Bức họa chết người - Chương 11 - Phần 01
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
153


Bức họa chết người


Chương 11 - Phần 01



ĐƯỜNG BOND VÀ MURRAY

Tommy nhảy ra khỏi taxi, trả tiền và ngiêng người vào buồng lái để lấy ra một cái gói được gói vụng về rõ ràng là một bức tranh. Nhét gọn chừng nào tốt chừng nấy dưới cánh tay, anh bước vào Galleries New Athenian, một trong những toà nhà trưng bày tranh lâu nhất và cổ nhất tại London.

Tommy không phải là một khách hàng lớn của nghệ thuật nhưng anh phải đến New Athenian bởi vì anh có một người bạn làm việc ở đó.

‘Thi hành nhiệm vụ’ chỉ là cái từ để dùng bởi sự quan tâm tình cảm, giọng nói ít người biết, nụ cười vui vẻ, tất cả dường như mang tính giáo sĩ cao độ.

Một người đàn ông trẻ tóc vàng lách mình ra tiến tới, khuôn mặt ông ta bừng sáng lên với nụ cười tiếp nhận.

–   Chào Tommy, anh nói. Lâu lắm không gặp anh. Anh kẹp cái gì dưới nách thế? Đừng bảo tôi anh đang bắt đầu thấy thấy thích tranh sơn dầu vào tuổi anh nhé? Nhiều người thế rồi – hậu quả thường đáng tiếc.

–   Tôi nghi ngờ nếu như sáng tạo nghệ thuật từng là hành động hoàn toàn theo ý muốn của tôi, Tommy nói. Mặc dù tôi phải chấp nhận một ngày nọ tôi tự khám phá ra sức lôi cuốn mạnh mẽ từ một cuốn sách nhỏ nói về những giai đoạn thuần phác nhất của một đứa trẻ lên năm tuổi làm thế nào nó có thể học được cách pha màu nước.

–   Chúa phù hộ chúng ta nếu anh sắp bắt đầu yêu mến nó. Ngược lại với bà ngoại Moses.

–   Nói thật với anh, Robert, tôi chỉ muốn thức tỉnh lãnh vực chuyên môn của anh về tranh. Tôi cần anh cho ý kiến về bức họa này.

Khéo léo Robert đỡ lấy bức hoạ từ tay Tommy và tinh xảo tháo gỡ những giấy gói vụng về với tính chuyên nghiệp của một người đã quen với việc giải quyết tháo và gói lại những công trình nghệ thuật đủ mọi kích cỡ.

–   Tốt, anh nói, thế nào? Anh muốn biết về cái gì? anh muốn bán tranh à, phải vậy không?

–   Không, Tommy đáp, tôi không muốn bán nó, Robert. Tôi muốn biết về nó. Bắt đầu, tôi muốn biết ai đã vẽ nó.

–   Thật ra, Robert đáp, nếu anh Đã muốn bán, ngày nay hoàn toàn có thể bán được. Cách đây mười năm thì không. Nhưng Boscowan lại đang hợp thời trang lần nữa.

–   Boscowan? Tommy nhìn ông dò hỏi. Đó có phải là tên nhà nghệ sĩ? Tôi thấy nó được kí với chữ B đầu nhưng tôi không đọc được cái tên thật.

–   Đó là Boscowan rồi. Tay họa sĩ rất được ưa chuộng cách đây hai mươi lăm năm. Bán đắt, có nhiều cuộc triển lãm. Người ta mua tranh ông đúng như mong muốn. Một hoạ sĩ kĩ thuật rất cao. Rồi, theo chu kì thông thường của những biến cố, tranh ông ta lại không hợp thời trang. Cuối cùng, hầu như không có một yêu cầu nào dành cho tác phẩm, nhưng sau đó ông ta có một cuộc hồi sinh. Ông, Stitchwort, và Fondella. Tất cả bọn họ đều đuổi kịp trào lưu.

–   Boscowan, Tommy lập lại.

–   B-o-s-c-o-w-a-n, Robert nói giọng sốt sắng.

–   Ông ta còn vẽ không?

–   Không. ông ta chết rồi. Chết cách đây vài năm. Một người khá già. Khi ông ta chêt, 65 tuổi, tôi nghĩ thế. Một nghệ sĩ sáng tác khá nhiều, anh biết không. Nhiều tranh vẽ trên vải bạt khắp nơi. Thật tế chúng tôi đang nghĩ đến một cuộc triễn lãm tranh ông ta tại đây khoảng chừng năm tháng nữa. Chúng tôi phải phục hồi lại hết, tôi nghĩ thế. Tại sao anh lại chú ý đến ông ta?

–   Đó là cả một câu chuyện dài để nói cho anh nghe, Tommy đáp. Một trong những ngày này tôi sẽ mời anh ra ngoài ăn trưa và cung cấp cho anh những hành động khởi đầu. Nó là cả một câu chuyện dài, phức tạp và thật sự hơi lí tưởng. Tất cả những gì tôi muốn biết là về ông Boscowan và tôi tự hỏi anh có tình cờ biết ngôi nhà được vẽ trong bức tranh này bây giờ hiện ở đâu không.

–   Trong một chốc tôi không thể nói với anh đoạn cuối được. Đó là loại tranh ông ta vẽ không giải thích được, anh biết đấy. Những ngôi nhà miền quê thường thường tại những nơi hoang vắng, đôi khi là một nông trại, thỉnh thoảng chỉ một hai con bò xung quanh. Đôi khi chỉ một xe ngựa chở hàng, mà nếu thế, từ đàng xa. Những khung cảnh đồng quê tĩnh lặng. Không có gì phác thảo hay làm rối loạn. Đôi khi bề mặt hầu hết trông giống như sơn men. Đó là một kĩ thuật kì dị và người ta thích nó. Khá nhiều tranh ông vẽ ở Pháp, đa số vẽ nhà thờ Normandy. Những nhà thờ. Hiện giờ tôi có một bức của ông ở đây. Đợi một phút tôi sẽ kiếm cho anh.

Ông ta đến đầu cầu thang và hét xuống một người nào bên dưới. Ngay sau đó ông trở lại với một bức sơn dầu nhỏ ông ta đỡ trên một cái ghế khác.

–   Của anh đây, ông nói. Nhà thờ Normandy đấy.

–   Vâng, tôi hiểu. Cùng một việc không thể giải thích được. Vợ tôi nói không ai từng sống trong căn nhà đó – bức tranh tôi mang theo đó. Bây giờ tôi hiểu cô muốn nói gì. Tôi không thấy bất cứ ai đang tham gia phục vụ trong ngôi nhà thờ đó hay từng mơ ước.

–   Có lẽ vợ ông tìm thấy một cái gì đó. Một nơi ở yên tĩnh, thanh bình mà không có ai chiếm dụng. Anh rõ rồi, ông ta không thường vẽ người. Đôi khi trong khung cảnh có một hai người, nhưng thường xuyên thì không. Tôi nghĩ điều đó cung cấp cho chúng vẻ quyến rũ đặc biệt. Một thứ cảm giác đơn độc mơ hồ. Như là ông ta tẩy xoá tất cả sự hiện  hữu con người, và tất cả cảnh thanh bình của miền quê tốt nhất là không có nó. Bắt đầu suy nghĩ về nó đi, điều đó giải thích tại sao khiếu thẩm mỹ đối với ông ta được cái này mất cái kia. Ngày nay quá nhiều người, quá nhiều xe, quá nhiều tiếng ồn trên đường, quá nhiều tiếng động và rộn ràng. Hoà bình, thanh bình hoàn toàn. Để lại tất cả cho Thiên nhiên.

–   Vâng, tôi cũng không ngạc nhiên. Ông ta là loại người gì?

–   Tôi không rõ tính cách cá nhân của ông ấy. Trước thời đại của tôi. Bằng mọi cách ông ta vui với chính mình. Mặc dù vậy ông ta là một hoạ sĩ tài năng hơn cả cái ông ta là, có lẽ thế. Mang một số lượng lớn. Dễ thương, hoàn toàn đáng mến. Chỉ quan tâm đến các cô gái.

–   Và anh không có ý kiến gì về chốn đồng quê đặc biệt này hiện ở đâu à? Tôi cho là, đó là Anh quốc.

–    Tôi cũng nghĩ thế, vâng. Anh muốn tôi tìm hiểu giùm cho anh chăng?

–   Anh có thể không?

–   Có lẽ việc tốt nhất để làm là hỏi bà vợ, vợ goá của ông ta. Ông cưới Emma Wing, điêu khắc gia. Nổi tiếng. Không sản xuất nhiều. Sáng tạo những tác phẩm đầy sức sống. Anh có thể đi mà hỏi bà ta. Bà ấy sống tại Hampstead. Tôi có thể cho anh địa chỉ.  Sau này chúng tôi còn tùy thuộc nhiều vào bà trong vấn đề triễn lãm những tác phẩm của chồng bà mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi cũng có một ít tác phẩm điêu khắc nhỏ của bà ấy nữa. Tôi lấy địa chỉ cho anh nhé.

Ông trở lại bàn giấy, lật một cuốn sổ cái, ghi nghệch ngoạc vái chữ trên một tấm cạc và mang lại.

–   Của anh đây, Tommy. Tôi không biết sự bí mật sâu thẳm này là cái gì. Anh luôn luôn là một con người bí mật, phải không? Anh thật tử tế đã giới thiệu một công trình nghệ thuật của Boscowan ở đây. Có lẽ chúng tôi cần dùng trong cuộc triển lãm. Tôi sẽ gởi anh một hàng để nhắc anh gần thời gian hơn.

–   Anh có biết một bà Lancaster không?

–   Tôi không nghĩ đến chuyện ngoài tầm tay. Bà ấy là một nghệ sĩ à?

–   Không. Tôi không nghĩ vậy. Bà ấy chỉ là một bà già sống những ngày cuối đời trong nhà điều dưỡng dành cho người già. Bà ấy quan trọng bởi vì bức tranh này thuộc về bà cho đến khi bà tặng lại cho dì tôi.

–   Tôi không thể nói cái tên có nghĩa gì với tôi. Tốt hơn nên đi và nói chuyện với bà Boscowan.

–   Bà ấy như thế nào nhỉ?

–   Bà ấy trẻ hơn ông nhiều, tôi dám nói thế. Hơi có cá tính. Ông gật đầu một hai lần. Phải, khá mạnh mẽ. Anh sẽ tìm hiểu điều đó, tôi hi vọng thế.

Ông lấy bức tranh, mang xuống lầu với những chỉ thị với người nào đó bên dưới để gói nó lại.

–   Có quá nhiều tay sai đắc lực để sai khiến thì anh tốt số thật. Tommy nói.

Anh  nhìn quanh ông ta, lần đầu tiên chú ý tới những gì vây quanh.

–   Hiện nay anh có cái gì ở đây vậy? Anh hỏi với vẻ nhờm tởm.

–   Paul Jaggerowski – người Sla trẻ thú vị ấy mà. Bảo sản xuất tất cả tác phẩm của hắn ta dưới ảnh hưởng của thuốc đấy. Anh không thích hắn ta à?

Tommy tập trung chú ý vào một cái túi xách đan bằng giây làm cho người nhìn bị vướng vào một cánh đồng màu xanh đầy những con bò cái méo mó như kim loại.

–   Thật điên khùng, không.

–   Philistine đó, Robert nói. Ra ngoài ăn trưa chút đi.

–   Tôi không thể vì còn có cuộc hẹn với một bác sĩ tại câu lạc bộ của tôi.

–   Không bịnh chứ?

–   Tôi đang trong thời kì sung sức. Áp suất máu của tôi quá tốt nó làm các vị bác sĩ tôi nộp đơn đều bất mãn.

–   Thế anh muốn gặp một bác sĩ để làm gì chứ?

–   Ô, Tommy vui vẻ nói – tôi vừa gặp một bác sĩ về một cái xác. Cám ơn anh đã giúp. Chào tạm biệt.

 

 

 

 Tommy chào  Dr. Murray với một ít tò mò – Anh tin chắc có một số vấn đề liên can đến cái chết của dì Ada, nhưng làm sao mà Dr. Murray lại không hề nhắc đến chủ đích cuộc viếng thăm của ông qua điện thoại, Tommy không thể hình dung được.

–   Tôi e là tôi hơi trễ, Dr. Murray nói, bắt tay, nhưng xe cộ tệ quá còn tôi không chắc đúng địa điểm. Tôi không thuộc đường rõ lắm khu vực thuộc London này.

–   Chắc ông đã đi đoạn đường quá xấu ở đây, Tommy nói. Tôi có thể đã gặp ông một nơi nào đó thuận tiện hơn, ông biết mà.                                      

–   Vừa rồi anh rảnh chứ?

–   Chỉ một lúc thôi, vâng. Cuối tuần tôi thường đi xa.

–   Phải, tôi tin một ai đó bảo tôi vậy khi tôi gọi điện.

Tommy chỉ một cái ghế, gợi ý làm cho khoẻ lại, đặt xì gà và diêm bên cạnh Dr. Murray. Khi hai người đàn ông đã an toạ thoải mái Dr. Murray mới mở đầu câu chuyện.

–   Tôi chắc đã đánh thức trí tò mò của anh. Thật ra chúng tôi đang ở vào thế khó xử tại Sunny Ridge. Đó là một vấn đề khó khăn phức tạp và trong một chừng mức nào đó không liên can chi tới anh. Tôi tuyệt đối không có quyền làm phiền anh nhưng có một khả năng mơ hồ là có thể anh biết một điều gì đó khả dĩ giúp được chúng tôi.

–   Tất nhiên, tôi sẽ làm cái gì đó. Một cái gì có dính líu tới dì Fanshawe?

–   Không trực tiếp, không. Nhưng trong một chừng mức nào thì bà ấy quan trọng. Tôi có thể tin cậy nói với anh chứ, có thể được không, ông Beresfold?

–   Phải, chắc rồi.

–   Thật ra là ngày nọ tôi có nói chuyện với một người bạn chung của chúng tôi. Anh ta nói với tôi một vài chuyện về anh. Tôi biết vào cuối chiến tranh anh có một nhiệm vụ khá tế nhị.

–   Tôi không cho rằng chuyện đó nghiêm trọng như thế. Tommy nói, trong một phong cách vô tội nhất của mình.

–   Ô không, tôi hoàn toàn hiểu đó không phải là một việc để nói.

–   Thật sự ngày nay tôi nghĩ không còn quan trọng nữa. Từ chiến tranh đó là một thời kì tốt đẹp. Vợ tôi và tôi ngày ấy còn trẻ.

–   Dù sao, cái điều tôi muốn kể với anh, không có gì liên can đến cái đó, nhưng ít ra tôi cảm thấy tôi có thể tự do nói với anh, tôi có thể nói với anh mà không sợ anh nhắc lại với ai những gì tôi nói ngày hôm nay, mặc dù sau này tất cả có thể phơi bày rõ ràng.

–   Sunny Ridge đang ở vào thế kẹt, có phải ông định nói thế không?

–   Phải. Cách đây không lâu một binh nhân của chúng tôi chết. Một bà Moody, tôi không biết anh có từng gặp bà ấy chưa hay dì anh có nói chuyện với bà ấy không.

–   Bà Moody? Tommy suy nghĩ. Không, tôi không nghĩ vậy. Dù sao, tôi chưa đến mức nhớ lại được.

–   Bà ấy là một trong những bịnh nhân già của chúng tôi. Trong chừng mức nào đó bà ấy không đau ốm chi nặng và đang ở tuổi trên dưới bảy mươi. Đó chỉ là trường hợp một phụ nữ không có bà con và không ai chăm sóc trong phạm vi gia đình. Bà ấy rơi vào phạm trù mà tôi thường tự đặt là loài biết bay. Khi già đàn bà càng ngày càng tương tợ những con gà mái. Họ cục cục. Họ quên lãng mọi sự. Họ mắc vào những sự khó khăn và họ lo âu. Tuyệt đối không có gì xảy ra họ cũng đánh thức mình dậy. Với họ rất ít vấn đề. Nói một cách nghiêm ngặt họ không phải thuộc tình trạng tâm thần không bình thường.

–   Nhưng họ chỉ cục cục. Tommy gợi ý.

–   Như anh nói, bà Moody chỉ cục cục. Bà gây cho các nữ y tá khá nhiều phiền phức mặc dù họ rất yêu mến bà. Bà có thói quen quên khi bà đã ăn rồi, làm ồn lên bởi vì không có bữa tối được dọn cho bà khi thật ra trên thực tế bà vừa mới có một bữa ăn ngon.

–   Ô, Tommy nói, vụt sáng lên, bà Cocoa.

–   Xin lỗi?

–   Tôi rất tiếc, đó là cái tên vợ tôi và tôi đặt cho bà. Một ngày bà đang cãi nhau với y tá Jane thì chúng tôi đi ngang qua hành lang và nói bà chưa có cocoa. Là một phụ nữ hơi điên khá đẹp. Và rồi bà chết.

 

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN