Vạn Dặm Thương Nhớ
Phần 5
Diệp lúc này đưa cậu Đăng về phòng, căn phòng dường như đã lâu lắm rồi không được đón ánh nắng, mọi thứ tối tăm khiến nơi đây có cảm giác rét lạnh.
Diệp khẽ rùng mình 1 cái mà nói:
– Phòng của cậu lúc nào cũng phải bịt kín như vậy ạ?
Cậu mệt nhọc đi lại phía giường ngồi xuống rồi thở dài:
– Mỗi lần tôi tháo chúng nó xuống thì thầy bu lại cho người kéo lên. Ông bà nghe lời gã đạo sĩ, nói bệnh của tôi phải nên tránh tiếp xúc ánh sáng. 1 ngày cứ phải kéo đi kéo lại cái đó đến mấy lần, tôi không thuyết phục được ông bà nên đành kệ vậy. Dù sao bệnh tình của tôi mỗi ngày 1 tệ đi, sớm muộn gì thì cũng phải chết thôi.
Nghe vậy, trong lòng mợ chợt có chút lặng xuống:
– Cậu cưới 3 mợ để xung hỷ mà không khỏi sao?
Cậu khẽ cười 1 cái rồi đưa tay vẫy mợ:
– Lại đây!
Diệp có phần rụt rè đi lại phía cậu, sau đấy bị cậu kéo ngồi xuống bên cạnh.
Cậu đưa tay lên chỉnh lại mái tóc đã rối của mợ rồi nói:
– Nếu như cưới vợ mà không phải chết, em nói xem 1 ngày làng ta phải có bao nhiêu chuyện hỷ? Cả 4 người vợ mà thầy bu tôi cưới về đây, chắc chỉ có em là ngốc như vậy.
Cậu Đăng sắc mặt tái nhạt, hơi thở có phần yếu nhưng ánh mắt của cậu lại ấm áp kì lạ. Cái cử chỉ có phần thân mật lại dịu dàng này khiến mợ bối rối mà né tránh.
Cậu thấy vậy cũng thu tay lại mà ôn tồn nói:
– Bu tôi thật ra cũng không phải khó tính như vậy. Bà đối xử với 3 mợ trước không có tệ, có lẽ do lời gã đạo sĩ nói khiến bà ác cảm với em, còn không bình thường bà chỉ thích đi mua sắm, làm đẹp thôi. Tôi sẽ tìm thời gian thích hợp để nói thầy bu tôi về chuyện của em, nên em chịu khó chịu đựng 1 chút.
Nghe vậy, mợ tư liền vội vàng đưa tay lên xua:
– Em không có trách ông bà chủ đâu, cậu cũng đừng vì em mà phải hao tâm, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu lỡ cậu có mệnh hệ gì, tội đó em gánh không nổi.
– Em không cần phải lo lắng, cưới em về là tôi sẽ có trách nhiệm với em. Tôi chỉ lo sau này nếu không còn sống nữa, em và cả 3 mợ lại phải chịu thiệt thòi. Nhưng 3 mợ trước có lẽ không đáng lo bằng em, nhà tôi đối xử với họ không tệ chỉ có em mới gả vào đây 2 ngày đã thành bộ dạng như vậy rồi.
Nghe cậu nói vậy, trong lòng mợ lại man mác buồn:
– Bệnh của cậu thật sự không chữa khỏi được sao?
– Đời người ai chẳng trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Đó là cái số rồi, muốn tránh cũng không được.
– Nhưng cậu còn trẻ quá, hay là để em đi tìm đại phu đến thăm khám cho cậu, biết đâu lại có thuốc.
– Thầy bu tôi cũng đã mời hết đại phu của cái làng này rồi, bọn họ đều lắc đầu chịu, rồi chả hiểu sao lại đưa về đây 1 gã đạo sĩ vô danh, ăn nói hàm hồ như vậy.
Mợ Diệp khẽ sụ mặt xuống, rầu rĩ mà nói:
– Trong làng ai cũng nói cậu mệnh yểu. Lúc đó em còn chưa biết cậu, chỉ nghĩ còn trẻ vậy mà chết thì tiếc lắm. Nhưng giờ, em thật sự không muốn cậu chết chút nào.
Cậu Đăng nghe vậy khẽ cười, đưa tay lên xoa đầu mợ:
– Tôi đã chết đâu mà em lại bày ra vẻ mặt đó?!
– Nhưng em cứ nghĩ đến chuyện đấy là lại lo sợ.
– Đừng lo gì cả, dù thế nào trước đi chuyện đó xảy ra, tôi sẽ giải quyết hết mọi suy nghĩ của mọi người về em.
Diệp nhìn cậu, đôi mắt đã ngấn nước:
– Em không phải lo chuyện đấy, mà vì em không nỡ thấy cậu bị gì.
Cậu Đăng vì câu nói đấy có chút sững người vài giây, sau đó mới ân cần nói:
– Em khác hẳn với các mợ trước. Tôi nhớ hôm qua em được gả vào đây, sợ đến nỗi bấm ngón tay đến tái lại, còn không nghe thấy chủ hôn nói gì. Không phải tôi có ác cảm hay suy nghĩ nông cạn, nhưng 1 cô gái lại chịu gả cho 1 người con trai sắp chết, thì ngoài vì vật chất ra không có lý do nào khác. 3 mợ trước gả về đây với thư thái an nhàn, tận hưởng cuộc sống, còn em, 1 khắc yên ổn để nghỉ ngơi cũng khó. Vậy mà 1 lời oán trách cũng không đành.
– Ông bà chủ cho thầy bu em 1 khoản tiền để chữa bệnh, dù thế nào em cũng biết ơn. Cuội hôm qua còn nói, em gả về đây thì ông bà mới là người thiệt, vậy nên bước chân vào nơi này em đã suy nghĩ sẽ hầu hạ ông bà và cậu chủ thật tốt. Có lẽ thời gian đầu mọi người còn ác cảm với em, nhưng về sau chắc sẽ tốt hơn thôi.
Cậu Đăng nhìn mợ với ánh mắt cảm mến, với 1 người chỉ còn sống trong những ngày có thể đếm được thì việc họ nuối tiếc nhất là bỏ lại ba má mình không ai săn sóc.
3 người mợ trước, người thì thi thoảng có hỏi han đến cậu nhưng chỉ vậy là hết, người thì suốt ngày lo ăn diện quan tâm đến tiền của, người thì 5 thi 7 thoảng mới thấy mặt còn không cứ ở đâu.
Mặc dù Diệp mới chỉ là nói, nhưng cậu nhận ra tâm ý của mợ là chân thành.
Cậu nhẹ nhàng đưa bàn tay lên chạm vào gương mặt mợ, ngón tay thon dài chưa từng làm việc nặng lại mềm mại chùi đi những vết nhem nhuốc vương trên bờ má.
Diệp không còn tránh né cử chỉ thân mật này, đôi mắt to tròn lại long lanh nước ngây ngô nhìn cậu.
Thời gian khi đấy dường như lắng đọng lại 2 gương mặt cận kề chỉ cách nhau 1 khoảng gang tay, đối phương đều cảm nhận được trong lòng len lói 1 thứ cảm xúc kỳ lạ nào đấy đối với người bên cạnh. Thứ cảm xúc đó thôi thúc họ xích lại gần nhau hơn.
Cho đến khi đầu mũi đã chạm nhẹ vào nhau, hơi thở nóng phả lên 2 gương mặt, nhịp tim của cả 2 đang khẽ thổn thức thì bỗng:
“Ục…rột….rột”
Âm thanh kỳ lạ phá vỡ không gian tĩnh lặng, Diệp bất giác đặt tay lên bụng mình, mợ xấu hổ mà quay mặt đi.
Cậu Đăng lúc này cũng có chút ngây người, nhưng sau đó lại thu tay về mà bật cười hỏi:
– Em chưa ăn gì sao?
Mợ Diệp nghe vậy chỉ khẽ lắc đầu, cậu lại nói:
– Nãy tôi có dặn con sen nấu gì đó cho em, nó không làm sao?
Mợ nghe thế vội vàng lắc đầu rồi xua tay, ậm ừ 1 lúc mới nói:
– Ban nãy Cuội có mang cho em 1 bát cháo, mà…mà…em sợ….ông bà vẫn muốn trừ ma quỷ gì đó nên bỏ thuốc vào….nên không có ăn!
Cậu nghe mợ nói vậy lại đưa bàn tay lên trán mình rồi phì cười, sau đó cố nín xuống rồi nói:
– Sen đâu?
Chẳng lâu sau đó, con Sen từ đâu chạy tới:
– Cậu chủ gọi con ạ?
– Cậi với mợ tư thấy có chút đói, xuống bếp nấu vài món rồi đem lên đây cho cậu.
– Dạ, con làm ngay!
Sau khi con Sen chạy đi, cậu mới quay sang mợ nói:
– Tôi cùng ăn với em chắc là không lo gì nữa chứ?!
Mợ nghe vậy có chút e ngại mà khẽ gật đầu, sau đấy đưa mắt nhìn xung quanh 1 hồi, bỗng nhiên đứng dậy đi lại kéo hết rèm cửa sổ, thứ ánh sáng vàng nhẹ của buổi chiều mát hắt vào bên trong, cả căn phòng như bừng sáng khỏi cái bóng đêm se lạnh.
– Em không biết phương thức chữa bệnh của đạo sĩ là gì, nhưng nghe nói nắng của buổi chiều rất tốt, mở cửa ra cho thông thoáng, hít thở 1 chút chắc cũng không sao đâu. Em thấy da cậu xanh lắm, việc này cũng là do không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu.
Cậu nghe vậy cũng đáp lại:
– Em cũng biết nhiều thứ nhỉ.
Mợ đi lại phía cầu, khẽ cười gượng 1 cái:
– Nhà nghèo nên em không được đi học hết mấy thứ này em chỉ là nghe lỏm khi đi qua nhà của thầy Bảo, lúc thầy ấy đang dạy mấy đứa trẻ trong làng thôi.
Cậu Đăng gật đầu vẻ hài lòng:
– Thầy bảo từng đi du học ở nước ngoài, kiến thức sâu rộng, tôi cũng có 1 thời được may mắn học với thầy ấy.
Nghe vậy, mợ mừng rỡ mà đi lại phía cậu, nét mặt tươi rói vừa cười vừa nói:
– Cậu nói thật ạ? Mỗi lần đi qua đó em thấy thầy nói những kiến thức rất mới mẻ, lắm lúc nghe không hiểu nhưng vẫn cuốn hút kỳ lạ. Cậu được học với thầy ấy, chắc hẳn cũng biết nhiều thứ lắm, vậy cậu dạy cho em được không.
Cậu Đăng khẽ cười rồi gật đầu:
– Được! Để ít bữa nữa tôi bảo con Sen ra ngoài mua ít sách vở cần thiết rồi sẽ dạy cho em!
Mợ nghe vậy cười tươi rói:
– Cậu Đăng, cảm ơn cậu!
Mợ chẳng biết được, nụ cười khi ấy của mợ, cậu lại ghi lòng tạc dạ đến mãi sau này vẫn chẳng thể nào quên.
Bữa cơm nhỏ được con Sen chuẩn bị cũng đã đem vào phòng. Hai người họ ăn cơm trong tiếng nói chuyện vui vẻ.
Sự dịu dàng của cậu khiến Diệp dường như quên đi tất cả uỷ khuất mà mình phải chịu mới đó.
Và nụ cười hồn nhiên của mợ lại khiến cậu cảm thấy thoải mái yên lòng.
Có lẽ cũng đã rất lâu rồi, từ khi cậu đổ bệnh chỉ có thể nằm 1 chỗ, đi quanh quẩn trong 4 bức tường phòng, cậu đã không được cười 1 nụ cười thực sự như vậy.
Sự xuất hiện của Diệp, khiến cậu cảm thấy cuộc sống tươi mới, nhiều màu sắc hơn.
Buổi tối hôm đấy, bữa cơm của nhà ông phú hộ thịnh soạn bày trên bàn, thành viên ngồi quây xung quanh, chỉ thiếu mỗi cậu và mợ tư.
Mợ tư thì chẳng nói đến rồi, ông Huấn vừa cầm đũa gắp thức ăn vừa hỏi:
– Đã đem cơm cho cậu chủ chưa?
Con Sen đứng bên cạnh nghe vậy liền trả lời:
– Thưa ông, cậu chủ ban nãy đã ăn trước rồi ạ.
Nghe thế, ông Huấn nhíu mày đặt đua xuống rồi nhìn sang con Sen:
– Ăn trước rồi? Mọi khi đem cơm cho nó, nó còn bỏ đấy không đụng, hay cũng để cho nguội lạnh rồi mới ăn vài miếng, nay lại ăn trước sao?
– Dạ, cậu chủ ăn cùng với mợ tư. Hai người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ lắm. Lần đầu con thấy cậu chủ vui vậy đấy ạ!
– Ăn cùng mợ tư? Mơ tư nào? Này nói là con bé nghèo hèn đó á?
– Dạ vâng, là mợ Diệp đó ông!
Vừa nghe thế, ông Huấn liền đập bàn:
– Chúng mày làm sao thế hử? Không nghe đạo sĩ nói sao? Sao cứ để nó đến gần cậu chủ thế? Muốn cậu chủ chết sớm sao?
Con Sen bị ông chủ quá, sợ mà rụt cả người lại, lúc này con Mướt đứng bên cạnh mở cả lại chen vào:
– Ông chủ còn không biết, lúc đó mợ tư còn tự ý kéo hết rèm cửa để cho nắng hắt hết vào phòng cậu chủ nữa thưa ông. Mợ ta thừa biết bệnh cậu chủ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thế mà vẫn cố tình làm vậy, chắc mợ ta thật muốn khắc chết cậu chủ quá.
Nghe vậy, bà cả cũng giận dữ buông đũa xuống:
– Cuội, mày gọi nó lên đây cho bà!
Thằng Cuội nghe vậy cười gượng gạo:
– Bà chủ, giờ cậu chủ đang đọc sách mà mợ tư cũng ở trong phòng hầu cậu, con e là giờ gọi mợ tư chắc cậu chủ sẽ can thiệp.
Ông Huấn tức giận đứng bật dậy:
– Con này phải để ông dạy dỗ mới được.
Ông Huấn toan rời đi nhưng bà cả liền giữ lại:
– Khoan đã, nó đang ở với thằng Đăng, ông đến lôi nó lại kinh động đến con, giờ nó đang bị con Diệo nó mê hoặc, nó sẽ không để ông làm gì đâu, tôi lo sợ nó tức giận lại ảnh hưởng đến sức khoẻ thôi. Tạm thời nín nhịn lại đã, đợi dăm ba bữa nữa hỏi đạo sĩ xem thế nào.
Ông Huấn nghe vậy cũng xuôi xuôi, đành miễn cưỡng ngồi xuống.
Chưa bao giờ bữa cơm nhà ông phú hộ lại trầm mặc như hôm nay, mỗi người đeo đuổi 1 suy nghĩ. Xem ra sự có mặt của Diệp – mợ tư của nhà họ Trịnh đã khiến nơi đây 1 phen thấp thỏm, đảo lộn.
Đêm hôm đấy, 1 bóng đen lén lút nhìn trước ngó sau, đẩy cửa 1 căn phòng rón rén bước vào, 1 lúc sau đó cũng yên lặng rời đi không 1 tiếng động.
Nửa đêm canh ba, gà nhà ông phú hộ chợt gáy, tiếng chó hú sủa kéo dài lên tít tận vầng trăng tròn vạnh, nằm sau lớp mây đen mờ nhạt.
Luồng gió kéo đến những tiếng rít rợn người, xô nghiêng ngả tán cây in bóng xuống nền gạch lát sân siêu vẹo hình ngợm quái dị.
“Rầm….rầm…!”
Âm thanh của cánh cửa gỗ va đập vào song sắt đánh thức giấc ngủ của bà Tú Liên, cơn gió lạnh lùa vào khiến bà khẽ rùng mình mà ngồi dậy. Mắt nhắm mắt mở nhìn ra phía ngoài rồi nói:
– Giữa tháng 5 mà sao gió thổi lạnh thế?!
Nói rồi, bà bước xuống giường, đi lại phía cửa sổ để đóng cửa, nhưng tiến lại gần bà mới nhìn thấy ở phía sân vườn có 1 luồng khói trắng bốc lên, giữa làn khói đấy mờ ảo thấy được 1 bóng người, bất giác hỏi:
– Đứa nào ở ngoài đó đấy? Mấy giờ rồi mà còn không đi ngủ?
Bóng đen đó từ từ xoay lại, khói bốc lên làm không rõ khuôn mặt, chỉ thấy bàn tay đưa ra trước vẫy vẫy, trong không gian tĩnh lặng đó, 1 âm thanh kỳ lạ vang vọng:
“Lại…đây……mau….lại….đây!”
Bà cả khẽ nhăn mặt nhìn về phía đó 1 hồi, như có 1 sự thôi thúc nào, bà lại ra khỏi phòng, đi thẳng về phía sân vườn, vừa lại gần vừa hỏi:
– Ai đấy?!
Bàn tay vẫn cứ vẫy 1 cách chậm chạm, có đến khi bà lại gần phía đó, nhìn rõ dáng người của 1 cô gái mãi tóc xoã dài che nửa gương mặt.
Tuy chỉ nhìn thấy 1 nửa, nhưng bà nhận ra da dẻ cô gái này xanh lè đến ớn lạnh, cả người bà bắt đầu run lên:
– Cô…cô…là ai…?
“Hihi…hi….hi…”
Tiếng cười của cô gái đó khiến bà khiếp sợ:
– Cô…cô…cười cái gì?
Cơn gió rít chợt lùa qua làm mái tóc tung lên, chỉ trong 1 phúc chốc đấy bà Tú Liên thấy được nửa gương mặt còn lại ám đầy máu đỏ, ngay sau đó cô ta liền trừng mắt lên dữ tợn, giọng nói vang vọng bên tai:
“Cười vì sự ngu dốt của bà”
Âm thanh ấy vừa dứt, cô ta nhanh như gió thoắt cái đã đứng ngay trước mặt bà. Bà sợ đến mức bay hết hồn phách rồi ngã xuống bất tỉnh.
Lúc đấy, tiếng gà cũng ngừng gáy, chó dừng sủa, làn khói cùng cô gái biến mất như chưa từng xuất hiện, mây đen trên kia cũng tan ra, trả lại ánh sáng vàng rực rỡ cho vầng trăng đêm nay.
Sáng hôm sau, thằng Cuội dậy đi ra ngoài liền phát hiện bà cả đang ngủ ở sân vườn, nó liền đi lại lay lay bà;
– Bà chủ, bà chủ, sao bà lại ngủ ở đây?
Bà Tú Liên mơ màng tỉnh dậy, lúc này cảm thấy cả người đau ê ẩm như vừa mới bị ai đánh, bà nhăn mặt hỏi:
– Đứa nào vừa xô bà thế?
Thằng Cuội nghe vậy vội vàng phân bua:
– Không phải con nghe bà chủ, con vừa mới dậy đã thấy bà nằm đây ngủ nên ra gọi bà liền nè, con không làm gì cả.
– Bà nằm đây ngủ sao?
– Dạ, đúng thưa bà!
Bà cả chau mày nhớ lại, nhưng lại không thể nhớ tại sao bản thân lại nằm ngoài này, chỉ nhớ được đêm qua bà đang ngủ thì gió lùa đập vào cửa sổ, bà dậy đóng cửa và thế không còn nhớ gì nữa hết.
Bà đưa tay lên đánh nhẹ vào đầu mình rồi đứng dậy, không nói lời nào bỏ về phòng.
Lúc này ông Huấn cũng dậy từ trong đi ra, thấy bà liền hỏi:
– Bà làm gì mà dậy sớm thế?
Bà cả không trả lời ông, lại leo lên giường ngủ tiếp.
Ông Huấn thấy vậy cũng không hỏi gì thêm, đi ra ngoài thấy thằng cuội liền gọi nó lại:
– Cuội!
Cuội nó nghe vậy liền chạy lại:
– Ông có gì sai bảo ạ?
– Thế việc ông bảo mày làm đến đâu rồi?
Thằng Cuội nghe vậy gãi đầu:
– Con chưa lấy được sợi tóc nào của mợ tư cả thưa ông?
– Thế mày làm cái gì từ hôm qua đến giờ hả?
– Thì…thì hôm qua con cũng có thử, con nấu cho mợ tư bát cháo còn bỏ ít thuốc mê để mợ ngủ say, nhưng mợ tư nhất quyết không chịu ăn.
– Thế là mày thôi luôn?
– Con không biết làm cách nào nữa!
– Vậy đêm qua mày làm cái gì?
– Dạ…đêm qua gió mát nên con ngủ say quá, quên luôn!
Nghe vậy, ông Huấn đánh vào đầu nó 1 cái:
– Sao mày ăn hại thế, tao nuôi mày tốn cơm tốn gạo. Chốc nữa nó đi nghỉ trưa, mày vào phòng nó nhổ đủ 9 sợi cho ông. Không xong thì mày liệu hồn.
Thằng Cuội gật đầu lia lịa:
– Dạ, con biết rồi thưa ông!
Nói rồi, ông Huấn cũng bỏ đi ra ngoài, thằng Cuội lại nói với theo:
– Ông chủ, ông đi đâu đấy ạ?
– Tao có chút việc, lát nữa tao về!
– Dạ thưa ông!
Ông vừa đi được lúc, bà hai cũng đi ra, thằng Cuội thấy vậy lại hỏi:
– Bà hai đi đâu thế? Có cần con gọi phu xe cho bà không?
– Không cần, bà đi mua chút đồ, bà tự gọi được!
Bà hai vừa đi thì mợ ba cũng rời khỏi, thằng cuội nhanh nhảu hỏi và vẫn nhận lại câu trả lời không khác bao nhiêu. Rồi sau đó thì đến mợ hai, mợ cả, bọn họ ra ngoài cùng lúc khiến thằng Cuội ngơ ngác gãi đầu đứng trông:
– Bộ nay ngoài làng có hội gì sao? Sao ai cũng kéo đi hết nhỉ.
Khi đấy, tại 1 căn nhà khác, hình ảnh đôi trai gái ôm ấp nhau trong căn phòng đóng kín mít.
Giọng nói của người phụ nữ vang lên:
– Em thấy hay là xuống tay sớm đi, chứ cái con vừa mới được gả về làm mợ tư, nó đang làm loạn cái nhà đó lên rồi.
– Nó thì biết gì mà làm loạn?
– Không biết sao hôm qua nó kéo hết rèm cửa phòng của cậu ta, mà ông bà già kia cũng không làm gì được. Cứ đà này, sợ cậu ta không chết mà còn khoẻ mạnh trở lại ấy chứ. Không phải anh nói không được tiếp xúc với ánh sáng vì nó sẽ làm giảm tác dụng của chất độc sao?
Nghe vậy, gã tình nhân liền tức giận đập tay xuống chân mình:
– Con nhãi nhép đó đúng là không biết tự lượng sức. Xem ra nên dùng liều mạnh hơn rồi.
– Làm gì thì làm nhanh đi, tránh đêm dài lắm mộng.
– Như này, mai em tìm cách đưa ông bà già đó đến chùa Phúc Tự, cứ nói là đi cầu phước gì đó cũng được. Anh sẽ để ở dưới chân tượng phật 1 bình nước, rồi tìm cách để ông bà già ấy đem nó về cho tên con trai uống, trong đấy đã hoà sẵn độc loại mạnh, uống vào nội trong 3 ngày sẽ xổ huyết, dần dần ngấm vào nội tạng mà chết.
Nghe vậy, người đàn bà kia cũng gật đầu thống nhất. Đúng là 1 đôi gian phu dâm phụ đáng nguyền rủa
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!