Núi Rộng Sông Dài - Phần 16
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
1113


Núi Rộng Sông Dài


Phần 16


Lúc sờ vào người mới thấy Giang đã sốt đến mê man, da thịt anh ta nóng bừng, chạm ngón tay vào cũng có cảm giác như phải bỏng.
Có lẽ vì mất nhiều m.áu và phải di chuyển rất lâu trong rừng nên Giang đã kiệt sức. Cơ thể anh ta chằng chịt vết thương, cũng chẳng rõ có gãy cái xương nào hay không, nhưng suốt cả quãng đường tôi không hề thấy anh ta kêu một tiếng, bị sốt cũng không hé miệng nói với tôi. Tôi cứ nghĩ Giang đã ổn rồi, nhưng đến tận bây giờ mới biết là anh ta chưa từng ổn, chỉ là anh ta giỏi chịu đựng và cũng giỏi giả vờ trước mặt tôi mà thôi…
Nghĩ đến đây, trái tim tôi đột nhiên cảm thấy vô cùng chua xót, tôi đưa tay sờ vào mặt Giang, muốn xoa dịu cơn sốt của anh ta, nhưng ở đây không có thuốc thang gì cả, cuối cùng đành phải hạ sốt bằng cách đơn giản nhất, xé vạt áo của mình nhúng vào nước suối, sau đó ủ trong bụng đến khi ấm lên mới mang đắp lên trán anh ta.
Cứ như vậy, khăn lạnh thì tôi lại giặt, lại ủ ấm rồi đắp lên trán Giang, qua 5, 6 lần như vậy thì nhiệt độ trên người anh ta cũng giảm bớt, nhưng lúc này trời cũng bắt đầu chuyển về chiều muộn, ánh sáng trong rừng yếu ớt dần, không gian đìu hiu khiến người ta cảm thấy rõ ràng nhất ba điều: đói, mệt và lạnh.
Tôi đỡ đầu Giang ở trên đùi mình xuống, khẽ nói với anh ta:
– Tôi sang bên bờ kia hái táo rồi quay lại ngay, anh ở đây đợi tôi nhé?
– …
– Tôi không đi lâu đâu, cũng không đi xa, một lúc là tôi quay về ngay thôi.
Anh ta vẫn lặng im không đáp, tôi đói, không còn cách nào, đành phải chạy sang bờ bên kia hái táo.
Sợ để Giang một mình xảy ra chuyện nên tôi không dám đi xa, chỉ quanh quẩn vừa hái táo dại vừa nhìn anh ta. Nhưng đến khi tôi vừa hái được một túi quần táo nặng trĩu thì bỗng dưng lại nghe mấy tiếng “đoàng… đoàng” từ phía xa vọng đến.
Tôi giật mình, quả táo trên tay rơi bịch xuống đất. Sinh sống ở gần rừng từ nhỏ nên tôi biết giờ này chẳng có người dân nào đi săn cả, chỉ có bọn phỉ đang mang sú.ng đi lùng sục bọn tôi thôi. Tiếng s.ú.ng vọng rõ như vậy thì chắc bọn chúng sắp tìm đến chỗ này rồi.
Nghĩ vậy, tôi lập tức quay đầu bỏ chạy, nhưng không phải chạy trốn mà quay ngược về bờ bên kia ôm lấy Giang. Sau hóa trị đợt 2 tôi chỉ còn 45kg, vậy mà chẳng hiểu khi ấy động lực nào khiến tôi có thể nâng được một người đàn ông hơn 70kg như Giang lên, khoác hai tay anh ta vòng qua cổ mình, sau đó cắn răng cắn lợi đứng lên, cõng anh ta chạy.
Tôi đi theo hướng ngược lại với tiếng sú.ng, cứ thế dọc theo dòng suối đi lên hướng Bắc. Lưng tôi bị sức nặng đè xuống, đau đến mức phổi muốn nổ tung, nhưng lúc này sợ đau không bằng sợ c.hế.t, dù chân tôi đạp phải sỏi đá đau buốt, rắn rết bò lổm ngổm khắp nơi, tôi vẫn không dám dừng lại dù chỉ một giây, mím môi ôm lấy đùi Giang rồi cứ thế lảo đảo bước.
Càng vào sâu trong rừng càng lạnh, bóng đêm vừa tối vừa âm u, một mình tôi lần mò tìm phương hướng trong nỗi sợ hãi, không có ai nói chuyện, tôi đành lẩm bẩm một mình:
– Anh cứ yên tâm, bọn phỉ kia không tìm được mình đâu. Ban nãy tôi nghe tiếng súng ở phía Nam, giờ tôi đang chạy lên hướng Bắc, đi nhanh một tý thì bọn nó không tìm được.
– …
– Anh đừng c.hế.t nhé? Cố chịu đựng thêm một tý nữa thôi, tý nữa tôi sẽ tìm được chỗ có sóng, lúc ấy tôi sẽ gọi người đến cứu anh.
– …
– Tôi chạy thế này anh có đau lắm không?
Sau đó chừng nửa phút, đột nhiên có một âm thanh nóng hổi yếu ớt kề bên tai tôi:
– Bỏ tôi xuống.
Giang trả lời khiến tôi mừng như đ.iê.n, giống như một kẻ đã lạc lối trong đêm tối cô độc quá lâu, bây giờ mới gặp được chút ánh sáng. Tôi vừa đi vừa nói:
– Anh bị thương thế không đi được, tôi cõng anh.
– Không cõng nổi đâu, bỏ tôi xuống.
– Tôi cõng được mà, anh xem, tôi cõng được đi một đoạn dài rồi đây này.
– Chi, nghe lời.
Mất mấy giây, tôi mới hiểu ra anh ta gọi tôi là Chi. Chắc cái gã này sốt cao quá nên chỉ nhớ tôi là Chi chứ không nhớ được chữ còn lại, tôi không chấp, chỉ bảo:
– Anh mệt rồi, đừng nói chuyện nữa, để tôi cõng anh đến chỗ an toàn rồi tôi bỏ xuống.
– Cõng theo tôi thì cô không chạy được. Cô cũng không cõng được tôi, muốn sống thì bỏ tôi xuống rồi đi đi.
– Tôi đã nói là tôi không bỏ mà.
– …
– Tôi kể cho anh một câu chuyện nhé?
Người đàn ông trên lưng da thịt vẫn nóng ran, ban nãy vừa hạ sốt được một chút, bây giờ lại bắt đầu sốt cao lại, thậm chí tôi còn ngửi thấy mùi m.áu của anh ta tanh nồng rơi xuống đầu tôi. Tôi biết lúc này Giang chắc chắn sẽ rất đau, tôi cũng rất mệt, nhưng vì muốn phân tán sự chú ý của anh ta nên mới kể:
– Ngày trước ấy, lúc tôi mới nhận kết quả bị u.ng thư, anh biết tôi nghĩ gì đầu tiên không?
– Bỏ tôi…
Giang chưa nói hết câu, tôi đã ngắt lời:
– Tôi nghĩ đến c.hế.t đấy, tôi lên cầu rồi, định nhảy một phát, ngắc ngoải dưới sông mấy phút là xong. Nhưng tôi gặp được một người, anh biết người đó nói với tôi câu gì không?
Lần này, anh ta im lặng một hồi rồi mới mỏi mệt trả lời tôi:
– Không biết.
– Anh ta bảo “ngày mai c.hế.t cũng được nhưng hôm nay nếu còn sống thì sống cho tốt vào, đối xử tốt với bản thân mình trước, kiếp sau hãy nghĩ đến chuyện đầu thai”. Tôi thấy anh ta nói đúng lắm nên không c.hế.t nữa. Bây giờ anh cũng thế đi, vẫn còn cơ hội sống thì phải cố gắng sống bằng được, đừng lo tôi không cõng được anh, cứ tự đối xử tốt với anh trước đi.
– Tự đối xử tốt với mình không có nghĩa là sống bằng sự hy sinh của người khác. Cô cõng tôi, chân cô lún xuống, phỉ đi theo sẽ nhìn ra được.
– Tý nữa đi hết suối tôi sẽ có cách khác, hoặc nếu phỉ tìm ra thì chúng ta c.hế.t chung cũng được chứ sao? Để anh c.hế.t còn mình tôi sống, tôi cũng sẽ cắn rứt lương tâm cả đời, tôi cũng không muốn sống bằng sự hy sinh của người khác.
– …
– Với cả anh giàu như thế, c.hế.t rồi Trường Thịnh để cho ai? Anh c.hế.t rồi thì ai tạo ra ứng dụng AI để hỗ trợ điều trị bệnh nhân? Tôi chỉ là một người bị bệnh u.ng thư thôi, không có gì cả, nhưng cuộc đời anh có ý nghĩa hơn tôi. Anh sống đi, tôi cũng sẽ cố gắng sống.
Khi nói xong câu này, người đàn ông trên lưng tôi mãi không đáp lại, tôi nghĩ anh ta lại ngất rồi, nhưng thật lâu sau đó, Giang mới nói với tôi một câu:
– Ai nói cuộc đời tôi có ý nghĩa hơn cô?
– …
– Cô là bệnh nhân u.ng th.ư gan lì nhất tôi từng gặp.
Tôi vô thức bấu chặt lấy bắp chân anh ta, trong lòng bỗng nhiên xuất hiện một loại cảm xúc rung động không sao nói rõ được:
– Đây là đang khen hay đang cười tôi đấy?
– Đang khen cô đấy.
– Cảm ơn.
– Chi.
– Hả?
– Ba mươi mấy năm đến giờ, đây là chuyện mất mặt nhất trong đời tôi.
Tôi hiểu ý anh ta muốn nói: để một bệnh nhân ung thư cõng mình như vậy là điều mất mặt nhất trong cuộc đời anh ta. Đây là sĩ diện của một người đàn ông, cũng là sự day dứt trong lòng Giang.
Tôi cười bảo:
– Còn với tôi, hai mươi mấy năm đến giờ, đây là chuyện dũng cảm nhất trong cuộc đời tôi đấy.
Có một tiếng thở dài rất khẽ sượt qua vành tai tôi, Giang nói:
– Người phụ nữ ấu trĩ.
– Anh cũng vậy, đồ vừa cứng đầu vừa ấu trĩ.
Cứ như vậy, tôi cõng Giang đi lang thang trong khu rừng già giáp biên đó, đến khi chân tôi có cảm giác sắp gãy ra đến nơi rồi thì bỗng nhiên lại tìm thấy một cây đại thụ. Gốc cây có lẽ đã trải qua hàng trăm năm nên rộng bằng hàng chục người ôm, bên dưới cũng đã rỗng một phần, tạo thành một hang nhỏ vừa vặn để hai người chui vào.
Tôi hỏi Giang:
– Gốc cây kia bị hổng, trốn được. Chúng ta vào trong đó ở tạm qua đêm được không?
Anh ta có lẽ lại thiếp đi rồi nên không trả lời, tôi cũng không còn lựa chọn nào khác, đành cõng Giang đi lại, kiểm tra xung quanh rồi mới kéo anh ta vào bên trong. Để an toàn hơn, tôi còn lật đi đi bẻ mấy cành cây mang về chắn ở cửa hang, tránh để đám phỉ kia phát hiện.
Vừa làm xong xuôi thì trời cũng bắt đầu đổ mưa tầm tã, mưa rừng đến rất nhanh, hạt mưa vừa nặng vừa xối xả, dù ở trong gốc cây to vẫn không tránh khỏi bị nước bắn vào.
Tôi sợ Giang bị ướt nên đẩy anh ta vào bên trong, còn mình thì xoay lưng ra ngoài, chắn hết mưa gió phả vào người anh ta. Trên đầu chúng tôi thỉnh thoảng có tiếng sấm rần vang, hình như ở một nơi nào đó còn có cả sét đánh xuống.
Lúc ấy tôi nghĩ, nếu sống tiếp được thì có lẽ cả đời tôi sẽ chẳng bao giờ quên được ngày hôm nay. Hai chúng tôi ngồi chui rúc trong một thân cây ẩm thấp đầy mùi phân thỏ, bên ngoài là cánh rừng già âm u tăm tối, trời còn đổ mưa rất to, vừa sợ bị phỉ tìm thấy vừa lo bị sét đánh trúng, khổ sở cùng cực không có lời nào để tả.
Khắp người tôi đều đau nhức giống như vừa bị dần một trận, đành phải xoa bóp chân tay rã rời một lúc, lát sau mới lấy ra mấy quả táo rừng trong túi quần ra, bỏ vào miệng nhai chống đói.
Táo rừng vừa chua vừa chát, ăn nghẹn cứng cổ họng không có cách nào nuốt được, tôi lại phải dang tay hứng nước mưa, biết bẩn nhưng vẫn phải uống thì mới thông cổ họng được.
Cứ như vậy, tôi ăn hết mười mấy quả táo, hầu như toàn chọn những quả nhỏ và xấu nhất, để dành lại những quả đẹp hơn cho Giang ăn. Xong xuôi, tôi mới lấy điện thoại ra, cho ánh sáng màn hình về mức nhỏ nhất rồi kiểm tra vết thương trên đầu Giang.
Lúc này nhìn kỹ mới thấy miệng vết thương sưng tấy lên, lá nhọ nồi tôi đắp vào đã rơi gần hết, bên trong là một ổ sâu hoắm đầy m.áu đã đen đặc lại. Bị nặng như vậy chẳng trách anh ta cứ sốt mãi không ngừng được, lang thang trong rừng cả ngày còn vừa lạnh vừa đói, nếu cứ tiếp tục như vậy thì chắc Giang sẽ nhiễm trùng nặng hơn, không trụ nổi được thêm bao lâu nữa.
Nhưng nơi này vẫn không có sóng, không thể gọi ai giúp được, tôi phải làm sao để cứu anh ta đây?
Mưa làm nhiệt độ trong rừng càng lúc càng giảm mạnh, tôi lạnh, Giang có lẽ cũng lạnh, cuối cùng không biết phải làm sao nên tôi đành nằm xuống ôm lấy anh ta, hai cơ thể kề sát sưởi ấm cho nhau.
Ban đầu cũng ngại nhưng lúc khốn đốn thế này ngượng ngùng không bằng được mạng sống, tôi muốn chúng tôi đều có thể sống tiếp và quay về Hà Nội nên đành gạt tất cả sang một bên, ôm anh ta rồi lặng lẽ thiếp đi.
Đến nửa đêm, đột nhiên tôi nghe thấy có tiếng người râm ran nói chuyện nên bật dậy, vừa mở mắt thì đã có một bàn tay bịt chặt miệng tôi. Chẳng biết Giang đã tỉnh từ khi nào, anh ta dùng mắt ra hiệu tôi im lặng rồi cảnh giác nhìn ra bên ngoài, tôi cũng nhìn theo anh ta, phát hiện ra phía trước có ánh lửa lập lòe, đám phỉ đang tụ tập lại trước gốc cây đại thụ nói chuyện gì đó.
Một gã cầm s.ú.ng hậm hực đá mấy cành dây leo dưới chân:
– Mẹ nó, lâu lâu mới có con mồi ngon mà để xổng mất, hai đứa ranh con đó không phải người ở đây mà trốn được trong rừng lâu thế là giỏi đấy.
– Trong xe toàn vết m.áu, bọn nó bị thương thế thì không chạy xa được đâu.
– Lúc nãy lục được đồ gì trong xe không?
– Có tiền mặt với thẻ. Tiền mặt khoảng 3, 40 triệu, thẻ thì không có mật khẩu nên tao vứt đi rồi. Nhưng thằng ranh đó đi xe xịn thế chắc chắn trên người vẫn còn tiền hoặc đồ có giá trị. Tìm được nó cứ bắn c.hế.t đi, lấy đồ sau.
– Tao thấy hình như ngồi ghế phụ có một đứa con gái đấy. Trên xe có bộ tóc giả của con gái mà.
– Gặp đứa con gái thì đừng g.iế.t, chơi đã. Lâu rồi anh em mình không có gái chơi, ngứa ngáy chân tay lắm rồi.
– Mẹ, có 40 triệu này ra huyện chơi gái chán thì thôi, lo quái gì.
– Hàng miễn phí không sướng hơn à? Mày nhớ đứa con gái lần trước bắt được không?
Gã cầm đuốc bên kia nghĩ ngợi rồi cười ha hả:
– Lộ.t sạc.h quần áo nó ra, t.rói vào gốc cây rồi đại ca chơi trước, anh em mình chơi sau. Chơi chán rồi đem nó ra suối nhấn nó đến c.hế.t. Mẹ, nó ch.ết rồi mà thằng Gio vẫn còn lôi lên bờ chơi thêm phát nữa rồi mới vứt x.ác nó đi.
Những tội ác kinh tởm như vậy mà bọn chúng vừa nói vừa cười như đang kể chiến tích, khiến tôi căm phẫn đến phát run, chỉ muốn xông ra g.iế.t c.hế.t lũ khốn kiếp đó.
Thế nhưng, cùng lúc này thì Giang cũng siết chặt lấy tay tôi, ánh mắt anh ta lúc này lạnh đến thấu xương, quai hàm bạnh ra, gân xanh trên trán hằn lên rõ ràng. Có lẽ cảm giác của Giang cũng giống hệt như tôi bây giờ, nhưng anh ta bình tĩnh và lý trí hơn tôi, cái siết tay ấy dường như bảo tôi đừng nóng nảy manh động.
Tôi nhìn anh ta, nói bằng khẩu hình:
– Tôi quay phim được không? Quay làm tư liệu dựng bản tin rồi báo công an.
Anh ta mím môi một hồi rồi ra hiệu cho tôi đưa điện thoại, tôi lật đật lấy ra đưa cho Giang, anh ta cẩn thận gạt chốt im lặng rồi mới bật nguồn lên, xong xuôi mới đưa lại cho tôi:
– Cẩn thận.
Tôi gật đầu, cứ nghĩ việc nguy hiểm lại trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng chúng tôi lúc này như vậy, Giang sẽ không cho tôi làm. Nhưng hành động của anh ta làm tôi rất ngạc nhiên, cũng vô cùng cảm kích.
Có lẽ cả hai chúng tôi đều hiểu, đứng trước sinh mệnh của người khác nói riêng và an ninh của tổ quốc nói chung, dù muốn sống đến mấy thì cũng không thể chỉ nghĩ cho bản thân. Tôi phải quay rõ mặt từng tên phỉ đó, ghi lại những tội ác từ miệng chúng kể ra để làm bằng chứng, từ đó đòi lại công bằng cho người đã khuất và có tư liệu phục vụ cho kế hoạch truy bắt của công an.
Tôi hít vào một hơi thật sâu rồi đặt camera ở một góc kín đáo nhất, tay không dám run sợ phát ra tiếng động, cứ thế quay lại từng câu từng từ mà bọn chúng nói, nghe bọn chúng cười ha hả mỗi lần kể về việc g.iế.t người như thế nào. Đến khi tay tôi mỏi nhừ tưởng như không cầm được nữa thì bỗng dưng lại có một bàn tay vững chãi khác, đỡ lấy cổ tay tôi.
Giang không cầm điện thoại quay giúp, nhưng tay anh ta lại như một giá đỡ để tôi khỏi mỏi. Lúc này, vì gốc cây chật hẹp, lưng tôi lại kề sát ngực anh ta nên cằm Giang gần như cọ xuống đỉnh đầu tôi.
Anh ta cúi xuống, bảo tôi:
– Cố chịu đựng thêm một lúc nữa.
Tôi gật đầu, sợ anh ta di chuyển sẽ động đau vết thương nên bảo:
– Tôi tự cầm được, anh buông tay đi.
– Tôi đỡ cô.
Không thể giằng co trong lúc này nên tôi đành để anh ta đỡ, tôi gần như tựa hẳn vào người Giang, tấm lưng ướt nhẹp vì mưa dính sát vào lồng ngực nóng hổi của anh ta.
Có lẽ vì da thịt anh ta quá nóng làm tôi ngứa, cũng có thể vì chưa bao giờ ở gần một người đàn ông như vậy nên tôi cứ cảm thấy sao sao ấy, cảm giác cả người buồn bực không sao nói rõ được. Muốn nhích ra, nhưng sợ gây tiếng động nên lại thôi.
Một lúc rất lâu sau đó, đám phỉ nói chuyện chán rồi mới lục đục đứng dậy bỏ đi. Bọn chúng là một lũ vừa khố.n kiếp vừa vô ý thức, mấy cây đuốc tẩm dầu sắp tàn như vậy mà vứt thẳng xuống đám cỏ dưới chân, lửa lan ra một chút, nhưng may sao trời vừa mưa xong nên chỉ cháy hết xăng còn sót lại rồi tắt hẳn.
Mấy gã chửi bậy một tiếng rồi đi tiếp, cứ nghĩ chúng tôi đã thoát rồi nên tôi cũng nhanh chóng tắt camera rồi thu tay về. Lúc rút điện thoại, tay tôi có đụng phải đám lá cây bên ngoài làm nước mưa rơi bộp bộp xuống, vốn tưởng bọn chúng sẽ không để ý, nhưng một gã đột nhiên quay phắt đầu lại, ánh mắt nhìn thẳng tắp về gốc cây chỗ chúng tôi:
– Khoan đã. Hình như gốc cây kia có cái gì đấy.

Yêu thích: 4.4 / 5 từ (18 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN