Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện
"đông Thi" Trịnh Đán
57. “Đông Thi” Trịnh Đán
Vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, phải cùng vợ sang làm người tù chăn ngựa cho vua nước Ngô. Các quan trong triều lòng uất ức căm hờn nung nấu ý chí phục thù và cứu chúa. Đại phu Văn Chủng hiến 7 kế phá Ngô. Một trong 7 kế là đem mỹ nữ sang dâng để làm mê hoặc vua Ngô. Quần thần nước Việt liền thực hành ngay. Theo lịch sử, nuớc Việt dâng người đẹp sang nước Ngô, ngoài Tây Thi ra còn có một cô gái tên Trịnh Đán.
Trịnh Đán hay còn gọi là Đông Thi, cũng là nguời đẹp nổi tiếng, nhà ở thôn Mao Gia Bộ cách nhà Tây Thi không xa mấy, cha làm nghề đánh cá, mẹ nuôi tằm. Nhà ở gần sông, ngày nào hai nàng cũng cùng nhau ra đập sợi ở ven sông. Má hồng nước biếc, hai bóng lộn nhau, trông hai đóa phù dung của buổi bình minh tươi đẹp. Nghe tiếng, Tướng quốc Phạm Lãi đem 100 nén vàng đến thôn Trữ La rước hai nàng về, trang sức lộng lẫy, cho ngồi trong xe có màn phủ.
TÂY THI -TRỊNH ĐÁN SO SẮC ĐẸP
Truyền thuyết hồi Tây Thi muời lăm tuổi, vào một ngày xuân nàng thay cha đến nhà của một nguời ở thôn Mao Gia Bộ lấy tiền củi. Nguời trong thôn trông thấy nàng không ai không nức lời khen ngợi.
_ Thiệt là một cô gái tuyệt sắc, trông kia, cô nàng Tây Thi rạng rỡ chẳng khác Thuờng Nga trên cung nguyệt. Trong huyện này họa hoằn có cô Trịnh Đán mới có thể sánh nổi với nàng.
May sao, hôm ấy Trịnh Đán cung có ở nhà. Cô nghe nguời ta không ngớt lời bàn tán khen Tây Thi đẹp, trong lòng liền nảy ý hiếu kỳ, có ý không chịu kém. Lời tục nói: “Anh hùng quí đạo, gái to quí sắc”. Trịnh Đán bèn đi tìm Tây Thi, nắm tay nàng nói:
_ Tây Thi muội đừng vội đi về, tới nhà chị chơi nhé! Hồi nhỏ tuy bọn mình từng chơi đua với nhau, nhung mấy năm nay bận giặt lụa, ít dịp gặp nhau, hôm nay cơ hội hiếm có, chị em về nhà trò chuyện chơi!
Tây Thi nói:
_ Cám ơn lòng tốt của chị. Nhung chị xem kia, trời đã đứng bóng rồi, cha lên núi đốn củi đang chờ em về nấu cơm đó!
_ Thế thì mời em tới bục bên giếng kia ngồi chơi giây lát!
Trịnh Đán vừa nói vừa kéo Tây Thi tới một chiếc bục.
Hai nàng sánh vai ngồi bên bục. Trịnh Đán mỉm cuời ngắm nhìn Tây Thi không thôi, lại kéo Tây Thi, nói:
_ Muội muội, em tới xem nước giếng kìa, chẳng những ngon ngọt mà còn trong hơn giếng khác nhiều.
Tây Thi chưa biết dụng ý của Trịnh Đán, cùng tới bên miệng giếng mà ngồi nhìn. Tức thì, trong giếng xuất hiện đôi bóng người đẹp; một người như phù dung ra khỏi nuớc, một nguời tựa hoa lê ngâm sương. Song Trịnh Đán so sánh kỹ, rốt cuộc phát hiện mình tuy đẹp, có điều phong vận không thanh bằng Tây Thi, và chẳng khỏi se lòng, khẽ thở ra một hơi dài.
Bây giờ Tây Thi mới hiểu ra, Trịnh Đán kéo mình tới bên giếng là ý muốn soi bóng thi đẹp với mình, nàng cũng định thần nhìn Trịnh Đán trong giếng. Chẳng có chi để nói, chỉ thấy trong nước hai cặp con người long lanh lấp láy, bốn mắt sóng thu trong vắt, một cái liếc nhìn ánh chiếu rạng ngời chẳng khác minh châu trong nước, khiến cho giếng sâu tối om bừng sáng trông tận đáy. Lát sau, có người tới lấy nuớc, Tây Thi và Trịnh Đán vội tránh ra. Người tới vừa ngó xuống giếng liền không khỏi ngạc nhiên, thì ra trong giếng còn lưu lại bóng đẹp của hai vị mỹ nhân. Nguời lấy nước trở về thuật chuyện lại, trai gái già trẻ cả thôn đều túa chạy ra xem, mãi cho đến sắc trời đã hoàng hôn, bóng đẹp trong giếng mới nhạt dần.
Chuyện Trịnh Đán, Tây Thi so đẹp đuợc lưu truyền trong dân gian, rồi được truyền đến cung đình nước Việt. Tương truyền Việt vương sau khi nghe nói, bèn phái Phạm Lãi đến dưới núi Trữ La bên bờ khe Hoán Sa, đưa hai tuyệt sắc mỹ nhân này về kinh, và sau thời gian huấn luyện đã dâng hai nàng cho Ngô Vương Phù Sai.
Người trong nước nghe tiếng mỹ nữ, ai cũng muốn xem mặt, tranh nhau ra ngoài cõi đón. Đường xá chật ních những người. Phạm Lãi liền để hai nàng ở nhà quán xá rồi truyền dụ rằng:
“Ai muốn xem mặt mỹ nhân phải nộp một đồng tiền”.
Chỉ trong một lúc mà tiền thu đầy quỹ. Hai nàng lên lầu, đứng tựa bao lơn, khác nào như tiên nga giáng hạ. Hai nàng lưu ở ngoài cõi ba ngày, tiền thu không xiết kể. Câu Tiễn cho hai nàng ở riêng tại Thổ Thành, rồi sai một lão nhạc sư đến dạy múa hát.
Ba năm qua, Tây Thi và Trịnh Đán cùng số mỹ nữ học múa hát đã được tinh xảo, Câu Tiễn liền truyền Phạm Lãi đem sang cống cho vua Ngô là Phù Sai. Phạm Lãi vào yết kiến, sụp lạy vua Ngô, tâu rằng:
_ Đông hải tiện thần là Câu Tiễn cảm ơn đại vương, không thể đem thê thiếp đến hầu hạ ở bên cạnh được, vậy cố tìm khắp trong nước được hai mỹ nhân khéo nghề múa hát nên sai chúng tôi đem nộp vương cung để giữ việc quét rửa.
Phù Sai trông thấy hai nàng, cho là thần tiên mới giáng hạ, hồn phách mê mẩn, mắt nhìn đăm đăm một cách say sưa. Phù Sai rất lấy làm hài lòng nhận lấy mỹ nữ. Tây Thi và Trịnh Đán được Phù Sai yêu mến. Nhưng riêng Tây Thi vì có sắc đẹp lộng lẫy lại khéo chiều chuộng, có nghệ thuật làm người say đắm nên Ngô vương sủng ái hơn. Tây Thi được ở Cô Tô đài với Phù Sai. Nàng đi dạo nơi đâu cũng dùng đồ nghi vệ theo địa vị phi hậu. Trịnh Đán ở Ngô cung, ghen với Tây Thi uất ức không nói ra, được hơn một năm đau chết. Phù Sai thương lắm, đem chôn ở Hoàng Mao sơn và lập đền thờ cúng.
Hồng nhạn không được sủng ái. Nhưng nàng không hề dùng bất kỳ thủ đoạn nào để đoạt đấng quân vương từ tay Tây Thi, mà phải ôm hận chết. Bởi thế mới nói cuộc đời này còn lắm điều đắng cay nhưng đáng để cho ta học hỏi.
Ngoài ra còn có một ngoại truyện khác kể về nàng Đông Thi như sau: tương truyền ở làng Trữ Lã có hai cô gái xinh đẹp nhất làng, cả hai cô đều họ Thi cả. Nhưng một người ở phía đông làng được gọi là Đông Thi, một người ở phía tây làng nên được gọi là Tây Thi. Mỗi khi Tây Thi buồn và khóc thì gương mặt nàng đều toát lên vẻ đẹp thanh thoát, không thể diễn tả nên lời được. Thấy vậy, Đông Thi cũng bắt chước làm theo nhưng chỉ thấy xấu mà thôi.
Câu chuyện này được lưu truyền trong dân gian nhằm mục đích răn dạy những ai có thói bắt chước người khác
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!