Tuổi Thơ Dữ Dội
Chương 6: Phần thứ hai (4)
10
Sáng sớm hôm đó, Hiền được điện của Đội trưởng từ Chỉ huy sở Mặt trận khu C
gọi lên gặp anh có việc khẩn. Hiền giao lại cho Đồng phụ trách tổ. Vốn
tính cẩn thận, trước khi đi, Hiền dặn đi dặn lại các bạn:
– Các
cậu nhớ đừng mải chơi mà bỏ trống đài quan sát đó nghe. Một phút cũng
không được bỏ. Lỡ có việc chi thì thật xấu mặt cho cả đội” Mỗi lần có
việc phải về chỉ huy sở là Hiền mừng rơn. em có sẽ có dịp gặp Vệ-to-đầu
học thêm vài môn xiếc để về tự luyện. Hai em bây giờ thân nhau nhất đội.
Tập xiếc cũng gian nan vất vả ghê người. Trán Hiền hôm bầm tím, hôm mọc sừng vì tập cái môn nhào lộn, đi bằng hai tay…
TỔ của Hiền được Ban Quân nhu mặt trận cấp phát một cái ống nhòm cũ. Việc
cấp phát đặc biệt này làm bốn em hết sức hãnh diện. ống nhòm có bao da
hẳn hoi, nhưng chẳng mấy khi các em chịu bỏ bao. Hết em này đến em khác, chuyền tay nhau đeo lủng lẳng trước ngực như đeo huân chương. Cả lúc ăn cơm các em cũng đeo.
Sợ các bạn giành nhau vỡ, Hiền quy định chỉ bạn nào đến phiên trực đài quan sát mới được phụ trách ống nhòm.
Ngày ngày đứng trên đài quan sát, các em thay phiên nhau lia ống nhòm sang
khu vực Pháp, lòng khấp khởi hy vọng sẽ phát hiện được một vị trí chỉ
huy, một hỏa điểm quan trọng để lập công. Nhưng đáng tiếc là chưa em nào vớ được cái may mắn đó. Chính nhờ sự quan sát chăm chỉ và liên tục này, mà sáng hôm đó Hòa – đen phát hiện được Vịnh đánh cờ tín hiệu…
Giờ đó, phiên Hòa-đen trực đài qua sát. Dựa ngực vào thành công sự xây bằng bao cát, hai tay nâng ống nhòm lên nên mắt em nhìn về phía khu vực
Pháp, từ tây sang đông. Em bỗng chững lại, khu to giật giọng:
–
Các cậu ơi lạ quá! Lại đây, mau lên! Đồng và Nghĩa đang chơi cờ chó
trong khoảng bóng râm của thành công sự. Hai em bỏ bàn cờ, lao đến.
Hòa-đen mắt không rời ống nhòm nói:
– CÓ một người không biết làm cái chi mà đứng chót vót giữa khu vực Tây, phất phất hai cái chi như hai lá cờ.
Đồng cầm ngay lấy cái ống nhòm trong tay Hòa-đen. Đặt lên mắt, chĩa về phía
Hòa-đen chỉ. Từ đài quan sát đến nóc lầu Vịnh đứng, tính theo đường chim bay không xa lắm, nhưng chiếc ống nhòm cũ quá nên không phân biệt được
tầm vóc người đánh tín hiệu. Sau chừng hai phút chăm chú qua sát, Đồng
thoảng thốt kêu lên:
– Người này đang phất cờ “moóc” đánh tín
hiệu về phía đài quan sát của ta. Mình đã đọc được một chữ B và một chữ U các cậu ơi! Cả ba em vốn dốt môn cờ tín hiệu. Trước đây, khoa mục này
được đội trưởng huấn luyện rất kỹ, nhưng cả ba đều lười học. Hôm thi
khoa mục, cả ba đều bị đội trưởng cho xơi” trứng vịt“. Hiền giỏi nhất
môn cờ tín hiệu, nhưng thật không may, lúc này Hiền đi vắng.
Tuy
chịu không nắm được nội dung của tín hiệu đánh về, nhưng hoàn cảnh đặc
biệt của người đánh tín hiệu làm cho Đồng cảm thấy ngay trong việc này
có một điều gì hết sức hệ trọng có liên quan đến cuộc chiến đấu của quân ta. Em gọi to:
– Hòa-đen, cậu chạy ngay xuống chỗ máy điện thoại, gọi về chỉ huy sở Mặt trận, báo cáo cho thật rành rọt:
”Có một người hiện đang đứng chót vót giữa khu vực giặc, phất cờ đánh tín
hiệu về phía đài quan sát. Cằn cho cậu Hiền về ngay để đọc. Còn cậu
Nghĩa thì chạy xuống báo cáo với Ban chỉ huy đại đội“.
11
Trong gian chính điện chùa Từ Đàm – Chỉ huy sở Mặt trận khu C – Hiền và đội
trưởng đang làm ngồi làm việc cạnh Chỉ huy trưởng. hai anh em lúi cúi
trên tấm bản đồ thành phố Huế trải gần kín mặt bàn, dùng com pa, ê ke,
thước đo, kẻ lên bản đồ, vừa rì rầm thảo luận vừa ghi chép vào sổ tay.
Chỉ huy trưởng ngồi viết ở cái bàn khác nhỏ hơn, kê gần đó. Khẩu súng
săn voi dựng ở mép bàn, máy điện thoại ở góc bàn.
Ngoài môn cờ
tín hiệu, Hiền còn khá giỏi về môn đồ bản. Em sừ dụng bản đồ thành thạo
không kém gì một sĩ quan tham mưu. Trước ngày Huế nổ súng, em đã được
học và làm việc tại Ban Họa đồ của trung đoàn.
Chuông điện thoại réo gắt. Chỉ huy trưởng ngừng viết Cầm lấy ống nghe. Trán ông nhíu lại, đầu lắc lắc.
óng gọi đội trưởng, trao ống nghe cho anh. Anh nhận ngay ra tiếng Hòa –
đen. Nhưng không hiểu sao em nói lắp bắp vừa thở hổn hển trong máy, nên
không nghe rõ em nói gì. Anh đoán chắc có chuyện gì quan trọng lắm đây
Là một người chỉ huy có kinh nghiệm, anh biết bây giờ mà quát to.
Hòa-đen sẽ càng líu lưỡi hơn. Anh liền nói vào máy, thong thà từng tiếng một:
A lô, a lô. Em hãy để ống nghe xuống, rồi làm động tác hít thở đúng năm lần. Sau đó em cầm ống nghe báo cáo. RÕ chưa?
Chừng nửa phút sau: tiếng Hòa – đen trong máy nghe đã khá rành rọt:
– A lô, báo cáo anh, đài quan sát chúng em vừa phát hiện được một người
đứng chót vót trên nóc lầu giữa khu vực Pháp đánh tín hiệu bằng cờ về
phía đài quan sát. Nhưng chúng em không đọc được tín hiệu… tại ống
nhòm mờ quá… Anh cho Hiền về ngay để đọc.
Chỉ huy trưởng chăm chú
nghe đội trưởng báo cáo lại tin vừa nhận được. Cặp mắt sâu của ông lúc
này nom càng sau hơn. ông chợt hỏi:
Anh thấy thế nào? Tôi đoán chắc có điều gì hết sức quan trọng đây. Người đánh tín hiệu rõ ràng là người của ta.
– Báo cáo Chỉ huy trưởng, tôi cũng phán đoán như Anh quay sang nói với Hiền:
– Em gắng chạy thật nhanh về đài quan sát, đọc và ghi lại tín hiệu, rồi gọi ngay điện thoại về đây báo cáo.
– Rõ! – Hiền đứng nghiêm lại trả lời, chụp vội cái mũ cứng lên đầu, định
lao ra cửa. Nhưng Chỉ huy trưởng đã kịp đứng lên, đưa tay ngăn em lại.
ông nói:
– Người đánh tín hiệu chắc không thể đứng lâu trên nóc
lầu ấy được. Bọn giặc trước sau cũng sẽ phát hiện ra. Em chạy về e chậm
mất…
Trán ông nhíu lại, những ngón tay dài xương xấu bóp bóp
mạnh chiếc cằm như được đẽo bằng đá, râu mọc tua tủa vì đã hai hôm nay
ông chưa kịp cạo…
ông hỏi Hiền:
– Em có giỏi môn cờ tín hiệu không?
– Báo cáo Chỉ huy trưởng, giỏi ạ.
Em cưỡi ngựa được chứ?
Hiền lúng túng:
Báo cáo Chỉ huy trưởng, em chưa được cưỡi ngựa bao giờ…
– Chà gay quá hè! – Chỉ huy trưởng buột miệng nói.
Những đường nhăn trên trán ông càng nhíu sâu hơn.
Tình hình quá cấp bách làm thế nào bây giờ? ông vắt óc tự hỏi.
Vừa lúc đó, như một ngọn gió bất tình hình thổi đến. Vệ – to- đầu và Mừng
ngoài hiên chùa đẩy mạnh cửa bước vào. Vệ đưa tay vành mũ chào Chỉ huy
trưởng, đứng nghiêm nói, giọng đứt quãng vì quá hồi hộp:
Báo cáo! Nếu chỉ huy trưởng cho phép em có thể dùng ngựa đưa Hiền về đài quan sát.
Chỉ huy trưởng nhìn hai em rồi quay lại nhìn đội trưởng như muốn hỏi. Đội trưởng nói:
Báo cáo đồng chỉ hai em này đều là đội viên đội Thiếu niên trinh sát. Các
em hiện đang tham gia chiến đấu lại đại đội anh Thới. Em này là Vệ, tham gia Vệ Quốc Đoàn từ mặt trận Nha Trang. Còn em này là Mừng, chú bé đã
leo gần khắp các ngọn cây cao thành phố để tìm thuốc cho mẹ mà hôm nọ
tôi kể với đồng chí…
Sáng nay, Mừng cõng được Quỳnh về tới đơn
vi thì trời đã hửng sáng. Quỳnh bắt đầu lên cơn sốt giật và mê man. Bàn
chân dẫm mảnh chai sưng tấy, đỏ lựng. Y tá đại đội sợ em có thể bị nhiễm trùng uốn ván nên lập tức cho hai chiến sĩ cáng em về trậm quan y của
Mặt trận. Vệ và Mừng xin đi theo bạn. Hai em chạy lúp xúp theo hai bên
cáng, vừa chạy vừa khóc. Từ trạm Quân y trở về, hai em tạt vào Chỉ huy
sở Mặt trận, định báo cáo với đội trưởng về việc Quỳnh, và chuyện
Vịnh-sưa bị mất tích, vừa vặn đúng lúc chỉ huy trưởng hỏi Hiền có biết
cưỡi ngựa không.
Chỉ huy trưởng hỏi Vệ:
Em biết cưỡi ngựa?
Dạ…
Cưỡi có khả không?
– Em cưỡi được cả ngựa không yên cương.
– Em chạy ra tàu ngựa bất con ngựa trắng của anh đã đóng yên sẵn. Em cố đưa Hiền thật nhanh về đài quan sát.
Báo cáo rõ!
Chỉ vài phút sau Vệ đã ngồi chễm chệ trên lưng con ngựa trắng cao lớn, từ phía tàu ngựa sau sân chùa chạy ra.
Chỉ huy trưởng với tay lấy chiếc ống nhòm treo trước bàn làm việc trao cho Hiền:
Em dùng cái ống nhòm này tốt hơn.
Vệ cho ngựa đứng ghé sát vào thềm chùa gọi Hiền:
Cậu trèo lên đi. Nhớ vòng hai tay ôm ngang bụng mình cho thật chắc. Mình phi nước đại đây!
Hiền quàng dây cái ống nhòm qua cổ, trèo lên lưng ngựa phía sau Vệ Vệ giật
mạnh dây cương, thúc gót vào hông ngựa. Con ngựa hý lên dựng bờm gõ
móng, vọt ra khỏi cổng Tam Quan. Vệ ra roi, con ngựa lồng bốn vó, phi
nước đại. Một làn bụi đỏ khé cuộn lên dưới vó ngựa, mỗi lúc một xa hút.
Chi huy trưởng đứng giữa sân chùa, tay bóp bóp cám, nhìn theo cho đến lúc bóng ngựa khuất hán sau khúc đường cong.
Không ngờ chú bé cưỡi ngựa khá thế! Không khác gì một tay kỵ mã nhà nòi! –
Chi huy trưởng gật đầu tấm tắc khen Từ chỉ huy sở vê đến đài quan sát
không phải gần nhưng nhờ con ngựa rất hay và tài cưỡi ngựa tuyệt giỏi
của Vệ, sau hơn hai mươi phút Hiền đã về được đến nơi Hiền tụt xuống
ngựa: nhảy hai ba bậc thang một.
nhào lên tâng thượng ngôi lầu, nơi có đặt đài quan sát bí mật.
Hiền! – Đồng, Hòa và Nghĩa cùng reo lên mừng rỡ đến nghẹn ngào.
Còn không? – hiền hỏi qua tiếng thở gấp.
Còn. Vẫn còn…
Không kịp nói gì thêm, Hiền tựa ngực vào bờ công sự, chĩa ống nhòm về phía người đánh tín hiệu.
Chiếc ống nhòm của Chi huy trưởng thật tốt. Vừa chinh hình xong, Hiền đã mừng rỡ reo to:
– Tín hiệu đã đọc được! Các cậu lấy ngay giấy bút ra đi! Em nói như ra lệnh. – Ghi nghe’.
Hiền cao giọng đọc to rành rọt từng tiếng một, tưởng như em đang đánh vần
những tiếng đó từ cái khoảng trời xanh ngập nắng mênh mông đằng trước:
” Sau ngôi nhà tôi đứng. Xì tốp. Yêu cầu bắn. Xì tốp Một kho xong đạn lớn ngay phía sau ngôi nhà tôi đứng. Xì tốp. Yêu cầu bắn!” Đồng và Nghĩa
chân qùy chân chống, kê sổ tay lên thành công sự, cắm cúi ghi. CÓ con gì cắn ngứa điên ở cổ, hai em không dám ghi sợ bỏ sót một chữ nào trong
bức điện. Trong lúc đó dưới chân cầu thang, các anh lớn trong đơn vị
đứng chen chúc nhau, mặt hếch hết cả lên, hồi hộp theo dõi cuộc nhận
điện. Nếu không có lệnh cấm của đại đội trưởng chắc các anh đã ùa hết
lên.
Hiền đọc đi đọc lại bức điện ngắn đánh bằng cờ tín hiệu trên đúng được bốn lần thì từ phía khu vực Pháp tiếng súng rộ lên, súng
trường, trung liên lẫn đại liên.
Tùng tràng, tùng tràng, tiếng súng kéo dài mãi tưởng như không bao giờ dứt.
úi chao ơi! – Hiền bỗng kêu to thất thanh.
– Cậu làm răng rứa? – Đồng và Nghĩa đứng bật ngay dậy, tái mặt hỏi.
Nhưng không thấy Hiền trả lời, hai mắt em vẫn dán chặt vào kính ống nhòm. Qua màn kính, người đánh tín hiệu đang đưa cao hai lá cờ rồi bắt chéo trước ngực ra hiệu dứt câu, bỗng đột ngột buông thõng hai tay xuống như bị
chém sả hai vai. Chừng hai phút sau người đánh tín hiệu như vụt bừng
tỉnh dậy sau một cơn ngủ thiếp mê man, vung mạnh hai lá cờ tín hiệu lên. Hiền chưa kịp hiểu nguyên nhân đã phải vội vàng đọc to từng chữ cái
một, tù hai lá cờ tín hiệu tung ra.
– Vê i ‘en nớ… hát… nặng! Trời ơi, thằng Vịnh-sưa! – Hiền sửng sốt la lên, cùng một lúc ở phía
xa, hai lá cờ tín hiệu tuột khỏi tay Vịnh, lăn lông lốc theo chiều dốc
mái lầu.
– Úui chao ôi!… Rứa mà ai cũng đoán chắc cậu ấy đã hy sinh giữa vòng vây giặc đêm qua rồi… – Hoàn toàn kiệt sức. Hiền
ngồi phệt xuống thềm công sự, một tay cầm ép cái ống nhòm vào giữa ngực. Cả người em run lên bần bật như vừa phải nhấc xong một vật gì nặng quá
sức Em há hốc miệng thở dốc, mặt trắng bệch như tờ giấy.
Khoảng
nửa giờ sau. Chỉ huy trưởng và đội trưởng có mặt ở đài quan sát. Hai
người chuyền tay nhau cái ống nhòm nhìn về phía người chiến sĩ thiếu
niên hy sinh, đứng cao lồng lộng giữa bầu trời thành phố. Điều làm cho
cả hai người hết sức ngạc nhiên là chắc chắn em đã bị bọn giặc giết mà
làm sao em vẫn đứng thẳng được trên nóc lầu. Không chịu ngã? Vệ cũng có
cặp mắt rất tinh, em cầm lấy cái ống nhòm trong tay đội trưởng, đưa lên
mắt. chỉ sau một phút nhìn chăm chú, em đã phát hiện ra Vịnh – sưa được
buộc vào cột thép thu lôi, ngang giữa bụng. Em còn thấy thêm nửa người
trên của Vịnh hơi ngả về đằng trước.
Chỉ huy trưởng mở xà cột lấy tấm bản đồ Mặt trận, trải rộng ra trên nền sân thượng. ông cầm ống nhòm quan sát địa hình địa vật chung quanh ngôi lầu Vịnh đứng, chốc chốc lại cúi xuống ghi lên bản đồ những ký hiệu bằng chì xanh đỏ.
Gấp bản đồ bỏ vào xà cột, ông đọc lại một lần nữa bức điện ngắn ngủi mấy chục
chữ mà mà chú bé chiến sĩ của ông phải đổi bằng cả cuộc đời mười bốn
tuổi của mình.
Chỉ huy trưởng rời khỏi đài quan sát, phi ngựa về
thẳng khu A gặp Trung đoàn trưởng. ông trao bức điện cho Trung đoàn
trưởng, và báo cáo lại hoàn cảnh đánh điện, trường hợp hy sinh của em
Vịnh.
Đọc bức điện đến câu: “Yêu cầu bắn’” Trung đoàn trưởng thấy da thịt mình nổi gai và máu trong huyết quản bùng sôi. ông tưởng chừng
như đó là mệnh lệnh được ngưng tụ lại qua’mấy chục ngày đêm chiến đấu,
để lúc này bất thần vang to lên bên tai ông như một tiếng sét.
Chỉ huy trưởng mở bàn đồ, trình bày với ông kế hoạch tác chiến…
Năm giờ ba mươi chiều. Trung đoàn trưởng điều động và bố trí xong những lực lượng cần thiết để đánh kho xăng và đạn bí mật của giặc. Ngoài “ông già bảy lăm” ông còn điều động ở các mặt trận về năm khẩu cối Tám mốt ly
với rất nhiều đạn. Đại đội Quyết tử quân cử một trung đội được trang bị
súng ba – zô – ca và súng phóng bom do Ban quân khí trung đoàn chế tạo,
bí mật luồn sâu vào đến ngôi nhà Vịnh-sưa đứng, phối hợp chiến đấu.
Trước giờ nổ súng quy định, Trung đoàn trưởng gọi điện đến từng đơn vị một, kiểm tra lần cuối cùng, và nói:
Các đồng chí? Đứa em trai thân yêu, người đồng đội nhỏ tuổi của chúng ta
tuy đă hy sinh nhưng hiện vẫn còn đứng sừng sững trên đầu bọn giặc nước! Em đứng để làm chuẩn cho các đồng chí bắn trúng, và để nhìn chúng ta
chiến đấu Các đồng chí hãy cố gắng làm sao cho đêm hôm nay, ngọn lửa các đồng chí thiêu đốt quân giặc, bốc lên thật to, thật cao, soi thật rõ
cho cả thành phố nhìn thấy tư thế lẫm liệt của em.! Mười giờ tối. Cà Mặt trận thành Huế phút chốc rung lên trong tiếng gầm nổ dử dội của các
loại súng đạn cầu vồng.
Nửa giờ sau, như không thể chịu nổi sức nổ
dồn dập, quyết liệt của quân ta, một cột lửa đỏ khé vụt dựng lên chính
giữa trung tâm khu vực bọn Pháp đóng.
Cột lửa mỗi lúc dựng cao hơn, tỏa rộng, chiếu đỏ rực cả bầu trời thành phố.
Thân hình trần trụi, nhỏ bé mà lẫm liệt của người chiến sĩ thiếu niên đứng
chon von trên đầu bọn giặc nước, cùng với cây cột thép thu lôi, mỗi lúc
càng thêm lồ lộ rực rỡ trên cái nền đỏ chói chang dữ dội ấy, tưởng như
chính lửa đã tạc khắc lên…
° °
Sau cái đêm ngọn lửa đốt
kho xăng và đạn giặc chiếu sáng cho cả mặt trận nhìn thấy một đội viên
của Đội Thiếu niên trinh sát đã chiến đấu và lập công như thế nào, thì
không ai được các anh bộ đội chiều chuộng bằng các em trong đội. Các em
đến đâu cũng được các anh vồn vã, niềm nở tiếp đón.
– Chú có phải là đội viên Đội Thiếu trinh sát không?
– Dạ phải ạ. – Các em hãnh diện trả lời.
– Rứa thì vô đây cái đã, vô đây! – Các anh tíu tít kéo các em vào ụ súng, chiến hào, hoặc nơi trú quân. Các anh bày lên một hòn đạn nào bánh, nào kẹo, nào đồ hộp chiến lợi phẩm… bắt các em ăn. Các anh nài nỉ các em
kể cho nghe ngọn ngành đầu đuôi câu chuyện cái chú tự buộc mình vào cột
thép thu lôi… chết đứng như Từ Hải trên đầu bọn giặc…
Cả đội, em nào cũng nhận:“Cậu ấy cùng nhột tổ vớl em Đêm mô ngủ cũng đắp chung
với em một mền…” Tư-dát kể, giọng tỉnh khô: “Cái đêm trước buổi sáng
trèo lên buộc mình nào cột thép thu lôi đánh tín hiệu cậu ấy và em còn
ăn chung với nhau nhột đòn bánh tét.
Cậu ấy cắn một miếng. em Cắn một miếng. ăn đến quá ~l~a dòn. cậu áy thôi không an nửa, nói với enl:“Thôi cậu ăn hết đi, Vịnh ăn rứa đủ rồi Vịnh sợ ăn nhiều nặng bụng khó
trèo.
Rồi bao nhiêu đức tính tốt đẹp nhất mà trí tưởng tượng
phong phú của các em có thể nghĩ ra được, các em đều đem gán hết cho
Vịnh. Cứ như vậy, cuộc đời “Chú – thợ – súng – nhỏ” mỗi ngày càng đi xa
hơn cuộc đời thực. và dần biến thành một nhân vật truyền thuyết của
thành Huế.
12
trạm quân y Mặt trận khu C đóng ở Nam Giao,
trong 1 dinh cơ của một chủ hãng buôn giàu có nổi tiếng ở Huế. Chủ nhà
và gia đình đã tản cư trước ngày Huế nổ súng. Mặt trận khu trưng dụng
dinh cơ làm trạm quân y.
Cả dinh cơ rộng hơn một mẫu tây, gồm một tòa nhà hai tầng nằm chính giữa, và nhiều dãy nhà một tầng vây xung
quanh. Khu vườn trước và sau xanh rợp bóng cây ăn quả: mít, xoài, thanh
trà, chôm chôm, vú sữa…
Hàng trăm thương binh của Mặt trận được đưa về đây điều trị. Quỳnh-sơn-ca được bố trí nằm điều trị trong khu
nhà chơi mát góc bên trái vườn. Là thương binh bé nhất trạm, em được cả
trạm từ bác sĩ đến các chị hộ lý đặc biệt chiều chuộng.
Vết thương ở chân em bị nhiễm trùng rất nặng.
Sáng hôm đó, đến trạm chỉ vài giờ sau là em lên cơn sốt giật và bắt đầu mê sảng. Nhiệt độ lên đến bốn mươi độ.
Bàn chân đau sưng đỏ đến tận đầu gối. Chốc chốc cả người em lại co rúm, mắt dại hẳn đi. Chứng tỏ em đang phải chịu đựng những cơn đau nhức khủng
khiếp. Lúc mê sảng tay em cứ đưa lên quờ quạng trước mắt như đang gắng
xua đuổi một vật gì đó, và em cứ nhắc đi nhắc lại một câu: “…Không.
Không… Con không về mô… Con đi Vệ Quốc Đoàn cho tới chết…” Và
gương mặt em lúc này thật tội nghiệp, thật dễ thương và đẹp lạ lùng. Các chị y tá cứu thương mỗi lần ngang qua, đều cúi xuống hôn em. Vùng trán
em trắng xanh như cẩm thạch, bao quanh vừng tóc tơ rối quăn quăn như mũ
miện các hoàng tử trong cổ tích. Đôi mắt em mở to bừng bừng ánh lửa sốt, che rợp hai hàng mi dài cong vút, cái miệng thiên thần. Nhìn một đứa
trẻ như em lên cơn mê sảng quả là một cực hình quá mức chịu đựng của
người lớn. Bác sĩ, y tế, hộ lý và các anh thương binh nhúc nhắc đi lại
được kéo đến đứng ngấp nghé ngoài cửa sổ nhìn em đều phải quay mặt đi
chùi nước mắt.
Hai hôm đầu tình trạng của em có thể nói vô cùng
nguy kịch. Bác sĩ trạm trưởng mấy lần đã định cắt bỏ chân em quá gối.
Nhưng rồi ông bỏ ý định đó. ông cứ lắc lắc cái đầu đội mũ vải trắng ba
cạnh thêu chữ thập đỏ trước trán, chép chép miệng nói lẩm bẩm một mình:
” Tội nghiệp quá đi… Tội nghiệp quá đi’“. ông quyết đấu với thần chết
giành bằng được người chiến sĩ bé bỏng này ra khỏi tay lão ta. ông tập
trung những thứ thuốc tốt nhất của trạm cứu chữa cho em, kết quả ông đã
thắng. Tình trạng em khá dần. Em đã thôi mê sảng, cơn sốt bị đánh lui,
chân tuy vẫn còn sưng đỏ nhưng bớt nhức buốt, ít co giật. Sau một tuần,
em đã nhúc nhắc ngồi dậy được, và ngủ được những giấc dài. Bàn chân đau
của em bớt sưng đỏ trông thấy. Và cũng chỉ trong vòng một tuần mà em nổi tiếng cả trạm về tài gan chịu đau. Vết thương dưới bàn chân em phải xẻ
rộng khoét hết những chỗ thịt thối, mà trạm lúc này không còn lấy một
giọt thuốc tê. Lên bàn chân mổ, các chị y tế lấy băng trói chân tay em
lại và đoán chắc em sẽ khóc thét vùng vẫy ghê gớm lắm. Nhưng em nói với
các chị:
”Dừng trói em, em không vùng mô mà các chị sợi! Không
ngờ đến lúc mổ, các chị y tá, bác sĩ và mấy anh thương binh đứng ngoài
nhìn vào, đều sững sờ kinh ngạc trước sức chịu đựng khó tin của em. Suốt gần một tiếng đồng hồ xẻ rộng vết thương, cắt bỏ thịt thối. Làm thuốc,
băng bó em nằm như dán chặt vào bàn mổ, da mặt tái nhợt, hai hàm răng
nghiến chặt đến nỗi người nhìn phải lo sợ rằng em có thể bị vỡ vụn.
Nhưng em không một tiếng kêu khóc, không một chút vùng vẫy.
Cả người em chỉ co giật nhè nhẹ. Chính những người nhìn em lại khóc, có người phải lấy tay che mặt quay đi.
Sau khi mổ, các chị y tá đưa em trở lại giường hỏi:
Lúc đó em có đau lắm không?
Em tưởng chết mất.
– Thế làm sao em chịu đựng được?
Em mỉm cười, yếu ớt:
– Em.. em dạo lại trong trí nhớ những bản nhạc mà em yêu thích. Em dạo
được ba bản xô nát thì bác sĩ mổ xong… Em chợt im lặng, mắt mở to đăm
đăm nhìn lên trần nhà, hàng mi dài cong vút chớp chớp, như đang mài lắng nghe một âm điệu gì đổ hay lắm, từ một nơi rất xa vọng lại. Em bỗng
chép miệng nói tiếp: “Lúc đó mà em được nghe lại bản nhạc Dòng sông Da – nuýp xanh“… chắc em sẽ đỡ đau hơn nhiều…“. Mấy chị y tá nghe em nói càng ngơ ngác, sững sờ hơn.
13
Gần như ngày nào Mừng và
Vệ-to-đầu cũng thay Nhau chạy lên trạm quân y thăm Quỳnh. Sau ngày
Vịnh-sưa hy sinh, đội trưởng cử Vệ làm tổ trưởng. Hai em phải đảm đương
công việc của cả tổ nên khá vất vả. Cả hai phải chạy như cờ lông công
suốt ngày trên khắp mặt trận, liên lạc, truyền tin, trinh sát, đưa công
văn giấy tờ…
Và bao nhiêu công việc vặt vãnh khác mà người chiến sĩ liên lạc lúc lâm trận phải đảm đương. Hai em phải tranh thủ mọi thời cơ để có thể hàng ngày tạt vào trạm quân y ngồi chơi với bạn một lúc.
Một buổi chiều, Mừng chạy liên lạc lên Chi huy sở trở về, tạt vào trạm quân y thăm Quỳnh. Quỳnh vừa tiêm thuốc xong, chị y tá ngồi ở đầu giường nói chuyện với em, tay vẫn cầm cái hộp xi-ranh và hộp thuốc. Mừng đẩy nhẹ
cửa bước vào phòng. Em đội mũ cứng Tiếp Phòng Quân, vành mũ sụp xuống
che kín trán, áo trấn thủ, ngang lưng thắt xanh – tuy – rông, bên hông
giắt quả lựu đạn O.F, quần xắn quá gối, hai bàn chân trần đen đũi trát
bùn đã khô se. Em bước đến cạnh giường bạn, để lại trên nền đá hoa những lốt chân đen ngòm.
Chào chị?…
– Em lễ phép chào chị y tá, rồi hất vành mũ lên cao, nhìn bạn cười rạng rỡ.
Quỳnh cười với bạn, ngoảnh sang nói với chị y tá:
Bạn em là vua trèo cây đó chị ạ. Bao nhiêu cây cao nhất của Huế mình cậu ta đều đã trèo tuốt lên ngọn…
– Úui chao, em nghịch đến nước ấy à?
Mừng đỏ mặt, bối rối.
Không phải cậu ta trèo nghịch mô chị ạ…- Quỳnh nhìn bạn, ánh mất âu yếm.-
Mình kể chuyện trèo cầy cho chị nghe, cậu đừng giận mình hí…?
Quỳnh… Đừng…?
Quỳnh tảng lờ như không nghe bạn gọi, vừa cười cười vừa kể cho chị y tá nghe
chuyện Mừng đi tìm thuốc cho mẹ. Chuyện Mừng nhập Vệ Quốc Đoàn bằng cách chui bừa vào giữa hàng ngũ của đội…
Nghe chuyện, chị y tá miệng cười mà mắt rớm lệ Chị cầm cổ tay đen đũi của Mừng kéo em lại đứng sát vào mình, nhìn em và nói:
Chị ước chi có quyền được gọi tất cả những kẻ hắt hủi cha mạ, đối xử cha mạ không ra chi, đến ngay đây để được nhìn thấy mặt em…
Quỳnh thổ lộ với chị một niềm mơ ước mà em ấp ủ từ lâu:
Khi mô Huế mình được giải phóng, em sẽ xin học trường nhạc. Em sẽ gắng học
thật giỏi…. Em sẽ sáng tác một vở nhạc kịch, kể chuyện Mừng đi tìm
thuốc cho mẹ. Em tin chắc vở nhạc kịch của em sẽ hay, rất hay…
hay không kém gì vở “Cây sáo thần” của nhạc sĩ MÔ – da. Chị không tin à?
thì chính Mô-da sáng tác vở nhạc kịch đó khi ông ta còn ít tuổi hơn em
bây giờ…
Chị y tá xem chừng chẳng biết mô tê gì chuyện nhạc kịch với MÔ – da. Chị chăm chăm nhìn em rồi chợt hỏi:
Em Mừng thì do đi tìm thuốc cho mẹ mà vô Vệ Quốc Đoàn, còn em thì do cái chi rứa?
Quỳnh mỉm cười khẽ lắc lắc cái đầu xinh đẹp, đội vừng mũ miện tóc tơ quăn rối, chực đánh trống lảng.
Nhưng trước ánh mắt chăm chăm đợi chờ của bạn và chị y tá, em nhỏ nhẻ nói:
– Em đi Vệ Quốc Đoàn vì những bài hát cách mạng… Chị không thể tưởng
tượng được, em yêu nhạc đến như thế nào… Cũng bởi em được nghe nhạc,
học nhạc từ ngày chập chững biết đi. Cả nhà em, mạ em, hai chị em đều
biết chơi dương cầm, nhất là chị Hoài Trang của em, chị ấy chơi dương
cầm hay mê hồn. Nhiều đêm đang ngủ em chợt tỉnh giấc, xung quanh vắng
lặng hoàn toàn, em nghe các bức tường trong phòng em ngân nga hòa nhạc
với nhau… lạ lắm chị ạ, nói chắc chị không tin, nhưng em nghe thật mà. Chúng hòa lại những bản nhạc mà các chị em với em thường đàn. lên năm
tuổi em đã chơi thạo những bàn nhạc ngắn của MÔ – da và em cũng sáng tác được một bản nhạc đầu tiên tên là “Cái chết của con ếch xanh tội
nghiệp“. Ở đây mà có đàn, em sẽ đàn cho chị nghe. Chị và Mừng sẽ khóc và thương con ếch xanh của em cho coi. Hồi còn ở nhà, hễ bao giờ dạo lại
bản nhạc này em cũng khóc. Em thương con ếch xanh quá. Em nghe chị Hoài
Trang em chơi những bản nhạc của Mô-da, của Su-be… em cũng khóc….
Nghe buồn quá à?- chị y tá hỏi.
– Không phải vì buồn đâu chị ạ. – Quỳnh lại lắc lắc nhè nhẹ cái đầu tóc
quăn rối.- Không những bản nhạc ấy không buồn chút nào hết, mà vì nó hay quá, hay đến phát khóc lên. Nhiều lần chỉ mới nghe chị em nhấn mấy hòa
âm đầu tiên là mũi em đã cay xè. Em dễ khóc thật… Cả nhà em vẫn gọi em là thằng – cu – khóc. Thế rồi Cách mạng tháng Tám, các bạn bằng tuổi em trong vùng Vĩ Dạ, đều vào các đội Nhi Đồng Cứu Quốc, tập một hai, đi
biểu tình, mít tinh vui nghê lắm. Em thèm được vào đội như các bạn quá,
nhưng ba mạ, ba mạ không cho. Ba mạ em bảo: Mình là con nhà quyền qúy,
chơi chung chơi lộn với con nhà khố rách áo ôm sao được con! Không hiểu
sao, nghe ba mạ em nói rứa, em bỗng thấy buồn và giận ba mạ em quá
chừng. Em chỉ muốn bỏ nhà trốn đi. lạ cái là từ trước đến nay, em chưa
giám giận ba mạ em lần mô. Ba mạ em cưng chiều em ghê lắm, em là con
trai út độc nhất của ba mạ mà.
Hồi đó có một đơn vị Vệ Quốc
Đoàn đến đóng ở ngôi chùa cách nhà em không xa. Một bữa, em đi chơi
ngang qua, em thấy các anh đang tập họp trước sân chùa, vừa vỗ tay vừa
hát những bài “Bao chiến sĩ anh hùng”, “Đoàn Vệ Quốc Quán một lần ra
đi”, “Diệt phát xít”, “Đuốc gươm thiêng vung cho nước nhà”, “Mắng việt
gian.. em đứng sững lại lắng nghe, và da em tự nhiên nổi hết gai ốc…“. Những bài hát cách mạng em được nghe lần đầu tiên do các anh Vệ Quốc
Đoàn hát lên, làm cho em cảm động hơn cả nhạc của Su-be, của Mô-da, mặc
dầu các anh hát có sai nhạc. Tuy chưa được đọc những bản nhạc ấy, nhưng
vì được học nhạc từ bé nên em biết là các anh hát còn sai nhạc. Thế là
em chạy bay về nhà. Mở đàn dạo lại theo trí nhớ những bài hát vừa được
nghe. Em ghi nó ra giấy, cố mày mò sửa lại cho đúng theo phép tắc hòa âm trong âm nhạc. Nhưng mất cả buổi chiều em vẫn thấy không kết quả lắm.
May quá vừa lúc đó có anh Hoàng Cương, bạn thân của chị Hoài Trang em,
đến chơi. Anh là học sinh năm thứ hai ban tú tài triết học trường Khải
Định. Anh rất giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, cũng là một cây mê
nhạc. Anh ấy có thể ngồi suốt cả buổi, kiến đốt không nhúc nhích để nghe chị Trang em đàn. Khi biết em đang làm gì, anh nói: “Em không phải mất
công mày mò làm gì. Anh có cậu bạn có một tập đầy đủ hết các bài hát
Cách Mạng. Ngày mai cậu ta đã lên đường Nam tiến rồi. Tối nay anh sẽ đến thăm cậu ta, đề nghị cậu ta tặng lại cho em tập bài hát đó“. Sáng hôm
sau anh Cương đến rất sớm mang đến cho em một tập bài hát chép tay,
những bài hát Cách Mạng. Trên trang đầu có ghi dòng chữ với nét chữ
ngang tàng nhưng thật đẹp:
”Anh tặng Quỳnh, chú bé nhạc sĩ tương
lai mà anh chưa được biết mặt. Anh mong em dùng những bài hát này như
người chiến sĩ dùng thanh gươm, khẩu súng, sát cánh cùng các anh, tiêu
diệt kẻ thù không đội trời chung của tổ quốc. Anh Lê Xanh“. Em hỏi anh
Cương:
”Anh Lê Xanh học cùng lớp với anh à?” – “Không, anh ấy là
thợ điện. Cả nhà anh ba đời là thợ điện. Anh chưa được cắp sách đến
trường bao giờ. CÓ lẽ do gần điện từ nhỏ mà anh ấy sáng láng vô cùng. Tự học mà biết cả nhạc, cả vẽ, đọc được sách truyện bằng tiếng Pháp. Anh
hoạt động cách mạng từ hồi bí mật, có chân trong ủy ban khởi nghĩa thành phố Huế mình. Anh ấy là Đảng viên Cộng sản“. Chỉ mới nghe kể thôi mà tự nhiên em thấy yêu anh ấy quá. Em hôn lên chữ ký của anh ấy ba bốn lần
và ước được gặp anh ấy một lần…. Ngày hôm đó em đàn suốt lượt cả
tập bài hát anh Xanh cho. Bài nào cũng hay lạ lùng chị ơi! Hay đến phát
khóc lên được?
Nghe âm thanh những bài hát ấy vang lên dưới mười
ngón tay em, không hiểu sao em muốn bỏ nhà đi, em muốn đi theo các anh
hoạt động bí mật, muốn làm Cách Mạng, làm Vệ Quốc Đoàn Nam tiến, làm
đảng viên Cộng sản như anh Lê Xanh… Bữa đó em đang vừa đàn vừa hát thì ba em bước vào buồng, cau mặt nói: “Mấy cái bài hát ấy ra cái chi mà
con cứ đàn đi đàn lại hoài làm cho cả nhà điếc tai?” Em sửng sốt nhìn ba em: “Hay lắm chứ ba?” Ba em tự nhiên quát lên: “Chỉ có quân khố rách áo ôm, chỉ có tụi cóc nhái nhảy lên làm người mới thích cái thứ bài ‘hát
ấy?” Nếu ba em đánh em, tát em lúc đó em cũng không ngạc nhiên bằng nghe ba nói như vậy Em đứng phắt ngay dậy khỏi ghế kêu lên: “Sao ba lại nói
rứa ba? ĐÓ là những bài hát Cách Mạng mà’” Bỗng nhiên ba em bước đến,
giật tập bài hát đó em đang dựng trên nạp đàn xé roạt roạt thành hàng
chục mảnh, ném qua khung cửa sổ, nói: ‘cách với mạng này!’. Em khóc suốt cả buổi chiều hôm đó, mạ em dỗ chi em cũng nhất định không ăn cơm. Sáng hôm sau, em dậy lúc cả nhà còn đang ngủ, em lấy cái đàn măng-đô-lin mà
từ lâu lấm em không sờ đến, lẻn trốn ra khỏi nhà. Em đi thẳng đến chỗ
đơn vị Vệ Quốc Đoàn, gặp anh chỉ huy, nói: “Anh cho em vô Vệ Quốc Đoàn
với.
Em còn nhỏ, em chưa làm được việc chi thì em đàn em hát cho
các anh nghe. Em dạy hát cho các anh. Các anh hát sai ghê“. Rồi không
đợi cho anh chỉ huy phải hỏi, em vừa đàn vừa hát một lượt tất cả những
bài hát trong tập bài hát Cách Mạng của anh Lê Xanh. Cả đơn vị liền vây
quanh lấy em. Em đàn hát xong một bài, các anh lại vỗ tay hoan hô rầm
rầm. Thế là anh chỉ huy đồng ý lấy em vào đơn vị vùa làm hên lạc vừa dạy hát cho các anh.
Sau đó cha mạ em không đến tìm bắt em về à? – Chị y tá lấy năm ngón tay làm lược, chải chải tóc cho em, hỏi.
CÓ chứ chị. Mạ em, hai chị em, đến tìm em hàng chục lần. Nhưng em cương quyết không về. Em nói:
Con đi Vệ Quốc Đoàn cho đến lúc chết thì thôi, con không về nhà nữa mô!“.
Lúc nhắc lại câu này, cặp mắt mớ to mênh mông của em bỗng tối sầm lại,
và trên vàng môi thơ ngây của em hằn lên một nếp buồn giận không thể gì
nguôi được.
14
Buổi trưa ở trạm quân y. Quỳnh đang nằm,
một tay áp dưới má, ngủ say. Em bỗng choàng tỉnh dậy như bất thình lình
có ai quát gọi sát bên tai. Gương mặt em lộ vẻ bàng hoàng, ngơ ngác. Em
chớp chớp mất, đầu nghiêng nghé như cố hết sức lắng tai nghe một cái gì
đó từ xa vọng tới. Em nhận ra hình như tiếng đàn dương cầm vẳng lại từ
phía tòa nhà chính, nhưng lạ một cái là từng âm thanh rời rạc, vô nghĩa
không ra một giai điệu, hòa âm gì hết. Giống như có một bọn trê nghịch
phá, gõ lung tung bậy bạ lên các phím đàn. Em dụi dụi mắt: “Hay là mình
nằm mê?” Không, rõ ràng em tinh ngủ rồi mà. Và lúc này tiếng đàn vẳng
đến càng vang to hơn. CÓ những âm thanh như kêu thét, có những âm thanh
rền rĩ, chen lấn nhau hỗn loạn. Là một người chơi dương cầm, những âm
thanh như vậy làm cho em cảm thấy nhức nhối khó chịu. em muốn gọi chị y
tá lại hỏi, nhưng không thấy có chị nào thấp thoáng bên ngoài cả. Em
ngồi hẳn day, bàn chân đau băng kín, tráng toát, gác lên thành giường.
Tiếng đàn lại càng rên rú hỗn loạn hơn. Em phải bịt tai lại, vì không
thể chịu đựng được hơn nữa. Em định bước xuống giường, cố lần tìm đến
chỗ có tiếng đàn lạ lùng kỳ quái ấy. Nhưng bàn chân đâu vừa cham đất em
phải rụt ngay lại. Đau quá, em chưa thể đi một mình được. Vừa vặn lúc đó Mừng từ ngoài vườn chạy vào, tay cầm một vật gì sáng trắng mà lúc đầu
Quỳnh không để ý. Thấy bạn gần như ngồi xổm trên giường, Mừng ngạc nhiên hỏi:
Cậu đang làm chi rứa? Rứa mà mình cứ tưởng lúc ni chắc cậu đang ngủ.
Quỳnh hấp tấp hỏi lại bạn:
Cậu có nghe tiếng gì không?
Mừng dỏng tai lên nghe, toét miệng cười:
Aø tiếng kêu cái thùng chi chi ấy, đẹp lắm, ở trong cái buồng nhỏ phía sau ngôi lầu ấy mà.
Rồi Mừng vui vẻ kể cho bạn nghe. Phía sau ngôi lầu có một gian buồng hẹp,
mấy lâu cửa khóa kín. CÓ mấy anh thương binh tìm được ở đâu cái xà beng
rất bự, nậy cửa ra coi bên trong chủ nhà cất giấu cái chi mà khóa đến
hai lớp khóa Vừa lúc đó mình đi ngang qua, thấy rứa cũng tò mò ghé lại
coi chút cho biết tưởng có chi qúy giá lắm. té ra chỉ có một cái bàn rất to. Mà cái bàn ni coi hình thù tức cười ghê lắm, có đến năm cái chân!
Ba chân to ba góc lại thêm hai chân nhỏ nằm giữa gần sít nhau – Mừng bật
cười to và hình ảnh ngộ nghĩnh cái bàn năm chân – Chắc họ sợ hắn đứng
không vững nên mới đóng thêm hai chân phụ nữa cậu hè? Cái nắp bàn rất
dài, mở ra đóng lại được. Mở nắp ra bên trong có một hàng dài những
miếng gỗ nằm sít nhau, trắng như hàm rồng giữa những cái răng trắng nằm
chen những cái răng đen nhỏ hơn mà ngắn hơn. Mấy anh đụng tay vô hàm
răng đó tự nhiên trong bụng cái bàn kêu toáng lên. Đụng mạnh hắn kêu to, đụng nhẹ hẳn kêu nhỏ. Lúc đầu bất thình lình nghe hắn kêu các anh hoảng nhảy lùi cả lại CÓ anh còn nằm rạp xuống đất sợ hắn nổ bất từ như lựu
đạn. Một lúc không có việc chi, các anh mới thi nhau đấm tay vô hàm răng để hấn kêu chơi. Uùi chao?
Hắn mới kêu dữ chứ cậu. Mình cũng hùa mô
đấm chơi, đấm cả răng trắng, cả răng đen đều kêu hết! Đấm chán các anh
lấy mũi dao găm cậy răng hắn ra coi chơi. Mình cũng cạy được một cái
răng trắng đây, định đem cậu coi cho biết. – Mừng đưa cho Quỳnh cái vật
trăng trắng từ nãy tời giờ vẫn cầm lăm lằm trong tay. – Mà gỗ hắn đẹp
ghê lắm cậu ơi, chùi lớp bụi đi cái, bóng loáng soi gương được Rứa là
các anh lại lấy mũi dao găm, lưỡi lê thi nhau nậy gỗ định đem cưa làm“ra két” đánh kiện. Mình cũng muốn cạy một miếng chơi nhưng không mượn
được dao, tiếc quá Mải hào hứng kể, Mừng không để ý gương mặt bạn mỗi
lúc một thêm tái nhợt. Quỳnh thảng thốt kêu lên như bất chợt bị ai chọc
mạnh vào vết thương dưới gan bàn chân:
Ui chao! Cái pi-a-nô! Mừng ngơ ngác nhìn bạn.
– Cậu làm răng rứa? Vết thương lại đau à?
– Không, không phải, cái bàn năm chân đó chính là cái đàn dương cầm đó cậu ơi! Đàn à?
– Mừng trố mắt hỏi.
– Giống như cái ở nhà cậu mà hồi trước lần mô đi ngang qua mình cũng nghe tiếng không?
Đúng rồi! Mà cái bàn này còn qúy hơn gấp bao nhiêu lần cái đàn ở nhà mình
ấy! Hắn có đàn được bài “Bao chiến sĩ anh hùng” với Vệ Quốc Quân một lần ra đi” không?
Đàn được tất! không có bài chi là đàn được.
Ui
chao, rứa mà các anh cạy ván vặn răng hắn e hắn hư mất thôi cậu ơi. –
Bây giờ đến lượt Mừng sửng sờ nói. Nỗi lo lảng của bạn đã thật sự lây
sang em, mặc dầu là lần đầu tiên em được nhìn thấy cây đàn dương cầm mà
tất cả giá trị của nó đối với em là đàn được bài “Bao chiến chiến sĩ anh hùng”, bài “Vệ Quốc Quân một lần ra đi” Để mình chạy ngay lên can các
anh, may ra còn kịp.
– Mừng vội vàng chớm chân định chạy.
Nhưng Quỳnh rất nhanh chồm ra khỏi gương vòng hai tay ôm choàng cổ bạn, nói giọng vô cùng khẩn khoản:
Cậu cõng mình đi theo với. Đã lâu lắm mình không được mó tay đến các phím đàn. Mình thèm quá, nhớ quá cậu ơi?
Không kịp suy nghĩ lâu la. Mừng ngoặc luôn hai tay ra sau lưng ôm vòng hai
chân bạn, xốc bạn lên lưng rồi cứ thế chạy thẳng một mạch không kịp thở, đến gian phòng có để chiếc dương cầm qúy giá sắp bị phá nát.
Chưa đến cửa, Mừng đã lato đến hụt hơi:
– Các anh ơi, đừng phá! Đừng phá! Cái đàn, cái đàn…nó hát được “Bao
chiến sĩ anh hùng với Vệ Quốc Quân một lần ra đi” các anh ơi…
Trong phòng, quanh cái đàn dương cầm lớn chiếm gần kín nửa gian buồng, năm
sáu anh thương binh người băng trán, người băng chân… người cầm dao,
người cầm mã tấu, nậy, chặt lớp gỗ màu cánh dán bóng loáng của chiếc
đàn. Quang cảnh giống hệt những người đi săn lúc hè nhau cắt xẻo con thú rừng to lớn vừa bị bắn hạ. Nghe tiếng kêu hớt hải của Mùng. Các anh
dừng tay cả lại. Mừng đặt bạn ngồi xuống chiếc ghế đẩu mặt tròn kê sát
tường, há hốc miệng thở đến muốn đứt hơi. Quỳnh nhìn chiếc đàn bị cạy
chặt nham nhở miệng bỗng mếu xệch sắp khóc:
Ui chao! – Các anh phá sập cả cái cầu Tràng Tiền em cũng không tiếc bằng….
Không còn nhớ gì đến cái chân đau. Quỳnh nhảy xuống ghế chạy nhào đến. Mừng thất sắc kêu:
– Ui Quỳnh! Em chụp lấy cái ghế chạy theo đặt cho bạn ngồi Ngồi trước
chiếc đàn dương cầm to lớn đồ sộ, nom Quỳnh lại còn nhỏ bé hơn. Mặt em
vụt tái đi khi tia mắt long lanh của em chạm phải màu sáng trắng lấp
lánh những phím đàn. Hai bàn tay ngón thon dài như tạc bằng cấm thạch
của em bỗng như hai cánh chim lướt bay là là trên dãy phím đàn. Cả gian buồng tranh tối tranh sáng phút chốc tràn ngập những âm thanh thánh
thót, trầm bổng du dương. hay đến nỗi các anh đang đứng vây quanh đánh
rơi cả mã tấu. dao găm xuống đất Các anh đứng sửng miệng há hốc nhìn em
như nhìn một nhân vật trong truyền thần tiên Gương mặt Quỳnh sáng bừng:
rạng rỡ như cây đèn lồng bỗng được thắp sáng ngọn nến ở bên trong. ôi
may mắn làm sao, cây đàn vỏ ngoài tuy bị phá hỏng khá nặng nhưng âm
thanh vẫn còn nguyên vẹn Em ngước lên nhìn khắp lượt các anh. hai tay em vẫn không ngừng chơi đàn ánh mắt em nồng nàn âu yếm, như thằm cảm ơn
các anh đã không động đến âm thanh qúy báu của nó Cây đàn pi – a – nô
lúc này sao mà giống con sơn ca bi người ta vặt trụi nhiều mảng lông.
nhưng tiếng hót của nó may mắn chưa suy chuyển. Và nó đang hót lên những giai điệu tuyệt vời dưới hai bàn tay điều khiển của chú bé liên lạc.
Mấy anh Vệ Quốc Đoàn đang đứng vây quanh cây đàn nhìn em kia, đều là
những nông dân cùng khổ vùng Kế Môn, Đại Lược. Cả một đời họ chỉ được
biết cây đàn qua câu chuyện Thạch Sanh: “Tích tịch tình tang, ai mang
công chúa dưới hang lên lầu”.
Đây là lần đầu tiên họ được nghe tiếng đàn, thấy cây đàn có thật trong cuộc đời. HỌ nhìn em với cặp mắt hối
lỗi, như muốn nói: “Em đừng giận các anh mà tội. Dưới thời nô lệ thằng
Tây, các anh phải sống trong cùng khốn, đói rét, u mê, tối tăm. Các anh
mô có biết cái bàn năm chân ni là cái đờn, nên các anh mới lỡ phá… Chừ được em nói cho biết rồi, đứa mô mà dám làm hư hoại nó, các anh sẽ cho
biết tay’“.
Quỳnh lúc này đă hoàn toàn đắm mình vào âm nhạc.
Tiếng đàn của em mỗi lúc một thêm ngân vang, dồn dập, quyến rũ… Từ
những giai điệu dịu dàng, mơ màng, uyển chuyển như dòng sông Hương êm
đềm trôi dưới ánh trăng, em vụt chuyển sang những giai điệu hùng tráng
sôi sục của những ca khúc Cách Mạng. Dưới hai bàn tay mềm mại trẻ thơ
của em, cây đàn phút chốc hóa thành một đơn vị Vệ Quốc Đoàn đang rầm rập tiến ra Mặt trận trong tiếng hát vang trời:
”Ra đi ra đi bảo tồn sông núi Ra đi ra đi thở chết không lui…
Cờ tay phật phới… “ Gian phòng đứng chật kín người từ lúc nào không ai
hay. Thương binh, bác sĩ, y tá, hộ lý khắp cả trạm quân y nghe tiếng đàn dương cầm đột ngột vang lên, liền gọi nhau, dắt nhau, dìu nhau kéo đến
mỗi lúc một đông.
âm nhạc Cách Mạng sục sôi nghĩa khí cuốn hút họ như một dòng thác, một cơn lốc. Một người nào đó, rồi tất cả đám đông,
đứng vây quanh cây đàn và chú bé liên lạc, cùng cất vang tiếng hát hòa
theo:
” Ngựa phi nơi xa kia nghe tiếng súng bên trời điệu kèn rộn ràng…” Ở tầng gác hai, có một anh thương binh trẻ măng bị thủng nát
hết ruột, đang giờ phút hấp hối, nghe tiếng đàn từ tầng dưới vảng lên,
tự nhiên anh tỉnh táo hẳn lại Anh nằng nặc đòi các chị y tá khiêng anh
xuống chỗ có tiếng đàn để anh được nghe rõ hơn trước khi chết.
Thương anh quá, các chị phải chiều anh, vực anh vào cáng, sẽ sàng khiêng anh
xuống. Đám đông rẽ ra nhường lối cho cáng anh đi vào sát bẽn chỗ Quỳnh
ngồi đánh đàn.
Anh mở to đôi mắt nhìn Quỳnh. ánh mắt anh như ánh lửa
xao xuyến, rung rinh sắp lụi tắt, trân trân dõi theo đôi bàn tay con nít trắng xanh của chú bé chiến sĩ múa lượn trên dãy phím đàn trắng, đen,
lấp lóa. Miệng anh he hé như muốn uống cạn tiếng đàn để lấp kín những
chỗ gan ruột của mình bị đạn giặc phá thủng nát. Dàn ngân lên một giai
điệu cao vút, anh bung chống mạnh hai khuỷu tay xuống cáng, cố hết sức
dưới cao đầu lên nhìn Quỳnh, tia nhìn ngầm ngập yêu thương. Đôi môi
trắng bệch của anh mấp máy thì thào:
– Cảm ơn em’..
Rồi anh vật đầu xuống cáng, thở hắt ra, trút hơi thở cuối cùng.
15
Tình hình Mặt trận Huế lúc này có những biến chuyển hết sức quan trọng. Cục
diện chiến đấu xoay chiều mỗi ngày thêm bất lợi cho quân ta.
Ngày 17 tháng 1 năm 1947, quân tiếp viện của giặc từ Pháp sang đã đồ bộ lên
vùng Thừa Lưu, Lăng Cô, phía cực nam của tỉnh Thùa Thiền. Từ Huế đến
Lăng CÔ chi hơn sáu mươi cây số. Tụi giặc tiếp viện gồm những binh đoàn
tinh nhuệ nhất của quân viễn chinh Pháp. Khoảng năm nghìn tên do hai tên thực dân cáo già là đại tá La-rô-cờ và trung tá đô-rê chỉ huy.
Vừa đặt chân lên đất liền, bọn giặc đã nhanh chóng chia thành nhiều mũi,
hình thành nhiều gọng kìm, ồ ạt tấn công ra phía Bắc Thừa Thiền. Chúng
cố tiến thật nhanh đến Huế để giải vây cho đồng bọn bị vây hãm, có nguy
cơ bị quân ta tiêu diệt.
Tiểu đoàn Mười tám có nhiệm vụ trấn giữ
mặt trận phía Nam đã chiến đấu hết sức quyết hệt để ghìm chân bọn giặc
đổ bộ lại. Trong khi đó, các đơn vị vây hãm giặc ở Huế cũng dồn hết sức
để tấn công địch, với hy vọng tiêu diệt được chúng trước khi bọn tiếp
viện đến kịp. Trong đợt tấn công này quân ta đã thắng những trận xuất
sắc:
tiêu diệt vị trí miếu Đại Càng, bắn ba chiếc máy bay Mô-ran ở vùng núi Tam Thai.
Nhưng thế giặc lúc này đang quá mạnh. Phòng tuyến phía nam quần ta phải vừa
đánh vừa lùi, rút bỏ hết phòng tuyến phòng ngự này đến phòng tuyến phòng ngự khác.
Trước tình hình khẩn cấp, ban chi huy trung đoàn điều động một số đơn vị đang tham chiến ở Huế, tăng viện cho mặt trận phía Nam.
Chỉ huy trưởng mặt trận khu C Phùng Đông cũng được điều động về chỉ huy
mặt trận này.
Gần một chục đội viên thiếu niên trinh sát được cử đi theo các đơn vị tăng viện.
Vệ to đầu được chỉ huy trưởng Mặt trận khu C lấy đi theo làm liên lạc cho
ông. Một giờ trước lúc lên đường, em gọi điện thoại cho Hiền:
– A lô, Hiền đấy à. Hai giờ chiều nay mình phải theo Chỉ huy trưởng vào Mặt trận phía nam. Gấp quá mình không đến gặp cậu được. Quân ta đang chặn
tụi Tây ở đèo Mũi Né đánh nhau đã hai ngày nay rồi Chỉ huy trưởng bảo
phải phi ngựa suốt cả đêm hôm nay mới kịp đến để chỉ huy. Trận ni chắc
gay go ghê lắm. Không biết có còn dịp gặp lại cậu không… Nếu có
chuyện gì cậu đừng quên mình nghe. à, mình được phát một con ngựa cậu ạ. Con ngựa đen, bộ dạng thì xấu đui nhưng chạy hay tuyệt trần đời. Mình
dám thách đua với tất cả ngựa của trung đoàn, kể cả con Ca-tê-lin của
Bảo Đại. Cậu đã luyện được cái môn lộn nhào hai vòng liền chưa? Chưa à?
Kém thế… Vệ khúc khích cười – Bữa mô gặp lại, mình sẽ kể chuyện cho
cậu Mình phải sắm sẵn cái roi mây thật vót, luyện không chăm, ăn roi cấm khóc nghe! à, mình gửi cho cậu cái mũ ca lô của mình ở chỗ đội trưởng
ấy…
Ở đầu giây đàng kia, Hiền cầm máy nghe những lời bông đùa
của bạn mà tự nhiên rơm rớm nước mắt. Hai đứa mê nhau lạ lùng. Hiền đêm
nằm ngủ, nói mớ cũng gọi tên Vệ-to-đầu.
16
Khoảng ba giờ
chiều Vệ-to-đầu, từ trong cái biển lửa và khói dọc tuyến phòng ngự ven
sông Ruồi cưỡi con ngựa đen như đã bị lửa nung thành than, phi về phía
ngôi nhà Ban chỉ huy mặt trận đóng.
Chỉ cần nhìn em cũng đủ biết
công tác liên lạc ở mặt trận ở phía Nam này vất vả biết chừng nào. Thay
mũ ca lô em đội cái mũ cát bẹp dúm dó. Mặt em, đen nhẻm, lấm lem cát
bụi, khói đạn… Cái áo quân phục ca ki dày như mo nang rách toạc hai ba chỗ trên vai, trên lưng. Chiếc quần dài ướt sũng nước đến thắt lưng,
hai ống quần bê bết bùn.
Suốt ngày hôm nay, hầu như không mấy lúc em
rời khỏi lưng ngựa. Mỗi ngày em phải phi ngựa không biết bao nhiêu lần
dọc phòng tuyến lửa đạn bời bời, để truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu của
Chỉ huy trướng đến các đơn vi và lấy tin tức cái đơn vị về báo cáo với
Chỉ huy trưởng. Nhiều bữa em vội đến nỗi ăn vắt cơm nắm cũng phải ngồi
trẽn lưng ngựa mà ăn.
Là liên lạc của Chỉ huy trưởng, phạm vi
phải chạy liên lạc của em rất rộng, khắp cả phòng tuyến. Nếu không có sự nhanh nhẹn lạ kỳ, sức dẻo dai hiếm có và lòng gan dạ đến liều lĩnh của
một diễn viên xiếc chuyên nghề nhào lộn, và đứng làm bia sống cho trò
ném dao găm, thì chắc em khó mà đảm đương nổi nhiệm vụ.
Chỉ huy
trưởng vừa ra dứt lệnh đã thấy em ngồi chễm chệ trên lưng ngựa, mũ đội
hất lên trước trán, tay cầm dây cương, mái tóc quăn đen như lông quạ,
lâu ngày không cắt buông lòa xòa quanh mũ, phủ kín cả gáy Em giống một
kỵ sĩ xưa minh họa trong sách. Và mặc cho đạn đại bác nổ đinh tai,
choáng óc, mặc cho đạn súng trường, súng máy bay vù vù quanh mình như
một đàn ong vỡ tổ, mặc cho nhà cháy, tường sập, cây đổ, em vẫn cúi rạp
trên mình ngựa, thúc gót, giật cương, lao vút đi như một mũi tên đen. Em phi ngựa vọt qua những hàng rào xương rồng cao ngất nghểu, bay qua
những mương nước rộng đầy nước. Trong cách phi ngựa của em vừa có cái
gan dạ của người chiến sĩ lúc lâm trận lại có cái tài ba của một tay
diễn xiếc lành nghề Nhiều lúc đang phi ngựa rất nhanh chợt nghe tiếng
đạn súng cầu vồng kêu xoẹt xoẹt muốn rơi gần, em ghìm ngay ngựa lại, đâm bổ cả người lẫn ngựa xuống giao thông hào để tránh đạn. Chì huy trưởng! và các anh lớn nhìn em phi ngựa mà lo sợ thay cho em.
Nhiều làn thấy đạn giặc nổ rát trên dọc lối đi, các anh hớt hải chạy đuổi theo gọi:
vệ! vệ! Quay lại đã! Dứt đợt súng rồi hãy đi! Nghe các anh gọi em càng thúc ngựa phi nhanh hơn, ngoái đầu lại nói to:
Không can chi mô! Đạn nó tránh em mà?
Cặp mắt to, đen láy, dịu dàng như mắt nai, sáng long lanh dưới vành mũ cứng.
Dọc đường em thường gặp các bạn trong đội cũng đang chạy liên lạc. Các bạn
cũng vất vả không kém, chạy như cờ lông công suốt ngày, mà lại chạy chân đất.
Thường vội quá nên mỗi lần gặp nhau chúng chi kịp hỏi. “Cậu đó à?” Rồi lao vút đi. Vừa rồi, lúc phi ngựa vọt qua dãy giao thông
hào, em gặp Tê ở tổ Năm, cởi trần, mặt độc cái quần đùi rách toạc đến
bẹn, lưng đeo hai quả lựu đạn mỏ vịt, đang lội ào qua một con hói. Vệ
ghìm cương lại:
Tề, cậu đi mô đó?
Tớ đi tìm o cứu thương đến chuyển mấy anh thương binh đi.
Vệ ngồi trên lưng ngựa, Tề đứng dưới con hói, nước ngập đến thắt lưng.
Lai bị thương cậu biết chưa? Vệ hỏi Tớ cõng hắn về trạm quân y chớ ai – Tề
nói. – Lúc đánh bi cõng hán nhẹ tưng mà răng lúc bị thương hắn nặng đến
rứa không biết! Liệu phòng tuyến có giữ nổi không cậu?
Khó lắm. Tụi hắn nhiều súng đạn quá. Cậu có đói không?
– Gần chết! Vệ thò tay vào trong bụng áo lấy vắt cơm lĩnh từ sáng đến giờ chưa kịp ăn.
Bắt nghe! – Em tì chân vào hai bàn đạp, nhón cao người ném vắt cơm cho bạn.
Tề nhảy lên, bát trượt. Vắt cơm rơi tõm xuống nước Tề liền nhào theo vắt
cơm, chổng mông mò lặn như con vịt mò mồi. MÒ được vắt cơm ướt nhoét, Tề cầm chặt hai tay, đưa lên miệng nhá luôn. Vùa nhồm nhoàm nhai, em vừa
nhìn lên bạn, đầu gật gật tỏ ý ngon lắm Rồi vừa nhá cơm em vừa tiếp tục
lội qua con hói.
Đạn giặc từ phía bờ sông bắn sang kêu chịu chịu trên đầu em. Tề đưa tay lên đầu phủi phủi tỏ ý coi khinh.
Vệ đến ngôi nhà chỉ huy sở đóng cách phòng tuyến chừng hơn cây số,
Vệ-to-đầu cho ngựa phi thẳng vào đến cửa nhà bếp. Em nhảy xuống đất, nói với mấy chị cấp dưỡng:
Còn vắt cơm mô cho em một vắt. Em đói xều mểu…
Một chị mở thúng lấy vắt cơm nắm và gói thịt heo kho mặn gói trong mảnh lá chuối hơ lửa, đưa cho em.
Em vắt dây cương ngựa lên chốt cửa, chùi hai bàn tay lấm lem và nồng nặc
mùi mồ hôi ngựa vào đít quần, đón lấy vắt cơm và gói thịt. Em bẻ đôi vắt cơm đút một nửa vào mồm con ngựa đang đứng thở phì phò rồi dựa lưng vào khung cửa, đưa vắt cơm lên miệng cắn. Mới cắn được một miếng thì Chỉ
huy trưởng từ trẽn nhà đi xuống. Đầu ông đội mũ cát và mặc bộ quân phục
lấm lem đất bùn. ông đưa cho em một mảnh giấy gấp làm tư và nói:
Em xuống ngay chỗ đại đội anh Vị vố ta, đưa lá thư này cho tôi.
Cặp mắt sâu hoắm của ông chợt dừng lại trên gương mặt lấm lem khói đạn, bộ
áo quần rách toạc dính đầy bùn đất, ướt sũng, và cái thân hình bé nhỏ
mệt nhoài của em run run dựa vào khung cửa…
– Em mệt quá phải không? – ông hỏi giọng trầm hẳn xuống.
– Em lên nhà nằm nghỉ đi một lúc, tôi gọi đồng chí Phương đi thay cũng được.
Nhưng Vê-to-đầu đã nhanh nhẹn đứng thẳng lên, luồn nửa nắm cơm cắn dở lẫn gói thịt heo kho mặn vào bên trong áo sơ mi. Em chùi hai tay vào đít quần,
cầm lấy bức thư trong tay chỉ huy trưởng, cẩn thận đút vào túi áo sơ mi. Một tay cần lấy cương ngựa, tay kia trở mu bàn tay chùi miệng, nói:
Báo cáo anh, em đi được. Em chỉ hơi đói tí thôi.
Đường từ đây đến chỗ đại đội anh Vy bây giờ bị đạn đại bác, moóc-chê nó làm
lung tung cả lên. Anh Phương không thạo đường sẽ lạc mất.
Chưa
kịp để cho chỉ huy trưởng có ý kiến, em đã dắt con ngựa ra giữa sân, nhẹ nhàng phục lên yên. Em thúc gót giật dây cương, con ngựa tung bốn vó
bay qua hàng rào chè tàu trước mặt. Chỉ huy trướng chỉ còn biết đứng
lặng lẽ nhìn theo. ông lẩm bẩm: “Hết chiến tranh mình phải đưa thằng bé
về nhà cho nó đi học…“.
vệ đến gặp đại đội trưởng VỴ đúng vào
lúc đại đội ông đánh bật được đợt “a-la-xô” thứ nhất của giặc. ông cầm
lấy bức thư em trao chưa kịp đọc thì giặc dưới sông lại ào lên “a-la-xô” đợt thứ hai. ông vọt nên khỏi chiến hào, chạy! thẳng đến chỗ bố trí cầm khẩu trúng liên F.M. Độc nhất của đại đội, định cho đưa súng ra mé sông để quét bọn giác đổ bộ. Nhưng mới chạy được chục bước thì ông bị trúng
đạn. ông ngã dúi, mặt úp xuống đất bị đạn cày nát, khẩu cạc bin cầm
trong tay văng ra bên cạch. Mác cho đạn bắn mỗi lúc một rát, Vệ nhảy
lên khỏi chiến hào, lăn tròn như con quay thẳng đến chỗ đại đội trưởng.
NÓ tưởng ông chỉ bị thương, nhưng khi thấy trán ông vỡ toác thì nó khóc
òa lên, và nép sau xác ông để tránh đạn. Hai anh ban trung liên cũng vừa lăn đến kịp, kéo xác ông v~e phía sau. Vệ bò sát đất đến chỗ khẩu cạc
bin, chụp lấy khẩu súng lăn trở về giao thông hào.
Khoác khẩu súng lên vai, nó phi ngựa như bay về báo cáo với chỉ huy trưởng.
17
Sau đó chỉ hơn nữa tiếng đồng hồ, phòng tuyến sông Ruồi bị chọc thủng. Chỉ
huy trưởng quyết định để lại một bộ phận nhỏ kìm chân giác, còn đại bộ
phận rút lui về giữ phòng tuyến sông Nong. cách sông Ruồi chừng mười cây số.
Chỉ huy trưởng, Vệ, anh Phương cần vụ là những chiến sĩ cuối cùng rời khỏi phòng tuyến sông Ruồi.
Trời chiều đột nhiên hửng nắng. Ba người đã lui cách sông Ruồi chừng ba cây
số. HỌ cùng cúi rạp người trên mình ngựa, cố thúc phi thật nhanh vượt
qua một quãng đường rất trống. Dọc hai bên con đường rải nhựa không một
bóng cây, những vồng khoai lang mới trồng chạy dài tít tắp. Anh Phương
cưỡi ngựa phi sau cùng, bỗng kêu hét lên:
Máy bay nó đuổi theo
ta đế ế ế…! Chỉ huy trưởng và Vệ ngồi trên mình ngựa cùng ngoái đầu
lại. Trên nền trời chiều vàng nắng, cuồn cuộn lửa khói và vang ầm tiếng
nổ phía sau, bốn chiếc máy bay cổ ngỗng đang cắm đuôi nhau lao vùn vụt
về phía ba người. Thoáng nhìn, Chỉ huy trưởng biết lũ máy bay đã nhìn
thấy mình vì mục tiêu di động của ba người trên quãng đường quá trống
trải. ông hô lớn:
– Tản ngay ra hai bên đường! Phương cuống quá,
quất ngựa chạy bừa xuống ruộng khoai rồi hai tay ôm chặt lấy cổ ngựa mặc cho nó muốn đưa mình đến đâu thì đến. Chỉ huy trưởng kéo cương thật
nhanh, rời khỏi đường nhựa và phóng đến một lùm cây thấp cách đường
chừng tràm mét.
Vệ ghìm cương ngựa, đưa mắt rất nhanh nhìn bao
quát địa hình chung quanh. Em thấy không có một chỗ nào gần đó khả dĩ
núp được. Nhưng không một chút rối ta, em chợt nhận ra con ngựa cho nằm
ẹp xuống mặt đường, và em nằm ép sát vào một bên, đầu gối lên cố ngựa,
em ngửa mặt chăm chú quan sát bầu trời. Lũ máy bay cồ ngỗng đen trùi
trũi to dần lên một cách khủng khiếp. Tiếng gầm rít của chúng như những
chiếc khoan xoáy sâu vào màng nhĩ. Chiếc máy bay đầu đàn bỗng chúc đầu
lao thằng hướng lùm cây mà chỉ huy trưởng vừa nhảy vào núp. Em kinh
hoàng thét lên “ối’” tim như muốn ngừng đập. Cặp mắt em mở to, thất sắc, dán chặt vào đường lao chênh chếnh với tốc độ chóng mặt của chiếc máy
bay. Tuy vậy em vẫn còn đủ trí tỉnh táo để hiểu ra tại sao chiếc máy bay lại lao đúng lùm cây mà chỉ huy trưởng núp. Chỉ vì con ngựa! con ngựa
trắng cao lớn, quá hoảng vì tiếng gầm rít của máy bay đã không chạy đi
lại rúc đầu đúng bụi cây đó.
Hai vó sau nó đã hất lia lịa như lúc gặp thú dữ. Cái thân hình trắng toát của con ngựa chuyển động liên tiếp trẽn nền! xanh của lùm cây, đứng xa hàng cây số cũng nhìn thấy.
Hai
cánh máy bay chớp chớp lửa. Một tràng nổ xé tai. Đất đá quanh lùm cây và con ngựa bị cày tung lên mờ mịt. Bắn xong loạt đạn chiếc máy bay ngóc
đầu nhào lên.”Không đuổi ngay con ngựa trắng đi thì Chỉ huy trưởng nguy
mất. Ba chiếc máy bay sau cũng đang hằm hè sửa soạn lao xuống“. Ý nghĩ
đó làm Vệ-to-đầu quên hết sợ hãi, hiểm nguy. Em đứng bật ngay dậy, lôi
mạnh con ngựa đứng lên theo, thót lên yên, phi thẳng đến lùm cây chỉ huy trưởng núp. Em hỏi to:
– Chỉ huy trưởng có việc gì không ạ?
– Không, không sao cả!
– Tiếng chỉ huy trưởng bình tĩnh đáp lại trong lùm cây. Em núp ngay đi, chiếc thứ hai sấp sửa bổ nhào đấy!
Nhưng Vệ không kịp đáp lại. Thời gian phải tranh thủ từng khắc một. Em kẹp
chặt đùi vào hông ngựa nhoài người túm lấy dây cương con ngựa trắng,
nghiến răng giật mạnh lôi đầu nó ra khỏi lùm cây. Con ngựa hý vang, cất
cao cổ, dẫm bốn vó như muốn cưỡng lại. NÓ tức giật vung báng súng
cạc-bin quật mạnh vào bông con ngựa, rồi thúc gót con ngựa đen phi thẳng ra giữa đồng trống, lôi theo cả con ngựa trắng. Chỉ huy trưởng núp
trong lùm cây nhìn ra, ông đã hiểu chú bé liên lạc của ông muốn làm gì.
ông thấy cổ mình đau nghẹn: “ôi, chú bé nguy mất’“. Và ông cũng không
nén được cảm phục chú bé liên lạc của ông. ông tự hỏi: “Ai dạy cho và từ bao giờ, mà trong cái phút hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc như vậy, nó
đã cưỡi ngựa, bắt ngựa, đánh ngựa lôi ngựa đi với những động tác tuyệt
vời khéo léo và chính xác của những trang kỵ mã lão luyện tài ba nhất?“.
Chiếc máy bay thứ hai đã ầm ầm lao đến về phía vệ to đầu, nó vừa phi ngựa vừa ngoái nhìn chiếc máy bay. NÓ cố phi sao cho thật lộ, hút được cả lũ máy bay về phía sau mình.
Mất mục tiêu, chiếc máy bay sửa soạn bổ nhào nhả đạn, đành phải chuyển sang lượn vòng tìm kiếm.
vệ to-đầu dắt con ngựa trắng mỗi lúc một xa hơn lùm cây Chi huy trưởng
núp. NÓ nhìn chiếc máy bay bị mất mục tiêu đang gầm rít tức tối lượn đảo quanh bầu trời. nó khoái chí quát to với chiếc máy bay:
– Mi
tưởng mi giết được cấp chi huy của tao là dễ iắm à? Đừng hòng! Tao chấp
cả cha con dòng họ thực dân nhà bay đó! Nhưng chiếc máy bay thứ ba đã
nhìn thấy mục tiêu.
nó vùn vụt lao đuổi theo hai con ngựa và tay kỵ mã tí hon, đang phi như đùa chơi giữa cánh đồng không một bóng cây này.
Chà, cái tụi ni có vẻ cay cú, muốn giết cho bằng được kẻ yếu thế dưới mặt
đất này! Vệ lúc này đã hoàn toàn yên tâm về Chi huy trưởng.
Em
phấn chấn hẳn lên khi thấy mình đã đánh lừa được tụi máy bay giặc. Vè
mát em trở nên ranh mãnh như lúc cùng các bạn chơi trò-trốn tìm. Em buộc cương hai con ngựa vào nhau. MẶt em vênh vênh nhìn lên trời, mắt bám
sát đường bay của thằng giặc. Chờ cho chiếc máy bay bổ nhào lao thẳng về phía mình, em mới nhún mạnh hai bàn đạp. quăng mình như bay từ trên
lưng ngựa xuống cái rãnh giữa hai luống khoai. Động tác em nhanh nhẹ đến nỗi con ngựa đen không hề hay biết cứ tiếp tục lồng bốn vó phi về phía
trước kéo theo con ngựa bạch Tiếng đạn nổ xé tai. vạt đất bị cày tung
toé cách xa em hàng chục mét Chiếc máy bay thứ tư cắn đuổi chiếc thứ ba. chúc đầu lao thẳng xuống hai con ngựa đang lồng chạy Cánh máy bay chớp
chớp lửa.
Nằm giữa hai luống khoai, ngửa mặt nhìn lên, tim Vệ như muốn nhảy thót ra khỏi lồng ngực Em lo sợ cho hai con ngựa.
-Trượt cha chúng mày rồi!
– Vệ ngồi bật đậy reo to khi thấy dứt loạt đạn hai con ngựa lại càng lồng lên phi nhanh hơn.
Chắc đã bắn hết đạn, bốn chiếc máy bay họp thành đội hình hàng dọc, cắn đuôi nhau bay trở vê hướng Nam. Bầu trời bỗng trở nên yên tĩnh một cách dị
thường. Vệ vùng ngay dậy, nhảy vọt qua từng hai ba vồng khoai một, chạy
về phía Chi huy trưởng. Chỉ huy trưởng cũng từ trong lùm cây chui ra.
ông bước lên mô đất gần đó, một bàn tay khum khum đưa lên mày che ánh
nắng chiều chênh chếch sắp tắt, nhìn theo bốn chiếc máy bay lúc này chi
còn là bốn chấm đen.
CÓ tiếng sột soạt phía sau lưng. Hai người
cùng quay lại. Hai con ngựa. dây cương buộc vào nhau đã quay về từ lúc
nào và đang bình thản rứt những mầm khoai.lang mới nhú non mơn mởn.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!