Tuổi Thơ Dữ Dội
Chương 20: Phần thứ bảy (4)
18
Cây đứng bóng, con đường nắng chói lòa. Người đi lại trên đường thưa thớt.
Chốc chốc một vài chiếc ô tô nhà binh G.M.C, Đốt ầm ầm chạy qua, cuốn
tung bụi. Con đường ngầm ngập nắng như oằn xuống dưới sức nặng dữ dằn
của những chiếc xe chở đầy lính hàng hóa.
Thúi đi sát bên lề đường,
rá kẹo tòng teng trước bụng, cái nón mê gãy vành sùm sụp che gần kín
khuôn mặt, cặp chân trần đen đũi nhỏ như hai ống quyển loang lổ bụi
đường và mồ hôi, một tay giữ quai đeo, một tay vung vẩy đánh xa… Chốc
chốc nó lại lảnh lót cất tiếng rao “Ai kẹo gừng nóng…” để báo cho Lượm
đi đằng sau nó trăm bước chân, phía trước không có gì đáng ngại.
Lượm đi đằng sau, mũ phở đội lút trán, tay xách bị rau ôi, hành, cà rốt và
gạch; chăm chú, thận trọng bước lên, cố giữ đúng khoảng cách giữa hai
đứa như đã quy định. Mặc dầu khẩu “côn mười hai” nặng trĩu kềnh kệch
trước bụng cái nòng súng cứ chọc liên tiếp vào bụng dưới đau điếng,
nhưng chốc chốc nó vẫn luồn tay vào dưới hai lớp áo dâm dấp nồ hôi, sờ
nắn cái báng súng, như chỉ sợ nó rớt mất.
Nó nhìn con đường hun hút
trước mắt bồn chồn nôn nóng, nhấp nhổm chỉ muốn chạy thật nhanh, để ra
mau đến Đường Ngang, nhào xuống ruộng lúa bên đường… Nó phải gắng hết
sức mới kiềm chân được, giữ đúng cự ly. Nguy cơ bọn Tây sở Pốt phát hiện ba tên tù bỏ trốn, và tên lính gác bị táng thuốc ngủ, sớm hơn thời gian nó dự tính, đang bám sát sau lưng nó. Chúng sẽ lập tức huy động lính,
xe, súng, chó béc-giê… lùng đuổi như cái lần vượt tù trước. Trống ngực
Lượm đập thình thịch, cổ khô đắng, chốc chốc nó lại ngoái đầu nhìn phía
sau. Mỗi lúc nó càng có cảm giác thằng Thúi đi chậm quá. Thúi có vẻ nhẩn nha đi như đi bán kẹo thật không bằng! Lượm chỉ muốn quát to: “Đi mau
lên chứ mi? Hay mi tưởng mi đang đi bán kẹo gừng lấy lời cho mụ chủ mi ở Bao Vinh đó!“. Nó đột nhiên giận run người. Nó chợt nhớ đến Tư-dát.“Một thằng thì mê bắn chim làm mình phải nộp mạng cho tụi An ninh, còn
thằng ni thì mê bán kẹo gừng, không khéo nó lại nộp mạng mình cho tụi
Tây sở Post Militaire“. Lượm cay đắng nghĩ vậy.
Nhưng cơn giận chỉ
thoáng qua. Bình tĩnh lại Lượm phải chịu thằng Thúi đi xích hầu rất khá, “như đã được tập dượt từ khi mô rồi ạ?“. Nó vừa đi vừa chăm chú, thận
trọng quan sát không bỏ sót một hiện tượng khả nghi nào trên đường.
Tiếng rao lảnh lót của nó cất lên rất vang, rất đều đặn. Nó đóng vai
thằng bán kẹo gừng hết chê! Vì cả hai đứa, một thằng bán kẹo, một thằng ở đi chợ về, không thể chạy lồng trên đường phố như ngựa tế. Bất ngờ tụi
làm việc cho Tây ngó thấy, chúng nhất định sẽ sinh nghi. Và tai họa sẽ
bắt đầu từ đó…
Hai đứa đã bước ra đến Đường Ngang, chạy qua cánh đồng An Cựu – con đường thân thuộc chạy thẳng lên cầu Tràng Tiền, chạy về
Ngoẹo – dàng – xây, hai bên trồng cây mù u, me, vông đồng thân chi chít
gai… Bên trái đường là cánh đồng lúa tốt bời bời, chín sắp gặt. Gạo de
An Cựu là gạo của cánh đồng ni đây?
