Truyện cổ Tây Tạng - Con Rồng Vàng
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
111


Truyện cổ Tây Tạng


Con Rồng Vàng


Ngày xưa có một cô gái sống trong một ngôi làng. Không có người thân nào trên đời chăm sóc cô nên cô đi làm mướn cho một gia đình giàu có.

Một hôm, khi đang rửa rau dưới suối cô bỗng thấy một trái đào xanh trôi. Nghĩ rằng một trái đào xanh còn hơn không có trái đào nào cả, cô vớt trái đào và ăn. Làm sao cô bé tội nghiệp đoán được rằng trái đào xanh là một hạt châu trá hình của rồng? Làm sao cô biết rằng bất cứ cô gái nào ăn trái đào tai hại đó sau đó sẽ sinh một đứa con?

Một thời gian sau, bà chủ nhà nhận thấy người tớ gái có mang, và bà tống cô ra đường. Cô gái lang thang qua nhiều làng mạc, gõ cửa nhiều nhà, nhưng không đâu nhận cho cô giúp việc. Đêm đã xuống mà cô không biết ngủ ở đâu. Mệt quá, cô ngồi lên một tảng đá bên đường mà khóc.

Một bà già đi qua, thấy thương hại cô gái đang khóc.

– Có chuyện gì vậy cháu ? Còn trẻ như cháu không nên thất vọng quá nhanh như vậy!

Phải chi bà biết cháu bất hạnh tới chừng nào! Cô khóc nức nó và thuật lại chuyện mình.

– Chuyện lạ quá! Bà già nắm hai tay lại nói to. Có lẽ không ai tin, nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra ? Thế nhưng cháu không thể cứ ngồi đó, vì đêm đã tối. Để xem, ta có thể thu xếp cho cháu. Người quản gia của nông trại lớn tại đây có một chòi canh cũ. Đành là trong chòi chỉ có một ổ rơm, nhưng vẫn hơn là không có gì cả.

Bà già đi một lúc và trở lại nói rằng ông quản gia cho phép cô gái ngủ trong chòi.

Cháu biết có chỗ ngủ rồi và đây là một chiếc chăn len cũ – bà già đưa cô gái tới cái chòi và nói. Thỉnh thoảng ta sẽ đem chút gì đó cho cháu ăn. Thế là cũng may mắn hơn trước một chút?

Cô gái cám ơn bà già nồng nhiệt, và từ đó sống trong cái chòi bỏ hoang.

Rồi tối mùa hè nóng bức. Một hôm, thời tiết nặng nề, ngột ngạt, vạn vật dường như không thở được nữa. Cô gái nằm trên ổ rơm, nghĩ rằng mình sắp chết. Đột nhiên, những cánh chim không biết từ đâu đến khuấy động không khí ầm ĩ. Một con chim to tới đậu ở cửa chòi và giương cánh ra. Cánh nó liền chói sáng lên như thể đã thu hút hết ánh mặt trời. Căn chòi mát dịu dưới sự che chở của đôi cánh. Khi những chiếc lông chim vàng rực ve vẫy, một làn gió mát thổi vào chòi. Hôm đó thiếu phụ sinh một đứa con trai. Cả ngày hôm sau con chim vàng nằm tại chỗ, không cử động, lông chim phe phẩy trong khi người mẹ và đứa con ngủ yên trong bóng mát. Ngày thứ ba, khi người mẹ thức dậy, con chim giũ đôi cánh lớn, xếp hàng ngàn chiếc lông vàng lại rồi bay lên mất dạng ở chân trời.

Những ngày khó khăn bắt đầu với người mẹ trẻ. Nàng phải làm lụng ngoài đồng từ sáng tới tối để hai mẹ con khỏi chết đói. Khi đi, nàng đặt đứa con vào lòng một dòng suối khô cạn và che lại bằng một tấm chiếu sậy. Trong ngày có nhiều lần đứa bé đói nhưng mẹ nó không có đó. Thế là một con rắn to bò tới và cho nó bú.

Thời gian cứ thế trôi qua và thằng bé lớn như thổi. Được ba tuổi đã ra đồng làm việc với mẹ nó, như người lớn.

Đúng thời kỳ đó vùng mẹ con thằng bé sinh sống phải chịu đựng sự thịnh nộ khủng khiếp của con Đại Hắc Long.

Chuyện xảy ra như vầy. Từ lâu lắm rồi, con Đại Hắc Long sống với vợ nó trong một cái hồ gần đó, và láng giềng của chúng là Tiêu Bạch Long. Đôi lúc, khi Hắc Long đi vắng, Bạch Long thật ra là một tên vô lại đã tới thăm vợ của Hắc Long, và được tặng những đồ vật riêng của Hắc Long. Hắc Long không nghi ngờ gì cả. Nhưng một hôm, ngẫu nhiên nó không tìm được bộ lễ phục kết trân châu của nó.

– Cái áo trân châu của tôi đâu ? Nó nghiêm nghị hỏi vợ nó và tự khắc mặt hồ xao động một chút.

Tôi không biết – vợ nó tái mặt trả lời. Cô ta nhớ lại, cách đây không lâu, cô đã tặng cái áo cho bạn mình là Bạch Long.

– Cái gì, cô không biết hả? Hắc Long gầm thét. Ai khác hơn cô phải biết việc đó ? Và những lượn sóng trong hồ bắt đầu đáp vào bờ hồ.

– Có lẽ ông đã để đâu đó – vợ nó nói nhỏ cầu may vì cổ họng bắt đầu thắt lại.

Tôi, tôi đã để đâu đó? Hắc Long gào thét. Nếu không tìm ra cái áo đó thì cô sẽ biết tay tôi! Và Hắc Long bắt đầu đi tìm cái áo trân châu.

– Đồ chết bầm chết giập! Nhưng đáng lý phải tìm ra nó ở một chỗ nào đó chớ! Con rồng đen chửi rủa. Nhưng trong cái mớ hỗn độn này, ngay một con mèo cũng không thể tìm ra con nó! Cô hãy nhìn tất cả mớ đất đá này một chút đi, có bao giờ cô dọn đẹp nhà cửa đâu ?

Bùm ?… ầm!… Răng rắc !… Nó xô đẩy, xốc xáo đất đá dưới

đáy hồ để xem may ra có thấy cái áo trân châu chết tiệt đó nằm dưới một hòn đá nào không.

Những lượn sóng to đen ngòm nổi lên trên mặt hồ, hung hãn đập vào bờ và tràn lên cả những cánh đồng có trồng trọt. Dân chúng hoảng hốt chạy trốn, băn khoăn tự hỏi nước hồ sẽ tràn tới đâu

Vợ của Hắc Long chạy tới nhà Bạch Long, nói:

– Tôi van anh, trả cái áo trân châu lại cho tôi, tôi sẽ tặng anh thứ khác quý giá hơn; nếu không ông ta sẽ làm tan nát hết!

– Bình tĩnh đi. Từ lâu tôi cũng đã thích cái áo đó, bây giờ tôi không thấy có lý do gì tôi phải trả lại cho ông ta! Tiểu Bạch Long tuyên bố thẳng thừng.

– Nhưng anh biết ông ấy mà. Tôi không chịu nổi nữa! Trả tôi cái áo đi, để mọi người được yên thân!

– Không, tôi đã nói rồi. Tôi không đổi ý đâu ! Bạch Long tỏ ra ương ngạnh. Tóm lại, không phải lúc nào ông ta cũng chiếm được tiện nghi!

Vì vậy cô ta trở về tay không. Hắc Long vẫn đang tìm cái áo.

– Dầu phải tìm suốt cả năm Rồng và dầu phải tát cạn cái hồ, ta cũng sẽ tìm và sẽ tìm ra cái áo! nó gào thét. Nó giận dữ, vùng vằng, cong lưng như một cánh cung nên dụng phải cây cầu. Cây cầu rung chuyển và sập.

– Bây giờ ông có thể hài lòng rồi ! vợ nó cười khảy, nhận xét.

– Chưa đâu, cái đó chỉ mời bắt đầu thôi ! Hắc Long gầm như sấm. Nếu tôi không tìm ra cái áo trân châu, cô sẽ thấy tất cả những gì cô phải thấy!

Và ầm… ! Rắc …! Bùm… ! Bùm.. ! Nó đảo lộn mọi thứ. Hồ sôi sùng sục. Những lượn sóng cao đen ngòm nổi lên, cao như núi, những bức tường nước đổ ào lên đồng ruộng, đe dọa mạng sống của dân chúng.

Tin tức về sự tàn phá do con rồng đen nổi giận gây ra lan tới tỉnh lỵ. Quan trấn thủ cho treo một yết thị nói rằng sẽ trọng thưởng cho người nào làm cho con rồng nghe theo lẽ phải.

Nhưng không ai ứng thí. Công việc này không có gì hay ho. Một con rồng là một con rồng, và với một con rồng thì không phải là chuyện đùa.

Người mẹ và đứa con nghe phong thanh về chuyện yết thị ở tỉnh lỵ.

– Xin mẹ cho con lên tỉnh lỵ – đứa con nói. Con sẽ nói với họ rằng con sẽ khuất phục con rồng đó.

– Con nghĩ gì vậy ? Không ai mất thì giờ nghe một đứa trẻ đâu. Một con rồng như vậy, nó chỉ nuốt con một miếng ! người mẹ trả lời mà không thể nhịn cười.

– Nhưng con sẽ thử sức ! Đứa con tuyên bố quả quyết. Và trước khi mẹ nó hết ngạc nhiên, nó đã ra khỏi nhà, chạy tới tỉnh lỵ Nó tới gỡ yết thị và nói lớn:

Phần thưởng thuộc về tôi ! Tôi sẽ khuất phục con rồng ! Xin cho tôi gặp quan tổng trấn !

Ai cũng cười, nhưng vì thằng bé cố nài nên người ta dẫn nó tới gặp quan tổng trấn. Tổng trấn cũng phải cười trước sự táo tợn đó.

– Thế ra chú tưởng tượng là sẽ khuất phục được con rồng đen đó ư, chú bé ?

– Vâng, tôi sẽ khuất phục nó – thằng bé nói. Tôi sẽ bắt nó nghe theo lẽ phải, nhưng để làm việc đó, các ông phải chuẩn bị cho tôi ba trăm cái bánh bột, ba trăm cái bánh sắt và ba con rồng giả bằng rơm. Trước hết các ông phải ném mấy con rồng đó xuống nước để con rồng đen xông vào chúng trước. Như vậy nó sẽ hơi mệt khi tôi tấn công nó. Tôi cần sáu thanh gươm thật bén, một mặt nạ đầu rồng bằng đồng và hai đôi bao tay sắt có mang vuốt. Cho mang những thứ đó tới bờ hồ và tôi sẽ giải thích thêm.

Quan tổng trấn trầm ngâm ngắm nghía đứa bé và cuối cùng thầm kết luận rằng nó không như những đứa trẻ khác.

Ông ra lệnh:

Cho nó tất cả những thứ nó yêu cầu! Nó phải chứng tỏ nó có thể làm gì?

Vì thế người ta đem những thứ thằng bé yêu cầu tới bờ hồ. Dân chúng đi theo rất đông. Ai cũng muốn coi chuyện gì sẽ xảy ra. Trước hết thằng bé mang mặt nạ đầu rồng vào rồi gắn bao tay sắt có vuốt rồng vào tay, chân. Rồi nó yêu cầu đưa gươm cho nó. Nó gắn ba thanh gươm lên lưng, một thanh dưới mỗi nách,và cắm thanh thứ sáu giữa hai hàm răng. Chỉ lúc đó nó mới nói:

Hãy ném ba con rồng rong xuống nước để con rồng đen có chuyện phải hàm trong khi chờ tôi nói chuyện xong. Khi tôi lặn xuống hồ, hãy quan sát kỹ mặt nước. Nếu nước có màu vàng, và khi con rồng vàng thò mỏm lên, các vị hãy ném bánh bột vào miệng nó. Nếu nước sôi sục và có màu đen, và khi con rồng đen thò mỏm lên, hãy ném bánh sắt vào miệng nó. Khi mọi chuyện kết thúc, hãy ném một nắm cỏ khô xuống mặt hồ, và sau đó các vị hãy lập một miếu thờ ở chỗ nắm cỏ đó vướng vào bờ.

Nói xong, đứa bé phóng xuống nước.

Ngay khi ở trong nước, chân tay nó dài ra thành vuốt rồng, chiếc mặt nạ biến thành mỏm rồng thật, các thanh gươm trở thành răng nanh và cánh. Đứa trẻ đã biến mất và được thay thế bằng một con rồng vàng bây giờ bơi tới gặp con rồng đen. Con rồng này vẫn còn bận đi tìm chiếc áo trân châu và giận dữ hơn bao giờ hết vì tìm không gặp.

Ai đã ném đống rơm này cho ta ? Nó vừa gầm thét vừa khạc những càng rơm cuối cùng ra. Đây không phải là rồng mà là rơm thường! Rong dính đầy răng ta!

– Đủ rồi, đừng nổi giận nữa! Rồng Vàng vừa bơi tới vừa quát. Ngươi quậy đục hết nước và gây thiệt hại ở trên kia!

– Ngươi có quyền gì mà tới đây ra lệnh, tên lạ mặt kia? Hắc Long cắt ngang.

– Ta tới thách đấu với ngươi!

– Nhìn kỹ lại đi, bé con! Hắc Long nói. Nói thật, ta chưa bao giờ gặp ai xấc xược như ngươi!

Thế là cả hai lao vào nhau. Hắc Long già giặn và dũng mãnh hơn, nhưng Rồng Vàng nhanh nhẹn và quả cảm hơn. Trong khi chúng chiến đấu với nhau, nước hồ xáo trộn càng lúc càng dữ dội và bắt đầu sôi sục. Rồng Vàng nháy nhót quanh Hắc Long; nó đâm chỗ này, cài chỗ kia, cắn ở đây, cắt ở đó, đến nỗi Hắc Long cuống quít. Chúng đánh nhau suốt nửa ngày, rồi Rồng Vàng nói:

Chờ một chút. Đánh nhau làm ta đói bụng, ta phải lấy lại sức Rồi nó thò mỏm lên khỏi nước, há lớn ra.

Dân chúng vẫn còn ở đó chờ xem chuyện ra sao. Thấy cái mỏm vàng thò lên mặt nước giữa những lượn sóng vàng, họ nhanh tay ném bánh bột vào. Rồng Vàng nuốt bánh và lặn xuống nước ngay.

Ta cũng sẽ ăn – Hắc Long tuyên bố. Ta cũng muốn ăn một ít bánh.

Khi dân chúng thấy nước đổi màu đen và một cái mỏm đen to tướng thò lên, họ ném bánh sắt vào như thằng bé đã yêu cầu.

Sau đó hai con rồng tiếp tục chiến đấu. Được một lục, Hắc Long nói:

– Ta phải nghỉ một chút, ta cảm thấy nặng nề. Ta không thể tiếp tục chiến đấu trong tình trạng này.

– Và ngươi sẽ ngưng quấy lộn cái hồ, ngươi sẽ để cho dân chúng yên ổn chớ? Rồng Vàng nghiêm khắc hỏi.

Lúc đó Hắc Long lại nghĩ tới chiếc áo trân châu đẹp đẽ của nó, chiếc áo mà nó rất thích, và nó lại giận thêm. “Những kẻ lạ mặt tới ra lệnh cho mình ngay trong nhà mình! Từ thuở tạo thiên lập địa tới nay, chưa bao giờ có chuyện như vậy !” nó nghĩ thế và chợt nảy ra một mưu mẹo. Nó nói:

Nhìn giùm một chút coi trong họng ta có gì không. Cái gì đó làm ta khó chịu quá.

Rồng Vàng nhăn mặt, tự bảo: “Ngươi không lừa được ta như vậy”. Lúc đó nó cũng có một ý nghĩ và nó nói với Hắc Long:

– Đồng ý. Há to miệng ra, ta sẽ vào xem.

Nó nhảy vào họng Hắc Long, và chuyện xảy ra đúng như nó chờ đợi. Có một tiếng động lớn, một cái trượt dài… và nó bị Hắc Long nuốt vào bụng.

– Thế là yên chuyện! Hắc Long thở dài khoan khoái.

– Không được vậy đâu! Rồng Vàng cười khảy bên trong. Chỉ mới bắt đầu thôi. Thế là nó cựa quậy, lăn lộn, vùng vẫy, cào, chích, cắn dữ dội đến nỗi Hắc Long đau đớn oằn oại, cuốn tròn thành một cục. Nó la hét:

– Đồ vô lại, ngươi làm gì thế? Ngươi điên rồi ! Đi ra ngay, nhanh lên!

– Nhưng ta không muốn ra! Rồng Vàng nói. Đó là lỗi của ngươi. Chúng ta đâu có giao hẹn rằng nếu ta nhìn vào họng ngươi, ngươi sẽ nuốt ta!

Ta có thể làm gì khác được? Hắc Long than van. Ái da! Nhưng ta bảo ngươi ra ngay, ta không chịu nổi!

– Và ngươi sẽ không quấy rối nữa chớ ? Rồng Vàng muốn biết thêm.

– Ừ! Hắc Long lầm bầm. Tốt nhất là ta sẽ dọn nhà, ta sẽ đi ở chỗ khác.

– Với lời hứa danh dự của loài rồng chớ?

– Với lời hứa danh dự của loài rồng! Bây giờ ra ngay đi. Không thể chịu nổi. Ái!

– Ra ngay đi: nói thì nhanh lắm. Nhưng ra đường nào? Rồng Vàng hỏi.

Để yên nào, ta van ngươi. Đừng nhảy như vậy trong bụng ta. Để ta suy nghĩ. Nếu ra ở lỗ tai thì ngươi nghĩ sao?

Ngươi điên rồi! Rồng Vàng phản đối. Ngươi đã không lau rửa tai bao lâu rồi? Chắc chắn ta sẽ đi lạc trong tai ngươi!

– Và nếu là mũi thì ngươi nghĩ sao? Hắc Long thận trọng đề nghị.

– Mũi thì không được? Rồng Vàng nói, giọng có vẻ kinh tởm. Ngươi không biết đường nào sạch sẽ hơn sao?

– Thế thì đi ra dưới chân ta – Hắc Long nói giọng chán nản.

– Dưới chân ngươi ? Và ngươi chỉ cần bóp chặt cho ta tắt thở, phải vậy không ?

– Thật tình ta cũng không biết nữa – Hắc Long nhẫn nhục. Nếu ngươi muốn, hãy đi ra theo mắt của ta.

Theo mắt của ngươi! Rốt cuộc, cái đó có lẽ được đó – Rồng Vàng nói. Đợi một chút, ta sẽ ra. Và chúng ta lại có thể chiến đấu.

“Thế đó! Ta đã chán ngán rồi! Hắc Long tự bảo. Khi ngươi đã ra ngoài, ta sẽ đi khỏi nơi đây. Mắt ta, ngươi có thể giữ lại. Ta có thể không cần tới mắt”.

Trong lúc đó Rồng Vàng đã khoét mắt của Hắc Long và ra ngoài. Nó vừa vươn vai vừa nói:

– Đấy! Chúng ta có thể tiếp tục.

Nghe nói thế, Hắc Long nhảy lùi về phía sau, tới tận giữa hồ, đập đuôi và phóng nhanh về phía những rặng núi ở ven hồ. Nó đào một đường hầm dưới núi, và vì nó đang cáu tiết, nó cứ trườn sát đất cho tới một dòng sông. Nó lặn xuống sông và biến mất tăm.

Nhưng nước hồ chảy theo đường hầm đó và hạ thấp. Đồng ruộng bị ngập nước lại hiện ra. Dân chúng vui mừng, khen ngợi đứa bé dũng cảm, chờ xem nó lên khỏi hồ. Nhưng đứa bé không xuất hiện.

Mẹ nỏ cũng đợi trên hồ, bắt đầu lo lắng. Bà gọi:

– Con ơi! Sao con không về? Con có sao không?

Mặt hồ gợn sóng và nước nhuốm màu vàng. Người ta nghe tiếng nói:

– Mẹ ơi, con không thể. Con không về được nữa. Theo luật của loài rồng, con không thể trở lại đất liền được nữa.

– Ôi, con ơi, đứa con duy nhất của mẹ! ít nhất con cưng cho mẹ nhìn con lần nữa, một lần cuối cùng!

Mặt hồ mở ra thật chậm và đầu của Rồng Vàng nổi lên. Mắt của con rồng phát ra những tia âu yếm về phía người mẹ đang khóc sướt mướt.

Lúc đó dân chúng nhớ lại những lời căn dặn cuối cùng của đứa trẻ dũng cảm. Người ta ném xuống nước một nắm cỏ khô.

Rồng Vàng thu mình nhỏ lại tới lúc trở thành một con rắn vàng nhỏ xíu, bò lên nắm cỏ khô, trôi theo dòng nước tới bờ bên kia.

Dân chúng dựng ở đó một ngôi miếu thờ người đã bảo vệ họ, đó là miếu Rồng Vàng.

Ngày xưa có một cô gái sống trong một ngôi làng. Không có người thân nào trên đời chăm sóc cô nên cô đi làm mướn cho một gia đình giàu có.

Một hôm, khi đang rửa rau dưới suối cô bỗng thấy một trái đào xanh trôi. Nghĩ rằng một trái đào xanh còn hơn không có trái đào nào cả, cô vớt trái đào và ăn. Làm sao cô bé tội nghiệp đoán được rằng trái đào xanh là một hạt châu trá hình của rồng? Làm sao cô biết rằng bất cứ cô gái nào ăn trái đào tai hại đó sau đó sẽ sinh một đứa con?

Một thời gian sau, bà chủ nhà nhận thấy người tớ gái có mang, và bà tống cô ra đường. Cô gái lang thang qua nhiều làng mạc, gõ cửa nhiều nhà, nhưng không đâu nhận cho cô giúp việc. Đêm đã xuống mà cô không biết ngủ ở đâu. Mệt quá, cô ngồi lên một tảng đá bên đường mà khóc.

Một bà già đi qua, thấy thương hại cô gái đang khóc.

– Có chuyện gì vậy cháu ? Còn trẻ như cháu không nên thất vọng quá nhanh như vậy!

Phải chi bà biết cháu bất hạnh tới chừng nào! Cô khóc nức nó và thuật lại chuyện mình.

– Chuyện lạ quá! Bà già nắm hai tay lại nói to. Có lẽ không ai tin, nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra ? Thế nhưng cháu không thể cứ ngồi đó, vì đêm đã tối. Để xem, ta có thể thu xếp cho cháu. Người quản gia của nông trại lớn tại đây có một chòi canh cũ. Đành là trong chòi chỉ có một ổ rơm, nhưng vẫn hơn là không có gì cả.

Bà già đi một lúc và trở lại nói rằng ông quản gia cho phép cô gái ngủ trong chòi.

Cháu biết có chỗ ngủ rồi và đây là một chiếc chăn len cũ – bà già đưa cô gái tới cái chòi và nói. Thỉnh thoảng ta sẽ đem chút gì đó cho cháu ăn. Thế là cũng may mắn hơn trước một chút?

Cô gái cám ơn bà già nồng nhiệt, và từ đó sống trong cái chòi bỏ hoang.

Rồi tối mùa hè nóng bức. Một hôm, thời tiết nặng nề, ngột ngạt, vạn vật dường như không thở được nữa. Cô gái nằm trên ổ rơm, nghĩ rằng mình sắp chết. Đột nhiên, những cánh chim không biết từ đâu đến khuấy động không khí ầm ĩ. Một con chim to tới đậu ở cửa chòi và giương cánh ra. Cánh nó liền chói sáng lên như thể đã thu hút hết ánh mặt trời. Căn chòi mát dịu dưới sự che chở của đôi cánh. Khi những chiếc lông chim vàng rực ve vẫy, một làn gió mát thổi vào chòi. Hôm đó thiếu phụ sinh một đứa con trai. Cả ngày hôm sau con chim vàng nằm tại chỗ, không cử động, lông chim phe phẩy trong khi người mẹ và đứa con ngủ yên trong bóng mát. Ngày thứ ba, khi người mẹ thức dậy, con chim giũ đôi cánh lớn, xếp hàng ngàn chiếc lông vàng lại rồi bay lên mất dạng ở chân trời.

Những ngày khó khăn bắt đầu với người mẹ trẻ. Nàng phải làm lụng ngoài đồng từ sáng tới tối để hai mẹ con khỏi chết đói. Khi đi, nàng đặt đứa con vào lòng một dòng suối khô cạn và che lại bằng một tấm chiếu sậy. Trong ngày có nhiều lần đứa bé đói nhưng mẹ nó không có đó. Thế là một con rắn to bò tới và cho nó bú.

Thời gian cứ thế trôi qua và thằng bé lớn như thổi. Được ba tuổi đã ra đồng làm việc với mẹ nó, như người lớn.

Đúng thời kỳ đó vùng mẹ con thằng bé sinh sống phải chịu đựng sự thịnh nộ khủng khiếp của con Đại Hắc Long.

Chuyện xảy ra như vầy. Từ lâu lắm rồi, con Đại Hắc Long sống với vợ nó trong một cái hồ gần đó, và láng giềng của chúng là Tiêu Bạch Long. Đôi lúc, khi Hắc Long đi vắng, Bạch Long thật ra là một tên vô lại đã tới thăm vợ của Hắc Long, và được tặng những đồ vật riêng của Hắc Long. Hắc Long không nghi ngờ gì cả. Nhưng một hôm, ngẫu nhiên nó không tìm được bộ lễ phục kết trân châu của nó.

– Cái áo trân châu của tôi đâu ? Nó nghiêm nghị hỏi vợ nó và tự khắc mặt hồ xao động một chút.

Tôi không biết – vợ nó tái mặt trả lời. Cô ta nhớ lại, cách đây không lâu, cô đã tặng cái áo cho bạn mình là Bạch Long.

– Cái gì, cô không biết hả? Hắc Long gầm thét. Ai khác hơn cô phải biết việc đó ? Và những lượn sóng trong hồ bắt đầu đáp vào bờ hồ.

– Có lẽ ông đã để đâu đó – vợ nó nói nhỏ cầu may vì cổ họng bắt đầu thắt lại.

Tôi, tôi đã để đâu đó? Hắc Long gào thét. Nếu không tìm ra cái áo đó thì cô sẽ biết tay tôi! Và Hắc Long bắt đầu đi tìm cái áo trân châu.

– Đồ chết bầm chết giập! Nhưng đáng lý phải tìm ra nó ở một chỗ nào đó chớ! Con rồng đen chửi rủa. Nhưng trong cái mớ hỗn độn này, ngay một con mèo cũng không thể tìm ra con nó! Cô hãy nhìn tất cả mớ đất đá này một chút đi, có bao giờ cô dọn đẹp nhà cửa đâu ?

Bùm ?… ầm!… Răng rắc !… Nó xô đẩy, xốc xáo đất đá dưới

đáy hồ để xem may ra có thấy cái áo trân châu chết tiệt đó nằm dưới một hòn đá nào không.

Những lượn sóng to đen ngòm nổi lên trên mặt hồ, hung hãn đập vào bờ và tràn lên cả những cánh đồng có trồng trọt. Dân chúng hoảng hốt chạy trốn, băn khoăn tự hỏi nước hồ sẽ tràn tới đâu

Vợ của Hắc Long chạy tới nhà Bạch Long, nói:

– Tôi van anh, trả cái áo trân châu lại cho tôi, tôi sẽ tặng anh thứ khác quý giá hơn; nếu không ông ta sẽ làm tan nát hết!

– Bình tĩnh đi. Từ lâu tôi cũng đã thích cái áo đó, bây giờ tôi không thấy có lý do gì tôi phải trả lại cho ông ta! Tiểu Bạch Long tuyên bố thẳng thừng.

– Nhưng anh biết ông ấy mà. Tôi không chịu nổi nữa! Trả tôi cái áo đi, để mọi người được yên thân!

– Không, tôi đã nói rồi. Tôi không đổi ý đâu ! Bạch Long tỏ ra ương ngạnh. Tóm lại, không phải lúc nào ông ta cũng chiếm được tiện nghi!

Vì vậy cô ta trở về tay không. Hắc Long vẫn đang tìm cái áo.

– Dầu phải tìm suốt cả năm Rồng và dầu phải tát cạn cái hồ, ta cũng sẽ tìm và sẽ tìm ra cái áo! nó gào thét. Nó giận dữ, vùng vằng, cong lưng như một cánh cung nên dụng phải cây cầu. Cây cầu rung chuyển và sập.

– Bây giờ ông có thể hài lòng rồi ! vợ nó cười khảy, nhận xét.

– Chưa đâu, cái đó chỉ mời bắt đầu thôi ! Hắc Long gầm như sấm. Nếu tôi không tìm ra cái áo trân châu, cô sẽ thấy tất cả những gì cô phải thấy!

Và ầm… ! Rắc …! Bùm… ! Bùm.. ! Nó đảo lộn mọi thứ. Hồ sôi sùng sục. Những lượn sóng cao đen ngòm nổi lên, cao như núi, những bức tường nước đổ ào lên đồng ruộng, đe dọa mạng sống của dân chúng.

Tin tức về sự tàn phá do con rồng đen nổi giận gây ra lan tới tỉnh lỵ. Quan trấn thủ cho treo một yết thị nói rằng sẽ trọng thưởng cho người nào làm cho con rồng nghe theo lẽ phải.

Nhưng không ai ứng thí. Công việc này không có gì hay ho. Một con rồng là một con rồng, và với một con rồng thì không phải là chuyện đùa.

Người mẹ và đứa con nghe phong thanh về chuyện yết thị ở tỉnh lỵ.

– Xin mẹ cho con lên tỉnh lỵ – đứa con nói. Con sẽ nói với họ rằng con sẽ khuất phục con rồng đó.

– Con nghĩ gì vậy ? Không ai mất thì giờ nghe một đứa trẻ đâu. Một con rồng như vậy, nó chỉ nuốt con một miếng ! người mẹ trả lời mà không thể nhịn cười.

– Nhưng con sẽ thử sức ! Đứa con tuyên bố quả quyết. Và trước khi mẹ nó hết ngạc nhiên, nó đã ra khỏi nhà, chạy tới tỉnh lỵ Nó tới gỡ yết thị và nói lớn:

Phần thưởng thuộc về tôi ! Tôi sẽ khuất phục con rồng ! Xin cho tôi gặp quan tổng trấn !

Ai cũng cười, nhưng vì thằng bé cố nài nên người ta dẫn nó tới gặp quan tổng trấn. Tổng trấn cũng phải cười trước sự táo tợn đó.

– Thế ra chú tưởng tượng là sẽ khuất phục được con rồng đen đó ư, chú bé ?

– Vâng, tôi sẽ khuất phục nó – thằng bé nói. Tôi sẽ bắt nó nghe theo lẽ phải, nhưng để làm việc đó, các ông phải chuẩn bị cho tôi ba trăm cái bánh bột, ba trăm cái bánh sắt và ba con rồng giả bằng rơm. Trước hết các ông phải ném mấy con rồng đó xuống nước để con rồng đen xông vào chúng trước. Như vậy nó sẽ hơi mệt khi tôi tấn công nó. Tôi cần sáu thanh gươm thật bén, một mặt nạ đầu rồng bằng đồng và hai đôi bao tay sắt có mang vuốt. Cho mang những thứ đó tới bờ hồ và tôi sẽ giải thích thêm.

Quan tổng trấn trầm ngâm ngắm nghía đứa bé và cuối cùng thầm kết luận rằng nó không như những đứa trẻ khác.

Ông ra lệnh:

Cho nó tất cả những thứ nó yêu cầu! Nó phải chứng tỏ nó có thể làm gì?

Vì thế người ta đem những thứ thằng bé yêu cầu tới bờ hồ. Dân chúng đi theo rất đông. Ai cũng muốn coi chuyện gì sẽ xảy ra. Trước hết thằng bé mang mặt nạ đầu rồng vào rồi gắn bao tay sắt có vuốt rồng vào tay, chân. Rồi nó yêu cầu đưa gươm cho nó. Nó gắn ba thanh gươm lên lưng, một thanh dưới mỗi nách,và cắm thanh thứ sáu giữa hai hàm răng. Chỉ lúc đó nó mới nói:

Hãy ném ba con rồng rong xuống nước để con rồng đen có chuyện phải hàm trong khi chờ tôi nói chuyện xong. Khi tôi lặn xuống hồ, hãy quan sát kỹ mặt nước. Nếu nước có màu vàng, và khi con rồng vàng thò mỏm lên, các vị hãy ném bánh bột vào miệng nó. Nếu nước sôi sục và có màu đen, và khi con rồng đen thò mỏm lên, hãy ném bánh sắt vào miệng nó. Khi mọi chuyện kết thúc, hãy ném một nắm cỏ khô xuống mặt hồ, và sau đó các vị hãy lập một miếu thờ ở chỗ nắm cỏ đó vướng vào bờ.

Nói xong, đứa bé phóng xuống nước.

Ngay khi ở trong nước, chân tay nó dài ra thành vuốt rồng, chiếc mặt nạ biến thành mỏm rồng thật, các thanh gươm trở thành răng nanh và cánh. Đứa trẻ đã biến mất và được thay thế bằng một con rồng vàng bây giờ bơi tới gặp con rồng đen. Con rồng này vẫn còn bận đi tìm chiếc áo trân châu và giận dữ hơn bao giờ hết vì tìm không gặp.

Ai đã ném đống rơm này cho ta ? Nó vừa gầm thét vừa khạc những càng rơm cuối cùng ra. Đây không phải là rồng mà là rơm thường! Rong dính đầy răng ta!

– Đủ rồi, đừng nổi giận nữa! Rồng Vàng vừa bơi tới vừa quát. Ngươi quậy đục hết nước và gây thiệt hại ở trên kia!

– Ngươi có quyền gì mà tới đây ra lệnh, tên lạ mặt kia? Hắc Long cắt ngang.

– Ta tới thách đấu với ngươi!

– Nhìn kỹ lại đi, bé con! Hắc Long nói. Nói thật, ta chưa bao giờ gặp ai xấc xược như ngươi!

Thế là cả hai lao vào nhau. Hắc Long già giặn và dũng mãnh hơn, nhưng Rồng Vàng nhanh nhẹn và quả cảm hơn. Trong khi chúng chiến đấu với nhau, nước hồ xáo trộn càng lúc càng dữ dội và bắt đầu sôi sục. Rồng Vàng nháy nhót quanh Hắc Long; nó đâm chỗ này, cài chỗ kia, cắn ở đây, cắt ở đó, đến nỗi Hắc Long cuống quít. Chúng đánh nhau suốt nửa ngày, rồi Rồng Vàng nói:

Chờ một chút. Đánh nhau làm ta đói bụng, ta phải lấy lại sức Rồi nó thò mỏm lên khỏi nước, há lớn ra.

Dân chúng vẫn còn ở đó chờ xem chuyện ra sao. Thấy cái mỏm vàng thò lên mặt nước giữa những lượn sóng vàng, họ nhanh tay ném bánh bột vào. Rồng Vàng nuốt bánh và lặn xuống nước ngay.

Ta cũng sẽ ăn – Hắc Long tuyên bố. Ta cũng muốn ăn một ít bánh.

Khi dân chúng thấy nước đổi màu đen và một cái mỏm đen to tướng thò lên, họ ném bánh sắt vào như thằng bé đã yêu cầu.

Sau đó hai con rồng tiếp tục chiến đấu. Được một lục, Hắc Long nói:

– Ta phải nghỉ một chút, ta cảm thấy nặng nề. Ta không thể tiếp tục chiến đấu trong tình trạng này.

– Và ngươi sẽ ngưng quấy lộn cái hồ, ngươi sẽ để cho dân chúng yên ổn chớ? Rồng Vàng nghiêm khắc hỏi.

Lúc đó Hắc Long lại nghĩ tới chiếc áo trân châu đẹp đẽ của nó, chiếc áo mà nó rất thích, và nó lại giận thêm. “Những kẻ lạ mặt tới ra lệnh cho mình ngay trong nhà mình! Từ thuở tạo thiên lập địa tới nay, chưa bao giờ có chuyện như vậy !” nó nghĩ thế và chợt nảy ra một mưu mẹo. Nó nói:

Nhìn giùm một chút coi trong họng ta có gì không. Cái gì đó làm ta khó chịu quá.

Rồng Vàng nhăn mặt, tự bảo: “Ngươi không lừa được ta như vậy”. Lúc đó nó cũng có một ý nghĩ và nó nói với Hắc Long:

– Đồng ý. Há to miệng ra, ta sẽ vào xem.

Nó nhảy vào họng Hắc Long, và chuyện xảy ra đúng như nó chờ đợi. Có một tiếng động lớn, một cái trượt dài… và nó bị Hắc Long nuốt vào bụng.

– Thế là yên chuyện! Hắc Long thở dài khoan khoái.

– Không được vậy đâu! Rồng Vàng cười khảy bên trong. Chỉ mới bắt đầu thôi. Thế là nó cựa quậy, lăn lộn, vùng vẫy, cào, chích, cắn dữ dội đến nỗi Hắc Long đau đớn oằn oại, cuốn tròn thành một cục. Nó la hét:

– Đồ vô lại, ngươi làm gì thế? Ngươi điên rồi ! Đi ra ngay, nhanh lên!

– Nhưng ta không muốn ra! Rồng Vàng nói. Đó là lỗi của ngươi. Chúng ta đâu có giao hẹn rằng nếu ta nhìn vào họng ngươi, ngươi sẽ nuốt ta!

Ta có thể làm gì khác được? Hắc Long than van. Ái da! Nhưng ta bảo ngươi ra ngay, ta không chịu nổi!

– Và ngươi sẽ không quấy rối nữa chớ ? Rồng Vàng muốn biết thêm.

– Ừ! Hắc Long lầm bầm. Tốt nhất là ta sẽ dọn nhà, ta sẽ đi ở chỗ khác.

– Với lời hứa danh dự của loài rồng chớ?

– Với lời hứa danh dự của loài rồng! Bây giờ ra ngay đi. Không thể chịu nổi. Ái!

– Ra ngay đi: nói thì nhanh lắm. Nhưng ra đường nào? Rồng Vàng hỏi.

Để yên nào, ta van ngươi. Đừng nhảy như vậy trong bụng ta. Để ta suy nghĩ. Nếu ra ở lỗ tai thì ngươi nghĩ sao?

Ngươi điên rồi! Rồng Vàng phản đối. Ngươi đã không lau rửa tai bao lâu rồi? Chắc chắn ta sẽ đi lạc trong tai ngươi!

– Và nếu là mũi thì ngươi nghĩ sao? Hắc Long thận trọng đề nghị.

– Mũi thì không được? Rồng Vàng nói, giọng có vẻ kinh tởm. Ngươi không biết đường nào sạch sẽ hơn sao?

– Thế thì đi ra dưới chân ta – Hắc Long nói giọng chán nản.

– Dưới chân ngươi ? Và ngươi chỉ cần bóp chặt cho ta tắt thở, phải vậy không ?

– Thật tình ta cũng không biết nữa – Hắc Long nhẫn nhục. Nếu ngươi muốn, hãy đi ra theo mắt của ta.

Theo mắt của ngươi! Rốt cuộc, cái đó có lẽ được đó – Rồng Vàng nói. Đợi một chút, ta sẽ ra. Và chúng ta lại có thể chiến đấu.

“Thế đó! Ta đã chán ngán rồi! Hắc Long tự bảo. Khi ngươi đã ra ngoài, ta sẽ đi khỏi nơi đây. Mắt ta, ngươi có thể giữ lại. Ta có thể không cần tới mắt”.

Trong lúc đó Rồng Vàng đã khoét mắt của Hắc Long và ra ngoài. Nó vừa vươn vai vừa nói:

– Đấy! Chúng ta có thể tiếp tục.

Nghe nói thế, Hắc Long nhảy lùi về phía sau, tới tận giữa hồ, đập đuôi và phóng nhanh về phía những rặng núi ở ven hồ. Nó đào một đường hầm dưới núi, và vì nó đang cáu tiết, nó cứ trườn sát đất cho tới một dòng sông. Nó lặn xuống sông và biến mất tăm.

Nhưng nước hồ chảy theo đường hầm đó và hạ thấp. Đồng ruộng bị ngập nước lại hiện ra. Dân chúng vui mừng, khen ngợi đứa bé dũng cảm, chờ xem nó lên khỏi hồ. Nhưng đứa bé không xuất hiện.

Mẹ nỏ cũng đợi trên hồ, bắt đầu lo lắng. Bà gọi:

– Con ơi! Sao con không về? Con có sao không?

Mặt hồ gợn sóng và nước nhuốm màu vàng. Người ta nghe tiếng nói:

– Mẹ ơi, con không thể. Con không về được nữa. Theo luật của loài rồng, con không thể trở lại đất liền được nữa.

– Ôi, con ơi, đứa con duy nhất của mẹ! ít nhất con cưng cho mẹ nhìn con lần nữa, một lần cuối cùng!

Mặt hồ mở ra thật chậm và đầu của Rồng Vàng nổi lên. Mắt của con rồng phát ra những tia âu yếm về phía người mẹ đang khóc sướt mướt.

Lúc đó dân chúng nhớ lại những lời căn dặn cuối cùng của đứa trẻ dũng cảm. Người ta ném xuống nước một nắm cỏ khô.

Rồng Vàng thu mình nhỏ lại tới lúc trở thành một con rắn vàng nhỏ xíu, bò lên nắm cỏ khô, trôi theo dòng nước tới bờ bên kia.

Dân chúng dựng ở đó một ngôi miếu thờ người đã bảo vệ họ, đó là miếu Rồng Vàng.

Ngày xưa có một cô gái sống trong một ngôi làng. Không có người thân nào trên đời chăm sóc cô nên cô đi làm mướn cho một gia đình giàu có.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN