Vạn Dặm Thương Nhớ - Phần 6
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
785


Vạn Dặm Thương Nhớ


Phần 6


Ở nhà họ Trịnh lúc này, tiếng thằng Cuội oang oang vang lên:

– Trời ơi, cậu chủ ơi, con xin cậu, cậu mau vào nhà không ông chủ về chửi con chết. Mợ tư, mợ đưa cậu vào phòng ngay đi.

Cậu Đăng đang được mợ Diệp dìu đi ra phía khoảng sân trước nhà, đưa tay lên khẽ day day cái tai của mình mà nhíu mày nói:

– Cuội, mày có thể nói nhỏ bớt được không? Cậu không có bị điếc.

Thằng Cuội nghe vậy bàn tay chắp lại rồi hạ giọng:

– Trời ơi, cậu chủ của con ơn, cậu biết bệnh của cậu là phải tránh tiếp xúc ánh sáng mà, cậu như thế này là tự sát đấy.

Lời vừa dứt, cậu Đăng liền trừng mắt nhìn nó:

– Ăn nói hàm hồ! Mày vào trong nhà lấy cho cậu mợ cái ghế đem ra đây.

– Trời, cậu mợ còn định ngồi đây sao? Ông bà nội của con ơi, con không muốn bị đi dọn chuồng lợn đâu.

Mợ Diệp nãy giờ thấy Cuội kêu than, lại lên tiếng:

– Cậu chủ không sao đâu, theo tôi được biết thì tắm nắng vào giờ mão là rất tốt cho sức khoẻ. Dù sao mọi người cũng ra ngoài cả rồi, cậu chủ chỉ ngồi 1 lát thôi.

Thằng Cuội nghe vậy mặt méo mó:

– Nhưng bà chủ vẫn đang ngủ trong nhà…

– Mày nói nhiều quá, thế mày có đem ghế ra đây không? Hay để cậu vào lấy.

– Có, để con đem, nhưng cậu chủ nhớ ngồi 1 lát thôi đấy.

Nói rồi, Cuội nó cũng chạy vội vào nhà rồi vác ra 2 cái ghế đặt xuống.
Mợ Diệp thấy vậy liền đỡ cậu ngồi vào, sau đấy mợ cũng ngồi xuống bên cạnh.
Nắng vàng của buổi sớm hắt nhẹ xuống khoảng sân của 2 người, đã lâu lắm rồi cậu mới được đón nhận thứ ánh sáng ấm áp này, tâm trạng bỗng trở nên dễ chịu.

Mợ ngồi bên cạnh nghiêng đầu nhìn sang cậu, người con trai này đến ngay cả hàng lông mi cũng cong và dài hơn cả con gái nữa.
Mấy ngày qua cũng tiếp xúc với cậu nhiều, nhưng bây giờ mới thật sự ngắm nhìn thật kỹ gương mặt của người chồng mình.

Trước đây chỉ nghe qua miệng người làng đồn thổi, giờ được thấy rồi mợ thừa nhận cậu còn đẹp hơn những miêu tả của bà con trong làng.
Đặc biệt là đôi mắt như biết lan toả hơi ấm cùng sống mũi cao thẳng tắp, chẳng trách sao mấy cô gái trong làng đều muốn được gả vào đây như vậy.

Cậu Đăng thấy mợ cứ nhìn mình chằm chằm liền quay sang hỏi:

– Em nhìn gì thế?

Diệp nghe vậy lại cười:

– Sắc mặt của cậu trông khá hơn nhiều rồi, em nghĩ ngày nào cũng ra đây ngồi chắc bệnh cậu cũng sẽ đỡ thôi.

Cậu hít thở 1 hơi thật mạnh rồi khẽ gật đầu:

– Lâu rồi mới được hít thở cái không khí trong lành này, tôi thấy thoải mái hơn hẳn. Không biết có khỏi được bệnh không, nhưng ít ra cũng cảm thấy thư thái so với suốt ngày ở trong căn phòng tối đen như vậy.

– Cậu, mặc dù em không biết chữa bệnh, nhưng mà em sẽ đi tìm hỏi những đại phu tốt nhất cho cậu, cậu nhất định sẽ không yểu mệnh đâu.

Cậu nhìn mợ mà khẽ cười 1 cái, sau đấy đưa tay lên xoa nhẹ đầu mợ:

– Diệp, từ ngày tôi phải chống trọi với căn bệnh trong bóng tối đó, có lần tôi từng nghĩ sao không chết nhanh đi 1 chút có phải đỡ mệt mỏi không. Nhưng mà từ khi em gả về đây, tôi cảm thấy mình như đang dần sống lại. Cảm ơn em!

Diệp cầm lấy tay cậu bỏ xuống rồi lắc đầu:

– Phải là em cảm ơn cậu mới đúng, ông bà chủ vừa giúp đỡ thầy bu em, còn em gả về đây chưa hiểu chuyện nhưng cậu cũng không trách mắng, thật sự em đội ơn nhà cậu rất nhiều.

Vừa lúc đấy, mở cả đi đâu trở về, vừa bước chân qua cửa đã bắt gặp cảnh tượng trước mắt, khó chịu mà đi lại:

– Cậu Đăng, tại sao lại ra ngoài này ngồi? Cậu quên mình đang bệnh sao?

Hỏi mà còn không để cho cậu trả lời, mợ ta đã quay sang Diệp gắt:

– Cô rốt cuộc có não không thế? Mọi người đã nói như thế nào rồi mà cô vẫn để cậu chủ ra ngoài nắng ngồi như này? Nói đi, có phải cô muốn hại cậu chủ đúng không?

Diệp nghe vậy vội vàng đứng lên phân bua:

– Không phải đâu mợ cả, em nghe nói nắng buổi sớm rất tốt nên mới đưa cậu chủ ra ngoài ngồi 1 lát, cũng chuẩn bị vào đây thưa mợ.

– Hừ, rất tốt? Cô thừa biết bệnh của cậu chủ không được tiếp xúc với ánh sáng mà vẫn cố tình đưa cậu ấy ra ngoài, để tôi xem tội này cô gánh thế nào?!

Cậu Đăng lúc này đứng dậy rồi nói:

– Mợ cả đừng có trách Diệp nữa, là tôi bảo em ấy đưa tôi ra đây ngồi cho thoải mái, suốt ngày ở trong phòng tôi chưa chết vì bệnh thì đã chết vì ngột ngạt rồi. Chuyện này cũng không cần phải nói với thầy bu tôi làm gì đâu, tránh để thầy bu tôi thêm phiền. Diệp về đây sau mợ, có gì thì mợ chiếu cố em ấy 1 chút, ở nhà này tôi thấy mợ là người biết suy nghĩ nhất, còn mợ hai mợ ba thì…..

Nói đến đó, cậu khẽ thở dài 1 cái, mợ cả thấy vậy liền nói:

– Cậu Đăng, sao cậu cứ bảo vệ nó làm gì?

– Diệp gả vào sau có phần thiệt so với các mợ, tôi chỉ muốn mọi người trong nhà có thể hoà hợp với nhau thôi.

Nói rồi, cậu quay sang mợ Diệp:

– Đưa tôi về phòng đi, tôi muốn nghỉ 1 lát.

– Dạ!

Diệp cúi đầu chào mợ cả 1 cái, sau đấy đỡ lấy cậu Đăng, dìu cậu trở về phòng.
Mợ Hiền đứng đấy nhìn theo bóng họ, trong lòng bức bối khó chịu, con Mướt đứng ở phía sau lại thêm vào:

– Vị đạo sĩ nói không sai, mợ ta đúng là yêu tinh hại người. Mợ cả, chúng ta có nên dạy dỗ 1 chút không?

Mợ Hiền gương mặt đanh lại không nói gì, sau đó cũng quay người trở về phòng.

Bữa cơm trưa nay vừa được đám gia nô bày biện lên bàn, thằng Cuội cũng hô lớn:

– Mời ông bà chủ, mời các mợ lên ăn cơm!

1 lúc sau đó, mọi ngừoi có mặt đông đủ, bà cả dáng vẻ mệt mỏi, dùng tay đấm lên vai gáy mình mà nói:

– Không hiểu sao ngủ dậy mà cả người cứ đau rã rời như bị ai đánh vậy.

Ông Huấn nghe vậy lại hời hợt chen vào:

– Chỉ có ma mới đánh nổi bà.

Nói rồi, ông lại nhìn thằng Cuội:

– Đem cơm cho cậu chủ chưa?

– À, nay cậu chủ dặn không phải đem cơm, thưa ông!

– Nó lại không muốn ăn à?

– Dạ không, cậu chủ nói sẽ lên ngồi ăn cùng mọi người thư ông!

Nghe thế, mọi người đều sửng sốt nhìn thằng Cuội, vừa lúc đó, Diệp cũng đỡ cậu Đăng đi lại ghế ngồi xuống, bà Tú Liên thấy vậy lại hỏi:

– Đăng, con không khoẻ, sao không để thằng Cuội đem cơm về phòng?

– Hôm nay con thấy trong người khá tốt nên muốn ngồi ăn cùng với mọi người, cũng lâu rồi chúng ta chưa ăn cùng nhau.

Cả ông Huấn cùng bà Tú Liên cũng nhìn thấy sắc mặt cậu có phần khá lên, trong lòng cũng vui mừng:

– Haha, tốt quá, tốt quá. Nào, ăn đi không lại nguội.

Lúc này, cậu Đăng nhìn về phía mợ Diệp đang đứng sang 1 bên mà nói:

– Em lại đây ngồi đi!

Hành động của cậu khiến cả nhà chú ý, ông Huấn nghe vậy liền nói:

– Con muốn để nó ngồi ăn cùng chúng ta sao?

– Có gì không được hả thầy?

– Tất nhiên là không được rồi, đạo sĩ đã nói người nó nhiều chướng khí ma quỷ, để nó ngồi chung lỡ nó đầu độc cả thì sao?

– Thầy, con đã nói thầy đừng có tin lời gã đạo sĩ đó rồi, nếu Diệp mà muốn hại mọi người thì mợ ấy đã sớm làm rồi.

– Nhưng mà thầy không muốn nó ngồi cùng, nhìn thấy mặt nó là nuốt không nổi rồi.

– Thầy kỳ lạ thật, mợ ấy cũng là tự thầy hỏi cưới về cho con, còn bảo nhìn mợ ấy là thấy khởi sắc, giờ thầy nói như này không phải là tự mình đánh mình sao?

Ông Huấn nghe vậy cũng bí lời:

– Thầy….thầy….thôi được rồi…..ngồi thì ngồi đi!

Thấy vậy, cậu Đăng khẽ cười, sau đó nhìn sang mợ Diệp:

– Diệp, lại đây!

Mợ lúc này cũng có chút dè chừng nhìn sắc mặt mọi người mà rụt rè bước tới.
Chỉ là vừa gần đến, gia nô của mợ cả đứng gần đấy lại bước chân ra ngáng, Diệp không cẩn thận vấp phải mà ngã vào bàn cơm, vô tình đẩy chén canh đổ xuống người mợ cả.

Canh vừa mới nấu vẫn còn đang bốc khói, mợ Hiền đứng bật dậy hét lên 1 tiếng:

– Ahh!

Con Mướt lúc này xanh mặt vội vàng chạy đến:

– Mợ cả, mợ cả! Mợ có sao không?

Bàn tay của mợ cả đã đỏ rộp lên, mợ ta nhăn mặt mà quát lớn:

– Cô làm cái gì thế hả?

Diệp lúc này sợ hãi vội vàng đứng dậy đi lại:

– Mợ cả, em xin lỗi, em không cố ý đâu!

Con Mướt thấy vậy liền lên mặt:

– Không cố ý, tôi thấy là mợ cố ý đấy. Có phải mợ tức mợ cả tôi sáng nay đã quát mợ vì mợ đưa cậu chủ ra ngoài nắng ngồi nên giờ mợ hắt đổ canh vào người mợ ấy để trả thù đúng không?

Cậu Đăng lúc này cũng đứng dậy đi lại:

– Mướt, không được hỗn láo với mợ tư, giờ xem mợ cả có bị thương không đã.

Con Mướt nghe vậy mới nâng tay mợ Hiền lên:

– Chết rồi, tay mợ cả bị phỏng rồi.

Cậu Đăng thấy vậy liền nói:

– Cuội, mau chạy đi tìm đại phu về khám cho mợ cả. Còn Sen với Mướt đưa mợ về phỏng nghỉ ngơi đi, đợi đại phu đến cần gì thì giúp ông ấy.

Mợ Hiền thấy cậu không những không trách mắng Diệp lại còn bảo vệ mợ, trong lòng mợ ta ấm ức khó chịu.
Ánh mắt trừng lên nhìn Diệp 1 cái sau đó cũng quay người rời đi.

Mợ hai lúc này ngồi ở bàn ăn vẫn điềm tĩnh gắp thức ăn bỏ vào miệng mà nói:

– Đạo sĩ nói không sai, mợ tư về đây là từng người 1 sẽ gặp chuyện thôi.

Cậu Đăng nghe vậy nhìn sang gắt nhẹ:

– Mợ ăn thì im lặng mà ăn đi!

Nói rồi, cậu lại nhìn Diệp:

– Đừng lo lắng quá, không sao đâu, ngồi xuống ăn cơm trước đã rồi lát nữa tôi với em sang thăm mợ ấy.

Diệp lo sợ 2 tay bấu chặt vào nhau mà chỉ khẽ gật đầu 1 cái rồi đi lại phía bàn ăn ngồi xuống.
Bừa cơm đấy trôi qua trong im lặng, chỉ có tiếng bát đua va vào nhau vang lên.

Sau khi xong xuôi, phòng ai người đấy về. Diệp vốn muốn chạy sang xem tình hình mợ cả như nào nhưng cậu Đăng lại nói trưa rồi để mợ cả nghỉ ngơi rồi thăm sau.

Trưa đấy, mợ tư về phòng nằm ngủ, lúc này thằng Cuội rón rén ở bên ngoài rình trước ngó sau, rồi nhẹ nhàng đẩy cửa phòng bước vào.

Nó đi lại phía giường mợ tư đang nằm, còn đưa bàn tay ra trước mặt mợ khua qua khua lại để chắc chắn mợ đã ngủ, sau đấy mới đưa tay lên đầu mợ túm lấy 1 nhúm tóc nhỏ, nó vừa thở gấp vừa lẩm bẩm:

– Mợ tư, con chỉ làm theo lời ông chủ thôi, nếu mợ có đau mà chết thì cứ tìm ông chủ để báo thù nghe mợ.

Nói rồi, nó liền dùng sức giật mạnh, nhưng tóc chưa đứt thì Diệp đã vì đau mà tỉnh giấc:

– Ahhh!

Mợ mở mắt liền thấy thằng Cuội ngay trước mặt:

– Cuội, cậu làm gì ở phòng tôi thế?

Thằng Cuội xanh mặt buông tay vội, nó cười gượng gạo rồi bối rối, nghĩ quanh quẩn mà nói:

– Ui, nãy con vừa đi ngang qua phòng mợ, thấy phòng không đóng cửa, con ở ngoài thấy mợ ngủ định đóng giúp mợ nhưng lúc đó, con liền nhìn thấy….ở trên đầu mợ….có….có….có 1 con chấy rất to…con sợ nó cắn mợ đau nên đã chạy vào bắt nó giúp mợ.

Diệp nghe vậy đưa tay lên đầu mình, quả thật vẫn còn cảm giác đau nhức ở đấy:

– Chấy sao? Trước giờ tôi đâu có nhỉ. Mà mắt cậu tinh thiệt, từ ngoài đó vào đây mà cậu nhìn thấy được.

– Ui dạ, mợ tư quá khen. Mắt con còn có thể nhìn xa tận 500 dặm luôn đấy mợ. Thôi mợ nghỉ ngơi tiếp đi, em đi đây.

Nói rồi, nó cũng vội bỏ ra ngoài đóng cửa lại, sau đó nhìn xuống tay mình mà méo mặt:

– Không được cọng nào sao? Phải ăn nói thế nào với ông chủ đây?

Dứt lời nó chợt suy nghĩ 1 hồi, sau đấy đưa tay lên đầu mình nhổ tóc, đếm đủ 9 sợi liền cười phào rồi chạy vội về phòng ông Huấn.

– Ông chủ, ông chủ! Con lấy được tóc của mợ tư rồi.

Nói rồi, nó xoè tay ra trước mặt ông Huấn vài cọng tóc ngắn cũn.
Ông Huấn nhìn xuống bàn tay nó khẽ nhăn mày:

– Mày có chắc là của nó không?

Cuội nghe vậy tự tin đáp:

– Chắc thưa ông! Là tự tay con nhổ từ trên đầu mợ tư xuống mà!

– Ông trông bộ tóc nó phải dài hơn chứ nhỉ.

– Do mơ tư vấn tóc kỹ quá nên con chỉ nhổ được mấy cọng ngắn thìa lìa ra ngoài thôi thưa ông.

Ông Huấn có chút nghi ngờ nhưng vẫn cầm lấy, sau đó bỏ vào 1 tờ giấy nhỏ gói lại.
Thằng Cuội thấy vậy lại hỏi:

– Ông chủ, ông lấy tóc của mợ tư làm gì thế?

– Đạo sĩ nói cần 9 sợi tóc của nó để làm phép diệt trừ ma quỷ, giờ tao đem luôn đến cho ngài ấy, không để lâu đêm dài lắm mộng.

Nói rồi, ông Huấn cũng bỏ ra ngoài, thằng Cuội đứng đấy ngây ngô gãi đầu gãi tai:

– Dùng tóc để làm phép sao? Lần đầu nghe thấy.

Vừa nói đến đấy, nó chợt nhận ra:

– Ôi, thôi chết mày rồi Cuội ơi, đó là tóc của mày mà!

Nó vội chạy ra ngoài đuổi theo ông chủ nhưng mới đó mà ông Huấn đã đi mất dạng, thằng cuội chỉ đành mếu máo mà đi về phòng.

Đêm hôm đấy, Diệp vì lo lắng cho mợ cả mà trằn trọc không ngủ được, mợ cựa qua cựa lại mãi rồi ngồi dậy mở cửa đi ra ngoài.
Đứng từ phòng nhìn về phía phòng mợ cả đèn đã tắt, mợ lại thở dài định quay vào nhưng lúc đấy bỗng vang lên khóc của phụ nữ. “Huhu…hức..hức….”

Diệp đưa mắt nhìn xung quanh không thấy ai, nhưng âm thanh ấy vẫn cứ vang lên.
Mợ đóng cửa phòng lại rồi đi ra ngoài, ngó nghiêng tìm hướng phát ra âm thanh ấy.
Lúc này, ở phía sân vườn có 1 bóng người ngồi thu mình ở đấy, Diệp liền tiến lại:

– Sen à?

Đáp lại lời mợ vẫn là tiếng nức nở đáng thương đấy, cho đến khi mợ tiến lại gần, liền thấy rõ 1 cô gái có mái tóc dài xoã xuống, có chút khó hiểu mà hỏi:

– Cô là ai vậy? Sao lại ngồi đây khóc. Tôi có thể giúp gì được không?

Cô gái kia vẫn cúi mặt xuống mà nức nở nói:

– Tôi là A Tú, gia nô của ông chủ, ông chủ bắt tôi ở đây để trông của, ngày nào cũng ở đây tôi thấy lạnh lắm.

– A Tú sao? Tuy tôi mới về đây mấy ngày nhưng sao chưa nghe tên cô bao giờ nhỉ? Cô bảo ngày nào cô cũng ở đây, sao giờ tôi mới thấy?

– Ngày nào tôi cũng ở đây mà, 1 mình vừa lạnh vừa sợ nhưng không dám lơ là.

Diệp nghe vậy cũng thật thà nói:

– Cô đừng sợ, hay là để tôi trông cùng cô nhé? Mà cô đang trông cái gì thế?

Mợ ngó ngàng xung quAnh, ngoài mấy cái cây hoa thì cũng không có gì đáng giá.
Cô gái lại nói:

– Có thật là cô sẽ trông giúp tôi không?

Diệp dù khó hiểu nhưng vẫn gật đầu:

– Thật!

Vừa nghe thế, cô gái kia liền túm tay mợ, Diệp có chút giật mình khi tay cô gái ấy lạnh ngắt.

– Vậy cô ở đây trông chừng giúp tôi, tôi đi chơi 1 lát nhé.

– Đi chơi? Bây giờ đã là canh ba rồi, cô đi chơi ở đâu?

Cô gái không nói gì liền đứng bật dậy rồi quay người bỏ đi, Diệp thấy vậy lại gọi:

– A Tú, A Tú!

Cô gái ấy không quay đầu lại, đi vào đám khói trắng mờ ảo, Diệp không dám gọi theo sợ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người.
Mặc dù mợ không biết A Tú trông cái gì, nhưng mợ vẫn ngồi đấy để đợi, rồi ngủ lúc nào không hay.

Sáng hôm sau, thằng Cuội lại dậy, đi ra thấy mợ ngủ ở ngoài sân liền đi lại gọi:

– Mợ tư!

Mợ dậy mình đứng bật dậy:

– Cô về rồi sao?

Cuội nghe vậy lại ngó nghiêng xung quanh:

– Cô nào thế mợ tư?

Diệp lúc này mới nhận thức ra:

– Trời sáng rồi sao?

– Dạ! Mà sao mợ lại ra ngoài này ngủ vậy?

– Hôm qua tôi gặp A Tú, cô ấy bảo tôi ở đây trông đồ giúp, cô ấy đi rồi sẽ quay lại mà đợi mãi nên tôi ngủ quên mất.

Cuội nghe thế xanh mặt cười gượng:

– Mợ tư…lại đùa rồi!

– Tôi nói thật mà. A Tú còn nói cô ấy là gia nô của ông chủ. Nhưng mà kỳ lạ sao bây giờ tôi mới nhìn thấy cô ấy nhỉ.

Lúc này, bà cả cùng ông Huấn cũng đã dậy mà đi ra, Diệp vừa thấy liền vội đi lại chào:

– Con chào ông chủ, con chào bà chủ!

2 người bọn họ phớt lờ mợ định quay đi thì Diệp lại hỏi:

– Ông chủ, A Tú đã về chưa ạ?

Vừa nghe thế, bà cả liền sững người lại:

– Cô vừa nói ai?

– Con hỏi A Tú thưa bà? Đêm qua con thấy cô ấy ngồi đây khóc, lại hỏi thì cô ấy bảo phải trông đồ cho ông chủ, cô ấy nhờ con trông giúp rồi đi đâu mất, không biết đã về chưa.

Bà Tú Liên nghe vậy cả người chao đảo lùi lại phía sau. Thằng Cuội lúc này chạy đến:

– Mợ tư, mợ đừng nói lung tung nữa.

Diệp khó hiểu nhìn nó:

– Tôi nói thật mà, không tin cậu hỏi A Tú là biết!

Thằng Cuội méo mặt vò đầu rồi nói:

– Nhưng A Tú đã chết lâu rồi sao mợ tư có thể gặp được.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN