Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện
Tuyên Khương + Di Khương
Theo Sử ký, Tuyên Khương là con gái của Tề Hi công, em gái Tề Tương công. Nàng có người em ruột là Văn Khương lấy vua Lỗ Hoàn công, sinh ra Lỗ Trang công.
Vệ Tuyên công cho người sang hỏi con gái Tề Hi công về làm vợ cho con lớn là Cấp Tử. Tề Ly công bằng lòng gả Tuyên Khương cho Cấp Tử, kết thông gia với nước Lỗ. Nghe nói con gái của vua Tề có nhan sắc tuyệt trần, Vệ Tuyên công bèn giành vợ của con, lấy luôn nàng làm vợ mình, gọi là Tuyên Khương. Tuyên Khương lần lượt sinh được 2 con trai là Cơ Thọ và Cơ Sóc, giao cho công tử Tiết giúp đỡ.
Tương truyền: lúc con trai, tức Cấp Tử đến tuổi trưởng thành, Vệ Tuyên Công muốn hỏi vợ cho con nên cho người sang nước Tề hỏi công chúa là nàng Tuyên Khương về làm Thái Tử phi. Trước nhan sắc tuyệt trần của người con dâu, ông Vua này đã không thể kiềm chế được dục vọng của mình, mặc dù bên cạnh nhà vua luôn có các cung tần, mỹ nữ trẻ đẹp khác, nhưng khát khao có người đẹp luôn thôi thúc ông. Để có được người đẹp nhà vua đã lập ra một kế hoạch thập toàn. Vệ Tuyên Công sai người làm một cái đài thật đẹp gọi là Tân Đài rồi cho đưa nàng Tuyên Khương lên ở trên đó. Để thuận tiện cho việc chiếm đoạt con dâu, Vệ Tuyên Công sai Cấp Tử đi sứ nước Tống còn mình thì về Tân Đài ăn ở như vợ chồng với Tuyên Khương. Khi Cấp Tử đi sứ trở về thì thái tử phi vợ mình nay đã trở thành mẹ kế, thứ phi của vua cha mình.
Cấp Tử – con lớn của Tuyên công – vốn là con của một người con gái nước Tề khác là Di Khương – vợ lẽ của Vệ Trang công. Vệ Tuyên công lúc chưa lên ngôi đã tư thông với Di Khương sinh ra Cấp Tử. Sau khi lên ngôi, Tuyên công lập Cấp Tử làm thế tử, giao cho công tử Chức giúp đỡ. Sau Cấp Tử, Di Khương còn sinh ra 2 người con trai khác là Cơ Kiềm Mâu và Cơ Ngoan.
Di Khương thấy Vệ Tuyên công vô đạo, uất ức tự vẫn. Tuyên Khương cùng công tử Sóc muốn hại Cấp Tử, việc này được Vệ Tuyên công đồng tình. Tuyên công sai Cấp Tử đi sứ nước Tề và ngầm sai quân cướp đón đường giết con.
Người con lớn của Tuyên Khương là công tử Thọ lại không đồng tình với mẹ và em, đi báo cho Cấp Tử biết, nhưng Cấp Tử không muốn trái ý cha. Công tử Thọ bèn chuốc rượu cho Cấp Tử say, rồi cắm cờ tinh lên thuyền mình, đi trước cho quân cướp giết để chết thay cho Cấp Tử.
Cấp Tử tỉnh dậy không thấy Thọ, biết Thọ đã chết thay, bèn cho thuyền mình đi lên gặp bọn cướp và xưng là thế tử nước Vệ cho quân cướp giết để thực hiện đúng ý muốn của cha. Quân cướp bèn giết luôn Cấp Tử. Vệ Tuyên công lập Cơ Sóc làm thế tử.
Năm 700 TCN, Vệ Tuyên công qua đời. Cơ Sóc lên ngối ngôi, tức là Vệ Huệ công.
Khi Huệ công lên ngôi còn ít tuổi, công tử Ngoan đã lớn, say mê mẹ kế Tuyên Khương, tìm cách thông dâm. Ban đầu Tuyên Khương không bằng lòng nhưng vì bị công tử Ngoan bắt ép, cuối cùng hai người lấy nhau.
Tháng 11 năm 697 TCN, công tử Tiết và công tử Chức vốn ủng hộ Cấp Tử, bèn làm binh biến, Vệ Huệ công phải bỏ chạy sang nước Tề. Công tử Chức và công tử Tiết lập em của Cấp Tử là Công tử Kiềm Mâu lên ngôi.
Công tử Ngoan và Tuyên Khương lấy nhau, lần lượt sinh ra 5 người con: 3 trai là Tề Tử, Cơ Thân, Cơ Hủy và 2 người con gái. Do quan hệ loạn luân giữa hai người, anh em Cơ Thân và Cơ Hủy vừa là em cùng mẹ khác cha với Vệ Huệ công, vừa là cháu gọi Huệ công bằng chú; còn Tuyên Khương vừa là mẹ vừa là bà trẻ.
Năm 688 TCN, được vua anh Tề Tương công giúp, con bà là Vệ Huệ công trở lại ngôi vua. Kiềm Mâu phải đi lưu vong.
Năm 669 TCN, Vệ Huệ công mất. Cháu nội Tuyên Khương là Cơ Xích lên nối ngôi, tức là Vệ Ý công. Công tử Ngoan qua đời, được truy phong là Chiêu Bá.
Vệ Ý công thích chơi chim hạc, mất lòng dân, bị quân Xích Địch vào đánh và giết chết năm 660 TCN. Tống Hoàn công sang cứu trợ nước Vệ. Do người nước Vệ không có thiện cảm với Vệ Huệ công giết các anh tranh ngôi, không muốn lập lại dòng dõi của Huệ công nên Tống Hoàn công lập người con thứ 2 của công tử Ngoan và Tuyên Khương là Cơ Thân lên nối ngôi, tức là Vệ Đái công.
Nước Vệ mang 2 người con gái của Tuyên Khương và công tử Ngoan gả cho Tống Hoàn công và Hứa Mục công.
Tuy nhiên Vệ Đái công làm vua không được lâu thì mất. Bá chủ Tề Hoàn công – cũng là một người anh em trai khác của Tuyên Khương – lập em Đái công là công tử Hủy lên nối ngôi, tức là Vệ Văn công.
Không rõ Tuyên Khương mất năm nào. Trước sau bà lấy 2 cha con vua Vệ, là mẹ của 3 vua Vệ (Huệ công, Đái công, Văn công) và mẹ của 2 phu nhân chư hầu.
32. Di Khương
Đều là vợ của Vệ Tuyên công và tên có đôi chút giống nhau nên Di Khương hay bị nhầm lẫn chính là Tuyên Khương. Bởi vậy vô hình chung nàng Di Khương phải gánh tội danh loạn luân nặng nề của nàng Tuyên Khương. Hiện nay, tài liệu về nàng không còn nhiều nữa. Song trong phần gia quyến của Vệ Tuyên công đều để tên của nàng và Tuyên Khương trong phần “vợ”. Như vậy chứng tỏ Di Khương và Tuyên Khương là hai người con gái hoàn toàn khác nhau. Trong khi nàng bị con riêng của cha ép hôn thì Tuyên Khương hoàn toàn tự nguyện phạm tội loạn luân. Câu chuyện ngắn ngủi sau hy vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn khách quan hơn và đúng đắn hơn dành cho nàng Di Khương
Bản chất dâm loạn của ông vua này thể hiện từ khi chưa lên ngôi. Di Khương là vợ lẽ của cha Vệ Tuyên Công. Trước vẻ mặn mà của người mẹ kế, Tuyên Công đã không kìm nén được dục vọng bản thân và ấp ủ âm mưu chiếm được người đẹp. Về phần mình, lúc đầu Di Khương không chấp nhận thái độ của người con riêng nhưng sau đó chính Di Khương cũng đã đồng tình thông dâm với Vệ Tuyên Công. Kết quả của mối tình loạn luân này là Di Khương sinh được một trai tên là Cấp Tử. Sau khi lên ngôi, Vệ Tuyên Công lập Cấp Tử làm thế tử.
Sau khi lên ngôi, Tuyên công lập Cấp Tử làm thế tử, giao cho công tử Chức giúp đỡ. Sau Cấp Tử, Di Khương còn sinh ra 2 người con trai khác là Cơ Kiềm Mâu và Cơ Ngoan. Di Khương thấy Vệ Tuyên công vô đạo, uất ức tự vẫn. Tuyên Khương cùng công tử Sóc muốn hại Cấp Tử, việc này được Vệ Tuyên công đồng tình. Tuyên công sai Cấp Tử đi sứ nước Tề và ngầm sai quân cướp đón đường giết con
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!