Con Rể - Chương 28: Quan kiện binh*
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
143


Con Rể


Chương 28: Quan kiện binh*


*Binh chế Phủ nhà Đường: Ban đầu binh sĩ tự vũ trang, sau này dần dần đổi thành nhà nước cung cấp vũ trang, nên gọi là quan kiện (binh)

Edit: MinnieKemi

Nửa tháng trước Chu Đình Tá dẫn quân đóng lại phía đông Mật châu, và phía tây Lai châu, dựng phòng tuyến trông chừng các thế lực Chi quận binh [1] của Mật châu.

[1] Là quân đội của các châu phiên trấn. Người lãnh binh gọi là Thứ sử .

Hôm đó, Chu Đình Tá còn chưa kịp ăn sáng đã nghe báo có người tự xưng là phu xe của Hứa Tắc tới báo tin.

Trước đó Hứa Tắc nghe người của dịch trạm nói Cao Mật có binh biến, nên nàng đã viết một bức thư cất trong người. Không ngờ trên đường đi thực sự đã xảy ra chuyện, nàng lập tức sai phu xe cầm theo lá thư tìm chỗ ẩn nấp, sau khi an toàn thì chuyển thư đến cho Chu Đình Tá.

Người phu xe quả đã không phụ sự tin cậy của nàng, hắn lập tức cưỡi ngựa phi nước đại suốt đêm tới nơi mà Chu Đình Tá đóng quân.

Chu Đình Tá mở thư ra đọc, trong thư nói, nếu như nhận được thư này có nghĩa là Hứa Tắc đã gặp chuyện không may trên đường, chuyện này chắc chắn có liên quan tới quân Mật châu hoặc huyện trấn binh Cao Mật, xin hắn lấy lý do bình loạn xuất quân đến Cao Mật.

Mặc dù trong tay Chu Đình Tá có chưa đến ba ngàn người, nhưng ai nấy đều là tinh nhuệ, xuất quân đánh mấy ngàn thằng nhóc con Cao Mật chẳng phải chuyện to tác, đúng lúc hắn cũng muốn cho quân Mật châu một bài học, lấy Cao Mật để răn đe cũng không tới nỗi nào, sẵn đó cho Hứa Tắc nợ ân tình của hắn luôn.

Sau khi đã tường tận thông tin mà phu xe cung cấp, phỏng đoán Hứa Tắc đang bị huyện trấn binh Cao Mật gây khó dễ, hắn bèn không chần chừ thêm nữa, nhanh chóng gọi phó quan đến bàn bạc kế sách.

Ở một nơi khác, Hứa Tắc và Thiên Anh đang chạy trở lại nơi giấu hành lý. Xe ngựa đã không còn ở đây, đồ đạc rơi tứ táng, một số đã bị người qua đường lấy mất.

Thiên Anh nhìn thấy cảnh này lòng đau vô cùng, vốn họ đã nghèo, nay còn xác xơ hơn.

Hứa Tắc đi thẳng vào rừng tìm lại cáo thân và bọc công phục, phụ Thiên Anh gom lại một ít đồ đạc còn dùng được để mang theo, hai người mỗi người vác một bọc đồ quay lại thành Cao Mật.

–*–*–*–*–

Cao Mật là đất đai thuộc cai quản của trấn Tri Thanh, trước mắt tuy cắt đất nhượng cho triều đình, nhưng huyện trấn binh [3] thuộc phiên trấn sở tại vẫn ở đây. Theo Hứa Tắc được biết, số binh lính này là do huyện lệnh tiền nhiệm lập ra, Trấn át sứ [4] và huyện lệnh tiền nhiệm đều cá mè một lứa nên quan hệ rất tốt.

[3] Trong phạm vi thế lực phiên trấn có các châu, dưới châu có huyện. Quân đội cấp châu thì gọi là chi quận binh, của cấp huyện thì gọi là huyện trấn binh .

[4] Trấn át sứ: Là tướng lĩnh của huyện trấn binh, hay còn gọi là trấn tướng. Dưới có thập tướng, phó tướng, áp nha, ngu hầu. Nhiều Trấn át sứ là do Tiết độ sứ của phiên trấn trực tiếp bổ nhiệm, thông thường đều là thân tín, nên thế lực rất lớn, thường xuyên lấn át quyền hành của Huyện lệnh địa phương.

Hiện tại Hứa Tắc đến đây nhậm chức, huyện lệnh trước đây bị điều đi, chỉ còn lại một vị Trấn át sứ tay nắm binh quyền hoành hành ngang ngược. Tên trấn tướng đó tất nhiên là muốn đối nghịch với Hứa Tắc – người “đại diện cho phía triều đình”.

Hứa Tắc cũng đã chuẩn bị kĩ càng, sẵn sàng nghênh đón kẻ địch này.

Trở lại thành Cao Mật, việc đầu tiên là sắp xếp cho Thiên Anh ở lại một dịch quán trong thành, sáng sớm hôm sau Hứa Tắc một mình tới huyện đường Cao Mật.

Lúc này bên trong huyện giải chư vị huyện úy, huyện thừa, chủ bộ, và cả lục sự vân vân.. đều trầm ngâm ngồi đợi trong công phòng, nhiều người rảnh rỗi cũng ngồi chết dí ở đây đọc sách.

Hứa Tắc đột nhiên tới khiến bọn họ trở tay không kịp.

Hôm nay nàng mặc công phục, đã không còn là bộ áo màu xanh lam nhạt khi xưa ở Bỉ bộ nữa, mà là công phục màu lục nhạt chính thất phẩm, phục sức như thế này, vừa nhìn là nhận ra ngay.

Đón nàng là một lại tá, lúc hắn ta nhận ra sắc phục trên người nàng thì giật mình, quay đầu định chạy vào phòng nhưng Hứa Tắc đã ngăn hắn lại: “Dẫn đường.”

Hắn vốn định vào trong thông truyền, nhưng Hứa Tắc đã nói như vậy, hắn làm sao đi được? Nên chỉ đành gật đầu, thấp tha thấp thỏm dẫn đường cho Hứa Tắc.

Nơi đầu tiên đi vào là sảnh chính, công phòng nằm hai bên. Lại tá khom người nói: “Tiểu nhân đi mời mọi người đến, xin ngài tạm đợi ở đây.”

“Không cần.” Hứa Tắc giơ tay gõ mạnh cửa gỗ bên cạnh ba tiếng “cộp.. cộp.. cộp..” đánh thức công phòng yên tĩnh.

Lại tá trợn tròn mắt, hắn đoán là cái tên bất hảo tóc tai chớm bạc mặt mày kì quái này đang ra vẻ, vội vàng cao giọng: “Tân nhiệm Minh phủ [5] đến!”

[5] Xưng hô đối với huyện lệnh, huyện úy thì gọi là thiếu phủ.

Cả đám người nghe tiếng thông báo thì tràn ra như ong vỡ tổ, trong đó có người còn chưa mặc áo xống đàng hoàng, khăn vấn đầu chưa buộc, có vẻ như vừa tỉnh ngủ.

Theo thứ tự sắp xếp trên toàn quốc huyện Cao Mật thuộc về trung huyện, biên chế huyện giải gồm có bốn mươi chín người, bình thường có khoảng mười lăm người đi lại làm việc trong công phòng mỗi ngày.

Lúc này cả đám mười lăm quan viên lớn nhỏ trong huyện đường đang chen chen lấn lấn trước mặt Hứa Tắc, tướng mạo khác nhau, nhưng thoạt nhìn đều rất lơ đãng.

Hứa Tắc nhìn một vòng, xuất trình cáo thân, thay thiên tử tuyên đọc một lần, sau nói: “Ta là tân huyện lệnh của Cao Mật – Hứa Tắc, vừa mới đến, nên hi vọng chư vị chỉ giáo thêm.” Khiêm tốn nhưng khí thế không hề kém cỏi.

Hứa Tắc nhận lại cáo thân, chợt hỏi: “Huyện úy là vị nào?”

Một người trong đám đứng ra, khom người giơ tay hành lễ nói: “Là ta, Trần Hướng, người Kinh Triệu phủ.”

Người Trường An? Hứa Tắc quan sát sơ qua, người này còn rất trẻ, chắc chắn chưa tới hai lăm, giữa một đám quan viên lười biếng của huyện Cao Mật, coi như ngoại lệ.

Nàng rời mắt, lại hỏi: “Huyện thừa là vị nào?”

Một người đứng ra tùy ý chắp tay: “Tiết Linh Chi, người Việt châu, huyện thừa Cao Mật.”

Hứa Tắc lại hỏi: “Chủ bộ là vị nào?”

Một người đàn ông hơn ba mươi bước ra, chắp tay: “Là ta, Lữ Phụng, người Thanh châu, chủ bộ Cao Mật.”

Là huyện bậc trung, theo biên chế quan huyện sẽ có bốn người, theo thứ tự là một huyện lệnh, một huyện úy, một huyện thừa, và một chủ bộ.

Hứa Tắc đã biết mặt ba vị đại trợ lý của mình, nhưng vẫn chưa xong, nàng lại hỏi: “Lục sự là vị nào?”

Một người đàn ông thấp bé bước ra, nhỏ giọng lên tiếng: “Là ta.”

“Quý tính?” Lục sự tỏ vẻ bất ngờ khi bị Hứa Tắc kéo ra đứng một mình, sau đó sợ hãi nói:

“Thái..”

“Thái lục sự, mời ông đem sổ sách trong ba năm trở lại đây của Cao Mật đưa lên cho ta.” Nàng nhìn thoáng qua một gian công phòng phía đông: “Gian phòng kia đúng lúc không có người nên ta sẽ đến đó, nhân tiện cũng đem bàn tính tới luôn. Mọi người còn có ý kiến gì không?”

Tiểu lục sự vội vàng lắc đầu, sau đó thấp thỏm liếc nhìn chủ bộ. Chủ bộ thầm đẩy hắn một cái, cau mày nói: “Còn không làm nhanh?”

“Hôm nay tạm thời đến đây thôi, giải tán đi!” Hứa Tắc vừa lệnh, mọi người nhao nhao tản đi, bên trong phòng khách chính chỉ còn lại tá và nàng.

Nắng sớm ngày xuân chiếu vào trong phòng, cấy cối xung quanh xanh tươi tràn đầy sức sống, Hứa Tắc xoa hai tay, lòng bàn tay từ từ ấm lên.

Sau khi người hầu quét dọn sạch sẽ gian công phòng phía đông, Hứa Tắc liền đi thẳng vào trong.

Trong huyện giải có người hứng thú, khe khẽ bàn luận lấy như là “Quả nhiên là đi ra từ Bỉ bộ, vừa tới thì đã đòi coi sổ sách, ngoài cái này không biết còn làm gì không?”, “Gắt dao đấy, ta thấy hắn là kiểu người thuộc phái hành động, sau này chắc chẳng yên ổn được đâu?”, “Phái hành động thì sao? Ở chỗ như Cao Mật còn có thể dậy sóng ba đào được chắc?”, “Chậc, không biết tên trấn tướng kia có nhận được tin tức huyện lệnh mới tới nhậm chức chưa..”

“Trấn tướng” trong miệng lại tá này chính là tướng lãnh của huyện trấn binh Cao Mật Lưu Sĩ Trung, nắm trong tay bốn ngàn trấn binh, tất cả đều là chức nghiệp binh [5] . Chức nghiệp binh, tức là ngoại trừ tham gia quân ngũ thì không làm gì khác, hoàn toàn sống dựa vào tiền bạc của quốc gia. Nếu không có chiến sự, những người này trở thành “hư phí y lương, vô sở sự” [6], là gánh nặng kinh tế lớn cho địa phương.

[5] Chức nghiệp binh: Là kết quả của chế độ trưng binh, không phổ biến trong thời kì phủ binh chế. Phủ binh tức là không tách rời binh, nông, không có chiến tranh thì về làm nông nghiệp; Còn chức nghiệp binh thì khác, họ thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp, chức nghiệp là quân nhân, không tham gia sản xuất, do quốc gia nuôi. Thí dụ, chức nghiệp binh cấp huyện, thì do tiền của huyện đó nuôi, số tiền này rất lớn. Cho nên đối với Hứa Tắc, việc cắt giảm binh lính, chuyển họ sang làm nông nghiệp là con đường tất yếu. Nhưng đám chức nghiệp binh này rất khó đối phó, vì vậy việc cắt giảm binh ngạch cũng là việc khó khăn.

[6] Không có việc làm, hao phí tiền quần áo lương thực .

Đa số chức nghiệp binh là những kẻ bán rượu thịt ở chợ và phường lưu vong du thủ du thực, nguồn thu nhập chính của chúng là từ việc tận thu thuế má, dần dần hình thành tập đoàn lợi ích, một khi lợi ích của chúng bị đe dọa, thì chúng sẽ trở mặt ngay, làm dẫn tới binh biến.

Cho nên không ai dám động vào con cọp này của huyện Cao Mật, chỉ e chọc vào nó sẽ bị nó cắn ngược lại, chết không có chỗ chôn thân.

Trên thực tế chuyện kiểu này tồn tại rộng khắp các phiên trấn.

Vì huyện lệnh không được kiêm nhiệm trấn tướng, cũng không được tham dự vào chuyện quân sự, còn thế lực của trấn tướng lại rất mạnh, thậm chí có khi ấn át cả việc hành chính và quyền kiểm soát kinh tế của huyện lệnh.

Mọi người nói tới nói lui, lại nói tới đề tài này, cuối cùng ai nấy thở dài tỏ vẻ bất đắc dĩ. Tân huyện lệnh thì sao? Triều đình phái tới thì thế nào? Không phải đều bị Lưu Sĩ Trung ép tới chết ư?

Con đường làm huyện lệnh của Hứa Tắc, sợ là chông gai.

Cả đám đang ở bên trong nói thầm, có một lại tá chợt chạy vào: “Chư vị chớ ầm ĩ!”

Sau đó giơ mảnh lụa đầy chữ trong tay lên: “Hứa minh phủ sai tôi tới dán cái này! Ai vi phạm sẽ giáng một cấp!” Nói xong ngay lập tức đóng “cộp cộp cộp cộp” vào bốn góc thông báo: “Mọi người nhìn cho rõ, đừng trách tôi không nói đấy!” Nói xong chống nạnh đi sang bên cạnh đứng, nhìn cả đám xông tới.

Trên mảnh lụa viết, chính là phiên bản “Huyện lệnh giới”, nội dung rất quá đáng, thậm chí đặt luôn cả chế độ công phòng, không cho phép ngủ, không cho phép bàn tán, không cho phép xem sách giải trí vân vân..

(Khuyến cáo của huyện lệnh)

Liệu tin tức có sai sót gì không, người này xưng là Hứa Minh phủ xuất thân từ Bỉ bộ trên thực chất là người của Ngự sử đài? Những điều này rõ ràng chỉ Ngự sử đài mới nghĩ ra được! Đáng sợ quá đáng sợ quá!

Ai nấy đều rên rỉ, lại có một người cong môi mỉm cười.

Người này chính là Trần Hướng huyện úy Cao Mật, đã lâu hắn chưa từng cười như vậy.

Hắn lấy một phong thư trong ngăn tủ nhỏ, mở ra đọc lại một lần, còn chưa đọc xong, thì có lại tá tới gọi hắn. Hắn đứng dậy tiện tay kẹp thư vào một xấp công văn trên bàn, rồi vội vội vàng vàng ra ngoài.

–*–*–*–*–

Sau khi Hứa Tắc vào trong, bên trong công phòng phía đông vẫn không có động tĩnh gì, lâu lâu chỉ nghe tiếng bàn tính lốp bốp vang lên, nhưng vẫn không thấy ai đi ra.

Đã là ngày thứ ba, vị Minh phủ mới tới này rốt cuộc muốn thế nào? Kiểm tra sổ sách là chuyện khô khan tới nhường nào, không bằng đi tắm nắng tâm sự chuyện đời còn hơn!

Bên trong huyện đường mọi người đang thầm ai oán trong lòng, lại tá bị Hứa tắc mua chuộc lại vọt vào, mặt mày hớn hở nói: “Hứa minh phủ mời mọi người cùng ăn trưa! Nhanh lên, nhanh lên, rượu và thức ăn bên bếp công đều đã chuẩn bị xong, tới chậm thì không có chỗ đâu!”

Ôi! Còn biết cho bọn họ ăn kẹo! Đồ xấu xa! Không đúng, cơm ở bếp công à? Họ ăn ở đó đến phát ngán rồi!

Mọi người lại than trời trách đất, nhưng vẫn kéo đứng dậy đi tới bếp công.

“Có phải hồng môn yến không đây?”, “Yên tâm đi, tướng tá của Hứa minh phủ không giết nổi ông đâu.”, “Kêu mọi người qua đó để làm gì nhỉ?”, “Ông sợ như thế làm gì, không lẽ làm chuyện gì sai nên chột dạ à?”, “Tôi..”

Hứa Tắc đã chờ trong nhà ăn từ trước, trước mặt là một bàn ăn lớn, có thể ngồi khoảng hai mươi người.

Sau khi đi vào mọi người ngồi vây lại thành một vòng, hai vị trí bên cạnh Hứa Tắc thì bị chừa trống, hình như mọi người có vẻ rất sợ nàng.

Hứa Tắc không thèm để ý, lệnh đám người hầu mang rượu và đồ ăn lên.

Cơm canh trong huyện đường cũng không khá hơn chút nào, chư huyện quan huyện lại nhanh chóng ăn xong như bình thường, đang ngồi chờ Hứa Tắc lên tiếng cho bọn họ rút lui, nhưng Hứa Tắc lại lệnh cho đám người hầu dọn bàn ăn sạch sẽ trước.

“Mọi người có cần đi vệ sinh không?” Hứa Tắc bỗng nhiên mở miệng hỏi.

Nào có ai vừa ăn cơm xong thì phải đi vệ sinh, người này thật kì lạ!

“Nếu không vậy.. Chúc Ký.. Nàng nghiêng đầu gọi lại tá:” Đóng cửa. “

Đóng cửa? Không lẽ không tính cho bọn họ ra ngoài?

” Mời mọi người tới, là có hai chuyện muốn nói. “Hứa Tắc lật sổ tay trước mặt.” Một là, về chuyện thu chi của huyện giải. Hiện nay, thu nhập chủ yếu của huyện Cao Mật là dựa vào thuế khóa và tài sản công, chi tiêu chủ yếu cần cho cửa hàng cửa hiệu, dịch trạm, vận chuyển, kiện cáo, thủy lợi, thi công xây dựng, trường học, công trình phật giáo vân vân.. trong đó chu cấp cho quân binh là đứng hàng đầu. Dân số huyện Cao Mật là ba mươi ngàn người, quan kiện binh bốn ngàn người. Quan binh lại không tham gia sản xuất, không làm nông tang, toàn bộ đều dựa vào tiền dân nuôi kéo dài gần ba năm nay. Bách tính nghèo khó, quan binh lại kiêu ngạo ngang tàng, quả thật là đảo lộn trật tự. Vì vậy việc thứ hai, ta muốn là cùng mọi người thương thảo việc cắt giảm binh ngạch trưởng từ quan kiện [7] Cao Mật.”

[7] Chính là quan kiện binh, cũng chính là quân đội đang đồn trú ở Cao Mật, đều là kết quả của chế độ trưng binh. Họ là tập đoàn lọi ích đặc biệt, rất khó trị.

Điên hả? Huyện thừa nghe xong suýt chút nữa nhảy dựng lên.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN