Mặt Chó Sói - Hoảng Loạn
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
107


Mặt Chó Sói


Hoảng Loạn



Ngay trong đêm đó, Peter gọi điện nói vào máy trả lời tự động tại Bộ Tham Mưu, nhắn hai bạn nhất thiết phải gặp nhau ngay sáng ngày mai. Có tin mới, tin quan trọng. Và sáng hôm sau, khi Peter bước vào bãi đồ cũ thì Justus đã đang loay hoay bưng một két Cola vào toa xe cắm trại, Peter ghé tay khiêng một đầu két giúp Justus đẩy chỗ đồ uống vào đúng vị trí.

– Cậu vừa tìm được một kho tiền hả? – Thám tử phó hỏi.

– Hôm nay mình chiêu đãi cả bọn, – Justus vui vẻ trả lời. Khi nhìn thấy nét mặt ngạc nhiên của Peter, cậu thêm vào:

– Vì mình thấy trong người thoải mái dễ chịu, chỉ đơn giản thế thôi.

Peter không hài lòng chút nào với lời giải thích nầy.

– Có chuyện gì thế?

Việc nầy chưa bao giờ xảy ra? Tối hôm qua cậu đi đâu?

Justus nhún vai. Không một ai bây giờ có thể móc thêm từ miệng cậu một lời duy nhất về chuyện đó.

– Đêm hôm qua cậu gây nhiều sóng gió đấy, – Thám tử

Trưởng quay ngoắt sang chủ đề khác và ngồi vào ghế sofa. Peter dỏng tai lên.

Làm sao mà Justus lại biết chuyện nhanh thế? Cậu chưa hề hé nửa lời với chiếc máy trả lời tự động ở đây về chuyến phiêu lưu của mình cũng như về lá thư thứ ba. Nhưng Thám tử phó không còn cơ hội để hỏi han Justus nữa. Một giọng người la toáng lên trước cửa xe cắm trai.

Sững sờ, hai người nhìn nhau. Giọng nói nầy quen thuộc siết bao.

Justus là người đẩu tiên kịp thời phản ứng.

– Chui vào hầm ngầm, – cậu hoảng hốt kêu lên với Peter. Hầm ngầm của họ là một cái ống nhỏ và hẹp, dẫn từ đáy toa xe cắm trại xuống xưởng thợ: đó là hướng trốn chạy của Bộ Ba , nó đã nhiều lần phục vụ các cậu một cách đắc lực và rất có thể cũng đã có lần cứu mạng họ.

– Được, trốn mau! – Peter nhảy lên một, giây đồng hồ bây giờ cũng quan trọng. Thế nhưng khi nhìn thấy Justus loay hoay gạt chồng hồ sơ của Bob ra khỏi miệng hầm thì cậu lại ngán ngẩm thả người rơi xuống ghế bành.

– Mình e là muộn rồi, – cậu nói khi Justus gạt được chồng hồ sơ cuối cùng sang bên.

– Đường thoát hiểm thì lúc nào cũng phải để trống chứ!, – Thám tử trưởng bực bội trách móc.

– Bob đúng là một thằng ngu! – Cậu quỳ xuống, muốn luồn mình vào chiếc ống. Nhưng cửa vào phòng lúc đó đã mở ra.

– Mình không phải đồ ngu, – Bob nói và bước vào. Sát sau lưng cậu là một cô bé dáng đi đầy kiêu hãnh. Peter cũng biết là cô bé nhỏ hơn các cậu chừng một tuổi, mái tóc màu vàng bây giờ đã được nuôi dài ra, áo quần vẫn sặc sỡ (chắc cô nàng tưởng tượng cuộc sống ở California lúc nào cũng sặc sỡ như thế), đeo một cặp kính râm mặc dù trời mưa gió xám xịt, tên là Mary, là cô em họ của Bob và có biệt tài nói đến rụng tai người nghe.

– Khỉ thật, – Justus nói, tay vẫn còn cầm nắp hầm.

Bob cười, cậu hiểu rất rõ tâm trạng lúc nầy của hai anh bạn.

– Xin chào Mary, – Peter nói.

– Bọn nầy rất mừng khi được đón em ở đây.

– Ô, anh Peter! – Mary kêu lớn.

– Chào anh Justus! Dĩ nhiên đến đây là em muốn gặp bọn anh ngay, mặc dù anh Bob có bảo là chiều nay đến vẫn chưa muộn, nhưng mà các anh biết tính anh ấy rồi đấy, thật ra anh ấy chỉ muốn em nói chuyện với mình anh ấy thôi…

Nghe đến đây, Bob gửi cho hai anh bạn một nụ cười đầy ý nghĩa.

– … nhưng em rất muốn gặp bọn anh, mà ngoài ra cũng muốn xục xạo một chút trong cửa hàng đồ cũ nữa, cả mẹ anh Bob cũng nói rằng, vì ngày hôm qua anh ấy đi chơi lâu quá rồi, mà ở Rocky Beach nầy thì bao giờ cũng lắm chuyện thú vị hơn so với cái làng quê hẻo lánh Woodfield của em. Peter, Justus, các anh có nghe em nói không đấy…

Đang mãi chụm lại với nhau, hai cái đầu của Peter và Justus bất chợt giật toá ra. Justus vừa định tìm cách hỏi Peter về chuyến phiêu lưu đêm qua. Tiếc là không qua được mắt Mary.

– … thậm chí ở cả Seattle cũng chẳng xảy ra lắm chuyện thú vị như là ở chỗ bọn anh, thậm chí ngài tổng thống cũng xuống đây để khánh thành một nhà dưỡng lão, đúng là một chuyện hồi hộp, cho tới khi ông ấy xuống được dưới nầy, thì có lẽ chiến dịch bầu cử đã qua đi từ lâu rồi, hay một thằng điên nào đó đã kịp thời giết ông ấy giữa đường, vậy mà người ta bảo sáng mai ông ấy đã xuống đến đây rồi, ngoài đường ngóc ngách nào cũng rất là tưng bừng, người ta ngăn chỗ nầy chặn chỗ nọ, em cũng muốn đến dự bữa tiệc đó, các anh có đi cùng không, dĩ nhiên rồi, chắc chắn là các anh đi cùng, hiện thời các anh đang nghĩ hè, đám thầy cô giáo của các anh ở đây có nhàm chán như mấy thầy cô giáo ở Seattle không, thật ra thì em không thể tưởng tượng ra chuyện đó đâu, tại California…

– Bọn ta có việc phải làm đấy, – Peter rít nhẹ về phía Justus.

– Ta phải bàn luận về Mặt Chó Sói, mà là bàn riêng!

– … mặc dù bài kiểm tra môn toán vừa rồi của em đã trót lọt suôn sẻ không thể tả được. Các anh có biết gì không? vừa làm bài mà em cứ tưởng tượng rằng em chính là anh Justus, và thử nghĩ xem anh ấy sẽ giải bài toán nầy như thế nào…

– Mình có sáng kiến nầy, – Justus lẩm bẩm khe khẽ.

– Peter, chờ đã.

– Ừ thì, em muốn nói là anh ấy luôn suy nghĩ rất logic, đó là điểm khiến em thán phục đấy, còn anh Peter, anh Peter thì lại rất có tinh thần thể thao. Peter, bây giờ anh còn chạy nhiều như năm trước không? Mà nầy, em vừa nghe nói là môn tập chạy không có lời lắm cho sức khỏe đâu nhé, ba em bảo là nó có hại cho xương, mà ba em đang làm việc ở trường Đại Học Tổng Hợp…

– Mary, – Justus nghiêm nghị cắt ngang.

– Em có nói là em muốn xục xọi trong cửa hàng đồ cũ?

– Vâng, dĩ nhiên, anh Justus, ở đây bao giờ cũng có những món đồ hấp dẫn muốn chết được và…

– Anh sẽ quay lại ngay, – Justus giải thích và rời toa xe cắm trại trong những bước chân từ tốn. Peter đã thầm nghĩ rằng cậu chàng sẽ biến đi không một lần ngó lại, nhưng chỉ một lúc sau Justus đã quay về Bộ tham mưu.

– Đi nào, Mary, – thêm một lần nữa cậu cắt ngang dòng ngôn từ liên miên bất tận của cô nàng.

Mary theo Justus bước ra ngoài, nơi ông chú Titus đang đứng sẵn chờ khách và nhanh lẹ ấn vào tay Mary một cốc nước cam làm lời chào đón.

– Chào cháu, Mary! Cháu muốn điều tra cửa hàng đồ cũ của chú phải không? – Chú nói.

– Cháu rất thích, chú Titus, giống như năm trước, chắc cháu được phép gọi chú là chú chứ… – Cô bé lại bắt đầu quàng quạc lên như một đàn ngỗng tụ hội.

Chú Titus ân cần khoác tay lên vai cô và hai người rời khỏi khu vực toa xe cắm trại. Justus quay trở lại với Peter và Bob, hai anh bạn đang chờ sẵn trước toa xe cắm trại. Mary đột ngột quay đầu lại một lần nữa.

– Các anh không đi cùng sao?

– cô bé kêu lên.

– Chút nữa bọn anh sẽ tới, – Justus to giọng đáp trả. Rồi ngay sau đó cậu ra lệnh cho cả nhóm phi lên xe đạp.

– Bọn mình đến chỗ cậu, Bob. Hiện thời đó là nơi an toàn nhất.

Bob đồng ý, và thế là họ dốc sức đạp xuống pê-đan. Nhưng chuyến đi nầy vất vả hơn là họ tưởng: tại nhiều vị trí của thành phố nhỏ bé nầy, người ta đang tiến hành chặn đường, chuẩn bị cho công tác bảo an ngày mai. Mãi rồi bộ ba thám tử cũng đến được ngôi nhà của ông bà Andrew. Trước khi bà chủ nhà kịp nhận ra thì bộ ba họ đã chui lọt vào phòng Bob.

– Liệu làm thế nầy là bọn mình có chơi đểu chú Titus quá ,? – Peter vừa hỏi vừa thả người xuống cạnh Bob trên chiếc giường còn bừa bộn gối chăn.

– Chú ấy rất thích dẫn mọi người đi xem cửa hiệu của chú, – Justus trả lời.

Thám tử phó đã ngồi lên một chiếc gối kê, trông sang trọng hơn hai anh bạn chút đỉnh.

– Mà khi hướng dẫn khách tham quan thì chú Titus nói nhiều ít nhất cũng bằng Mary. Hầu như đồ vật nào trong cửa hiệu của chú ấy cũng có một lịch sử riêng. Ngoài ra, mình đã hứa là để đền bù lại, mấy ngày tới bọn mình sẽ giúp chú ấy khuân đồ gỗ từ xe vào nhà.

– Nếu cần thì mình cũng sẵn sàng giúp chú ấy sửa mấy món đồ gỗ cỗ, – Peter cười.

– Miễn là thoát được nàng Mary.

Cả Bob cũng đồng tình.

– Giờ mình được phép biết về tin mới chưa? – Theo thói quen, cậu vừa nói vừa nhìn Justus.

– Mình chưa biết hết đâu, – Justus nói.

– Thứ nhất là Peter đến trước các cậu có một chút. Nhưng chú Cotta đã gọi điện tới hồi sáng sớm. Chú ấy nổi giận đùng đùng và trách móc mình luôn mồm vì tội không giữ đúng thoả thuận. Ban đầu mình không hiểu chú ấy nói chuyện gì, rồi sau đó nghe thấy chú ấy phê phán cả Ambler. Chắc là Ambler đã tự mình đến do thám ở chỗ Rodder. Còn cậu thì đã đột nhập vào nhà Rodder, phải không, Peter?

Thám tử phó gật đầu và kể lại chuyện xảy ra tối hôm trước. Đúng tới doạn miêu tả Ambler và Rodder mở cái hòm gỗ ra thì tiếng mẹ Bob vọng từ tầng dưới lên:

– Bob, con có điện thoại!

– Khoan, đừng kể tiếp, – Bob nói và nhảy dậy.

– Chắc là ông Sax Sendler.

Mình đã gọi điện cho ông ấy vì chi tiết Bộ tham mưu khi tấn công cửa hàng Outdoor World đã xách trong tay một túi nhựa của cửa hàng nhạc Sendler.

– Được.

Bob vội vàng ra khỏi phòng và Peter bước đến bên kệ sách, quan sát bộ sưu tập CD của Bob, vốn là thứ luôn được bạn bè trong trường kính nể. Vì Thám tử

Thứ Ba thỉnh thoảng có làm thêm ở hãng Sax Sendler, nên rõ ràng cậu là người ngồi bên nguồn nhạc mới. Cả ông bố của Bob, một nhà báo, thỉnh thoảng cũng mang về cho con trai đĩa CD từ các đợt giới thiệu sản phẩm. Bộ sưu tập của Bob giờ phải có tới vài ngàn đĩa.

– Khoảng chừng ba ngàn bốn trăm, – Justus giải thích.

– Mình vừa tính nhẩm ra.

Peter mỉm cười, quan sát những hàng đĩa được sắp xếp theo vần ABC. Cậu thấy khó quyết định trước quá nhiều khả năng lựa chọn.

Một lúc sau, Bob quay lại. Nét mặt bồn chồn.

– Người gọi đến là ông Sax

Sendler, – cậu phun ngay ra.

– Đầu tiên ông ấy không nhớ ra chuyện gì bất bình thường. Nhưng rồi sau đó ông ấy nhớ là đã có người gọi điện hai lần tới để mời Peter Gabriel gia nhập buổi tiệc gặp mặt cử tri của ngài tổng thống, mặc dù nhạc sĩ Gabriel chưa bao giờ kí hợp đồng với ông Sendler. Mà đằng nào thì đó cũng là chuyện ngớ ngẩn. Người ở đây có mấy ai biết đến Peter Gabriel.

– Đến bản thân mình cũng không biết, – Peter thú nhận.

Justus loay hoay đào bới trong khu vực chứa số liệu thống kê của não bộ.

Nhưng cậu không tìm thấy gì.

– Chắc anh ấy không xuất hiện trong Hitparade nhạc trẻ? – cậu hỏi.

– Có chứ, – Bob trả lời.

– Nhưng đã cách đây cả một thời gian dài rồi. Đó là một nhạc sĩ người Anh, người trong thời gian gần đây đã có công khai thác và nâng cao các yếu tố nhạc Châu Phi.

– Cậu chạy về phía giá đựng CD.

– Chờ đã, trong nầy có hai đĩa CD của anh ấy.

Mặc dù Peter rất muốn kể tiếp về sự kiện của đêm hôm trước, cậu còn chưa đi đến đỉnh cao của toàn bộ câu chuyện, cụ thể là lá thư thứ ba, bản copy của nó như đang cháy lên trong túi cậu, nhưng Justus đã nhảy dựng dậy và tiến đến bên Bob.

– Rất có thể có một mối liên quan giưa Mặt Chó Sói và cú điện thoại kia, – cậu nói và rút lấy một trong hai đĩa CD từ tay Bob.

– Mặt Chó Sói đang chơi với lửa. Gã đưa ra từng lời mách bảo một, nhưng gã chơi trò nầy thông minh đến mức bao giờ gã cũng đi trước một bước. Rất có thể cái túi nhựa đó là một dấu hiệu cho chúng ta tìm tòi tiếp ở chỗ ông Sendler. Chắc gã không nghĩ ra được rằng chàng Bob của chúng ta là một chuyên gia âm nhạc.

Bob lúc đó đã vội vàng rút quyển vở mỏng in lời một đĩa CD ra và đọc. –

Mình tìm thấy ngay thôi, – cậu nói, – hầu như mình có thể hát được ra. Trong nầy có một bài ca… khốn nạn, bài nào, hãy nhắc lại những từ chính, nhanh lên, giúp mình đi, – cậu lẩm bẩm.

– Ống nhòm, súng bắn tỉa, dây leo núi, mặt nạ tổng thống, – Justus miệng nói, tay lật một tập lời ca khác.

– … và một cậu bé cô đơn, – Bob bổ sung.

– Các cậu còn nhớ không, đấy là cái dòng kỳ quặc từ lá thư thứ hai.

– Dĩ nhiên, – Justus nói.

– Một cậu bé cô đơn đằng sau một cánh cửa.

– Có đây! – Bob kêu lên và đánh rơi cả đĩa CD vì hồi hộp.

– Đó là một dòng lời của bài hát “Chụp Ảnh Lén”. Nghe nầy! – Bob đặt đĩa CD và dàn nhạc, bấm nút Play. Khi bài hát vang lên, Peter rút bản copy của lá thứ thứ ba ra khỏi túi và mở rộng tờ giấy. Càng nghe nhiều bao nhiêu: Bob thật sự đã tìm ra chìa khoá.

– Nghe nầy, – Peter lên tiếng ngay lập tức khi Bob nhấn nút ngưng máy. –

Mình có mang đến đây một món hàng nóng rẫy! – và cậu đọc:

Ta đã tới gần đích rồi, gã ngu đần Cotta. Còn miếng chẳng biết điều gì. Thú nhận đi, miếng đang lần mò trong bóng tối. Còn ta, ta nhắm vào ánh sáng. Đây là câu chuyện cuối cùng của ta:

Người đán ông nằm trên giường. Anh ta nghĩ: Giờ ta sẽ cho các người biết tay. Giờ ta sẽ cho các người biết tay. Anh ta đứng dậy. Đi ngang qua căn phòng và lấy ra chiếc va-li nhỏ nhắn màu đen. Bình tĩnh, anh ta ráp các bộ phận của khẩu súng bắn tỉa. Cuối cùng thì hôm nay ta sẽ làm điều đó, anh ta nghĩ. Anh ta nhìn xuống đồng hồ. Phía đằng xa kia máy thu hình đang chạy. Tiếng đã bị vặn nhỏ. Các nhà báo đứng thành hàng hai bên. Dòng người còn phải đi qua bốn quãng phố nữa. Người đán ông bước đến bên mành mành và thận trọng dùng ống nhòm quan sát con phố. Đám người ngoài kia bắt đầu reo hò. Người đàn ông mỉm cười. Những gì kẻ khác không trao cho bạn, bạn phải tự đến mà lấy đi, người đàn ông nói và nhìn qua ống ngắm trên khẩu súng. Ta nhắm vào ánh sáng.

– Peter! – Justus kêu.

– Có phải đó là lá thư thứ ba? Tại sao bây giờ cậu mới cho bọn mình nghe?

Trước khi Peter kịp trả lời, Bob đã chen vào.

– Trời ơi! Trong lá thư nầy có biết bao nhiêu đoạn trích ra từ bài hát. Giờ mọi chuyện đã rõ rồi! – cậu lấy hơi thành tiếng, giật lấy lá thư và đọc lướt một lần nữa.

– Giờ ta sẽ cho các người biết tay… cuối cùng hôm nay ta sẽ làm điều đó… máy thu hình… tiếng bị vặn nhỏ… các nhà báo… còn bốn quãng phố nữa… tiếng reo hò… Ta nhắm vào ánh sáng.

– Tất cả đều là những lời trích dẫn! Các bạn ơi, mình bỏ cuộc thôi, – cậu nói bằng giọng quả quyết.

– Cậu làm gì?

– Mình phải bỏ cuộc thôi, Justus. Chuyện nầy quá lớn đối với bọn ta! Ở đây không phải chuyện nhỏ nhặt nào cả, mà là một vụ tấn công vào ngài tổng thống nước Mỹ!

Justus đưa hai tay lên ôm đầu.

– Dĩ nhiên, dĩ nhiên, dĩ nhiên! – cậu kêu lên. –

Làm sao bọn mình lại có thể ngu ngốc đến thế được! Tất cả đều cùng trỏ về một hướng đó: mặt nạ tổng thống – nó nói đến nạn nhân. Một cặp ống nhòm – để quan sát khi ngài tổng thống tới. Một khẩu súng bắn tỉa – để sử dũng cho việc gây án. Đó là thông điệp ngầm trong tất cả các câu chuyện của những lá thư. Mà cả bài hát nầy cũng nhắm tới chuyện đó.

Bob gật đầu.

– Chính xác, bài hát nầy đề cập đến vụ ám sát tổng thống Kennedy. Mặc dù lời bài hát không nói thẳng ra như vậy, nhưng suy cho cùng thì nó kể về một kẻ mãi mãi chiến bại, về một cậu bé bị bỏ rơi, kẻ ôm ấp bức tranh tưởng tượng rằng một hành động điên cuồng có thể đưa gã quay trở lại với cuộc đời.

– Mỗi khi đụng đến chuyện âm nhạc là cậu lại giảng giải giống hệt một ngài giáo sư như Justus, – Peter chen vào.

Bob không để cho người ta ngắt lời mình.

– Trong bài hát nầy chỉ là trí tưởng tượng thôi, – cậu nói.

– Cũng may! Nhưng với cái tay Mặt Chó Sói của bọn mình? – cậu nhìn hai bạn.

– Ta phải nói cho chú Cotta biết!

– Chuyện đó thì ta phải làm thôi, – Justus đồng tình.

– Nhưng với điều kiện là bọn mình được tham gia vào chiến dịch nầy của cảnh sát.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN