang. Adam tra chìa khóa vào ổ và nói bằng giọng Pháp cố đúng trọng âm: – Phục vụ phòng đây ạ. Nhưng không có tiếng trả lời, anh bước vào và khóa trái cửa lại. Trong góc phòng có một vali chưa mở. Adam kiểm tra lại nhãn tên. Rõ ràng là ông Beresford còn chưa có thì giờ mở vali. Anh lại nhìn khắp phòng nhưng không thấy dấu hiệu nào khác về người khách trọ trừ một mẫu giấy trên bàn nhỏ. Đó là một lộ trình được đánh máy: “Chương trình Châu Âu: Geneva, Franfurk, Berlin, Amsterdam, London”. “Geneva: 5 giờ 00 xe du lịch đến đón. 6 giờ 00 có mặt tại Phòng hòa nhạc. 7 giờ 00 mở màn. Kết thúc 10 giờ 00. “Chương trình: Concerto số 3 dành cho bộ hơi. Phần thứ nhất. Giao hưởng số hai của Brahms. Giao hưởng Vô tận của Schubert”. Adam nhìn đồng hồ: Vào lúc Robin kết thúc bản Giao hưởng Vô tận thì anh đã vượt qua biên giới xong rồi. Nhưng anh vẫn cảm thấy ở lại phòng 612 này cho đến khi trời tối hắn sẽ an toàn hơn. Anh cầm ống nghe lên và quay số gọi phục vụ phòng, yêu cầu đem bữa tối lên trước khi đi tắm. Trên bệ bồn tắm có một giỏ nhựa với hàng chữ: “Ban Giám đốc Khách sạn xin chúc mừng quý khách:. Trong giỏ có xà phòng, một chiếc bàn chải đánh răng nhỏ, thuốc đánh răng và một cái cạo râu bằng nhựa. Chưa kịp cạo râu xong thì có tiếng gõ cửa và tiếng người gọi: “Phục vẹ phòng đây ạ”. Adam vội vã quệt bọt xà phòng đầy mặt và phủ lên người một chiếc khăn tắm của khách sạn rồi mới ra mở cửa. Người phục vụ bày bàn mà không liếc mắt nhìn Adam. Bàn bày xong anh ta nói: – Thưa ngài, xin ngài ký giấy tính tiền cho ạ. Adam ký vào tờ giấy anh ta đưa cho với tên Robin Beresford và đưa thêm mười lăm xu nữa. Người bồi nói: – Cám ơn ngài. Cửa vừa đóng lại Adam đã nhìn vào đĩa xúp hành, món thịt bò rán có rải hạt đậu xanh và khoai tây, cuối cùng là cốc kem dâu rừng. Một chai rượu vang nhà làm đã mở sẵn chỉ còn chờ rót ra. Đột nhiên Adam không hề thấy đói. Anh vẫn không thể nào thừa nhận nổi những gì vừa trải qua. Giá như anh đừng có ép Heidi cùng đi trong chuyến phiêu lưu vô bổ này. Một tuần trước đây thậm chí cô còn chưa biết anh là ai, vậy mà giờ đây anh phải chịu trách nhiệm về cái chết của cô. Anh sẽ phải giải thích với bố mẹ cô về việc đã xảy ra với con gái duy nhất của họ. Nhưng trước khi phải đối mặt với họ, Adam còn lời giải thích cho những điều mà đến giờ anh vẫn chưa hiểu nổi. Không phải chỉ có cái bức tranh Thánh tầm thường này. Tầm thường? Sau khi ăn xong Adam đẩy xem ra hành lang và treo biển “Đừng làm phiền” lên cửa rồi quay lại phòng ngủ và đứng bên cửa sổ nhìn ra thành phố. Dường như mặt trời sẽ còn tỏa ánh sáng xuống Geneva một tiếng nữa là ít. Adam nằm xuống giường và bắt đầu suy nghĩ xem những gì đã xảy ra trong hai mươi tư giờ vừa qua của cuộc đời anh. – Nam Cực đang giữ một bức tranh vé Thánh George và Con Rồng. Nhưng mọi hồ sơ về thời kỳ đó cho biết bức tranh Thánh đó đã bị hủy hoại khi máy bay của Đại Công tước Duke bị nổ trên bầu trời Bỉ vào năm 1937. Người đàn ông ở đầu kia đường dây nói: – Có thể đó là những gì đã được ghi lại trong hồ sơ của các ông. Nhưng nếu các thông tin của các ông ở Langley hóa ra là sai bét, và Goeing đã tìm thấy bức tranh Thánh đó nhưng không trả lại cho Đại Công tước Duke thì sao? – Nhưng ở Yalta, người Nga đã khẳng định là bức tranh Thánh và những thứ đựng trong đó đã bị tiêu hủy trong vụ nổ máy bay. – Nhưng nêu bây giờ người Nga đã phát hiện ra là bản chính của bức tranh Thánh đó vẫn đang còn tồn tại thì sao? – Có phải ông đang nêu giả thuyết là họ cũng có thể đã sờ được vào lên bản chính của tài liệu đó không? – Hoàn toàn đúng như vậy. Vậy nên ông phải chắc chắn là tìm cho ra Nam Cực trước khi Bộ Ngoại giao Anh hay bất kỳ ai làm được điều đó. – Nhưng tôi cũng là thành viên của nhóm công tác của Bộ Ngoại giao. – Và điều chúng ta muốn là Bộ Ngoại giao phải tiếp tục tin tưởng vào ông. – Mẹ Gấu nói: Vậy ai đang ngủ trong giường của tôi thế này? Adam giật mình tỉnh dậy. Một cô gái đang nhìn anh, một tay cầm cây đàn công trơ bass, tay kia cầm cây vĩ. Cô cao gần một mét tám và hẳn là nặng ký hơn Adam nhiều. Mái tóc dài, đỏ bóng và sáng ngời hoàn toàn tương phản với tất cả những nét còn lại, tựa như Tạo hóa đã bắt đầu sáng tạo ra cái đầu trước, sau đó nhanh chóng hết sạch cảm hứng. Cô mặc một chiếc áo sơ mi trắng và một chiếc váy đen xếp nếp dài gần chấm đất. Adam chớp mắt hỏi: – Cô là ai? – Tôi không phải là Nữ thần Vàng, rõ là thế rồi. Nhưng còn anh là ai? Adam lưỡng lự: – Nếu tôi nói ra thì có lẽ cô sẽ không thể tin được. Cô nói: – Tôi không nghĩ ra lý do để không tin anh. Theo tôi thì anh không giống Hoàng tử Charles hay Elvis Pressley. Vì thế anh cứ thử nói xem. – Tôi là Adam Scott. Cô hỏi: – Bây giờ tôi phải ngất xĩu và ùa lại với anh hay phải rú lên và bỏ chạy bây giờ? Đột nhiên Adam nhận ra là ít nhất hai ngày rồi cô gái không đọc báo hay xem TV. Anh thay đổi chiến thuật và nói một cách tin tưởng: – Tôi nghĩ Robin Beresford bạn tôi ở phòng này. – Trước khi nhìn thây anh ngủ trong giường tôi thì tôi cũng nghĩ thế. – Cô là Robin Beresford ư? – Nghe anh có vẻ gì của một người vừa bị đánh thức dậy tí nào cả. – Nhưng Robin ư? – Việc cha tôi thích có một đứa con trai không phải là lỗi của tôi. Nhưng anh vẫn chưa giải thích là đang làm gì trong giường của tôi vậy? Adam hỏi: – Liệu tôi có thể hy vọng là cô sẽ chịu khó nghe tôi kể trong năm phút mà không xen ngang không?

Robin đáp: – Được. Nhưng chớ có kể cho tôi nghe một câu chuyện bịa. Bởi vì cha tôi là một tay nói dối bẩm sinh, cho nên từ hồi mười hai tuổi tôi đã có thể biết rõ khi nào cha tôi nói dối, hệt như nhìn qua một tấm kính lọc vậy. Adam nói: – Nếu tôi là cô thì tôi sẽ ngồi xuống. Có lẽ sẽ mất thì giờ hơn là đệm cho một bản nhạc đấy. – Tôi sẽ tiếp tục đứng, ít nhất là cho đến khi nghe được lời nói dối đầu tiên của anh. – Tùy cô thôi. Cô thích cái gì trước? Tin hay ho hay là tin xấu trước? Robin nói: – Thử nói tin xấu trước xem. – Cảnh sát Thụy sĩ muốn bắt giam tôi. Robin cắt lời: – Vì sao? Scott nói: – Vì giết người.

Cô hỏi: – Thế tin hay ho là gì? – Là tôi vô tội.

Romanov đứng trong phòng của Đại sứ quán, mấy ngón tay để lên bàn.

Hắn nói rất khẽ: – Tôi cứ tự trách mình, thậm chí nhiều hơn trách cứ bất cứ ai trong các anh. Tôi đã đánh giá thấp tên người Anh này. Hắn rất giỏi. Không một ai trong nhóm công tác ngồi trong văn phòng Đại sứ quán đêm đó tỏ ra phản đối lời của Thiếu tá, Ramanov dừng lại một lúc để nhìn nhớm người vừa bay tới từ nhiều nước Phương Đông khác nhau. Tất cả bọn họ đều đã phục vụ cho Nhà nước lâu rồi, trừ một người Romanov có quen biết, đó là Valcheck. Anh ta đã làm việc quá lâu và quá gần gũi với Yuri do đó không thể tin cậy được. Romanov còn vấp phải một khó khăn nữa: đó là rất ít người trong số này không thuộc Geneva. Hắn chỉ có thể cầu nguyện là người Anh và người Mỹ cũng vấp phải những vấn đề như vậy. Hắn đưa mắt nhìn lướt qua gian phòng. Cảnh sát Thụy Sĩ có nhiều cơ hội để bắt được Scott nhất, vậy mà họ chẳng tỏ ra được việc mấy – hắn rầu rĩ nghĩ. Tuy vậy Romanov cũng còn thấy vui khi được người lãnh đạo nhóm điệp viên ở Geneva cho biết Thụy Sĩ từ chối hợp tác với cả người Anh lẫn người Mỹ. Khi mọi người ngồi xuống xong xuôi, hắn nói: – Các bạn. Có lẽ không cần phải nhắc nhở các bạn là chúng ta đang được trao một nhiệm vụ vô cùng quan trọng – Hắn lại dừng lại để xem có khuôn mặt nào trong đám người kia tỏ ra hoài nghi không. Sau khi đã yên tâm hắn nói tiếp – Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục duy trì một sự giám sát chặt chẽ ở khắp thành phố Geneva này, đề phòng trường hợp Scott vẫn còn ẩn náu đâu đó trong thành phố. Dự đoán riêng của tôi thế này: là một kẻ không chuyên nghiệp hắn sẽ ẩn náu cho đến khi trời tối, thậm chí cho đến khi tảng sáng mới chạy qua biên giới nơi gần nhất. Biên giới Pháp rõ ràng sẽ là mục tiêu của hắn. Mặc dầu trong năm mươi năm qua đã có hai cuộc chiến tranh với Đức nhưng người Anh chẳng buồn học tí tiếng Đức nào trong khi cũng có một số người bập bẹ được vài câu tiếng Pháp. Vì vậy hắn sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ở trên đất Pháp. Điều đó cũng khiến cho hắn chỉ phải vượt biên giới một lần trước khi vượt biển. Nếu hắn ngu ngốc đến nỗi dự định vượt biên giới bằng đường hàng không, thì hắn sẽ thấy là chúng ta đã bao vây chặt mọi sân bay. Nếu hắn định chạy bằng tàu hỏa thì các ga xe lửa cũng đã bị phong tỏa. Nhưng tôi vẫn cho là hắn sẽ cố gắng chạy trốn bằng xe hơi. Vì vậy tôi sẽ đem năm người tới biên giới Pháp trong khi thiếu tá Valcheck cũng sẽ dẫn năm người khác tới Balsse để chặn ở ngã tư sang Đức. Số người còn lại sẽ tiếp tục giám sát Geneva. Những người vừa đến sẽ thay thế cho các điệp viên ở đây. Và chớ có mong là Scott sẽ rong chơi trong thành phố như một khách du lịch đang nghỉ hè. Các bạn hãy nghiên cứu kỹ bức ảnh của tên người Anh này, và cũng có thể phải chuẩn bị nếu như hắn định cải trang đôi chút.

Ramanov dừng lại một chút để gây ấn tượng: – Ai là người sẽ mang về được cho tôi bức tranh Thánh của Sa hoàng sẽ không phải lo lắng gì về vấn đề vật chất nữa, một khi chúng ta về được đến nhà. Vẻ hy vọng hiện ra trên các khuôn mặt khi Ramanov rút trong túi áo khoác ra một phiên bản của bức tranh Thánh và giơ lên cao để mọi người cùng nhìn. – Lúc nào tìm được nguyên bản bức tranh thì nhiệm vụ của các bạn chấm dứt. Các bạn hãy nhìn thật kỹ đi. Bởi vì sẽ không có bức ảnh chụp nào khác cả –

Ramanov nói thêm – Và hãy nhớ điều khác biệt duy nhất giữa phiên bản này và nguyên bản mà Scott đang giữ nguyên bản, thì có một vành vương miện bằng bác khảm sâu vào khung tranh phía sau. Nếu nhìn thấy có vành vương miện thì chắc chắn là các bạn đã tìm được nguyên bản bị mất. Romanov đút bức tranh lại vào túi áo khoác và nhìn vào đám người đang ngồi im lặng: – Hãy nhớ là Scott rất giỏi, nhưng hắn cũng không phải là Thánh.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN