Vạn Dặm Thương Nhớ
Phần 4
Diệp sau khi được tắm rửa sạch sẽ trở về phòng, cả người đau nhức quên luôn cả cơn đói, chỉ muốn nghỉ ngơi 1 lúc
Nhưng còn chưa kịp nằm xuống, thằng Cuội tay bưng bát cháo bước vào phòng hồ hởi nói:
– Mợ tư, cháo con mới nấu xong, mợ ăn luôn cho nóng.
Diệp vừa thấy thằng Cuội lên trở nên dè chừng:
– Tôi không ăn đâu, cậu đem xuống đi.
– Trời, sao lại không ăn? Cậu chủ nói rồi, phải hầu hạ mợ cho tốt. Thôi, mợ mau ăn đi ha.
Diệp có phần cảnh giác nhìn nó, cô sợ ông phú hộ vẫn còn muốn trừ ma tà gì, lỡ đâu sai thằng Cuội bỏ thuốc vào cháo thì sao:
– Tôi nói tôi không ăn mà, cậu đem đi đi, giờ tôi muốn ngủ 1 giấc.
Thằng Cuội ấy thế mà lì lợm, cứ khăng khăng ép mợ ăn cháo, nó còn tự lấy thìa đút:
– Cậu chủ dặn rồi, phải cho mợ ăn no, nếu mợ mệt thì để con đút cho mợ.
Diệp sợ hãi né tránh, còn lấy tay gạt đi nhưng thằng Cuội ương bướng giằng co bằng được, cùng lúc đấy, 1 giọng nói vang lên:
– Ôi trời, cái gì thế này, Cuội, mày làm gì mợ tư thế?
Lời vừa dứt, bát cháo bị Diệp hắt đổ xuống đất xoảng 1 cái, thằng Cuội giật nảy mình quay lại, thấy mợ Yên đứng đấy vội vàng nói:
– À, cậu chủ dặn con đem cháo cho mợ tư thưa mợ.
– Mày đem cháo mà sao tao thấy mày cứ vồ vập lấy mợ tư thế? Nhìn mờ ám lắm!
Nghe thế, thằng Cuội dãy nảy lên thanh minh:
– Mợ hai, oan cho con quá, cậu chủ nói sao thì con làm vậy thôi, con nào dám có ý gì.
– Tao chỉ hỏi vậy thôi, mày giật mình cái gì? Đứng gọn sang 1 bên xem nào.
Thằng Cuội vừa nghe vậy liền lùi lại, mợ hai lúc này đi vào, hướng thẳng đến mợ Diệp mà nói:
– Ghê quá nhỉ, mới bước chân về đây, không biết phép tắc đến chào hỏi các mợ thì thôi, lại còn bà tướng tắm gội có người hầu, ăn có người bưng đến tận miệng cơ à?
Diệp thấy thái độ của mợ hai như vậy liền vội vàng đứng lên rồi cúi đầu:
– Mợ thông cảm, em cũng muốn đến chào hỏi các mợ, nhưng vừa nãy mợ cũng thấy rồi, không phải là em không biết trên dưới, chỉ là người ngợm bẩn thỉu sợ làm ảnh hưởng đến các mợ.
Mợ Yên nghe thế bĩu môi 1 cái:
– Mồm mép cũng ghê nhỉ. Giờ tắm rửa rồi, ăn rồi thế thì mợ tư có thể ra ngoài mua ít đồ cho chị được không?
Diệp đúng là chiếc chiếu mới, nghe vậy lại ngây ngô nói:
– Cái này, Cuội làm được mà!
– Cuội nó giờ cũng có việc rồi.
Nghe mợ hai nói thế, thằng Cuội cũng hiểu ý nhanh nhảu:
– À phải, ông chủ sai con mấy việc, giờ con phải đi luôn đây.
Nói rồi, nó cũng liền chạy thẳng ra ngoài, quay đi đã liền lẩm bẩm cái gì đấy rồi biến mất hút.
Mợ Yên lúc này lại lên tiếng:
– Sao? Mợ tư có giúp chị được không? Hay mợ nghĩ được cậu Đăng ra mặt bảo vệ là thành bà chủ của nhà này rồi.
– Dạ, không phải. Mợ hai cần gì thì nói, em sẽ đi mua giúp mợ.
Mợ Yên nghe thế lại cười hài lòng:
– Thế này nhé, chạy ra chợ mua cho mợ ít son phấn, 1 tấm vải lụa tơ tằm, à thêm cả ít trầm hương…@…y..&@@….
Mợ Yên nói 1 hôi 1 hồi, Diệp cố gắng lắng nghe thật kỹ rồi ghi nhớ trong đầu. Sau khi liệt kê hết các thứ đồ, mợ Yên lấy trong túi ra 1 xấp tiền đưa cho Diệp rồi nói:
– Đấy, mua nhanh về cho mợ, nếu thấy mợ không có nhà thì em cứ để ở chỗ em, chốc mợ về mợ qua lấy sau. Nhớ mua đủ, không được thiếu thứ gì đấy.
– Dạ!
Sau đấy, mợ hai dáng vẻ đắc ý quay người trở ra, Diệp lại đứng đấy đang gắng lẩm bẩm ghi nhớ lại mọi thứ mà mợ hai căn dặn rồi cầm tiền đi ra ngoài.
Sau cái sự việc trừ tà ma mà ông Huấn vẽ ra sáng nay, sự xuất hiện của Diệp ở chợ khiến nhiều lời bàn tán, đa số mọi người trong làng đều né tránh mợ, họ sợ đụng phải mợ lại bị liên luỵ gặp điều không may.
Thế nên Diệp đi đến đâu đều bị người ta xua đuổi đến đó, mua hàng cũng không bán, cũng sợ đắc tội lại bị trù ẻo nên ai cũng vội dọn dẹp đóng quán.
Diệp đi khắp cái chợ cóc nhỏ vẫn không mua được hết đồ mà mợ Yên dặn, lại nghĩ còn phải ở đấy lâu dài, sợ không làm vừa lòng các mợ lại khó sống nên Diệp đành phải đi sang làng bên để tìm mua.
Khi trước ở đây, nhà cũng thuộc diện nghèo nên ngoài việc chạy vặt trong làng, Diệp cũng chẳng bao giờ bước chân quá khỏi cổng làng.
Nay đúng lần đầu ra khỏi làng, lại còn sang làng bên cạnh khiến mợ có phần rụt rè không biết đường.
Một gương mặt lạ hoắc xuất hiện ở đây, hơn nữa còn là 1 cô gái trẻ xinh đẹp, đám trai làng liền nhao nhao kéo đến trêu ghẹo.
– Này em gái, đi đâu đấy?
Bị 3, 4 tên con trai vây quanh, Diệp có chút sợ mà né tránh, mợ cố gắng tuông bỏ đi nhưng đám kia bám riết không buông.
Bỗng lúc này 1 tên trong số chúng chợt áp sát gần, nhìn chằm chằm cô rồi nói
– Ơ, gái này nhìn lạ lắm chúng mày ạ. Cô em nhà ở đâu thế?
Bị chất vấn quá, Diệp lo sợ trả lời:
– Tôi…tôi ở làng bên!
– Ô, gái làng bên chúng mày ơi!
– Làng bên có gái xinh thế, đẹp hơn mấy em hay tát nước đình làng mình.
– Gái làng bên sang làng anh làm gì thế em, có người yêu bên này à?
– Không….tôi sang chợ bên này….mua ít đồ.
– Mùa đồ à, thế để anh dẫn đi nhá.
– À mà em gái có chồng chưa nhỉ.
Diệp nghe vậy cũng trả lời:
– Tôi mới…..
Còn chưa kịp nói hết, 1 giọng khác vang lên:
– Này mấy cậu kia, làm gì mà bu lại con gái nhà người ta thế?
Vừa nghe vậy, đám trai làng đó liền quay lại, nhìn thấy người trước mặt liền tỏ vẻ chán ghét rồi bỏ đi, còn lẩm bẩm với nhau:
– Hễ cứ có chuyện vui là nó lại xuất hiện.
– Nó không phải con ông trưởng làng thì tao đã dạy nó 1 bài học rồi.
– Cả ngày cắm đầu vào sách vở rồi ra ngoài giảng dạy người khác, cứ làm như có mình nó được đi học không bằng.
Diệp lúc này thấy đám người kia bỏ đi lại khẽ nhìn cậu con trai phía trước, ăn bận lịch thiệp nhìn qua cũng biết con nhà có của, cô chỉ khẽ gật nhẹ đầu thay cho lời cảm ơn.
Cậu ta thấy vậy liền đi lại:
– Đám thanh niên làng tôi tính tình thô lỗ vậy thôi chứ không có ác ý gì cả đâu, cô không sao chứ?
– Tôi không sao, cảm ơn anh!
– Cô ở làng bên muốn sang đây mua đồ sao?
Diệp khẽ gật đầu 1 cái:
– Chợ bên làng tôi hết hàng.
Cậu ta nghe vậy khẽ cười 1 cái, người con trai này tướng mạo cũng bắt mắt, thêm cái vẻ học thức vốn có thì cậu ta cũng là chàng trai được nhiều cô gái để ý nhất trong làng:
– Tôi cũng tiện ra đó mua ít đồ, để tôi chỉ đường cho cô.
Nói rồi, cậu ta cũng quay người đi, Diệp có phần dè chừng nhưng xem ra so với đám trai làng kia thì cậu con trai này có thể tin tưởng được nên đành lẽo đẽo theo sau.
Lần đầu được sang làng bên, chợ ở bên đây cũng to và đông đúc hơn hẳn làng của cô. Các mặt hàng hoá đa dạng mẫu mã, mọi người qua lại nhốn nháo khiến Diệp cũng có thích thú.
Cô chạy hết quầy hàng này nến cửa tiệm khác, mua hết những gì mà mợ hai dặn.
Cậu con trai thấy cô ôm đồn quá nhiều thứ cũng có hiếu kỳ hỏi:
– Cô mua nhiều vậy sao? Chợ làng cô không có mấy thứ này à?
Diệp chỉ tập trung tìm cho đủ đồ mợ hai dặn nên hời hợt trả lời:
– Có, nhưng không hiểu sao hôm nay đi mua mà hỏi ai cũng bảo hết.
– Chỗ này cũng khá tiền, chắc cô cũng là con gái nhà bá hộ nhỉ.
– Này là mua cho mợ hai của cậu Đăng.
– Cậu Đăng? Này có phải con nhà ông phú hộ Trịnh Huấn không?
– Phải rồi, anh cũng biết ông bà phú hộ sao?
Nghe vậy, cậu ta lại cười:
– Tiếng tăm nhà ông ấy còn truyền sang cả mấy làng bên. Thế cô là gì với nhà đó?
Lời vừa dứt, cũng là lúc Diệp mua đầy đủ hết thứ đồ mà mợ Yên căn dặn. Cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn, cô quay lại nhìn cậu con trai kia, vô tư cười 1 cái mà nói:
– Cảm ơn anh, tôi đã mua đủ rồi. Giờ tôi phải về luôn không đi quá lâu, nếu mợ hai không thấy sẽ tức giận mất.
Không đợi cho cậu ta nói gì, Diệp đã quay người bỏ đi, nụ cười mà Diệp để lại khiến cậu ta thẫn thờ 1 lúc rồi mới vội nói với theo:
– Này, tôi tên Vũ Thịnh, cô tên gì vậy?
Có lẽ chợ quá đông đúc nên Diệp không nghe được lời của cậu Thịnh, cũng có thể cô không bận tâm quá nhiều đến cậu con trai này, điều cô quan tâm là phải về nhà kịp giờ không lại sinh chuyện.
Diệp tay xách lỉnh kỉnh đồ đoàn vừa bước chân qua cổng nhà Trịnh, thì thằng Cuội ở đâu chạy vội ra hô lớn:
– Ông bà chủ, mợ tư về rồi đây!
Diệp ngơ ngác không hiểu chuyện gì, thì ông Huấn từ trong đi ra quát to:
– Giỏi lắm, còn dám mò mặt về đây à? Cuội, lôi nó vào đây cho ông.
Vừa nghe vậy, thằng Cuội liền túm mợ lôi xền xệt vào trong. Vết roi bị đánh hồi sáng còn chưa đỡ vì thế lại đau nhói lên, mợ khẽ nhăn mặt:
– Đau quá, đừng có kéo mạnh như vậy.
Thằng Cuội lôi mợ vào trong nhà, đưa đến trước mặt ông bà chủ, mợ thấy vậy liền nói:
– Có chuyện gì vậy thầy bu?
Lời vừa dứt, ông Huấn liền vung tay tát xuống mặt mợ 1 cái mạnh, khiến mợ ngã xuốnh đất, đồ đạc rơi vương vãi:
– Ai là thầy bu mày?
Diệp đưa tay ôm lấy má mình, ngước mặt nhìn lên, đôi mắt ngấn nước mà run rẩy nói:
– Con….con tưởng…gả về đây….thì nên….xưng hô….cho phải….
– Hừ…..nếu không phải là mày lừa lọc qua mắt ông bà, thì ông cũng không bao giờ con con yêu tinh như mày gả về đây.
Lời vừa dứt, bà cả cũng đi lại:
– Thôi, chuyện đó gạt sang 1 bên đã, giờ hỏi nó xem cái vòng cổ hột xoàn của tôi nó đem đi đâu rồi?!
Nghe vậy, ông Huấn liền nhìn mợ quát:
– Nói, mày lấy cái vòng hột xoàn của bà cả giấu đi đâu rồi?
Mợ Diệp nghe vậy ngơ ngác không hiểu gì:
– Vòng hột xoàn nào thưa ông? Con không biết gì hết.
– Mày lại còn chối à? Cái nhà này trước giờ chưa mất thứ gì cả, mày mới về đây thì cái vòng của bà cả đã không thấy. Không mày thì con ai nữa.
– Thưa ông, con thật sự không lấy nó.
Bà Tú Liên bực bội quát lên:
– Thằng Cuội, mày lục người nó cho bà.
Thằng Cuội nghe vậy liền ngồi xuống sờ soạng người Diệp, mợ cố gắng tránh né nhưng thằng Cuội hầu hạ ông bà nhiều năm, được ông Huấn tín nhiệm nên lắm lúc cũng ngông cuồng lắm. Nay được cơ hội chạm vào mợ tư của cậu chủ, nó cũng tận dụng thời cơ để thoả mãn 1 tí.
Mợ Diệp cố gắng cản tay nó không cho chạm vào người mà nức nở nói:
– Con không có lấy thật mà thưa ông bà!
Sau 1 hồi sờ soạn không được gì, thằng Cuội mới chịu thôi mà đứng lên nói:
– Không tìm thấy gì thưa bà cả.
Bà Tú Liên hậm hực thở thở hắt mà gắt:
– Nói, mày giấu ở đâu?
Mợ Diệp quỳ ở dưới, khóc lóc nói:
– Con không lấy mà bà cả, con không biết gì hết.
Lúc này, ông Huấn mới để ý đồ đạc xung quanh, sau đó mới khẽ nhăn mặt lại cúi xuống nhặt vài thứ:
– Cái gì đây? Mày lấy cái này ở đâu?
Diệp vừa nghe vậy liền vội vàng nói:
– Thưa ông, đây là đồ mà mợ hai bảo con mua cho mợ.
– Mợ hai bảo mày mua? Sao nó không sai con sen hay thằng cuội mà lại sai mày?
– Cuội lúc đó nói phải làm vài việc cho ông, còn cái sen con không biết. Ông không tin cứ hỏi mợ hai ạ.
Nghe vậy, ông lại quát:
– Thằng Cuội, gọi mợ hai lên đây.
– Ông chủ, nãy mợ hai nói ra ngoài mua ít đồ rồi ạ.
– Mua đồ rồi? Nó đã sai mày đi mua sao lại còn đi nữa? Mày định lừa ông à con này?
Diệp lo lắng mà phân bua:
– Con không dám thưa ông, thật sự là mợ hai bảo con đi mua.
Bà cả lúc này nghe vậy liền chen vào:
– Hừm….hay là mày bán cái vòng hột xoàn của bà rồi lấy tiền đi mua sắm cho thân mày? Để bà xem mày mua cái gì!
– Thưa bà, thật sự không phải, đúng là mợ hai nhờ con mua ạ.
Bà Tú Liên mặc kệ lời giải thích của Diệp, cúi người xuống nhặt mấy hộp phấn son lên:
– Ui giời ơi, mua phấn son này, vải lụa này, rồi cả cái gì thế này….á à mày giỏi lắm….mới về đây có 1 ngày mà đã muốn da dáng bà chủ à. Bà cho mày đẹp mặt luôn.
Nói rồi, bà cả liền mở hộp phấn ra đổ hết xuống người mợ Diệp, vải vóc cũng bị bà xé nát vứt sang 1 bên, đồ đoàn mua được bà lần lượt phá hỏng
Mợ Diệp lo sợ túm lấy ống quần bà mà khóc lóc cầu xin:
– Con xin bà, này là tiền mợ hai đưa con đi mua, bà làm vậy chốc mợ hai về sẽ hỏi tội con, con lậy bà.
– À, giờ mày không coi bà bằng mợ hai phải không. Láo toét, bà phải dạy dỗ mày mới được.
Nói thế bà liền túm tóc mợ giật ngửa ra sau, sau đấy tát mợ thật mạnh, Diệp sợ hãi quỳ ở đấy, 2 tay chắp lại xoa vào nhau cầu xin:
– Ông bà làm ơn tha cho con, con không dám đâu ạ.
Vẫn chưa thể hả cơn giận, bà cả lấy chiếc guốc mộc của mình rồi cầm nó đánh lên người mợ, vừa đánh vừa chửi:
– Bà đánh cho mày bỏ cái thói hỗn láo, đánh cho mày chừa cái tật ăn trộm ăn cắp.
Cả người mợ vết thương lớn nhỏ nào cũng có, vết mới đè lên vết cũ, mợ khóc lóc kêu xin:
– Đau quá bà cả ơi, con xin bà, bà đừng đánh nữa…..con đau quá.
– Đau à, đau thì mày mới chừa được!
– Ahhhh…..con xin bà….bà tha cho con.
Cảnh tượng lúc đấy đến cả thằng Cuội cũng thấy xanh mặt, bỗng lúc này 1 giọng nói yếu ớt vang lên:
– Có chuyện gì thế?
Vừa nghe vậy, bà cả cũng dừng lại, thấy cậu Đăng đứng ở ngoài vịn tay vào cánh cửa liền vội buông chiếc guốc xuống:
– Con à, con lại mà xem cái bộ mặt thật của nó đây này. Cả gan ăn cắp cái vòng hột xoàn của bu rồi đem đi bán lấy tiền mua đồ cho nó đấy.
Nghe vậy, mợ Diệp gương mặt tèm nhem, vừa quỳ vừa đi lại phía cậu Đăng khóc nức nở lắc đầu mà ngửa mặt lên thanh minh:
– Em không có lấy cậu chủ ơi, chỗ đồ này là mợ hai kêu em đi mua giúp mợ. Em thật sự không biết cái vòng hột xoàn nào cả.
Thấy thế, bà cả liền đi lại kéo mợ sang 1 bên:
– Mày đừng có mà sán lại con tao rồi làm hại nó, nó không ngu để mày lừa đâu.
Ông Huấn nãy giờ chỉ đứng 1 bên xem mợ bị đánh, lúc này lại lên tiếng:
– Đăng, thầy đã bảo sức khoẻ con yếu, bớt đi lại đi rồi mà. Về phòng nghỉ đi, chuyện ở đây để thầy bu xử lý.
Cậu Đăng nghe vậy lại không nói gì, có phần khó nhọc tiến lại phía mợ Diệp rồi cúi xuống đỡ mợ lên mà nói:
– Thầy bu có tận mắt thấy Diệp lấy cái vòng đó không?
Nghe thế, bà cả vội lên tiếng:
– Đăng, không lẽ con tin lời nó hơn thầy bu con à?
Cậu mệt mỏi khẽ thở dài 1 cái:
– Không phải là con tin Diệp hay là con không tin thầy bu. Mà khi chúng ta muốn định tội cho ai thì cũng nên có chứng cớ chứ.
– Đây, chứng cớ đây!
Nói rồi bà cả liền chỉ đống đồ ngổn ngang dưới đất mà nói:
– Nhà nó nghèo kiết xác thì làm gì có tiền mua mấy cái thứ này.
– Không phải cô ấy nói là mợ hai sai đi mua sao?
– Trời ơi con ơi, con tin lời nó sao?
– Phải hay không thì thầy bu cứ kêu mợ hai hỏi là rõ.
– Con Yên nó….
Lời chưa kịp nói hết, thì thằng Cuội đã hô lớn:
– Mợ hai về rồi, mợ hai về rồi ạ.
Từ phía ngoài cổng, mợ Yên đi vào, nhìn thấy đám hỗn loạn ở dưới đất liền hốt hoảng nói:
– Trời ơi, xảy ra chuyện gì thế này ạ?
Cậu Đăng lúc này nhìn thấy mợ Yên vậy cũng chậm rãi hỏi:
– Mợ hai, mấy đồ này có phải mợ sai Diệp đi mua không?
Nghe thế, mợ Yên liền sửng sốt lên:
– Trời ơi, đồ mợ sai em đi mua mà em làm tanh bành thế này hả, trời ơi là trời, bao nhiêu tiền của của tôi.
– Được rồi, bao nhiêu tiền lát tôi sẽ bảo con sen trả cho mợ, mấy đồ này cũng không phải là Diệp làm hư, mợ cũng đừng trách phạt em ấy.
– Không phải nó thì ai làm hư?
Nói rồi, mợ ta mới nhìn về phía Diệp, làm ra vẻ kinh ngạc khi thấy bộ dạng của mợ:
– Ôi, người ngợm làm sao thế?
Lời vừa dứt, bà cả cũng lên tiếng:
– Bà vừa đánh nó đấy, đồ cũng là bà làm cho ra như thế? Sao nào, có muốn bắt bà phải đền không?
Nghe vậy, mợ Yên liền thay đổi thái độ:
– Ôi, con không biết là bu làm, mà sao bu lại tức giận như thế ạ? Trời ạ, tuổi này mà tức giận là không tốt đâu bu.
– Hừ…còn hỏi tại sao à? Hỏi nó ấy, mới nứt mắt ra đã ăn trộm ăn cắp, đúng là thầy bu nó thất học nên không dạy được nó mà.
Nghe nhắc đến thầy bu, Diệp lại lên tiếng:
– Ông bà chửi con, đừng chửi thầy bu con, thầy bu con không có lỗi, bà nói vậy tội thầy bu con.
– A, mày còn trả treo với bà, hay để bà đưa mày lên báo quan cho quan xử mày mới được phải không.
Nói rồi, bà liền đi lại kéo tay mợ lôi đi, nhưng mợ níu lại:
– Bà ơi, con xin bà, con không lấy thật mà!
Cậu Đăng lúc này cũng kéo mợ lại:
– Bu, bu bình tĩnh được không? Có thể bu để đâu đó mà quên thì sao?
– Quên thế nào được mà quên, hồi sớm bu còn thấy nó bị hư 1 viên hột xoàn, còn định đem đi sửa mà quay trước quay sau đã không thấy rồi. Đăng, con đừng để nó lừa nữa, hay cứ để vị đạo sĩ đến làm lễ trừ tà cho nó đi, nha con.
Cậu Đăng chán nản thở dài, định nói gì đó thì 1 tràng ho kéo đến “khụ….khụ…khụ”
Mợ Diệp thấy vậy vội vàng đỡ lấy cậu:
– Cậu Đăng, cậu không sao chứ?
Bà cả lúc này lo lắng gắt:
– Tất cả là tại mày cả đấy, nó sức khoẻ đã yếu, đạo sĩ nói chỉ nên nằm 1 chỗ nghỉ ngơi, thế mà mày mới về đây đã hại cậu chủ ra ngoài mấy lần. Đạo sĩ nói không sai, mày chính là khắc chết cậu chủ.
Mợ Yên nãy giờ đứng nghe vẻ thoả mãn, sau đấy lại đi lại ra vẻ ân cần nói:
– Diệp, em lấy gì thì mau trả lại cho bà chủ, bà thương lòng còn tha cho, chứ cứ để cậu chủ phải ra mặt thế này thì không ổn đâu.
Cậu Đăng trong người khó chịu lại gắt nhẹ:
– Thôi cả đi, cái nhà này chắc mong con chết lắm hay sao mà suốt ngày cứ nói chuyện sát rồi khắc?!
Lần đầu tiên thấy cậu Đăng giận, ông bà chủ hay cả mợ hai cũng đều ngỡ ngàng.
Lại thấy cậu 1 mực bảo vệ cho Diệp, mợ hai có chút hậm hực nhưng vẫn giấu nhẹm xuống mà giả vờ hỏi;
– À mà bu bị mất cái gì thế?
– Cái vòng hột xoàn mới mua bữa hôm nọ.
Nghe thế, mợ hai liền vội vàng lấy trong túi ra rồi nói:
– Ôi, có phải cái vòng này không bu? Trời ơi, con quên mất, hồi nãy con đi ngang qua phòng thấy bu để nó trên bàn, cửa phòng lại không đóng, con vào cất gọn giúp bu mới thấy có 1 viên bị lỗi, tiện ra ngoài nên con đem đi sửa giúp bu luôn, vội quá nên con không báo, này bu xem, có phải nó không? Con còn làm mới luôn cho bu đó.
Bà cả thấy vậy vội vàng giật lấy chiếc vòng cười hớn hở, xong mới nhận ra bản thân nãy giờ có chút hớ liền lấp liếm gắt nhẹ:
– Lần sau con làm gì nhớ phải nói bu, làm bu tưởng mất rồi. Thôi, bu có hẹn với thím Tuyến đi may mấy bộ quần áo mới, bu đi không trễ.
Nói rồi, bà cũng quay người bỏ đi luôn, cậu Đăng thấy vậy chỉ khẽ thở dài:
– Thầy còn gì nghi ngờ nữa không?
Ông Huấn nghe vậy liền vội lấp liếm:
– À thì do bu con cứ 1 mực đổ tại con Diệp, thầy cũng là nghe lời bu con thôi.
Cậu Đăng vẻ mặt mệt mỏi không muốn đôi co thêm, quay sang túm lấy cánh tay Diệp rồi nói:
– Diệp, em đưa tôi về phòng!
Mợ hai thấy vậy liền vội đi lại:
– Cậu để em đỡ cậu cho, để cho mợ tư về phòng thay đồ nghỉ ngơi, chứ bộ dạng mợ ấy thế này, em cũng lo.
Cậu Đăng gạt tay mợ hai ra:
– Không cần, mợ cứ về phòng tính toán xem tốn bao nhiều tiền rồi nói tôi, tôi sẽ trả cho mợ. Lần sau cần gì cứ sai con sen hay thằng Cuội là được. Diệp ở nhà này, tuy vào sau mợ nhưng cũng được xem mợ tư của tôi, mợ ấy không cần phải hầu hạ ai cả.
– Cậu Đăng nói vậy tội cho em quá. Lúc đấy em có chút việc, Cuội nó cũng chạy việc cho thầy, em bí quá nên mới phải nhờ mợ tư thôi.
Diệp thấy không nên làm to chuyện nữa liền lên tiếng:
– Không sao đâu cậu, là em tự nguyện đi mua giúp mợ ấy, giờ làm hỏng đồ, em còn có lôi nhưng mợ hai không trách là tốt rồi. Chuyện này không nhắc nữa, sức khoẻ cậu yếu, để em đưa cậu về phòng.
Nói rồi, mợ Diệp cũng dìu cậu rời đi, mợ hai ở đấy cũng liền bày ra vẻ mặt chán ghét rồi lẩm bẩm:
– Nếu không phải vì cái nhà này thì bà đây cũng không cần nịnh nọt cái tên ốm yếu như cậu. Sống gì mà dai thế. Không biết.
Chắc ít ai biết được, cái cơ ngơi của ông phú hộ Trịnh Huấn này lại là do bố vợ để lại hay nói cách khác là bố của bà cả. Nhưng kỳ lạ là, trước khi ông vợ qua đời, di chúc để lại toàn bộ tài sản đều cho người cháu của mình là Trịnh Vĩnh Đăng, con gái hay con rể đều không có nổi 1 phần. Thế nên mặc dù gọi là ông bà phú hộ nhưng xem ra phước hưởng lại phải nhờ vào chính con mình.
Ngày mợ hai về đây cũng đi nghe ngóng mới biết được. Người ở trong nhà còn nói, có lần ông Huấn định tự ý sửa đổi di chúc, ông bố vợ linh thiêng thế nào, lúc ông Huấn lấy giấy khế ước nhà đất ra để đem lên xã chuyển đổi, trên đường đi thì gặp tai nạn què cả chân, mà kỳ lạ thay, lúc đó ông sợ làm mất khế ước tìm loạn lên nhưng không thấy nó. Còn lên cả quan trình báo, thế nào về nhà lại thấy nó vẫn nằm ngay ngắn trong tủ. Từ đó mọi người trong nhà cứ đồn rằng là ông ngoại cậu Đăng vẫn luôn ở đây canh chừng.
Lại được thêm ông Huấn là người mê tín, sau vụ đó cũng hoảng loạn không dám ngó ngàng gì tới đó nữa.
Mợ Yên nghe vậy vốn cũng không tin lắm, vì cái nhà này cũng lắm chuyện dị đoan đồn thổi.
Mợ chỉ chú tâm làm sao có được tài sản nhà này, nhưng khổ cái cậu Đăng chẳng bao giờ ngó ngàng đến mợ nên muốn lấy lòng cũng không xong.
Mợ ta đứng đấy nhìn Diệp đang dìu cậu về phòng, trong lòng nảy sinh ganh ghét, mợ ta chỉ sợ cậu Đăng vì mê mẩn Diệp mà lại giao hết tài sản cho cô, trong đầu mợ ta bắt đầu len lói những mưu mô tính toán mà bỏ đi.
Cách đó không xa, ở 1 căn phòng khác, ánh mắt dõi theo bóng 2 người đang dìu đỡ nhau in hằn lên những tia giận dữ. Mím môi chặt lại rồi hậm hực quay về phòng đóng mạnh cửa
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!