Sinh ra và lớn lên ở làng quê,
nhưng chưa bao giờ nhìn một cánh đồng lúa sắp chín, Lượm lại có cảm giác vui mừng đến ngột thở như trưa nay. Lúa tốt bời bời! Chỉ mấy trăm bước
chân nữa thôi, mình sẽ lủi vô cái rừng lúa bời bờ chói chang nắng trưa
kia, như con chim cuốc. Chỉ cần cúi thấp mà chạy là lúa khỏa lấp kín
người, người đi trên đường không sao nhìn thấy được!
Lượm bỗng thấy
hai mắt mình mờ đi, mồ hôi lút mặt mà không hay. Nó đứng lại dưới bóng
mát một cây vông đồng, lột cái mũ phở, dùng mũ làm khăn lau, lau khuôn
mặt đẫm mồ hôi…
Vừa đội cái mũ lên đầu, mắt còn hấp háy vì lóa năng,
Lượm bỗng thấy một người đàn ông tay cầm ghi đông xe đạp cuốc, đứng gần
sát trước mặt mình.
Người đàn ông này từ ngã tư con đường đối diện,
phóng xe ra định ngoặt lên phía cầu Tràng Tiền. Nhưng hình như bất chợt
nhận ra Lượm là ai, nên vòng xe lại, nhảy xuống xe đúng cái lúc nó còn
mải lau mồ hôi mặt. Người đàn ông cao lớn, mặc áo sơ mi ngắn tay trắng,
quân soóc ka-ki, đội mũ bê-rê, chân đi giày bốt tin trắng, đeo kính râm, khuôn mặt đầy trứng cá, nhiều chỗ tím bầm vì nặn nhiều.
Con đường trước mặt vắng tanh, xa xa chỉ có một chị bán đậu hủ gánh không trở về, cắm cúi bước.
Thằng Thúi đi phía trước, quay đẩu lại định hỏi Lượm: “Đã đến chỗ rẽ xuông
ruộng lúa chưa?“. Đúng lúc người đàn ông nhảy xuống xe đạp. Nó liền ngậm miệng căng mắt nhìn, tự hỏi: “Ai rứa hè mà ngó bộ như muốn chặn đường
anh Lượm?“. Nó cởi cái rá kẹo đặt xuống lề đường, im lặng sải chân bước
tới phía sau lưng người đàn ông…
Có thể nói nếu thay vào người đàn
ông này là một con cọp hoặc một con beo, cũng không làm Lượm sửng sốt
kinh ngạc bằng. Nó lùi lại một bước và bật kêu lên:
– Nguyễn Trì?
– Phải. Nguyễn Trì đây? Mi đi đâu?
– Tui đi chợ mua đồ ăn. – Lượm trả lời như máy. – Tui được tha tù, chừ về ở với mạ. Mạ tui sai đi chợ Cống…
– Mi mà được tha tù? – Nguyễn Trì nhếch mép cười gằn.
– Tui được tha thiệt. Đây mạ tui sai đi mua đồ ăn cho bữa chiều. – Lượm đưa cái bị đựng rau hành ra trước mặt như để chứng minh.
Nguyễn Trì thả chiếc xe đạp bổ nghiêng xuống đường giật phắt cái bị trong tay
Lượm. Hắn ném hai mớ rau xuống đường, nhìn vào đáy bị…
Đúng ngay lúc đó, Lượm luồn tay vào bụng áo, rút phắt khẩu “côn mười hai”, bật chốt an toàn, và chĩa súng vào ngực hắn.
Thấy nòng súng đen ngòm bất thần chĩa thẳng vào ngực, chỉ cách ba bước chân, Nguyễn Trì đứng chết lặng, cặp mắt lạc tinh, miệng há ra định kêu nhưng không kêu được, như bị ai bóp cổ. Cả khuôn mặt hắn hiện lên một nỗi
kinh khiếp khôn tả của người cầm chắc cái chết.
Lượm bóp cò. Cắc! Viên đạn không nổ!
Nghe tiếng kim hỏa đập vào hát hổ viên đạn lép, Nguyễn Tn vụt tỉnh trí lại. Hắn phản ứng nhanh như một ánh chớp.
Hắn nhào tới, tung chân đá vào cổ tay Lượm. Khẩu súng trong tay Lượm văng
ra cách đó bốn năm thước. Lượm chưa kịp nhúc nhích, Nguyễn Trì đã quài
tay ra sau lưng, giật phắt khẩu súng lục giắt sau lưng quần. Cũng một
khẩu “côn mười hai” chĩa súng vào mặt Lượm. Hắn cười gằn dữ tợn, hả hê:
– Giơ tay lên? Mi giết tau răng nổi!
Lượm chưa kịp giơ tay, bất thình lình từ phía sau lưng Nguyễn Trì, hai cánh
tay con nít khẳng khiu như ống sậy chồm ra, túm chặt lấy cánh tay hắn
chĩa súng, kéo rị xuống. Thằng Thúi co hai chân lên, đu hẳn vào cánh tay Nguyễn Trì để kéo xuống với sức nặng toàn thân. Bị tấn công bất thình
lình, Nguyễn Trì hoảng loạn. Người tấn công hắn bị cái nón mê che khuất
nên hắn không nhìn thấy mặt, nhưng hắn biết cũng là một thằng con nít.
Hắn gầm lên như thú dữ bị mắc bẫy, cánh tay còn lại cứ nhè dưới cái nón
mê đấm thốc ngược lên với tất cả hung dữ, điên cuồng của thú dữ vùng vẫy để thoát khỏi bẫy. Cánh tay cầm súng bị đeo chặt, hắn cố vằng thật mạnh để lẳng cái thân hình ốm nhom của thằng Thúi ra xa. Nhưng hắn bỗng kêu
thét. Khẩu súng rớt xuống đất? Với hai hàm hăng nhỏ và nhọn như răng
chuột, Thúi ngoạm vào cổ tay hắn, cắn mạnh đến nỗi răng ngập lút vào
thịt.
Trong khi đó Lượm nhào tới chộp lấy khẩu súng của mình, giật
mạnh cơ bẩm cho viên đạn thối văng ra khỏi nòng. Nó chĩa súng lên trời
bắn một phát thử súng. Đoàng? Nó nhảy đến bắn liền ba phát vào giữa ngực Nguyễn Trì. Thân hình lực lưỡng của hắn đổ nhào xuống nằm vắt ngang lên chiếc xe đạp. Thúi lột cái nón mê vứt xuống đường. Miệng nó nhoe nhoét
máu.
Với tất cả căm giận dồn nén bấy lâu, Lượm gần như dí sát nòng
súng vào mặt tên phản bội, bắn liên tiếp hết cả băng đạn. Cái mặt đầy
mụn trứng cá của Nguyễn Trì vỡ toác, lầy nhầy máu và não.
Lượm kêu:
– Chạy thôi mi! – Rồi vọt xuống ruộng.
Thúi chộp lấy khẩu súng của Nguyễn Trì rớt cạnh chân, vọt theo Lượm.
Những bông lúa trên đầu chúng lay động. Vệt lay động mỗi lúc một xa dần…
Hai đứa lặn sâu vào rừng lúa vàng hực nắng trưa.
19
Lượm và Thúi tiếp tục cúi lom khom, cố lủi thật nhanh giữa cánh đồng lúa
chín. Lượm lủi trước, Thúi bám gót theo sau. Hai đứa trong tay lăm lăm
hai khẩu súng “côn mười hai“.
Hai đứa lúc chạy trên bờ ruộng, lúc lội băng ngang giữa ruộng bùn sục đến bắp chân. Chốc chốc, Lượm đứng lại,
thò đầu lên khỏi những bông lúa, nhìn quanh để định hướng, rồi lủi tiếp. Hai đứa lội ào qua những con hói lớn nhỏ, có con nước đến đầu gối, có
con nước ngập đến bụng. Lủi khoảng một tiếng đồng hồ Lượm và Thúi gặp
một con hói lớn hơn tất cả những con hói vừa lội qua, nước đục trắng như nước chan cơm hến. Bên kia con hói cách chừng hạt dạt ruộng là một luỹ
tre ldài. Đó là luỹ tre dọc con đường ven bờ sông, quãng lên trên cống
Phát Lác. Lượm chỉ luỹ tre, nói với Thúi:
– Cánh đồng bên kia sông thuộc địa phận làng tau rồi. Chừ ta ngồi nghỉ một chút rồi bơi qua sông. Mi có biết bơi không?
– Biết hơi hơi thôi. Tui sợ bơi qua không thấu.
– Có chi tau dìu mi.
Thúi đưa khẩu súng cho Lượm, nói:
– Anh cầm để tui xuống hói súc cái miệng, máu thằng đó tanh quá.
– Máu Việt gian mà mi!
Sau lưng hai đứa bỗng nổi lên một tiếng còi chói tai. “Còi tụi cảnh sát?“. Ý nghĩ đó lóe lên trong đầu Lượm như một ánh chớp. Nó lên đạn khẩu súng
của Nguyễn Trì, quay phắt lại. Thúi nằm rạp phía sau lưng Lượm. – Uơ
trời? Thằng Lép-sẹo? – Cả hai đứa cùng bật kêu to.
Lép-sẹo đứng giữa
đám ruộng lúa nếp, cởi trần trùng trục, trên ngực chỗ xăm hình con dao
găm xuyên qua trái tim là một mảng bùn che kín. Một tay hắn cầm cái ve
không tờréptômixin kề miệng ve vào môi thổi còi, một tay hắn cầm cái chi như khúc tre dài chừng nửa sải tay, bọc kín trong cái áo pác-ti-dăng
lem luốc của hắn. Hắn đưa cái “khúc tre” đó lên đầu, hoa lia lịa chào
Lượm và Thúi. Cái miệng rộng ngoác của hắn hoác ra, cười rất tươi.
Hắn bươn bừa qua mấy thửa ruộng, nhảy lên bờ hói, ngồi phịch xuống cạnh chân Lượm và Thúi, Lép-sẹo thở dốc, nói:
– Hai đứa bay làm tau lủi đuổi theo gần đứt hơi! Mấy lần tau định gọi chờ với, nhưng sợ có ai giữa đồng họ nghe tiếng lại thôi.
Từ sáng đến giờ Lượm đã đụng đầu liên tiếp những chuyện bất ngờ muốn đứng
tim. Nhưng việc gặp lại Lép-sẹo có lẽ là bất ngờ nhất. Nó cứ đứng ngây
người trên bờ hói nhìn Lép-sẹo, tưởng như đang nằm mơ. Lép-sẹo liến
thoắng kể:
– Lúc chia tay cậu đó, tớ băng qua khu vườn, trèo qua
tường, vọt xuống đường. Tớ cắm đầu cắm cổ đi lên phía cầu Tràng Tiền.
Gần đến chân cầu, tớ đứng lại nghĩ: “Chừ mình biết đi mô hè?“. Mình
không cha, không mạ, không cửa, không nhà, chừ mình biết đi mô? Răng lúc đó mình không biết xin đi theo thằng Lượm, nhờ hắn dắt mình vô Vệ Quốc
Đoàn hè? Đúng mình là thằng đại ngu? Thằng Thúi nhỏ như cái tăm rứa còn
vô Vệ Quốc Đoàn được, huống chi mình?“. Rứa là tau chạy lộn lại, vọt vô
vườn coi hai đứa bay còn đó không? Vô đến nơi, nhìn quanh nhìn quất, hai đứa bay đã lặn mất tăm. Tau chợt nhớ khi hồi nghe cậu dặn thằng Thúi đi theo đường chợ Cống, băng qua xít-tát, ra cánh đồng Đường Ngang. Tau
liền chạy đuổi theo hai đứa bay. Lúc ngang qua thằng lính gác, tau thấy
hắn vẫn há hốc miệng, ngáy pho pho, khẩu súng gác ngang trên đùi. Rứa là tau bắt chước mi, liều mạng lò dò đến, nhấc khẩu súng ra khỏi đùi hắn,
rồi Lượm một khúc cây gác lên đùi hắn, thế vô – lúc đó mà hắn tỉnh dậy
hứng bất tử, cũng mệt! Cũng may hắn trúng phải liều thuốc mê quá nặng,
hắn ngủ say mới gớm chớ! Tau cởi luôn cái áo bọc khẩu súng lại, lẻn ra
đường. Phiền nhất là quả tim với con dao găm trên ngực, biết lấy chi che đậy. Qua cái rãnh bùn thúi như cứt, tau bốc đại một nắm bệt lên…
Lép-sẹo cởi cái áo bọc, lôi khẩu tiểu liên “mát” nước thép xanh biếc đưa cho Lượm, nói:
– Khẩu ni coi bộ cũng xài được cậu hè?
Lượm đỡ khẩu súng, mừng đến ngột thở:
– Cả trung đoàn Trẩn Cao Vân chưa có khẩu mô giống như khẩu ni? – Lượm
vừa nói vừa lật đi lật lại khẩu súng ngắm nghía. – Ui chao! Cậu dám kẹp
nách khẩu súng to tướng ri mà đi lừng lững giữa phố à?
– Không kẹp vô nách thì biết giấu vô chỗ mô? Hắn có nhỏ như khẩu của cậu mà biểu giắt
vô lưng quần? Thôi thì cứ liều! Lỡ gặp tụi hắn dọc đường chặn hỏi, thì
mình cứ trả lời đại “Mệ thấy ai làm rớt giữa đường, ngó khéo khéo, mệ
lượm mệ chơi!“.
Nói rứa chứ nghĩ cùng ớn! Nhất là ngang qua quãng phố đông gần xit-tát. May quá, tau nhìn thấy bên lề đường, dưới gốc cây mù
u, có một bó củi cành khô nhỏ nhỏ, với cái khoèo củi, dựa vô thân cây.
Chắc của thằng con nít mô đi quèo củi, để tạm đó vô nhà bên đường xin
nước uống. Rứa là tau kẹp luôn bó củi ra bên ngoài cây gậy sắt ni –
Lép-sẹo chỉ khẩu súng – rồi bớp luôn cả cái khoèo vác vai. Cởi trần mà
giả vai thằng đi quèo củi dưới nắng trưa thì nhất hạng? Nhưng tau phải
sải chân, vừa đi vừa chạy. Sợ thằng có khoèo, có củi, đuổi theo đòi lại
thì lôi thôi to, chạy ra đến đầu đường ngang, thấy xa xa hai đứa bay
đang bắn đòm đòm rồi vọt xuống ruộng. Rứa là ta vứt khoèo vứt củi vọt
xuống lủi theo. Tau nghĩ bụng: “Khôn hồn không lủi cho mau, tụi hắn tóm
được, tưởng mình bắn thằng cha nớ bể mặt, bể mày thì cũng mệt“. Kể không vội thì tau cũng bớp chiếc xe máy na đi. Thằng cha đó chết rồi, xe máy
để ai đi? Rét rỉ mất thiệt uổng!
Lượm và Thúi nghe giọng kể tưng tửng của Lép-sẹo, phải bò lăn ra bờ hói mà cười.
– Mi mần tau cười đứt ruột! Có thằng Tư-dát ở đây cho hắn cười một bữa đã đời?
– Tui là Tư-dát đây rồi còn chi? – Thúi vừa cười làm bộ nó dỗi.
– Ứ ừ! Tau quên… Lê Văn Tư, biệt danh Tư-dát, trưởng ban ám sát Việt
Minh. Chừ thì mi đúng là trưởng ban ám sát thiệt rồi, tụi hắn có bắt,
oan không!
Lượm đặt khẩu tiểu liên “mát” lên đùi Lép-sẹo dang rộng hai tay, ôm Thúi kéo vào lòng, rồi cúi xuống hôn lia lịa lên hai má nó.
– Bữa ni mà không có mi thì tau rồi đời! – Lượm rưng rưng nói – Lúc đó
tau hoảng quá mắt mờ đi không ngó thấy mi đi đến sau lưng hắn. Tau cứ
tưởng mi đã bỏ chạy từ đời tám hoánh!…
Thúi ôm chặt cổ Lượm rủ rỉ nói:
– Tui bỏ chạy, để hắn bắn chết anh thì lấy ai dắt tui vô Vệ Quốc Đoàn?…
Lép-sẹo ngồi ngây người ngó hai thằng con nít, bùn lấm từ chân đến đầu, súng
đạn đầy mình ngồi ôm nhau vừa hôn vừa khóc trên bờ hói, dưới nắng trưa
chang chang, xung quanh là cánh đồng lúa tẻ, lúa nếp chín vàng hương
thơm nức, hắn hoác miệng định cười. Nhưng miệng bỗng méo xẹo thành mếu.
Và hai mắt hắn tự nhiên cũng nhòe ướt hắn nói:
– Chừ tính răng đây? Hay bay định cứ ngồi đây mà hôn nhau cho đến tối?
Lượm rời tay ôm thằng Thúi. Nó bày qua cho Thúi và Lép-sẹo cách sử dụng súng lục và tiểu liên, lên đạn, ngắm bắn, bóp cò khóa chốt an toàn… Rồi nói:
– Hai đứa bay ngồi núp ở đây. Tau lội hói, lên bờ sông, ngó không thấy
ai, tau ra dấu cho tụi bay. Tụi bay lên thật mau rồi ta bơi luôn sang
bên tê sông. Qua bên đó là thuộc địa phận làng tau rồi. Qua hết cánh
đồng là đến làng. Qua làng, đến đường quốc lộ, dương này, rồi đến đồi
trọc chạy mãi cho đến tận núi xanh. Chiến khu còn ở trên nớ.
– Anh có biết đường lên chiến khu không?
Không. Đây là chiến khu huyện. Tau chưa lên đó khi mô. Chiến khu đội Thiếu
niên trinh sát là chiến khu tỉnh, ở ngoài phía Bắc tê. Nhưng tau tính cả rồi. Sang bên tê sông tụi mình sẽ lủi vô nằm giữa ruộng lúa, chờ cho
đến tối rồi sẽ đi vô làng. Chú Bốn tau là Việt Minh hạng nặng, chắc chừ
ông đang ở chiến khu. Chú Đệ, chú ruột thứ hai của tau là Việt Minh ấp.
Ba đứa mình sẽ vô nhà chú Đệ, nhà ở liền với cánh đồng, chỉ cách một con hói, cơm nước cái đã. Việc đưa tụi mình lên chiến khu giao cho chú lo
liệu.
Lép-sẹo ngạc nhiên hỏi:
– Mi đông chú rứa mà chú mô cũng là Việt Minh cả à?
– Tau có bảy chú, hai o. Cả nhà tau Việt Minh một mạch. Ông nội tau là
Việt Minh phụ lão. Cha tau là Việt Minh từ khi tau chưa đẻ. Tau được hai tuổi thì cha tau bị Tây bắn chết. Chừ đến phiên tau… Nhưng Việt Minh
đời tau sướng hơn nhiều… Đời cha, Việt Minh tay không, không súng không
đạn. Tây bắn mình chỉ chịu chết. Đời con, hắn bắn mình, mình bắn lại!
Lượm đứng lên định lội hói. Thúi níu tay Lượm, giữ lại.
– Đừng, anh để tui lên dò đường trước cho. Tui nhỏ lỡ có xáp tụi hắn, tụi hắn cũng chẳng nghi. “Nhỏ như cái tăm rứa thì
Việt Minh việt miếc chi!“.
Thúi cởi áo, cởi luôn cả quần. Lượm và Lép-sẹo nhìn nó.
Đúng là nhỏ như cái tăm thiệt! Toàn xương với da, cọp ăn không đủ dính răng. Con chim hắn chỉ bằng quả ớt chỉ thiên.
Thúi ngó xuống, nói giọng phân trần:
– Tui ở lỗ sẵn ri, có gặp tụi hắn, tụi hắn cho là con nít đi vầy nước.
Lép-sẹo lượm hòn bùn, vê tròn, nhắm chim nó, ném trúng cái phắp, hoáe miệng cười:
– To đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn! Đúng thiệt?
Thúi lội hói, nước đến cổ. Nó lội qua mấy đám ruộng, chui qua bụi tre. Nó
bước lên con đường ven sông, ngó ngược ngó xuôi rồi thò đầu ra ngoắc
Lượm và Lép-sẹo.
Hai đứa trải rộng cái áo pạc-ti-dăng, cho tất cả
súng đạn vào đó bọc lại để lúc lội sông khỏi ướt. Lượm vầy bộ quần áo
hôi khét mùi tù, nhổ mấy cây lúa làm lạt bó lại, miệng xống sông, nói
to:
Vĩnh biệt đời tù!
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!