Ước Gì Chưa Từng Gặp, Ước Gì Đừng Đậm Sâu - Phần 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
642


Ước Gì Chưa Từng Gặp, Ước Gì Đừng Đậm Sâu


Phần 2


Ba bốn giờ sáng, cơn mưa bên ngoài cửa sổ đã tắt hẳn, chỉ có những tiếng thở dốc triền miên dai dẳng trong căn phòng ngủ vang lên.
Cơ thể cường tráng bên trên vì đổ mồ hôi nên bóng loáng, mỗi lần tiến sát lại, tôi có thể thấy được thấp thoáng yết hầu gợi cảm quen thuộc của người đàn ông kia. Trên cơ thể Phong điểm nào cũng quyến rũ, nhưng yết hầu của anh là nơi nam tính nhất, trước kia đã rất nhiều lần tôi muốn thử chạm vào nó nhưng chưa có can đảm, mãi đến hôm nay, sau khi nghĩ ngợi hồi lâu mới dám rướn người lên, nhẹ nhàng đặt môi lên yết hầu của anh.
Động tác của người bên trên ngay lập tức khựng lại, Phong lặng lẽ cúi đầu nhìn tôi, trong đêm tối, đồng tử anh sáng quắc như ngọn lửa. Tôi có cảm giác như gò má mình sắp bị anh thiêu rụi, nhưng vẫn ngang ngạnh nhìn chằm chằm anh. Chúng tôi chỉ nhìn nhau mà không nói, mãi gần một phút sau đột nhiên cử động tiếp theo lại như sóng lớn đột ngột ập đến. Cơn sóng này dữ dội hơn hẳn những lần trước, mạnh mẽ như có thể cuốn bay đi tất cả, khiến bầu trời trong mắt tôi cũng chao đảo ngả nghiêng.
Đến khi thủy triều rút hết, anh mới nhẹ nhàng xuống giường ôm tôi vào trong phòng tắm. Hai cơ thể nhớp nhúa mồ hôi nhanh chóng được nước ấm rửa trôi, đến khi được bế về giường, tôi vẫn theo thói quen cũ cuộn tròn vào lòng anh, nhưng đây là lần đầu tiên sau hai năm, sau khi thân mật, tôi chủ động mở miệng nói chuyện:
“Anh, lần này là lần cuối nhé?”. Tay tôi vân vê trên da thịt mát rượi như sợi tơ của người đàn ông, nhỏ giọng nói: “Em sắp lấy chồng, chúng ta cũng nên kết thúc thôi”.
Có lẽ từ giây phút tôi hôn lên yết hầu anh thì anh cũng đoán ra được rồi, Phong không bất ngờ, chỉ khẽ vuốt ve vai tôi: “Em qua cầu xong định rút ván à?”.
“Dù sao em cũng đi theo anh 2 năm rồi, thành đồ cũ rồi. Anh cũng phải tìm một cô trẻ đẹp hơn em chứ. Với cả sau khi em lấy chồng thì chúng ta vẫn là anh em mà, có phải qua cầu rút ván đâu”.
“Anh em?”. Tay anh đột nhiên bóp mạnh eo tôi: “Tôi thấy hình như em nhớ nhầm rồi, chúng ta chẳng có m.áu mủ gì cả”
Tôi cười nhạt: “Anh có nhớ lúc trước tại sao em lại theo anh không?”. Nói xong, không chờ Phong trả lời, tôi đã đáp: “Cũng chỉ vì muốn giữ hai chữ ‘anh em’ này nên em mới đi theo anh. Em với anh không có m.áu mủ gì cả, nhưng trong mắt người khác, chúng ta vẫn là anh em, là người cùng một nhà. Phong, 2 năm đủ dài rồi, thứ anh muốn làm cũng làm được rồi. Việc gì cứ phải giày vò mãi như thế. Nếu như chuyện bại lộ, em mất hết, nhưng còn anh thì sao? Người ngoài nhìn anh thế nào, rồi cả ông nữa? Mười mấy năm cố gắng, chỉ vì muốn mẹ em đau khổ mà đánh đổi nhiều như thế có đáng không?”.
“…”.
“Em cũng muốn kết hôn, có chồng, có con, có gia đình nhỏ của riêng em. Về cổ phần tập đoàn, sau khi ông mất em sẽ chuyển hết lại cho anh, em không có tư cách tranh giành với anh, cũng không muốn tranh giành. Em chỉ muốn sống đơn giản thoải mái thôi, anh cũng nên sống cuộc đời vui vẻ như thế. Dừng lại ở đây thì cả anh và em đều không phải đánh đổi điều gì cả. Chúng ta vẫn là anh em”.
Tôi nói một mạch rất dài, cảm thấy chừng ấy đã đủ lý lẽ để đối phó với anh. Thế nhưng một kẻ non nớt như tôi có lẽ chẳng thể nào qua mặt được một người đã nếm đủ gió mưa như anh được. Phong yên lặng nghe xong, trầm ngâm một lúc mới nói: “Nói vòng vo như thế, mục đích của em chỉ là muốn tôi buông bỏ việc trả thù, buông tha cho mẹ em phải không?”.
Tôi bị nói trúng tim đen thì chột dạ nhìn anh, lại chỉ thấy một đôi mắt sáng quắc như soi rõ đáy lòng tôi: “Em nghĩ trả thù người khác là một việc rất mệt mỏi. Buông bỏ được thì bản thân sẽ thoải mái hơn”.
“Minh Châu, suy nghĩ của chúng ta không giống nhau. Em không trải qua cuộc sống của tôi, tôi cũng chưa từng trải qua cuộc sống của em. Vả lại, không phải thứ gì nói buông bỏ cũng sẽ buông bỏ được”.
“Em biết mẹ em có lỗi với anh. Nhưng anh có nghĩ đến hai năm qua, bà ấy cũng đã phải trả giá rồi không?”.
“Em cảm thấy như thế đủ không?”.
Tôi lắc đầu: “Không đủ. Nhưng em vẫn mong anh có thể nghĩ đến mười mấy năm nay chúng ta ở cạnh nhau, nghĩ đến ông nội và bố nữa. Phong, cứ để mọi người nghĩ chúng ta là anh em thì ai cũng sẽ vui vẻ. Tốt cho anh, mà cũng tốt cho cả em nữa”.
“Minh Châu”.
“Vâng”.
“Giao hết cổ phần cho tôi thì em sẽ thế nào?”
“Cứ thế mà sống thôi”.
Lần này, Phong cười nhạt: “Tập đoàn Trường Sơn giàu thì có giàu đấy, nhưng nếu trong tay em không có gì, thì dù có sinh cho họ mấy người con thì họ vẫn sẽ đá em đi như thường. Em thông minh như thế, chắc cũng sẽ hiểu việc này phải không?”.
Tôi bị nói đến á khẩu lần hai, chẳng biết đáp như thế nào. Phong lại tiếp tục: “Cho nên 2 năm nay em theo tôi không phải vì hai chữ ‘anh em’ gì cả, mọi việc em làm, kể cả chuyện muốn giao hết cổ phần lại cho tôi, tất cả chỉ vì muốn mẹ em được tiếp tục sống thoải mái, muốn giữ gia đình yên ổn như bây giờ. Nhưng chuyện này tôi không hứa với em được, nếu mẹ em vẫn tham vọng muốn khống chế tập đoàn, tôi sẽ không bỏ qua”.
Ngừng lại vài giây, anh lại nói tiếp: “Tôi chỉ có thể hứa với em, kể từ sau khi em kết hôn, chúng ta sẽ chấm dứt. Tôi sẽ không bao giờ động đến em nữa”.
Rút cuộc vẫn là ông nội tôi nói đúng, anh trai tôi lạnh lùng quyết đoán sát phạt trên thương trường, nhưng đối với tôi, chỉ cần tôi tốt với anh thì chắc chắn anh sẽ không làm hại tôi. Tôi nói muốn kết hôn, anh sẵn sàng từ bỏ việc làm mẹ tôi đau khổ để chấm dứt việc giày vò này.
Chỉ là 2 năm bên nhau đến cơ thể cũng đã quyến luyến, vậy mà khi tôi mở miệng cắt đứt, anh cũng không ngần ngại cho tôi tự do.
Rất đàn ông, nhưng cũng rất tuyệt tình. Quả nhiên đúng như tôi nghĩ, nhiều năm như thế anh cũng chưa từng có tình cảm với tôi!
Tôi hít vào một hơi thật sâu rồi gật đầu: “Cảm ơn anh”.
“Em muốn quà kết hôn gì?”. Anh lại hỏi một câu y hệt ông nội ban sáng.
Một người vừa mới làm với mình xong, vẫn còn chưa xuống giường mà đã hỏi tôi muốn quà kết hôn gì, khiến lòng tôi ít nhiều cảm thấy vừa buồn cười, vừa chua chát. Nhưng tôi vẫn giả vờ tươi cười đáp: “Để em suy nghĩ đã nhé, khi nào nghĩ xong thì em sẽ nói cho anh biết”.
“Ừ”. Anh cũng nghĩ nghĩ, rồi lại nói: “Ngoài những chuyện tôi không thể thực hiện ra, em muốn thứ gì tôi cũng sẽ cố gắng tìm cho em”.
“Anh hứa đi. Tốt nhất là ngoắc tay vào thì em mới yên tâm”.
“Trẻ con”. Anh bật cười, xoay người lại ôm chặt tôi trong lòng: “Ngủ đi”.
Tôi bĩu môi, biết tính anh không thích tôi lèm bèm lắm lời nên đành nhắm mắt ngủ. Nhưng có lẽ đã ngủ được nửa giấc, lại quần thảo một trận nên tôi tỉnh hẳn rồi, không ngủ thêm được nữa. Nằm thao thức mãi cho đến khi hơi thở người bên cạnh đã đều đều bình ổn, tôi mới nhẹ nhàng xuống giường, nhặt từng món quần áo lên mặc vào người, sau đó mở cửa ra hành lang hút thuốc.
Sau cơn mưa, không khí nóng nực đã dịu đi quá nửa, hơi nước mát rượi như phủ lên đầu tàn thuốc, rít vào một hơi cũng thấy tâm trạng tỉnh táo theo.
Đêm bắt đầu của hai năm trước cũng có một cơn mưa như thế này, đêm kết thúc lại vẫn có một cơn mưa, giống như một sự trùng hợp của duyên kiếp khiến người ta không thể không quyến luyến hồi tưởng lại chuyện cũ.
Nhưng ngẫm kỹ lại, duyên kiếp của chúng tôi bắt đầu từ khi nào nhỉ? Nếu tính quen nhau, có lẽ là mười mấy năm trước, lúc tôi 6 tuổi thì bố tôi dắt theo một cậu thiếu niên gầy đét bẩn thỉu về nhà, đó cũng là lần đầu tiên tôi gặp được ‘anh trai’ tôi.
Mẹ tôi dường như đã được thông báo từ trước nên không hề bất ngờ, bà chỉ đứng khoanh tay tựa vào khung cửa, nhìn chòng chọc chàng thiếu niên kia rồi cười khẩy, hỏi một câu: “Ông dẫn con trai ông về, vậy còn con gái tôi thì sao?”.
“Không có gì thay đổi cả, con bé vẫn là con tôi, cổ phần của nó không ai lấy được, sau này người thừa kế chính thức vẫn là nó”.
“Đứa con hoang kia của ông được bao nhiêu phần trăm?”.
Hai chữ ‘con hoang’ làm đầu mày chàng thiếu niên khẽ nhíu, anh trai tôi mím chặt môi, mấy giọt nước bẩn chảy từ trên đầu xuống, theo khoé môi chảy vào trong miệng.
Bố tôi cũng chẳng bận tâm, ông ra ngoài làm chuyện xấu để lại hậu quả, đành phải hạ giọng nói chuyện: “Tôi chỉ cho nó cơm ăn, học hành, chuyện cổ phần nếu nó muốn, nó phải tự giành lấy”.
“Nói thì hay lắm”. Mẹ tôi đứng thẳng người, nắm lấy bàn tay tôi: “Ông đừng quên, công ty gia đình ông và công ty của nhà tôi phải dựa vào nhau để cùng phát triển. Nếu ông để con gái tôi chịu thiệt thòi, tôi không ngại phá nát cuộc hôn nhân này đâu. Đến lúc đó xem ông thiệt hay tôi thiệt”.
Bố tôi im lặng một lúc mới đáp: “Để thằng bé ở lại đây”.
Mẹ tôi dắt tay tôi quay đi, chỉ bỏ lại một câu: “Tuỳ ông”.
Miệng nói là nói vậy, nhưng đến khi lên phòng, mẹ tôi lại hoàn toàn không thể bình tĩnh được như vừa rồi. Bà chốt cửa lại rồi bắt đầu đập phá, vơ được thứ gì thì sẽ đập tan tành thứ ấy. Tôi sợ, lại lén lút trốn ra ngoài hành lang, ngồi co ro ở đó nhìn xuống dưới tầng một.
Bố và anh trai tôi vẫn ở đó, người bố tôi khô ráo sạch sẽ, còn người anh trai tôi ướt nhẹp nước mưa, bẩn thỉu nhếch nhác. Tôi để ý thấy bàn tay chàng thiếu niên từ đầu đến cuối vẫn nắm chặt, 10 đầu ngón tay cáu cạnh bẩn thỉu. Bố tôi ngại nước trên người anh tôi chảy xuống làm bẩn sàn nhà, chỉ gọi người giúp việc đến, dặn dò họ qua loa rằng tạm thời tìm một chỗ cho anh tôi ngủ đêm nay, sau đó khi ông đi khỏi, người giúp việc mới hỏi anh tôi đang cầm thứ gì.
Nói năm lần bảy lượt, anh trai tôi mới chịu xoè tay ra, thật kỳ lạ, trong lòng bàn tay bẩn thỉu ấy có một viên than.
Mãi đến tận sau này khi nghe người lớn trong nhà nói chuyện, tôi mới biết trước đây anh trai tôi sống cùng mẹ ở quê. Mẹ anh là hoa khôi đẹp nhất một vùng, nhưng nhà nghèo nên bố tôi chỉ ‘yêu đương chơi bời’ mà không cưới. Việc nhà hào môn phải kết hôn với nhà hào môn đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ con cái nhà giàu như chúng tôi, cho nên sau này bố tôi quay về thành phố cưới mẹ tôi, rồi sinh ra tôi. Ông hoàn toàn không nhớ đến người con gái ở vùng thôn quê hẻo lánh bị ông bỏ rơi nữa, càng không biết lúc ông đi, trong bụng cô ấy đã có anh trai tôi.
Cô hoa khôi xinh đẹp nhất vùng ấy cũng không tìm bố tôi, chỉ là sau này bà ấy bị bệnh hiểm nghèo, biết mình không qua được nên mới viết một bức thư gửi đến công ty của bố tôi. Chẳng biết thất lạc thế nào mà hơn 3 năm sau bố tôi mới nhận được bức thư ấy, ban đầu ông còn chẳng muốn nhận con, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, dù sao có hai đứa con vẫn sẽ có số cổ phần nhiều hơn chú hai. Cho nên mới miễn cưỡng đi tìm anh tôi về.
Nghe nói bố tôi đã tìm thấy anh trai tôi trong một mỏ than, thiếu niên nghèo ở quê không có tiền sinh hoạt, phải vào các mỏ than đi xúc than. Ở đó nhiều thành phần hỗn tạp, loại người gì cũng có, bẩn thỉu và đáy cùng nhất của xã hội có lẽ là anh trai tôi.
Bố tôi không thích anh ấy, tôi hiểu. Mẹ tôi cũng không thích anh ấy, tôi lại càng hiểu. Tôi chỉ không hiểu tại sao Phong lại chấp nhận cuộc sống bị coi thường đến rẻ mạt ở trong nhà tôi.
Hàng ngày anh ấy ở cùng người giúp việc trong nhà, tự ăn, tự học, có lần mẹ tôi còn độc mồm rủa anh ấy sống lầm lũi như một con ch.ó. Phong nghe được nhưng chỉ im lặng ngước đôi mắt trong veo lên nhìn mẹ tôi.
Dù tay anh bẩn, nhưng mắt anh rất sáng, giống như một tấm gương, cũng giống như lưỡi d.ao sắc bén có thể nhìn thấu lòng người khác khiến mẹ tôi vừa căm ghét vừa sợ hãi. Bà đ.iên tiết cầm tách trà nóng ném thẳng vào người anh:
“Thằng r.anh con này, mày nhìn gì mà nhìn. Ai cho mày nhìn thẳng tao như thế hả? Có tin tao bảo người ch.ọc m.ù mắt mày không?”.
Nước nóng hắt vào làm bỏng sườn mặt anh, ở đó nhanh chóng xuất hiện một mảng đỏ ửng, nhưng anh không kêu lên một tiếng, vẫn giương mắt nhìn chòng chọc mẹ tôi. Sau cùng, mẹ tôi không ch.ọc m.ù mắt anh nhưng lại gọi lái xe vào, lấy dây lưng quất cho anh một trận. Quất đến nỗi khắp người lằn ngang lằn dọc, đau không ăn nổi cơm.
Bố tôi về nhà nghe giúp việc trong nhà nói lại, cũng chỉ cằn nhằn mẹ tôi vài câu cho có lệ, sau đó có điện thoại cũng quay người đi luôn, cũng chẳng buồn liếc qua con trai một lần. Tôi nghe mẹ nói với mấy thím giúp việc, bảo đừng cho Phong ăn cơm, mặc kệ anh tự đau tự đói.
Dù mẹ cấm tôi tiếp xúc với anh nhưng tôi không mặc kệ được, cả đêm ấy cứ quanh quẩn trước cửa căn phòng cuối hành lang của anh. Mấy lần áp tai vào bên trong còn nghe thấy những tiếng rên rất khẽ, giống như tiếng nức nở, cũng như cả tiếng mèo con lạc mẹ.
Sau cùng, tôi lén lút chạy vào trong bếp lục lọi thức ăn cũ, nhưng người giúp việc đã đổ đi hết, cho nên tôi chỉ có thể úp một tô mì rồi rón rén bưng vào phòng anh. Phòng của Phong ở không rộng lắm, cũng không có giường, chỉ có một chiếc nệm trải dưới đất và một ô cửa sổ chẳng buồn lắp rèm. Đêm ấy trăng sáng, tôi thấy chàng thiếu niên kia nằm co ro trên đệm, cả người vã đầy mồ hôi, mấy vết dây lưng lằn trên thịt giống như rắn.
Tôi đặt bát mì xuống, không nói gì, chỉ ngồi nhìn anh. Phong hình như bị sốt rất cao nên không phát hiện ra tôi, mãi đến khi bát mì trương phềnh, nước nguội tanh nguội ngắt, anh mở mắt ra thấy có người ngồi cạnh thì giật bắn mình.
Nhưng anh không nói chuyện, tôi càng không nói, bốn con mắt cứ thế nhìn nhau.
Qua một hồi lâu, tôi sợ mì không ăn được nữa nên đành mở miệng: “Ăn… anh… ăn đi”.
“Không ăn. Mang đi đi”.
“Anh bị sốt à?”.
Phong không trả lời, chỉ quay mặt vào trong tường. Hồi đó tôi ngốc, cứ nghĩ anh sợ mẹ tôi nên mới không ăn, thế là đành bưng bát mì lên, húp một ngụm rất to rồi lại đặt xuống:
“Em ăn rồi. Cái này là đồ ăn thừa của em, em tự mang cho anh. Mẹ sẽ không mắng đâu. Anh ăn đi”.
“…”
“Không ăn sẽ đói đấy. Bố bảo không được để bị đói. Bị đói sẽ không cao lên được”.
Lần này, anh mới quay lại, nhìn tôi bằng ánh mắt vừa chán ghét vừa quái gở. Tôi cứ nghĩ Phong sẽ không ăn, nhưng một lát sau đột nhiên anh lại bật dậy, giật lấy bát mì nguội ngắt rồi lùa từng đũa vào trong miệng, ăn như gió cuốn mây lùa, chỉ một loáng là hết sạch, đến cả giọt nước cũng không còn.
Lúc này, tôi mới nhìn rõ mặt anh. Vết bỏng đã sưng húp đỏ ửng, còn có cả bọng nước, cả người đầy thương tích, trông còn thê thảm hơn cả lần đầu tiên anh đến nhà tôi. Nhưng thật kỳ lạ, đôi mắt của anh trai tôi vẫn rất sáng, giống như chẳng có gì đánh gục nổi anh.
Tôi định cầm bát đi rửa, nhưng Phong lại đứng dậy trước, anh chạy ra bếp nhẹ nhàng rửa bát rồi đặt lên kệ. Tôi lẽo đẽo theo sau, còn sợ anh lo lắng nên nói: “Gói mì đó em lấy ở trên phòng em, mẹ sẽ không biết đâu”.
“Minh Châu”. Anh quay đầu lại, lần đầu sau một năm đến nhà tôi, anh gọi tên tôi. Năm đó tôi 7 tuổi, anh 15 tuổi.
Tôi mở to mắt, đứng thẳng người “Dạ” to một tiếng. Cứ nghĩ Phong sẽ cảm ơn, nhưng anh lại nói: “Về sau đừng đến gần tôi”.

Yêu thích: 5 / 5 từ (4 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN