Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện - Lã Trĩ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
216


Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện


Lã Trĩ


Nhà Tây Hán

70. Lã Trĩ

Lữ Trĩ (hay Lã Trĩ) là con gái của Lã Công vùng Đơn Phụ, Sơn Dương. Cha nàng, được sử gia Quách Mạt Nhược cho rằng là hậu duệ của Lã Bất Vi. Nàng có tên tự là Nga Hủ (hoặc Nga Nội), là con thứ tư trong nhà. Ngay từ nhỏ nàng đã tỏ ra là một cô bé cứng rắn. Có lần vì tự tiện cắt áo của mẹ, bị mẹ đánh nàng không hề khóc. Lên 16- 17 tuổi, Lã Trĩ đã có nét đẹp làm rung động lòng người. Ngoài việc thêu thùa may vá ra nàng còn được học chữ, luyện viết chữ khải (một lối viết chữ của người Trung Quốc để phân biệt với lối viết chữ thảo (viết tắt nhanh) ). Nàng cũng theo các anh mình học đánh gậy múa thương.

Lã Công vốn xem Lã Trĩ như ngọc, ông muốn tìm một chàng rể vừa ý nhưng mãi không được. Vì giỏi xem tướng nên ông biết được hậu vận của mỗi người. Có lẽ vì vậy ông chưa tìm người mai mối cho con gái mình dù có rất nhiều chàng trai gạ hỏi. Trong dân gian có người nói rằng Lã Trĩ có số sát phu nguyên ai từng có ý đem sinh lễ đến nhà nàng để hỏi cưới là ngay lập tức liền bị tai bay vạ gió. Nhưng theo lý giải cũa Lã Công đó là vì nàng chưa gặp được người phù hợp để làm trượng phu của mình.

Năm nọ vì việc tranh chấp mua bán hoa viên với một người cùng làng mà hai bên trở mặt thành thù. Vậy là Lã Công dời Đơn Phụ đến đất Tiết (tức Bái Huyện) để tránh trả thù. Đến Bái Huyện, ông trở thành một người được trọng vọng. Tiệc lớn nhỏ trong vùng do quan mở ra ông đều được mời đến. Một lần quan huyện mở tiệc mừng thọ mời ông tham gia. Hào kiệt trong vùng đến chúc thọ rất đông. Trong đó có một người, không ai khác đó chính là con rẻ tương lại của ông, Hán Cao Tổ sau này khi ấy là Tứ Thủy đình trưởng Lưu Bang.

Lưu Bang được sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Phong thuộc Giang Tô. Tên cha mẹ của ông không được ghi lại trong lịch sử và chỉ được gọi là “Lưu Thái Công” và “Lưu Ẩu”. Người ta nói rằng mẹ ông do mang thai với rồng mà sinh ra Lưu Bang. Đế Nghiêu, người có nguồn gốc từ Hoàng Đế được tuyên bố là tổ tiên của Lưu Bang. Hầu hết các gia đình quý tộc của Trung Quốc đều tuyên bố là có nguồn gốc từ Hoàng Đế. Tương truyền rằng khi ông nằm ngủ, người ta nhìn thấy một con rộng bay lượn trên đầu ông nên dù ông chỉ là chức đình trưởng nhỏ bé song ai cũng nể phục.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Lưu Bang có mũi cao, râu dài giống rồng và có 72 nốt ruồi trên chân trái. Ông không lo nghĩ đến sản nghiệp, không câu nệ chuyện nhỏ nhặt. Tính tình tuy khá buông thả (Sử ký mô tả là “thích rượu và gái”), song lại thẳng thắn, lôi cuốn, lại biết nhẫn nhục và khoan dung.

Lại nói về chuyện tiệc mừng thọ, theo lẽ người nào đem tiền nhiều sẽ ngồi trên, ít sẽ ngồi dưới. Lưu Bang khi ấy không đem theo tiền gì cả nhưng khi bước qua khỏi cổng lại ăn nói oang oang. Lã Công khi ấy đã chú ý nên khi Lưu Bang vừa qua cửa ông đã vội đứng lên mời ngồi một là để nói chuyện, hai là để xem tướng. Sau khi tan tiệc, hai người vừa đi dạo trong hoa viên nhà Lã Công vừa trò chuyện một vòng. Tình cờ, Lưu Bang nhìn thấy Nga Nội đang đứng hái hoa. Vốn nghe tiếng nàng xinh đẹp nay tận mắt nhìn thấy khiến Lưu Bang không khỏi ngẩn ngơ. Sau khi nàng tiến đến hành lễ chào rồi bước vào trong, Lã Công và Lưu Bang đã nói chuyện thiên hạ, ông khuyên Lưu Bang nên nhẫn nhịn chờ thời làm việc lớn. Và cũng tại đậy, ông đã có ý muốn gả Lã Trĩ cho Lưu Bang. Lưu Bang mừng rỡ liền gọi ông là ông nhạc.

Sau khi chọn ngày cử hành lễ cưới, Lưu Bang liền đem sính lễ đến nhà cưới nàng Lã Trĩ. Khi ấy Lưu Bang đã 33 tuổi, còn Lã Trĩ thu ông những 15 tuổi. Về nhà chồng, nàng tỏ ra siêng năng, nhất mực nghe theo lời chồng. Năm sau, nàng đã hạ sinh một cô con gái (chính là lỗ Nguyên công chúa). Ba năm sau, nàng sinh ra một câu con trái kháu kỉnh tên Lưu Doanh.

Năm 209 TCN, Lưu Bang khởi nghĩa chống nhà Tần, sau đó cùng Nạng Vũ tranh giành thiên hạ. Hai người anh bà là Lã Trạch, Lã Thích đều làm tướng dưới quyền Lưu Bang, theo Lưu Bang đi đánh dẹp. Anh cả bà là Lã Trạch tử trận, hai người con là Lã Đài, Lã Sản đều được phong tước hầu.

Năm 205 TCN, Lưu Bang nhân lúc Hạng Vũ sa lầy chiến tranh ở Tề, bèn cùng các chư hầu tiến vào đánh chiếm kinh đô Tây Sở là Bành Thành. Do có nhiều chư hầu quy phục, thanh thế rất lớn nên Lưu Bang chủ quan, bị Hạng Vũ mang 3 vạn quân về đánh cho đại bại. Lưu Bang vội vã bỏ chạy. Lã Trĩ cùng cha chồng là Lưu Công bị quân Tây Sở bắt được.

Hạng Vũ bắt được hai người, sai giam lại làm con tin. Lúc đó Lã Trĩ vẫn có người xá nhân của Lưu Bang bị lạc lại là Thẩm Tự Cơ theo hầu hạ. Lã Trĩ và cha chồng bị giữ ở Tây Sở 2 năm.

Năm 203 TCN, Lưu Bang và Hạng Vũ giảng hòa, giao ước lấy Hồng Câu làm ranh giới, Hạng Vũ bèn tha cho Lưu Công và Lã Trĩ về với Hán vương Lưu Bang. Lã Trĩ được phong là Hán vương phi . Năm sau (202 TCN), Lưu Bang hợp sức với các chư hầu diệt được Hạng Vũ, làm chủ cả thiên hạ. Như vậy, Lã hậu Lã Trĩ là người phụ nữ đầu tiên mang tước hiệu hoàng hậu trong lịch sử Trung Quốc (sau khi chồng nàng qua đời nàng đã lên làm Hoàng Thái hậu rồi Thái Hoàng thái hậu, lâm triều xưng đế 15 năm). Nàng cùng Võ Tắc Thiên nhà Dường, Từ Hi Thái hậu nhà Thanh là những người phụ nữ chuyên chính quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Lên ngôi Hoàng hậu, việc đầu tiên của Lã hậu chính là đoạt ngôi thái tử cho con trai bà, Lưu Doanh bở lúc này, Hán Cao Tổ Lưu Bang đang rất sủng ái Thích Cơ (Thích phu nhân). Nếu trong cuộc chiến Hán- Sở tranh hùng phải sống nay đây mai đó, Hạng Vũ nhất mực chung tình, trước sau chỉ có Ngu Cơ, Lưu Bang lại lưu tình khá nhiều nào Thích Cơ, Bạc Cơ, Tào Cơ…đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nên sự tàn độc của Lã hậu sau này. Bởi không thể giữu được trái tim của quân vương thì chỉ còn cách ra tay với tình địch của mình mới mong giữ vững được vị trí của bản thân và tiền đồ cho con trai của mình. Bà đã tìm mọi cách để móc nối triều thần để đưa Lưu Doanh lên ngôi Thái tử. Còn đối với các tình nhân của chồng, bà sát hại không thương tiếc. Sau cùng, khi chồng mất, con trai bà cùng được lên ngôi hoàng đế nhưng chỉ là ông vua bù nhìn mà thôi.

Trong số nhiều công thần bị Hán Cao Tổ trừ khử để phong cho các con mình thay thế làm chư hầu, Lã Hậu tham gia trực tiếp vào 2 vụ. Đó là cái chết của Hàn Tín và Bành Việt

Năm 197 TCN, Trần Hy làm phản ở đất Cự Lộc. Lưu Bang triệu tập Lương vương Bành Việt đến hội quân để đánh Hy, nhưng Bành Việt cáo ốm không đi, chỉ cho bộ tướng đi thay. Lưu Bang bèn sai sứ bất ngờ đến bắt Việt giải về Lạc Dương. Lưu Bang nghĩ Việt có công lao nên không giết mà chỉ đày vào huyện Thanh Y, đất Thục.

Đúng lúc Lã hậu từ Trường An ra Lạc Dương thì gặp Bành Việt ở đất Trịnh. Bành Việt đến xin gặp Lã hậu để kêu oan, nhờ bà nói với Hán Cao Tổ tha tội, xin được về quê Xương Ấp. Lã hậu nhận lời, nhưng khi trở về Lạc Dương bà lại khuyên Lưu Bang rằng:

_ Bành Việt là dũng tướng, nếu thả vào đất Thục mà dấy quân làm phản thì để ẩn hoạ cho mình, chi bằng giết luôn để trừ hậu hoạ.

Lưu Bang nghe theo. Lã hậu bèn sai một môn khách của Bành Việt đứng ra tố cáo rằng: Bành Việt muốn xin về Xương Ấp, thực chất là để làm phản. Lưu Bang và Lã hậu cứ theo đó, sai Đình uý Điền Khai làm án, lệnh giết cả họ Bành Việt.

Danh tướng Hàn Tín có công lao lớn nhất trong các công thần mà Lưu Bang rất đề phòng trong nhiều năm, đã lừa bắt về kinh đô nhưng vẫn lo ngại. Cùng trong vụ Trần Hy làm phản, trong khi Lưu Bang mang quân đi dẹp thì Lã Hậu cầm quyền ở kinh đô sai thừa tướng Tiêu Hà đến gặp Hàn Tín dụ rằng:

_ Trần Hy đã chết, các chư hầu, các quan đều đến mừng. Tuy ngài ốm, cũng xin cố gắng vào mừng.

Hàn Tín theo Tiêu Hà vào cung, Lã Hậu lập tức sai võ sĩ trói lại, kết tội Hàn Tín đồng mưu với Trần Hy làm phản và mang chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc. Sau đó bà giết cả ba họ nhà Hàn Tín. Sau này Lưu Bang đã dẹp xong quân của Trần Hy trở về kinh đô, nghe tin Hàn Tín chết vừa mừng vừa thương.

Năm 195 TCN, Lưu Bang mất, đã bốn ngày nhưng Lã hậu chưa báo tang. Vì thái tử Lưu Doanh còn nhỏ, Lã hậu sợ các tướng không phục sẽ làm loạn, do đó bàn mưu với Thẩm Tự Cơ định giết chết các công thần.

Tướng Lịch Thương ở kinh thành biết mưu đó, khuyên Thẩm Tự Cơ nên can Lã hậu không thực hiện ý định này, vì sẽ kích động các tướng đang cầm quân ở ngoài làm phản. Thẩm Tự Cơ vội đi nói với Lã Hậu. Lã hậu nghe ra, bèn báo tang Hán Cao Tổ. Vì vậy không xảy ra biến cố nào.

Thái tử Lưu Doanh lên nối ngôi, tức là Hán Huệ Đế, Lã hậu được tôn làm Hoàng thái hậu. Tuy Huệ Đế làm vua nhưng việc điều hành triều đình do Lã thái hậu quyết định. Huệ Đế thực chất không có quyền hành. Còn về các đứa con khác của Hán Cao Tổ, bà đều tùy người mà xử trí.

Mùa đông năm 194 TCN, những người anh em là Nguyên vương nước Sở, Điệu vương nước Tề (Lưu Phì) đến chầu. Huệ Đế cùng ăn tiệc và uống rượu với Tề vương trước mặt thái hậu. Vì ông cho rằng Lưu Phì là anh nên để ngồi ghế trên theo lễ những người trong nhà. Thái hậu nổi giận, bèn sai rót hai chén thuốc độc đặt trước mặt mình, sai Lưu Phì chúc thọ. Phì đứng dậy, Huệ Đế cũng đứng dậy nâng chén muốn cùng chúc thọ với Tề vương. Thái hậu sợ quá, thân hành đứng dậy hắt chén rượu của Huệ Đế.

Tề vương lấy làm lạ, do đó không dám uống, giả vờ say đi ra. Khi hỏi, Lưu Phì biết đó là thuốc độc. Tề vương sợ hãi, tự cho rằng không thể ra khỏi Trường An nên rất lo lắng. Quan nội sử của Tề vương tên là Sỹ nói với Tề vương:

_ Thái hậu chỉ có một mình hoàng đế và công chúa Lỗ Nguyên. Nay đại vương có hơn 70 thành, mà công chúa chỉ có vài thành, nếu đại vương quả thực đem một quận dâng cho thái hậu để làm ấp tắm gội của công chúa, thì thái hậu thế nào cũng mừng rỡ và đại vương cũng không lo ngại gì.

Tề vương bèn dâng quận Thành Dương, tôn công chúa Lỗ Nguyên làm Vương thái hậu. Lã Hậu mừng rỡ bằng lòng, bèn đặt tiệc rượu ở cung riêng của vua Tề, sau khi uống chén rượu vui vẻ, thái hậu cho Tề vương trở về nước mình.

Sau khi giết Triệu vương Như Ý, Lã hậu lập Hoài Dương vương Lưu Hữa lên thay làm Triệu vương.
Lã Thái hậu gả một người con gái họ Lã cho Lưu Hữu nhưng không được Lưu Hữu sủng ái. Lã thị bèn tìm cách vu cáo với Lã thái hậu rằng Lưu Hữu bắt bình việc bà ta phong vương cho họ Lã. Năm 181 TCN, Lã thái hậu triệu Lưu Hữu vào chầu rồi bắt giam ông lại, bỏ đói cho đến chết.

Sau khi Lưu Hữu qua đời, Lã thái hậu cho an táng ông theo lễ của dân thường rồi lập anh ông là Lương vương Lưu Khôi làm Triệu vương

Sau khi phong Lưu Khôi đến đất Triệu, Lã Thái hậu ép ông lấy con gái của Lã Sản em mình, và giết sủng phi của ông. Tháng 6 năm đó Lưu Khôi vì thương tiếc người sủng phi bèn tự tử chết theo. Ông làm Triệu vương chưa đấy một năm.
Lã Thái hậu lấy cớ Lưu Khôi tự sát, phế con ông, lập Lã Lộc làm Triệu vương.

Do bị mẹ áp chế không thể chống lại được, Huệ Đế buồn rầu sinh bệnh rồi mất sớm năm 188 TCN, khi mới 22 tuổi.

Con qua đời, Lã Thái hậu khóc nhưng không chảy nước mắt. Người con của Trương Lương là Trương Tích Cương làm thị trung, mới 15 tuổi, nói với thừa tướng Trần Bình:

_ Thái hậu chỉ có một mình hoàng đế. Nay hoàng đế mất, thái hậu khóc lại không đau xót, ngài có biết tại sao không?

Trần Bình hỏi vì sao, Tích Cương nói:

_ Hoàng đế không có con lớn tuổi để kế nghiệp. Thái hậu sợ bọn các ông nổi loạn. Nay ông xin cho Lã Đài, Lã Sản, Lã Lộc làm tướng, cầm quân giữ các đạo quân trong phía nam và phía bắc, cho những người con họ Lã vào giữ các chức vụ trong cung. Làm như thế thì thái hậu sẽ yên tâm và bọn các ông may mà tránh khỏi tai họa.

Thừa tướng Trần Bình bèn làm theo kế của Tích Cương. Lã Thái hậu mừng rỡ, lúc ấy khóc mới thảm thiết.

Trương Yên, hoàng hậu của Huệ Đế không có con. Theo Sử ký, Lã hậu mang một đứa trẻ giấu kín vào cung, giả cách rằng Trương Yên có chửa và đến ngày sinh ra đứa bé. Khi Huệ Đế mất, đứa trẻ được đưa lên ngôi, sử gọi là Hán Tiền Thiếu Đế. Bà vẫn nắm quyền điều hành triều chính.

Lên ngôi Thái Hoàng thái hậu rồi Lã hậu còn chuyên quyền hơn. Trước kia, Hán Cao Tổ có dặn dò chỉ ai mang họ Lưu, là người trong dòng họ mới được phong làm Vương. Còn bà, sau khi lên làm Thái Hoàng thái hậu, bà đã phong Vương cho con cháu họ Lã khiến cho họ Lưu không ít người tức giận. Chuyện này cũng không phải là khó hiểu là bao. Phong quan tước, phong Vương cho người bên họ của mình cốt là để củng cố quyền lực của bản thân, bởi căn bản việc bà “buông rèm nhiếp chính” đã đi ngược lại với lẽ phải thời bấy giờ, thêm vào đó chính sách cai trị của Lã hậu quả thật quá tàn nhẫn. Nhưng nếu họ Lã làm nên việc, chắc chắn họ Lưu sẽ không tức giận. Sau khi phong Vương, họ Lã càng hống hách, chuyên quyền, không coi họ Lưu ra gì, sử gọi đây là nạn ngoại thích lần 1 của nhà Hán (sau này nạn ngoại thích một lần nữa diễn ra dưới thời Vương Chính Quân làm hậu). Ngoài ra, bà còn cất nhắc tình nhân Thẩm Tự Cơ từng theo hầu hạ bà trước kia lên làm Tả thừa tướng. Tư Mã Thiên đã kín đáo chép về việc này trong Sử ký: “Tả thừa tướng không làm việc, thường lo việc ở trong cung”. Tự Cơ được tin dùng, lũng đoạn triều Hán, nhiều quan lại muốn được việc phải nhờ cậy

Năm 184 TCN, Thiếu đế lớn lên, nghe nói mẹ mình bị Lã thái hoàng thái hậu giết, còn mình không phải là con của hoàng hậu Trương Yên, bèn nói:

_ Hoàng thái hậu có làm sao thể giết mẹ ta mà gọi ta là con? Giờ ta còn bé, nếu ta trưởng thành thì sẽ thay đổi.

Lã thái hoàng thái hậu nghe nói rất lo lắng, sợ Thiếu đế chống lại mình, bèn giam Thiếu đế ở cung Vĩnh Hạng, nói rằng hoàng đế bị mắc bệnh nặng không thể gặp người ngoài được. Bà loan tin Thiếu đế bị bệnh nặng không làm hoàng đế được, nên lập người khác. Không ai dám ngăn cản, bà bèn sai giết Thiếu đế và lập một người con khác của Huệ đế là Thường Sơn vương Lưu Nghĩa (hay Lưu Hồng) làm hoàng đế, tiếp tục cầm quyền chính trong triều.

Tháng 7, năm 180 TCN, Lã thái hậu mắc bệnh nặng. Biết mình không qua khỏi, bà phong cháu Lã Lộc làm thượng tướng quân thống lĩnh Bắc quân, cho Lã vương Sản làm tướng quốc thống lĩnh Nam quân, khống chế lực lượng hộ vệ trong hoàng cung. Bà nói với con em họ Lã:

_ Khi Cao tổ bình định xong thiên hạ, cùng các đại thần có lập lời thề: ngoài họ Lưu không lập làm Vương, nếu lập thì cùng nhau tiến đánh. Hiện tại lại nhiều người họ Lã được phong Vương, một số đại thần chưa chắc đã phục. Ta quy tiên rồi, nhà vua còn nhỏ, ta e rằng một số đại thần sẽ làm cuộc binh biến. Các ngươi phải nắm vững quân đội, giữ vững cung cấm, nhanh chóng khống chế họ nổi dậy là quan trọng, còn việc tang ma của ta cũng không phải là việc quan trọng lắm.

Lã hậu còn viết chiếu thư, mục đích trấn an các chư hầu, các tưởng… trong chiếu thư có đoạn:

“Phàm các vua chư hầu thì thưởng một ngàn vàng, các tướng, các liệt hầu, lang, sử thì căn cứ vào chức vụ mà thưởng nhiều hay ít.”

Lã hậu còn sắp xếp Lã Sản làm Tướng quốc, con gái của Lã Lộc làm Hoàng hậu. Xong xui, bà trút hơn thở cuối cùng hưởng thọ 61 tuổi, kết thúc 15 năm chuyên quyền của mình.

Đoạn kết Lã hậu bản kỷ trong Sử ký ghi nhận: “Thời Lã hậu cầm quyền tuy có làm đảo lộn cung đình nhà Hán, giết hại các hoàng tử nhà Hán nhưng không làm xáo trộn đời sống xã hội, ít dùng hình phạt với dân chúng, thiên hạ được bình yên, nhân dân lo cày cấy, ăn mặc no đủ.”

Sắp xếp chu đáo cho họ hàng của mình là thế song sau khi Lã hậu qua đời, nhà họ Lã vẫn không thể nào tránh được nạn diệt tộc. Trước tiên Tề Ai vương kêu gọi các chư hầu và hưng binh đánh các tướng, Vương họ Lã. Tướng quốc Lã Sản phái Quyền Anh đi trấn áp. Song, Quyền Anh khi đến Vinh Dương đã cùng giao ước với tề Ai vương là án binh bất động lại xem xét thời thế, giao ước với Trần Bình, Chu Bột và lưu Chương trong ứng ngoại hợp diệt trừ họ lã.

Trước hết, Trần Bình tước binh quyền của lã lộc, lại sai Lưu Chương đem quân giết Lã Sản, tống hết gia đình Lã Sản vào ngục rồi chặt đầu tất cả, không kể già trẻ lớn bé.

Tiếp đến là Hán Hậu Thiếu Đế Lưu Hoằng, Tề Xuyên Vương Thái, Hòa Dương Vương Vũ, Thường Sơn Vương Triều cũng bị giết chết. Con của Phàm Khoái và Lã Tu là Tử Khang mới 9 tuổi cũng bị giết, không bỏ sót.

Quyền Anh đứng ngoài cuộc chiến thấy cán cân nghiên hẳn về phía họ Lưu, đại cuộc đã ổn định mới bãi binh. Lúc này, sau trận mưa máu, Vương thất nhà Hán cùng các đại thần đã chọn một trong các người con của Hán Cao Tổ lên làm vua. Và người được chọn đó chính lại Đại Quốc Đại Vương Lưu Hằng, con trai của Hán Cao Tổ và bạc Cơ. Lưu Hằng lên ngôi khi được 23 tuổi, sử gọi là Hán Văn Đế. Ông đã mở ra thời “Văn Cảnh chi trị” huy hoàng cho triều nhà Hán.

Phụng ấn bằng ngọc bích của Lã hậu được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây

Lưu Ấu. Nàng là mẹ của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Sau khi lên ngôi, Lưu Bang đã truy phong mẹ mình là Chiêu Linh Hoàng hậu

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN