Gia sư cho em chồng - Phần 4
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
1131


Gia sư cho em chồng


Phần 4


Tôi mải mê chạy theo các deadline của dự án đến tận gần 12h đêm mới trở về tới nhà, đầu óc lúc này lùng bùng với các chỉ số thiết kế, chỉ số quy hoạch khác nhau, mãi cho đến khi điện thoại tôi vang lên tin nhắn ting ting, tôi mới giật mình vơ lấy điện thoại trong chốc lát. Tin nhắn đến từ Thành – người đàn ông đồ đen lạnh lùng mà buổi trưa nay tôi vừa gặp, vỏn vẹn vài chữ không rõ nghĩa :

– Sắp lịch như nào ?

Tôi lầm bầm chửi thề trong miệng :

– Mẹ kiếp, có nhất thiết phải kiệm lời đến mức như vậy không. Tôi có tên có họ đàng hoàng mà anh ta nhắn tin rõ cục súc

Tôi vứt điện thoại sang 1 bên không thèm trả lời, nhưng đầu óc lúc này vẫn đang nhảy qua nhảy lại với lịch trình trong tuần tới để sắp xếp làm sao cho ổn thỏa, cân bằng được giữa việc dạy và việc làm. Ngồi ngẫm nghĩ 1 lúc, ra được khung lịch tương đối ổn thỏa, tôi mới vơ lấy điện thoại nhắn tin báo cho anh ta :

– Tôi rảnh các buổi tối 3,5,7 và chủ nhật. Mỗi buổi từ 7-9h. Anh thấy như thế nào ?

Tin nhắn phản hồi lại rất nhanh sau đó :

– Được. Theo lịch của cô đi.

– Ok. Tối mai tôi sẽ bắt đầu đi làm, anh chuẩn bị Hợp Đồng Lao Động luôn nhé.

– Được rồi, cô an tâm.

Tôi vì cả người mệt nhoài nên lăn ra ngủ luôn ngay sau tin nhắn ấy. Mãi cho đến gần sáng hôm sau mới vội vàng trở dậy để tắm rửa đi làm. Xem nào, ngày hôm nay khối lượng công việc của tôi tương đối nhiều đấy, làm cả 2-3 job cùng 1 lúc. Tôi xem lại lịch trình 1 lần nữa rồi xác định sẽ trích tầm 1h ăn trưa cho việc chuẩn bị giáo trình để dạy thằng bé vào tối nay. Nói gì thì nói, chương trình học của lớp 3 tuy tương đối nhẹ nhàng và dễ dàng nhưng cũng phải chuẩn bị xem trước để còn hướng dẫn cho nó thật tốt, cái thằng bé ấy nó thông minh và láu lắm, chỉ cần sai 1 chút thôi là nó cũng có thể không phục mình rồi, mặc dù trong thâm tâm nó của hiện tại, tôi đang có 1 vị trí nhất định đối với nó.

Quay đi quẩn lại cả ngày trời, ngẩng mặt lên thì đồng hồ lúc này đã điểm hơn 6h tối, tôi chạy ra ngoài mua ổ bánh mì ăn tạm rồi nhanh chóng di chuyển đến nơi dạy học, vừa bước chân tới cửa nhà thì thằng bé đã lao ngay ra, ôm chầm lấy tôi ríu rít :

– Tỷ Tỷ đến rồi, tỷ tỷ đến rồi, làm đệ đợi mãi thôi.

Nhìn gương mặt háo hức của nó khiến tôi không cầm lòng được mà bật cười thành tiếng, nó thấy tôi cười vui vẻ, híp tịt mắt lại mè nheo :

– Tỷ đã ăn uống gì chưa ? Có đói không ?

Tôi lắc đầu :

– Tỷ ăn rồi đệ ạ, bây giờ no lắm.

– Tỷ ăn cái gì nào ?

– Tỷ ăn bánh mì với uống hộp sữa rồi.

Nó nghe xong thì cau mày nhăn mặt đầy nghiêm túc :

– Tỷ ăn thế mà chịu được à ? Ăn thế thì làm sao có sức để luyện công.

– Không sao, Tỷ quen rồi.

Nó hậm hực :

– Không được.

Rồi vừa nói, nó vừa nhanh nhảu kéo tay tôi vào bên trong, dắt xuống dưới bếp nhà nó và bảo :

– Tỷ vào đây ngồi ăn với Đệ, đệ có dặn sư huynh chuẩn bị rượu thịt cho tỷ đệ mình rồi. Tỷ ăn đi cho có sức.

Tôi nhìn vào bàn ăn với cơ man nào là các loại đồ ăn khác nhau, đưa ánh mắt ái ngại nhìn thằng nhỏ, thỏ thẻ :

– Sao nhiều đồ ăn thế? Tỷ làm sao ăn hết được.

Thằng nhỏ nghe xong thì vênh mặt bảo ngay :

– Không ăn hết thì mai lại đến ăn, nhà đệ ngày nào đồ ăn cũng một mâm thế này.

– 1 mâm bự thế này á ?

– Vâng.

– Vậy sao đệ ăn hết được ?

Nó chu mỏ kể lể :

– Bình thường thì trong bàn ăn này sẽ có sư huynh với cả đệ cùng ăn, nhưng hôm nay sư huynh bận công việc gì đó nên chỉ có đệ và tỷ thôi đấy.

– Bố mẹ đệ đâu, sao Tỷ không thấy.

Thằng bé nghe câu hỏi của tôi thì không trả lời, nó đưa ánh mắt lơ đãng nhìn xung quanh rồi đánh trống lảng sang chuyện khác :

– Tỷ ngồi xuống ăn nhanh đi, ăn xong rồi chúng ta làm gì tỷ nhờ.

Tôi nghĩ thầm trong bụng, chắc hẳn có chuyện gì đã xảy ra với bố mẹ thằng bé nên nó mới có thái độ lạ kì như thế khi tôi chủ động hỏi chuyện, nhưng thôi, nếu nó đã không muốn đề cập tới thì tôi cũng sẽ tuyệt nhiên không bao giờ hỏi lại lần nữa, nó buồn thì tôi cũng chẳng vui vẻ gì cho cam. Tôi nhanh chóng ngồi xuống bàn ăn, ra hiệu cho nó cùng ngồi xuống và rồi 2 chúng tôi đánh chén ngon lành. Thằng bé này đúng kiểu bên ngoài lỳ lợm bướng bỉnh, nhưng bên trong thì hoàn toàn không như thế, nó cũng như bao đứa trẻ bình thường khác, con nít, háo chuyện, thích được khen và vô cùng thích thể hiện bản thân mình.

Ăn xong liếc nhìn đồng hồ thì cũng đã gần 8h tối. Tôi vội vã thúc dục nó về phòng học bài, nhắc đến 2 từ học bài, 2 đầu mày nó cau lại tỏ vẻ bực tức :

– Sao lại phải học bài, chẳng phải Tỷ đến đây để cùng đệ luyện nội công hay sao ?

Tôi khoanh tay, gật gù đồng tình với ý kiến của nó, không quên giải thích :

– Đúng. Nhưng luyện nội công thì phải đi theo 2 hướng chứ.

– Hướng gì ? – Nó vừa hỏi, vừa giương đôi mắt ngơ ngác nhìn tôi.

– Văn ôn võ luyện chứ gì. Đệ muốn tu luyện được chân kinh, giỏi giang nhiều thể loại võ thuật khác nhau thì trước hết đầu óc đệ phải linh hoạt, kiến thức cơ bản nền tảng đệ phải thật xuất sắc. Nếu đệ học không tốt, thì sư phụ sẽ không bao giờ tiếp nhận đệ làm đệ tử để truyền dạy chân kinh cho đâu. Sư phụ bảo là chỉ dạy cho những người giỏi giang thôi.

Thằng bé ngẫm nghĩ 1 chút, nó gật gù :

– Tỷ nói vậy cũng đúng.

Tôi bồi thêm :

– Trong giang hồ người ta nể nhất là người có khả năng vừa giỏi trong kiến thức thao trường, vừa giỏi trong kiến thức thực tế. Thế nên ta khuyên đệ dù đệ có không thích học cỡ nào đi chăng nữa thì đệ cũng phải cố gắng học, thậm chí đứng nhất lớp nhất trường càng tốt, lúc ấy, tiếng tăm của đệ sẽ được sư phụ biết tới và để ý.

Nó nghe xong, À 1 tiếng rõ dài, tự động bước chân tới bàn học, ngồi vào đó và giở sách ra chăm chú làm bài.

Tôi thấy nó ngoan ngoãn nghe lời, trong lòng vui như mở cờ. Chốc chốc lại liếc mắt hỏi nó :

– Đệ có cần tỷ hỗ trợ gì không ? Bài nào không hiểu thì hỏi Tỷ nhé.

Nó bĩu môi dài tới mang tai, bảo lại :

– Tỷ lo giải quyết việc của Tỷ đi, việc của Đệ Đệ có thể tự lo được, ba cái kiến thức đơn giản này thì sao làm khó được đệ.

Nó nói thế, nhưng tôi vẫn không tin lắm đâu, lâu lâu lại liếc xem nó làm bài tập có đúng không, mà công nhận thằng nhóc này thông minh, nó không cần chỉ dẫn gì cả, cứ ngồi làm bài tập bay bay, kết quả thì bài nào cũng chuẩn xác tuyệt đối. Tôi ngồi nhìn nó mà lòng vui khấp khởi, nó tự thân vận động thế này thì nhẹ nhàng cho tôi quá, chính ra tôi được thuê về đây làm gia sư mà rốt cuộc lại chẳng phải làm bất cứ cái gì cả, thậm chí còn được bao ăn miễn phí, rồi ngồi nghỉ ngơi thư giãn nữa cơ. Đang híp mắt thích chí ngồi cười 1 mình thì ông anh của nó ở đâu sồng sộc bước vào, vẫn cây đen từ trên xuống dưới, anh ta đưa mắt nhìn sang tôi vài giây rồi lại nhìn sang thằng nhỏ, cất tiếng :

– Em học hành thế nào rồi.

Thằng nhỏ vẫn đang chăm chỉ làm bài tập, nhưng miệng thì vẫn giảo hoạt trả lời :

– Mọi chuyện đều ổn, huynh không phải lo.

Ông anh nó đứng tựa lưng vào tường, khoanh tay nhìn nó, bất giác vô thức mỉm cười :

– Giỏi lắm.

– Giỏi chứ, không giỏi sao tu được chân kinh.
Nó nói xong, liếc mắt sang tôi nháy mắt cười cười. Tôi cũng học theo nó, nháy mắt cười lại. Mãi được 1 lúc, Thành quay sang bảo tôi :

– Cô qua bên phòng gặp tôi 1 chút.

Tôi còn chưa kịp trả lời anh ta thì thằng nhỏ đã quay sang gườm anh nó 1 phát cháy mặt, nó bảo :

– Huynh xưng hô với tỷ ấy như thế mà nghe được, chúng ta đã thống nhất rồi cơ mà.

Thành như nhớ ra chuyện gì, anh cúi đầu hít lấy 1 hơi thật sâu, quay sang nhìn thẳng vào tôi gằn lên mấy tiếng đầy miễn cưỡng :

– Cô…à…Muội qua bên phòng gặp Huynh 1 chút.

Thằng bé nghe Thành nói xong, hài lòng gật đầu nháy mắt bảo tôi :

– Tỷ qua bên phòng gặp sư huynh đi, tí rồi lại sang đây với đệ.

Tôi gật đầu, lẽo đẽo theo Thành sang phòng. Vào tới bên trong, sau khi đã chắc chắn cửa bấm khóa kĩ càng, anh ta mới ngồi xuống ghế bảo tôi :

– Thằng bé có vẻ rất biết nghe lời cô.

Tôi gật đầu xác nhận, anh ta vươn tay lên kệ sách, rút ra 1 tập giấy tờ đưa cho tôi, rồi bảo :

– Hợp đồng lao động của cô, cô đọc kĩ rồi kí vào.

Tôi lướt sơ các điều khoản khác nhau, và tầm mắt dừng ở ngay mục 4, nội dung đề rằng :

– Trong các trường hợp cấp bách cần thêm giờ, bên A sẵn sàng chi trả cho bên B gấp đôi tiền lương so với quy định, chỉ cần bên B đồng ý hợp tác nhanh chóng.

Tôi khá thắc mắc với điều khoản này nên buột miệng hỏi :

– Điều 3, nằm ở mục 4 là như thế nào ?

Thành ngước nhìn tôi, chậm rãi giải thích :

– Ngoài những giờ làm đã thống nhất với cô trong hợp đồng lao động, thì đôi khi gia đình tôi xảy ra những chuyện khẩn cấp liên quan tới Chánh, tôi sẽ liên hệ cần cô hỗ trợ và khi đó cô sẽ được chi trả với số lương gấp đôi. Cô đã hiểu rõ chưa ?

– Nhưng lúc đó nếu tôi đang bận thì như thế nào.

Nghe câu hỏi của tôi, gương mặt Thành bất chợt khựng lại, mãi một lúc anh mới bảo :

– Cô tiếp xúc với Chánh dù chỉ 1 thời gian ngắn, nhưng cô cảm thấy thế nào ?

Tôi thẳng thắn trả lời :

– Tôi thấy dễ thương, lanh lợi, thông minh và còn hơi…cổ quái 1 chút.

Thành gật đầu xác nhận :

– Đã lâu lắm rồi chưa thấy nó gặp ai mà vui vẻ và phấn khích như thế, tôi cảm thấy nó thực sự rất quý mến cô.

– Ừ, tôi cũng biết vậy.

– Nhưng mà ngoài những lúc nó vui vẻ, thì có những lúc nó không được như thế này.

Tôi nhíu mày nhìn Thành đầy khó hiểu :

– Anh nói vậy là sao ?

– Chánh từ nhỏ đã trải qua vài biến cố, nên tinh thần không được ổn định lắm. Những lúc không giữ được bình tĩnh hay lên cơn, thì nó thường hay tự làm đau mình, ngoài tôi ra không ai có thể gần nó vào những lúc như thế, nhưng có lẽ…cô là ngoại lệ.

Tôi trợn mắt, đưa tay chỉ thẳng vào bản thân mình như để xác nhận :

– Tôi ấy ?

Thành gật đầu :

– Ừ, vì nó đã coi cô là bạn, thì cô an tâm là cô được phép bước vào thế giới riêng của nó rồi.

Tôi cười trừ, không biết nên vui hay nên buồn với thông tin mà Thành vừa nói đây nữa, tâm trạng đang cảm thấy hoang mang nhẹ thì anh ta nói tiếp :

– Vậy nên trường hợp mà tôi nói “ Khẩn cấp” thì mong cô có thể thu xếp thời gian qua với nó, có thể khi ấy tôi đi công tác nên không ở Việt Nam hoặc đang bận chuyện cá nhân nên không thể về kịp khi Chánh đổ bệnh.

Tôi gật đầu ra hiệu đồng ý. Thành đưa mắt nhìn tôi, ánh mắt đen sâu như xoáy vào tận tâm can tôi, anh bảo :

– Tôi hy vọng cô có thể giúp Chánh tốt hơn.

– Anh an tâm, nếu có thể làm được gì cho Chánh, tôi sẽ cố gắng làm hết sức có thể.

– Cảm ơn cô.

– Mà có chuyện này hơi tế nhị, tôi không biết có thể hỏi anh được không ?

– Cô nói đi tôi nghe.

– Anh có thể chia sẻ cho tôi biết những biến cố mà Chánh từng gặp phải hay không ? Nếu tôi hiểu được điều đó, có lẽ sẽ có ích trong việc tâm sự và chia sẻ với Chánh. Có lần tôi nhắc với Chánh về chuyện gia đình, cậu bé đã đánh trống lảng sang chuyện khác và điều đó khiến tôi cảm nhận có điều gì đó không ổn với cậu bé.

Thành nghe tôi nói xong thì gương mặt thoáng chút sững sờ, chắc anh ta không nghĩ rằng tôi lại có thể để tâm đến những điều nhỏ nhặt như vậy mà đặt câu hỏi, phải đến 1 lúc sau anh ta mới chậm rãi giải thích :

– Cô cảm nhận đúng rồi đấy. Bố Mẹ tôi ly dị khi Chánh vừa được 2 tuổi, khi đó tôi ở với bố, còn Chánh thì sống cùng mẹ. Đâu chừng 1 năm sau, mẹ tôi đi thêm bước nữa, người đàn ông mà mẹ tôi lựa chọn lại có 2 người con trai riêng, 1 đứa 8 tuổi, 1 đứa 6 tuổi, mẹ tôi dọn đến sống cùng với người đàn ông ấy và kể từ đó trở đi, thằng bé liên tục bị bạo hành mà mẹ tôi không hề biết. Nó không những bị cha dượng nó tấn công, mà còn bị cả hai thằng con trai riêng của cha dượng nó liên tục hạch họe, ăn hiếp suốt gần 3 năm trời và khi tôi phát hiện ra thì cũng là lúc nó bắt đầu phát bệnh.

Tôi chau mày, siết chặt hai tay phẫn nộ vô cùng, lớn giọng hỏi lại :

– Mẹ anh có biết Chánh bị bạo hành hay không ? Bố ruột anh có biết thằng bé bị như thế liên tục 3 năm hay không ? Còn anh ? Anh ở đâu mà không bảo vệ được nó ?

Tông giọng của tôi ngày 1 lớn dần đều khiến Thành không khỏi ngạc nhiên, một lúc anh mới trả lời :

– Trong thời gian ấy tôi đang đi du học nên không hề hay biết, bố tôi thì suốt ngày lao vào cuồng quay của công việc nên lâu lâu mới gặp thằng bé, mà cũng bởi nó còn quá nhỏ nên bố cũng không nhận ra được gì, còn mẹ tôi…thôi tốt nhất tôi không muốn nhắc tên ở đây.

Tôi nghe Thành chia sẻ, mờ mờ hiểu ra mọi chuyện đang diễn ra như thế nào, tôi biết ý nên không hỏi thêm nữa, chỉ bảo anh :

– Vậy bây giờ Chánh có phải dùng thuốc đặc trị riêng hay không ? Và chúng ta cần phải làm gì để có thể giảm bớt cường độ tâm bệnh của Chánh ?

Thành gật đầu xác nhận :

– Có chứ. Vẫn phải dùng thuốc đặc trị hàng ngày, bên cạnh đó thì dành nhiều thời gian bên thằng bé, nói chuyện, dạy dỗ cho nó, tránh để nó rơi vào xúc động mạnh là được.

– Tôi hiểu rồi, tôi sẽ cố gắng hỗ trợ thằng bé, có tình hình gì sẽ trao đổi trực tiếp với anh sau.

Chúng tôi còn chưa kịp nói hết câu chuyện đang còn dang dở thì tiếng cửa phòng bên ngoài vang lên liên tục, tiếng Chánh văng vẳng xa xa :

– Tỷ tỷ với Huynh nói chuyện xong chưa ? Hai người nói chuyện gì lâu thế, em đã học và làm xong bài tập hết rồi.

Thành liếc tôi tỏ vẻ ái ngại, rồi anh ta chủ động ra mở cửa, cánh cửa vừa bật mở, tôi đã há hốc miệng vì bộ dạng kì quái của thằng bé, Chánh cởi trần, không mặc áo, chỉ quấn mỗi cái khăn giống cái khố ngay phía thân dưới, nó nhìn tôi bật cười :

– Tỷ tỷ thấy phong cách này của Đệ thế nào ? Có giống anh hùng xạ điêu không ?

Thành nghe xong thì hắng giọng ra lệnh cho Chánh :

– Em về phòng mặc áo vào đi, mặc thế này trông không được đẹp.

Nó nghe xong thì cau mày, miệng mếu máo :

– Đệ không hỏi Huynh, đệ hỏi tỷ tỷ, Huynh không có quyền đưa ra ý kiến ở đây.

2 má tôi lúc này đỏ lửng nhìn nó, miệng lắp bắp nói mãi không nên lời :

– Mặc thế này cũng được…nhưng trông không thể hiện được thần thái cho lắm.

Nó ngơ ngác hỏi lại :

– Thế nào là thần thái ?

Tôi đang cố gắng suy nghĩ trong đầu cách để diễn đạt 2 từ :” Thần thái” cho nó nghe, ấy vậy mà nghĩ mãi chẳng ra cho tới khi không biết phải làm thế nào, bèn liếc mắt sang Thành cầu cứu thì Chánh lại cất tiếng hét rõ to :

– A, đệ biết rồi, thần thái là giống sư huynh có phải không.

– Ờ.. ờ…giống …giống sư huynh.

Nó nghe xong thì lao lại nắm tay anh nó thật chặt, bày ra đôi mắt ươn ướt nai tơ khẩn cầu :

– Sư huynh, cởi đồ ra đi, cho đệ mượn.

Không gian nơi đây bỗng chốc im lặng như tờ…

Ps : Có thằng bé xuất hiện làm cầu nối khiến đoạn tình của 2 nhân vật chính buồn cười mọi người nhỉ ? hehe, mọi người thấy hay thì cmt cho bé có động lực viết tiếp với nào ❤

Yêu thích: 1.5 / 5 từ (2 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN