Mợ Hai Kỳ Bí Truyện - Phần 48
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
341


Mợ Hai Kỳ Bí Truyện


Phần 48


Ngày lành tháng tốt, trời trong nắng đẹp, từ sớm đoàn người nhà họ Trần đã sang nhà ông Phú để đón dâu. Đoàn người rước dâu kéo dài hơn một cây số, toàn là xe hơi, số lượng người đến rước dâu là nhiều không thể đếm xuể, đi nghẹt hết đường. Người dân cũng vì hiếu kỳ mà kéo nhau ra xem, đường xá đã nghẹt giờ còn đông đúc náo nhiệt hơn, cứ như là đang đi lễ hội vậy.
Lúc nhìn thấy chú rể và chú rể phụ bước xuống xe, những người xung quanh xem náo nhiệt phải ồ lên xuýt xoa mấy tiếng. Người thì khen chú rể đẹp trai bá chấy, người thì bắt đầu hâm mộ chú rể phụ. Cả hai anh em nhà họ Trần đều chiếm được lòng của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là giới chị em phụ nữ.
Chưa hết, lúc nhìn thấy dàn mâm quả của nhà trai đưa sang để xin dâu thì mới phải gọi là há hốc mồm. Tổng cộng là 12 mâm quả, mâm nào cũng đầy ắp đồ lễ, vàng miếng tặng cô dâu còn có riêng một mâm, đủ biết độ chịu chi của chú rể là khủng khiếp cỡ nào. Mà hoành tráng như thế này thì cũng đúng thôi, bởi nhà họ Trần giàu có cỡ nào thì ai cũng biết rồi, còn nhà ông Phú nghe đâu cũng đâu có phá sản. Nhiêu đây mâm quả cũng chưa gọi là gì thấm thía so với của hồi môn mà ông Phú dặng tặng riêng cho con gái cưng đâu!
Cô Ba Yến bình thường đã xinh đẹp động lòng người, hôm nay là ngày cưới của cô, dáng vẻ của cô phải nói là kinh diễm đến không thể tưởng tượng nổi. Một thân áo dài đỏ truyền thống được thiết kế riêng cho cô, vừa vặn đến từng centimét. Tóc búi cao sau đầu, không đính trang sức vì lát nữa mẹ chồng sẽ đính trâm cài gia bảo lên cho cô. Cô Ba Yến trang điểm rất nhạt, bởi từ da mặt cho đến mắt mũi môi, tất cả ngũ quan trên mặt đều hoàn hảo đến mức không có khuyết điểm. Lúc cô Ba xuất hiện để làm lễ, cả đoàn người nhà trai đều phải xuýt xoa thầm trong lòng, bởi nhan sắc của cô dâu quả thực là thứ không có cách nào xem thường được.
Thế Phong đón được tay Thanh Yến, trên môi anh là nụ cười không dứt ra được, tay anh nắm chặt lấy tay cô, vĩnh viễn đều không muốn tách rời. Anh xem cô như là trân châu bảo bối trong lòng anh, vậy nên ánh mắt mỗi khi nhìn thấy cô của anh đều trở nên khác biệt hơn bao giờ hết.
Ông Phú nhìn con gái và con rể xứng đôi vừa lứa đẹp rực rỡ như một bức tranh ở trước mặt ông, trong lòng ông vui mừng đến muốn khóc. Ông sống mấy chục năm trên đời, ngoài lúc ông lấy vợ, ngoài lúc vợ ông sinh con, thì đây có lẽ là khoảnh khắc đắc giá nhất mà ông đã từng trải qua. Con gái bảo bối của ông cuối cùng cũng đã có gia đình rồi, không còn là đứa con gái nhỏ mà ông luôn tâm niệm trong lòng nữa. Ông là vừa vui mừng mà cũng vừa tiếc nuối, bởi viên ngọc mà ông nâng niu không nỡ buông tay cuối cùng cũng phải trao lại vào tay cho người khác. Cái cảm giác này…
Đang còn dằn vặt trong lòng thì nghe thấy tiếng nhắc nhở trao của hồi môn cho con gái của trưởng tộc, ông Phú vội vàng đứng dậy, làm ăn giao thiệp trên thương trường cũng đã lâu, vậy nên ông Phú nói chuyện rất sành sỏi, chữ nghĩa cũng không thua kém gì ai.
Đi tới bên cạnh con gái, ông Phú dõng dạc tuyên bố.
– Con gái, cha chỉ có mình con, vậy nên của hồi môn của con cũng là tất cả tài sản mà cha có. Thứ nhất, cha cho con 5 căn nhà, 3 căn ở quê và 2 căn ở thành phố, sổ đỏ đứng tên của con. Thứ hai, cha cho con 2 quyển sổ tiết kiệm tại 2 ngân hàng, cộng thêm 50 phần trăm cổ phần công ty của cha. Thứ ba, cha cho con một khoản tiền mặt là x tỷ, cộng thêm 5 bộ trang sức. Tiền thì nhiều quá nên cha không đem ra, cha cho người để tiền trong vali lát nữa đem theo về nhà chồng cho con. Còn sổ đỏ, sổ tiết kiệm và trang sức, cha tặng liền cho con.
Ông Phú vừa nói dứt lời, hai người làm thân cận ở phía trong liền đem hai khây gỗ đặt lên trên bàn lễ. Sổ đỏ và sổ tiết kiệm đặt trên bàn, còn trang sức thì được đeo hai bộ lên người Ba Yến, còn ba bộ thì để tượng trưng, vì nhiều quá không thể đeo hết.
Ba Yến hốc mắt đỏ ửng nhìn cha mình cặm cụi đeo trang sức vào cho cô, lòng cô vừa vui mừng mà cũng vừa chua xót kiểu gì rất kỳ lạ. Mặc dù cô lấy chồng gần, từ nhà chồng về nhà mẹ đâu có bao xa, thế nhưng cô vẫn cảm thấy buồn bã trong lòng rất khó diễn tả, cảm giác cứ như cô không còn là đứa con gái nhỏ của cha cô nữa vậy. Lại còn thấy thương cha khi chiều tà về, sẽ không còn ai ríu rít cùng cha ăn cơm mỗi bữa. Cô công nhận là từ nhỏ cô đã không sống gần cha, nhưng đó là với khi cô chưa lấy chồng, chưa lập gia đình, còn bây giờ thì…
Nhịn không được xúc động, Ba Yến ôm chằm lấy ông Phú, đã cố gắng kìm chế nhưng cô vẫn rưng rưng nước mắt mà nỉ non.
– Cha… bộ cha tính là con đi lấy chồng rồi không về nữa hay sao mà cha cho con nhiều của hồi môn vậy?
Ông Phú xúc động còn hơn cả con gái, trước mặt bao nhiêu người, ông không ngại mà rơi nước mắt ôm lấy con gái thủ thỉ.
– Về chứ, con mà không về thì cha cũng tới thăm con. Cái này là cha cho con làm của hồi môn trong ngày đi lấy chồng, chứ cha còn nhiều lắm, đợi ngày nào con cũng về để lấy, lấy hết đời này cũng chưa hết đâu con… vậy nên cứ về… ngày nào cũng về thăm cha nha con!
Hai cha con ôm nhau khóc, làm cho người dự lễ ở dưới cũng không nhịn được mà xúc động theo. Bởi ai không biết ông Phú đơn chiết, bây giờ có mỗi mụn con gái cưng cũng đi lấy chồng, sau này nhà cửa trống hoe, nghĩ tới thì rõ ràng là chua xót…
Thế Phong nhìn thấy cảnh tượng xúc động trên, anh cũng không nhịn được đau lòng. Dang cả hai tay ôm vợ và cha vợ vào lòng, giọng anh rất dịu, vừa là an ủi cũng vừa là hứa hẹn với cả hai người.
– Cha thương vợ con, ơn sinh thành dưỡng dục này cả con và Tiểu Yến suốt đời đều không dám quên. Cha yên tâm nha cha, con hứa sẽ không ràng buộc sự tự do của em ấy, cũng không bắt em ấy phải lao tâm quá nhiều vì việc của nhà con. Chỉ cần cha nhớ con gái, bất cứ lúc nào con rảnh con đều sẽ đưa em ấy về thăm cha…
Ông Phú biết con rể là một đứa có lòng hiếu kính, lại nghe con rể nói như vậy, ông cũng yên tâm hơn phần nào. Ông gật gật đầu, lấy khăn giấy lau nước mắt, ông trước là vỗ vai con rể trao ánh mắt tin tưởng. Sau đó, ông lại hướng về phía bà sui gia đang ngồi trên ghế, ông nghiêm túc gửi gắm.
– Dạ chị sui, con gái tui mất mẹ từ nhỏ, nó thiếu thốn tình thương của mẹ, vậy nên có đôi lúc con nó không khôn khéo lanh lẹ được như người ta. Sau này con nó về làm dâu chị, chị thương cha con tui, con nó có gì không hiểu biết, nhờ chị dạy dỗ uốn nắn thêm. Thân tui có mỗi nó là con, tui thương lắm, tui cảm ơn chị, trăm sự cha con tui nương cậy hết vào chị!
Bà Hai thân người không được khỏe nhưng hôm nay là ngày vui của con trai bà, bà dù có lấy hơi lên cũng phải cố tỏ ra vui vẻ để trọn vẹn ngày cưới của con trai. Lúc này nghe ông Phú nói như vậy, bà liền nhờ người dìu đứng dậy, đi tới trước mặt cha con ông Phú, bà nở nụ cười chan hòa, nắm lấy tay của con dâu lớn, bà dịu giọng, lên tiếng.
– Dạ anh sui yên tâm, con bé Yến là cô gái ưu tú nhất xứ Gò này rồi, tôi mừng vui còn không kịp, không có nghĩ sẽ dạy dỗ gì con bé nữa đâu. Cũng cảm ơn anh sui đã nuôi dạy được con bé xinh đẹp, thông minh và hiểu chuyện như vậy… tôi và gia đình tôi cực kỳ trân trọng và yêu quý con bé… anh sui cứ yên tâm giao con gái cho nhà tôi.
Nói rồi, bà Hai lại quay sang nhìn con dâu, bà nhoẻn môi cười nói với cô.
– Làm dâu mẹ, mẹ không cần con phải làm cái gì cao siêu, miễn là con thương Thế Phong, con vì nó mà vun vén cho gia đình mình là được. Hai đứa sống hạnh phúc là mẹ thấy vui rồi, thoải mái nhé con, cảm ơn con!
Bà Hai nói ra những lời thật lòng, tâm bà không giả tạo, đến phút giây này cũng không còn đủ tâm trí để sống giả tạo nữa. Tâm nguyện đầu tiên của bà coi như đã thực hiện được, bà vui còn không hết, mắc gì phải giả tạo!
Thế Phong và Thanh Yến nhìn cha mẹ hai bên trân trọng và quý mến lẫn nhau, phận làm con như hai người đều cảm thấy mừng vui khôn xiết ở trong lòng. Thực sự đến giây phút này, Thanh Yến vẫn không tưởng tượng được rằng sẽ có một ngày mẹ chồng cô lại nói những lời dịu dàng với cô như vậy… thế sự kỳ diệu vô vàng!
Tiếp sau ông Phú, họ hàng thân cận xa gần bên nhà gái sẽ tiến lên tặng quà mừng cho cô dâu và chú rể. Họ hàng bên cô dâu ít người, nhưng quà mừng cũng rất chất lượng. Nhóm bạn của thầy Đại cũng tiếp nối mà gửi quà mừng cho cháu gái, phong bì dày cộp hơn một chục bao, thầy Đại phấn khích đến cười không khép được miệng. Thỉu não nhất là Ngao sư phụ, vừa phải đi quà mừng bên nhà gái, vừa phải đi quà mừng bên nhà trai, thân tâm của ông đau đớn đến khôn cùng…
Tiếp nối khoảnh khắc tặng quà mừng cưới cho cô dâu là tới phiên vợ chồng ông Kỳ Hà. Ông Kỳ Hà tặng riêng cho Thanh Yến một quyển sổ tiết kiệm, còn bà Phấn vợ ông Kỳ Hà thì tặng cho Thanh Yến một bộ trang sức được thiết kế riêng, vô cùng đắc giá.
Chưa hết, cậu Tư Thế Phương cũng đặc biệt tặng quà mừng cho riêng cô dâu là một căn nhà mặt tiền ở thành phố. Đây là quà riêng của cậu dành tặng cho Thanh Yến, không phải quà mừng cưới cho vợ chồng anh trai. Đừng nói là mọi người mà ngay cả Thanh Yến cũng rất ngạc nhiên về món quà mừng riêng này của Thế Phương. Chỉ là Thế Phong không tỏ ra biểu cảm gì khác thường, anh còn bảo cô cứ nhận, đây là thành ý của em trai anh dành riêng cho cô, anh không có ý kiến.
Thế Phương nhìn Thanh Yến, trong mắt anh rõ là có sự mất mác ẩn sâu, anh nhìn cô, giọng nói cũng trầm thấp nhỏ nhẹ.
– Đây là quà riêng mà tôi tặng cho chị làm của hồi môn, thành ý của tôi chắc chị đã hiểu, sau này cũng chỉ mong anh chị sống hạnh phúc. Cảm ơn sự xuất hiện của chị, cũng chúc phúc cho anh chị bạc đầu nghĩa phu thê…
Thanh Yến làm sao không hiểu được cậu Tư đây là có ý gì với cô, nhưng cậu em chồng này quả thực là biết dừng đúng lúc, vậy nên cô cũng không quá cảm thấy ác cảm với cậu. Nhận quà và cảm ơn, Thanh Yến nói vài câu khách sáo vui vẻ, sau đó cũng không nói thêm gì.
Cứ tưởng bên nhà gái tặng quà mừng đã xong, ai ngờ đâu sau khi cậu Tư Phương tặng quà thì đến phiên thầy Đại đại diện cho chú Ba Trần Thiên tặng quà mừng riêng cho cô dâu Thanh Yến. Quà mừng của chú Ba là một tiệm vàng vừa khai trương ở thị trấn Gò, tiệm vàng có tên là Hoài Yến, vừa khai trương mà buôn bán rất phát đạt, là một trong ba tiệm vàng uy tín nhất ở xứ Gò…
Lúc quà mừng của chú ba Trần Thiên được công bố, ai nấy đều ngỡ ngàng và bất ngờ, chỉ riêng vợ chồng cô dâu chú rể là không cảm thấy gì, ngược lại chú rể còn thấy đây là điều hiển nhiên. Không để Thanh Yến nhận quà, lần này chú rể đột nhiên đại diện cô dâu nhận quà mừng. Anh biết đây là tâm thành của Trần Thiên, nhưng quả thật quà mừng này cũng có hơi phô trương quá rồi. Còn đặt cả cái tên là Hoài Yến, ý là bảo mãi nhớ thương về vợ anh à? Cái tên Trần Thiên này, thân thì không dám đến dự đám cưới nhưng ý đồ vẫn rõ ràng như vậy, đáng ghét thật!
Thầy Đại sau khi đại diện Trần Thiên tặng quà mừng cho Thanh Yến, trên mặt là nụ cười tươi tắn rực rỡ, thầy khẽ giọng, nói với cháu gái.
– Đấy là quà của anh con, hai đứa cứ nhận, không phải nghĩ nhiều. Tất cả mọi chuyện đều đã trở thành chuyện cũ nên đặt trong lòng rồi, Trần Thiên không tự tay tới tặng cho con thì cũng là vì muốn tốt cho con thôi. Được rồi, hai đứa sau này phải sống cho thật tốt, tất cả mọi người đều đang chúc phúc cho con…
Thanh Yến gật khẽ đầu, cô nhìn Đại Đại, lại thấy muốn khóc. Cô lúc này đột nhiên dang tay ôm lấy ông, thì thầm nói những lời ngọt ngào cảm ơn.
– Đại Đại, cảm ơn người đã cưu mang con, sau này người đừng đi chơi xa quá, con tìm người không được con sẽ nhớ người lắm.
Đại Đại vốn kìm chế rất giỏi, lúc này nghe cháu gái nhủ thầm với ông như vậy, ông cũng sụt sùi mà mắng yêu.
– Mít ướt quá đi! Con lấy chồng rồi thì lo mà chăm sóc cho chồng, còn tìm ta làm gì? Nín đi, không có khóc, ta hứa với con là sẽ đem theo điện thoại, để con gọi lúc nào cũng được.
Thanh Yến gật gù, cô mếu máo nói thêm.
– Nhớ phải sạc pin đầy đủ…
Thầy Đại vỗ vỗ lưng cô an ủi, thầy cười trả lời.
– Ờ, mua thêm cục sạc dự phòng nữa, chịu chưa?
Thầy trò hai người này trước sau như một, nói chuyện lúc nào cũng làm cho người ta cảm thấy quái dị và buồn cười hơn bao giờ hết!
Sau khi làm lễ ở nhà gái, nhà trai xin phép đón dâu để cho kịp giờ làm lễ bên nhà thờ họ. Bà Hai đích thân nắm tay dắt con dâu ra khỏi cửa, đây là hành động tuyên bố cho việc bà Hai của nhà họ Trần rất hài lòng về cô con dâu trưởng này.
Lúc người dân nhìn thấy cô dâu xuất hiện, tất cả mọi người đều đồng loạt ồ lên một tiếng hết sức trầm trồ. Mãi cho tới thời điểm hiện tại, được nhìn thấy nhan sắc rực rỡ của mợ Hai nhà họ Trần, mọi người mới gật gù cảm thán trước sự lựa chọn quá đúng đắn của bà Hai và cậu Hai. Mợ Hai này vừa đẹp, nhà vừa giàu mà còn vừa được lòng của rất nhiều người, bảo sao cô ấy không được chọn. Chỉ cần nhìn cử chỉ chăm lo của cậu Hai dành cho mợ Hai, rồi nhìn vào cái nắm tay của bà Hai dành cho con dâu, rồi nhìn cả của hồi môn của riêng cô dâu là đủ biết mợ Hai này “xịn” tới cỡ nào. Trang sức đeo đầy người, đi phía sau cô dâu là từng khây trang sức và của hồi môn… quả là chấn động cả một vùng mà!
Đoàn người rước dâu nối đuôi nhau đi về phía nhà thờ tổ của họ Trần, rộn ràng nhộn nhịp như một lễ hội. Hai bên đường người dân nhìn theo không rời mắt, ở đâu cũng thấy người, người đứng xem rước dâu dài từ họ nhà gái sang tới họ nhà trai… đây là một tiền lệ chưa từng có ở xứ Gò!
Rước dâu về đến nhà thờ tổ, cậu mợ Hai phải tiếp tục làm lễ hơn hai giờ đồng hồ nữa mới được nghỉ ngơi, đến trưa là đãi tiệc, đến chiều mới có thể gọi là hoàn thành hôn lễ. Vì đây là hôn lễ của con trai trưởng nhánh chính của dòng họ nên nghi thức làm lễ là cực kỳ rườm rà và bắt buộc phải đầy đủ. Sau này nếu cậu Tư có lấy vợ thì cũng không nhất thiết phải nhiều nghi thức như thế này, nhưng riêng hôn lễ của cậu Hai thì phải bắt buộc.
Khấn ba khấn trước ban thờ gia tiên, bước cuối cùng là thề nguyện. Thế Phong nắm chặt lấy tay Thanh Yến, anh trước là nhìn cô, sau đó hướng dưới đại sảnh, trước mặt hàng trăm người của dòng họ Trần mà tuyên bố.
– Tôi, Trần Thế Phong xin tuyên thề, cả đời này chỉ yêu thương, trân trọng và có duy nhất một mình Hạ Thanh Yến là vợ. Chung thủy không hai lòng, không nạp vợ bé, không có con riêng… nếu tôi làm trái lời thề… xin nguyện chịu tội tàn đời tàn kiếp. Tuyên thề!
Thanh Yến ngỡ ngàng nhìn Thế Phong, chỉ là khi nhìn thấy ánh mắt kiên định của anh, lòng cô như đã hiểu rõ, cũng vô thức vui sướng đến tận Trời.
Mà lời tuyên thề này của cậu Hai Phong cũng đã làm cho dòng tộc nhà họ Trần xôn xao bàn luận suốt một thời gian dài. Bởi trong lịch sử lời thề trong hôn lễ thì chưa từng có một lời thề nào quyết tuyệt và cực đoan như vậy. Không lấy thêm vợ, không có con riêng, tiền lệ quả thật là chưa từng có…
Tất nhiên sẽ có người đồng tình, nhưng cũng sẽ có người không đồng tình và bắt cậu Hai phải giải trình trước dòng tộc. Nhưng đó là chuyện của sau này, mà cậu Hai cũng chẳng quan trọng về việc người trong tộc họ chê trách hay là khen ngợi cậu. Bởi lời thề này của cậu là lời thề xuất phát từ tận máu huyết của cậu, cậu không cảm thấy hối hận, vĩnh viễn cũng không thấy hối hận một chút nào!
Hôn lễ của cậu mợ Hai nhà họ Trần được xem là hôn lễ thế kỷ bậc nhất ở xứ Gò. Bởi ngoài việc hôn lễ được tổ chức hoành tráng và long trọng thì còn thêm cả của hồi môn của cô dâu là chủ đề khiến cho người dân xứ Gò bàn tán cực kỳ xôm tụ vào những lúc rảnh rỗi tụ họp. Mọi người tò mò về quà cưới của cậu Tư Phương, cũng tò mò thêm về quà cưới kỳ lạ của chú Ba Trần Thiên. Nhưng dù cho có tò mò đến thế nào thì tò mò cũng chỉ là tò mò, bởi sự tò mò này của mọi người đều mãi mãi sẽ không được giải đáp…
Tới mãi sau này, người dân của xứ Gò đều tâm tâm niệm niệm rằng, có ba thứ ở xứ Gò mà đến cả con nít cũng phải gật đầu xác nhận. Thứ nhất đó là nhan sắc kinh diễm của mợ Hai nhà họ Trần, thứ hai đó là sự giàu có truyền đời của dòng họ Trần và thứ ba chính là sự sụp đổ kỳ lạ của nhánh chính họ Trần thời kỳ đương kim!

Yêu thích: 4.4 / 5 từ (7 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN