Sao Đen - Chương 31: THÂM NHẬP
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
81


Sao Đen


Chương 31: THÂM NHẬP



Trung tá Nguyễn Văn Bền rất bực bội vì tất cả các đề án của anh nhằm tìm ra tung tích Hoàng Quý Nhân đều thất bại. Nó gần giống như nghịch lý Achilli chạy đuổi rùa. Khi phát hiện đối thủ ở A, anh vội chạy đến A thì đối thủ đã đến B. Anh lần đến B thì đối thủ đến C và cứ như vậy, bao giờ anh cũng chậm… Thực vậy, việc Hoàng Quý Nhân vượt biển ta đã phát hiện được qua mã thám. Nhưng cuối cùng tên tội phạm đã lọt qua mắt lưới phong tỏa như một kẻ tàng hình. Khi biết tin Hoàng Quý Nhân lại quay về nội địa, ta báo động, đón lõng cũng không kết quả. Sự việc đó hình như đã diễn ra mất rồi. Tin tức chỉ xác định một điều: Cuộc truy lùng lại phải tiếp tục.

Nay thì Trung tâm nhận được mật báo đầy đủ về cuộc hành binh “Đồi mồi”. Chuyến đầu tiên sẽ khởi sự từ Hải cứ Gamma vào đêm 14 tháng 10. Con tàu nhỏ, dài mười tám mét, trọng tải tám mươi tấn mang số hiện NT.4206 do đại lý hải quân Trương Tấn Hào chỉ huy sẽ đi vào hoang đảo Hòn Quy chờ thuyền nội địa ra đón. Sau đó NT.4206 sẽ trà trộn vào đám thuyền đánh cá theo cửa Rạch Lá vào bến đổ bộ. Một tin tức tình báo cụ thể tới mức như có điệp ngầm nằm trong Bộ Tổng tham mưu quân địch, làm cho tất cả những đồng chí lãnh đạo Trung tâm vui mừng đến ngạc nhiên. Bức điện cũng nói rõ cả tình hình tư trang của viên thuyền trưởng để Trung tâm có thể áp dụng những biện pháp đối phó đặc biệt.

Hai Bền được giao thêm nhiệm vụ phác thảo kế hoạch đón tiếp hải thuyền NT.4206. Sau một đêm suy nghĩ anh trình bày ý định của mình tnước Bộ Chỉ huy như sau:

– Tôi nghĩ đây mới là chuyến đi thí nghiệm đầu tiên. Kẻ địch còn tiếp tục thâm nhập với quy mô lớn hơn. Với vài chục tấn vũ khí, chúng chưa đủ sức tiến hành cuộc bạo loạn phản cách mạng lớn. Tôi đề nghị một kế hoạch như sau:…

Qua hai giờ đồng hồ trao đổi, Bộ chỉ huy đã đồng ý với dự thảo của Trung tá Nguyễn Văn Bền.

Hải cứ Gamma mấy ngày qua bỗng trở nên nhộn nhịp. Nllứng chiếc xe hơi bóng loáng chui ra chui vào chiếc cổng phủ đầy hoa ti-gô. Dân địa phương có thể đoán là công việc kinh doanh của hãng Albert đang ở thời kỳ phát đạt.

Đại úy Trương Tấn Hào, “sếp” của căn cứ, tỏ ra hài lòng vì công việc mới thực sự bắt đầu từ hôm nay. Suốt mấy năm trời đóng thuyền mua lưới, luyện tập trên biển khơi cũng chỉ để dùng vào việc này. Thâm nhập vào Việt Nam là công việc rất nguy hiểm nhưng anh ta vẫn vui vì công việc đó chứa đựng một chút riêng tư. Anh hy vọng có cơ may gặp lại vợ con để đưa họ xuống thuyền đào tẩu ra nước ngoài. Lúc đó anh sẽ thôi việc ở đây đi kiếm một công việc an toàn hơn. Còn nếu chẳng may bị bắt thì sao? Hào tặc lưỡi, thôi thì phó mặc cho số phận. Chết đi còn hơn phải sống cô đơn heo hút nơi đất khách quê người.

Một tuần liền Bảy Dĩ đến nằm với Hào ở hải cứ để lo công việc chung. Dĩ tỏ ra rất thân tình với người bạn cố tri:

– Anh cứ chịu khó đi vài chuyến, thế nào cũng có dịp tôi đề nghị Albert cho phép anh về nhà đón chị và các cháu. Ngay bây giờ thì chưa thể được. Tôi cũng muốn đưa vợ con ra nhưng đâu có dễ dàng. Phải biết chờ đợi anh Hào ạ.

– Tôi biết, kỳ này đâu có qua Sài Gòn. Tôi chỉ ở lại Cần Thơ một ngày rồi quay lui thôi. Nhưng nếu anh cho phép, tôi sẽ lên thành phố bỏ lá thư qua bưu điện.

– Không được! Bỗng nhiên gia đình nhận được thư anh gửi từ Cần Thơ thì lộ hết công chuyện. Lên nhậu nhẹt chút xíu thì có thể nhưng tuyệt đối không được thăm hỏi người quen nghen. Đó là nguyên tắc, anh Tư rõ chưa – Những chuyến đi khó khăn như vậy Albert quyết định thưởng cho mỗi người năm trăm đô-la. Riêng anh, người thuyền trưởng thì được một nghìn. Chỉ vài chuyến trót lọt anh sẽ có một khoản kha khá để đón gia đình ra mà tiêu xài chớ.

– Dạ.

Một công-voa của lục quân Westland đưa hàng dện Hải cứ Gamma. Các hòm kim loại hàn kín được bốc xếp xuống khoang hàng đặc biệt dưới đáy tàu. Hàng nạp xong, chúng đóng nắp khoang lại sơn trám cẩn thận, con tàu trở thành hai đáy. Khi bị đuổi, tình thế khẩn cấp người chỉ huy có thể bấm nút, cửa tự động dưới đáy mở ra, hàng được trút mất tăm xuống biển, tàu nhẹ hơn, dễ dàng tẩu thoát.

Thủy thủ đoàn có sáu người. Họ ăn mặc kiểu ngư dân. Hào cho kiểm tra lại máy móc, dầu mỡ, nước ngọt, phương tiện thông tin liên lạc… rồi cho máy khởi động, hai mươi giờ được lệnh khởi hành. Trương Tấn Hào đã hình dung toàn bộ cuộc hành trình trong óc. Từ vùng Lean thuyền vượt vịnh Sima rồi tiến về bờ biển Việt Nam. Thuyền giừ tốc độ mười lăm hải lý một giờ. Suốt trên chặng đường dài đó họ im lặng trừ một lần bắt liên lạc với một tàu tuần thám của Hoa Kỳ ở vĩ độ 7.20, kinh độ 105,30. Đó là lúc chiếc trực thăng của Navy là sát mặt biển để xem có chiến hạm nào của Việt Nam gây nguy hiểu cho cuộc thâm nhập của con tàu NT.4206 không. Khi nhận được tín hiện an toàn. Trương Tấn Hào kẻ một đường thẳng đến hoang đảo Hòn Quy, nơi đã có một ngư thuyền chờ sẵn.

Đó là một ngày đẹp trời, biển lặng và xanh biếc. Những vân mây li ti như những cánh bông gạo tháng năm dán chặt vào nền trời bất động. Sương chiều pha loãng trên mặt biển. Mặt trời chìm dần xuống nước, để lại chân trời phía vịnh Sima một đám lửa tàn. Viên thuyền trưởng đã cảm thấy đất nước rất gần. Hào đã nhận ra một hoang đảo trơ trụi nổi bồng bềnh trên mặt sóng. Xa xa nó có hình dáng một con rùa biển khổng lồ. Viên thuyền trưởng định vị lại con tàu theo trí nhớ rồi điều chỉnh hướng đi và hồi hộp chờ mật hiệu liên lạc. Vài phút sau họ đã nhận được tín hiệu yết ớt trên chiếc máy PRC25, đó là thật hiệu hỏi của con thuyền đi đón. Thủy thủ đoàn đã nhìn thấy một con thuyền nhỏ tách rả khỏi hoang đảo Hòn Quý – Hào chăm chú theo dõi thì thấy đèn pha từ con thuyền phát ra tín hiệu hai số 3 và 7. Hào tăng tốc cho con tàu rút ngắn khoảng cách tới con thuyền. Khi chúng chỉ còn cách nhau vài sải nước Hào mới đáp lại mật khẩn bằng mồm: “năm, năm”. Chiếc thuyền nhỏ cặp vào mạn tàu. Một người to lớn đu dây leo lên:

– Xin chào các chiến hữu!

– Chào quý anh!

– Tôi mang giấy tờ cho các anh đây! – Người lạ đưa cho Hào một tập giấy nhầu nát. Đó là những thứ giả mạo nhằm hợp pháp hóa con tàu khi bị xét hỏi. Người lạ mặt cũng hướng dẫn cho thủy thủ đoàn cách ứng đối khi gặp tàu hải quân hoặc các ngư thuyền địa phương.

– Các anh cứ theo thuyền của tôi mà đi. Cố giữ cự ly chừng trăm mét. Tôi sẽ dẫn các anh theo một con đường kín đáo nhất. Cấp trên đã bố trí lực lượng canh gác trên bộ. Nếu có chuyện gì trục trặc họ sẽ phát tín hiệu báo động, lúc đó tôi sẽ hướng dẫn các anh cách đối phó sau.

– Cảm ơn.

– Ta đi thôi. Thời điểm này thâm nhập là thuận lợi nhất. Ta sẽ đi lẫn vào dòng ngư thuyền khác.

Người lái nhảy về thuyền mình và phóng đi trước. Hào theo sau.

Nửa giờ sau họ đã nhận ra một dải đất xanh mờ nổi dần trên mặt sóng. Chân trời lấm tấu ánh đèn. Mặt biển thấp thoáng những con thuyền. Trăng tỏa sáng, cửa Rạch Lá hiện ra qua những cồn cát nhỏ. Con tàu phải giảm tốc, len lỏi lượn theo dòng sâu để tránh bị mắc cạn. Bỗng nhiên bên trái họ xuất hiện hai tàu tuần tiễu cao tốc của Hải quân. Họ như từ trong cồn cát chui ra làm cho Hào giật mình. Chiếc thuyền dẫn đầu đã bị chặn lại. Chiếc tàu tuần tiễu thứ hai tiếp cận tàu của Hào. Từ mạn thuyền Hải quân một quân nhân gọi loa phóng thanh:

– A lô. NT.4206 giảm tốc và dừng lại cho xét giấy tờ.

Hào bình tĩnh ra-lăng-ti máy rồi bật đèn sáng lên. Tàu Hải quân áp mạn.

– Yêu cầu thuyền trưởng 4206 sang bên tàu Hải quân.

Thủy thủ tàu Hải quân quăng dây cho NT.4206 cột lại Hào bước sang mạn bên kia gật đầu chào:

– Mời anh vào trong khoang – Một chiến sĩ vui vẻ chỉ cho Hào xuống khoang thuyền trưởng sau ca-bin lái.

Tay Hào hơi run run vì chưa thực sự tin vào hiện lực của những giấy tờ giả mạo. Anh ta vừa lọt vào trong khoang thì bỗng rụng rời chân tay khi thấy trước mặt mình là trung tá hải quân Trương Tấn Hùng, anh ruột của mình. Anh ta chưa hề chuẩn bị tinh thần cho một cuộc gặp mặt kỳ lạ như vậy.

– Trời, anh Ba.

Ba Hùng khẽ gật đầu không nói gì. Anh đóng cửa khoang lại rồi chỉ xuống ghế.

– Chú ngồi đây. Chú chuyển hàng gì?

– Dạ… – Hào lúng túng, mặt đỏ bừng, mồ hôi toát ra không biết nói sao.

– Thôi được, chúng ta không có thời gian để nói nhiều. Chú cứ đem những thứ đó đến nơi cần giao. Nhưng để đảm bảo an ninh cho chú tôi giao cho chú thứ này – Ba Hùng đưa cho Tư Hào chiếc đài Sony nhỏ xíu – Chú bấm nút này, máy sẽ phát tín hiệu và sẽ không có tàu Hải quân nào kiểm soát tàu của chú nữa. Chú nên mang theo người và tuyệt đối không để ai biết chuyện này. Đó là thứ bùa hộ mạng cho chú đó. Chuyển sang nút này nó sẽ là một ra-di-ô thông thường. Đêm mai chú nghỉ ở đâu, có muốn gặp cháu Thủy không?

– Dạ em cảm ơn anh Ba. Đêm mai giao hàng xong em về nghỉ ở Cần Thơ. Nếu anh cho phép em xin gặp anh mười giờ sớm bữa mốt ở nhà dì Ba Tân.

– Được chú về thuyền đi và phải tuyệt đối giữ bí mật.

Về đến tàu của mình mà Tư Hào vẫn chưa hết bàng hoàng. Thế này là thế nào? Anh Ba ở phe nào mà lại sẵn sàng giúp mình như vậy. Chẳng lẽ tình cốt nhục đã khiến anh liều mạng cứu mình; Hào tăng tốc độ và chẳng mấy chốc đã rượt kịp chiếc thuyền dẫn đường. Bây giờ tàu đã đi sâu vào trong rạch. Nước triều đang cường, lòng lạch sâu nên không sợ mắc cạn. Nỗi căng thẳng vì sợ bị khám xét đã vơi đi, nhưng thay vào đó phải căng mắt để quan sát cho con tàu đi êm gọn trong lòng lạch ngoằn nghèo, nhiều chỗ bờ đất sát vào mạn tàu, lá dừa phủ kín cả bầu trời, che lấp ánh trăng. Để bảo đảm bí mật Tư Hào không dám bật pha lớn. Con tàu len lỏi một đêm và tìm được đường ra sông Hậu.

Theo lệnh con thuyền dẫn đường, Hào cho tàu dừng lại ven sông, ăn uống nghỉ ngơi để đêm đó mang hàng vào mật cứ. Theo lời chỉ dẫn của Ba Hùng cứ mươi phút Hào lại mở máy phát tín một lần như để báo vị trí con tàu của mình cho Ba Hùng biết.

Tối hôm đó Hào lại rượt theo con tàn dẫn đường. Đến hai mươi hai giờ thì tàu tới bến đỗ trong rừng dừa nước. Một toán người xuống tàu bốc hàng. Họ chuyển sang ghe lớn để đưa đi đâu không rõ. Trả hàng xong thuyền dẫn lại đưa anh ra sông Hậu. Đến gần Cần Thơ, Hào cho tàu neo lại. Sau hơn hai ngày đêm làm việc căng thẳng Hào đã lăn ra ngủ như chết. Sáng ra anh lần lượt cho phép từng người lên bờ một giờ để ăn nhậu. Hào nóng lòng mong đến giờ hẹn. Mười giờ đến lượt anh lên bờ. Anh nhảy lên xe ôm vào thành phố Cần Thơ.

Dì Ba Tân là em họ của mẹ hào. Hai gia đình ít đi lại nên chưa chừng bà Ba cũng chưa biết là Hào đã ra đi. Giả sử như bà có hỏi thì anh chàng có thể nói quanh là có vài lần định đi nhưng không thoát, nay thì không còn đủ tiền để đưa vợ con đi nữa.

Vừa xuống xe thì anh đã thấy Thủy, con gái anh đứng ngay trước cửa. Hào toan lao lại con, nhưng ánh mắt của Thủy đã ngăn anh lại.

– Ba đã về! Bà chờ ba mãi cứ tưởng ba bận bữa nay không xuống được.

Hào rơm rớm nước mắt nhìn con. Trời, sao con nhỏ lớn mau vậy. Từ một đứa trẻ ốm nhom, nay đã trở thành một cô gái óng ả xinh tươi. Anh nghe con gái nói nhỏ:

– Ba cứ giả đò như vẫn ở Sài Gòn đừng nói gì về chuyện di tản. Bà Ba không biết đâu.

– Bác Hùng có đến đây không?

– Bác đưa con xuống mà. Bác còn đi đâu có công chuyện gì đó. Bác bảo hai ba con cứ nói chuyện trước. Mười một giờ bác về.

Hào theo con vào nhà.

– Con chào dì Bạ!

– Thằng Tư đấy à? Mấy năm không thấy mặt mày, dì tưởng mày quên dì rồi.

– Dạ đâu có? Con cứ định xuống thăm dì nhiều lần đó, nhưng hết việc nọ đến việc kia, không sao đi được. Dì vẫn được mạnh chứ ạ?

– Tao già rồi, đau luôn đó. Thế sao năm trước nghe con Thảo nói mày đã đi Mỹ theo thằng Hai rồi?

– Hào cười: – Dạ, con cũng đi mấy lần đó nhưng đâu có thoát. Đi một mình thì dễ ợt nhưng đi cả nhà thì khó khăn quá. Giờ con quyết định ở lại.

– Ở lại mà lo lành ăn con ạ. Tao nghe nói nhiều đứa đưa vợ con sang rồi cũng kẹt bên Thái hay bên Ma-ni đó. Mỹ nó không nhận mà!

– Dạ… Thế bây giờ dì sống với ai?

– Thằng út đi bộ đội rồi. Còn con Hai lấy chồng bên Trà Nóc, đã có con. Chúa nhựt nó mới về. Ngày thường chỉ có mình tao thôi. Thỉnh thoảng có qua Cần Thơ con ghé vô thần di nghẹn.

– Dạ.

– Giờ thì con Thủy xuống coi bếp cho bà ra chợ chút xíu.

– Dạ.

Khi bà Ba ra khỏi cửa, Thủy mới òa lên khóc.

– Ba ơi ba đi thế ba có thương má con con không ba? Ngày nào, đêm nào má con cũng nhắc đến ba, cũng thương nhớ ba hoài. Em Châu, em Ngọc, em Kim trong giấc mơ cũng thường kêu ba nhưng ba đâu có nghe thấy. Thôi bây giờ ba đã về đây ba ở lại với má con con, ba đừng đi nữa.

Nước mắt Hào cũng trào ra. Anh xúc động nói với con:

– Ba cũng vậy, có phút nào quên được mấy má con đâu. Ba cũng muốn ra đi cả vợ cả con chứ đâu muốn thoát thân một mình. Ba có ý định là sẽ tình cách để chuyến sau đưa tất cả nhà đi.

– Trời ơi. Thế là ba lại đi nữa sao? Ba không sợ hiểm nguy sao?

– Tình thế của ba thật trăm đường khó khăn. Nếu ba ở lại ba sẽ bị chánh quyền kết tội. Nếu lần này ba có tự ý đưa gia đình xuống tàu ba sẽ bị cấp trên xử phạt.

– Thế ba làm cho ai? Con tưởng vì thương năm má con con ba về thăm, không dè ba vượt bao nguy hiểm về đây chỉ là để lo công chuyện cho người khác.

– Ôi sao con tôi lại nói như vậy. Ba không biết nghề nghiệp gì ngoài nghề lái tàu. Sang đó ba cũng chỉ kiếm được việc này thôi. Ba đã ký hợp đồng và nhận tiền của bác Bảy. Ba biết công việc nguy hiểm nhưng ba vẫn đi vì ba hy vọng là sẽ có chuyến phải qua Sài Gòn ba sẽ có dịp thăm nhà đón luôn mấy má con đi.

– Nhưng con đã thư cho ba, má và chúng con quyết định không đi đâu nữa. Lần này ba về luôn nhà thôi, con không để ba đi đâu nữa.

– Thế là con giết ba đó. Chính quyền đâu có để ba yên. Ba đừng lo. Bác Ba hứa là nếu ba về bác sẽ đảm bảo cho.

– Nhưng bây giờ thì không thể đảm báo được nữa. Con chưa hiểu được tình thế của ba. Hãy tha thứ cho ba…

Hai ba con đang chuyện trò thì Ba Hùng và Hai Bền đến. Hùng giới thiệu Hào với Bền. Bắt tay nhau xong Hùng bảo Thủy xuống coi bếp để mấy người nói chuyện.

– Thời gian ngắn quá chắc hai ba con cũng chưa nói chuyện được nhiều.

– Dạ.

– Anh Tư đi chuyến hàng này kiếm được bao nhiêu? – Hai Bền nhìn thẳng vào mắt Hào hỏi một câu đột ngột.

– Dạ cũng chẳng nhiều lắm. Đã lĩnh lương của chủ thì phải làm thôi ạ.

– Anh Tư có biết mình chở những thứ gì không?

Mồ hôi toát ra, Hào thấy hai thái dương lạnh toát, nhưng cũng phải nói dối:

– Dạ không…

– Không biết mà dám nhận chở sao?

– Dạ cũng chỉ biết sơ sơ thôi ạ. Hòm đều hàn kín cả, họ nói là hàng quân nhu ạ…

– Tám chục tấn vũ khí đấy. Súng tiểu liên, trung liên, súng phóng rôc-két, mìn đánh xe, đánh cần, đánh kho, đánh tàu, chất cháy, chất nổ, chất độc… Anh có biết rằng khi tất cả những thứ này được dùng vào hành động khủng bố bạo loạn thì sẽ có bao nhiêu người bỏ mạng không?

– Tôi biết, tôi biết… Tôi có tội. Xin chính phủ hãy bắn tôi. Tôi không cầu xin một điều gì. Tôi đã tự dẫn mình đến bước đường cùng…

– Tội đó đủ cho nhiều cái án tử hình. Bắn anh thì đầu có khó nhưng vấn đề là anh cũng chỉ là những kẻ thừa hành. Kẻ đề xướng, kẻ chủ mưu xứng đáng với cả trăm cái án tử hình vẫn còn đứng ngoài vòng pháp luật. Chúng tôi thuốn bọn đó phải đền tội. Hai chúng tôi muốn vạch ra cho anh một lối thoát chứ không muốn dồn anh vào ngõ cụt. Không hiểu ý anh thế nào?

– Xin quý ánh cứu tôi, tôi muốn hiểu rõ những điều quý anh nói.

– Chú Hào ạ – Ba Hùng nhẹ nhàng nói với em – Chú bỏ vợ con ra đi chẳng nói với tôi một lời. Tôi trách mắng, chú có lẽ cũng chẳng khổ tâm lắm. Nhưng đừng để con Thủy, cái Châu, thằng Ngọc, thằng Kim và thím ấy phải trách chú. Bây giờ chú lại dấn thêm một bước vô cùng nguy hiểm nữa. Đó là tiếp tay cho CIA, cho bọn bành trướng Bắc Kinh chống lại Tổ Quốc mình. May là bữa ấy chú gặp tôi. Tôi cố giúp chú trên tình anh em ruột thịt nhưng cũng phải ngăn chặn cái hậu quả ghê gớm của món hàng chú đưa về. Tôi đã phải nhanh chóng báo cáo cấp trên để kịp tháo ngòi nổ cho tám mươi tấn vũ khí đó. Nay chú đã được gặp cháu Thủy, hai ba con đã chuyện trò với nhau. Tôi không muốn bọn trẻ bị mất cha nên tôi đã bàn kỹ với anh Hai Bền, cán bộ bên cơ quan An ninh nhà nước tìm cho chú một hướng đi lập công chuộc tội. Một khi chú ân hận với việc làm, thực lòng với Tổ Quốc thì chẳng những Tổ Quốc sẽ dang tay cứu vớt chú mà còn đảm bảo cho tương lai của chú và con cái chú sau này. Nhưng liệu chú có chịu nghe chúng tôi không?

– Dạ em xin cảm ơn anh Ba. Em thực có tội với Tổ Quốc, có lỗi với anh Ba. Nếu quý anh tha tội cho em sống để nuôi nấng các cháu thì em xin thề sẽ không bao giờ tái phạm những tội trên nữa. Các anh trao việc gì cho em, dù phải nhảy vào lửa em cũng chẳng từ nan.

– Việc chúng tôi giao cho anh bước đầu cũng đơn giản thôi. Anh cứ tiếp tục công việc hiện nay của mình. Chỉ cần mỗi khi chuyển hàng anh mang theo chiếc máy phát tín mà trung tá Hùng đã đưa cho anh hôm vừa rồi. Khi đi vào hải phận Việt Nam anh cho máy hoạt động, chúng tôi sẽ không kiểm soát hoặc nổ súng vào tàu của anh. Anh sẽ tới đích đổ hàng và ra đi an toàn. Cần chú ý máy dùng pin thông thường điện thế 4,5 V. Phát tín hiệu liên tục bảy mươi hai giờ phải thay pin.

– Dạ, thế em phải trình báo tình hình với ai ạ?

– Khi cần hỏi gì, chúng tôi sẽ chặn thuyền lại xét giấy. Chỉ khi nào gặp một trong hai chúng tôi anh mới báo cáo tình hình. Bất cứ người nào khác hỏi anh cứ trả lời như kịch bản của Bảy Dĩ.

– Dạ, nhưng ở bên kia nhận được tin gì đặc biệt muốn báo nhanh để các anh kịp thời đối phó thì làm thế nào ạ.

Sau ít phút suy nghĩ, Hai Bền nhìn thẳng vào mắt Hào.

– Chúng tôi cũng muốn nối một đường liên lạc với anh ở Hải cứ Gamma Nhưng có thể lúc này còn quá sớm. Cần phải giữ an toàn cho anh. Trường bợp có chuyện gì đặc biệt chúng tôi sẽ chủ động liên lạc với anh. Một người mang số hiệu A8 sẽ đến gặp anh với mật khẩu “Thời gian, không gian, +-8”. Hai Bền giải thích tỉ mỉ cách thức trao đổi mật hiệu khi bắt liên lạc cho Tư Hào nghe – Anh nhớ được chứ?

– Dạ được ạ.

Câu chuyện kết thúc thì mâm cơm cũng bày xong. Má Tân kêu mọi người vào bàn. Hào thấy lòng mình nhẹ nhàng hẳn đi. Không khí đầm ấm của quê hương được gặp lại sau bốn năm xa cách làm cho Hào xúc động. Anh càng thấy khao khát được gặp bầy con nhỏ. Nhưng anh cũng yên tâm hơn vì con đường trở về với gia đình đã hiện rõ nét trong tưởng tượng. Hai ngày sau Trương Tấn Hào cùng thủy thủ đoàn tàu NT.4206 đã về đến Hải cứ Gamma. Bảy Dĩ bắt tay những người “chiến thắng” ngay trên cầu tàu. Warrens đã nhận được điện cảm ơn của Hoàng Quý Nhân về chuyến hàng đầu tiên tới đích an toàn. Họ chuẩn bị chuyến đi của cả đoàn trong tháng tới.

Tôi trở về bán đảo Nelson sau mùa thi. Cháu Quang Trung đã kết thúc chương trình phổ thông thật tốt đẹp. Hết hè cháu sẽ vào đại học với tuổi đời mười tám. Cả nhà chúng tôi vui mừng. Anh chị tôi quyết định đưa cháu đi du lịch một chuyến ở vùng Hồ Lớn, nhường lại giao cho tôi và Bạch Kim phải ở nhà trông nhà! Có lẽ đấy cũng là dụng ý của chị tôi muốn hai đứa có dịp được “gắn bó” với nhau hơn!

Chiều chiều ngồi trên ban-công chúng tôi nhìn ra mặt hồ Green Lake , nước trong xanh lồng lộng sắc trời. Rừng phong đã lốm đốm đỏ. Những cơn gió se lạnh đầu tiên từ Thái Bình Dương tràn vào lục địa báo hiệu mùa thu đang đến. Những giây phút đó chúng tôi thường ngồi bên nhau tưởng nhớ đến quê nhà, nhớ dáng điệu bình thản của người Sài Gòn dưới những trận mưa chiều xối xả nhớ mặt Hồ Gươm trầm tư trong sương lạnh, đến những dãy phố cổ Hội An nồng nặc mùi cá biển… Một cuộc sống vật chất dư thừa không thể quên đi nỗi đói khát của tâm hồn.

Một bữa Bạch Kim nói với tôi bằng vẻ mặt thật nghiêm trang.

– Quang Trung lớn rồi, không thể thể vuốt ve nó như một đứa trẻ nữa. Còn anh cũng cứ đi xa luôn. Có ở nhà thì cùng phải lén lút gặp nhau như quạ vào chuồng lợn! Em muốn chúng ta phải công khai chuyện này với mọi người. Ngoài bốn mươi tuổi rồi, em cũng muốn có con. Đây cũng là điều mong mỏi của cả anh chị Ân. Anh nghĩ thế nào?

– Anh đồng ý với em. Tuy nhiên về nguyên tắc chúng mình cũng phải báo cáo chuyện này với tổ chức.

– Cái trò “giả vờ” này do anh nghĩ ra thôi. Anh muốn em là bà quả phụ giàu có để thu hút nhưng “bạn bè bất đắc dĩ”. Nhưng em thấy không cần thiết nữa. Chúng ta sẽ có hàng trăm cách khác để thu lượm tình hình.

– Chúng ta sẽ làm lễ cưới ngay sau khi đánh bại cuộc thử nghiệm T20-20, em có bằng lòng không? Ngay từ hôm nay chúng ta đã có thể công khai chuyện đính hôn cho anh chị chúng ta vui mừng. Còn chuyện có con thì chúng ta có thể hy vọng ngay từ bây giờ!

Tháng 10 năng 1979, ông Bùi Hạnh chủ bút báo Chim Việt gọi tôi lên giao việc. Sau khi bắt tay chặt chẽ… mời tôi ngồi, ông thì thào với tôi:

– Có một công việc thú vị, nhưng không phải ai cũng làm được. Tôi định rủ ông đi, nhưng không biết ý ông thế nào?

– Xin ông nói rõ hơn.

– Tình hình đất nước ta đang có những biến đổi quan trọng. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba thực tế đã nổ ra. Vận mệnh dân tộc đang được quyết định theo một chiều hướng mới. Lực lượng Tự do đang lớn mạnh và chính phủ của một Liên minh chống Cộng mới sẽ ra đời nay mai. Đó là một chính phủ hợp với nguyện vọng của quốc dân, được cộng đồng Việt kiều hải ngoại hậu thuẫn. Cuộc ra mắt của chính phủ lâm thời sẽ được long trọng tổ chức ở quốc nội vào tháng 1 năm 1980. Sẽ có nhiều nhà báo đến quay phim, chụp ảnh và viết bài về cái giờ phút lịch sử đó. Báo của chúng ta là tiếng nói của một cộng đồng lớn nhất của những người Việt lưu vong không thể thiếu mặt ở đây được. Tôi thấy ông là một người đầy nhiệt huyết, dũng cảm, luôn luôn gắn ngòi bút của mình với những sự kiện nóng bỏng, nên tôi muốn cử ông đi với tư cách thay mặt cho tòa báo chúng ta. Tòa báo sẽ lo liệu đầy đủ phí tổn về tài chính cho ông và nhuận bút cùng bản quyền về phim ảnh sẽ được tính với giá đặc biệt. Tôi muốn được ông cho biết ý kiến càng sớm càng tốt.

Ông chủ bút nhìn tôi như để thăm dò.

– Thưa ông chủ bút, chuyến đi hấp dẫn đấy nhưng cũng vô cùng nguy hiểm.

– Chắc chắn là có chút hiểm nguy. Nhưng cuộc hành hương này đâu phải chỉ mình ông. Nhiều yếu nhân chính trị cũng sẽ trở về Tổ Quốc.

– Thưa ông, ông có thể cho tôi biết được những người bạn đồng hành của tôi không?

– Tôi không được thông báo chính thức có những ai nhưng tôi có thể đoán mà không sợ lầm là các thành viên chính phủ phải về cả chứ!

– Thành viên là những ai? – Thí dụ như ông Thạch, bà Vân, ông Thắng, ông Hải, v.v… có thể họ còn phải ở lại lâu dài nơi tiền tuyến, còn ông thì sau buổi lễ ông phải trở lại với chúng tôi ngay để kịp có bài. Ta lo vậy thôi chứ những phái đoàn cỡ bự đó trở về thì phải được bảo đảm an toàn tuyệt đối.

– Vấn đề đó với tôi cũng không lớn lắm. Tôi quan tâm đến việc tổ chức chuyến đi. Vì một khi tôi lá thành viên thì tôi phải được tham gia những kế hoạch có liên quan đến sinh mệnh của mình. Tôi thường thiếu tin tưởng vào cách làm ăn của các chính khách dân sự. Họ ít hiểu biết về những lĩnh vực hành quân đổ bộ, nhưng lại hay ba hoa và chỉ muốn nắm quyền chỉ huy. Tôi muốn nói đây không phải là chuyến du lịch trên hồ Genève mà là một cuộc đổ bộ của “con tàu Gramma đảo ngược”.

– Xin ông yên tâm. Việc này đâu phải do mấy ông dân sự lo nổi. Bộ máy của CIA ở Đông Nam Á mới là kiến trúc sư thực sự của kế hoạch này.

– Thưa ông, nếu vậy thì tôi tin tưởng và xin chấp nhận yêu cầu của tòa báo. Tôi chỉ xin một điều nhỏ: Tất cả giấy tờ và lai lịch của tôi mang tên Mc Gill, một người Mỹ gốc Á Châu. Nếu chẳng may có bị bắt thì về pháp lý tôi là công dân Mỹ làm nghề báo chí có thể nhờ hội Hồng Thập tự quốc tế giúp đỡ giải thoát giảm án. Nếu tôi mang tên Phan Quang Nghĩa, Vi-xi sẽ chặt đầu tôi ngay vì tôi chỉ là một tên tù vượt ngục lại còn gây án mạng.

– Điều đó chẳng có khó khăn gì, nhưng khi đã viết được bài đem về thì ông lấy lại bút danh Hoài Việt cho. Những tin tức quan trọng như vậy phải do đặc phái viên của bản báo tường thuật tại chỗ thì mới thực sự có ý nghĩa.

– Dạ nhất định là như vậy ạ. Tôi muốn thay đổi tên tuổi, tôn tích chỉ là đối phó với kẻ địch thôi Còn trong thâm tâm bao giờ tôi cũng sung sướng tự hào mình là người Việt Nam, một người Việt Nam chân chính.

– Cảm ơn ông, xin ông hãy sẵn sàng cho chuyến đi này.

– Vâng, nhưng để nắm trước được những diễn biến quốc nội, xin ông chủ bút cho phép tôi đến Westland sớm hơn. Tôi sẽ gia nhập “đoàn quân đổ bộ” bất cứ lúc nào ông ra lệnh.

– Tôi sẵn sàng chấp nhận yêu cầu này của ông. Nhưng xin ông nhớ cho rằng phải giữ bí mật chuyến công cán này với tất cả mọi người, kể cả những người thân yêu nhất. Và một khi ông đã nhận lời thì ông sẽ là người duy nhất của báo ta tham gia chuyến đi. Sẽ không có người dự bị đủ tin cẩn để thay thế ông đâu.

– Xin cảm ơn sự tín nhiệm và những lời khuyên của ông.

Tôi trở về nhà báo tin cho Bạch Kim về chuyến đi sắp tới của tôi. Bạch Kim vui mừng vì tôi sẽ đột nhập được vào hang ổ cuối cùng của bọn phản động, nhưng sau đó cô lại ỉu xìu ngay.

– Anh về hẳn bên đó bỏ mặc hai mẹ con em bên này sao?

– Anh sẽ quay lại chứ.

Cô thở dài.

– Chắc gì. Đã đến lúc phải lật lên con bài cuối cùng. Anh sẽ đối mặt với Hoàng Quý Nhân, sau đó thì làm sao quay trở lại với mẹ con em được.

– Anh có cách trở về thì cũng sẽ tìm được cách ra đi hợp pháp. Cuộc chiến đấu của chúng ta còn tiếp diễn lâu dài.

– Hay cho hai mẹ con em cùng đi với?

– Đâu có được. Chuyến đi này nguy hiểm nhưng là một dịp may hiếm có. Anh tin tưởng là chúng ta sẽ làu lễ cưới vào mùa xuân tới ở bán đào Nelson.

Một buổi sáng anh Ân gọi tôi vào phòng riêng của anh. Nhìn vẻ mặt nghiêm trọng của anh, tôi hơi ngạc nhiên. Từ xưa đến nay rất hiếm lần anh gọi tôi vào phòng riêng. Có chuyện gì anh em thường nói với nhau ở phòng khách hoặc phòng ăn. Đôi khi anh cũng đến phòng tôi ân cần tham gia ý kiến về những chuyện nuôi dạy, học hành của cháu Trung.

Tôi đi theo anh vừa xúc động vừa bồn chồn.

– Chú ngồi đây, tôi có câu chuyện muốn nói riêng với chú.

– Dạ, em xin nghe anh.

Ngồi được vài phút rồi mà anh tôi như vẫn còn thấy có điều gì băn khoăn khó diễn đạt.

– Công việc của chú có suôn sẻ lắm không?

– Dạ cũng quen dần. Em đã gây được tín nhiệm với ông chủ – Anh tôi mỉm cười buồn buồn:

– Chú đang làm việc cho ông chủ nào?

Tôi giật mình. Chẳng lẽ anh tôi lại đoán nổi ra nhiệm vụ tình báo của tôi sao? Tình cảm anh em khiến tôi không bao giờ giấu giếm anh những điều riêng tư. Nhưng về mặt công tác thì tôi luôn luôn giữ đúng nguyên tắc, cẩn trọng và bí mật. Hay tôi vô tình sơ xuất để lộ ra điều gì khiến anh tôi nghi ngờ? Ngập ngừng vài phút, tôi mới lấy lại được phong độ bình thường. Thật không có gì khó khăn bằng phải che giấu nội tâm với nhưng người thân yêu của mình.

– Chủ em là ông Bùi Hạnh. Thì chính anh đã giới thiệu em đến làm cho ông ta đó thôi.

– Đúng là tôi đã giới thiệu chú với Bùi Hạnh. Nhưng bây giờ thì tôi đã biết rằng Bùi Hạnh không phải ông chủ thực sự của chú.

– Em chỉ nhận công việc ông Hạnh giao và nhận lương hàng tháng của ông ta, ngoài ông ta ra em làm gì còn ông chủ nào?

– Bùi Hạnh làm gì có khả năng cung ứng cho chú các khoản chi phí lớn lao như vậy?

Tôi thấy lúng túng. Thực ra số nhuận bút của báo Chim Việt trao cho tôi không đáp ứng được nửa số chi phí cho nhưng chuyến đi Viễn Đông của tôi. Số còn lại đều do Bạch Kim giúi cho. Nhưng tôi chưa tiện nói ra chuyện này với anh tôi. Anh thân mật đặt bàn tay lên vai tôi:

– Ông chủ thực sự của chú bây giờ là Cục tình báo Trung ương Mỹ.

Tôi chợt hiểu ra ý anh và tôi cảm thấy nhẹ nhõm.

– Thưa anh, em thực chưa hiểu ý anh?

– CIA đã nắm toàn bộ hoạt động của Liên minh Việt kiều Hải ngoại và Mặt trận Tự do dân tộc ở quốc nội. Chính phủ lâm thời hay cái gì đó sau này cũng đều là sản phẩm của họ. Tờ Chim Việt cũng sẽ phải phụ họa với cái luận điệu phục thù thôi. Tôi thấy mình có lỗi là đã tiến cử chú vào công việc này. Dù muốn hay không chú cũng sẽ thành trợ thủ của CIA.

– Anh thấy những bài viết của em từ trước đến nay có gì phù hợp với quan điểm của họ đâu?

– Đó là từ trước đến nay chứ từ nay về sau thì chưa chắc. Hôm qua tôi đến thăm Bùi Hạnh. Ông ta khen chú và cho tôi biết là chú đã tình nguyện đi theo đám chủ xướng bạo loạn để đổ bộ vào Việt Nam. Có đúng thế không?

– Vâng ạ.

– Một việc quan trọng như vậy mà khi quyết định chú không tham khảo ý kiến của tôi

– Em xin lỗi anh. Thực tình em cũng không có ý định giấu giếm anh chị. Nhưng ông Bùi Hạnh nói chuyện này là tuyệt mật, cấm được tiết lộ cho ai, dù người đó là cha, mẹ, anh, em, vợ, con ruột thịt.

– Đúng là chuyện tuyệt mật vì đó là sự khởi đầu của một hành động tội ác chống lại cuộc sống ổn định của hàng chục triệu người nơi cố quốc. Chúng muốn máu lại đổ, lửa lại cháy. Máu lửa cần cho chúng chứ đâu có cần cho nhân dân, cho chú?

– Em cũng nghĩ như vậy.

– Thế thì chú nhận làm gì cái công việc ngậy hiểnl đó? Anh chị đâu có để chú thiếu thốn gì vài ngàn đô-la? Không làm việc này, chú tìm việc khác. Thậm chí chú cứ nghỉ ngơi thì chúng ta cũng vẫn đủ tiền để sống suốt đời rồi.

– Cảm ơn anh chị đã hết lòng vì em. Em nhận việc này không phải vì đồng tiền. Điều lôi cuốn em là sự thật. Em muốn tận mắt viết những điều có ích giúp cho công chúng khỏi bị những kẻ xấu lừa dối.

– Chú đi lần này là để viết những điều cần cho chiến lược tuyên truyền của họ. Bất cứ câu chữ nào đi ngược lại mục đích của họ sẽ không có chỗ đứng trên trang báo. Đó là mệnh lệnh của CIA khi tờ “Chim Việt” bắt đầu nhận trợ cấp tài chính của nó.

– Lần đầu tiên em biết chuyện này.

– Tôi cũng mới nghe tin này cách đây ít ngày. Tôi muốn nhắc lại quan điểm của tôi: Đối với những hành động chính trị ám muội, tốt nhất là nên lánh xa .

Ôi anh tôi đâu có hiểu nổi công việc của tôi. Tôi phải lăn vào miệng hùm, nanh sói đâu phải vì tôi thích hùm thích sói.

– Thưa anh, em ý thức được những điều anh dạy bảo. Nhưng lần này em đã nhận lời, dù nguy hiểm em cũng phải đi. Đó là vấn đề danh dự. nhưng em xin hứa với anh là em sẽ chẳng làm điều gì có lợi cho chính sách phiêu lưu của họ.

– Lại còn vấn đề danh dự? – Anh tôi nhún vai mỉm cười chua chát – Chú đã ở sát độ tuổi năm mươi, một lời khuyên cũng là quá đủ. Chú tự tìm ra quyết định của mình nhưng cũng phải nghĩ đến cả nhà. Anh chị rất thương chú, một mình, gà trống muôi con – Anh tôi im lặng một phút như cố nén xúc động – Anh chị cứ muốn chú với Bạch Kim thành đôi thành lứa… nhưng không rõ vì sao hai em vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng.

– Chúng em đã chính thức đính hôn. Hôm nay em xin thưa với anh chị điều này!

Nét mặt anh tôi rạng rỡ hẳn lên, anh vội vàng mở của tìm chị.

– Ngọc ơi, gọi Kim xuống đây anh hỏi, cả thằng Trung nữa.

Một vài phút sau hai chị em và thằng cháu bước vào phòng với vẻ mặt ngạc nhiên.

– Có chuyện gì mà cả nhà được mời đến họp mặt đấy anh?

– Chuyện quan trọng lắm… bây giờ Bạch Kim và Nghĩa… hai em công bố đi!

Tôi nhìn Kim, Kim nhìn tôi và cô đã hiểu ra. Kim không nói gì, đi lại bên tôi, vòng tay lên cổ và tựa đầu vào vai tôi, mỉm cười:

– Anh chị mở rượu mừng chúng em đi!

Trong khi anh tôi lúng túng cảm động cố bật nắp chai sâm-banh thì chị Ngọc chạy lại ôm lấy cả hai chúng tôi nước mắt lưng tròng.

– Chúc mừng hai em hạnh phúc. Đây là điều mong mỏi của anh chị từ nhiều năm nay.

Riêng cháu Trung thì chẳng lạ gì chuyện này. Chán giúp bác bày cốc ra bàn rồi vội lấy máy ảnh để mừng lễ đính hôn của… ba má!

Tôi đến Westland, công việc đầu tiên là gặp đồng chí Tám để chuyển những tin tức trên về nước. Ba ngày sau tôi nhận được điện trả lời. Trung tâm hứa sẽ chuẩn bị “đón tiếp” phái đoàn của tôi một cách hoàn chỉnh, chu đáo. Cấp trên chỉ thị cho tôi trước mắt phải theo sát chương trình T20-20 của C.C.C. vì đó là một hành vi tội ác rất nguy hiểm đối với sinh mạng của nhiều người.

Tôi quyết định chọn Pandon làm địa điểm thường trú. Tôi gọi điện cho Tùng Lâm và anh đã đến quán trọ thăm tôi ngay. Tôi cảm thấy anh già đi nhanh chóng. Bộ tóc ngắn đã bạc trắng, mi mắt hum húp, những nếp nhăn trên trán hằn sâu, cơ thịt trên má chảy sệ xuống. “Bộ râu Clark Gable”1 (Tài tử điện ảnh nổi tiếng của Mỹ có bộ râu đẹp) rất điển trai xưa kia của anh không được tỉa sửa, dài ra một cách hoang dã. Cái nhìn đượm vẻ lo âu, còn nụ cười của anh cũng buồn bã.

– Anh đau hay sao mà trông thay đổi vậy? – Tôi hỏi.

– Đâu có. Ôi nếu mình bị bịnh gan, bịnh phổi rồi đổ quách đi lại hay hơn. Bác sĩ kiểm tra bảo mình phải kiêng rượu và xa các em. Mình đã chữa bệnh như sau: Bỏ rượu trước, chỉ uống la-ve, coca-cola qua quít thôi. Nhưng buồn quá phải ôm các em cho quên rượu. Đến khi bỏ các em thì thấy mình cô đơn quá nên lại phải uống rượu để đỡ nhớ các em!

– Và cuối cùng thì…

– Cuối cùng thì chẳng bỏ được thứ nào mà lại có phần nghiền hơn khi chưa chữa! Ha ha. Đằng nào cũng chết thì chết bằng tửu sắc có lẽ êm dịu hơn chết bằng gươm đạn phải không hiền đệ?

Tâm trạng sống gấp đang hủy hoại con người này. Tôi quay sáng hỏi anh chuyện công việc. Sau khi uống cạn ly Whisky, tướng Tùng Lâm ghé sát vào tai tôi thì thào:

– Đang phải huấn luyện cách cho nổ một trái bom hóa học. Thứ võ khí này rất tối tân, nó còn nằm trong kho của Ngũ Giác Đài. Sức giết người của nó chẳng thua một trái bom nguyên tử.

– Hãy còn nằm trong bí mật sao anh lại biết được nó mạnh như một trái bom nguyên tử?

– Đoán ra chớ! Đặt bom xong để ngòi hẹn giờ rồi đương sự phải nhanh chóng di chuyển khỏi tâm nổ ba kilômét mới đảm bảo an toàn tuyệt đối. Như vậy bán kính hủy diệt của nó đâu có thua trái bom nguyên tử cỡ hai mươi ki-lô-ton ném xuống Thành phố Hiroshima.

– Anh đâu có biết thứ này mà huấn luyện?

– Huấn luyện mò theo giáo lịnh của Bảy Dĩ gửi xuống.

– Ít ra họ cũng phải cho anh một cái mô hình chớ?

– Đâu có, tuyệt mật mà. Chỉ biết nó nặng ba mươi ki-lô-gam thôi, còn hình dáng ra sao thì chịu.

– Bữa nào ta xuống thăm Trương Tấn Hào chứ? – Tôi rủ anh.

– Hồi này nó bận vận chuyển nên lâu chẳng gặp nhau. Hơn nữa Hải cứ Gamma bị phong tỏa, không ai được phép vô. Hình như ở đó đang thực thi một mật vụ gì quan trọng lắm. Tốt nhất là gọi điện cho nó lên chơi với bọn mình thì hơn.

– Cũng được. Xin mời hai anh lên đây với tôi – tôi rỉ tai Tùng Lâm – Mấy con Tàu lai ở khách sạn này coi bộ cũng ngon lành đấy chứ?

Cặp mắt Tùng Lâm linh động hẳn lên.

– OK! Thứ đó xài được!

Quả nhiên ba hôm sau Tùng Lâm đã kéo được Hào lên. Tôi thuê thêm một phòng để Tùng Lâm nghỉ riêng với lý do là anh ngáy hơi to! Còn tôi nghỉ chung buồng với Hào.

Tôi cảm thấy Hào vui vẻ hơn. Anh nói nhiều và trong ánh mắt đã mất đi cái nhìn u tối.

– Lần này gặp lại, tôi thấy anh mập hơn. Chắc công chuyện làm ăn phát đạt?

Hào cười nhìn tôi nháy mắt ý nhỉ:

– Cũng có khá hơn mọi lần. Công việc kinh doanh của hãng đang mở rộng nên chúng tôi có thêm tiền thưởng.

– Anh có nhận được tin tức của chị và các cháu không?

– Dạ có, tất cả đều bình an.

– Tôi sắp trở về Việt Nam , anh có muốn nhắn tin gì cho chị và cháu không?

– Anh trở về? – Tư Hào nhìn tôi vẻ mặt lạ lùng.

– Anh ngạc nhiên à? Tôi là nhà báo, người ta cử tôi đi viết bài. Người ta nói tình hình trong nước khó khăn nghèo đói lắm. Nhưng người Tự do đang tập trung lực lượng để lật đổ chế độ cộng sản.

– Anh không sợ nguy hiểm sao?

– Sợ chứ. Nhung tôi ăn lương thì tôi phải làm việc thôi. Vả lại tôi sẽ đi với một phái đoàn cỡ bự, nên chắc chắn người ta cũng phải tính đến chuyện bí mật an toàn chớ?

– Một phái đoàn cỡ bự?

– Đúng thế. Nhưng đây là chuyện tuyệt mật. Anh là người thân thiết lắm tôi mới nói. Lộ ra rất nguy hiểm.

Hào trầm tư một lúc rồi khuyên tôi:

– Đừng đi anh Hoài Việt ạ. Đi nguy hiểm lắm, mà rồi anh cũng chẳng viết được gì đâu. Nếu muốn nói xấu Cộng sản thì cứ việc ngồi đây bịa ra mà nói, cần gì phải đi. Đúng là cũng có chuyện khó khăn thiếu thốn, có chuyện vài chiến hữu cũ của chúng ta muốn chống lại chế độ mới, nhưng tôi không tin là họ có thể làm nổi trò gì lớn lao, cùng lắm cũng là vài cuộc đổ máu vô ích. Nếu anh viết đúng sự thật này thì báo nào đăng cho anh? Những vụ này ăn to lắm anh Hào ạ. Họ sẽ thành lập chính phủ lâm thời của Mặt trận Tự do dân tộc. Những tấm ảnh chụp lễ ra mắt, những bài tường thuật và những thước phim quay được giá hàng ngàn đô-la kia đây.

Hào nhún vai cười.

– Tôi coi anh là một người bạn tốt nên tôi khuyên anh không nên mạo hiểm. Là nhà báo, anh có thể xin vào Việt Nam theo con đường hợp pháp. Anh sẽ có đủ điều kiện để viết, khen chê tuỳ anh, không phải lệ thuộc vào ông chủ nào… Hai ba ngàn đô-la đâu sánh được với sinh mệnh của anh.

– Cảm ơn anh. Bây giờ tôi đã nghe ra, nhưng muộn mất rồi. Khi ký hợp đồng với “sếp” tôi không lường nổi mọi chuyện. Nhưng đã ký rồi thì không có đường lui, thế là phải dấn thân liều mạng. Tôi buộc phải chờ đợi những gì sắp đến.

– Họ sẽ cho anh thâm nhập vào vùng nào? – Tôi đâu được biết. Có thể khi đặt chân lên đất liền họ mới công bố địa danh…

Tôi đã báo cáo cuộc gặp gỡ giữa tôi và Hào Pandon. Tôi dự đoán cuộc hành quân “Đồi mồi” sắp đến giai đoạn cao điểm. Hào cũng chưa biết chính xác ngày giờ xuất phát của đợt hai. Tôi đề nghị cấp trên chú ý xem đợt này về, Hào có báo cáo nguồn tin quan trọng do tôi “vô tình” tiết lộ cho anh không. Đó cũng là cái thước đo tín nhiệm đối với Hào. Trước khi cho người đến bắt liên lạc trực tiếp với anh bằng mật khẩu, chúng tôi cần phải kiểm tra lòng trung thành của anh.

Đợt thứ hai của cuộc hành quân “Đồi mồi” diễn ra vào dần trần trăng. Tất cả bốn tàu của Hải cứ Gamma đều tham gia. Trước khi lên đường, Bảy Dĩ gọi Hào đi gặp riêng Warrens. Chiếc trực thăng H.41 đưa anh đến một biệt thự anh không hiểu nó nằm ở vùng nào trên đất này. Ngôi nhà ba tầng cấn trúc hiện đại ẩn mình giữa một vùng rừng rậm.

Đây là lần đầu Hào được giáp mặt ông chủ. Warrens lịch sự bắt tay Hào và kéo anh cùng ngồi chung chiếc đi-văng. Người Mỹ này cao lớn, hồng hào, tóc bạch kim, đeo kính râm, mày râu nhẵn nhụi. Vai Warrens to và hơi gù có dáng điệu một con gấu đứng bằng hai chân sau. Ông ta ít cười, vẻ mặt thận trọng, điềm đạm nhưng không lạnh nhạt. Sau khi rót Whisky chạm cốc với Hào, Warrens nói bằng tiếng Việt:

– Sự cộng tác của chúng ta bắt đầu từ lâu, nhưng bữa nay chúng ta mới có dịp gạp nhau. Tôi vui mừng vì chuyến đi mở đường của ông mở ra nhiều hứa hẹn. Chúng tôi không bao giờ ngừng cố gắng giúp đỡ Việt Nam , chừng nào trên đất nước này vẫn còn những người muốn chiến đấu cho quyền tự do của họ. Chuyến đi sắp tới của ông còn mang một tầm quan trọng lớn lao hơn. Ông sẽ bắc chiếc cầu cho người Trung Quốc nhảy vào cuộc. Dĩ nhiên chúng ta cũng chỉ cần sự tham gia của họ ở mức độ vừa đủ. Sự nghiệp của Việt Nam phải do chính các ông đảm nhiệm. Kinh nghiệm lịch sử cho biết, bất cứ sự can thiệp quá sâu của nước ngoài nào vào đất này đều dẫn đến những thảm họa cho chính người được giúp.

– Thưa ông Warrens , chúng tôi xin cảm ơn ông. Tôi chỉ là một quân nhân, một người ít am hiểu chính trị, nhưng tôi cũng đã ý thức được vấn đề. Sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế đối với đất nước đau khổ của chúng tôi quan trọng nhất là sự tài trợ. Chúng tôi phải tự cứu mình bằng lòng dũng cảm và xương máu của mình. Mỗi chúng tôi đều cố gắng hành động phục vụ Tổ Quốc thì nhất định mọi cao vọng sẽ được thực hiện.

– Hiện nay ông có nỗi lo lắng riêng tư gì không?

– Dạ có. Nỗi lo lắng duy nhất của tôi hiện nay là vợ con vẫn còn nằm ở Sài Gòn.

– Chúng tôi cũng đà nghĩ đến điều đó. Không thể để Cộng sản biến họ thành con tin. Ông cứ yên tâm là tôi sẽ lo liệu để đón bà nhà và bọn trẻ sớm đến được với ông nhưng chưa thể là lúc này.

– Dạ, xin cảm ơn ông. Tôi hiểu được những khó khăn hiện tại.

– Riêng tôi, tôi cũng muốn ông hoàn thành cho một công vụ nữa. Có thể gọi là một công vụ đặc biệt. Trong chuyến đi này, khi ở Việt Nam quay trở về đây người ta sẽ giao cho ông một kiện hàng để ông chuyển cho tôi. Đó là những tài liệu mật mà chúng tôi chưa chuyển kịp trong biến cố tháng 4 năm 1975. Tất cả những thứ đó được niêm phong trong hòm thép. Họ sẽ cử một người đi hộ tống hàng nhưng không ai phép mở trừ tôi ra.

– Dạ.

– Kế hoạch vận chuyển như sau: ông giấu kín hàng trong khoang tàu đưa ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Đến tọa độ 7,8 – 102 sẽ có một chiếc máy bay lên thẳng đến tìm tàu của ông. Ông dùng cờ đánh cho máy bay tín hiệu 85. Máy bay sẽ thả thang dây xuống nhận hàng và người hộ tống. Họ sẽ trao cho ông vật này – Warrens đưa cho Hào xem một vật kim loại có khắc con sư tử có cánh – Như vậy là ông đã hoàn thành công vụ quan trọng đó ông sẽ được lãnh ba nghìn đô-la tiền thưởng khi ông trao lại vật này cho tôi.

– Dạ, tôi có thể được biết mặt người nhận hàng trước không ạ?

– Được, sau đây tôi sẽ gọi họ ra cho ông nhận diện. Warrens bấm chuông, cô thư ký xuất hiện ở khuôn cửa.

– Cho gọi S.5 vào đây!

Vài phút sau một người đầu hói, râu tóc rậm, mắt xanh, da đỏ như gà chọi, mặc bộ đồ bò đẩy cửa bước vào, cúi chào rất lễ phép:

– Hai ông nhận mặt nhau đi? Các ông sẽ không có thì giờ nói chuyện với nhau đâu mà cần biết tên… Ông Hào, liệu ông có thể nhầm lẫn ông này với một người khác được không?

– Thưa ông Warrens đủ rồi. Warrens ra hiệu cho người kia đi, và mời Hào dùng bữa trưa. Ăn xong Hào được máy bay lên thẳng đưa về Hải cứ Gamma.

Một buổi chiều cuối năm, hai con tàu 4206 và 1505 lặng lẽ vượt vịnh Sima tiến về hướng Đông. Tàu không tải nên lướt nhẹ nhàng trên sóng nước. Hào kẻ một đường thẳng tắp trên hải đồ. Đêm nay họ sẽ đi vào vùng biển mà bọn hải tặc luôn luôn hoành hành. Nhưng Hào không lo vì anh đã được thông báo có một hải vụ đặc biệt do thiết giáp hạm Dawson của hải lực Hoa Kỳ dẫn đầu đang tuần thám trong vịnh và dẫn đường cho hai tàu của Hào gặp được tàu Hồng Kỳ của Trung Quốc.

Sớm hôm sau khi đi vào vùng bắc quần đảo san hô Seowfill Shool, Hào thấy trên bầu trời xuất hiện chiếc PVC5 máy bay của Navy là thấp trên mặt biển. Hào chỉnh lái theo hướng chiếc máy bay. Nửa giờ sau trên đường chân trời xuất hiện một chấm đen. Hào đưa ống nhòm lên quan sát. Một con tàu to dần lên trong ống kính. Lá cờ đỏ năm sao in trên ống khói rất rõ nét. Và sau đó anh nhìn thấy chứ Hồng Kỳ trên mũi. Tàu đứng lặng yên trên mặt biển. Có lẽ nó buông neo trên một đảo ngầm để chờ khách ăn hàng. Khi còn cách nhau vài trăm mét, Hào cho đánh tín hiệu bằng cờ hai số 42. Tàu Hồng Kỳ đáp lại tín hiệu 58. Thế là hai bên đã hiểu nhau. Hào cho hai tàu của mình kẹp mạn vào hai bên hông tàn Trung Quốc. Hào ước tính tàu này vào cỡ ba ngàn tấn, chạy những đoạn đường ngắn ven biển. Trong cuộc chiến tranh trước đây, tàu Hồng Kỳ từng chở hàng giúp đỡ cho miền Bắc Việt Nam. Hải quân Sài Gòn cũng đã đôi lần gặp con tàu này ngoài khơi, chúng cũng đã chụp ảnh phóng to cho các hải đoàn tập nhận dạng. Nhưng hình như ngày nay tàu cũng có tân trang lại đôi chút. Ngả sang phương Tây nên màu sắc con tàu cũng phải thay đổi cho có bộ mặt mới, ra vào các cảng của Thái Lan.

Các thủy thủ tàu Hồng Kỳ quăng dây xuống cho hai con tàu nhỏ neo chặt lại. Họ thả thang dây xuống rồi ra hiệu mời các thuyền trưởng lên tàn. Hào thay mặt cho bên Mặt trận Tự do leo lên trình mật hiệu và giấy nhận hàng. Trên tàu đã có sẵn một thông ngôn tiếng Việt – Xin mời các đồng chí vào trong này – Viên sĩ quan giơ tay đón tiếp rất niềm nở. Họ dẫn hai thuyền trưởng người Việt vào trong khoang. Thuyền trưởng tàu Hồng Kỳ thân mật bắt tay và mời họ ngồi vào bàn.

– Thưa quý vị. Chúng tôi nhận lệnh cấp trên ra đây gặp quý vị để nhận chuyến hàng viện trợ đầu tiên của quý quốc giúp cho những người Việt Nam tự do. Tôi xin chuyển lời cảm ơn chân thành của những vị lãnh đạo quốc gia chúng tôi tới quý vị, tới nhân dân Trung Quốc vĩ đại, tới một lân quốc có tầm quan trọng lớn lao tới vận mệnh dân tộc chúng tôi…

Viên thuyền trưởng tàu Hồng Kỳ xoa tay, miệng cười hết cỡ, tỏ ra bằng lòng với bài diễn văn xã giao chí tình của Trương Tấn Hào. ông ta đáp lại một cách nhiệt thành:

– Chúng tôi vô cùng cảm động trước những lời hữu nghị của các đồng chí. Đảng và nhân dân Trung Quốc chúng tôi bao giờ cũng kính trọng nhân dân Việt Nam anh hùng, bao giờ cũng quan tâm đến nền độc lập tự do của các đồng chí. Hai nước chúng ta vốn có mối tình hữu nghị lâu đời vô cùng thắm thiết. Trung Quốc trước sau như một muốn vun đắp cho thối quan hệ quốc tế đó mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Nhưng giới lãnh đạo Việt Nam đã phản bội chủ nghĩa Mác – làm tay sai cho đế quốc xã hội, xâm lược Cam-pu-chia, khiêu khích biên giới Trung Quốc gây ra cuộc chiến tranh mà phía Trung Quốc không bao giờ mong muốn. Nay các đồng chí đã đoàn kết chống lại giới cầm quyền nước mình thì ắt các đồng chí phải là người bạn đồng minh chí cốt của nhân dân Trung Quốc. Vâng lời Đảng, chúng tôi mang tới các đồng chí những phương tiện chiến tranh này mong góp phần nào vào công cuộc giải phóng Việt Nam. Các đồng chí hãy tin rằng chúng tôi sẽ luôn luôn đứng bên các đồng chí, dù là mười năm, trăm năm hay lâu hơn nữa. Nhất định các đồng chí sẽ giành được thắng lợi cuối cùng…

Diễn văn kết thúc bằng mấy tiếng vỗ tay lộp bộp. Dù Trung Quốc đã ngả sang phương Tây, nhưng cái luận điệu của họ đầu thập kỷ 80 vẫn khó lọt nổi vào đôi tai của viên sĩ quan hải quân Sài Gòn trước đây. Hào trình vội tờ ủy nhiệm thư và cái biên lai Hoàng Quý Nhân kiếm được từ cuộc mật đàm Bắc Kinh hồi mùa thu. Viên thuyền trưởng tàu Hồng Kỳ ra lệnh cẩu hàng xuống thuyền và đồng thời mở tiệc chiêu đãi thủy thủ đoàn của hai tàu biệt kích.

Mười giờ sáng hôm sau Hào tạm biệt nhưng người Trung Quốc cho tàu quay mũi về hướng đất liền. Đúng như lần trước họ được một thuyền máy đón ở Hòn Quy. Hào mở máy phát tín định vị. Khi vào đến sông Hậu mới gặp một trạm kiểm soát chặn lại. Hào được lệnh lên bờ trình giấy.

Hào đã gặp Hai Bền. Anh trình bày tóm tắt lại các tin tức và công vụ chuyển kiện hàng tuyệt mật ra nước ngoài của chuyến đi này. Hào cũng báo tin còn hai tàu xuất phát sau tàu anh bốn giờ không biết chúng đổ hàng ở đâu.

– Ngày mai sẽ có cuộc kiểm soát ở Nhơn Khánh trên sông Hậu, tôi sẽ trao đổi với anh đối pháp cụ thể. Nếu chỉ là hàng lậu thì anh có thể hối lộ mà đi. Nhưng là tài liệu thì sẽ có cách xử lý sau. Chúng tôi đã bám sát được hai tàu MP.249 và S.863 rồi.

– Dạ.

– Anh mang giúp tôi chiếc máy này sang Westland – Bền đưa cho Hào chiếc máy phát tín định vị giống như chiếc trước đây – Sẽ có người đến nhận theo mật khẩu cũ. Anh có mang theo máy ảnh không?

– Dạ có.

– Anh cố chụp được người nhận hàng ở máy bay trực thăng nhé. Phim chụp được đưa cho người đến bắt liên lạc ngay. Anh nhớ chưa?

– Dạ nhớ.

– Thôi anh về thuyền đi.

Sau khi giao số hàng Trung Quốc cho bọn phản động nội địa, Hào được mời đến một cái lều cách đấy chừng một cây số. Có hai người trong lều chờ anh. Không có đèn đóm gì nên Hào không rõ mặt người đối thoại. Khi người dẫn đường được lệnh lui xa, người trong lều mới hỏi anh:

– Anh Hào đấy à?

– Dạ.

– Anh nhận nhiệm vụ của ông Warrens giao cho rồi chứ?

– Dạ.

– Anh nói lại xem có đúng không nào.

Hào trình bày lại những gì Warrens giao.

– Đúng như vậy. Người tháp tùng hòm tài liệu là Chín. Nó sẽ chịu trách nhiệm về chiếc hòm đó. Nếu chẳng may gặp Cộng sản kiểm soát, các anh có trách nhiệm che giấu chiếc hòm. Nếu lộ ra Chín sẽ hối lộ bọn khám xét. Nếu hối lộ không xong thì các anh phải nổ súng giết bọn kiểm soát mở đường mà chạy chứ không thể để lọt thứ này vào tay địch.

– Thưa ông, bọn tôi đâu có võ khí. Hơn nữa ông Warrens không giao cho tôi nhiệm vụ nổ súng. Làm trái lịnh ông Warrens tôi ớn lắm.

– Không sao! Làm tốt hơn thì có gì mà lo. Tôi sẽ báo cáo chuyện này với ông ấy. Còn súng đạn Chín sẽ mang cho các anh.

– Thế tôi phải đón Chín ở đâu?

– Anh cứ cho thuyền đi. Sẽ có nhột con thuyền nhỏ đón anh xin cạp mạn. Người đó sẽ gọi anh “Chú Tư ơi ba cháu đã về chưa?”. Anh trả lời “Ba về bữa qua rồi, Chín lên đây với chú’. Nó sẽ đưa các thứ sang tàu anh.

– Dạ, ông còn chỉ thị thêm gì không ạ?

– Không. Từ phút này anh sẽ theo đúng hành trình của mình.

– Bây giờ tôi cho thuyền ra nghỉ ở sông Hậu đoạn gần Nhơn Khánh. Mười hai giờ trưa mai bọn tôi nhổ neo. Ông bảo Chín bám sát tôi.

– Anh yên tâm. Hàng trăm con mắt bám anh chứ chẳng riêng gì thằng Chín.

Bộ chỉ huy Trung tâm phản gián đã họp bàn về kiện hàng bọn phản động dự định chuyển ra nước ngoài. Tài liệu, vàng bạc, kim cương, thứ gì cất trong chiếc két sắt đó. Có đồng chí còn đặt giả thiết có thể là một trái mìn.

– Câu trả lời chắc chắn nhất là khi khám xét ta sẽ biết rõ hòm sắt đó đựng gì – Đại tá Đức phát biểu – Ta nêu ra giả thiết mìn là đề phòng kẻ địch sợ tài liệu quan trọng đó lọt vào tay ta. Chúng gài bẫy phòng khi ta mở. Mìn nổ sẽ hủy toàn bộ tài liệu lẫn người khám xét. Có thể là kẻ hộ tống cũng chết luôn, nếu vậy sẽ bịt kín mọi hướng đi của ta sau này.

– Tôi đề nghị ta đi vào từng giả thiết để có đối pháp cụ thể. Nếu khám thấy tài liệu mật thì xử trí thế nào? Vàng bạc, kim cương thì sao? v.v…

– Thứ nhất nếu là tài liệu mật thì ta phải bắt cả thuyền vì có tha thì nhân mối của ta cũng lộ, sẽ bị địch hành tội. Nếu là vàng bạc; kim cương thì ta cứ việc tịch thu rồi tha cho người và thuyền. Chúng có thể cho là người khám xét muốn chia nhau của nên không muốn đem tội phạm về xét xử.

– Còn nếu là ma tuý hay kỳ nam thì sao?

– Cũng cứ tịch thu thôi.

– Nếu là ma tuý thì không cần thiết phải tịch thu. Ta có thể gạ chúng hối lộ rồi tha – Bền đề nghị – Ta đang cần nhử chúng nên ta phải biết “Buông con săn sắt”. Ta cần gây ảnh hưởng tốt cho Trương Tấn Hào. Theo tin Nghĩa điện về cũng như Hào vừa báo cáo, có thể chúng sẽ mở cuộc đổ bộ một tá chính khách lưu vong về lập chính phủ lâm thời. Chúng cũng sắp tiến hành kế hoạch T20-20. Nếu Hào là thuyền trưởng thì có lợi cho ta biết bao! Lờ đi mấy cân ma tuý để chặn đứng những âm mưu lớn hơn thì là việc đáng làm.

– Tôi cũng đồng ý với trung tá Bền. Ta có thể thu thập bằng chứng về vụ buôn lậu ma túy này để làm vũ khí chống Warrens khi cần thiết.

Cuộc thảo luận đã thống nhất ý định đối phó. Một kế hoạch bám sát NT.4206 và 1505 được triển khai khẩn cấp. Vùng Hải quân 4 đưa ba phân đội hải thuyền siêu tốc vào vị trí phong tỏa ở ngoài khơi.

Khi hai con tàu biệt kích đi vào kinh 13 thì trạm gác của dân quân yêu cầu dừng lại. Hào mang giấy tờ lên trình thì gặp ông dân quân Bền. Hào nói nhỏ: “Hàng chưa lên tàu. Có thể ra đến bờ biển chúng mới cho đưa hàng lên”. Bền phổ biến cho Hào một số việc rồi cho tàu đi…

Bốn giờ mười lăm phút hôm sau, một tàu siêu tốc của Hải quân đã chặn hai chiếc 4206 và 1505 lại ở tọa độ 1023-796. Sau khi xét hỏi giấy tờ, người ta phát hiện ra hợp tác xã đánh cá Hải Phú không có số tàu 4206, nên quyết định khám tàu. Người ta lôi ra một hòm sắt nặng giấu dưới đống phao lưới.

– Chiếc hòm này đựng gì?

– Dạ, thưa hộp đồ sửa chữa của chú Chín đó.

– Chín là ai?

– Dạ tôi.

Mặt Chín xám ngắt không còn hạt máu. Thái dương y giật giật.

– Thứ gì trong hòm?

– Dạ thưa tui hổng biết.

– Của anh sao anh lại không biết?

– Dạ người ta nhờ tôi mang ra khơi chuyển cho người di tản.

– Thôi được, ít phút nữa anh sẽ thấy trong đó đựng thứ gì.

Chín bị còng tay đưa sang chiếc sà lúp nhỏ có ba chiến sĩ đi kèm. Chiếc sà lúp lao vào phía đảo Hòn Ngao cách dó vài trăm mét. Thuyền NT.4206 bị giám sát chặt chẽ dưới họng súng.

Chiếc hòm sắt được đưa lên hoang đảo. Sau hai mươi phút nắp hòm bật ra. Nó chứa một thứ bột trắng như tuyết. Các chuyên gia xem xét kỹ lưỡng và kết luận nó là bạch phiến, nhưng các anh vẫn vờ như không biết gì.

– Anh có biết thứ này là gì không? – Một người hỏi Chín.

– Dạ em hổng biết. Em chỉ có nhiệm vụ mang đi thôi ạ.

– Ra tòa với món hàng này anh sẽ được lãnh án tử hình hiểu chưa?

– Dạ con hiểu, con lạy các chú, các chú tha cho con. Các chú bắt nộp phạt bao nhiêu con cũng xin nộp.

– Nộp phạt? – Một anh mỉm cười nhún vai – Anh có bao nhiêu tiền mà đòi nộp phạt?

– Dạ con có vàng. Con xin nộp các chú tất cả.

Mấy người lính nháy mắt với nhau rồi tháo khoá cho tên Chín. Tên Chính moi trong người ra một gói nhỏ nặng trịch đưa cho người lính. Anh ta mở ra. Những lá vàng “sư tử” lấp lánh. Anh ta gói lại.

– Thôi được, đóng hòm lại. Chúng tôi tha cho anh, không phải lập biên bản nghe.

– Dạ.

– Lẹ lên mà ra tàu. Ai hỏi thì bảo chỉ có vài ký kỳ nam thôi, hiểu chưa?

– Dạ con hiểu. Con đội ơn ba chú.

Chiếc sà lúp đưa họ trở lại tàu NT.4206.

Năm phút sau tàu Hải quân nổ máy chạy về hướng Đông. Hào cho tàu NT.4206 phóng nhanh về hướng Tây rượt theo chiếc 1505. Sáu giờ, ra đến hải phận quốc tế, họ đã thấy vè vè trên đầu chiếc trực thăng “Hiệp sĩ biển cả” to đại. Hai bên trao đổi tín hiện xong, chiếc trực thăng hạ sát xuống nóc tàu 4206, mặt nước cuộn sóng dữ dội làm con tàu chao đảo. Thang dây hạ xuống. Tên người Âu đầu hói da gà chọi lanh lẹn lao xuống. Hào nháy mắt với hắn rồi bảo Chín khuân chiếc hòm sắt ra giao cho hắn, để nhận lại chiếc huy hiệu. Nhưng tên gà chọi bắt Hào phải ký biên bản bàn giao vì chiếc hòm bị mất niêm phong.

– Chúng tôi bị hải thuyền cộng sản khám xét. Họ đưa Chín người tháp tùng lên bờ bắt mở hòm ra. Chú Chín phải nạp vàng hối lộ cho họ mới giữ nổi chiếc hòm. Xin ông trình lên ngải Warrens chuyện này giúp tôi. Tôi không được chứng kiến chuyện phá niêm.

Hào ghi lại chuyện trên vào biên bản bàn giao rồi mới ký và bắt Chín ký vào bên. Tên đầu hói cho kiện hàng vào túi lưới chắc chắn rồi ra hiệu cho chiếc trực thăng hạ xuống. Tên Chín được lệnh leo lên trước. Tên đầu hói khoác kiện hàng theo thang dây lên sau. Hào đã kín đáo chụp được những hình ảnh này cho tới lúc chiếc “Hiệp sĩ biển cả” nuốt chửng tên đầu hói và kiện hàng vào bụng nó rồi biến đi sau những đám mây thấp lang thang trên mặt biển.

Bốn giờ sau Hào thấy trước mũi tàu 4206 lập lờ một vật gì trên mặt sóng. Anh giảm tốc quay mũi tránh thì nhận ra một xác người đang bị đàn cá bâu đến rỉa. Bộ mặt nạn nhân đã biến dạng không còn ra hình thù gì nữa. Hào bỗng giật mình nhận ra bộ quần áo và mái tóc của thằng Chín. Ôi cái thằng tháp tùng kiện hàng bí mật vừa leo lên chiếc trực thăng sáng nay mà giờ đây đã thành người thiên cổ. Hào cho tàu lượn lại một vòng lấy máy ảnh chụp cái xác chết rồi mới tăng tốc đi thẳng. Thủy thủ đoàn, sau cơn căng thẳng thần kinh đã ngủ say như chết, không ai hay biết gì về cái xác chết trên biển.

Tại sao chúng giết thằng Chín rồi ném xuống biển? Có thể là chúng muốn bít kín mọi đường rò rỉ tin tức về những gì chứa trong chiếc hòm thép bí mật. Chắc thằng Chín đã tường thuật lại cuộc khám xét quá thành thật. Hay thằng Chín cũng có phần trong kiện hàng này nên bị thủ tiêu. Còn Hào số phận anh sẽ ra sao? Liên tưởng đến chuyện trên, anh thêm lo lắng và cảnh giác. Nhưng đêm hôm đó Hào vẫn lái con tàu vào Hải cứ Gamma chính xác. Hôm sau cả bốn con tàu đều quay trở về an toàn.

Bảy Dĩ đón tiếp các thủ thủ đoàn với những chai sâm-banh ướp lạnh. Ngay sau đó Hào đã được Bảy Dĩ mời đi Voca City. Lần này anh được gặp Warrens ở Văn phòng riêng của ông ta trong Sứ quán Mỹ. Warrens thân mật bắt tay Hào và khen:

– Công việc của ông được thực thi rất hoàn hảo. Tôi chỉ muốn hỏi ông thêm một điều: Liệu kẻ địch có biết được nội dung những tài liệu chứa trong két sát của tôi không?

– Thưa ông Warrens , tôi nghĩ là không. Khi chiếc hòm bị đưa lên đảo Hòn Ngao để kiểm tra thì chỉ có mặt ba người lính và chú Chín, người theo hàng mà thôi. Có thể khi chúng phá niêm định khám thì Chín đã kịp nêu ra đề nghị hối lộ. Những người lính này bị những lá vàng hấp dẫn nên họ làm việc chiếu lệ. Chúng tôi chỉ phải chờ đợi chừng hai chục phút thôi. Tôi không biết gì hơn ngoài điều Chín kể lại.

– Tại sao họ không khám tại chỗ mà phải đưa lên đảo?

– Tôi nghĩ là vì họ muốn dọa nạt, mặc cả khoản hối lộ. Họ không muốn làm việc công khai trước tất cả mọi người.

– Cảm ơn ông. Tôi tin vào lòng trung thành của ông – Warrrens rót rượu và nâng cốc – Chúc sức khỏe của ông và sự hợp tác lâu dài của chúng ta!

Warrens đặt trước mặt anh một tập đô-la:

– Đây là phần tiền của ông trong hải vụ này.

– Cảm ơn ông Warrens.

Trước khi nhận tiền Hào trao lại cho ông chủ cái huy hiệu nhận ở tay lão đầu hói.

– Ồ, cái này tôi tặng ông làm kỷ niệm. Có thể coi như chiếc huân chương tặng cho một chiến công. Có lúc nó hữu ích cho ông!

– Cảm ơn ngài Warrens.

Trên đường về Hải cứ Gamma. Hào vẫn còn thấy lo. Được nhận thưởng, được ban khen, được tiếp đón niềm nở, nhưng ý nghĩ bên trong của Warrens ra sao thì anh không đoán nổi. Mấy ngàn đô-la cứ nóng ran lên trong túi ngực khi anh nghĩ mình ngày càng bị lún sâu vào những âm mưu tội ác do CIA điều khiển và giám sát rất chặt chẽ. Anh rất khó có đường lui. Khi không còn có ích cho Warrens nửa, số phận của anh có lẽ cũng sẽ kết thúc bi thảm như thằng Chín thôi. Nhưng rồi Hào lại vững tâm hơn vì anh đã có điểm tựa từ phía Tổ Quốc. Anh không cô đơn nữa, và nếu cần anh sẽ có lối thoát.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN