Núi Rộng Sông Dài - Phần 20
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
1113


Núi Rộng Sông Dài


Phần 20


Trong lúc tuyệt vọng, tôi cứ nghĩ mình đã không còn cách nào để cứu Giang nữa, quay về báo được công an thì anh ta và đám phỉ kia chắc chắn đã vượt qua biên giới rồi. Thế nhưng giờ đột nhiên thấy cảnh sát cơ động xuất hiện ở đây khiến lòng tôi phút chốc bừng lên hy vọng trở lại.
Tôi rối rít gật đầu lia lịa, tỏ ý bảo tôi sẽ không kêu lên. Anh cảnh sát cơ động thấy vậy mới buông tay ra khỏi miệng tôi, vừa thở được, tôi đã vội vàng nói:
– Anh cảnh sát, chúng tôi gặp phỉ, bạn của tôi còn đang bị bọn chúng bắt giữ, làm ơn cứu…
Còn chưa nói hết câu, anh cảnh sát kia đã ngắt lời:
– Tôi nhận được tin báo của cô rồi. Bây giờ toàn đội đang triển khai lực lượng, siết chặt vòng vây để bắt sống bọn phỉ đó. Cô có bị thương không?
– Tôi không sao, nhưng bạn tôi bị thương. Anh ấy bị thương nặng lắm.
– Bọn chúng có khoảng bao nhiêu người?
– Có khoảng 20 đến 30 người, tôi không đếm kỹ, nhưng bọn chúng ai cũng có s.ú.ng.
Nói đến đây, tôi quay đầu chỉ về hướng đường cũ mình vừa đi, vừa thở hồng hộc vừa nói:
– Bọn chúng ở phía kia, cách đây khoảng 300 mét. Giờ bọn chúng chuẩn bị vượt biên qua Lào rồi. Các anh phải nhanh lên.
Anh cảnh sát cơ động kia gật đầu, đẩy tôi vào sâu bên trong rừng. Lúc này mới thấy có rất nhiều người bên công an đang quanh quẩn gần đó, ai cũng được trang bị vũ khí áo giáp đầy đủ, gương mặt người nào cũng tràn đầy sự nghiêm túc và cẩn trọng, dù cuộc chiến vẫn chưa chính thức bắt đầu, nhưng chỉ cần nhìn thấy lực lượng vũ trang xuất hiện ở đây là đã cảm thấy trấn an và vững tâm.
Tôi được kéo đến một bụi cây cách đó không xa, nơi này cây cối um tùm, ẩn nấp rất tốt. Vừa yên vị đã nghe anh ấy nói:
– Công an làm nhiệm vụ, đối phương lại có vũ khí nên tình hình sắp tới rất nguy hiểm. Cô cứ ở yên đây, đừng ra ngoài. Để bảo đảm an toàn cho bản thân thì phải tuyệt đối nghe lời chúng tôi, cô hiểu không?
– Vâng, tôi biết ạ.
– Bạn của cô bị thương thế nào? Sao cô lại thoát được khỏi đó?
– Bạn tôi, anh ấy…
Nghĩ đến Giang bị thương nặng như vậy mà vẫn làm tất cả để tôi có thể đi khỏi đó, cổ họng tôi như bị ai bóp nghẹt lại. Tôi dừng lại chừng hai giây rồi mới hít vào một hơi thật sâu, tiếp tục nói:
– Anh ấy bị thương khắp người. Nhưng lúc nãy anh ấy có cướp được s.ú.ng của một tên phỉ, ban nãy là anh ấy dùng s.ú.ng để ép chúng thả tôi đi.
– Lúc cô đi tình hình thế nào?
– Có rất nhiều phỉ cầm s.ú.ng vây quanh anh ấy, còn anh ấy thì cầm s.ú.ng chĩa vào đầu của đại ca của bọn phỉ đó.
Khi nghe xong câu này, người cảnh sát kia rất kinh ngạc, anh ta hỏi đi hỏi lại tôi có chắc chắn là Giang đang uy hiếp đại ca của đám phỉ không, sau khi tôi gật đầu xác nhận lần nữa thì anh ta lập tức bấm nút trên bộ đàm, thông báo với cấp trên những việc tôi vừa nói.
Sau khi hội ý nhanh, cấp trên của anh ta ra lệnh tiếp tục vây bắt đám phỉ, một nhóm dùng máy phá sóng, phá toàn bộ sóng điện thoại ở trong phạm vi 1 kilomet khu vực xung quanh, tránh để phỉ liên lạc với đồng bọn ở sát rìa biên giới. Một nhóm vòng qua hướng Tây để đón lõng nếu bọn chúng đã bắt đầu di chuyển, các nhóm còn lại tập trung siết chặt vòng vây, trong trường hợp cần thiết cho phép được nổ s.ú.ng để giải cứu con tin.
Nghe đến đó, trái tim của tôi giống như bị treo ngược lên, vừa lo lắng vừa hồi hộp. Tôi bấu chặt tay anh cảnh sát kia, nói:
– Tôi biết các anh làm nhiệm vụ rất nguy hiểm, còn phải cố hết sức để đảm bảo an toàn cho con tin. Nhưng tôi vẫn muốn nhờ các anh, xin các anh hãy làm mọi cách để cứu bạn tôi, xin các anh đừng để anh ấy bị thương nữa. Anh ấy đã bị thương nặng lắm rồi.
Anh cảnh sát nhìn vành mắt đỏ ửng của tôi, cảm thấy thương hại nên dùng bàn tay mình vỗ lên mu bàn tay tôi, nói:
– Cứu con tin an toàn là nhiệm vụ của chúng tôi. Cô cứ yên tâm chờ ở đây, nhớ kỹ, không được rời khỏi chỗ này, tuyệt đối không được nhổm đầu lên, nghe rõ không?
– Vâng, tôi biết rồi. Tôi sẽ nghe lời tuyệt đối, việc còn lại nhờ các anh.
Anh cảnh sát kia gật đầu, lại vẫy tay gọi một người lính khác trẻ hơn đến, dặn cậu ta canh chừng tôi, sau đó cầm s.ú.ng đi ngược lên hướng bắc.
Rất nhiều bóng áo xanh than lẩn khuất trong rừng cũng bắt đầu tỏa ra các hướng, các thiết bị phá sóng cũng nhanh chóng được triển khai, flycam cũng bay lên để dò trước tình hình ở đó.
Tôi biết, công an lúc này mới tiến hành giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình vây bắt, mặc dù bọn họ có nghiệp vụ và thiết bị tiên tiến, nhưng đám phỉ kia cũng có vũ khí và vô cùng liều lĩnh, khi giao tranh chắc chắn sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Nhưng lúc này tôi lại chẳng thể làm được gì ngoài ngồi yên một chỗ và cầu khấn ông trời cho mọi người không ai bị thương cả. Trong lúc không khí căng thẳng như cung đã lên dây, tôi run rẩy chắp hai tay lại lẩm bẩm khấn, tai vểnh lên lắng nghe từng tiếng động nhỏ nhất từ phía Bắc vọng đến, không bao lâu sau, tiếng s.ú.ng đầu tiên cũng vang lên.
Trái tim căng cứng của tôi như nảy lên tận cổ họng, có lẽ vì giật mình nên anh cảnh sát bên cạnh lập tức ấn vai tôi, nghiêm giọng quát:
– Ngồi yên ở đây.
Tôi cũng biết mình hơi thất thố nên đành cúi đầu nói xin lỗi, nhưng vừa dứt lời thì hàng loạt tiếng s.ú.ng khác cũng vang lên, khiến tôi như ngồi trên đống lửa. Nghĩ đến Giang bị kẹp giữa lũ phỉ và công an, tôi sốt ruột không chịu nổi, cuối cùng phải hỏi:
– Anh ơi, anh có nghe được tình hình ở đằng trước không? Tôi thấy anh có tai nghe, anh có thể cho tôi nghe được không?
– Không được.
– Tôi chỉ nghe thôi, tôi hứa sẽ không làm gì đâu, tôi sẽ ngồi yên một chỗ, tôi xin anh đấy, bạn tôi còn ở trong kia, anh cho tôi nghe đi. Tôi chỉ cần biết anh ấy còn sống không thôi. Anh cho tôi nghe đi.
Anh cảnh sát kia bị tôi năn nỉ đến mủi lòng, cuối cùng đành bảo sẽ nghe thông tin rồi nói lại cho tôi. Một lúc sau, anh ấy nói công an đã gần như khống chế được cục diện rồi, đang đàm phán với bọn phỉ, yêu cầu bọn chúng thả người và hạ vũ khí xuống để được hưởng khoan hồng.
Tôi nghe loáng thoáng trong tai nghe có tiếng hét của Liêm, hắn nói muốn thả người thì phải mở cho hắn một con đường để sang biên giới, chỉ huy trận vây bắt nhanh chóng hội ý, cuối cùng vẫn vì mục tiêu bảo đảm an toàn cho Giang, công an đành phải đồng ý rút nhóm ở phía Tây để hắn rời đi.
Tuy nhiên, để tránh lọt lưới tội phạm, công an vẫn âm thầm chỉ đạo hai nhánh ở hướng Bắc và hướng Nam chuẩn bị đi vòng về hướng tây theo Liêm, tạo thành một gọng kìm để tìm thời cơ thích hợp để bắt gọn hắn.
Tôi cứ nghĩ với thế trận như vậy thì Liêm có uy hiếp Giang đi cùng thì cũng không thoát được, nhưng có lẽ cả công an và cả tôi đều đã nhầm thì phải.
Mười lăm phút sau, tôi nghe có người hét một tiếng: “Không ổn rồi, bắn”.
Sau đó là bốn, năm tiếng “đoàng… đoàng” vang lên, hòa với đó là rất nhiều tiếng người hỗn loạn, tôi nghe gì mà “có bẫy”, “bị dính bẫy rồi”, cuối cùng, tôi còn nghe được một câu: “con tin bị bắn rồi”.
Chỉ bốn chữ ấy thôi mà tim tôi có cảm giác như bị s.ú.ng đạn xuyên qua, lúc ấy tai tôi ù đặc, đầu cũng không nghĩ được gì mà lập tức vùng dậy, chạy như đ.iê.n về con đường ban nãy.
Anh công an kia cũng ngay lập tức đuổi theo tôi nhưng không kịp, tôi gần như dồn toàn bộ sức lực của đời mình để chạy, vừa chạy vừa khóc, miệng liên tục nói: “Giang ơi, không sao đâu, không sao đâu…”.
Tôi thật sự hy vọng anh ta sẽ không sao, nhưng lúc đến nơi thì không phải vậy!
Rất nhiều cảnh sát cơ động đang còng tay đám phỉ, ở một bên khác, có vài người cảnh sát bị dẫm phải bẫy thú, nhưng cũng may là không ai bị thương nặng, chỉ xước xát chảy m.áu ở chân.
Có vài người cảnh sát lao đến định ngăn cản tôi, nhưng tôi đã vội vã chạy xuyên qua họ để đến nơi có rất nhiều người đang túm tụm lại. Tôi xông qua bọn họ, nhìn xuống mới thấy Liêm đang trợn trừng mắt co giật, hắn bị b.ắn ngay thái dương, có lẽ đã xong đời rồi.
Nhưng điều tôi quan tâm nhất không phải là hắn, cũng không phải là công an đã bắt hết phỉ hay chưa, mà là người đang nằm bên cạnh Liêm kia!
Thấy Giang đang được mấy người cảnh sát rịt chặt cánh tay chảy ròng ròng m.áu, cảm xúc trong lòng tôi khó diễn tả lắm, tôi không rõ mình nên vui vì anh ta còn sống hay buồn vì Giang lại bị thương rồi. Cả người anh ta đầy thương tích, đến lúc này có lẽ chẳng còn chỗ nào lành lặn cả.
Tôi rơi nước mắt, lao lại ôm lấy anh ta:
– Có đau lắm không? Lại bị thương rồi, anh đau lắm phải không?
Thấy tôi khóc, ánh mắt Giang liền sượt qua vẻ sửng sốt, còn có rất nhiều chua xót và tức giận. Anh ta nói:
– Sao lại xông vào đây?
– Nghe thấy tiếng s.ú.ng, không nhịn được nên lại xông vào đây.
– Cái đồ cứng đầu này, đã bảo đi rồi cơ mà.
– Không đi. Tôi chờ anh cùng đi.
Nhìn m.áu trên tay anh ta chảy càng lúc càng nhiều, mấy anh cảnh sát phải lấy cả dây thít buộc lại, tôi đau lòng khóc như một đứa trẻ:
– Anh phải cố lên, bây giờ công an đưa anh đến bệnh viện ngay thôi. Anh phải cố lên, anh còn gan lì hơn tôi cơ mà. Anh phải cố lên đấy.
Vẻ mặt Giang xanh rợt như tàu lá, có lẽ bị thương quá nhiều nên anh ta rất mệt mỏi, giống như sắp ngất đi đến nơi. Anh ta yếu đến mức không gật đầu được, chỉ chớp chớp mắt tỏ vẻ đồng ý với tôi. Giang nói:
– Đừng khóc, tôi không c.hế.t đâu.
– Hứa với tôi đi.
– Ừ, hứa!
Khi vừa nói xong câu này thì Giang thật sự ngất đi, mấy người cảnh sát vội vàng bế anh ta lên rồi chạy ra đường lớn. Mấy phút sau có một chiếc xe biển xanh ngay lập tức lao đến trước mặt, cảnh sát hô hào nhau đưa Giang lên xe để đến bệnh viện, mấy người bị thương cũng được đưa lên, tôi cũng đi cùng.
Trên đường đi, tôi vẫn luôn nắm chặt lấy tay Giang, mấy người cảnh sát bảo tôi cứ nghỉ ngơi trước đã, đợi đến bệnh viện mới tính đến chuyện cấp cứu được, nhưng tôi rất sợ buông tay rồi thì sẽ không còn cơ hội để nắm tay anh ta nữa nên kiên quyết lắc đầu:
– Tôi không sao. Tôi không bị thương, chỉ có anh ấy bị thương thôi.
– Bị trúng đạn ở tay, không nguy hiểm đến tính mạng đâu, cô cũng đừng lo lắng quá.
– Cảm ơn các anh.
Nói đến đây, tôi mới chợt nhớ ra một chuyện nên hỏi:
– Sao các anh biết để đến cứu chúng tôi thế?
Người cảnh sát kia kinh ngạc nói:
– Không phải cô báo cho chúng tôi à?
– Không, tôi không báo. Lúc đó bất ngờ quá nên tôi không kịp báo.
– Tin nhắn từ số điện thoại xxx là của cô phải không? Ảnh đăng ký sim điện thoại cũng là ảnh của cô mà.
– Tôi gửi tin nhắn ấy ạ?
– Nghe cấp trên triển khai thì là cô gửi tin nhắn thông báo có một nhóm phỉ ở biên giới, bọn chúng có vũ khí và có ý định g.iế.t người. Chúng tôi huy động công an xã đến kiểm tra thì đúng là có thông tin như cô mô tả, sau đó chúng tôi xin chỉ thị để hành động luôn. Không phải cô thì là ai gửi tin nhắn?
Tôi nghĩ mãi, cuối cùng nhìn đến Giang mới hiểu ra, có lẽ chỉ có người thông minh như anh ta mới gửi được tin nhắn đúng lúc như thế, chỉ có Giang mới lường trước được mọi việc để tìm cách cứu chúng tôi.
Cái tên vừa cứng đầu vừa khó ưa này, tại sao có chuyện gì anh ta cũng không nói với tôi một tiếng, cứ âm thầm tự gánh chịu một mình như thế được chứ?
Công an không đưa chúng tôi quay lại bệnh viện chỗ Duy nằm mà đi thẳng ra tuyến cao hơn. Giang được đưa vào phòng cấp cứu ngay sau đó, còn tôi và mấy người cảnh sát bị thương thì được đưa đi kiểm tra, bác sĩ thăm khám một hồi thì kết luận tôi không vấn đề gì, chỉ là bị mất nước và kiệt sức, nghỉ dưỡng bồi bổ vài ngày là khỏi.
Khám xong, quay lại phòng chờ cấp cứu mà lòng tôi nóng ran như lửa đốt, trước đây tôi làm phẫu thuật cắt bỏ phần cổ tử cung bị ung thư cũng lo sống lo c.hế.t, nhưng đến bây giờ một người khác không phải tôi cũng nằm trong phòng mổ ấy, tôi còn có tâm trạng lo hơn mình ngày xưa.
Tôi rất sợ Giang sẽ c.hế.t đi, sợ lúc bác sĩ đi ra sẽ chỉ trả lại tôi một chiếc giường bệnh phủ kín khăn trắng. Nhưng nghĩ kỹ lại, anh ta không phải là người cùng m.áu mủ với tôi, trước đây cũng chưa từng là một người quan trọng trong cuộc đời tôi, sao tôi lại lo đến thế này chứ? Lo đến mức không thể ngồi yên được.
Tôi cứ tự nhủ mình rằng vì Giang đã hy sinh bản thân rất nhiều để bảo vệ tôi, nên tôi mới có quan tâm đến việc sinh tử của anh ta như vậy. Nhưng có lẽ chỉ có trong lòng tôi hiểu, có lẽ đã có một thứ thay đổi trong tim tôi rồi. Hình như là một hạt mầm âm thầm gieo vào tim tôi, lẳng lặng nảy mầm, lặng lẽ sinh sôi, lặng lẽ quấn chặt tình cảm của tôi với người đàn ông ấy. Chẳng thể nào chặt đứt được.
Thật ngu ngốc và ấu trĩ biết mấy!
Hơn hai tiếng trôi đi, cuối cùng phòng phẫu thuật cũng tắt đèn, bác sĩ đi ra trước, bảo tình hình của Giang rất nặng, gãy ba cái xương sườn, đầu phải khâu 10 mũi, đầu đ.ạn đã được lấy ra, các vết thương khác trên người đã được xử lý hết, tuy nhiên vì mất quá nhiều m.áu và kiệt sức nghiêm trọng nên phải nằm phòng hồi sức tích cực trong vòng mấy ngày đầu.
Tôi nghe xong vẫn lo nên hỏi:
– Anh ấy khỏe hẳn được không bác sĩ? Có di chứng gì không ạ?
– Tạm thời thì chưa biết trước được, vì chưa chụp được CT não bộ. Nhưng theo như tôi đánh giá thì ít khả năng có di chứng nặng, gia đình cũng đừng nên lo lắng quá. Trước hết tẩm bổ cho cậu ấy khỏe lại đi đã.
– Vâng, cháu biết rồi ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ.
Lúc Giang còn chưa được đẩy ra, tôi tranh thủ mượn sạc, sạc đầy pin điện thoại, sau đó mới ra ngoài mua ít đồ dùng cá nhân và cháo cho Giang.
Mới có mấy ngày lang thang trong rừng mà tôi có cảm giác dài như cả một thế kỷ vậy, ra bệnh viện nhìn thấy đông người, còn có mấy sạp hàng bán cháo dinh dưỡng thơm phức mà bụng dạ tôi kêu réo òng ọc. Tôi vội vàng mua đồ rồi quay lại bệnh viện với Giang, tắm rửa qua loa thay đồ xong, lại lấy khăn sạch lau khắp người Giang, còn ăn hết một bát phở rồi mà vẫn chưa thấy anh ta tỉnh lại.
Tôi mệt, nằm gục xuống giường bệnh của anh ta rồi thiếp đi từ lúc nào không rõ, mãi đến khi có cảm giác da đầu hơi ngưa ngứa mới mở mắt, thấy Giang đã tỉnh rồi, anh ta đang vuốt mấy sợi tóc mọc lởm chởm của tôi.
Tôi vội vàng bật dậy:
– Anh tỉnh rồi à?
– Ừ.
– Tỉnh lâu chưa? Sao tỉnh mà không gọi tôi?
– Mới vừa tỉnh. Thấy cô ngủ ngon nên không gọi nữa.
Giang khẽ cười, lúc này mà người bị thương lại hỏi thăm người khỏe mạnh như tôi:
– Mệt lắm hả?
– Không mệt. Anh còn bị thương nhiều hơn tôi.
Nói rồi, tôi đứng dậy lấy nước cho Giang, có lẽ thời gian ở trong rừng quen rồi nên tôi không ngại, rất tự nhiên đỡ lấy cổ anh ta rồi kề ly nước bên miệng cho Giang uống:
– Khát lắm rồi phải không? Uống ít nước đi đã.
– Tôi tự uống được rồi.
– Tay anh bị thương, để tôi làm cho. Uống nước xong còn ăn cháo nữa.
Môi Giang khô khốc, uống chút nước vào mới có cảm giác hồng hào trở lại. Trong lúc ăn cháo, anh ta hỏi tôi tình hình lũ phỉ thế nào rồi, hỏi có người công an nào bị thương không, tôi kể lại xong mới bảo:
– Lúc đó sao anh lại bị bắn thế?
– Liêm dẫn định dẫn tôi vượt biên, nhưng đi được một đoạn thì hắn phát hiện ra có cảnh sát cơ động đi theo, định nổ sú.ng bắ.n người kia thì tôi chống cự.
– Anh cướp s.ú.ng của hắn à?
Giang nhìn tôi vài giây rồi gật đầu:
– Ừ.
Tôi định nói làm vậy quá nguy hiểm, nhưng dù sao chuyện cũng đã xảy ra rồi, với cả cũng may là Giang không c.hế.t nên tôi không nhắc đến nữa. Tôi chỉ bảo:
– Bình an là tốt rồi.
– Cô cũng vậy.
Trải qua nguy hiểm, cả hai đều bình an là chuyện tốt, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn cảm thấy có một loại gắn kết nào đó giữa tôi và Giang. Tựa như hai người cùng sống cùng c.hế.t, trải qua sinh tử mới biết quý trọng sinh mạng này vậy.
Đột nhiên tôi cảm thấy hơi ngượng ngùng, không biết nói gì nữa, Giang cũng im lặng một lúc, lát sau mới bảo tôi:
– Đã liên lạc với mọi người chưa?
– À… nãy bật điện thoại lên thấy có nhiều cuộc gọi nhỡ lắm, có cả Duy nữa, nhưng tôi chưa biết trả lời thế nào nên đang chờ anh.
Giang ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Cứ bảo với mọi người là mấy hôm trước lạc đường, đến nhầm một thôn không có sóng điện thoại, đến hôm nay mới quay về được.
– Nói thế liệu mọi người có tin không?
– Người khác thì tin, Duy thì không.
Tôi hiểu anh ta nói vậy là ý gì, nhưng dù Duy có tin hay không, tôi cũng không muốn kể lại những gì mình đã trải qua cho anh ấy biết, anh ấy bị thương đã đủ mệt rồi, biết cũng giải quyết được gì đâu.
Lát sau, có điều dưỡng nam vào đỡ Giang đi tắm, tôi tranh thủ ra ngoài gọi điện thoại thông báo cho bạn bè, sau đó là thông báo cho Duy. Đúng như Giang nói, Duy không tin, còn bảo tôi:
– Em có biết anh lo lắng cho em thế nào không? Em xảy ra chuyện gì, em cho anh biết đi. Cả anh Giang nữa, anh ấy đâu rồi?
– Bọn em đang ở thành phố Hà Tĩnh. Anh ấy vừa ra ngoài với bạn rồi. Ngày mai bọn em quay về Hà Nội, anh đừng lo, em với anh Giang không sao đâu.
– Mai. Sao em lại giấu anh? Rút cuộc giữa hai người có chuyện gì?
Tôi thở dài một tiếng:
– Không có chuyện gì cả. Mà thật ra có một vài việc hơi khó nói, đợi lúc nào quay về Hà Nội em sẽ kể lại cho anh. Anh giúp em gọi điện thoại cho mẹ anh một tiếng, thông báo là anh Giang không bị sao nhé?
– Anh nghe nói mới vừa có cuộc truy bắt phỉ, có phải hai người bọn em…
Tôi cười, không đợi anh ấy nói xong đã ngắt lời trước:
– Bọn em không sao mà. Anh đừng lo. Anh nhớ gọi điện thoại cho mẹ nhé. Em bận rồi, cúp máy đây. À mà anh cũng nghỉ ngơi sớm đi, nhanh khỏe còn làm việc nhé.
Nói xong, tôi vội vàng cúp máy, để tránh mọi người gọi lại nên tôi tắt luôn nguồn điện thoại. Lúc quay vào phòng thì Giang đã tắm xong rồi, anh ta nằm trên giường, lẳng lặng nhìn bầu trời đầy sao bên ngoài cửa sổ.
Tôi thấy đầu anh ta ướt rượt nước, sợ nước ngấm vào vết thương nên nói:
– Mới vừa khâu xong, sao anh lại đụng nước thế? Lỡ nhiễm trùng thì sao?
Giang chậm chạp quay đầu lại, thấy vẻ mặt tôi hơi mất tự nhiên mới hỏi:
– Nói chuyện điện thoại xong rồi à?
– À… vâng.
– Ừ. Đi ngủ đi.
Phòng VIP bệnh viện có sofa và một giường bệnh, Giang nằm giường, tất nhiên tôi sẽ ngủ sofa. Nhưng tôi sợ anh ta đói nên vẫn đi lại, bảo:
– Ăn thêm ít cháo nữa nhé? Lúc nãy anh ăn ít, uống thuốc vào lại cào dạ dày đấy.
– Không sao đâu.
– Anh có cần lấy điện thoại của tôi để gọi không?
– Không cần.
Thấy thái độ anh ta không vui, tôi nghĩ Giang mệt nên không hỏi nữa, nhưng vẫn gọt mấy miếng táo, đặt gọn gàng ở đĩa để anh ta dễ dàng lấy được. Lúc tôi gọt đến quả thứ hai thì bỗng nhiên d.ao bị trượt, suýt nữa thì vào tay. Giang bị thương như vậy nhưng phản ứng vẫn rất nhanh, vội vàng nắm lấy ngón tay tôi, hỏi:
– Có sao không?
– Không sao.
Tôi lắc đầu, lặng lẽ rút tay về:
– Trượt ra ngoài, cắt mất một miếng da thôi, không chảy m.áu.
– …
– Anh ăn táo nhé?
Lần này anh ta không từ chối nữa, nhận lấy miếng táo từ tay tôi rồi ngoan ngoãn bỏ vào miệng. Ăn gần hết miếng đầu tiên mới chịu nói tiếp:
– Bác sĩ bảo cô thế nào?
– Hả?… À… Bác sĩ bảo tôi không sao cả, nghỉ ngơi mấy ngày là khỏe. Còn anh thì bị nặng, mất m.áu nhiều, phải nghỉ dài, ăn nhiều nữa.
– Ừ.
Giang cầm miếng táo thứ hai, vừa ăn vừa trầm ngâm nghĩ ngợi điều gì đó, mãi sau khi ăn xong rồi, anh ta mới vỗ xuống phần giường bên cạnh, bảo tôi:
– Cô cũng là người bệnh cần nghỉ ngơi, tối nay ngủ ở trên này đi.

Yêu thích: 4 / 5 từ (27 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN