Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Các Phi Tần Dưới Thời Hán Cảnh Đế + Các Công Chúa Của Hán Cảnh Đế
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
235


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Các Phi Tần Dưới Thời Hán Cảnh Đế + Các Công Chúa Của Hán Cảnh Đế


87. Bạc Hoàng hậu

Bạc hoàng hậu( ? – 147 TCN), không rõ tên thật của nàng. Trong phim “Mỹ nhân tâm kế” nàng có tên là Bạc Xảo Tuệ, là Hoàng hậu thứ nhất của Hán Cảnh Đế trong lịch sử Trung Quốc

Bạc Hoàng hậu xuất thân từ gia tộc của Bạc Phu nhân (Bạc Cơ). Bạc Hoàng hậu là cháu gái gọi Bạc phu nhân là bà cô. Dưới triều Hán Văn Đế, Bạc Thái hậu chọn cháu gái trong họ mình Bạc thị đính hôn với cháu nội bà là Thái tử Lưu Khải. Từ đó Bạc thị trở thành thái tử phi.

Năm 157 TCN, Hán Văn đế qua đời, Lưu Khải lên kế vị, tức là Hán Cảnh Đế. Bạc Thái tử phi được phong Hoàng hậu. Nhưng Bạc Hoàng hậu không có con cũng như không được sủng ái. Trong khi đó, Lật Cơ, một phi tần người nước Tề, dung mạo xuất chúng, rất được sủng ái. Con trai do Lật Cơ sinh ra là Lưu Vinh được lập làm thái tử năm 153 TCN.

Năm 155 TCN, Bạc Thái hoàng thái hậu qua đời, Bạc Hoàng hậu bị mất chỗ dựa trong cung. Năm 151 TCN, Bạc Hoàng hậu bị phế truất. Nàng qua đời bốn năm sau, được chôn cất tại phía đông của Trường An. Mặc dù Bạc Hoàng hậu là một ví dụ điển hình cho một cuộc sống đặc quyền và sự giáo dục tốt, nhưng nó cũng là một lời nhắc nhở về sự thân phận phụ nữ trong cung cấm. Bạc Hoàng hậu là một lời nhắc nhở đáng buồn, mặc dù nàng mối có quan hệ với một người quyền lực và có ảnh hưởng là Bạc Thái hoàng thái hậu, bà nội Hán Cảnh Đế. Bạc Hoàng hậu đã không bao giờ được hưởng một cuộc sống được quý trọng đơn giản chỉ vì nàng không thể sinh được con trai.

88. Lật Cơ. Nàng là người nước Tề. Vì có dung mạo xuất chúng nên rất được hán Cảnh Đế sủng ái. Nàng là mẹ của Lưu Vinh. Vì con là Thái tử nên nàng được giữ ấn phượng, sống trong điện Tiêu Phòng song vẫn không thể làm Hoàng hậu. Ngoài ra, nàng còn là mẹ của Hà Giang Hiếu vương Lưu Đức, Lâm Giang Ai vương Lưu Át.

89. Trình Cơ. Nàng là một phi tần của Hán Cảnh Đế. Đến thời Hán Vũ Đế, nàng được phong làm Lỗ quốc vương Thái hậu. Nàng là mẹ của Hoài Dương Vương Lưu Dư, Nhữ Nam vương Lưu Phi.

90. Giả Phu nhân. Nàng là mẹ của Quảng Xuyên vương Lưu Bành Tổ, Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng (có quan hệ trực thuộc với Lưu Bị).

91. Đường Cơ. Nàng vốn là thị nữ theo hầu Trình Cơ. Trong một lần Trình Cơ bị ốm, không thể hầu Hán Cảnh Đế nên đã vời Đường Cơ vào hầu. Sau nàng, nàng sinh ra Trường Sa vương Lưu Thắng. Từ đó trở đi nàng không được sủng hạnh nữa.

92. Vương Nghê Hủ. Nàng là em gái của Vương Chí. Nàng là mẹ của Quảng Xuyên Huệ vương Lưu Việt, Giao Đông Khang vương Lưu Ký, Thanh Hà Ai vương Lưu Thặng, Thường Sơn Hiếu vương Lưu Thuấn.

93. Đậu thị. Nàng là Trung Sơn vương Vương phi, vợ của Trung Sơn vương Lưu Thắng. Nàng là cháu của Đậu Thái hậu.

94. Bình Dương Công chúa

Bình Dương Công chúa (thế kỷ 2- ?) nàng là con gái trưởng của Hán Cảnh Đế và Hoàng hậu Vương Chí, và là chị gái của Hán Vũ Đế. Tư liệu về cuộc đời nàng cũng không còn nhiều. Ta chỉ có thể nói khái quát cuộc đời nàng có mối quan hẹ với hai nữ nhân rất được Hán Vũ Đế, em trai nàng sử ái đó là Vệ Tử Phu và Lý Phu nhân.

Năm sinh chính xác của công chúa không được rõ, nhưng nàng được sinh ra vào thời gian cha nàng vẫn còn là Hoàng Thái tử Khải (năm 180- năm 157 trước CN), khi đó mẹ nàng mới chỉ là thiếp, sinh ra nàng là con trưởng của Thái tử. Năm 157 TCN, Thái tử Lưu Khải lên ngôi Hoàng đế, nàng được phong là Dương Tín Công chúa. Sau khi kết hôn với Bình Dương hầu Tào Thì (tức Tào Thọ), nàng được gọi là Bình Dương Công chúa.

Ngay cả sau khi xuất giá, nàng vẫn giữ quan hệ thân thiết với em trai Lưu Triệt, và Lưu Triệt thường đến phủ của nàng chơi. Năm 141 TCN, Lưu Triệt lên ngôi Hoàng đế, lập Trần A Kiều làm Hoàng hậu, nhưng mấy năm sau Trần Hoàng hậu vẫn không sinh hạ được một đứa con nào. Vào mùa xuân năm 139 TCN, Hán Vũ Đế trên tuần du Bá Thượng có ghé qua nhà đến phủ của Bình Dương Công chúa. Tại đây Hoàng đế gặp Vệ Tử Phu- khi đó là một ca kĩ trong phủ, và đưa nàng vào cung. Công chúa được thưởng một nghìn cân vàng.

Năm 131 TCN, Tào Thì qua đời, công chúa tái giá với Đại Tướng quân Vệ Thanh là em trai của Vệ Tử Phu. Tào Tương- con trai của công chúa với chồng trước- thành thân với con gái của Hán Vũ Đế và Vệ Tử Phu là Vệ Trường Công chúa.Từ sau khi đưa Lý cơ, em gái của Lý Diên Niên vào cung, không ai còn hay biết gì về tin tức của nàng nữa. Năm 106 TCN, Vệ Thanh chồng nàng qua đời, hai vợ chồng được hợp táng tại núi Tượng Lô.

95. Nam Cung Công chúa

Nam Cung Công chúa không rõ tên thật là gì cũng không nàng sinh và mất năm nào. Nàng là con gái thứ hai của Hán Cảnh Đế và Hoàng Hậu Vương Chí. Nàng là chị của Hán Vũ Đế, cả hai đã cùng nhau lớn lên.

Theo Sử ký, phần về gia đình của đế vương có nói: Con gái trưởng của Vương thái hậu gọi là Bình Dương Công chúa, con gái thứ hai là Nam Cung Công chúa, con gái thứ ba là Long Lự Công chúa. Câu chuyện về nàng đến nay không có nhiều chỉ còn lưu lại một tích nhưng vẫn chưa được kiểm chứng. Cao Tổ công thần Trần hầu đã viết: Nguyên Sóc năm thứ sáu (123 TCN) Thân hầu ngồi cùng với Nam Cung công chúa đã thiếu tôn trọng.

Trong “Sử ký sách ẩn” của Tư Mã Trinh nhà Đường cũng đã nói: Nam Cung Công chúa, con gái Cảnh Đế, ngồi cùng với Thân hầu, hầu đã có thái độ thiếu tôn trọng. Sau này, Nam Cung công chúa đã kết hôn với người ngồi cạnh mình chính là Thân hầu.

96. Long Lự Công chúa

Long Lự Công chúa không rõ tên của nàng là gì, sinh và mất năm nào. Nàng là con gái thứ ba của Hán Cảnh Đế và Vương Hoàng hậu, là em gái của Hán Vũ Đế.

Hiệu “Long Lự” của nàng được cho rằng có từ sau khi nàng kết hôn với Long Lự hầu Trần Kiểu. Trần Kiểu chính là con trai của Quán Đào công chúa, là anh của Trần Hoàng hậu, chính thất của Hán Vũ Đế, Trần A Kiều. Trong Hán thất, sau khi các Công chúa đã lấy chồng đa số sẽ cải hiệu theo hiệu của chồng như một minh chứng Công chúa ấy đã có chồng. Chị gái của nàng là Bình Dương Công chúa, trước là Dương Tín Công chúa. Sau khi lấy Bình Dương hầu Tào Thọ đã cải hiệu thành Bình Dương Công chúa.

Sau khi lấy Long Lự hầu, nàng hạ sinh một đứa con trai là Chiêu Bình Quân. Chiêu Bình Quân sau này đã kết hôn với Di An Công chúa, con gái của Hán Vũ Đế. Chiêu Bình Quân vốn người hung hiểm, Long Lự Công chúa trước khi chết đã cầu xin Hán Vũ Đế. Nhưng, sau khi nàng qua đời, Chiêu Bình Quân đã cướp bảo phù của nàng. Hán Vũ Đế đã ân xá cho cháu trai. Nhưng sau này Chiêu Bình Quân cũng bị nghiêm trị và giết chết vì phạm nhiều tội. Về sự việc này, Đông Phương Sóc đã đánh giá cao Hán Vũ Đế.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN