Tuổi Thơ Dữ Dội - Chương 5: Phần thứ hai (3)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
122


Tuổi Thơ Dữ Dội


Chương 5: Phần thứ hai (3)


7

Đã hàng chục lần Quỳnh sờ soạng tìm bám vào những bụi cỏ mọc nham nhở
quanh thành hố cố hết sức để trườn lên Nhưng lần nào cũng chỉ mới nhích
lên được một chút, em lại bị rơi tụt trở lại xuống đáy hố. Hai bàn tay
em cầm chặt hai túm cỏ bị nhổ ra khỏi thành hố. Cái hố hẹp nhưng khá
sâu, thành hố gần như dốc đứng, đất sét thấm nước mưa, trơn như bôi mỡ.
Em đã sờ soạng quanh thành hố rất. kỹ Không có một chỗ hõm nào khả dĩ có thể bám chân mà trườn lên. Lại thêm cái chân đau nó phản em…

Quỳnh bị lạc đơn vị không phải ở chỗ quãng đường vòng như Vịnh-sưa đoán, mà lạc gần cái ngã ba cách đó chừng dăm trăm thước.

Một cách ngây thơ. em tưởng rằng quấn cả một cái áo dạ mềm vào chân như thế thì vết thương sẽ không còn đau nữa, có thể theo kịp các anh Cảm tử,
cùng với các bạn, đi đánh nhà thằng Lơ-bơ-rít. Em lại còn quá tin tưởng
cái thứ thuốc dấu thần hiệu của Mừng, “thứ thuốc dấu của những tay ăn
trộm tài danh”, rịt vào là vết thương hàn miệng… Nhưng em đã lầm. Mới
đi theo đơn vị được vài trăm bước, bàn chân em đã trở lại nhức buốt ghê
gớm. Nhất là khi dẫm phải cạnh một viên gạch vỡ hòn đá hoặc cành cây.
Vết thương đau nhói đến tận óc. Em có cảm giác máu lại bật ra. nong
nóng. ươn ướt, dinh dinh dưới gan bàn chân Em cố cắn chặt hai hàm răng
để khỏi bật tiếng rên Em cố mở căng mắt để tránh dẫm phải những vật cứng Nhưng không hiểu sao cứ càng cố tránh lại càng dẫm phải gạch vỡ, đá,
cành cây, mảnh sắt, như cùng hùa nhau đâm cái cạnh sắc nhọn nhất của
chúng vào đúng giữa vết thương. Mấy lớp dạ áo sơ mi bọc chân cũng có vẻ
coi chẳng mùi mẽ gì. “Được, mày đã muốn buộc muốn băng, chúng ông càng
đâm cho mày biết tay’” Chúng như gầm ghè nói với em vậy. Em đau đến mờ
cả mắt. Em cố đi thật thẳng không cho các bạn biết là mình đau, nhưng
người em cứ co rúm lại, và đi lệch hẳn về một bên. Càng đi, vết thương
càng buốt nhói. Em tụt dần phía sau các bạn.

Cái áo sơ mi sắp tuột hẳn, kéo lê vướng víu dưới chân.

Không thể gắng gượng thêm được nửa, em phải ngồi thụp xuống buộc lại. Buộc
xong đứng lên em không còn thấy các bạn ở trước mặt nữa. Em chạy vội
lên, gặp phải một ngã ba. Em muốn gọi nhưng sợ làm lộ bí mật trận đánh.

Mà em ấy à! Chết thì thôi chứ đời nào chịu để mang tiếng trận đánh vì mình mà thất bại Đáng lẽ phải đi về lối trái thì em chạy bừa sang lối phải.
Và em bắt đầu lạc từ đó. Chạy khoảng vài trăm thước em bước tụt xuống
một cái hố khá sâu nằm giữa lối đi Trời tối quá nên em không nhìn thấy.
Đáy hố lõng bõng bùn và nước. Đầu em đập mạnh vào thành hố. Em tưởng
chết ngất vì đau. Nhưng em gượng dậy được. Em mò mẫm cố hết sức tìm cách trườn ra khỏi hố, nhưng vô ích. Hàng chục lần trườn lên tụt xuống làm
cho em kiệt sức. Vết thương dầm lâu trong bùn lỏng càng xót buốt dữ dội. Hai chân em tự nhiên run lẩy bẩy như lên cơn động kinh, không còn sức
để đứng vững, em ngồi phệt xuống đáy hố. bùn và nước ngập đến thắt lưng. Tiếng súng giặc bỗng như một đàn chó ngao hung tợn bất thần từ trong
bóng tối chồm ra sủa cắn điên cuồng cả bốn phía quanh em, tiếng đạn rít
rất gần, nghe dâu như ngay trên miệng hố. Kiệt sức, đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ và lạnh đến thấu gan ruột… cả người em dựng hết gai ốc…
đầu em choáng váng hai thái dương đau buốt, như có ai dùng một vật gì đó rất cứng siết chặt… Và em ngất đi Em bỗng thấy mình đang ngồi ở nhà.
trên cái đôn cao bằng gỗ trắc chạm trổ, với chiếc đệm nhung màu đỏ chói. Trước mặt em là chiếc đàn dương cầm thân thuộc, mặt gỗ có vài vết xước, nhưng tiếng hay vô cùng. Trên thành khung cửa sổ cạnh cây đàn cây hồng
nhung trong chiếc chậu sứ nước men xanh ngời. khoe với em mấy bông hàm
tiếu, bên cửa sổ, con sông Hương như màu men chậu sứ, lúc ẩn lúc hiện,
sau những vòm cây xanh đậm xa xa… Em mải mê dạo đàn, bản Dòng sông
Đa-nuýp xanh. Em đàn và em mơ… Bao giờ mình thật giỏi nhạc, mình cũng
sẽ viết một bản nhạc hay không kém gì bản Dòng sông đa-nuýp xanh, tả con sông Hương… Tất cả những người chơi đàn trên thế giới đều thích chơi
bản nhạc sông Hương xanh của mình. Ai đã nghe bản nhạc cũng ao ước được
đến thám con sông Hương… Mụ phù thủy mặt mũi dễ sợ gớm ghiếc trong tập truyện cổ tích tiếng Pháp và chị Trang em đang đọc dở để trên mặt đàn,
bỗng cựa quậy rồi bước ra khỏi tranh vẽ. Mụ cầm gậy thần phang rất mạnh
xuống đầu em… Em bỗng hóa thành một con nhái xanh bé nhỏ. Mụ định
phang nữa nhưng em đã vọt được qua cửa sổ… Em bị rơi tõm xuống cái hố
rất sâu lõng bõng bùn nước. Một bọn con Tây rất đông không biết từ đâu
kéo đen vây quanh miệng hố.

Trong tay đứa nào cũng cầm gạch vỡ,
đá, súng cao su… Chúng nhìn em, những cặp mắt vàng như mắt rắn. Chúng
hò nhau nhắm em ném tới tấp đá, gạch, những thanh gỗ nhọn, bắn súng cao
su… Dưới lòng hố hẹp em cố hết sức nhảy tránh trong một niềm uất ức,
kinh khiếp khôn cùng. Những hòn đá, hòn gạch cạnh sắc nham nhở bay sát
sạt qua người em, làm bắn tóe bùn nước, phủ kín từ đầu đến chân em…
ôi, cảnh tượng hãi hùng này sao mà giống hệt cái lần em nhìn thấy ở gần
hồ Tĩnh Tâm. Hồi ấy em còn nhỏ tí chưa đi học. Chị Trang và em ngồi xe
tay nhà, vào dạo hồ Tĩnh Tâm. Hai chị em xuống xe, chị dắt tay tha thẩn
quanh hồ. Em chợt nhìn thấy phía trước có một đám con nít rất đông đang
reo cười, vỗ tay, bu quanh miệng một cái hố cạnh lề đường. TÒ mò, em gỡ
tay chị ra, chạy đến xem chúng làm gì mà vui thế.

Chúng thi nhau cạy gạch bên lề đường ném tới tấp xuống đáy hố. Dưới đáy hố một con
nhái xanh đang nhảy trốn cuống cuồng. Con nhái tội nghiệp hụp lặn sâu
xuống lớp nước đục ngầu, nhưng ngạt thở quá nó lại nổi đầu lên Và trận
mưa đá gạch lại tới tấp rơi xuống quanh mình nó. Cặp mắt con nhái xanh
vốn đã lồi lại càng thêm lồi ra vì khiếp sợ và như đang ngước nhìn em
van lạy cầu cứu, ôi cái nhìn của nó như xuyên suốt trái tim em. Em lắp
bắp kêu to: “Đừng ném nó mà tội nghiệp! Đừng ném nó mà tội!“. Nhưng
tiếng kêu xin của em lại càng làm cho bọn trẻ thích thú hơn. Chúng càng
ném hăng hơn Và một đứa, thằng lớn nhất bọn, đã ném một hòn gạch vờ
trúng giữa lưng con nhái. Con nhái kêu lên một tiếng thảm thương, xé
ruột.

Bốn chân con nhái giật giật rồi nổi bềnh lên mặt nước đục
ngầu, phơi cái bụng tráng bệch. Bốn chân nó thôi giật, duỗi thẳng đờ. Và cặp mắt thao láo của nó vẫn đang nhìn em như nó chưa chết.. Em rùng
mình và bật òa khóc nức nở. Và thật bất ngờ, em xông ào đến trước mặt
cái thằng vừa ném chết con nhái. NÓ lớn nhất bọn.

em đứng mới chỉ đến ngực. Em chụp lấy bàn tay vừa ném đá của hắn, cắn thật mạnh với tất cả sự hung dữ của một con sói con bị người ta dẫm phải đuôi. Mặc dầu nó khỏe gấp ba em, nhưng bị tấn công bất thình lình nó phải kêu, nhảy lùi
trở lại như muốn bỏ chạy. Bàn tay bị cắn khắc những dấu răng rườm máu.
Khi đã hoàn hồn, nó liền nhào tới định đánh em để trả thù, nhưng may mắn vừa lúc đó chị em và người kéo xe kịp chạy đến…

Cảnh tượng hôm đó đã gây một vết bỏng rất sâu trong trí nhớ của em. Tuy chuyện xảy ra
từ ngày em còn bé tí, nhưng mỗi lần bất chợt nhớ lại, hai mắt em lại cay xè, rớm lệ… Trước ngày vào Vệ Quốc Đoàn em có sáng tác một bản nhạc
ngắn bốn câu nhan đề: “Cái chết của con nhái xanh nhỏ bé“. Nhiều lần em
ngồi một mình đàn lại bản nhạc sáng tác đầu tay của mình vừa dạo đàn vừa khóc nức nở. âm nhạc đã làm cho cái chết của con nhái tội nghiệp hơn,
nhức nhối hơn, bi thương hơn. Và lúc này, cũng chính cái thằng lớn nhất
bọn ấy, nậy cả tảng đá lát đường rất lớn, nâng lên bằng cả hai tay, ném
trúng bàn chân trái của em với một tiếng nổ dữ dội làm chao đảo thành
phố. Em kêu thét kinh hoàng và bừng tỉnh cơn ác mộng. Xung quanh em
tiếng nổ ran ran. Chốc chốc lại bùng lên một tiếng nổ rất lớn làm mặt
đất chuyển rung như tiếng pháo đùng giữa tràng pháo cối, tiếng nổ của
bom, mìn ba càng, đại bác. Chính là tiếng nổ em nghe thấy trong mơ Mặt
trận đang vào giờ cao điểm tấn công.

Ngồi dầm lâu trong bùn và
nước em thấm lạnh thấu xương. Em cố dưới người định đứng lên nhưng hai
cẳng chân em không làm sao nhúc nhích nổi như đã bị bại liệt Sau nhiều
lần gắng hết sức nhưng đều vô hiệu. Một nỗi hoảng sợ, kinh khiếp chưa
từng thấy xâm chiếm trái tim nhỏ bé của em Em bật khóc to thành tiếng.

8

quỳnh ơi! Quỳnh! Quỳnh ơi! Quỳnh!

Tiếng ai gọi tên em đột ngột cất lên giữa tiếng súng dậy trời. Em không còn
tin vào tai mình nữa. Em ngợ quá, chắc là mình tưởng tượng ra đấy thôi.
Nhưng tiếng gọi mỗi lúc một vang to gần hơn, như muốn át cả tiếng súng.
Lúc này thì em không thể nhầm được nữa. Và em còn nhận được ra tiếng của Mừng. Em mừng đến nghẹn thở. ĐÓ là nỗi mừng của người chắc chắn là mình sẽ bị chết chìm bỗng hai chân chạm đến đất cứng. Cả đời em, em chưa bao giờ nghe ai gọi tên mình thân thiết đến thế, cảm động đến thế, kể cả
cha em, mẹ em, hai chị ruột của em. Em ngửa cổ lên, thu hết bao nhiêu
hơi sức còn lại kêu to:

Ơi ƠƠ ii ơi? Quỳnh đây, Mừng ơ..:i…ơi!
Tiếng gọi, tiếng đáp tan đi giữa tiếng súng trận và đêm tối dày đặc. Em
bỗng nghe tiếng Mừng hỏi ngay trên miệng hố:

Quỳnh ơi, Quỳnh ở mô đó?

Mình ở dưới hố ni. Mình bị bổ rớt xuống hố.

CÓ sâu lắm không?

– Sâu sâu lắm.

Không leo lên được à?

– Hai chân mình bị què rồi… Mà hố trơn lắm. Mình không đứng dậy được….- Quỳnh trả lời qua tiếng khóc thút thít.

Chừ làm răng hè… Để mình tụt xuống đưa cậu lên nghe. Dưới đó có mảnh chai cọc nhọn chi không?

– Không, chỉ có nước xắp xắp với bùn thôi.

Huỵch! Mừng tụt từ trên miệng hố xuống, đứng ngay trước mặt Quỳnh. Đảy hố hẹp, mặt hay em như gần sát vào nhau mà không nhìn rõ nhau. Phía trên đã
tối, đáy hố càng tối hơn.

– May quá, – tiếng Mừng hổn hển, – nhảy xuống mình chỉ lo đạp phải bàn chân đau của cậu.

Mừng ngồi thụp xuống. Hai em ôm chặt lấy nhau trong vòng tay, và cùng khóc.
Cả hai cùng cảm thấy nước mắt của bạn ấm nóng trên má mình. Quỳnh hôn
bạn, nồng nàn trìu mến, cảm kích:

– Không có cậu thì chắc mình chết luôn dưới hố ni…

Mình đã định tìm thêm một lúc nữa mà không thấy, mình sẽ núp vô một chỗ mô đó, chờ đến sáng mai tìm thì răng cũng thấy.

Chỗ ni là khu vực giặc, đi tìm mình ban ngày tụi giặc ngó thấy, hắn bắn chết.

Chết thì chết, sợ cóc chi! Mình chân lành tụi hắn có bắn, mình còn chạy còn
núp được. Quỳnh chân đau, chạy núp làm răng được, phải chịu ngồi mà hứng đạn. Nghĩ rứa lâ mình không còn thấy sợ chi nữa hết.

Tiếng súng tấn
công khắp Mặt trận lắng dịu dần. Điều đó báo hiệu đêm đã chuyển sáng.
mừng liền xốc nách bạn, nâng bạn đứng lên. CÓ bạn giúp, sau một lúc gắng gượng, Quỳnh đã đứng dậy được.

– úi chao, rứa mà mình cứ tưởng hai chân mình bị bại rồi. Chừ làm răng mà lên được hè. Chân mình đau quá nhấc không nổi…

Mừng sờ soạng quanh thành hố. HỐ trơn nhẵn, không có qua một lỗ hõm nào có thể đặt chân bám tay mà treo lên. Mừng bối rối.

Chà, trèo lên được cái hố ni ngó bộ còn khó hơn cà trèo lên mấy cây bút bút
to nhất ở phía bên trên bến đò Trường Súng. – Chợt Mừng reo khẽ:

A, nghĩ ra được cách rồi! Chừ cậu xoay người lại, áp sát ngực vô thành hố, cố đứng cho vững nghe.

Quỳnh nghe theo bạn nhưng chưa hiểu bạn định làm gì. Mừng qùy thụp xuống dưới chân bạn, ngâm nửa người trong bùn và nước thò tay nắm cổ chân phải của bạn, hỏi:

Chân ni là chân lành phải không?

Em nâng bàn chân bạn đạt lên vai mình. Nước và bùn ở bàn chân Quỳnh chảy ròng ròng từ vai xuống đến thắt lưng em. Em nói:

– Quỳnh gắng đứng cho vững nghe. – Em lại nhẹ nhàng cầm lấy bàn chân đau
của bạn ngập sâu trong bùn, giúp bàn đặt tiếp lên vai trái mình… Quỳnh run rẩy đứng hai chân lên vai bạn. Mừng nói:

– Chừ mình đứng
thẳng lên, Quỳnh phải dựa sát vô thành hố cho khỏi bổ nghe. Khi mô tay
Quỳnh bám được miệng hố rồi thì cố bám cho chắc mà trườn lên nghe.

Mừng cúi đầu, tì trán vào vách hố trơn ướt như con bò sắp lao vào trận chọi, hai cánh tay em giang rộng bám vào thành hố, rồi gắng hết sức từ từ
đứng thẳng lên, nâng cả người bạn trên đôi vai bé nhỏ của em, đưa bạn
nhích dần lên phía miệng hố, mấy lần hai chân em muốn qụy xuống vì sức
nặng trên vai, nhưng em cố nghiến chặt răng để đứng vững. Ngực em tức
ran muốn đứt hơi vì gắng quá sức. Cứ thế này chịu thêm mấy giây nữa em
qụy mất… Nhưng tiếng Quỳnh hổn hển reo trên đầu em:

– Đến miệng hố rồi.

– Bám cho chắc nghe – Mừng nói qua tiếng thở đứt quãng: – Gắng trườn lên đừng để tuột xuống nghe.

Ừ – Ngực Quỳnh đã nằm vắt được lên miệng hố.

Mừng nắm hai cổ chân bạn, nhón chân, chớm người đun lên giúp bạn trườn ra khỏi hố. Tiếng thở của hai em ì ạch, nặng nề.

Lên được rồi! – Tiếng Quỳnh mừng rỡ. – Chừ Mừng làm răng lên được?

– Quỳnh sờ quanh tìm cái chi nhọn đào được đất thì ném xuống đây cho mình. – Tiếng Mừng nói với lên.

Quỳnh bò bốn chân sờ soạng mặt đất. Em nhặt được một mảnh thân cây bị đạn đại bác giặc bắn toác, có đầu nhọn. Em bò đến bụm miệng hố:

Đây rồi, mình thả xuống nghe.

Với mảnh thân cây Quỳnh thả xuống. Mùng sờ soạng khoét vào hố những lỗ nhỏ
làm bậc đặt chân. Và chỉ một loáng em đã trèo khỏi miệng hố. Hai em ôm
chầm lấy nhau, nằm dài trên mặt đất. Thắng lợi làm cho hai em quên hết
nhọc mệt, hiểm nguy, cùng rúc rích cười.

Khắp mặt trận lúc này đã gần im hàn tiếng súng.

Hai em cứ ôm nhau như vậy nằm im hồi lâu trên mặt đất lổn nhổn gạch đá,
cạnh cây, hố đạn, mảnh vụn sắt thép… Cả hai áo quần ướt sũng, lép nhép bùn. Mừng chợt vùng ngay dậy, nói:

– Nằm thêm chút nữa e ngủ quên mất thôi Quỳnh ạ.

Cậu Vịnh đi tìm Quỳnh trước mình rất lâu mà không thấy tăm hơi cậu ta mô
cả. Không biết cậu ta có tìm được đường mà về đơn vị không. Mình lo
lắm… Đường sá trong khu vực ni cậu ta mô có thuộc.

– Hay cậu cứ để mình ngồi đây chờ. Câu đi tìm Vịnh-sưa lại một lần nữa, lỡ may ra gặp.

Chân cậu đau rứa mà còn chờ thì ra răng được khỏi khu vực ni trước lúc trời sáng? Chứ cậu để mình dìu ra đã.

Về đơn vị mà không thấy Vịnh-sưa, mình sẽ xin đại đội trưởng lộn trở vô tìm.

Mừng xốc nách bạn đứng lên. Em định dìu bạn đi.

Nhưng mới bước được mấy bước, Quỳnh kêu ối đau đớn, ngã lăn xuống đất. Em nói gần như khóc:

Mình không đi được mô Mùng ạ. Chân mình đau lắm… Hay cứ để mình ở lại đây
Mùng ra trước đi. Chứ chờ nhau, trời sáng tụi giặc nó thấy thì chết cả
hai.

Mừng kêu to giận dỗi:

Cậu nói chi lạ rứa! Đời mô mình lại chịu bỏ cậu ở đây cho tụi giặc hắn bắn chết? Thôi đi cậu, đừng nói bậy bạ nữa.

Mừng cúi xuống chìa lưng ra trước mặt ban:

– ôm cổ mình, mình cõng đi. Cậu tưởng cậu to béo lắm mình không công nổi
à? Để mình phi như ngựa cho cậu coi! Lúc đó cậu cấm kêu: chạy mau quá
chóng mặt nghe!

Nhưng Mừng không những không phi được như ngựa cho Quỳnh chóng mặt, mà đi còn chậm hơn rùa.

Cõng bạn trên lưng, em bước những bước lặc lè xiêu vẹo Đi được mấy chục
thước em đã thở dốc, hai đầu gối run lẩy bẩy chỉ chực khuỵu xuống. Em
phải đặt bạn xuống, dừng lại nghỉ. Nghỉ đỡ mệt, em lại cõng… Với giọng thều thào vì bụt hơi, em cố nói vui cho yên lòng bạn:.

– Sợ chân cậu đau tội chứ không thì mình phi nước đại cho cậu chóng mặt chơi.

Cứ thế, em tha được bạn ra khỏi khu vực giặc thì trời vừa hửng sáng

9

Đã hơn một tiếng đồng hồ, Vịnh-sưa lặn lội, mò mẫm trong khu vực giặc đóng tìm bạn bị lạc. Trời tối quá, cách ba bước là không nom thấy gì, nhưng
em không dám gọi to. Em sợ bọn giặc núp đâu đó nghe tiếng. Em khẽ huýt
sáo rồi giả tiếng cú kêu (ám hiệu của tổ đã được quy định trước, lúc cần tìm nhau). Không có tiếng trả lời Em lại tiếp tục dò dẫm tìm kiếm. CÓ
lúc em nghe vẳng như có tiếng Quỳnh gọi em đâu đó. Em nhắm tìm đến.

Em chui bừa qua những lỗ tường đục thủng, trèo bừa qua những đống nhà cửa
đổ nát lởm chởm sắt, gỗ, gạch, đá, tảng bê tông… Mấy lần em suýt
bước hụt xuống những miệng giếng nằm lấp dưới những cành cây gấy nát. Em vấp ngã liên tiếp, có khi lộn nhào mấy vòng, nhưng chỉ dám nhăn nhó
xuýt xoa khe khẽ.

Em ngồi phịch xuống đất thở dốc, ứa nước mắt vì cực quá. Xung quanh chuột chạy huỳnh huỵch như người. Một mùi thối khảm đến lợm mửa – có lẽ là múi xác chết – xộc vào mũi em. Em thấy sợ đến
dựng cả tóc gáy Mấy lần em muốn tìm đường quay trở về nhưng nghĩ đến
nhiệm vụ tổ trưởng, nhớ đến câu nói của tổ trưởng trong buổi họp đội:“Bỏ bạn lúc lâm nạn là điều xấu xa tồi tệ nhất đối với người chiến sĩ“.
Đang ngồi em đứng bật ngay dậy chùi nhanh nước mắt, tiếp tục lặn lội đi
tìm bạn.

Em bỗng giật bắn người. ánh chớp lửa nhoang nhoáng và
tiếng súng giặc nổ toang toác ngay trên đầu em. Cả mặt trận, tiếng nổ
vang dậy cả bốn phía không còn phân biệt hướng nào vào hướng nào. Em nép mình sau một gốc cây to để tránh đạn. Đứng ở đó khoảng một tiếng đồng
hồ, khi tiếng súng bốn phía đã êm êm em lại dò dẫm tìm lối đi trong cái
biển bóng tối đầy họng súng giặc. Nhưng em đã hoàn toàn mất phương
hướng. Bóng tối lúc này càng dầy đặc hơn, tưởng lấy đũa mà quấy được như quấy bánh đúc. Đất trời, địa hình. địa vật chung quanh hòa thành một
khối đen đặc.

Mệt quá, lại lạnh nữa, bấy giờ em mới nhận ra áo
quằn mình ướt sũng nước. Trời đổ mưa mỗi lúc thêm nặng hạt. Đang dò dẫm
đi, em chợt vấp phải thềm một ngôi nhà có hàng hiên với cột trụ rất cao. Trèo lên năm bậc thềm xi măng xây hình cánh cung, em ngồi phịch xuống
nền đá hoa lạnh ướt, dựa lưng vào một cột trụ…

Bao nhiêu câu
chuyện em nghe được về các anh lớn bị thương, bị lạc, phải nằm lại trong khu vực giặc, lúc này hiện ra dồn dập trong ta nhớ em… Bọn giặc
phát hiện được các anh, chúng đã giết các anh hết sức dã man. Chặt đầu,
cắt cổ, lưỡi lê xuyên nát ngực… Em thấy ớn lạnh rùng mình, càng nóng
ruột lo lắng cho bạn. “Chưa chừng lúc ni Quỳnh đang bị thương nằm chèo
queo ở một góc nhà đổ nát nào đó… Chuột bò cả lên người lên
mặt…“. Em buồn rầu nghĩ vậy và nước mắt lâm râm trên hai gò má. Cơn
buồn ngủ đột ngột ập đến, em cố hết sức chống chọi… Trong trạng
thái nửa mơ nửa thức, chợt em ngửi thấy quanh đâu đây có mùi ét xăng
nồng nặc, và cả những mùi gì khen khét, hăng hắc rất lạ… Em chưa kịp
hiểu ra mùi gì đã ngủ thiếp đi. Em cứ ngồi dựa cột như vậy mà ngủ. Tưởng chừng lửa đạn có nổ ngay bên tai cũng hay biết.

Vịnh giật bắn
người tỉnh dậy như có ai dí lửa vào gan bàn chân. Trời đã sáng trưng. CÓ tiếng nói xì xồ lạ tai vẳng đến rất gần, nghe như ở ngay trên đầu.

”Chết cha rồi?” Em buột miệng khẽ kêu, trườn mình rất nhanh, nép ra phía sau
cái chân cột bê tông. Em dụi mắt nhìn kỹ chung quanh thấy mình đang ở
dưới mái hiên một tòa nhà lớn có nhiều tằng. Xung quanh là vườn cây rậm
rạp. Thấp thoáng sau những tán cây là những ngôi nhà hai ba tầng, các
cửa sổ đều chất kín bao cát Những ngôi lầu vị trí giặc. Tiếng xì xồ lạ
tai vừa rồi chắc là vẳng đến từ những ngôi lầu hung hiểm kia.

Em
để ý về phía tay trái có một dãy tường rất cao nằm gần kề sát tường hồi
ngôi nhà em đang núp Bên trên dãy tường có hàng cọc sắt nghiêng nghiêng, chăng dây thép gai Phía bên kia đường chợt vọng sang tiếng Ô tô nổ máy. Tiếng sắt thép va chạm, tiếng người xì xồ gọi nhau “Đúng là tụi giặc
rất đông ở bên đó! Vịnh cố cúi thấp người hơn. mắt không rời khỏi hướng
bức tường.

Như một người đi câu bất ngờ nhìn thấy đàn cá, ý thức
của người chiến sĩ ttinh sát lúc bất ngờ phát hiện ra kẻ địch, trỗi dậy
trong em mạnh mẽ đến nỗi làm em quên phắt mọi sợ hãi lo lắng của hoàn
cảnh mình hiện nay.

”Phải điều tra coi tui mũi lõ đang làm cái chi bên đó mới được“. Em tự ra lệnh cho mình như vậy và lập tức hành động.

Rời chỗ núp, em bò men theo bức tường, đến phía sợi dây cáp thu lôi. Em bám vào sợi dây cáp, thận trọng leo lên. Em cũng là một tay leo trèo giỏi
của đội. Thoắt một cái, em đã trèo được đến tầng gác hai ngôi nhà.

Đứng cao hơn bức tường chăng dây thép gai, em đưa mắt nhìn sang một khu nhà
kho lớn một tầng, mái lợp tôn, chất đầy những khuy xăng, những hòm đạn
lớn nhỏ.. Hàng chục chiếc Ô tô vật tải đang rù rù nổ máy.

Bọn
giặc lố nhố đi lại trước sân kho. Tây trắng có, Tây đen, Việt gian có… Sợ đứng cheo leo ở đây lâu, bọn giặc bên để ý nhìn thấy, em bám theo
sợi dây thu lôi trèo tuốt lên tầng gác tư ngôi lầu. Một cánh cửa chớp
sơn xanh mở rộng, cách em chùng một với tay. Em nhoài người bám được vào cánh cửa. Bám chắc rồi, em đạp mạnh chân vào sợi dây cáp thu lôi. Cánh
cửa chớp mang theo em áp sát vào bậu cửa sổ Cảnh tượng này giống hệt trò em mê chơi ngay còn nhỏ.. Cách nhà bác em hai đường kiệt, là nhà lão
bang tá nối tiếng giàu có nhất vùng An Cựu. Xung quanh nhà, hàng rào sắt bao bọc, có hai cánh cổng sắt rất lớn, sơn xanh. Em thường lẻn trốn bác gái, chạy đến cổng nhà lão ta, nhìn trước nhìn sau không có ai, em liền bám vào cánh cửa, một chân đứng lên thanh sắt ngang cuối cùng, một chọi mạnh xuống đất. Thế là cánh cửa đưa em đi theo hình rẻ quạt.

với tiếng gió ù ù bên tai, nhanh chậm tùy em điều khiển. Em tưởng tượng
mình là người lái Ô tô, người lái tàu hỏa… Lần này chỉ có khác, cánh
cửa đưa em đi cách mặt đất những bốn tầng lầu!

Em bám một tay rồi hai tay lên bậu cửa sổ. Thu hút bao nhiêu hơi sức còn lại, em rướn người
nằm. ngang lên bậu cửa và nhào vào bên trong. Em rớt bịch xuống sàn đá
hoa, đau gần chết giấc Nằm im một lúc để lấy lại sức, em đưa mắt xung
quanh. Em đang ở giữa một gian buồng lớn, không có đồ đạc gì ngoài một
cái tủ đứng đồ sộ kê sát tường.

Cạnh tủ là một vuông cửa sổ hai
cánh cửa chớp đóng kín nhìn về phía khu kho xăng đạn của giặc. Vinh vùng ngay dậy, chạy đến khung cửa, ghé mắt vào một lỗ thủng trên các nan
chớp, nhìn xuống. Cái kho xăng và đạn giặc nằm dưới chân em…

Trời
chợt ửng nắng. Cái màu nắng hiện ra sau những ngày dài mưa rả rích, thối đất, thối cát, mới tươi trông rực rỡ làm sao? Người chiến sĩ trinh sát
mới mười bốn tuổi đời, trong cái dây phút gay go quyết liệt nhất đời
mình, cũng phải ngẩn ngơ một lúc trước cái màu tươi trong, lộng lẫy, rực rỡ đến huyền hoặc của nắng…

Bầu trời mùa đông ẩm ướt, ngổn
ngang những đám mây chì đen bẩn, mỗi lúc thêm quang quẻ như có cái chổi
khống lồ vô hình đang ra sức quét dọn Da trời xanh thao thiết, cao vời
vợi, hiện ra cùng với màu nắng mới trong veo… Điều lạ kỳ hơn hết là
cái màu nắng mới rực rỡ ấy lại làm cho đầu óc con người bỗng trở lên
sáng suốt tươi vui, táo bạo, tự tin gấp bội phần. Và làm cho lòng người
bừng bừng, náo nức, muốn lập nên những kỳ tích thật vang dội, những
chiến công thật lẫy lừng…

Sau một hồi quan sát, Vịnh nhận thấy
ngôi lầu mình đang đứng, cao vượt hẳn lên những ngôi lầu chung quanh.
Ngôi lầu hoàn toàn bỏ trống. Hình như bọn giặc định dùng nó làm bình
phong che cho cái kho xăng đạn bí mật của chúng ngay ở phía sau. Đây quả là một vị trí quan sát không chê vào đâu được! Vịnh reo thầm trong
bụng. Bọn giặc ở các ngôi lầu xung quanh bắt đầu hoạt động. Những cái mũ sắt, những khuôn mặt râu ria xồm xoàm, thập thò sau các bao cát, những
chấm nòng súng lấp ló sau các lỗ châu mai một cái váy đỏ thấp thoáng sau một khuôn cửa kính vỡ. Phía dưới khu nhà kho, tiếng máy Ô tô nổ rền.
Những khuy xăng lăm ầm ầm trên sân đổ bê tông. Bọn giặc ra vào đi lại,
lố nhố dưới các mái kho. Chúng sì sồ quát tháo, la hét.

Một thằng Tây cao lớn, lưng đeo súng lục, tay cầm một chai bia hoặc rượu gì đó, đứng dạng hai chân, ngửa cổ tu.

Quan sát kỹ địa hình địa vật chung quanh, Vịnh đã xác định được vị trí ngôi
lầu này. Tuy nằm rất sâu trong khu vực giặc, nhưng nếu tính theo đường
chim bay, nó không xa khu vực trường Kỹ Nghệ mấy. Trường Kỹ Nghệ là vị
trí hiện quân ta đang chiếm giữ. Tổ cậu Hiền hiện đang tham gia chiến
đấu tại đơn vị đóng ở đấy. Em còn biết trên chót vót nóc lầu cao nhất
trường, có một đài quan sát bí mật mà Ban chỉ huy đơn vị giao cho tổ
Thiếu nhi trinh sát phụ trách. Cách đây hai hôm, em chạy liên lạc qua
đây, được Hiền dẫn cho lên xem đài quan sát, đồng thời cũng muốn khoe.. Đứng ở đài quan sát có thể nhìn bao quát toàn bộ khu vực giặc đóng. Và
nếu có ống nhòm tốt có thể nhìn rõ lâu đài cung điện, phố xá bên kia bờ
sông Hương.

Chưa biết chừng lúc ni, các cậu Hiên, Đồng, Hòa đen,
Nghĩa, đang đứng trên đó chĩa ống nhòm nhìn đúng vô cái buồng mình đang
đứng, chuyện trò, cười nói vui như Tết! Các cậu ấy có ngờ mô mình đang ở bên trong, chơ vơ một mình, vừa đói vừa mệt bốn phía họng súng giặc tua tủa… “. Ý nghĩ đó làm cho Vịnh rơm rớm nước mắt. Và cũng chính ngay
lúc đó một quyết định táo bạo vụt lóe trong óc em: trèo lên nóc lầu,
dùng cờ tín hiệu báo cho đài quan sát bí mật của cậu Hiền biết về kho
xăng đạn núp kín dưới trên ngôi lầu này’“.

nếu đài quan sát nhận
được tin mình đánh về, chắc chắn Ban chi huy Mặt trận phải cho ca-nông
móc – chê rót sau đây hoặc cho Quyết tử quân mang bom vô đánh. Một cái
kho xăng đạn to ra ri, đánh trúng thì tha hồ mà cháy, mà nổ? Cả ba đời
dòng họ tụi Tây kéo đến đây dập cũng đừng hòng tắt!“. Ý nghĩ làm cho tim em đập rộn lên vì vui thích hả hê. Phút chốc quên tất cả đói, cả mệt,
cả khát.

Em vốn có tiếng trong đội là tay tháo vát, nhanh trí.
Chỉ mấy phút sau em đã vạch xong kế hoạch hành động. Trước tiên phải
kiếm được hai tấm vải trắng và đỏ lâm cờ tín hiệu Vải trong kia rồi, em
chạy lại giật phắc cái rèm cửa có thêu đăng – ten rất đẹp. Rèm quá rộng, em ghé răng cắn, xé làm đôi cho vừa khuôn khố lá cờ Nhưng còn vải đỏ,
không biết làm cách chi mà kiếm được đây Em chợt nhìn trật xuống cái
quần quân phục làu mận chín, bê bết bun đất đang mặc. Cái quần này trước đây là của một anh ở đại đội bộ. NÓ vốn màu “be” anh đem nhuộm màu mận
chín để diện. Không may nhuộm phải màu tươi quá, mặc trông rợ, anh đành
tặc lưỡi cho em. “Vải đỏ đây rồi chứ còn phải kiếm mô’“. Em khẽ reo lên
mừng rỡ, cởi phăng luôn cái quần lẽn ngấm nghía. Bên trong em không có
quần đùi. Nhưng kệ ở đây toàn Tây với đầm, việc cóc chi mà xấu hổ! Em xé quần theo đường chỉ, chọn một khoảng rộng nhất xé thành hình vuông. Vải cờ tuy không phải mầu đỏ như quy định, nhưng em tin cậu Hiền sẽ nhận
ra: “Cậu ta thông minh và giỏi môn cờ tín hiệu nhất đội mà…” Em tìm
được hai cái que thông nòng súng nằm lăn lóc xó tủ, làm cán cờ. Em thất
chặt hơn cái thắt lưng da to bản quanh lưng. Cuộn tròn hai lá cờ tín
hiệu, dắt chéo sau lưng để hai tay được rảnh mà bấu víu, leo trèo.

Một chân chọi tường, một chân chọi vào vách tủ, em trèo lên nóe tủ. Ngay
trên đầu em là một lỗ vuông ăn thông lên trần nhà. Nhón chân em bám vào
thành mép lỗ vuông, ráng hết sức đu người lên, chui qua. Phía trên trần
nhà tối om, chuột chạy huỳnh huỵnh. Mái ngói và những rui, đòn tay xà
ngang đã ở ngay sát đầu em. quờ quạng hai tay, tìm chỗ thuận tiện, em
bắt đầu dỡ ngói như một một tay đạo tặc lành nghề. Trên đầu em, một
vuông trời xanh rực rỡ nắng tươi đột ngột hiện ra như có phép lạ.

Vuông trời to dần theo bàn tay dỡ ngói của em. ước đã chui lọt người, em trèo lên cái xà gỗ, chui đầu qua mái ngói, giữa khoảng cách hai rui Bám vào
hai cái rui gỗ, em nhún mạnh chân, lọt hẳn cà người ra ngoài. Mát em
bông hoa lên vì chói nắng và choáng ngợp. Ruột em co thắt như muốn nôn.
Chao ôi, chưa bao giờ em đứng cao đến thế, gần nắng, gần gió, gần mặt
trời đến thế.

Gió thổi ù ù bên tai. Mái ngói dốc đứng đáng sợ. Và trơn nữa, rất nhiều rêu… Gan bàn chân em rợn lên, lạnh dọc suốt xương sống.. Không khéo mình trượt chân ngã lăn xuống mất… Mà ngã lăn từ
đây xuống đất thì người cứ gọi là là… Em không dám nghĩ tiếp nữa.

Nhưng Vịnh đâu có dễ chịu lùi.

”. Ra đi thà chết không lui… “. Câu hát em đội thường hay hát chợt vẳng đến tai em, như thôi thúc cổ vũ: – vịnh -sưa ơi, hãy đứng vững.

Lòng khao khát được tiêu diệt kẻ thù như các bạn cùng lứa tuổi: Đuốc Sống,
Bát Sắt… trong lòng chú “thợ súng nhỏ” còn mãnh liệt hơn cả cảm giác
choáng ngợp, sợ hãi.

Em cúi khom người bám chặt đường sống mái
lầu, như con chim gõ kiến bám chặt cành cây. Em mở to mắt nhìn thẳng lên bầu trời một phút làm quen với cảm giác choáng ngợp, với độ cao chóng
mặt. Rồi với tất cả thận trọng, em bò nhích lên từng tí một theo đường
sống mái lầu Tay em đã với được chóp nóc ngôi lầu có cây cột thép thu
lôi như một ngọn giáo búp đa đâm thẳng lên bầu trời. ôm chặt cây cột
thép thu lôi. Em đứng thẳng người lên, em cởi áo quân phục màu cỏ úa,
xoắn lại làm dây thừng và buộc chặt người vào cây cột thép ngang chỗ
bụng. Lúc này em hoàn toàn trần truồng ngoài cái thắt lưng da và sợi
thừng ngang bụng.

Sau khi đă buộc chắc, vững vàng, em đưa mắt nhìn
bao quát cảnh vật trải rộng dưới tầm mắt. Chỗ em đứng cao vượt hẳn lên
những cao điểm quanh đó. Dưới mắt em mái ngói lô xô, chen lẫn giữa những tán cây um tùm. Ngoảnh về phía sau, con sông Hương xanh ngời màu thép
mạ. Hai nhịp cầu Tràng tiền bị giật đổ, gục xuống nước như một chữ V hoa khổng lồ. Cột cờ kia, Phú Văn Lâu kia… Kia là cửa Thượng Tứ, kia là
bến đò Trường Súng… Toàn cảnh thành phố như được thu gọn lại dưới tầm
mắt em. Em bỗng thấy cổ mình nghẹn lại, muốn khóc: “Chao ôi. Huế mình
đẹp biết mấy’” Em quài tay ra sau lưng, rút hai cây cờ tín hiệu cầm sẵn
hai tay. Em đưa mắt tìm cây thập tự trên nóc nhà thờ Phú Cam để làm
chuẩn. Em đưa hai lá cờ lên, hướng về phía đài quan sát bí mật, đánh đi
bức điện mà em đã tính toán, suy nghĩ làm sao thật rõ, thật ngắn, thật
chính xác:

Một kho xăng, đạn lớn ngay phía sau ngôi lầu tôi đứng. Yêu cầu bắn!

Vị trí Vịnh đứng đánh tín hiệu ngay giữa lòng quân giặc, nhưng vì cao quá
nên chúng bất ngờ. Từ trước tới nay chúng vẫn quen nhìn quân ta từ dưới
đất xông lên – và chúng cho rằng ta cũng chi có thể từ dưới đất xông lên mà thôi. Chúng vẫn đinh ninh bầu trời và các điểm cao trong khu vực
chúng là thuộc về chúng. Chúng chỉ nhìn lên cao khi có máy bay đến thả
dù tiếp tế.

Bởi vậy mãi cho đến hai tiếng đồng hồ sau, khi Vịnh
đã đánh lặp đi làm lại ít nhất là năm mươi lần bức điện, chúng mới phát
hiện được..

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN