Ánh Trăng Nào Đẹp Bằng Em - Phần 28: Ngoại truyện 2-1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
682


Ánh Trăng Nào Đẹp Bằng Em


Phần 28: Ngoại truyện 2-1


Bên cạnh tôi, Viễn vẫn lặng yên nhưng bờ vai anh run run. Tôi cũng không thở nổi nhìn lên vành mắt đỏ ngầu của anh. Không phải tôi, mà có lẽ tất cả mọi người ai cũng đều không thể nào tin nổi vào sự thật động trời thế này. Có chuẩn bị tinh thần thế nào vẫn thật sự không thể nào nghĩ tới. Bố Vinh loạng choạng, không đứng vững, dường như ông cũng đang bị đả kích lắc lư cả người. Gió đông tạt qua những khe cửa hẹp, mưa của những ngày cuối năm vẫn lất phất bay. Mẹ Vinh vẫn ngồi dưới đất, túm chặt lấy tờ giấy trước mặt, khóc lớn như mưa. Bà khóc nức nở, không màng cả tự tôn hay sĩ diện, bóng lưng như ngã gục, mái tóc phất phơ theo từng cơn gió, đau thương đến cùng cực.

Mẹ Viễn ngồi phía bên này, khẽ siết chặt lấy tay Viễn. Bà không khóc lớn, nhưng nước mắt rơi đầy mặt, nghẹn ngào nói:

– Con ra đỡ mẹ con dậy đi. Bà ấy là mẹ ruột của con… bà ấy mới là người sinh ra con.

Chỉ một câu nói vậy thôi, mẹ Vinh càng khóc lớn, bà khóc như trận mưa rào ào ào trút xuống. Vừa khóc bà vừa ngước đôi mắt nhoà lệ lên nhìn Viễn. Tóc bà bị gió tạt bay đầy mặt, đôi mắt sưng mọng ngập nước, nhìn thấy Viễn, bà dường như càng không khống chế được ôm lấy ngực oà lên nức nở, đến tôi cũng cảm nhận được bà đang tan nát cõi lòng. Tiếng khóc của bà chất đầy đau thương tột cùng. Bố Vinh bên cạnh, đỡ lấy bà, ông không khóc nhưng mắt ông cũng đỏ rực như máu. Đây không phải sự đả kích mà là một cú sốc, một cú sốc đau đớn, thống khổ vô cùng. Ban đầu tôi tưởng Viễn sẽ không chủ động đứng lên, nhưng khi nhìn thấy mẹ ruột mình, người sinh ra mình nhưng xa cách hơn ba mươi năm, nhìn bà khóc anh cũng đứng dậy, lồng ngực anh phập phồng từ từ tiến về phía bà. Thấy đứa con trai bị tráo đổi mấy chục năm, tưởng như đã chết, tưởng như đã vùi chôn ba tấc đất, không ngờ con trai vẫn sống, bị người ta mang đi một cách tàn nhẫn và đớn đau thì chẳng có trái tim người mẹ nào không bị xé toạc thành trăm ngàn mảnh.

Mẹ nhìn anh, run run như muốn chạm vào mặt anh nhưng không đủ dũng khí để chạm, khi nhìn thấy đôi tay chai sạn của anh, những ngón tay vì phải mưu sinh mà sần sùi, thô ráp, nhìn thấy những vết sẹo lộ ra ở cánh tay, ở cổ bà gần như khóc ngất. Bên cạnh tôi, Vinh cũng nhìn lên những ngón tay thon dài mềm mại của mình mắt đỏ hoe. Là hai anh em trai, cùng sinh ra bởi một người bố, một người mẹ, vậy mà người sống trong nhung lụa xa hoa, được ăn học đàng hoàng, tử tế, được sống sung túc, không phải lo nghĩ gì, không phải làm gì nặng nhọc, được tạo mọi điều kiện chắp cánh những ước mơ, hoài bão. Còn một người, bị tráo đổi thân phận với một người khác, phải sống xa bố mẹ từ khi vừa lọt lòng, cả tuổi ấu thơ bị giày vò đày đoạ bởi một người cha tệ bạc, đê tiện, sống một cuộc sống thiếu thốn, khó khăn, nghèo khổ, phải bươn chải, lao động từ nhỏ, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, con đường đến trường phải trèo đèo lội suối, đến ngay cả khi đỗ thủ khoa cũng không thể đi học, lớn lên lại cáng đáng lo cho gia đình, tất cả những ước mơ, hoài bão đều phải chôn vùi để kiếm từng bữa cơm qua ngày, lo cho hết người này đến người kia. Đôi tay chai sạn ấy vì phải làm quá nhiều việc nặng nhọc và khổ sở, những vết chai to và cứng in hằn qua năm tháng dài đằng đẵng.

Viễn thấy mẹ anh như muốn đổ gục liền luống cuống đỡ lấy bà. Khoé môi anh mấp máy nhưng không thể gọi một tiếng “mẹ”. Mẹ anh cuối cùng cũng đưa tay lên, chạm lên má anh, chạm lên môi anh, chạm vào cả bàn tay của anh khóc đến đâu gọi đến đây… tiếng gọi đứt quãng và đục ngầu:

– Con… ơi.

Câu gọi như tiếng gọi đầy giằng xé, bà vùi mặt vào vai Viễn, nước mắt đã ướt cả áo anh, vừa đấm vào ngực mình vừa nói:

– Sao có thể nói ra mấy lời như vậy với con… sao có thể nói như vậy với con? Những lời tàn nhẫn ấy, sao lại nói ra được? Sao lại có thể đánh. Con ơi, sao mẹ lại có thể làm những chuyện ấy với chính con trai mình… con ơi… bao năm nay con sống thế nào… mẹ đau đến chết…

Nghe bà nói đến đây, tôi cũng khóc. Những lời tàn nhẫn bà dùng để miệt thị Viễn, bà nói anh không có bố mẹ dạy dỗ sao, bà nói mẹ anh dạy anh những thứ vô văn hoá như vậy sao, bà còn dùng túi xách đánh anh chảy cả máu đầu. Nhưng bà nào ngờ rằng… mẹ anh lại chính là bà, bà nào ngờ anh lại chính là con trai mình. Có lẽ lúc này, những lời nói kinh khủng và tàn nhẫn ấy đang khoét thẳng vào chính trái tim bà. Thật ra tôi biết dù là trước kia hay bây giờ Viễn cũng từng chấp những lời nói ấy đâu, chỉ có người nói ra mới tự thấy đau đớn làm sao. Viễn thấy mẹ mình như vậy, có lẽ anh cũng rất đau lòng. Khó khăn lắm anh cũng mới nói được mấy lời:

– Mẹ… đừng khóc… nữa.

Khi nghe anh gọi một tiếng mẹ bà càng khóc to, nước mắt vẫn không thể ngừng được, nước mắt nóng hổi trượt dài trên tay Viễn rồi rơi xuống đất. Lồng ngực bà rung bần bật, tôi cảm tưởng bà đau như xé nát tâm can. Lúc này Vinh cũng tiến lại gần, anh quỳ chân xuống đỡ lấy mẹ. Ba người đàn ông cùng đỡ lấy bà nâng bà dậy. Nhưng có lẽ vì bị đả kích, bà không thể đứng nổi cứ khóc mãi không thôi, ba người đàn ông phải xốc mãi mới đỡ bà ngồi được lên ghế. Bà ngồi đó bờ vai run lên, những tiếng khóc hư hư nấc nghẹn lại từ cổ họng phát ra, hai tay bám lên người Viễn, có tiếng nói nghẹn ngào méo mó bởi những tiếng nấc đang rung:

– Mẹ xin lỗi, ngàn vạn lần xin lỗi con, mẹ xin lỗi vì đã để con phải chịu khổ mấy chục năm nay. Bao năm nay con sống thế nào mẹ không hay biết, bao năm nay con khổ cực thế nào mẹ không hay biết. Sao người ta lại có thể làm như vậy với con, sao có thể chia cắt mẹ và con mấy chục năm nay. Sao có thể mang con đi như vậy, bao năm nay mẹ nhớ con lắm… sao có thể làm như vậy… sao lại độc ác như vậy…
– ….
– Xin lỗi, xin lỗi con. Xin lỗi con rất nhiều. Xin lỗi con, mẹ xin lỗi.
– ….
– Xin lỗi con, xin lỗi vì mẹ không bảo vệ được con, xin lỗi vì đã để con chịu khổ mà mẹ lại không hay biết gì, xin lỗi vì không biết đến sự tồn tại của con trên cõi đời này, xin lỗi vì đã nói ra những lời tàn nhẫn với con, mẹ xin lỗi… mẹ xin lỗi, mẹ xin lỗi con của mẹ.

Mỗi lời xin lỗi là một lần bà nấc lên nức nở. Tôi cũng bất giác thấy má cũng ướt đẫm đưa tay ôm chặt lấy Đông Đông. Nỗi đau này tôi cũng thấu tận xương tuỷ. Viễn ôm lấy mẹ anh, vỗ vỗ lên vai bà, có lẽ anh cũng rất hiểu nỗi đau này, cũng rất thương mẹ mình giọng lạc hẳn đi:

– Mẹ ơi, mẹ đừng khóc nữa, mẹ không có lỗi gì cả.
– Không! Mẹ có lỗi với con, mẹ có lỗi với con, để con chịu khổ là lỗi của mẹ, sao năm ấy mẹ lại không nghĩ ra chuyện này, sao năm ấy mẹ lại không nghĩ ra để quay lại tìm con. Con sống làm sao ở trên núi ấy, con sống làm sao hả con?

Bà vừa khóc vừa lẩy bẩy cầm bàn tay Viễn, nước mắt chảy xuống cả bàn tay chai sạn ấy, bà lại nâng đôi tay ấy lên kề vào má mình, khóc tức tưởi và tuyệt vọng:

– Con ơi, mẹ thương con lắm.

Lúc này mẹ nuôi Viễn cũng cúi xuống siết tay lại, nước mắt lã chã rơi, bà nói:

– Tôi cũng không ngờ ông ta lại dám làm ra chuyện này. Mấy chục năm nay, quả là tàn nhẫn quá với bà và gia đình, tàn nhẫn cả với thằng Viễn. Lẽ ra là cậu ấm con nhà giàu, sống chẳng phải suy nghĩ gì vậy mà lại sống khổ, sống sở, nỗ lực gấp trăm nghìn lần người bình thường, nghĩ đến… lại thấy thương xót và đau lòng. Nghĩ đến những ngày thơ ấu trên núi, quần áo là quần áo được các bạn miền xuôi ủng hộ, sách vở cũng là sách vở các bạn miền xuôi gửi lên, nó phải dậy từ khi gà gáy theo con đường cheo leo xuống trường, vậy mà dù mưa hay nắng cũng vẫn không bỏ sót ngày nào. Hằng ngày đi học đều chỉ có chút cơm nắm trộn khoai với muối vừng nhưng chưa từng kêu than, mỗi lần đi học về chiều đều lên núi kiếm thuốc lá để bán, có lần bị trượt chân xuống vách đá nhưng cũng chẳng có tiền đi khám, chỉ đắp thuốc nam qua ngày. Dù cho tôi không cho nó đi kiếm thuốc lá bán nữa nhưng nó vẫn trốn đi, đổi được tiền đều đưa cho tôi mua gạo. Khi nó đỗ đại học, lẽ ra phải được đi học, vậy mà vì tôi đổ bệnh, vì gia cảnh khốn khó nó phải bỏ học để xuống núi bốc gỗ thuê, chắt bóp từng đồng, ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu để lo cho gia đình, nếu tôi là bà… tôi cũng đứt từng đoạn ruột.

Lần này, cả Vinh và bố anh cũng khóc, đến tôi cũng không kìm được khóc thành tiếng vì quá thương Viễn. Chỉ có điều tôi biết mẹ nuôi Viễn cũng đã cố gắng hết sức rồi, để lo cho anh em Viễn, bà cũng phải thức khuya dậy sớm thêu thùa may vá để kiếm tiền cho con đi học, bà vẫn nghĩ Viễn là con ruột, có lẽ khi ấy bà cũng bất lực, day dứt nhiều lắm và giờ bà cũng đau đớn nhiều lắm. Viễn thấy mẹ nuôi khóc, lại nói những lời như vậy, anh đau lòng đáp lại:

– Con không thấy khổ, ngoại trừ việc là con của ông ta thì con không thấy khổ. Ngược lại con còn thấy ít nhất mình cũng may mắn vì mẹ đã thương con nhiều như vậy, dù nghèo khó mẹ vẫn dành những thứ tốt nhất cho con, tôn trọng mọi quyết định của con. Giờ đây khi biết con không chung máu mủ với mình mẹ vẫn không hề thay đổi tình cảm của mình dành cho con, còn cùng con đi tìm cha mẹ ruột. Cả đời này con luôn biết ơn mẹ.

Mẹ nuôi anh khẽ quay mặt đi lặng lẽ lau nước mắt, còn mẹ ruột anh vẫn nức nở không thôi. Có lẽ bởi bầu không khí quá đau thương, cuối cùng Viễn đưa tay ôm cả hai người mẹ vào vòng tay mình rồi nói tiếp:

– Hai mẹ đừng khóc nữa, một người sinh ra con, một người nuôi dưỡng giáo dục con, ai cũng đều thương con, ai con cũng đều biết ơn, từ nay con sẽ có đến hai người mẹ. Dù là mẹ nuôi hay mẹ ruột, con đều không từ bỏ ai cả. Chuyện quá khứ đau thương xem như vận mệnh an bài không cần nhắc đến nữa.

Vinh đứng cạnh mắt anh vẫn đỏ hoe, anh cúi xuống đột nhiên ôm chặt lấy Viễn. Đây là em trai của anh, đứa em trai ruột thịt xa cách mấy chục năm, lẽ ra cũng được sống một cuộc đời êm đềm như anh lại bị tước mất những thứ tốt đẹp nhất vì một gã đốn mạt. Hai người từng gặp nhau, có những hiểu nhầm đã xảy ra, cũng có những lời nói đầy sát thương nhưng tất cả đã không còn tồn tại trong giờ phút này. Viễn thấy Vinh ôm mình, anh đứng lên run run ôm lấy anh trai mình. Chẳng có gì quan trọng hơn máu mủ ruột thịt, chẳng có gì quan trọng hơn huyết thống đang chảy trong người. Vừa ôm, Vinh vừa vỗ vỗ lên vai Viễn khẽ gọi:

– Em trai!

Hai người đàn ông không khóc, nhưng chỉ một tiếng gọi thân thương vậy thôi đã cảm nhận được nỗi xót xa bị kìm nén lại. Viễn cúi xuống đỡ mẹ anh lên, quàng tay ôm cả bố, cả nhà bốn người ôm chặt lấy nhau, vẫn có tiếng khóc rưng rức cất lên. Viễn vừa ôm vừa gọi:

– Bố, mẹ, anh trai!

Bố mẹ anh nghe anh gọi như vậy, càng ôm chặt lấy anh, nước mắt ướt cả một mảng vai anh. Viễn mặc áo somi trắng, dù mấy tháng nay quá nhiều biến cố xảy ra, dù anh gầy đi nhiều, tiều tuỵ đi nhiều nhưng ngoại hình vẫn vô cùng xuất sắc. Lúc bốn người nhà họ đứng cạnh nhau, tôi cũng mới hiểu vì sao Viễn lại xuất sắc như vậy. Dù trong hoàn cảnh khó khăn anh vẫn vươn lên, vẫn nỗ lực, vẫn giỏi giang, ôn nhu, đức hạnh, vẫn thành công, thành tài. Hoá ra bởi anh thừa hưởng những thứ đẹp đẽ ấy từ bố mẹ ruột và được giáo dục bởi mẹ nuôi, vậy nên… cũng xem như có được ngày hôm nay vẫn là trong rủi có may. Khóc một lúc mẹ ruột anh cũng mới dần bình tĩnh lại. Bố anh vừa ôm vừa dỗ bà:

– Được rồi, không khóc nữa, con nó trở về là may mắn và hạnh phúc rồi. Không khóc nữa, con trai về rồi, đoàn tụ rồi, không phải âm dương cách biệt là hạnh phúc rồi. Mấy chục năm nay bà cứ nhớ thương nó mãi, giờ nó còn sống thì phải vui vẻ chứ, cứ khóc mãi thế?

Mẹ anh nghe vậy cũng lau nước mắt nhìn về phía tôi. Lúc thấy Đông Đông, ánh mắt bà lại đỏ quạnh hỏi Viễn:

– Đây là…
– Đây là con trai của con, là đứa bé mà Ngọc mang thai lúc trên núi, thằng bé cũng bị người ta tráo đổi, mới tìm lại được cách đây gần hai tháng.

Yêu thích: 4.8 / 5 từ (15 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN