Truyện cổ Tây Tạng
A Hiếu
Ngày xưa có một thanh niên tên A Hiếu. Anh rất xinh trai nên cô gái nào cũng nhìn anh, và rất thông minh nên hầu như có thể làm bất cứ việc gì trên đời. Vì thế hoàng đế cho gọi anh tới, bảo anh xây một cung điện mới với cột sơn son và mái thếp vàng.
Vậy A Hiếu đang làm việc ở hoàng cung. Hai công chúa đang từ cửa sổ phòng mình nhìn anh. Từ sáng anh đã sắp ngói nóc trên mái và các công chúa cứ liếc mắt về phía anh mãi nên cuối cùng đã khiến anh phải chú ý. Anh ngạc nhiên tự hỏi: “Họ muốn gì mình?”. Ra vẻ như không có gì, anh cũng quan sát họ. Anh phải lòng ngay cô công chúa trẻ hơn. “Cô kia xinh thật – anh bảo thầm. Mình lấy được một cô xinh như vậy thì hay quá!”. Anh đứng thẳng trên mái và khạc xuống. Hai cô công chúa vươn cổ ra nhìn xuống đất. Bẹp! một trái anh đào đỏ tươi rơi xuống.
– Một trái anh đào ? Hai cô công chúa reo lên và chạy ào xuống. Cô trẻ nhanh hơn. Cô ngoạm trái anh đào và nhai luôn.
– Nhổ một lần nữa đi! Hai cô công chúa yêu cầu. A Hiếu lại nhổ và một trái anh đào nữa rơi xuống. Hai cô công chúa nhào tới, xô đẩy nhau một chút, nhưng cô trẻ hơn lại thắng. A Hiếu mỉm cười với cô, sắp xếp dụng cụ và về nhà. Tối đó ở hoàng cung, hai công chúa khoe việc A Hiếu làm được. Hoàng đế hơi bực mình nên nói với vẻ dửng dưng:
– Cái đó thì hay ho gì, ta cũng làm được vậy.
– May quá! cha làm ra những trái anh đào cho chúng con đi! Hai cô công chúa reo to.
Để khỏi mất mặt, hoàng đế leo lên mái nhà và khạc xuống. Hai công chúa vươn cổ ra nhìn. Bẹp! Một bãi nước bọt tung tóe dưới đất.
– Cái đó không tính. Hoàng đế nói. Không phải lúc nào cũng thành công. Ta sẽ làm lại. Quả nhiên ông làm lại, và kết quả cũng làm người ta thất vọng.
Hai cô công chúa cười lộn ruột:
– Cha không làm được! Nếu chạ thấy A Hiếu làm!
– Và nó làm thế nào? Hoàng đế hỏi. Ta cũng muốn nó làm thế nào. Và ông ra lệnh cho hầu cận gọi A Hiếu tới ngay.
A Hiếu leo lên mái nhà, và hoàng đế bảo:
Bây giờ làm đi! Cho thấy người làm ra những trái anh đào như thế nào!
– Tuân lệnh hoàng thượng! Anh nhổ một lần, hai lần, ba lần, mỗi lần một trái anh đào đỏ tươi rơi xuống đất. Anh nhổ mười lần thì có mười trái anh đào dưới đất.
– Đủ rồi! Hoàng đế thầm thán phục. Ngươi có thể đi xuống, và ngày mai tới xây cho xong cung điện.
A Hiếu xây xong cung điện rồi về nhà bảo mẹ anh: Mẹ, con muốn lấy cô công chúa trẻ nhất làm vợ. Con van mẹ đi hỏi cô cho con !
Con nghĩ ngợi điên khùng gì vậy? Bà mẹ hốt hoảng. Con chỉ là một người làm công tầm thường, còn cô là công chúa.
– Nhưng cô ta sẵn sàng lấy con, con thấy rõ mà – A Hiếu quả quyết
Vậy bà mẹ tới cổng bên hoàng cung, định đi vào.
– Đi đâu vậy, bà cụ ? Một lính canh chận đường hỏi. Bà phí công giải thích là con trai phái bà đi gặp hoàng đế, nghe bà nói mãi, anh lính canh nổi nóng:
Nếu bà không hiểu lắm là bà không thể vào được, cỏ lẽ bà sẽ hiểu như vậy! Và anh ta nện cho bà ba gậy.
Bà mẹ về nhà nói với con:
– Sứ mạng của ta không thành công, ta không vào được hoàng cung, hon nữa ta còn bị đánh ba gậy! Ta đã nói với con là không được mà.
– Nhưng tại sao chuyện đó lại không được? Con van mẹ thử một lần nữa!
Lần này bà thử đi cửa sau để thành công hơn, nhưng như có vẻ định trước, bà đụng đầu anh chăn heo.
Bà đi đường nào vậy? Đường này chỉ có tôi được đi qua!
Và để bà hiểu nhanh hơn, anh ta dùng cây gậy trộn cám heo đập bà mấy gậy.
Bà mẹ hầm hầm trở về nhà – Những ý nghĩ điên rồ của mày! Bà mắng con. Hết người này tới người nọ, họ chỉ chờ đập lên lưng tao. Nhưng thế là đủ, tao đã ngán lắm rồi!
– Nhưng mẹ ơi, mẹ có ý kiến hay lắm! A Hiếu reo lên. Chỉ cần đi tìm hoàng đế. Mẹ thử đi ngõ khác xem sao!
Trước hết bà mẹ thử vào hoàng cung qua ngõ nhà bếp, nhưng ở đó bà gặp người chăn ngỗng.
– Bà rầy rà quá, đi ra nhanh lên!
– Nhưng tôi muốn…. bà cố giải thích.
– Bướng bỉnh thật! Nếu ngon ngọt không chịu thì sẽ được roi vọt người kia nổi giận nói và đuổi bà ra bằng mấy nhát chổi.
Lần này bà không còn giữ được bình tĩnh khi về tới nhà.
– Tao chịu hết nổi những chuyện điên rồ của mày rồi ? Tao chỉ có một cái lưng mà ai cũng đập lên!
– Nhưng phải hành động thông minh chớ mẹ – A Hiếu nói. Con có ý này là phải vào cửa chính!
– Nhưng cửa đó dành cho các quan lớn ! Bà mẹ vặn lại.
Đúng vậy. Không bao giờ người ta ngăn cản các quan lớn. Mẹ cứ thản nhiên đi qua cửa đó!
Cuối cùng bà mẹ quyết định tới cửa chính. Bà vào dễ dàng và gặp được Hoàng đế.
– Thưa hoàng thượng, con tôi là A Hiếu yêu cầu tôi tới báo với hoàng thượng là nó muốn cưới thiếu công chúa làm vợ.
Hoàng đế suy nghĩ: “Được một thằng rể khôn lanh, tài giỏi như vậy không phải là dở. Nhưng, để xem nào, dầu sao ta cũng không thể nói ngay: Đồng ý, con gái ta đây! Mọi người sẽ nghĩ sao ?”.
Rồi ông nói lớn:
Bà cũng phải nhắn lại với hắn một đôi điều. Ta muốn có một thằng rể biết cách bện một sợi dây bằng tro. Khi A Hiếu dám hỏi con gái ta, trước hết hắn phải bện một sợi dây tro quấn quanh hoàng cung ba vòng. Ngoài ra, hắn phải mang tới một con trâu có sừng lớn. đến nỗi không đi lọt qua cổng chính.
Bà mẹ về nhà, kể cho con trai nghe thông điệp của hoàng đế. A Hiếu tự bảo: “Được lắm. Chuyện vặt”. Thế là anh bện một sợi dây rất dài rồi tối đó đem quấn quanh hoàng cung ba vòng. Kế đó anh châm cửa. Khi sợi dây cháy hết, trên mặt đất còn lại một sợi tro rất đẹp. A Hiếu cười vui vẻ. “Và bây giờ, tới con trâu!” anh tự bảo. Anh tách vỏ cây, cuốn quanh sừng trâu, luôn luôn xoay vòng như cái bồ đà đựng kẹo. Từ đó trâu không chỉ được tô điểm như vậy mà tất cả con cháu của nó đều có sừng rất to.
Sáng hôm sau, khi ra khỏi hoàng cung, hoàng đế thấy ba vòng dây tro trên mặt đất quanh cung điện. Thêm một ngạc nhiên nữa: A hiếu đứng trước cổng chính, tay dắt một con trâu, và con trâu này không thể lọt qua cổng vì sừng nó to quá. “Gã A Hiếu này quả là cừ khôi – Hoàng đế bảo thầm, thán phục. Ta sẽ bắt hắn làm công việc mới nào đây ?”. Rồi ông nói to:
– A Hiếu, để chúng ta có thể thỏa thuận với nhau, trong ba ngày nữa ngươi phải mang tới ba cân thận chim ruồi và ba đấu mắt cá. Ngươi hiểu chớ, con gái của hoàng đế xứng đáng với những thứ đó.
A Hiếu về nhà, suy nghĩ một lúc. Rồi anh đi giăng một cái bẫy bắt mèo rừng. Anh may mắn bắt thêm một con rái cá ngoài một con mèo rừng. Trong khi anh đem hai con mồi về, những con mèo rừng và rái cá con vừa đi theo anh vừa kêu khóc: “Chúng tôi cần có mẹ! Trả mẹ chúng tôi lại !”.
A Hiếu dừng lại nói :
– Ừ, tao sẽ trả mẹ chúng mày. Nhưng để được như vậy, các con mèo con trong ba ngày nữa phải mang tới ba cân thận chim ruồi, và rái cá con, ba đấu mắt cá.
Các con thú nhỏ chia nhau đi săn bắt. Ngay ngày thứ hai, A Hiếu đã nhận được tất cả những thứ anh cần. Anh thả hai con thú mẹ và đi thẳng tới hoàng cung.
“Làm sao thằng quái này thu thập được tất cả những cái này nhanh thế! Hoàng đế thỏi. Một đứa như gã, quả thật vô song”.
Không thể phủ nhận ngươi là một người từng trải, nhưng chúng ta chưa hết cực nhọc. Bây giờ ta sẽ rải ba giạ đậu tằm trên núi. Ngươi phải lượm lại. Nếu thiếu một hạt, ngươi sẽ thua.
“Ông ta chỉ kiếm chuyện dây dưa để né tránh”, A Hiếu bảo thầm. Anh về nhà lấy cung tên và đi lên núi. Anh thấy một con quạ đậu trên một mỏm đá. Con quạ há rộng mỏ ra ngáp và sắp sửa ngủ
– Chào Đức ông Quạ! A Hiếu gọi. Cho ta biết ngươi đã ăn gì mà có vẻ no nê và buồn ngủ vậy?
Quạ, quạ! Con quạ đã buồn ngủ mờ cả mắt chỉ ấp úng.
– Ta bảo ngươi nói, nếu không thì rồi đời! A Hiếu đe dọa vừa đặt một mũi tên lên dây cung.
Con quạ tỉnh ngủ ngay.
– Thiện xạ đừng bắn, tôi van anh! Anh muốn gì tôi cũng nói hết!
Mày đã ăn gì? Nói mau! Anh ra lệnh. Không phải là đậu tằm vàng chớ ?
Đúng vậy – con quạ rên rỉ, giọng khàn khàn. Nhưng tại sao anh nổi giận, nhà thiện xạ ? Tất cả chúng tôi đều đã ăn chớ không phải một mình tôi! Chúng tôi đông lắm. Nếu anh muốn, tôi sẽ gọi tất cả chúng nó tới!
Theo tiếng gọi của con quạ, trong phút chốc một đám mây đủ loài chim đáp xuống quanh A Hiếu. Anh ra lệnh cho chúng ói tất cả đậu ra! Từng con chim nôn hết bầu diều ra, tạo thành một đống đậu tằm. Anh đếm đi đếm lại – và còn thiếu ba hạt!
Ba hạt đậu thiếu đâu? Anh hỏi giọng nghiêm khắc. Bọn chim nhìn nhau, vô cùng bấn loạn.
– Chúng tôi không còn hạt đậu nào – một con chim ở hàng đầu rụt rè kêu chiêm chiếp. Nhưng từ cuối đám đông có tiếng kêu lớn .
Chim chìa vôi không có mặt. Phải đi tìm nó!
Một lúc sau chim chìa vôi được đồng loại đưa tới. Nó ngoắc đuôi lia lịa vì sợ.
– Mày la cà đâu vậy? A Hiếu quở trách. Anh nắn bầu diều nó và lấy ra đúng ba hạt đậu tằm còn thiếu.
Khi thấy không thiếu hạt đậu nào, hoàng đế thật sự vui bòng, nhưng ông vẫn còn trừ trừ một chút. Ông nói:
– Ngày mai ngươi phải mang tới cho ta ba sợi râu của Vua Rồng. Sau đó ngươi có thể ấn định ngày cử hành hôn lễ.
“Còn may là ông ta không đòi chuyện tệ hơn!”. A Hiếu bảo thầm. Anh ghé qua nhà lấy một cây gậy to rồi đi thẳng tới hồ. Anh bắt đầu đập bờ hồ. Đất chấn động bum! bum! bum! Sóng xô vào nhau ào ạt, hoa, lá rùng mình, run rẩy, cá hoảng sợ chạy tán loạn, và trong cung điện dưới đáy hồ Long Vương bịt tai lại.
Thật không chịu nổi? Tiếng ồn kinh khủng đó từ đâu tới vậy? Long Vương hét.
– Thưa ông, cháu sẽ đi xem ? Còn rùa cháu gái Long Vương bơi lên mặt nước. Thấy A Hiếu đập bờ hồ, nó nổi giận:
– Dừng tay lại! Ông nói nhức đầu! Ông nổi giận!
– Thế thì bảo ông đưa cho ta ba sợi râu!
– Tại sao phải cho anh ba sợi râu của ông ? Con rùa chưng hửng.
– Bởi vì nếu ông không cho, ta sẽ tát cạn hồ và giẫm bẹp ông – A Hiếu tuyên bố.
– Ông tôi không sợ anh – con rùa nói
– Ông mày sẽ sợ khi ta tới tìm ông với cái này – A Hiếu cười khẩy và vung chiếc chày lên như đe dọa.
Ông tận đáy hồ – con rùa nhận xét nhưng vẫn sợ đến nỗi rưng rưng nước mắt.
Mày thấy ta cầm cái gì đây không? A Hiếu hỏi. Đây là cây gậy thần. Ta vung một lần, nước hồ sẽ sụt xuống ba sải – vừa nói anh vừa quay gậy một vòng. Và ta sẽ vung gậy cho tới khi hồ cạn hết nước. Lúc đó ta sẽ giải quyết với ông mày!
A Hiếu quất mạnh gậy trong không khí rồi nói thêm:
– Mày thấy chưa, nước hồ đã hạ xuống một chút. Cứ ló cổ lên khỏi nước đi, mày sẽ thấy!
Con rùa cố vươn dài cổ ra. Vì nó không biết rằng bờ hồ đã hạ thấp khá nhanh khi nó vươn cổ lên, nó tưởng mực nước hạ xuống thật. Nó cả sợ:
– Chờ một chút, tôi sẽ đi báo với ông tôi. Nhưng tôi van anh đừng làm gì cả trước khi tôi trở lại? Và nó lặn xuống đáy hồ để thương lượng với Long Vương.
– Thế nào, có chuyện gì? Long Vương hỏi. Rốt cuộc ta có được yên thân không?
– Ông ơi, anh ta muốn tát cạn hồ – con rùa khóc nức nở. Và ai biết được anh ta sẽ làm gì chúng ta nếu ông không cho anh ta ba sợi râu. Chính mắt cháu đã thấy rất nhiều nước biến mất.
– Cháu sợ gì nào, con bé ngốc nghếch! Long Vương quát giọng tự tin nhưng trong lòng không được hùng dũng như vậy. Cháu nghĩ đúng là ta không sợ chiến đấu với hắn, nhưng ta thích yên tĩnh hơn. Đây là ba sợi râu của ta, đem cho hắn đi. Ta không thèm cãi cọ vì chuyện nhỏ nhặt như vậy.
Nhờ vậy A Hiếu được ba sợi râu của Long Vương. Anh đem dâng cho hoàng đế. Có lẽ hoàng đế sẵn sàng bày đặt chuyện khác nữa, nhưng nhất thời không tìm ra được chuyện gì. Tuy nhiên, ông còn một ý kiến vào phút chót. Ông vui mừng nói:
Ngày mai ta sẽ đưa công chúa tới cho ngươi. Một trăm hai mươi chiếc kiệu hoa sẽ từ cửa thành đi ra. Và ngươi phải đoán xem công chúa ở trong chiếc kiệu nào. Nếu ngươi không chỉ đúng chiếc kiệu, sẽ không có cưới hỏi gì cả. Ngươi chỉ được đoán một lần.
A Hiếu về nhà, gần như bị đánh gục. Anh trốn trong chuồng trâu để không ai nhìn thấy và gieo mình lên đống rơm khóc nức nở. Làm sao nhận ra chiếc kiệu có công chúa trong một trăm hai mươi chiếc?
Thình lính anh nghe một tiếng nói yếu ớt:
– Xem nào, đừng khóc, tôi sẽ cho anh biết nàng ở đâu.
A Hiếu nhìn quanh và thấy một con ruồi trâu.
– Nếu mày giúp tao nhận ra chiếc kiệu của công chúa thật, mày muốn gì tao cũng cho, vàng, bạc..
– Tôi không muốn gì cả – con ruồi trâu ngắt lời anh. Nhưng tôi rất cần một ngòi châm. Da trâu rất cứng, và khi tôi muốn hút một chút máu, tôi khó lòng xoi được một cái lỗ.
A Hiếu đem cho nó ngay một ngòi châm, và ruồi trâu gắn vào mình. Thế rồi nó nói với anh:
Ngày mai, tôi sẽ làm như vầy. Cả hai chúng ta sẽ ở trước cửa chính, và anh phải luôn luôn nhìn theo tôi. Tôi sẽ bay vào tất cả kiệu hoa, tôi sẽ nhìn để thấy ai trong đó, và tôi sẽ bay đi ngay. Nếu tôi không bay ra, nghĩa là công chúa của anh trong
chiếc kiệu đó.
Sáng hôm sau, khi tới trước cửa hoàng cung, A Hiếu cảm thấy lòng nhẹ nhõm đôi chút. Nhưng chỉ một lúc sau, tất cả nhung gấm muôn màu nhảy múa trước mắt anh, làm đầu óc anh quay cuồng… Để trấn tĩnh, anh tập trung chú ý vào hành vi của con ruồi trâu.
Con ruồi trâu rất xông xáo. Nó xông vào một chiếc kiệu rồi một chiếc kiệu khác. Nó bay vào rồi lại bay ra. A Hiếu không còn nhớ nổi nó đã bay vào bao nhiêu chiếc kiệu, vì có cả một đoàn dài và nó vẫn còn bay vào, bay ra. Anh thở dài. Bây giờ mấy người phu khiêng ra một chiếc kiệu xộc xệch, màn trướng cũ mèm, nhất định không xứng đáng vời một công chúa. Nhưng lạ quá, con ruồi trâu bay vào kiệu rồi ở trong đó luôn!
– Công chúa ở đây! A Hiếu reo to. Các anh phải khiêng chiếc kiệu này tới nhà tôi!
Lần này A Hiếu rất hài lòng. Anh đã lấy được công chúa!
Từ sáng tới tối, anh chiêm ngưỡng nàng, ngắm nhìn gương mặt vui tươi, đôi mắt huyền, mái tóc óng ả của nàng. Khi nhìn nàng, tim anh rộn ràng sung sướng.
Được một thời gian, công chúa nói:
– A Hiếu, sao chàng không ngớt nhìn tôi vậy? Sao không tìm chuyện gì làm tốt hơn?
– Vì khi làm chuyện khác, anh không nhìn thấy em, và như vậy thật đáng tiếc – anh trả lời.
– Nhìn nhau không no được – công chúa nói giọng trách móc.
Thoạt tiên anh không nói gì. Anh lại nhìn nàng và tự bảo:
“Nhìn cũng vui rồi”.
Nhưng công chúa cố nói:
Tôi sẽ cho biết chàng phải làm gì. Hãy vẽ hình tôi trên một tấm giấy và treo đâu đó ở ngoài đồng. Chàng bổ một nhát cuốc, chàng ngước lên và thấy tôi, chàng bổ nhát cuốc thứ hai, chàng ngước lên và lại thấy lơi. Càng ngước đầu lên nhiều lần, chàng càng thấy tôi nhiều hơn. Ý kiến có hay không?
Thế nên A Hiếu vẽ hình vợ và mang theo ra đồng. Công chúa đã dặn kỹ anh:
– Cốt nhất chàng phải nghe kỹ lời tôi: khi nhìn hình tôi, chàng đừng huýt sáo. Dầu chàng chỉ huýt sáo một lần thôi cũng rất tai hại!
– Đừng sợ, tôi sẽ cẩn thận – anh trả lời.
Mọi chuyện trôi chảy được một thời gian, cho tới khi A Hiếu quên lời dặn của công chúa. Anh cuốc đất hăng hái giữa hai lần nhìn bức chân dung nên anh cảm thấy rất vui vẻ. Đến độ anh bắt đầu huýt sáo khi ngước mắt nhìn hình ảnh thân yêu. Bỗng nhiên gió thổi mạnh rát tai. Nhưng than ôi, gió cuốn bức chân dung bay mất về hướng nam.
Khi công chúa biết chuyện, nàng bật khóc.
– Tôi đã dặn kỹ và chàng đừng huýt sáo khi nhìn hình tôi. Nhưng chàng cứ nhất định phải huýt sáo!
Đừng khóc, tôi sẽ vẽ một chân dung khác – anh an ủi.
Nhưng không phải vì bức tranh mà tôi khóc – công chúa sốt ruột nói. Chàng không biết chàng đà làm gì đâu. Ngay khi chàng huýt sáo, hoàng đế Nam Quốc đã biết tin tôi và ông ta đã đưa gió đi tìm chân dung của tôi. Và bây giờ ông ta đang đưa quân đi bắt tôi. Ôi, chúng ta sẽ làm gì?
– Tôi có ý kiến – anh nói. Ngay khi tôi biết tin quân lính tới làng, tơi sẽ bôi tro lên mặt nàng. Như vậy không ai nghĩ rằng nàng là công chúa.
Quả nhiên hoàng đế Nam Quốc triệu tập quân đội, cho mang theo chân dung của công chúa để tìm và bắt nàng về cho ông ta.
Quân lính đi từ làng này tới làng kia, một hôm đã tới làng của A Hiếu và công chúa. Anh lấy một cái lọ đã vùi trong tro, chùi một miếng giẻ trên đáy lọ dính đầy bồ hóng và bôi lên mặt công chúa. “Bấy giờ, tha hồ cho chúng tìm nàng !” anh cười nói.
Quân lính đi từng nhà, không bỏ sót nhà nào nhưng vẫn không tìm ra công chúa. Chúng quan sát nàng và nghi ngờ nhiều lắm, nhưng sau cùng đã kết luận rằng so với chân dung thì da nàng đen hơn nhiều.
– Thế nào, ra sao rồi? Tên chỉ huy hỏi.
– Chúng tôi không tìm ra cô ta – một tên lính nói. Mặt tên chỉ huy sa sầm. “Chừng nào chúng ta mới chấm dứt vụ lao dịch này?”. Y tự hỏi. Y nhìn quanh và thấy A Hiếu đang cuốc đất. Y hỏi để gợi chuyện:
– Một ngày anh đào được bao nhiêu đất.
A Hiếu đứng thẳng lưng lên, suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
– Khó nói lắm, cái đó giống như tôi hỏi ông một ngày ông đi được bao nhiêu bước vậy.
– Một nông dân trả lời như vậy không phải là dở – y vừa nói vừa quay sang các tên lính. Tới nhà anh ta nói chuyện một chút để nghỉ mệt trước khi đi xa hơn.
Tất cả những người đàn ông đó ào vào căn nhà nhỏ, và công chúa mặt đen tối ngồi thu mình bên bếp. Nhưng ở đó rất nóng. Nàng không để ý là mình bắt đầu đổ mồ hôi nhiều. Mồ hôi chảy, để lại những vạch trắng nhỏ trên mặt nàng. Một tên lính quan sát bán diện của nàng, thúc khuỷu tay tên bạn và nói:
Anh nhận thấy gì không ? Nhìn đi! Tên đó nhìn công chúa rồi đi xem lại bức chân dung và quan sát nàng lần nữa.
– Nhưng đúng là cô ta ! Rửa mặt cô ta nhanh lên ! Y bảo các bạn y. Công chúa chưa kịp trấn tĩnh thi bọn lính đã tóm nàng, giội nước lên mặt nàng, làm lộ làn da trắng hồng như khi ta tách hạt hạnh nhân khỏi vỏ.
Đúng là cô ta! Chính thị là cô ta! Bọn lính vui mừng la hét. Cô ta định đánh lừa chúng ta, nhưng bây giờ chúng ta sẽ mang cô ta về!
A Hiếu khóc dữ dội đến nỗi anh lấy làm lạ sao tim anh không vỡ.
Bây giờ chàng thấy chàng đã làm gì khi huýt sáo không phải lúc chưa? Công chúa nói giọng trách móc, nhưng nói thêm ngay:
Chàng biết rằng lúc nào tôi cũng nghĩ tới chàng. Nhưng bây giờ chàng phải quan tâm thật sự tới những điều tôi sắp nói đây. Khi bọn lính đã đem tôi đi, chàng hãy bỏ tất cả, lấy cung tên bắn hạ một trăm con chim, bất cứ chim gì. Kế đó lấy lông và lông tơ kết thành một chiếc áo choàng. Kết áo xong, đừng đi săn nữa, mang ống sáo đi tìm tôi.
Còn lại một mình, A Hiếu gần như hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng lần này những lời công chúa dặn dò anh không quên tí gì. Anh chịu cực khổ suốt một năm ròng trên núi, trong rừng để săn chim. Khi thu thập lông đúng một trăm con chim, anh kết thành một chiếc áo choàng, đem theo ống sáo đi thẳng tới kinh thành của hoàng đế Nam Quốc. Tới nơi, anh vừa thổi sáo vừa nhảy múa, mình khoác chiếc áo lông chim. Cảnh tượng thật vui mắt nên nhiều người vây quanh tán thưởng.
Trong thời gian đó, hoàng đế Nam Quốc băn khoăn tự hỏi suốt một năm qua: “Do đâu mà năm nay gà không gáy, chó không sủa, nắng không ấm, gió không thổi? Tại sao hoa không nở? Tại sao tuyết không tan? Có lẽ vì từ khi tới đây nàng công chúa chưa một lần mỉm cười, chưa nói một lời, chưa rửa mặt, chải đầu một lần nào”.
Rồi chợt nhớ ra, hoàng đế lại tự hỏi: “Sao ả thị nữ ta sai đi chợ chưa về? Sao cô ta chưa chuẩn bị bữa ăn cho ta?”.
Chỉ vì lúc đó ả thị nữ còn bận dừng chân xem A Hiếu vừa nhảy múa vừa thổi sáo. Cô ta thích thú đến nỗi quên mang rau về hoàng cung.
Hoàng đế cho người tìm cô ta về và quở trách:
– Ngươi la cà ở đâu vậy? Ngươi không biết ta đang chờ dâng ngự thiện sao ?
– Xin hoàng thượng bớt giận. Ở ngoài quang trường có một gã thanh niên tuấn tú mặc áo lông chim nhảy múa và thổi sáo hay đến nỗi ai cũng dừng chân thưởng thức! Cô thị nữ giải thích.
Công chúa đã nghe lời thị nữ nói và biết ngay đó là ai. Chỉ có thể là A Hiếu! nàng bật cười ha hả, tiếng cười trong trẻo, thánh thót như chuông bạc.
Ta muốn xem gã thanh niên mặc áo lông chim đó nhảy múa và thổi sáo! Và nàng chạy đi rửa mặt, chải đầu kỹ lưỡng.
– Có chuyện gì vậy ? Hoàng đế ngạc nhiên. Như chính tai và mắt ta nghe thấy, gà đang gáy, chó đang sủa, nắng sáng và gió thổi. Cả hoa cũng nở, tuyết cũng tan. Có lẽ đó là vì nàng công chúa mà ta đem về đã một năm bỗng nhiên cười, nói, rửa mặt, chải đầu. Nếu đúng vì lý do đó, thì phải đưa ngay người thổi sáo vào cung để nàng cười nói, tiếp tục rửa mặt, chải đầu!
Vì Vậy người ta mời A Hiếu vào cung ra mắt hoàng đế và công chúa. A Hiếu nhìn công chúa, nhảy múa, thổi sáo và cười. Công chúa vui vẻ vỗ tay, nhìn A Hiếu và cười. Hoàng đế nhìn công chúa và bảo thầm: “Nàng cười, vậy ta cũng nên cười mới thích hợp. Ha ha ha !”. A Hiếu cười vui vẻ. “Hi hi hi !”, tiếng cười của công chúa thánh thót như chuông bạc. “Hô hô hô!” hoàng đế cười như gầm rống.
Đột nhiên công chúa nói với hoàng đế:
Nếu hoàng thượng đổi long bào, mặc áo lông chim của người thổi sáo, và tự mình thổi một khúc nhạc, tôi càng vui hơn nữa.
– Ta đồng ý nếu việc đó làm nàng vui! Hoàng đế trả lời, hoàn toàn yên tâm. Sao lại không được chớ? Nàng biết rằng hoàng đế làm gì cũng giỏi hơn người khác mà!
Vì vậy A Hiếu mặc long bào thêu chỉ vàng và bạc, còn hoàng đế khoác lên lưng chiếc áo lông chim, thổi sáo và nhảy múa. Chiếc sáo phát ra những âm thanh lạc điệu ngay cả một con dê đói cũng không kêu như vậy!
Công chúa nheo mũi. Nàng nói:
– A Hiếu, chàng đang mặc long bào. Vậy chàng hãy trừ khử thằng điên kia. Nếu chàng sợ, chàng cứ nhìn quanh mình xem.
A Hiếu nhìn. Từ các thượng thư tới những người hầu hạ đều cúi đầu trước long bào.
A Hiếu lấy cung tên và bắn thẳng vào ngực hoàng đế. Công chúa nói nhanh:
– A Hiếu, chàng đang mặc long bào. Vậy hãy ngồi lên ngai. Khi đã ngồi lên ngai rồi, hãy nhìn quanh mình xem!
A Hiếu ngồi lên ngai và nhìn quanh. Tất cả thượng thư và người hầu hạ vẫn cúi đầu trước long bào. Công chúa hài lòng nói:
– Có vẻ được đấy. Bây giờ, vẫn nhắc lại theo lời tôi: Ta là A Hiếu đã làm hoàng đế. Vạn vạn tuế!
A Hiếu sung sướng bàng hoàng. Anh hứng chí nhìn công chúa và tuyên bố:
– Bây giờ A Hiếu ta là hoàng đế! Nếu được một trăm năm thì thật huy hoàng, nhưng nếu được năm mươi năm hoặc chỉ một năm, ngay cả một tháng, cũng vẫn huy hoàng!
Không phải nói như vậy – công chúa giận dỗi nói nhưng đã quá muộn.
Và vì A Hiếu không thể sống vạn vạn tuổi, con cháu của anh cũng không thể sống lâu như vậy. Và nếu có người nào sống được một tháng hoặc một năm, năm mươi năm hoặc một trăm năm, đó vẫn là một đời người.
Ngày xưa có một thanh niên tên A Hiếu. Anh rất xinh trai nên cô gái nào cũng nhìn anh, và rất thông minh nên hầu như có thể làm bất cứ việc gì trên đời. Vì thế hoàng đế cho gọi anh tới, bảo anh xây một cung điện mới với cột sơn son và mái thếp vàng.
Vậy A Hiếu đang làm việc ở hoàng cung. Hai công chúa đang từ cửa sổ phòng mình nhìn anh. Từ sáng anh đã sắp ngói nóc trên mái và các công chúa cứ liếc mắt về phía anh mãi nên cuối cùng đã khiến anh phải chú ý. Anh ngạc nhiên tự hỏi: “Họ muốn gì mình?”. Ra vẻ như không có gì, anh cũng quan sát họ. Anh phải lòng ngay cô công chúa trẻ hơn. “Cô kia xinh thật – anh bảo thầm. Mình lấy được một cô xinh như vậy thì hay quá!”. Anh đứng thẳng trên mái và khạc xuống. Hai cô công chúa vươn cổ ra nhìn xuống đất. Bẹp! một trái anh đào đỏ tươi rơi xuống.
– Một trái anh đào ? Hai cô công chúa reo lên và chạy ào xuống. Cô trẻ nhanh hơn. Cô ngoạm trái anh đào và nhai luôn.
– Nhổ một lần nữa đi! Hai cô công chúa yêu cầu. A Hiếu lại nhổ và một trái anh đào nữa rơi xuống. Hai cô công chúa nhào tới, xô đẩy nhau một chút, nhưng cô trẻ hơn lại thắng. A Hiếu mỉm cười với cô, sắp xếp dụng cụ và về nhà. Tối đó ở hoàng cung, hai công chúa khoe việc A Hiếu làm được. Hoàng đế hơi bực mình nên nói với vẻ dửng dưng:
– Cái đó thì hay ho gì, ta cũng làm được vậy.
– May quá! cha làm ra những trái anh đào cho chúng con đi! Hai cô công chúa reo to.
Để khỏi mất mặt, hoàng đế leo lên mái nhà và khạc xuống. Hai công chúa vươn cổ ra nhìn. Bẹp! Một bãi nước bọt tung tóe dưới đất.
– Cái đó không tính. Hoàng đế nói. Không phải lúc nào cũng thành công. Ta sẽ làm lại. Quả nhiên ông làm lại, và kết quả cũng làm người ta thất vọng.
Hai cô công chúa cười lộn ruột:
– Cha không làm được! Nếu chạ thấy A Hiếu làm!
– Và nó làm thế nào? Hoàng đế hỏi. Ta cũng muốn nó làm thế nào. Và ông ra lệnh cho hầu cận gọi A Hiếu tới ngay.
A Hiếu leo lên mái nhà, và hoàng đế bảo:
Bây giờ làm đi! Cho thấy người làm ra những trái anh đào như thế nào!
– Tuân lệnh hoàng thượng! Anh nhổ một lần, hai lần, ba lần, mỗi lần một trái anh đào đỏ tươi rơi xuống đất. Anh nhổ mười lần thì có mười trái anh đào dưới đất.
– Đủ rồi! Hoàng đế thầm thán phục. Ngươi có thể đi xuống, và ngày mai tới xây cho xong cung điện.
A Hiếu xây xong cung điện rồi về nhà bảo mẹ anh: Mẹ, con muốn lấy cô công chúa trẻ nhất làm vợ. Con van mẹ đi hỏi cô cho con !
Con nghĩ ngợi điên khùng gì vậy? Bà mẹ hốt hoảng. Con chỉ là một người làm công tầm thường, còn cô là công chúa.
– Nhưng cô ta sẵn sàng lấy con, con thấy rõ mà – A Hiếu quả quyết
Vậy bà mẹ tới cổng bên hoàng cung, định đi vào.
– Đi đâu vậy, bà cụ ? Một lính canh chận đường hỏi. Bà phí công giải thích là con trai phái bà đi gặp hoàng đế, nghe bà nói mãi, anh lính canh nổi nóng:
Nếu bà không hiểu lắm là bà không thể vào được, cỏ lẽ bà sẽ hiểu như vậy! Và anh ta nện cho bà ba gậy.
Bà mẹ về nhà nói với con:
– Sứ mạng của ta không thành công, ta không vào được hoàng cung, hon nữa ta còn bị đánh ba gậy! Ta đã nói với con là không được mà.
– Nhưng tại sao chuyện đó lại không được? Con van mẹ thử một lần nữa!
Lần này bà thử đi cửa sau để thành công hơn, nhưng như có vẻ định trước, bà đụng đầu anh chăn heo.
Bà đi đường nào vậy? Đường này chỉ có tôi được đi qua!
Và để bà hiểu nhanh hơn, anh ta dùng cây gậy trộn cám heo đập bà mấy gậy.
Bà mẹ hầm hầm trở về nhà – Những ý nghĩ điên rồ của mày! Bà mắng con. Hết người này tới người nọ, họ chỉ chờ đập lên lưng tao. Nhưng thế là đủ, tao đã ngán lắm rồi!
– Nhưng mẹ ơi, mẹ có ý kiến hay lắm! A Hiếu reo lên. Chỉ cần đi tìm hoàng đế. Mẹ thử đi ngõ khác xem sao!
Trước hết bà mẹ thử vào hoàng cung qua ngõ nhà bếp, nhưng ở đó bà gặp người chăn ngỗng.
– Bà rầy rà quá, đi ra nhanh lên!
– Nhưng tôi muốn…. bà cố giải thích.
– Bướng bỉnh thật! Nếu ngon ngọt không chịu thì sẽ được roi vọt người kia nổi giận nói và đuổi bà ra bằng mấy nhát chổi.
Lần này bà không còn giữ được bình tĩnh khi về tới nhà.
– Tao chịu hết nổi những chuyện điên rồ của mày rồi ? Tao chỉ có một cái lưng mà ai cũng đập lên!
– Nhưng phải hành động thông minh chớ mẹ – A Hiếu nói. Con có ý này là phải vào cửa chính!
– Nhưng cửa đó dành cho các quan lớn ! Bà mẹ vặn lại.
Đúng vậy. Không bao giờ người ta ngăn cản các quan lớn. Mẹ cứ thản nhiên đi qua cửa đó!
Cuối cùng bà mẹ quyết định tới cửa chính. Bà vào dễ dàng và gặp được Hoàng đế.
– Thưa hoàng thượng, con tôi là A Hiếu yêu cầu tôi tới báo với hoàng thượng là nó muốn cưới thiếu công chúa làm vợ.
Hoàng đế suy nghĩ: “Được một thằng rể khôn lanh, tài giỏi như vậy không phải là dở. Nhưng, để xem nào, dầu sao ta cũng không thể nói ngay: Đồng ý, con gái ta đây! Mọi người sẽ nghĩ sao ?”.
Rồi ông nói lớn:
Bà cũng phải nhắn lại với hắn một đôi điều. Ta muốn có một thằng rể biết cách bện một sợi dây bằng tro. Khi A Hiếu dám hỏi con gái ta, trước hết hắn phải bện một sợi dây tro quấn quanh hoàng cung ba vòng. Ngoài ra, hắn phải mang tới một con trâu có sừng lớn. đến nỗi không đi lọt qua cổng chính.
Bà mẹ về nhà, kể cho con trai nghe thông điệp của hoàng đế. A Hiếu tự bảo: “Được lắm. Chuyện vặt”. Thế là anh bện một sợi dây rất dài rồi tối đó đem quấn quanh hoàng cung ba vòng. Kế đó anh châm cửa. Khi sợi dây cháy hết, trên mặt đất còn lại một sợi tro rất đẹp. A Hiếu cười vui vẻ. “Và bây giờ, tới con trâu!” anh tự bảo. Anh tách vỏ cây, cuốn quanh sừng trâu, luôn luôn xoay vòng như cái bồ đà đựng kẹo. Từ đó trâu không chỉ được tô điểm như vậy mà tất cả con cháu của nó đều có sừng rất to.
Sáng hôm sau, khi ra khỏi hoàng cung, hoàng đế thấy ba vòng dây tro trên mặt đất quanh cung điện. Thêm một ngạc nhiên nữa: A hiếu đứng trước cổng chính, tay dắt một con trâu, và con trâu này không thể lọt qua cổng vì sừng nó to quá. “Gã A Hiếu này quả là cừ khôi – Hoàng đế bảo thầm, thán phục. Ta sẽ bắt hắn làm công việc mới nào đây ?”. Rồi ông nói to:
– A Hiếu, để chúng ta có thể thỏa thuận với nhau, trong ba ngày nữa ngươi phải mang tới ba cân thận chim ruồi và ba đấu mắt cá. Ngươi hiểu chớ, con gái của hoàng đế xứng đáng với những thứ đó.
A Hiếu về nhà, suy nghĩ một lúc. Rồi anh đi giăng một cái bẫy bắt mèo rừng. Anh may mắn bắt thêm một con rái cá ngoài một con mèo rừng. Trong khi anh đem hai con mồi về, những con mèo rừng và rái cá con vừa đi theo anh vừa kêu khóc: “Chúng tôi cần có mẹ! Trả mẹ chúng tôi lại !”.
A Hiếu dừng lại nói :
– Ừ, tao sẽ trả mẹ chúng mày. Nhưng để được như vậy, các con mèo con trong ba ngày nữa phải mang tới ba cân thận chim ruồi, và rái cá con, ba đấu mắt cá.
Các con thú nhỏ chia nhau đi săn bắt. Ngay ngày thứ hai, A Hiếu đã nhận được tất cả những thứ anh cần. Anh thả hai con thú mẹ và đi thẳng tới hoàng cung.
“Làm sao thằng quái này thu thập được tất cả những cái này nhanh thế! Hoàng đế thỏi. Một đứa như gã, quả thật vô song”.
Không thể phủ nhận ngươi là một người từng trải, nhưng chúng ta chưa hết cực nhọc. Bây giờ ta sẽ rải ba giạ đậu tằm trên núi. Ngươi phải lượm lại. Nếu thiếu một hạt, ngươi sẽ thua.
“Ông ta chỉ kiếm chuyện dây dưa để né tránh”, A Hiếu bảo thầm. Anh về nhà lấy cung tên và đi lên núi. Anh thấy một con quạ đậu trên một mỏm đá. Con quạ há rộng mỏ ra ngáp và sắp sửa ngủ
– Chào Đức ông Quạ! A Hiếu gọi. Cho ta biết ngươi đã ăn gì mà có vẻ no nê và buồn ngủ vậy?
Quạ, quạ! Con quạ đã buồn ngủ mờ cả mắt chỉ ấp úng.
– Ta bảo ngươi nói, nếu không thì rồi đời! A Hiếu đe dọa vừa đặt một mũi tên lên dây cung.
Con quạ tỉnh ngủ ngay.
– Thiện xạ đừng bắn, tôi van anh! Anh muốn gì tôi cũng nói hết!
Mày đã ăn gì? Nói mau! Anh ra lệnh. Không phải là đậu tằm vàng chớ ?
Đúng vậy – con quạ rên rỉ, giọng khàn khàn. Nhưng tại sao anh nổi giận, nhà thiện xạ ? Tất cả chúng tôi đều đã ăn chớ không phải một mình tôi! Chúng tôi đông lắm. Nếu anh muốn, tôi sẽ gọi tất cả chúng nó tới!
Theo tiếng gọi của con quạ, trong phút chốc một đám mây đủ loài chim đáp xuống quanh A Hiếu. Anh ra lệnh cho chúng ói tất cả đậu ra! Từng con chim nôn hết bầu diều ra, tạo thành một đống đậu tằm. Anh đếm đi đếm lại – và còn thiếu ba hạt!
Ba hạt đậu thiếu đâu? Anh hỏi giọng nghiêm khắc. Bọn chim nhìn nhau, vô cùng bấn loạn.
– Chúng tôi không còn hạt đậu nào – một con chim ở hàng đầu rụt rè kêu chiêm chiếp. Nhưng từ cuối đám đông có tiếng kêu lớn .
Chim chìa vôi không có mặt. Phải đi tìm nó!
Một lúc sau chim chìa vôi được đồng loại đưa tới. Nó ngoắc đuôi lia lịa vì sợ.
– Mày la cà đâu vậy? A Hiếu quở trách. Anh nắn bầu diều nó và lấy ra đúng ba hạt đậu tằm còn thiếu.
Khi thấy không thiếu hạt đậu nào, hoàng đế thật sự vui bòng, nhưng ông vẫn còn trừ trừ một chút. Ông nói:
– Ngày mai ngươi phải mang tới cho ta ba sợi râu của Vua Rồng. Sau đó ngươi có thể ấn định ngày cử hành hôn lễ.
“Còn may là ông ta không đòi chuyện tệ hơn!”. A Hiếu bảo thầm. Anh ghé qua nhà lấy một cây gậy to rồi đi thẳng tới hồ. Anh bắt đầu đập bờ hồ. Đất chấn động bum! bum! bum! Sóng xô vào nhau ào ạt, hoa, lá rùng mình, run rẩy, cá hoảng sợ chạy tán loạn, và trong cung điện dưới đáy hồ Long Vương bịt tai lại.
Thật không chịu nổi? Tiếng ồn kinh khủng đó từ đâu tới vậy? Long Vương hét.
– Thưa ông, cháu sẽ đi xem ? Còn rùa cháu gái Long Vương bơi lên mặt nước. Thấy A Hiếu đập bờ hồ, nó nổi giận:
– Dừng tay lại! Ông nói nhức đầu! Ông nổi giận!
– Thế thì bảo ông đưa cho ta ba sợi râu!
– Tại sao phải cho anh ba sợi râu của ông ? Con rùa chưng hửng.
– Bởi vì nếu ông không cho, ta sẽ tát cạn hồ và giẫm bẹp ông – A Hiếu tuyên bố.
– Ông tôi không sợ anh – con rùa nói
– Ông mày sẽ sợ khi ta tới tìm ông với cái này – A Hiếu cười khẩy và vung chiếc chày lên như đe dọa.
Ông tận đáy hồ – con rùa nhận xét nhưng vẫn sợ đến nỗi rưng rưng nước mắt.
Mày thấy ta cầm cái gì đây không? A Hiếu hỏi. Đây là cây gậy thần. Ta vung một lần, nước hồ sẽ sụt xuống ba sải – vừa nói anh vừa quay gậy một vòng. Và ta sẽ vung gậy cho tới khi hồ cạn hết nước. Lúc đó ta sẽ giải quyết với ông mày!
A Hiếu quất mạnh gậy trong không khí rồi nói thêm:
– Mày thấy chưa, nước hồ đã hạ xuống một chút. Cứ ló cổ lên khỏi nước đi, mày sẽ thấy!
Con rùa cố vươn dài cổ ra. Vì nó không biết rằng bờ hồ đã hạ thấp khá nhanh khi nó vươn cổ lên, nó tưởng mực nước hạ xuống thật. Nó cả sợ:
– Chờ một chút, tôi sẽ đi báo với ông tôi. Nhưng tôi van anh đừng làm gì cả trước khi tôi trở lại? Và nó lặn xuống đáy hồ để thương lượng với Long Vương.
– Thế nào, có chuyện gì? Long Vương hỏi. Rốt cuộc ta có được yên thân không?
– Ông ơi, anh ta muốn tát cạn hồ – con rùa khóc nức nở. Và ai biết được anh ta sẽ làm gì chúng ta nếu ông không cho anh ta ba sợi râu. Chính mắt cháu đã thấy rất nhiều nước biến mất.
– Cháu sợ gì nào, con bé ngốc nghếch! Long Vương quát giọng tự tin nhưng trong lòng không được hùng dũng như vậy. Cháu nghĩ đúng là ta không sợ chiến đấu với hắn, nhưng ta thích yên tĩnh hơn. Đây là ba sợi râu của ta, đem cho hắn đi. Ta không thèm cãi cọ vì chuyện nhỏ nhặt như vậy.
Nhờ vậy A Hiếu được ba sợi râu của Long Vương. Anh đem dâng cho hoàng đế. Có lẽ hoàng đế sẵn sàng bày đặt chuyện khác nữa, nhưng nhất thời không tìm ra được chuyện gì. Tuy nhiên, ông còn một ý kiến vào phút chót. Ông vui mừng nói:
Ngày mai ta sẽ đưa công chúa tới cho ngươi. Một trăm hai mươi chiếc kiệu hoa sẽ từ cửa thành đi ra. Và ngươi phải đoán xem công chúa ở trong chiếc kiệu nào. Nếu ngươi không chỉ đúng chiếc kiệu, sẽ không có cưới hỏi gì cả. Ngươi chỉ được đoán một lần.
A Hiếu về nhà, gần như bị đánh gục. Anh trốn trong chuồng trâu để không ai nhìn thấy và gieo mình lên đống rơm khóc nức nở. Làm sao nhận ra chiếc kiệu có công chúa trong một trăm hai mươi chiếc?
Thình lính anh nghe một tiếng nói yếu ớt:
– Xem nào, đừng khóc, tôi sẽ cho anh biết nàng ở đâu.
A Hiếu nhìn quanh và thấy một con ruồi trâu.
– Nếu mày giúp tao nhận ra chiếc kiệu của công chúa thật, mày muốn gì tao cũng cho, vàng, bạc..
– Tôi không muốn gì cả – con ruồi trâu ngắt lời anh. Nhưng tôi rất cần một ngòi châm. Da trâu rất cứng, và khi tôi muốn hút một chút máu, tôi khó lòng xoi được một cái lỗ.
A Hiếu đem cho nó ngay một ngòi châm, và ruồi trâu gắn vào mình. Thế rồi nó nói với anh:
Ngày mai, tôi sẽ làm như vầy. Cả hai chúng ta sẽ ở trước cửa chính, và anh phải luôn luôn nhìn theo tôi. Tôi sẽ bay vào tất cả kiệu hoa, tôi sẽ nhìn để thấy ai trong đó, và tôi sẽ bay đi ngay. Nếu tôi không bay ra, nghĩa là công chúa của anh trong
chiếc kiệu đó.
Sáng hôm sau, khi tới trước cửa hoàng cung, A Hiếu cảm thấy lòng nhẹ nhõm đôi chút. Nhưng chỉ một lúc sau, tất cả nhung gấm muôn màu nhảy múa trước mắt anh, làm đầu óc anh quay cuồng… Để trấn tĩnh, anh tập trung chú ý vào hành vi của con ruồi trâu.
Con ruồi trâu rất xông xáo. Nó xông vào một chiếc kiệu rồi một chiếc kiệu khác. Nó bay vào rồi lại bay ra. A Hiếu không còn nhớ nổi nó đã bay vào bao nhiêu chiếc kiệu, vì có cả một đoàn dài và nó vẫn còn bay vào, bay ra. Anh thở dài. Bây giờ mấy người phu khiêng ra một chiếc kiệu xộc xệch, màn trướng cũ mèm, nhất định không xứng đáng vời một công chúa. Nhưng lạ quá, con ruồi trâu bay vào kiệu rồi ở trong đó luôn!
– Công chúa ở đây! A Hiếu reo to. Các anh phải khiêng chiếc kiệu này tới nhà tôi!
Lần này A Hiếu rất hài lòng. Anh đã lấy được công chúa!
Từ sáng tới tối, anh chiêm ngưỡng nàng, ngắm nhìn gương mặt vui tươi, đôi mắt huyền, mái tóc óng ả của nàng. Khi nhìn nàng, tim anh rộn ràng sung sướng.
Được một thời gian, công chúa nói:
– A Hiếu, sao chàng không ngớt nhìn tôi vậy? Sao không tìm chuyện gì làm tốt hơn?
– Vì khi làm chuyện khác, anh không nhìn thấy em, và như vậy thật đáng tiếc – anh trả lời.
– Nhìn nhau không no được – công chúa nói giọng trách móc.
Thoạt tiên anh không nói gì. Anh lại nhìn nàng và tự bảo:
“Nhìn cũng vui rồi”.
Nhưng công chúa cố nói:
Tôi sẽ cho biết chàng phải làm gì. Hãy vẽ hình tôi trên một tấm giấy và treo đâu đó ở ngoài đồng. Chàng bổ một nhát cuốc, chàng ngước lên và thấy tôi, chàng bổ nhát cuốc thứ hai, chàng ngước lên và lại thấy lơi. Càng ngước đầu lên nhiều lần, chàng càng thấy tôi nhiều hơn. Ý kiến có hay không?
Thế nên A Hiếu vẽ hình vợ và mang theo ra đồng. Công chúa đã dặn kỹ anh:
– Cốt nhất chàng phải nghe kỹ lời tôi: khi nhìn hình tôi, chàng đừng huýt sáo. Dầu chàng chỉ huýt sáo một lần thôi cũng rất tai hại!
– Đừng sợ, tôi sẽ cẩn thận – anh trả lời.
Mọi chuyện trôi chảy được một thời gian, cho tới khi A Hiếu quên lời dặn của công chúa. Anh cuốc đất hăng hái giữa hai lần nhìn bức chân dung nên anh cảm thấy rất vui vẻ. Đến độ anh bắt đầu huýt sáo khi ngước mắt nhìn hình ảnh thân yêu. Bỗng nhiên gió thổi mạnh rát tai. Nhưng than ôi, gió cuốn bức chân dung bay mất về hướng nam.
Khi công chúa biết chuyện, nàng bật khóc.
– Tôi đã dặn kỹ và chàng đừng huýt sáo khi nhìn hình tôi. Nhưng chàng cứ nhất định phải huýt sáo!
Đừng khóc, tôi sẽ vẽ một chân dung khác – anh an ủi.
Nhưng không phải vì bức tranh mà tôi khóc – công chúa sốt ruột nói. Chàng không biết chàng đà làm gì đâu. Ngay khi chàng huýt sáo, hoàng đế Nam Quốc đã biết tin tôi và ông ta đã đưa gió đi tìm chân dung của tôi. Và bây giờ ông ta đang đưa quân đi bắt tôi. Ôi, chúng ta sẽ làm gì?
– Tôi có ý kiến – anh nói. Ngay khi tôi biết tin quân lính tới làng, tơi sẽ bôi tro lên mặt nàng. Như vậy không ai nghĩ rằng nàng là công chúa.
Quả nhiên hoàng đế Nam Quốc triệu tập quân đội, cho mang theo chân dung của công chúa để tìm và bắt nàng về cho ông ta.
Quân lính đi từ làng này tới làng kia, một hôm đã tới làng của A Hiếu và công chúa. Anh lấy một cái lọ đã vùi trong tro, chùi một miếng giẻ trên đáy lọ dính đầy bồ hóng và bôi lên mặt công chúa. “Bấy giờ, tha hồ cho chúng tìm nàng !” anh cười nói.
Quân lính đi từng nhà, không bỏ sót nhà nào nhưng vẫn không tìm ra công chúa. Chúng quan sát nàng và nghi ngờ nhiều lắm, nhưng sau cùng đã kết luận rằng so với chân dung thì da nàng đen hơn nhiều.
– Thế nào, ra sao rồi? Tên chỉ huy hỏi.
– Chúng tôi không tìm ra cô ta – một tên lính nói. Mặt tên chỉ huy sa sầm. “Chừng nào chúng ta mới chấm dứt vụ lao dịch này?”. Y tự hỏi. Y nhìn quanh và thấy A Hiếu đang cuốc đất. Y hỏi để gợi chuyện:
– Một ngày anh đào được bao nhiêu đất.
A Hiếu đứng thẳng lưng lên, suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
– Khó nói lắm, cái đó giống như tôi hỏi ông một ngày ông đi được bao nhiêu bước vậy.
– Một nông dân trả lời như vậy không phải là dở – y vừa nói vừa quay sang các tên lính. Tới nhà anh ta nói chuyện một chút để nghỉ mệt trước khi đi xa hơn.
Tất cả những người đàn ông đó ào vào căn nhà nhỏ, và công chúa mặt đen tối ngồi thu mình bên bếp. Nhưng ở đó rất nóng. Nàng không để ý là mình bắt đầu đổ mồ hôi nhiều. Mồ hôi chảy, để lại những vạch trắng nhỏ trên mặt nàng. Một tên lính quan sát bán diện của nàng, thúc khuỷu tay tên bạn và nói:
Anh nhận thấy gì không ? Nhìn đi! Tên đó nhìn công chúa rồi đi xem lại bức chân dung và quan sát nàng lần nữa.
– Nhưng đúng là cô ta ! Rửa mặt cô ta nhanh lên ! Y bảo các bạn y. Công chúa chưa kịp trấn tĩnh thi bọn lính đã tóm nàng, giội nước lên mặt nàng, làm lộ làn da trắng hồng như khi ta tách hạt hạnh nhân khỏi vỏ.
Đúng là cô ta! Chính thị là cô ta! Bọn lính vui mừng la hét. Cô ta định đánh lừa chúng ta, nhưng bây giờ chúng ta sẽ mang cô ta về!
A Hiếu khóc dữ dội đến nỗi anh lấy làm lạ sao tim anh không vỡ.
Bây giờ chàng thấy chàng đã làm gì khi huýt sáo không phải lúc chưa? Công chúa nói giọng trách móc, nhưng nói thêm ngay:
Chàng biết rằng lúc nào tôi cũng nghĩ tới chàng. Nhưng bây giờ chàng phải quan tâm thật sự tới những điều tôi sắp nói đây. Khi bọn lính đã đem tôi đi, chàng hãy bỏ tất cả, lấy cung tên bắn hạ một trăm con chim, bất cứ chim gì. Kế đó lấy lông và lông tơ kết thành một chiếc áo choàng. Kết áo xong, đừng đi săn nữa, mang ống sáo đi tìm tôi.
Còn lại một mình, A Hiếu gần như hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng lần này những lời công chúa dặn dò anh không quên tí gì. Anh chịu cực khổ suốt một năm ròng trên núi, trong rừng để săn chim. Khi thu thập lông đúng một trăm con chim, anh kết thành một chiếc áo choàng, đem theo ống sáo đi thẳng tới kinh thành của hoàng đế Nam Quốc. Tới nơi, anh vừa thổi sáo vừa nhảy múa, mình khoác chiếc áo lông chim. Cảnh tượng thật vui mắt nên nhiều người vây quanh tán thưởng.
Trong thời gian đó, hoàng đế Nam Quốc băn khoăn tự hỏi suốt một năm qua: “Do đâu mà năm nay gà không gáy, chó không sủa, nắng không ấm, gió không thổi? Tại sao hoa không nở? Tại sao tuyết không tan? Có lẽ vì từ khi tới đây nàng công chúa chưa một lần mỉm cười, chưa nói một lời, chưa rửa mặt, chải đầu một lần nào”.
Rồi chợt nhớ ra, hoàng đế lại tự hỏi: “Sao ả thị nữ ta sai đi chợ chưa về? Sao cô ta chưa chuẩn bị bữa ăn cho ta?”.
Chỉ vì lúc đó ả thị nữ còn bận dừng chân xem A Hiếu vừa nhảy múa vừa thổi sáo. Cô ta thích thú đến nỗi quên mang rau về hoàng cung.
Hoàng đế cho người tìm cô ta về và quở trách:
– Ngươi la cà ở đâu vậy? Ngươi không biết ta đang chờ dâng ngự thiện sao ?
– Xin hoàng thượng bớt giận. Ở ngoài quang trường có một gã thanh niên tuấn tú mặc áo lông chim nhảy múa và thổi sáo hay đến nỗi ai cũng dừng chân thưởng thức! Cô thị nữ giải thích.
Công chúa đã nghe lời thị nữ nói và biết ngay đó là ai. Chỉ có thể là A Hiếu! nàng bật cười ha hả, tiếng cười trong trẻo, thánh thót như chuông bạc.
Ta muốn xem gã thanh niên mặc áo lông chim đó nhảy múa và thổi sáo! Và nàng chạy đi rửa mặt, chải đầu kỹ lưỡng.
– Có chuyện gì vậy ? Hoàng đế ngạc nhiên. Như chính tai và mắt ta nghe thấy, gà đang gáy, chó đang sủa, nắng sáng và gió thổi. Cả hoa cũng nở, tuyết cũng tan. Có lẽ đó là vì nàng công chúa mà ta đem về đã một năm bỗng nhiên cười, nói, rửa mặt, chải đầu. Nếu đúng vì lý do đó, thì phải đưa ngay người thổi sáo vào cung để nàng cười nói, tiếp tục rửa mặt, chải đầu!
Vì Vậy người ta mời A Hiếu vào cung ra mắt hoàng đế và công chúa. A Hiếu nhìn công chúa, nhảy múa, thổi sáo và cười. Công chúa vui vẻ vỗ tay, nhìn A Hiếu và cười. Hoàng đế nhìn công chúa và bảo thầm: “Nàng cười, vậy ta cũng nên cười mới thích hợp. Ha ha ha !”. A Hiếu cười vui vẻ. “Hi hi hi !”, tiếng cười của công chúa thánh thót như chuông bạc. “Hô hô hô!” hoàng đế cười như gầm rống.
Đột nhiên công chúa nói với hoàng đế:
Nếu hoàng thượng đổi long bào, mặc áo lông chim của người thổi sáo, và tự mình thổi một khúc nhạc, tôi càng vui hơn nữa.
– Ta đồng ý nếu việc đó làm nàng vui! Hoàng đế trả lời, hoàn toàn yên tâm. Sao lại không được chớ? Nàng biết rằng hoàng đế làm gì cũng giỏi hơn người khác mà!
Vì vậy A Hiếu mặc long bào thêu chỉ vàng và bạc, còn hoàng đế khoác lên lưng chiếc áo lông chim, thổi sáo và nhảy múa. Chiếc sáo phát ra những âm thanh lạc điệu ngay cả một con dê đói cũng không kêu như vậy!
Công chúa nheo mũi. Nàng nói:
– A Hiếu, chàng đang mặc long bào. Vậy chàng hãy trừ khử thằng điên kia. Nếu chàng sợ, chàng cứ nhìn quanh mình xem.
A Hiếu nhìn. Từ các thượng thư tới những người hầu hạ đều cúi đầu trước long bào.
A Hiếu lấy cung tên và bắn thẳng vào ngực hoàng đế. Công chúa nói nhanh:
– A Hiếu, chàng đang mặc long bào. Vậy hãy ngồi lên ngai. Khi đã ngồi lên ngai rồi, hãy nhìn quanh mình xem!
A Hiếu ngồi lên ngai và nhìn quanh. Tất cả thượng thư và người hầu hạ vẫn cúi đầu trước long bào. Công chúa hài lòng nói:
– Có vẻ được đấy. Bây giờ, vẫn nhắc lại theo lời tôi: Ta là A Hiếu đã làm hoàng đế. Vạn vạn tuế!
A Hiếu sung sướng bàng hoàng. Anh hứng chí nhìn công chúa và tuyên bố:
– Bây giờ A Hiếu ta là hoàng đế! Nếu được một trăm năm thì thật huy hoàng, nhưng nếu được năm mươi năm hoặc chỉ một năm, ngay cả một tháng, cũng vẫn huy hoàng!
Không phải nói như vậy – công chúa giận dỗi nói nhưng đã quá muộn.
Và vì A Hiếu không thể sống vạn vạn tuổi, con cháu của anh cũng không thể sống lâu như vậy. Và nếu có người nào sống được một tháng hoặc một năm, năm mươi năm hoặc một trăm năm, đó vẫn là một đời người.
Ngày xưa có một thanh niên tên A Hiếu. Anh rất xinh trai nên cô gái nào cũng nhìn anh, và rất thông minh nên hầu như có thể làm bất cứ việc gì trên đời. Vì thế hoàng đế cho gọi anh tới, bảo anh xây một cung điện mới với cột sơn son và mái thếp vàng.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!