Tuổi Thơ Dữ Dội
Chương 9: Phần thứ tư
1
Chiếm xong Huế, giải vây được cho đồng bọn bị quân ta vây hãm sau gần hai
tháng, viện binh giặc tiếp – tục đánh dốc ra phía Bắc Thừa Thiên. Thế
giặc mạnh như lũ tràn. Các làng xã nằm ven đường số một: An Hòa, Hiền
Sĩ, Phú ốc, Phò Trạch, Mỹ Chánh… Lần lượt lọt vào tay chúng.
Cuộc kháng chiến của tinh Thừa Thiên bước vào thời kỳ khó khăn, gian khổ, đen tối nhất.
Khoảng mười lăm ngày sau khi chiếm đóng Huế, giặc Pháp đã thiết lập xong chính quyền bù nhìn. Tên Nguyễn Khoa Toàn – hồi Pháp thuộc làm đốc học, mấy
lần ẩn núp Ở xó xinh nào nay chui ra lên ghế tỉnh trưởng.
Chúng cấp
tốc cho dọn dẹp sửa sang lại thành phố, phục hồi sinh hoạt. Chúng ráo
riết dựng gấp bộ máy kìm kẹp, đàn áp nhân dân. Ngoảnh đi ngoảnh lại khắp thành phố đã mọc lên nhan nhản nào Ty An Ninh, sở mật thám Phòng Nhì,
sở mật thám Liên Bang, ty Cảnh sát, nhà tù-..
Những tên lính ngụy đầu tiên xuất hiện trên đường phố Huế. Chúng vừa được bọn Pháp tuyển dụng
trong vòng mười hôm trở lại nên chưa có đồng phục, ăn bận táp nham như
thường dân. Ðứa sơ mi cộc tay, quần “Soóc, chân đất; đứa áo vét tông
cháo lòng đội mũ phớt; đứa áo quần bà ba, kéo guốc lẹp kẹp; trước ngực
áo đeo lủng lẳng tấm biển bằng bìa cứng, hình quả trám, to bằng cỡ bàn
tay, nền vàng, viền đỏ có ba chữ B.V.Q (bảo vệ quân) Hàng ngày máy bay
đakôta bay lượn từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh, xổ truyền đơn trắng xóa. “Hỡi đồng bào!
Ai tản cư đâu thì nên mau mau hồi cư về thành phố.
Ðồng bào về được quân đội liên hiệp Pháp và chính phủ Nam triều che chở, bảo vệ như xưa. Cấm không được chạy theo Việt Minh! Chạy theo Việt Minh là
cầm – chắc cái chết trong tay. Quân lính của Việt Minh đã bị quân đội
Pháp đánh cho tơi bời, kiệt quệ và hoàn toàn tan rã. Quân đội Pháp hiện
đang tiếp tục truy lùng chúng và sắp sửa tiêu diệt những tên sống sót
cuối cùng!“.
đọc những tờ truyền đơn này, nhiều đồng bào Huế băn
khoăn lo nghĩ. Lòng tin vào cuộc kháng chiến của nhiều người khác nào
cây con trước cơn bão lớnn- Người hồi cư về Huế ngày một đông. Phần lớn
họ trở về bằng đường sông. Từ sáng tinh mơ đến tối mịt thuyền lớn, đò
nhỏ, nối mũi nối lái nhau xuôi về thành phố, trên các con sông An Cựu-
đông Ba, sông Sinh, Sông Hương- Thuyền, đò chất cao ngất nghểu những
rương hòm, bao bị, bàn ghế, nồi niêu, thúng mủng, và hàng trăm thứ đồ
đạc linh tinh khác. Người chen chúc ngồi chóc ngóc trên đồ đạc, trên mui thuyền- Nét mặt người nào cũng đầy vẻ thấp thỏm; lo âu. Ai đoán chắc
được cuộc sống sắp đến trong lòng thành phố giặc chiếm sẽ lành dữ ra sao đây? Nhiều bà già ngồi xếp bằng giữa đống đồ đạc, vừa lần tràng hạt vừa lâm râm niệm Phật.
Vào một buổi chiều, trong số thuyền đò hồi cư
trên sông Sinh có một chiếc đò nhỏ một mui, chở một gia đình bốn người-
Một người đàn ông đã đứng tuổi và ba đứa con nít. Chiếc đò chỉ một người chèo. ông lão chèo đò trạc gần sáu mươi, cằm lơ thơ một chòm râu tiêu
muối, mặc áo tứ thân vải nhuộm đà, quần xà lỏn xanh vá chằng đụp, lấp
lửng đầu gối.
Cái gia đình hồi cư trên chiếc đò này hơi lạ. HỌ gần
như chẳng có đồ đạc gì ngoài mấy bọc áo quần để trong khoang thuyền và
ba cái áo tơi lá để một đống sù sụ trước mũi đò. Thật khó đoán được quan hệ gia đình giữa bốn con người trong đò. Người đàn ông khoảng trên dưới bốn mươi tuổi, mặt vuông chữ điền, tóc rễ tre rậm bù xù, lông mày mũi
mác, râu ria lởm chởm. Ba đứa con nít suýt soát tuổi nhau, trạc mười
bốn, mười lăm- Một đứa mặt mũi khá xinh trai da dẻ trắng trẻo mắt một
mí, tóc để rẽ, mặc quần ka ki xám, áo len dài tay màu rượu chát- Một đứa gày nhom, cao lòng khòng, hai ống chân thẳng đuột như hai ống quyển,
miệng rộng ngoác, mui hếch ngược, vẻ mặt liến láu- NÓ mặc cái áo sơ mi
cũ ngắn cũn như áo đi mượn và cả cái quần bà ba vải chúc bâu trắng, cố
kéo mãi mà hai ống quần vẫn chỉ lơ lửng đến giữa bụng chân. đứa thứ ba
thấp nhỏ hơn hai đứa kia một tí, nước da ngăm ngăm đen, đầu húi cua,
trán vuông mà giô, cặp mắt to thô lố. NÓ mặc bộ áo quần bà ba vải đà vá
víu- Nếu đội thêm cái nón mê, và cầm trong tay một cây roi thì đúng là
một chú bé chăn trâu chính hiệu.
để ý cách xưng hô thì thấy ba đứa
gọi nhau cậu, tớ và gọi người đàn ông khi thì anh, khi thì ba. Và mỗi
lần nghe chúng gọi anh, người đàn ông liền lừ mắt một cái, chúng liền
vội vàng chữa ngay sang gọi ba, và tủm tim cười.
đò về đến ngã ba Sình thì trời lắc rắc đổ mưa.
Thằng bé có vẻ mặt liến láu, thò đầu ra ngoài mui đò, mặt nghênh lên nhìn
trời. NÓ thụt đầu vào khoang đò, nói với người lớn tuổi, giọng lo lắng:
– Anh ơi! à… Ba ơi! Trời sắp mưa to rồi. Lấy mấy cái tơi vô không thì ướt hết!
Người lớn tuổi lừ mắt, đặt ngón tay trỏ lên môi ra hiệu. Thằng bé vội im
ngay. NÓ đã nhớ ra vừa nói một điều thậm vô lý- áo tơi lá là để đi mưa
lại còn sợ mưa ướt! Nếu không vô lý thì chắc là đã hớ hênh tiết lộ một
điều bí mật gì đó đang nằm trong mấy cái tơi lá kia.
Con đò qua khỏi
ngã ba Sình được một quãng bỗng từ trên bờ bên phải có tiếng gọi giật
giọng như quát. – ê! Chiếc đò một mui, một người chèo kia! Chèo vô đây
ngay.
Nghe tiếng quát ba đứa trẻ giật bắn người, nhớn nhác ghé vào kẽ hở mui đò, nhìn lên bờ- Người lớn tuổi hỏi ông cụ chèo đò, vẻ mặt như
ngơ ngác, ngờ nghệch:
– Ai gọi chi mà xẵng giọng vậy cụ ơi?
– Tụi hắn gọi đò để kiểm soát đó! – ông cụ chèo đò cộc cằn trả lời- òng khoáy khoáy mái chèo ghìm con đò đi chậm lại.
Nghe hai tiếng kiểm soát, mặt ba đứa trẻ tái đi trông thấy- Người đàn ông
nói với ông cụ chèo đò- Cụ cứ chèo thẳng cho mấy cha con tôi đi được
không cụ? đò ta thì có đồ lề chi mà kiểm soát- Chèo vô chèo ra e về tới
nhà tối mất cụ ơi!
Không được mô – ông cụ lắc đầu nói. – Tụi hắn đã
gọi mà không vô là tụi hắn bắn ngay. Sáng bửa qua có một chiếc đò ba mui chở tám mạng người, bị tụi hắn bấn chìm Ở khúc sông ni rồi.
Miệng nói, tay ông cụ cậy mạnh mái chèo, chèo con đò vô thảng phía bờ.
Biết không thể nào lọt qua trạm kiểm soát của giặc Ở Cửa ngõ Huế này, người
đàn ông vội quay lại, ra hiệu cho ba đứa trẻ nhích đến gần và nói rất
khẽ:
– Anh dặn gì các em phải nhớ kỹ nghe?
Ba đứa cùng gật đầu,
ngồi im thin thít, vẻ mặt từ bi từ tại- Thằng bé có bộ mặt liến láu, cơ
hồ không ngồi vừng- NÓ ngả lưng xuống sạp thuyền, đầu gối lên bọc quần
áo, nhấm mắt vờ ngủ, nhưng hai đầu gối cứ rung rung đánh nhịp.
Còn đò cập bến. Trên bến có hai tên lính Pháp cao lớn tay cầm tiểu liên, và
một thằng Bảo Vệ Quân mặt dài như mặt ngựa, mặc bộ áo quần “Sóc” ka ki
vàng, lưng đeo súng lục, tay cầm roi [bad word] bò. NÓ bước xuống bến,
vung vẩy cây roi, hách dịch ra lệnh:
– Người trong đò lên hết cả đây để các quan lớn xét!
Bốn “cha con” chui ra khỏi mui, lục tục bước lên bờ- Người đàn ông chắp tay chào chúng, dáng bộ khúm núm, sợ sệt:
– Chào các quan lớn ạ!
Hai tên Pháp giương cặp mắt vàng như mất rắn, hết nhìn người đàn ông lại
nhìn ba đứa con nít. Thằng Bào Vệ Quân tay chống nạnh, hất hàm hỏi:
– Chúng mày đi đâu?
Người đàn ông hai tay vẫn chắp trước bụng, lưng khòng xuống như vẫn tiếp tục chào, lễ phép trả lời:
– Dạ bẩm-.- dạ..- gia đình chúng tôi hồi cư về Huế ạ.
– Về đâu?
– Dạ Vĩ Dạ.
– Chúng mày là thế nào với nhau!
Dạ, bẩm bốn cha con ạ!
– Cha con? – Thằng Bảo Vệ Quân gằn giọng hỏi lại, vẻ nghi ngờ.
Người đàn ông chỉ từng đứa một, nói như phân trần.
– Dạ, bẩm hai cháu này là con vợ cả, còn cháu này, – anh chỉ thằng bé mặt mũi liến láu, – là con vợ lẽ ạ.
– Chúng nó lên mấy?
– Dạ bẩm, cháu này mười ba. – Anh chỉ thằng bé nước da ngăm ngăm đen. –
Còn hai cháu này đều mười bốn cả. Chẳng là hai mụ nhà cháu Ở cữ cùng một tháng.
– Mày bao nhiêu tuổi?
– Dạ bẩm băm chín, tuổi mão.
Vợ mày đâu?
– Dạ bẩm, mụ cả nhà cháu chết bệnh từ năm kia.
Còn mụ hai nhà cháu thì mới chết đầu tháng trước phía ngoài Phò Trạch…
xuống phải đạn máy bay – Chết là đáng kiếp? Ai khiến chạy theo tụi Việt
Minh làm chi!
– Dạ bẩm đâu có dám ạ! Sợ súng đạn quá rồi chạy quáng chạy quàng đó thôi.
– Dưới đò chở những chi?
– Dạ bẩm chẳng có chi..- Chỉ có mấy bọc áo quần rách của các chát với mấy cái tơi lá… CÓ ít nhiều của nả chạy tản cư bị mất sạch trơn-.– Người đàn ông thở dài nhăn nhó- Thằng Bảo Vệ Quân quay lại xì lồ xì là một
tràng với hai tên Fháp- Hai tên Pháp mắt giương thao láo, gật gật đầu.
Tên B-V.Q dắt cây roi [bad word] bò vào thắt lưng, rút súng lục lên đạn, bước xuống đò lục soát. Ba đứa trẻ đứng quay lưng ra sông, mắt cụp nhìn xuống đất- Mỗi tiếng động lộc cộc,!ệch kệch từ dưới con đò vọng lên
làm chúng giật mình thon thót nhất là khi nghe tiếng mấy cái áo tơi lá
bị đá kêu loạc xoạc, mặt ba đứa đều xám xanh cả lại- Trời chiều hôm đó
rét căm căm thêm gió sông thổi hun hút, mà hai thái dương chúng mồ hôi
cứ rịn ra lấm tấm. Người đàn ông khẽ đưa mắt nhìn chúng với ánh mắt ngầm bảo: “Bình tĩnh lại các em’” Thằng B.V.Q sau một hồi lục soát khá kỹ,
đút súng lục vào bao, đạp mũi con đò nhảy lên bờ- Hắn lại xì lồ xì là
với hai tên Pháp, rồi quay sang nói với người đàn ông:
Cho đi! Về nhà phải an cư lạc nghiệp, không được nghe theo tụi Việt Minh xúi bậy mà làm loạn nghe chưa?
– A lê! cút!
Lúc con đò chèo ra đến giữa sông ba đứa bé coi bộ mới hoàn hồn.
Thằng bé mặt mũi liến láu, thè lưỡi ngoẹo đầu nói:
– Lúc nghe hắn đá loạc xoạc vô mấy cái tơi lá, tao tưởng tim rụng mất bay ạ.
– Tao cũng rứa – Tháng bé mặt xinh trai quệt mồ hôi trán nói thì thào như còn sợ bọn trên bờ nghe tiếng.
– Tao thấy ớn lạnh cả xương sống.
Trong ba đứa thì thằng bé nước da ngăm đen coi bộ gan, bình tinh hơn cả. NÓ
ghé mắt vào khe hở mui đò, chăm chăm nhìn lên bờ, lầm bầm chửi.
– Mả cha hắn? Làm Việt gian mà coi bộ hống hách đã gớm? Ðến lúc tổng phản công thì mi có chạy đằng trời!
Người đàn ông ngồi xích lại gần ba đứa, nói vừa đủ chúng nghe:
– Lần sau các em phải gắng giữ thái độ bình tinh hơn nữa. Anh thấy mặt các em lúc đó cắt không được chút máu.
Ba đứa gật gật đầu, cùng nói:
Thưa ba, chúng con xin nhớ ạ! – Và chúng cùng cất tiếng cười to.
2
Các gia đình hồi cư kỳ quặc này chính là một tổ trong đội Thiếu niên trinh
sát được cử về Huế hoạt động sau khi thành phố bị giặc chiếm được hơn
hai mươi ngày- Người đàn ông là anh Ðồng, cán bộ của ban quân báo trung
đoàn, mà anh em trong ban quen gọi là đồng-râu.
Còn ba đứa trẻ là đội viên của Ðội.
Thằng bé mặt mũi xinh trai là Kim cùng tổ với Tư-dát, hay làm điệu làm bộ,
các bạn đặt tên cho là Kim-điệu. Thằng gầy nhom vẻ mặt liến láu chẳng
phải ai xa lạ, chính là Tư-đát.
Thằng bé thứ ba, con vợ cả” như anh
đồng-râu giới thiệu là Lượm, có cái răng cửa sứt, các bạn quen gọi là
Lượm-sứt. Sau cái hôm Trung đoàn trưởng Hà Văn Lâu đến gặp đội Ở chiến
khu một, ông đã trực tiếp giao nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên cho đội: Cử
ngay một tổ trở lại Huế hoạt động quân báo, và một tồ ba đội viên khác
làm nhiệm vụ liên lạc cho tổ quân báo từ Huế về chiến khu. Hai tổ này sẽ do một cán bộ của Ban Quân báo trung đoàn cử sang trực tiếp phụ trách.
Anh đồng-râu là chiến sĩ Vệ Quốc Ðoàn Nam tiến, chiến đấu suốt Ở mặt
trận An Khê, Phú Phong. Trước ngày Huế nổ súng kháng chiến ít lâu, anh
được điều ra công tác Ở trung đoàn Trần Cao Vân.
Trở lại Huế chiến
đấu! Tin này làm cho cả đội em nào cũng thấy ruột gan nôn nao như say
sóng. Tuy chưa biết đội trưởng sẽ cử ai, nhưng bọn trẻ suốt ngày hôm đó
cứ bổi hổi bồi hồi, ngồi đứng không yên. Chúng cảm thấy vừa mừng vừa lo, vừa thích, vừa sợ…
Hôm đó, đội trưởng vào chiến khu hai làm việc
với ban Tham mưu trưởng đoàn từ sáng sớm, mãi đến quá trưa anh mới về.
cả đội reo lên chạy ùa ra đón anh Ở tận đầu dốc núi. Chúng hau háu nhìn
cuốn sổ tay anh đang cầm tim đập thình thịch, hồi hộp, chờ đợi. Chúng
biết chắc danh sách của tổ quân báo và tổ liên lạc đã ghi sẵn trong cuốn sổ tay bìa xanh kia. Ðứa nào sẽ được cái may mắn đáng mừng và đáng sợ
đó?
Về đến lán, đội trưởng mớ sổ tay lật lật các trang giấy ghi chi
chít những chữ bút chì. Ðến một trang anh đặt cây bút chì vào đó rồi gập lại- Bọn trẻ nhìn nhau và nói với nhau bằng mắt- đợi đó! Chính là cái
trang mà đội trưởng đánh dấu bằng cây bút chì ấy- Ðứa mô được về Huế
đánh Tây đã nằm sẵn Ở đó rồi.
Ðội trưởng tập hợp đội ngay trong lán-
Anh nói với các đội viên nhỏ của mình, vẻ như muốn an ủi tất cả những
đội viên nào không may không trúng vào danh sách của tổ quân báo và tồ
liên lạc.
– Tất cả các em, theo anh nhận xét đều xứng đáng được cử về Huế làm nhiệm vụ. Nhưng tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên mà Ban tham mưu
Trung đoàn yêu cầu chọn các em vào tổ quân báo là phải ít nhiều biết
tiếng Pháp. Vì các em lọt vào Huế sẽ phải hàng ngày đụng đầu với bọn
Pháp, sẽ phải tìm cách bắt chuyện, nghe ngóng chúng để thu lượm tin
tức…
Thế là đủ- Với tiêu chuẩn này bọn trẻ đã đoán được ngay những đứa nào sẽ được chọn.
Cả đội chỉ có Kim-điệu là học hết năm đệ nhất trường Khải Ðịnh, đọc sách tiếng Tây làu làu như cháo.
Tư-dát, và Lượm-sứt đã đỗ bằng “rim”— còn hầu hết chỉ mới học lớp năm lớp tư
(bằng lớp một lớp hai bây giờ); một số em còn chưa biết chữ như Mừng,
Ðối, Bồng, Hòa-đen.
Bọn trẻ đoán không sai, ba đứa được chọn vào tổ
liên lạc là Hiền, Châu-sém và Bồng. Theo đội trưởng, tiêu chuẩn để anh
chọn vào tổ liên lạc là thông thuộc đường lối từ Huế lên chiến khu, lại
phải có sức khỏe, cặp giò dẻo cuốc bộ suốt ngày không biết mỏi.
Anh nhìn khấp lượt những gương mặt đang ỉu xìu vì không được chọn, nói thêm:
– Còn các em khác thì hãy sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để nhận những nhiệm vụ còn nặng nề và nguy hiểm hơn cả nhiệm vụ của tổ quân báo và tổ liên
lạc.
Nghe đến hai tiếng nguy hiểm, mặt bọn trẻ đang ỉu xìu vụt tươi lên hơn hớn.
Trưa hôm sau, đội trưởng dẫn sáu đội viên:
Kim-điệu, Tư-dát, Lượm, Châu-sém, Hiền, Bồng trèo qua hai dốc núi đến lán làm việc của Ban Tham mưu trung đoàn.
Lê Hường, Trưởng ban quân báo Trung đoàn và anh Ðồng-râu làm việc với sáu đứa cho đến lúc mặt trời khuất núi.
Nhiệm vụ của tổ quân báo. kế hoạch lọt về Huế, những bước tuần tự- phải làm
khi đã đặt được chân lên Huế, kế hoạch liên lạc với tổ liên lạc với
chiến khu…
Cả sáu đứa hết sức ngạc nhiên và khâm phục trước bản kế
hoạch tỷ mỉ và chu đáo của người chỉ huy tình báo mới ngoài hai mươi
tuổi này.
Công tác quan trọng đầu tiên mà tổ quân báo phải làm là
mang theo một ngàn tờ truyền đơn về Huế. Và sau đó khi có lệnh, sẽ rải Ở những địa điểm quy định.
Lê Hường chi mấy bó truyền đơn còn chưa ráo mực in để trên cái bàn ghép bằng cành cây, bốn chân bàn chôn xuống đất, nói với sáu chiến sĩ nhỏ tuổi:
– Truyền đơn ni kêu gọi đồng bào Huế
mình hãy tin tưởng và ủng hộ kháng chiến, kháng chiến nhất định thắng
lợi- Ðồng thời cảnh cáo bọn người cam tâm làm tay sai cho giặc- Chúng
phải liệu hồn, cách mạng và kháng chiến Ở ngay bên nách chúng, nếu chúng không sớm tỉnh ngộ bỏ nghề Việt gian thì kháng chiến sẽ mượn ‘cái đội
mũ’ của chúng -,’Mượn cái đội mũ” của tụi Việt gian! Cả sáu đứa cứ cười khúc khích hoài với cái hình ảnh mới mẻ và lý thú này của anh trưởng
ban quân báo. Lê Hường đẩy mấy bó truyền đơn tới trước mặt sáu đứa nói
giọng cười cười:
Tất nhiên là các em không thể xách truyền đơn mà đi
về Huế như xách xâu thịt heo được! Các em phải tự nghĩ mẹo đưa nó qua
lọt các trạm. kiểm soát của tụi giặc. Khôn nhờ dại chịu đó nghe!
Mang cả ngàn tờ truyền đơn qua hàng chục trạm kiểm soát giặc không phải chuyện dễ. Không khéo lộ, bọn giặc cho ăn đạn như chơi.
Sáu đứa cùng với anh đồng-râu họp bàn mãi. cuối cùng Lượm nghĩ được mẹo giấu truyền đơn vào giữa các lớp lá áo tơi lá.
Anh đồng-râu lấy tiền của ban tình báo cấp, mua bốn cái áo tơi lá đã cũ của đồng bào Ở chiến khu Hòa Mỹ. Bọn trẻ phải kỳ cục mất cả buổi sáng để
gấp và nhét ngàn tờ truyền đơn vào bốn cái tơi lá. Bởi vậy mà khi nghe
thằng Việt gian lục soát con đò, đá vào mấy cái tơi lá kêu loạc xoạc
Tư-dát muốn rụng cả tim và Kim-điệu thấy ớn cả xương sống.
. Chuẩn bị xong xuôi, anh đồng-râu và bọn trẻ cải trang làm một gia đình hồi cư,
từ chiến khu băng đồi núi, qua đường quốc lộ về đồng bằng. Con đường
quốc lộ khét lẹt mùi Ô tô, mùi xăng- Những thôn xóm giặc vừa tràn qua,
dấu giầy đinh còn chi chít trên các lối đi. Tre, cau đổ gục ngả nghiêng
như sau một cơn bão lớn. Nhà cửa bị giặc đốt vẫn còn nghi ngút khói.
Chúng gặp nhiều o, nhiều bà mệ, ông cụ vùa khóc, vừa kể lể, bới các đống tro than tìm những đồ đạc còn sót lại chưa cháy hết. Một em bé gái cổ
chân đeo cái vòng bạc bị đại bác phanh ruột cạnh một gốc mít, ruồi nhặng bâu kín eả mặt em.-. ‘ Nhìn những cảnh tượng đó, lần đầu tiên sáu đứa
được biết thế nào là lòng căm thù giặc. ÐÓ là một cái gì làm cho ruột
gan chúng sôi sục lên- Một nỗi tức giận mà chúng chưa từng biết đến, bốc ngùn ngụt trong đầu Trong giây phút ấy chúng bỗng thấy thèm ghê gớm có
sức khỏe, có võ nghệ phi thường như Trương Phi, như VÕ Tòng, như Tề
Thiên Ðại Thánh, như Phù đổng Thiên Vương. Chúng sẽ nhổ phăng cả cây mít to như cột đình kia, và cứ thế múa tít xông thẳng đến chỗ bọn giặc đang đóng. Chúng sẽ quật gốc mít vào bọn giặc cho xương thịt nát bét, bắn
tung tóe khắp cả tỉnh Thừa Thiên…
Bồng và Châu-sém tính cục hay nổi nóng nhất đội.
Mắt hai đứa vụt đỏ kè như mắt con kỳ nhông lúc cắn nhau. Bước mấy bước hai
đứa lại ngoái đầu nhìn xác em bé gái cồ chân đeo vòng bạc bị đạn giặc
phanh ruột bên gốc mít. Hai đứa cùng lầm bầm chửi:
– Mả cha tụi Tây!
Mỗi lần đi ngang qua những ngôi nhà cháy có các o các mệ vùa đào bới tro
than, vừa khóc lóc kể lề, cả sáu đứa mặt đều cúi gầm và cố rảo bước thật nhanh- Chúng tưởng như các o, các mệ đều biết chúng là Vệ Quốc Ðoàn –
HỌ đang nhìn theo chúng, chỉ chỏ, xì xầm bàn tán- “Mấy cái thằng mang
tơi lá vừa đi qua là Vê-cu-đê chính cống đó- Tụi hắn không vất súng chạy dài thì mô đến nỗi Tây đến được đây mà đốt hết cửa nhà của bà con
mình?” Phải đi mất gần hai ngày hai tổ liên lạc và quân báo mới về đến
chợ Sịa, một vùng quê cách Huế chừng mươi cây số Sịa là một làng to giàu có, trù mật, bao quanh những trảng cát. Những người hồi cư tụ tập Ở đây khá đông, sửa soạn đò giang xuôi sông về Huế. NÓ phảng phất cái không
khí vùng chợ Bao Vinh ngày Huế còn vây hãm giặc.
Sau khi bổ trí chỗ
ăn Ở của tổ liên lạc, giao cho Hiền làm tổ trưởng, quy định ngày giờ và
mật hiệu liên lạc anh Ðồng-râu thuê chiếc đò nhỏ một mui đưa tổ Quân báo xuôi sông về Vĩ Dạ.
Ở Vĩ Dạ anh có người o ruột ngoài sáu mươi tuổi- Bà góa chồng sớm, chỉ có một người con trai đi bộ đội Nam tiến từ năm
bốn sáu đến nay không có tin tức gì về- Bà sống một mình với túp nhà
tranh nhỏ bé và khu vườn rào dậu kín đáo, trồng cây ăn quả- Tính bà rộng rãi và cứng đầu cứng cổ có tiếng Ở trong vùng. Thấy việc phải, dù thiệt hại đến thân cũng làm, thấy việc chướng tai gai mắt là can thiệp- Cách
can thiệp và chống lại những chướng tai gai mắt của bà là chửi, về khoa
chửi của bà thì vô địch, chửi có sách, có vần, có vè, như bà con trong
xóm thường nói.
Hồi quân ta còn vây giặc trong thành phố, bà con lối
xóm tản cư hết, chỉ riêng một mình bà vẫn Ở lại bám chắc lấy nếp nhà
tranh và vườn cây quả của mình- Mấy lần anh đồng-râu về giục o đi tản
cư, nhưng bà đều khăng khăng- “Tau chẳng chạy đi mô hết- Sống chết nhờ
trời. Nếu có rủi ro xuống phải đạn giặc mà chết thì chết ngay trên thềm
nhà mình còn sướng hơn là chết đường chết chợ”-.
Anh đồng-râu biết
chắc o mình vẫn Ở lại nhà. Anh quyết định đưa tổ quân báo về Ở nhờ nhà o trong buổi đầu đặt chân lên Huế và sau đó sẽ tùy cơ ứng biến.
3
khoảng sáu giờ chiều, con đò về đến Vĩ Dạ. Từ Vĩ Dạ có đường cái lớn chạy thẳng về đến Huế và khoảng cách chừng hai cây số.
Kim-điệu, Tư-dát và Lượm thò đầu ra khỏi, mui đò, mặt ngớp ngớp nhìn về phía Huế, tim đập thình thịch trong lồng ngực. Chúng bồn chồn hồi hộp và cảm động đến nghẹt thở. Mới xa Huế chưa đầy tháng mà chúng có cảm tưởng như đã
xa Huế hàng năm trời. Biết bao kỷ niệm da diết… Huế tưng bừng, sôi sục trong ngày tổng khởi nghĩa Huế lẫm liệt ngang tàng nổ súng kháng chiến. Huế gầm thét dữ dội năm mươi ngày đêm vây hãm quân thù. Huế hài hước
cười cợt bất cứ trong hoàn cảnh nào. Rồi bóng dáng thân thương những
thằng bạn cùng đội mà nay không còn nữa… Những thằng bạn cùng hát-
chung một bài hát, cùng cắn chung một miếng bánh bột lọc, cùng đắp chung một chiếc mền, cùng lặn lội trong cái chiến hào mặt trận B, mặt trận
C… Thằng Vịnh, thằng để, thằng Lộc, thằng Sơn… Chúng đã mãi mãi
nằm lại cùng với Huế Ở cái tuổi mười ba, mười bốn, mười lăm. Những đứa
trẻ bán báo đánh giày, bán kẹo gừng, đậu phụng rang, bán “cà-rem’ đã
chết cho Huế.
Chết vẻ vang oanh liệt như những anh hùng trong sử sách xưa.
Tất cả, tất cả, hiện ra dồn dập trong trí nhớ chúng- Phút chốc ba đứa bỗng
thấy mắt mờ đi, cảnh vật vụt nhòe như nhìn qua một tấm kính đục- Chúng
đã khóc lúc nào không biết.
Anh đồng-râu chui khỏi mui đò, bước đến đứng đầu mũi, đưa tay chỉ cho ông lão chỗ đò cập bến.
Con đò nhẹ nhàng ghé vào cái bến đất, có cây sung to mọc nhoài ra sông.
Bốn người tay xách bọc quần áo, khoác áo tơi lá, chào ông lão chèo đò, nối
nhau bước lên bờ. Trời vẫn rả rích mưa, khoác tơi lá mà đi vào xóm thật
hợp thời Tư-dát nhìn trước nhìn sau không thấy ai, nói nhỏ với các bạn- – ước chi có tê-lê-phôn, quay lên Xê-ca báo cho tụi trên đó biết: Ba
thằng mình đã đổ bộ an toàn lên Huế.
Anh đồng-râu dẫn ba đứa đi men
theo con đường đất pha cát ven sông, rẽ vào một đường kiệt hai bên hàng
rào dâm bụt mọc cao quá đầu- Xóm vắng tanh- Bốn người dừng lại- Một nếp
nhà tranh nằm sâu giữa một khu vườn xum xuê cây ăn trái: mãng cầu,
chanh, bưởi, ổi, thanh trà. Xung quanh vườn cây kín hàng rào chè tàu cao quá đầu ba đứa. Cổng ngõ đóng kín bằng cánh cửa tre ken dày những cành
tre gai.
Anh Ðồng-râu nhón chân nhìn qua hàng rào và gọi nhỏ:
– O ơi, o! O ơi!
– Chớ ai gọi chi ngoài đó rứa? – Trong nhà có tiếng bà già hỏi vọng ra.
– Cháu đây o ơi! Thằng Ðồng đây mà o. Tiếng bước chân tất tưởi chạy ra-
Cánh cổng tre hé mở- Trước mắt bọn trẻ là một bà già trạc sáu mươi. Tóc
bà mới đốm bạc, chải gọn ghẽ, búi thành lọn sau gáy- Mắt bà tinh anh và
lưng thẳng như lưng con gái- Anh đồng-râu kêu “O-” còn ba đứa lễ phép
chào “chào mệ ạ?“.
Bà già cứ đứng trân trân nhìn “bốn cha con, rồi bất chợt kêu lên giọng vừa mừng vừa lo:
– Ủi chao! chớ tụi bay về đây khi mô rứa?
– VÔ trong nhà cái đã rồi cháu sẽ thưa chuyện với O.
Anh đồng-râu quay lại giục ba đứa. – VÔ nhà cả đi, mấy em vô nhà cả đi!
Trong lúc mảy “cha con” đi vô nhà thi bà o, bước ra đường ngó ngược ngó xuôi, rồi mới trở vô đóng cánh cổng cài thật chắc.
Trong nhà chẳng có đồ đạc gì nhiều. Một bộ phản mọt, cái chõng tre để bộ ấm
chén, cây đèn dầu hỏa, mấy cái ghế đẩu- Chính giữa gian giữa, trên cao
treo cái trang thờ Phật buông tấm màn vải điều, thoang thoảng mùi trầm
hương- Chái nhà bên phải là gian buồng ngăn bằng liếp tre đan, cánh cửa
cũng bằng tre, khép hờ.
Bà o bước vào nhà, hết nhìn anh Ðồng-râu lại
nhìn ba đứa như vẫn chưa hết sửng sờ ngạc nhiên. Bà ngồi xuống phản, nói mà miệng hơi mếu:
– Rứa mà o cứ tưởng chẳng còn khi mô được gặp lại
tụi bay nữa. Tây hắn thả truyền đơn nói là đã giết sạch các tụi bay rồi, xương cốt Vệ Quốc đoàn chừ đã mục hết trên núi xanh. Ngó chỗ tụi bay mà o cứ tưởng nằm mê- Anh đồng-râu cười:
– Miệng Tây đít trẻ còn lạ chi o ơi!
Tư dát ngồi im từ nãy đến giừ đã thấy ngứa miệng Gặp dịp liền nói leo vô:
– Mệ ơi, xương cốt tụi cháu sắt nguội còn thua, dễ chi mục được mệ? Tụi
cháu về đây là cốt để dần cho tụi Tây mục xương, để mệ coi cho sướng
chơi. – Bà o đang mếu phải phì cười:
– được rứa thì mệ vật ngay con heo trong chuồng tê bà chỉ xuống phía bếp. – Mệ khao tụi bay ngay.
Tối hôm đó bà cho “bốn cha con” ăn một bữa cơm khá thịnh soạn- Những món ăn mà mỗi người dân Huế, dù đi đến cuối đất cùng trời, nếm đủ cao lương mỹ vị cũng không thể nào quên được. Cá bống thệ kho khô, rắc hạt tiêu,
thịt heo ba chỉ luộc chấm tôm chua, canh cá tràu nấu dưa chua, chao.
đã lâu lấm mới ăn được một bữa cơm ngon miệng đến vậy, nên bốn cha con
chẳng khách khí tí nào. Nhất là bọn trẻ, đứa nào cũng lén nới thắt lưng. Tư-dát lúc ngồi xuống ăn người như que diêm, lúc đứng dậy bụng như con
ệnh oang.
Suốt bữa ăn bà o chỉ chống đũa nhìn “bốn cha con“.
Bà
thủ thỉ hỏi ba đứa nhà cửa Ở mô, cha mẹ làm chi, có mấy anh chị em, đi
việc nước từ khi mô. Nghe chúng kể, chốc chốc bà lại kéo vạt áo lau nước mắt, chép miệng nói:
– Nhỏ nhoi như các cháu mà đã biết bỏ nhà bỏ
cửa, xa cha xa mạ để đi lo việc nước việc dân. đời mệ tra trừng ni tuổi
mới được thấy là lần đầu.
Tiện thể, anh đồng-râu bắt luôn chuyện, muốn nhờ o nuôi giấu, che chở cho “bốn cha con” anh hoạt động.
Anh không ngần ngại nói cho bà rõ, việc chứa chấp “bốn cha con” anh, không
phải là không nguy hiểm. “Nếu tụi Tây biết được, không tha chi chúng
không đốt nhà o, cho o vô Lao Thừa Phủ cho rệp ăn thịt“. Bọn trẻ rất
không ngờ bà cụ già mau nước mắt này đã trả lời rất khẳng khái:
– Mấy đứa bay đầu còn xanh tuổi còn trẻ còn dám liều thân vì nước vì dân,
huống chi o đây đã gần kề miệng lỗ lại còn tham sống sợ chết, tiếc của
tiếc nhà.
Chuyến ni o cũng quyết liều cái mạng tra với ba toong Tây một phen. Sống mà để tụi hắn đè đầu cưỡi cổ thì thà chết còn hơn!
Cơm nước xong xuôi, o đi dọn dẹp chỗ ngủ cho ‘bốn cha con“. Bà nói: “Tụi
bay phải đi ngủ sớm để còn lấy sức mà lo việc nước“. Ba đứa vừa đặt lưng xuống phản mắt đã ríu lại- Chúng ôm nhau ngủ say mùi mẫn, anh đồng-râu
còn ngồi lại nói chuyện với bà o bên ngọn đèn vặn nhỏ. Anh bàn tính với o kế hoạch che mắt bà con hàng xóm và tai mắt tụi ngụy quyền, việc “gia
đình” anh đến Ở nhờ nhà o.
Quá nửa đêm Tư-dát bỗng tỉnh giấc. Nhà tối om, gió thồi xào xạc ngoài vườn khuya. Bà mệ ngủ trong buồng, anh
đồng-râu ngủ trên chõng tre, im ắng lạ lùng- Tư-dát lay lay Lượm nằm sát bên cạnh, thì thào gọi:
– Lượm-sứt? Lượm-sứt!
Lượm vốn rất tỉnh ngủ- Ngủ đang say thế mà Tư-dát mới gọi nhỏ hai tiếng nó đã choàng ngay dậy- NÓ hỏi khẽ giọng lo lắng?
CÓ chuyện chi rứa mi? – Ðầu nó hơi ngóc lên lắng nghe động tĩnh xung quanh.
– Tau đau bụng quá! – Tối om, không nhìn rõ mặt, nhưng nghe giọng Tư-dát, Lượm cũng biết Tư- dát vừa nói vừa nhăn nhó.
– Chắc tại tối qua mi ních nhiều quá chớ chi? Tham thực thì cực thân mi ơi!
– Thì mi ních cũng kém chi tau! – Tư-dát làu bàu cãi lại.
– Mi lấy dầu hỏa bôi vô giữa rốn. Hồi Ở nhà hễ đau bụng tao cứ bôi dầu hỏa là khỏi.
– Nhưng tao mót đi ca-bi-nê.
– Thì đi đi.
– Nhưng tối quá! mà tao không biết chuồng tiêu chỗ mô- Ðánh thực mệ dậy hỏi, tao ngại lắm.
– Mi cứ mò ra sau nhà đi tạm. Mai dậy thật sớm mà hót, mệ không biết mô.
– Ư – rứa tao đi nghe! – Giọng Tư-dát coi bộ đã cuống quít lắm.
– Lượm cố nhịn cười, giục:
– Mau lên không lại tháo ra quần thì ê chệ lắm mi ơi!
Tư-dát tụt xịch xuống phản. Lượm dặn với theo:
– Mệ già tinh ngủ lắm đó. Mi phải cố đi nho nhỏ nghe. “Bắn súng máy” vô cho lắm, mệ nằm trong buồng nghe tiếng là “lộ bem” ngay.
– Nhưng lỡ không… ấy được thì làm răng – Rứa thì cố nín hơi, rặn từ từ. Hãm bớt “ga” lại, đừng có bắn liên thanh mà phải chơi phát một “cú pạc” Tư-dát ừ ừ lia lịa, sờ soạng trong bóng tối, rút then, kéo nhẹ cánh cửa lách ra ngoài.
Lượm vừa đặt lưng nằm xuống đã nghe phía sau hè nhà tiếng pành pạch nổi lên liên tiếp. NÓ giật mình lẩm bẩm.
Chết cha rồi! Anh Tư-dát không hãm được “ga” bắn ghê quá. NÓ vội vàng ho lên sù sụ để át bớt tiếng “súng liên thanh” của Tư-dát. Hễ sau nhà tiếng
pành pạch nổi lên, nó lại họ sù sụ, hết pành pạch nó lại im.
Phối hợp rất ăn khớp, nhịp nhàng.
Sáng hôm sau, anh đồng-râu bảo Lượm:
– Em phải giữ ấm cổ, lấy phula quàng vào. đêm qua anh nghe em ho nhiều lắm đó.
Lượm cười khúc khích, ghé vào tai anh thì thầm.
Anh tủm tỉm cười rồi cốc vào đầu nó.
Anh đến chịu tụi bay! – Quay sang hỏi Tư-dát. – Ðã dọn sạch chưa?
Tư-dát liến thoắng:
Em giải quyết xong “chiến trường” từ lúc trời chưa sáng.
4
Sau bữa cơm sáng, anh đồng-râu họp tổ để giao Nhiệm vụ.
Trước khi bàn vào công việc, anh nhắc lại những nguyên tắc mà mỗi đội viên
quân báo hoạt động trong lòng địch phải tuyệt đối tuân theo.
”Giữ bí
mật cho đội!” lời thề của toàn đội trước bàn thờ TỒ quốc hôm làm lễ
tuyên thệ chính lúc này đây cần phải ghi nhớ, giữ trọn, hơn lúc nào hết.
”Giữ bí mật” là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của công tác quân báo. Một sơ hở nhỏ, lộ bí mật, có thể làm hỏng hết mọi việc, bản thân mình và đồng
đội, dễ dàng sa vào tay giặc, bị tù đày, bị giết. Nếu không may bị giặc
bắt được thì mỗi đội viên phải làm đúng lời thề thứ năm trong mười lời
thề danh dự của Vệ Quốc Ðoàn: “Lỡ bị quân thù bắt dược, dù bị cực hình
tàn khốc đến thế nào, cũng quyết không bao giờ phản bội xưng khai”- Ðể
khắc sâu thêm ý nghĩa thiêng liêng của lời thề vào trí nhớ ba chú đội
viên nhỏ, anh đồng-râu kể cho chúng nghe những tấm gương bất khuất của
các bậc cách mạng tiền bối như: Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong.
Riêng Lượm nó muốn kể thêm vào bên cạnh tên những nhà cách mạng lừng
danh trong cả nước đó, tên người cha thân yêu của mình: Trần Hàm- Cha
Lượm bỏ nghề dạy học đi làm chánh trị cộng sản. Năm 1934 (lúc lượm mới
hai tuổi) cha bị tụi Pháp bắt được- Tụi mật thám tra tấn cha chết đi
sống lại nhiều lần, bắt khai tên các đồng chỉ của cha- Nhưng cha đã
khinh bỉ trả lời chúng- “Tên các đồng chí của tôi, tôi biết là để mưu đồ việc cách mệnh chứ không phải để khai ra với các người”- Chúng đày cho
lên Buôn Mê Thuộc- Cha vượt ngục, chúng bắt lại, cha lại vượt ngục, vượt đúng năm lần, rồi bị bắt lại- Chúng đày cha ra Côn Lôn, và bắn chết Ở
ngoài đó- Sau ngày cách mạng thành công, dân làng Thượng Thủy đã nhất
trí đồng thanh đặt tên cho con đường cái chính chạy qua làng là đường
Trần Hàm.
Gian nhà cửa đóng kín, tối mờ mờ- Mùi nhang thắp trên trang thờ Phật tỏa ngào ngạt. TỔ quân báo ngồi quây quần trên phản gỗ. Giọng
anh đồng-râu kể nho nhỏ vừa đủ cho ba chú đội viên nghe. Bà o Ở trước
vườn, vừa cuốc xới vừa làm nhiệm vụ canh gác. Không gian một màu xám
nhạt rây rây làn mưa bụi đầu xuân- Cuộc họp thân mật, đơn sơ nhưng không khí nghiêm trang, cảm động khác thường- Ba đứa ngồi xếp bằng tròn,
không nhúc nhích, mắt mở to chăm chú như nuốt từng lời kể. Nghe chuyện
nhà cách mạng Lê Hồng Phong trong tù bị giặc đánh vào đầu giữa lúc đang
bưng bát cơm ăn, máu đầu chảy chan đỏ cả bát cơm. Lê Hồng Phong không
thèm kêu một tiếng đưa bát cơm lên miệng, và cơm nhai nuốt, chẳng coi
tụi giặc ra chi. Ba đứa thấy khắp người nổi hết gai ốc. Chúng kiêu hãnh
nhủ thầm: “Rứa mà chừ đây được là cháu của Lê Hồng Phong, được làm đội
viên quân báo của trung đoàn, chui hẳn vào giữa bụng giặc mà đánh chúng, thật sướng nhất đời. Rồi mai đây có thể tụi giặc bắt được mình bỏ tù,
tra tấn hoặc đem mình đi bắn như Hoàng Văn Thụ, như Trần Phú”- và nếu
mình trung thành, bất khuất, cũng dám như Lê Hồng Phong bưng bát cơm
chan đỏ máu đầu lên miệng mà và, thì mấy chục năm sau chắc cũng sẽ có
người kể lại chuyện mình cho tụi con nít nghe như bữa ni anh đồng-râu kể với tụi mình“.
Và trong giây phút đó, cả ba đứa cảm thấy thèm muốn
ghê gớm được lập ngay những chiến công thật vang dội; được mặt đối mặt
với kẻ thù để tỏ rõ lòng gan dạ, bất khuất, trung thành với TỔ quốc;
được chết thật vẻ vang, thật oanh liệt…
Anh đồng-râu đã kéo chúng
ra khỏi những mơ ước sôi nổi, và đòi hỏi chúng phải tuân theo những kỷ
luật cần thiết trước mắt, rất bình thường nhưng lại rất khó khăn. Anh
nói:
– Các em tuyệt đối không được liên lạc với gia đình.
Theo anh biết thì các em đều có gia đình, họ hàng, bà – con Ở Huế, có thể là họ
đã hồi cư. Các em phải cố hết sức tránh mặt những người quen, dù là cha
mạ, anh, chị. nếu bất thình lình gặp họ dọc đường. Gặp người quen hoặc
gia đình, các em sẽ rất khó lòng, dấu được các em trở về Huế để làm gì.
Việc lộ bí mật là bắt đầu từ đó – Anh ngừng lại, nhìn chằm chằm cả ba
đứa.
Cặp mất ẩn dưới đổi mày mũi mác rất rậm, ánh lên vẻ nghiêm khắc- Anh nói giọng gần như ra lệnh:
– Các em nhớ chứ?
– Dạ nhớ ạ.- Cả ba đứa cùng đáp, mắt cúi nhìn xuống, chột dạ trước lời dặn nghiêm khắc và khá bất ngờ với chúng.
Thật tình, vừa đặt chân lên Vĩ Dạ cả ba đứa đã có ngay ý định sẽ lên tìm về thăm nhà.– Bây giờ thế là hết.
Anh đồng-râu như đi guốc trong bụng chúng – Chúng thầm nghĩ vậy – Và anh đã ngăn chặn răn đe.
Anh giao nhiệm vụ cho từng đứa: Kim phụ trách khu vực mặt trận B cũ- Tư-dát khu vực mặt trận C, và Lượm khu vực mặt trận A cũ. Trong vòng ba ngày,
mỗi đứa phải cố gắng thu lượm sơ bộ tình hình và tin tức hoạt động của
địch trong khu vực được phân công:
những nơi bọn giặc đóng quân, nơi
chúng để kho tàng quan trọng như đạn dược, xăng, lương thực. những cầu
cống bị phá sập đang được chúng sửa hoặc xây lại, những địa điểm chúng
đặt công sở v.v… Những vị trí trọng yếu phải vẽ sơ đồ… Anh nhấn mạnh thêm:
– Hiện nay ban Tham mưu trung đoàn đang rất nóng ruột chờ tổ chúng ta cung cấp những tin tức tình báo này.
Anh vạch kế hoạch cho chúng khi vào thành phố hoạt động sẽ đóng giả những
chú bé chạy tản cư bị lạc mất cha mất mạ, lần mò về Huế để tìm gia
đình… Nếu bọn giặc chặn xét hỏi thì tuy cơ ứng đối. Sau này tùy tình
hình, anh sẽ nghiên cứu bố trí cho mỗi đứa làm một công việc gì đó thích hợp như bán báo, đánh giầy hoặc cắp sách đi học, để tiện việc đi lại và che mắt địch.
Riêng Lượm, anh giao nhiệm vụ trong ngày mai phải trở
về Sịa gặp tổ liên lạc, thông báo cho tổ liên lạc biết tình hình của tổ
quân báo, bàn định kế hoạch ngày giờ, địa điểm gặp gỡ để nhận tin tức,
và kế hoạch bố trí đường dây liên lạc từ thành phố về chiến khu.
Một
tuần lễ trôi qua. Công việc của tổ tình báo chạy đều và khá tốt. Tuy mới vào nghề nhưng cả ba đứa đều tỏ ra có năng khiếu tình báo. Chúng nhanh
trí tháo vát, thông minh và đặc biệt tích cực. Những tin tức, tình hình
địch chúng thu lượm được, gửi về C.K. được Ban Tham mưu trung đoàn đánh
giá cao. đích thân trung đoàn trưởng đã gửi lời về biểu dương khen ngợi
chúng.
Thành phố Huế lúc này người hồi cư đã khá đông. Một số hiệu
buôn, hàng ăn uống? hàng tạp hóa đã mở cửa- Các chợ đông Ba, An Cựu, Bao Vinh, người họp đã gần kín chợ. Ngày càng có nhiều người từ các làng
quanh thành phố vào mua bán, sắm sanh đô lề- Trên sông Hương ghe đò xuôi ngược. Trên đường phố nhộn nhịp trẻ con bán kẹo gừng, bán báo, cà-rem,
đậu phụng rang, bánh mì nóng giòn. đi lại lăng xăng, rao hàng inh ỏi.
Nhờ vậy, việc trà trộn đi lại để làm nhiệm vụ của tổ tình báo ngày càng
thêm thuận lợi.
Ba đứa hàng ngày phải luôn luôn đụng đầu với bọn lính Pháp, Bảo Vệ Quân, Cảnh Sát, An Ninh, nên dạn dĩ dần nên. Và chỉ sau
một tuần, chúng đã học được khá nhiều cách đối phó, nghĩ được khá nhiều
mưu mẹo để đánh lừa, che mắt bọn này.
Sau mỗi ngày hoạt động ba đứa lại trở về Vĩ Dạ gặp anh đồng-râu, báo cáo công tác và nhận nhiệm vụ mới.
”Bốn cha con” lại ngồi quây quần chung quanh mâm cơm tối, vừa ăn vừa chuyện
trò- Chúng kể cho anh nghe những tin tức, tình hình địch thu lượm được
trong khu vực phụ trách, những tình huống khó khăn hiểm nghèo chúng vấp
phải, những sáng kiến chúng ứng phó để thoát ra… Anh thủng thẳng và
cơm, lặng nghe chúng.
Qua những báo cáo miệng của chúng, anh tổng hợp lại, và đã dần dần nắm được tình hình của bọn giặc trong thành phố Huế. Trong bụng anh rất vui vì nhận thấy ba chú đội viên nhỏ của mình tiến
bộ rất nhanh trong công tác mới mẻ, khó khăn, và nguy hiểm này- Với mỗi
đứa anh đều có nhận xét, góp ý trong từng trường hợp cụ thể. Qua đó, anh bồi dưỡng, huấn luyện cho chúng về nghiệp vụ tình báo, và uốn nắn những hớ hênh, thiếu sót sai lầm mà chúng có thể mắc phải. Và không lần nào
anh không nhắc đi nhắc lại với ba đứa phải tuyệt đối giữ bí mật, không
được chủ quan, không được tếu trong công tác.
Khi ba đứa ôm nhau ngủ
say trên bức phản gỗ mọt anh ngồi xuống bên ngọn đèn tù mù, kê trên
chiếc chõng tre viết báo cáo trên những tờ pơluya rất mỏng, để hôm sau
Lượm kịp chuyển về cho tổ liên lạc, gửi lên chiến khu.
5
Một buổi
sáng, Lượm mang báo cáo của anh đồng-râu về Sịa cho tổ liên lạc. đây là
lần thứ năm, nó mang báo cáo về Sịa, kể từ ngày tổ tình báo đặt chân lên Huế.
Ði liên lạc từ Huế về Sịa mỗi ngày một trở nên khó khăn, nguy
hiểm. Bọn giặc bắt đầu đánh hơi thấy có nhiều bộ phận của Việt Minh, trà trộn theo những người hồi cư, lọt về Huế- Lác đác nơi này nơi khác
trong thành phố đã có những tên mật thám, việt gian bị bắn chết; lựu đạn nổ trong công sở, truyền đơn kêu gọi kháng chiến rải trên đường phố, Ở
chợ hoặc dán Ở những chỗ đông người qua lại.
để ngăn chặn sự xâm nhập đáng sợ của Việt Minh, bọn giặc cấp tốc dựng thêm nhiều trạm kiểm soát
dọc các con đường ra vào thành phố. Trên sông, chúng lập những trạm kiểm soát lưu động bằng thuyền, xuồng máy- Ðàn ông, đàn bà, cả trẻ con ngang qua trạm kiểm soát chúng đều chặn lại khám xét rất gắt gao. Chúng còn
tổ chức nhiều cuộc vây ráp, khám xét bất thình lình Ở khắp các ngả
đường.
Qua mấy lần đi liên lạc, lần nào Lượm cũng bị các trạm kiểm
soát chặn lại khám xét rất kỹ. Nhưng nhờ gan dạ, bình tĩnh, nhanh trí,
Lượm đều đi về trót lọt.
Tất nhiên cũng có những lần chúng làm cho Lượm toát mồ hôi hột.
Mỗi lần đi, Lượm đều thay đổi cách cất giấu tài liệu và cách hóa trang. Lần nó đóng vai thằng nhỏ đi chợ tay xách rỏ rau, tay xách mấy con cá tràu, cá trê; dây lạt xâu mang. Báo cáo, tài liệu nó cuộn tròn, bọc giấy
bóng, nhét sâu vào bụng cá. đến nơi, thằng Hiền, Tổ trưởng tổ liên lạc
phải dùng dao mổ bụng cá mới lấy được tài liệu ra, có lần nó đóng vai
cháu đi về quê thăm bà ngoại, tay xách một xâu bánh ít. Ruột bánh đã
được Tư-dát khéo léo moi hết tôm thịt ra chén, và nhét thay vô đó tài
liệu CÓ lần nó giả làm thằng bé chạy chơi lêu lổng ngoài đường. Chân
đất, đầu không nón không mũ, mặc phong phanh cái áo sơ mi cộc tay với
quần đùi. Tay nó cầm đẫn mía, vừa đi vừa cắn, nhai, hít nước ngọt, nhả
bã. Ngang trạm kiểm soát, bọn giặc chặn nó lại, bắt giơ cao hai tay lục
tìm khắp người. Bọn giặc cứ việc soát nó cứ bình thản cắn mía, nhai rạo
rạo, hít nước, nhả bã. Nước mía nhậu cả xuống cằm. Soát không thấy gì,
bọn giặc cho nó đi- Nhưng nó chưa đi vội, cứ đứng đó cắn tước mía, làm
ra vẻ tò mò xem chúng lục soát những người qua đường khác. NÓ còn cố ý
làm vướng chân vướng cẳng bọn cảnh sát, làm chúng phát cáu.
Một thằng quất cho Lượm một roi [bad word] bò quắn mông đít trợn mắt chửi:
– Con mạ mi còn đứng đó lảm chi? cút!
Bấy giờ nó mới ôm mông đít, nhăn nhó xuýt xoa, rồi cắm cổ chạy biến- Tài
liệu nó gấp nhỏ đặt giữa lòng bàn tay cầm đẫn mía: Cách giấu này có vẻ
như rất hớ hênh nhưng lại rất kín đáo. Kín đáo vì bất ngờ. Bọn giặc kiểm soát không thể ngờ tới được.
° ° °
Lần đi liên lạc này, Lượm đóng giả một thằng bé đi bắn chim. đầu nó đội cái mũ phở, áo sơ mi cộc tay,
quần “sóc” xanh vá đít. Một tay cầm súng cao su lắp sẵn viên đạn sỏi,
tay xách xâu chim bắn được: ba con sẻ, một con chào mào, một chim cu
gáy. Hai túi quần nó cộm lên những viên sỏi, viên nào cũng tròn vo –
những viên đạn sỏi xứng đáng với một tay bắn súng cao su thiện nghệ. NÓ
phải mất khá nhiều công phu chọn những viên đạn sỏi này Ở mấy đống sỏi
ven đường- Tuy mới vào nghề tình báo, nhưng nó đã thấu hiểu đôi khi chỉ
vì một sơ suất rất nhỏ trong công tác mà hỏng mất việc lớn, có thể nguy
hiểm đến tính mệnh. Ví dụ- Nếu không chịu khó, bốc bừa một nắm sỏi bỏ
túi gọi là cho có Những cặp mắt cú vọ của bọn giặc kiểm soát có thể đánh dấu hỏi: “Với những viên sỏi ba vạ như ri mà nó bắn trúng chim được à?
Thằng ni chắc chưa biết bắn súng cao su- Nhưng làm răng hắn lại bắn được cả một xâu chim kia?” Thế là chúng sẽ nghi ngờ, khám xét kỹ hơn và thế
là tài liệu cất bị phát hiện.
Trong tổ chỉ có Tư-dát là thiện nghệ bắn ná cao su.
Hồi còn đánh nhau Ở Huế, cả đội đều phải ghen với nó về tài bắn ná. Cái ná
cao su Lượm đang cầm chính là mượn của Tư-dát. Tư-dát có thói quen, bắn
được con chim nào đều lấy máu bôi vào cán ná để lấy khước. Do thế, cái
cán ná gỗ ổi đen kịt những máu khô. Còn xâu chim thì chiều qua, Lượm
sang tận chợ Bến Ngự mua của mấy ông đi bẫy chim, bằng tiền của quỹ quân báo.
Sáng nay, nó buộc chân treo từng con chim một lên,. nhờ Tư-dát bắn chết. NÓ cuộn, xe tròn bản báo cáo của anh đồng-râu thành cái que
nhỏ bằng mút đũa, dài bằng ngón tay trỏ. NÓ vạch mỏ con chim ngói, đút
cuộn báo cáo vào bụng. Nhưng nghĩ ngợi thế nào nó lại rút ra, đút vào
bụng con chào mào- NÓ lấy dây buộc chim chết thành một xâu. Tất cả phải
làm cho thật giống, thật tự nhiên, hệt một tay bắn chim thiện nghệ, làm
cho bọn giặc kiểm soát không một chút mảy may nghi ngờ.
Suốt dọc
đường đi, thỉnh thoảng nó nghếch nghếch mặt nhìn ngọn cây, nghiêng nghé, chăm chú tìm chim cúi Tom khom, giương ná lên lại hạ ná xuống. Mấy lần
làm như quá mải mê, nó vờ suýt đâm sầm vào những người qua đường làm họ
gắt ầm lên.
Bọn con nít gặp nó dọc đường, đều nhìn xâu chim nó xách
tòng teng, trầm trồ thán phục. Lúc đó mặt nó hơi vênh lên, tỏ vẻ ta đây
thiện xạ tài ba. Tất cả đều phải cho thật giống như một diễn viên giỏi
lúc lên sân khấu.
Qua khỏi cầu Bao Vinh một quãng, nó chạm trán một trạm kiểm soát lưu động của bọn cảnh sát. Trạm có ba thằng. Chúng hỏi:
– Thằng tê? đi mô?
Em đi bắn chim chơi! – Lượm đưa xâu chim lên trả lời như khoe.
Một thằng hai má gày hóp, cặp mất sâu như hai lỗ đáo, để ria con kiến, lưng gù gù, “giò heo” đeo xệ bên hông, không nói không rằng thọc tay vào túi áo túi quần Lượm, lục soát- Hắn sờ nấn khắp tà áo, lưng quần, cổ áo,
lai quần- Hắn lật cả cái mũ phờ Lượm đội xem xét kỹ bên trong mũ. Bọn
nầy vừa được sở mật thám phòng Nhì Pháp phổ biến: tụi liên lạc Việt Minh hay cất giấu giấy tờ vào các chỗ kín đó.
Soát không thấy gì, hắn trợn mắt nạt nộ:
Chim nhà nước nuôi, ai cho mi được phép bắn.
Và nó giật luôn xâu chim trong tay, Lượm. Lượm tái mặt. Một tình huống
hoàn toàn bất ngờ- Nhưng chỉ một thoáng nó đã lấy lại được bình tĩnh,
nói với giọng thật ngây thơ, dễ thương:
– Bác cho cháu xin Cháu bắn nó đậu trên cây mà.
Thằng cảnh sát đứng cạnh, miệng sáng lóa răng vàng, cười hô hố:
Thằng ni nói lạ, chim không đậu trên cây thì đậu trong chảo mỡ phi hành à?
Lượm nhìn ba tên giặc giận tím ruột, nhưng mắt phải làm như sắp khóc, nói giọng van vỉ:
– Các bác có lấy thì lấy con chim cu, to mà béo. Cho cháu lại mấy con
chim nhỏ (nó cố tránh tiếng chào mào) không tí nữa về nhà, em cháu nó
đòi, nó khóc, dì ghẻ đánh cháu chết mất.
Vẻ mặt và giọng van xin của
Lượm hình như cũng làm chúng động lòng thương hại- Thằng răng vàng đầy
mồm nói với thằng cướp xâu chim:
Thôi “xếp quăng lại cho nó mấy con chim sẻ, ăn không dính chân răng mà vặt lông cũng đủ hết ngày hết buổi.
Hắn cầm lấy xâu chim trong tay thằng để ria, đưa tay nắn nắn, bóp bóp lườn
con chim cu, đầu gật gù- – Con cu gáy béo thiệt! béo thiệt.
Trong
khoảnh khắc ấy, Lượm có cảm giác đang đứng cheo leo bên một bờ vực sâu
hun hút, và dưới đáy vực là lởm chởm đá nhọn. Hai mắt nó tối sầm lại vì
một nỗi kinh hoàng không sao lấn lướt nổi- Chỉ cần thằng cảnh sát ngứa
tay nắn cổ con chào mào… thế là đi đứt!
Một dự tính lướt qua rất
nhanh trong óc nó- Nếu tay hắn nắm qua con chào mào, và mặt hắn đổi sắc
là mình sẽ lao ngay ra bờ sông, nhào xuống nước, lặn một hơi ra đến giữa sông, rồi lặn một hơi nữa qua thấu bên kia bờ.
NÓ chăm chăm nhìn mặt thằng cảnh sát, mắt quên chớp. NÓ bỗng thấy người nhẹ hẳn đi, như đang
bơi gần kiệt sức, sắp chìm nghỉm, hai chân bỗng chạm nền đất cứng… Tên răng vàng đầy mồm bứt con chim cu ra khỏi xâu chim quăng trả lại mấy
con sẻ và con chào mào cho nó. NÓ đưa tay hứng xâu chim. Và trong đời nó chưa bao giờ biết mừng rỡ như lúc này.
Thằng để ria vẫn với giọng nạt nộ:
– Lần ni thì ông nội mi tha cho mi! Lần sau mà còn bắn bậy chim của nhà nước, ông nội mi cho tù mọt gông nghe chưa? A lê! cút!
– Dạ! Lượm xách xâu chim đi như chạy, làm như sợ chúng sẽ cướp lại. Ði
một quãng đã khá xa, nó còn nghe tiếng cười hô hố của cái thằng miệng
đầy răng vàng đuổi theo- Bất giác, nó thấy hai mắt mờ đi- NÓ đưa tay lên vuốt mặt. Mặt nó mồ hôi chảy lút, như vừa bị ai dội lên đầu cả một gầu
nước đầy.
6
Lượm xách xâu chim về đến đầu làng Mậu Tài, một làng
nghe nói bọn giặc đã lập xong hội tề. Trước mặt nó là chiếc cầu ván, bắc qua con hói nước đục như nước hến, chảy lờ đờ- Ngay đầu cầu bên kia,
một cây si cổ thụ, cành lá ngã ra che rợp đến hai phần cầu. Mặt trời gần đứng bóng. đường vắng tanh, không một bóng người qua lại trên cầu. Chỉ
có một thằng ngồi câu cá bên mép cầu.
Thằng câu cá trạc tuổi Lượm,
cởi trần, mặc cái quần đùi đen bạc phếch hai ống vo lên đến bẹn. Ðầu nó
đội cái nón mê sùm sụp mặc dầu cầu rợp bóng mát. Nước da nó cháy nắng,
đen thui, đen như cái cần câu hóp gác giàn bếp nó đang cầm trong tay- NÓ ngồi câu coi bộ chăm chú lắm, cái cần câu không động đậy.
Vừa nhác
thấy thằng câu cá, tự nhiên Lượm chột dạ, chân hơi khựng lại, tưởng như
trên cầu bất ngờ xuất hiện một trạm kiểm soát của bọn giặc- Lượm nhớ rất rõ, ba lần trước đi qua cầu, đều gặp đúng cái thằng câu cá nước da đen
thui này, và lần nào, Lượm đi ngang qua sau lưng hắn, hắn cũng làm như
vô tình, ngoái đầu lại, nhìn vào mắt Lượm- Khuôn mặt hắn to bè bè, mũi
hếch ngược, trán vừa hẹp vừa thấp, coi bộ rất ngu, nhưng riêng cặp mắt
hắn thì thật đáng gờm. Cặp mắt vụt lóe sáng dưới vành nón mê rách tả
tơi, chỉ trong khoảnh khắc mà xuyên thấu ruột gan Lượm.
Hắn chỉ nhìn
Lượm một cái, lẹ như chớp, rồi quay ngoắt lại, cúi xuống với cái phao
nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nhưng không hiểu sao, Lượm cảm thấy ánh
nhìn chớp lóe, xoi mói của hắn cứ như dính chặt vào người, và theo suốt
cả chặng đường liên lạc. Lượm đã báo cáo chuyện này với anh đồng-râu,
anh có vẻ suy nghĩ hung lắm, và lần nào trước khi ra đi anh cũng dặn:“Em nhớ cẩn thận với thằng câu cá. Nếu có thể tránh hắn được thì em phải tìm cách tránh”.
Lần này, Lượm đã đổi giờ đi, hy vọng sẽ không gặp hắn. Nhưng không ngờ hắn đã ngồi chực sẵn đó rồi.
Lượm muốn lộn lại, lội hói vòng qua cánh đồng, nhưng không được. NÓ có cảm
giác thằng câu cá đã nhìn thấy nó từ xa. Nếu lộn lại, hắn sẽ nghi ngay.
Chỉ còn một nước là phải đi thảng tới, đối đầu với nguy hiểm.
Lượm
làm bộ rất thản nhiên bước lên cầu. Ðến giữa cầu, nó dừng lại chỉ cách
thằng câu cá vài bước chân, nghếch mặt nhìn ngọn cây tìm chim..- NÓ muốn tỏ cho thằng này biết mình hoàn toàn vô tâm, chẳng hề chú ý gì đến hắn. Thằng câu cá vẫn không hề ngẩng mặt lên. Mấy lần nó đưa ná lên lại hạ
xuống làm như con chim định bắn bay mất rồi. Cứ thế nó đi qua cầu, mặt
vẫn ngước nhìn ngọn cây. Qua khỏi cầu chừng mấy bước, nó làm như mải
nhìn đuổi theo đường bay một con chim, ngoái đầu lại. Và ngay lúc dó.
mắt nó chạm phải cặp mắt lóe sáng của thằng câu cá, nó vội ngước nhìn
lên ngọn cây, tránh cặp mắt của hắn, nó kéo ná cao su bắn bừa một phát,
óc thì nghĩ: “đúng thằng ni ngồi chực Ở đây để theo dõi mình chứ câu kéo chi?” Ði cách cầu chừng vài trăm thước, Lượm bỗng có cảm giác có người
theo sau lưng mình- NÓ ngoảnh lại, thằng câu cá! Hắn đã rời chỗ câu từ
lúc nào, vác cần câu trên vai, đi theo sau Lượm chỉ cách mấy chục bước.
Trống ngực Lượm đập thình thịch. “Tổ cha mi! – nó tức tối chửi thầm. – mi
định gây sự với tau chắc?” NÓ cố rảo bước nhanh hơn, gặp một con đường
kiệt, nó rẽ luôn và nghĩ bụng: “Nếu hắn không rẽ theo mình, là mình chỉ
sợ bóng, sợ gió”- Nhưng khi ngoái đầu, nó thấy cái nón mê rách bươm của
thằng câu cá, nhấp nhô đằng sau. Biết không xong với thằng câu cá mà
không thể lẩn vào đâu được, nó đành quay phắt lại thủ thế- NÓ gằn lên
trong cổ họng: “Mi đã muốn sinh sự thì tau quyết chơi nhau với mi một
trận cho mi biết tay. Nhỏ tau là nhỏ Vệ Quốc Ðoàn, có mô tau sợ mi?”
Thằng câu cá vác cần câu lừng lững đi đến. Còn cách Lượm vài bước, hắn
đứng lại, đưa tay hất cái nón mê về đằng sau. Lượm tức tối trừng mắt
nhìn hắn- Hắn chẳng phải tay vừa, trừng cặp mắt ốc nhồi nhìn lại, ra vẻ: “Mi chẳng dọa nổi tau mô!” Trông hai đứa, giống hệt cặp gà trống choai
sắp sửa nhảy vào đá nhau.
Thằng câu cá hất mặt, hỏi trống không, đặc giọng anh chị:
– Ni, đi mô mà coi bộ hấp ta hấp tấp dữ rứa?
cái mặt ngạo và giọng hỏi anh chị của hắn làm – Lượm nổi xung:
– đi mô thì việc chi đến mi? – Lượm cũng hất mặt đáp lại giọng anh chị không kém.
– Không việc chi à? – Hắn cười khẩy. Tau đi guốc trong bụng là mi đi mô
rồi. Hỏi là hỏi chơi rứa thôi. Tau gặp mi qua lại cầu ni ba lần. Mòn cả
mặt!
Lượm cũng giở giọng khinh khỉnh đáp:
– Qua lại mấy lần thì mặc kệ người ta, việc chi đến mi mà cũng xỏ mồm vô?
Hắn bỗng quăng cái cần câu đang vác trên vai xuống đất, chỉ tay vào mặt Lượm, nói như quát:
– Tau biết mi là ai rồi? Ðừng có lấy vải sưa mà che mắt thánh!
– Ai? – Lượm quát trả.
– Là Việt Minh chính cống? Tau phải trói cổ mi đem nộp cho ông lý trưởng để ông đem lên đồn nộp cho Tây.
ông lý làng tau ra lệnh hễ ai bắt sống được Việt minh đem nộp lên đồn sẽ
được thưởng một trăm đồng Ðông Dương. Tau đang thiếu tiền ăn bánh bột
lọc đây.
– Mi chỉ nói láo- Lượm cố lấy giọng tức tối cãi- Mi chỉ được cái vu tội chết cho người ta.
Thằng câu cá lại cười khẩy:
– Mi mà không phải Việt Minh thì tau cứ đi đầu xuống đất.
”Phải xông vô tấn công thằng Việt gian ni trước khi hắn chưa kịp đề phòng.
đập cho hắn lộn nhào rồi chạy!”- Quyết định đó lóe lên trong óc Lượm và
không kịp suy nghĩ gì thêm, nó nhào tới, vung tay trái (nó thuận tay
trái) nhằm đúng quai hàm thằng câu cá đấm một cú móc rất mạnh. Nhưng
thằng câu cá nhanh không kém. Hắn thụp đầu tránh được. Cú đấm trượt làm
bay cái nón mê trên đầu hắn lên hàng rào bông cẩn gần đó. Thằng câu cá
hét lên:
A! Thằng ni gớm hè? – Và nhào tới định đánh trả.
Ngay lúc đó từ ngách con đường kiệt phía sau chỗ Lươm đứng, nhảy ra một thanh
niên cao lớn, lực lưỡng. Tay thanh niên này ôm phắt ngang mình Lượm, bó
gọn luôn cả hai cánh tay nó vào trong vòng tay đen cứng như tre đực gác
giàn bếp lâu ngày của mình. Lượm chưa kịp vùng vẫy thì tay thanh niên đã nhấc bỗng nó lên chân hổng đất, nhẹ như nhấc con ếch. Thằng đi câu rút
luôn cuộn dây dừa dắt sẵn trong cạp quần, xông vào trói giật cánh khuỷu
Lượm. Lượm quẫy đạp lung tung, giẫy giụa như con cá bất thình lình mắc
phải lưới. Thằng câu cá vừa trói vừa hằm hè.
– TỔ cha mi! Ðã muốn đạp, tau trói luôn cả chân!
– Trói cho mi mệt, – Tay thanh niên nói mặt tỉnh khô- Hắn mà còn đạp, tau sẽ bẻ cặp giò hắn kêu cái cắc, như bẻ giò gà.
Biết có chống cự cũng vô ích, Lượm đành đứng im Và làm như bị trói đau quá,
nó thả cái ná cao su và xâu chim đang cầm chặt trong tay xuống rê cỏ ven lối đi.
Tưởng thoát, nhưng thằng câu cá cúi xuống nhặt luôn cái ná, xâu chim và cái cần câu của hắn. Tay thanh niên nói:
– Chừ ta dong hắn ra sau miếu Cây Thị, soát người hắn coi có tài liệu, súng đạn chi không, sau đó ta giải lên nộp ông lý.
Thằng câu cá nói, vẻ thích chí ra mặt:
– được tiền thường hai anh em ta chia đôi. Anh năm chục, tui năm chục.
Lượm vừa lo sợ, vừa căm tức nghĩ bụng- “Giọng lưỡi hai thằng ni đúng giọng lưỡi Vê-giê(Việt gian) chính cống“.
Chúng lôi Lượm đi vào con đường kiệt, rồi tạt vào một ngôi miếu rêu phong đồ
nát. Cạnh đó có một cây thị cổ thụ, tán lá phủ trùm mái ngói và cái sân
gạch nát um tùm cỏ dại.
– Tau giữ tay chân hắn, mi lột áo quần hắn ra khám nghe.
Thằng câu cá vứt đồ đoàn trong tay xuống thềm miếu, rồi cởi cúc áo, cúc quần
Lượm. Lượm vùng vẫy không cho cởi. Hắn cúi nạy một viên gạch vỡ, giáng
cao trước mặt Lượm, trợn mắt nói:
– Mi mà còn vùng, tau choang hòn gạch ni bể sọ dừa mi ngay.
Nghe giọng và nhìn vẻ mặt.hắn, Lượm biết hắn sẽ choang thật chứ không phải dọa.
Khi bị lột quần, trần như nhộng, Lượm co người lại vì xấu hổ. Thằng câu cá nói, không nhìn mặt Lượm:
– Toàn đàn ông với nhau cả, việc chó chi mà phải Ôốc dôộc (xấu hổ.).
Hắn cầm quần áo Lượm, sờ nắn tìm kiếm rất kỹ, còn kỹ hơn cả mấy thằng cảnh
sát lúc nãy. Hắn còn giang rộng áo, quần đưa lên trời soi. Vẫn không
thấy gì Lượm bấy giờ mới được thể nói:
– Người ta đã nói người ta đi bắn chim chơi, mà cứ vu oan cho người ta.
Tay thanh niên buông tay giữ Lượm, nói giọng có vẻ ngờ:
– Hay không phải?
Thằng đi câu sa sầm nét mặt, hết nhìn Lượm lại nhìn bộ áo quần trong tay, giọng ấm ức:
Tui theo dõi hắn đúng ba bữa liền, vừa gặp hắn lần thứ nhất tui đã ngờ ngay… Hay hắn dấu chỗ mô?
Hắn chợt nhìn trật xuống xâu chim và cái ná cao su vứt trên thềm miếu- Hắn
cầm lên. Trước tiên hắn xem xét cái ná. Hắn lật đi lật lại, xem xét từ
cái miếng da để bọc đạn, đến chỗ buộc chun, cái cán ná. Không thấy gì
hắn dắt ná vào cạp quần, soát đến xâu chim. Hắn vạch cánh, lật đuôi nắm
bụng từng con chim một. Lượm ớn lạnh suốt dọc xương sống, mồ hôi toát
đầm đìa hai bên thái dương. Hắn nắn đến con chim chào mào, cồ con chim
có đút cuộn tài liệu, ngẩng ra một cách không tự nhiên. Cặp mắt thằng đi câu vụt lóe sáng. Hấn bậm môi cầm đầu chim, giật mạnh. CỔ chim đứt lìa. Cuộn tài liệu bọc giấy bóng từ trong bụng chim văng ra, rớt xuống đất,
Lượm nhào ngay tới, định chộp cuộn tài liệu cho vào miệng nhai nuốt.
Nhưng thằng câu cá nhanh hơn, xô Lượm ngã chúi sang một bên, vồ lấy cuộn tài liệu- VỒ được hắn cầm thật chặt như sợ bị cướp mất, tay run lẩy bẩy vì quá mừng. Hắn reo lên, giọng hả hê, đắc thắng:
– Tui đoán có sai mô anh! Hắn bịt răng được mắt tui?
Hắn bỗng quay lại, trợn trừng mắt nhìn Lượm. cái bộ mặt to bè của hắn méo mó đi vì tức giận. Và hết sức bất ngờ hắn hét tướng:
– đồ Vê-giê? ăn cứt Tây! – Và tiếp luôn là một quả đấm tạt ngang, đúng
giữa quai hàm Lượm. Hai tay bị trói, cú đấm lại rất mạnh, nên Lượm bị
mất đà ngã nhào xuống đất như võ sĩ trên đài bị quả nốc ao.
Nằm bẹp
dưới đất, Lượm đau đến nổ đom đóm mắt, nhưng chưa bao giờ nó thấy mừng
rỡ đến như thế- CÓ thể nói mừng đến ứa nước mắt- Lượm cố hết sức ngóc
đầu lên, hét trả vào mặt thằng câu cá:
– Ðây không phải Vê-giê? Ðây là Vê-cu-đê!
Người thanh niên và thằng câu cá chụm đầu lại cùng đọc bức thư mất của anh Ðồng-râu.
Còn Lượm vẫn nằm dài dưới đất, nhìn hai người vừa trói đánh mình, với cặp mắt hả hê của người thắng cuộc.
Sau khi đọc xong bức thư, cả hai nhìn nhau, rồi bật cười to:
– Té ra cánh Việt Minh ta cả!
Cả hai cùng cúi xuống nâng Lượm dậy, cởi trói và cười với nó như muốn xin
lỗi. Lượm mặc quần áo. Ba người cùng ngồi xuống bậc tam cấp. Thằng câu
cá trả lại bức thư, cái ná, xâu chim, nói với Lượm:
– Chắc đằng nớ giận mình lắm hè? Lúc đó mình tưởng đằng nớ là Vê-giê thật, tức quá nên đấm có hơi mạnh tay…
Lượm đưa tay lên quai hàm, sờ sờ nắn nắn chỗ vừa bị đấm, phì cười:
Chút nữa thì bay mất quai hàm còn hỏi- Nhưng lúc nghe cậu hét: đồ vê-giê, tớ biết ngay cậu cũng là Việt Minh nên tớ quên cả đau. đúng là bị đấm đau
nổ đom đóm mắt mà thấy sướng hơn ăn thịt ăn chả. Rứa cậu làm chi cho
Việt Minh Ở đây?
Tớ là liên lạc của du kích xã.
– Rứa anh- Lượm quay sang hỏi anh thanh niên:
– Cũng họ “du” như thằng ni. – Anh chỉ thằng câu cá – Anh vừa đi gác về
thì được lệnh của chỉ huy xã đội ra ngay cầu ván phối hợp bắt Vê-giê
chính cống. CÓ ngờ mô bắt nhầm phải Vê-cu-đê!
Em nghe nói làng ni Tây kéo về bắt lập hội tề rồi tê mà?
Anh thanh niên cười:
Tề ấm ờ. Ngoài miệng thì tề mà trong bụng thì Việt Minh đặc sệt.
– Cậu tên chi? – Lượm hỏi thằng câu cá.
– Tặng! Rứa cậu?
– Lượm, Vê-cu-đê Trung đoàn trăm lẻ một. – Mũi nó hơi phổng lên một tý. – Làm răng cậu lại nghi tớ là Việt gian chính cống được?
Chú chỉ huy xã đội giao tớ hàng ngày phải ra cầu.
ván giả đò đi câu cá, theo dõi những người lạ mặt khả nghi đi qua làng. đã
có mấy thằng Việt gian lọt vô làng, điều tra chỉ điểm cho Tây trên Huế
kéo quân về càn, đốt hơn chục nóc nhà, bắt đi sáu bảy người có tham gia
du kích. Du kích căm lắm, quyết theo dõi tóm cho được mấy thằng đó, đem
chặt đầu mới hả tức- Tớ để ý thấy cậu thường đi qua lại đây. Mỗi lần ăn
bận một khác. Tớ ngờ ngay: “Không khéo thằng ni là Vê-giê“. Tớ báo cáo
với chú chỉ huy xã đội, chú ra lệnh: “ Nếu còn thấy hắn qua đây là phải
tìm cách bắt cho được“. Chú còn cử thêm anh Cận phối hợp với tớ bắt cậu
cho thật gọn. Lúc bắt phải giả đò Việt gian bắt Việt Minh, để giữ bí
mật.
Ba bốn hôm ni, ngày mô tớ cũng vác cần câu ra cầu, ngồi từ sáng
sớm chờ cậu- Không thấy cậu trở lại, tớ chán cách chi! Bởi rứa, khi thấy bóng cậu từ đàng xa, tớ mừng chảy cả nước đái! Tớ nghĩ ngay: Hễ mà tóm
đúng vê-giê chính cống, việc đầu tiên là phải quại cho hắn một cú vẹo
quai hàm bõ cái công mấy ngày chờ đợi?
Lượm cười, giọng trách yêu:
– Cậu hớp tớp quá. Ai lại chưa xét kỹ giấy tờ đã quại luôn. Quai hàm tớ mà không cứng thì bể rồi còn chi?
Tặng cười xí xóa:
– Ai khiến cậu. Trông bộ dạng cậu giống Việt gian thấy tổ?
Lượm sực nhớ, nói với cả hai người:
– Chuyện chi đọc được trong tờ giấy nớ là phải tuyệt đối giữ bí mật đó nghe.
– Cậu không phải dặn. – Tặng nói. – Tớ cũng được chú xã đội giao đưa công văn tối mật lên huyện luôn.
– đây là công văn lên tỉnh, còn quan trọng hơn. Chừ mình phải đi cho kịp- Ðường đến trạm liên lạc còn xa lắc.
Anh Cận nói:
– Nếu em không vội thì về nhà anh làm bụng cơm đã Nhà bữa ni có nồi cá tràu kho xơ mít ngon lắm.
– Anh cho em khi khác- Bữa ni em sợ muộn mất, đưa xong thư em còn phải trở lại Huế trước giờ thiết quân luật.
Tặng bỗng đứng phắt dậy.
Cậu gắng ngồi đây chờ tớ một tẹo thôi- Tớ có cái ni cho cậu đi đường phòng thân.
Chưa kịp để Lượm hỏi, nó vùng chạy biến vào ngõ.
xóm. Chừng mười phút sau đã thấy nó từ trong ngõ phóng ra, tay cầm con dao
rựa, vai vác cây mía tím to bằng bắp tay dài hơn một sải. NÓ chống cây
mía xuống trước mặt Lượm, giơ cao con dao rựa phứt mạnh một lát Cây mía
đứt làm đôi.-Nó ấn cả hai đẫn mía vào tay.
Lượm, nói:
– Giống mía
mừng đó, ngọt và mềm lụn. Cậu ăn đi một đẫn, còn một đẫn làm ba toong
chống cho đỡ mỏi, mà đập chó, đập rắn, đập Việt gian cũng tốt. Lúc mô
khát nước lại ăn luôn.
Lượm cầm hai đẫn mía, mắt tự nhiên rưng rưng.
Vừa mới choảng nhau gần vỡ quai hàm đó, chừ đã cho nhau mía, mà giọng nghe
thân thiết làm răng! Tưởng như đã cùng Ở với nhau một đội từ ngày Huế
mới nổ súng.
Lượm chào anh Cận và Tặng, rồi lên đường. Hai ba lần nó
ngoái đầu lại vẫn thấy Tặng đứng giữa đường, chống con dao rựa xuống
đất, nhìn theo, đầu gật gật…
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!