Vạn Dặm Thương Nhớ - Phần 22
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
672


Vạn Dặm Thương Nhớ


Phần 22


Sau lời của vị thầy lang, cậu Đăng như chết sững:

– Thầy…nói sao ạ?

Thầy lang sắc mặc cũng chẳng vui vẻ là mấy:

– Tôi đã khám rất kỹ rồi, không thể nhầm lẫn được.

– Sao có thể, mọi ngày vẫn còn rất khoẻ mạnh.

– Gia đình nghĩ lại dạo đây có ăn uống gì lạ hay làm việc nặng nào không?

Cậu Đăng nghe vậy chợt suy nghĩ lại rồi nói:

– Ăn uống vẫn như mọi ngày, chỉ là dạo trước, không cẩn thận có ngã nhẹ, nhưng lúc đó không sao cả.

– Thời kỳ đầu mang thai, vấp ngã nên chú ý, có thể lúc đó không sao nhưng thai đã động, sau chỉ cần 1 chút va nhẹ cũng có thể dẫn đến sảy thai.

Cậu Đăng nét mặt hiện rõ 1 chút buồn khẽ gật đầu 1 cái:

– Vậy vợ con thế nào thưa thầy?

– Mợ tư sức khoẻ suy yếu, thời gian này cần phải bồi bổ nhiều. Thêm nữa, bênh cạnh đó cũng nên nói chuyện an ủi, đừng để mợ ấy suy nghĩ quá nhiều về chuyện này, tránh lại mang tâm bệnh.

– Dạ, cảm ơn thầy.

Vị thầy lang khẽ gật đầu 1 cái rồi quay người trở ra ngoài, cậu Đăng cũng nhìn sang thằng Cuội:

– Đưa tiền rồi tiễn thầy lang về!

Nói rồi, cậu đi lại phía giường ngồi xuống bên cạnh mợ tư, trông sắc mặt mợ nhợt nhạt mà cậu đau lòng, nắm lấy tay mợ mà nói:

– Diệp, thời gian này em đừng nghĩ ngợi gì nhiều nữa, phải giữ sức khoẻ cho mình.

Mợ lúc này chậm rãi mở mắt, đôi đồng tử đã đỏ ngàu, những lời vị thầy lang nói khi nãy mợ đều nghe hết, thanh âm có phần yếu ớt mà nghẹn lại:

– Cậu Đăng….em xin lỗi!

Nói ra lời đấy, nước mắt cũng chảy dài 2 bên, cậu thấy thế vội vàng đưa tay thấm nhẹ mà nói:

– Diệp, không phải lỗi của em.

– Nếu như hôm đó….em nghe lời cậu…mời thầy lang đến khám….thì con sẽ không sao….nếu khi nãy…em nghe lời cậu ở nhà….biết đâu….

Sự dằn vặt khiến mợ khóc nấc lên, cậu Đăng thương sót liền kéo mợ vào lòng ôm chặt lấy:

– Được rồi, đừng khóc, không phải tại em, là do tôi sơ suất.

Việc mất đi đứa con đầu lòng cũng khiến cậu buồn, nhưng so với việc nhìn mợ tư vì điều đó mà dày vò bản thân mình, cậu càng thấy đau lòng hơn.

Mợ cả nãy giờ xem như chứng kiến 1 màn hả hê, bây giờ mới ra vẻ thương cảm mà đi lại nói:

– Thôi, mợ tư đừng buồn nữa. Con mất rồi thì vẫn có thể có lại, sức khoẻ mới là quan trọng nhất. Lát nữa chị bảo con Mướt đi mua ít đồ bồi bổ về hầm cháo cho mợ tư ăn cho mau khoẻ.

Diệp chẳng để tai mấy lời đó, ở trong lòng cậu Đăng khóc nức nở 1 trận dù cậu đã ra sức dỗ dành, thế rồi vì mệt quá mà thiếp đi lúc nào chẳng biết.

Cậu thấy người trong lòng mình đã yên lặng hẳn, mới nhẹ nhàng đặt mợ nằm xuống, ân cần vén gọn tóc, lau nước mắt rồi kéo nhẹ tấm chăn lên đắp cho mợ rồi mới đứng dậy:

– Mọi người ra ngoài cả đi, để Diệp yên lặng nghỉ ngơi 1 chút.

Nghe vậy, bọn họ cũng rời đi, cậu Đăng còn nán lại nhìn mợ 1 cái sau rồi mới trở ra ngoài mà khép cửa lại.

Lúc này, mợ cả về phòng mình, sắc mặt tươi tỉnh hơn hẳn mọi ngày, con Mướt thấy thế đi lại:

– Mợ cả, liệu cậu chủ có biết được không?

– Đến cả thầy lang còn không rõ được nguyên nhân bị sảy thai thì cậu Đăng làm sao biết được.

Con Mướt nghe vậy lại cười:

– Hừ, đúng là đáng đời, loại người thâm độc như mợ ta đáng nhận quả báo như thế.

– Chưa xong đâu, mợ còn phải diễn vai tình chị duyên em với nó, mợ muốn nó lần lượt mất đi những người quan trọng.

– Mợ cả muốn làm gì nữa, cứ bảo em em sẽ giúp mợ.

– Trước mắt, cái nồi cháo hầm hạt sen đổ đi và rửa sạch sẽ, đừng có để lại bất cứ sai sót nào.

– Dạ!

Nói rồi, con Mướt cũng đi ra ngoài, còn mợ ta đứng đấy miệng cười thoả mãn.

Bà Tú Liên lúc này ngồi ở trên nhà, nét mặt u sầu thở dài thở ngắn mà nói với cậu Đăng:

– Khó khăn lắm mới có được 1 đứa cháu nối dõi, vậy mà…..

Nói thế, bà lại thở dài:

– Thế cái Diệp nó sao rồi?

Cậu Đăng nghe vậy lại khẽ lắc đầu, phiền lòng mà nói:

– Diệp tự trách do mình nên mới sảy thai, mợ ấy khóc 1 trận mệt quá đã ngủ rồi.

– Khổ thân con bé, làm gì có người mẹ nào không thấy đau lòng khi làm mất đi đứa con của mình. Thời gian này con nên ở bên động viên nó nhiều vào.

– Vâng, thưa bu!

Nói rồi, bà cả lại đứng dậy đi về phía bàn thờ gia tiên, thắp 1 nén nhang mà chắp tay lại nói:

– Thầy ơi, con biết trước giờ bản thân con ngu muội, làm nhiều điều không phải, mọi lỗi lầm, người làm mẹ này xin chịu cả. Chỉ mong thầy ở trên cao có linh thiêng, phù hộ cho con cháu mình bình an, khoẻ mạnh.

Vừa nói xong, thì ở trong phòng, tiếng ông Huấn ho “khụ” vang lên 1 tràng.
Bà cả vội vàng chạy vào bên trong, cậu Đăng thấy vậy cũng theo sau.

Ông Huấn thời gian qua tâm bệnh nằm 1 chỗ, người cũng gầy rạc đi, da dẻ thiếu sắc. Bàn tay nhăn nheo chậm rãi đưa lên khoát nhẹ:

– Đăng, lại đây thầy bảo!

Cậu Đăng nghe vậy liền đi lại bên giường:

– Thầy có gì dặn dò ạ?

– Thầy biết thời gian qua….thầy đã làm nhiều điều không phải….bây giờ phải chịu cảnh bệnh tật này….cũng là quả báo thôi. Ông cha nói, cha mẹ hiền lành để đức cho con cũng không sai. Xem ra cái nhà này như vậy cũng là do cái nghiệp của thầy gây ra cả.

– Thầy đừng nói như vậy, có sai cũng là 1 phần vì con nhiều năm ốm đau nằm 1 chỗ, hại thầy bu phải lo lắng nhiều.

Ông Huấn nghe vậy lại vỗ nhẹ lên tay cậu:

– Được rồi, con không phải nói nữa, chuyện con ốm đau cũng là do thầy mắt mù lại đưa 1 người đàn bà lòng dạ nham hiểm về đây. Chỉ là giờ thầy như thế này rồi, cũng không biết còn sống nổi nữa không, nếu được cũng muốn đem hết tuổi thọ còn lại đổi lấy phước lành cho các con. Tháng ngày về sau, thầy muốn lên chùa tụng kinh sám hối hết quãng đời còn lại.

– Thầy!

– Đừng nói gì nữa, thầy đã quyết rồi!

Bà Tú Liên ở bên cạnh nghe vậy lại bật khóc:

– Ông đi rồi, ông để lại tôi 1 mình hay sao?

Ông nghe vậy nhìn sang bà:

– Tôi cũng có lỗi với bà, năm đó đã hứa chỉ cưới mình bà vậy mà sau lại đưa người phụ nữ khác về, vậy mà bà vẫn không oán trách. Cái cơ ngơi này, vốn dĩ nó là của bà, tôi trước sau chẳng có phần nào trong đây, nhiều năm qua xem như là nhờ bà mà hưởng phước vậy là đã quá lắm rồi. Bà ở nhà quán xuyến mọi thứ, lo cho các con, thay tôi làm những việc ấy, để thân già này không cảm thấy day dứt nữa.

– Thầy, thật ra…

– Con không cần phải nói nữa đâu. Ý thầy đã định, nhờ con nói lại với cái Diệp, thời gian trước là thầy có lỗi với nó. Được rồi, thầy muốn nghỉ ngơi, 2 người ra ngoài cả đi.

Thấy ý ông đã cương quyết như vậy, cậu Đăng cũng chẳng thể làm gì được hơn, chỉ đành đứng dậy đi ra ngoài.

Lúc vừa ra, lại thấy con Mướt nhìn trước ngó sau bưng 1 cái nồi gì đấy đổ đi, cậu lại gần hỏi:

– Mướt, đổ cái gì thế?

Con Mướt giật mình 1 cái, sau đấy quay người lại nhìn cậu mà lúng túng nói:

– À….con đổ….cái nồi cháo hầm hạt sen…!

– Sao lại đổ đi, Sen nó mới nấu sáng nay mà.

– Dạ, vừa nãy con vào trông thấy không ăn được nữa rồi cậu. Với lại mợ cả bảo con nấu chút canh gà hầm thuốc bắc cho mợ tư nên con đem đổ nó đi để lấy nồi nấu.

– Mới nấu ban sáng làm sao lại không ăn được nữa, lần sau đừng lãng phí.

– Dạ, con biết rồi thưa cậu!

Nói rồi, con Mướt cũng vội vàng quay người đi, cậu Đăng cũng thấy có gì đó kỳ lạ nhưng lại chẳng nghĩ ngợi gì nhiều mà quay về phòng.

Hôm nay, nhà họ Trịnh trở nên trầm lắng hẳn, duy chỉ có 2 người là lòng dạ hả hê.
Mợ cả nằm ở trên giường, tay chống lên mặt nhìn con Mướt nói:

– Mướt, lát nữa mày nói với cậu chủ, là mợ cả có mấy bài thuốc dân gian giúp cho phụ nữ nhanh hồi phục sau sinh hay sảy thai, bảo cậu tối sang phòng mợ.

Nghe thế, con Mướt lại hỏi:

– Mợ cả, vẫn phải diễn vai tốt với mợ ta sao?

– Lần này mợ không phải diễn với nó.

– Nói vậy là mợ muốn cậu chủ….

Nói tới đấy, con Mướt ngầm hiểu ra ý liền cười:

– Em biết rồi, thưa mợ.

Tối hôm đấy, sau khi dỗ dành rất lâu mợ tư mới chịu ăn chút gì đó, có lẽ việc mất đi đứa con của mình khiến mợ chịu không ít đả kích.
Cậu Đăng nhìn mợ cả ngày cứ như người mất hồn khiến cậu không khỏi phiền muộn:

– Diệp, giờ mọi chuyện cũng đã vậy rồi, em cứ thế này thật sự làm tôi lo đấy.

Mợ nghe cậu nói vậy, chỉ khẽ cựa người mà năm quay lưng về phía cậu, chẳng nói lời nào.
Cậu thấy thế khẽ thở dài 1 cái, lúc đấy lại nhớ đến lời con Mướt nói buổi chiều, cậu đứng dậy:

– Em nghỉ ngơi đi, tôi qua phòng mợ cả 1 lát, lúc nữa sẽ về.

Nói rồi, cậu cũng quay người rời đi, Diệp lúc này đôi bờ vai khẽ run lên, mợ lại khóc rồi, cứ mỗi khi chỉ còn lại 1 mình, tâm trạng mợ lại tồi tệ khủng khiếp. Mợ vẫn cứ luôn dày vò bản thân mình vô tâm mới để mất đứa bé.
Diệp đưa bàn tay lên miệng mình mà cắn chặt, mợ không muốn để cậu nghe thấy tiếng khóc, mợ sợ cậu lại bận tâm lo lắng, chuyện mất đi đứa con có lẽ cũng khiến cậu đủ sầu muộn rồi.

Tầm này cũng đã vào giờ Hợi, cậu Đăng đi sang phòng mợ cả đưa tay lên gõ cửa, 1 lúc sau đó con Mướt mở ra, vừa thấy cậu nó liền hớn hở:

– Cậu chủ, cậu đến tìm mợ cả ạ?

Cậu nghe vậy khẽ gật đầu:

– Mợ cả ngủ chưa?

– Dạ chưa cậu!

Nghe thế, cậu mới bước vào bên trong, lúc này mợ cả ở trên giường mới vén màn lên nhìn:

– Cậu Đăng đến sao?!

Mợ Hiền lúc này thân trên chỉ mặc 1 chiếc áo yếm mỏng manh, mái tóc búi vội để rơi vài sợi buông xoã xuống làn da trắng mịn, cậu Đăng thấy thế có phần e ngại quay người lại:

– Xin lỗi, tôi không biết mợ đã nghỉ, vậy để mai tôi qua vậy.

Vừa nghe thế, mợ cả liền vội xuống giường mà lên tiếng:

– Không sao đâu cậu Đăng, em cũng vừa mới nằm thôi, đâu có ngủ được, cậu đợi e chút, em mặc cái áo.

Nói rồi, mợ ta lại ngó nhìn ra ngoài:

– Mướt, lại giúp mợ mặc áo!

Đáp lại lời mợ là sự im lặng, thấy thế mợ ta lại gắt nhẹ:

– Cái con này lại chạy đi đâu rồi!

Nói thế, mợ ta cũng với lấy cái áo khoác lên người mình 1 cách hời hợt rồi đi lại phía ghế ngồi xuống:

– Cậu Đăng, cậu ngồi đi!

Cậu nghe vậy mới quay người lại, nói là mặc áo nhưng thực chất mợ ta cũng chỉ khoá bên ngoài che được đi cánh tay với tấm lưng trần, đến khuy cũng chẳng buồn cài lại.
Cậu Đăng với điều này cũng cảm thấy có chút gì đó không được tự nhiên những cũng miễn cưỡng ngồi xuống:

– Thực ra sang tìm mợ là tôi cũng có việc muốn nhờ mợ.

– Có chuyện gì cậu Đăng cứ nói.!

– Ngày mai thầy tôi muốn dọn lên chùa, Diệp bây giờ sức khoẻ vẫn còn yếu, nên tôi muốn nhờ mợ ngày mai phụ giúp tôi đưa thầy đi.

Nghe vậy, mợ ta khẽ mỉm cười 1 cái:

– Chuyện của thầy bu lúc nào em cũng sẵn lòng!

– Vậy tôi cảm ơn mợ trước! Với cả Mướt nó nói mợ có vài bài thuốc dân gian….

– À, cậu đợi em chút!

Nói rồi, mợ ta đứng dậy đi lại phía bàn trang điểm, mở cái ngăn kéo lấy ra 1 tờ giấy mà nói:

– Cái này em xin được của bu em, ngày xưa bu em cũng từng sảy thai 1 lần sau đó mới sinh em đấy ạ.

Vừa nói, mợ ta vừa đi lại phía cậu, chẳng biết cố tình hay sơ ý, mợ ta không cẩn thận vấp phải liền ngã vào người cậu.
Cũng chỉ là phản xạ cậu đưa tay ra đỡ, thế nào váy áo lại bị kéo tuột ra, chiếc áo yếm bên trong cũng trượt dần xuống, cả 2 trái ngực lộ liễu chạm vào người cậu.

Mợ cả lúc này lại ra vẻ lúng túng vội lùi lại, bàn tay giữ lấy chiếc áo yếm che lên ngực mình 1 cách nửa vời:

– Cảm ơn cậu!

Cậu Đăng lúc này cũng nhận ra điều đấy, vội vàng quay người lại:

– Muộn rồi, tôi không làm phiền mợ nữa.

Nói rồi, cậu định trở ra ngoài, nhưng mợ tư vội vàng đi lên trước:

– Cậu Đăng, bài thuốc này cậu thử xem sao, biết đâu sẽ giúp mợ tư khá hơn.

Mợ ta đưa tờ giấy cho cậu, cậu cũng nhận lấy mà chỉ khẽ gật đầu rồi đi ra ngoài.

Ngay khi cậu vừa đi khuất, con Mướt từ đâu mới vào phòng, giọng vẻ bức bối:

– Cậu chủ sao thế nhỉ, đến như vậy rồi mà còn bỏ đi được.

Con Mướt vừa nói, vừa đi lại mặc áo cho mợ ta, mợ Hiền nét mặt vẫn đắc ý mà nói:

– Mưa dầm thì thấm lâu, mợ còn không vội, mày vội làm gì.

– Dạ!

– Ngày mai, mợ với cậu Đăng đưa ông chủ lên chùa, mày không cần phải đi theo đâu, nhưng mợ có việc cho mày làm đây.

– Việc gì thế mợ?

– Mày cứ làm sao đến tai nó, là tối qua cậu chủ ở bên phòng mợ, 2 người hàn huyên suốt cả buổi.

– Con biết rồi, thưa mợ.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN