Yêu Hận Tựa Như Núi - Phần 1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
503


Yêu Hận Tựa Như Núi


Phần 1


Tiếng đàn violin du dương vừa kết thúc, bên dưới lập tức vang lên những tràng pháo tay như sấm cùng tiếng huýt sáo. Tôi mỉm cười đứng dậy cúi chào khán giả rồi bước xuống khỏi khán đài, cùng lúc này, phục vụ nhà hát cũng chạy đến đưa cho tôi mấy tấm danh thiếp kèm một xấp tiền dollar rất dày:
“Chị Ninh, có mấy người đưa cho chị danh thiếp đây, chị xem qua xem”.
Mấy năm nay bắt đầu trở nên nổi tiếng, đàn ông tìm đến tôi rất nhiều, mặt sau những tấm danh thiếp kia không cần đoán cũng biết sẽ có vài chữ được viết vội vã: Người đẹp Vũ Ninh, hôm nay em có thời gian không? Tôi rất hâm mộ em, muốn mời em đi ăn khuya.
Tôi quen rồi nên không nhận, chỉ đáp: “Cậu trả lại hết cho bọn họ đi”.
“Ơ, nhưng mà…”. Cậu phục vụ gãi đầu gãi tai nói: “Em thấy bọn họ đều là người có tiền cả, ngồi ở hàng ghế VIP đấy chị ạ. Còn đưa thêm bao nhiêu tiền để được gặp chị thế này…”.
Cậu ta còn chưa nói hết câu thì sau lưng đã vang lên sang sảng tiếng của chị Nhung: “Cái thằng này, mới đến làm ở đây hả? Không biết chị Ninh là ai à?”.
“Vâng, sao thế hả chị?”.
“Sao với trăng cái gì? Bảo mang hết tiền với danh thiếp đi trả lại đi, Ninh không nhận danh thiếp với tiền bao giờ, đừng tưởng có vài đồng dollar đó mà đòi mua được nó”.
“Ơ đâu ạ, em thấy bọn họ chỉ mời chị Ninh đi ăn khuya thôi”. Cậu phục vụ chống chế: “Có phải mua bán gì đâu ạ?”
Bà Nhung trợn mắt: “A, nói mày còn cãi à? Bảo mày đi trả mày có đi trả không? Còn lèo nhèo nữa tao báo lại với giám đốc nhà hát bây giờ”. Chị Nhung hùng hùng hổ hổ: “Nhớ là phải trả lại hết, cấm mày được xơ múi lại đồng nào đấy”.
Cậu phục vụ mặt non choẹt nghe thế thì sợ đến mất vía, vội vàng vâng dạ rồi nhanh chân chạy đi. Mấy nghệ sĩ khác đứng sau cánh gà xem kịch hay nãy giờ đều không ai lên tiếng, chỉ im lặng cười mỉa.
Còn vì sao bọn họ cười mỉa ư?
Tất cả mọi người ở đây đều hiểu, tôi từ chối lời mời của các vị đại gia kia chẳng phải để giữ bản thân trong sạch hay ra vẻ thanh cao gì cả. Mà là bọn họ không thể so được với người đang bao nuôi tôi, ai cũng biết chống lưng cho tôi là một vị ‘đại gia của đại gia’, là người nhiều tiền gần như bậc nhất Hà Thành này.
Trong tay tôi đang có một tấm thẻ ATM với số dư không giới hạn, sẽ chẳng ngốc nghếch vì vài viên kẹo đường mà vứt đi tấm thẻ đó. Đạo lý này đến kẻ ngốc cũng hiểu!
Chị Nhung thấy đám nghệ sĩ kia cười tôi thì nóng mắt, lúc đang định đi mới cố ý lớn tiếng nói với tôi: “Đi thôi, còn đứng đó làm gì? Anh Nghiêm đến, đang chờ em ngoài xe đấy”.
Tôi khẽ nhíu mày: “Anh ấy gọi cho chị à?”.
“Ừ, anh ấy đến lúc em đang biểu diễn, không tiện gọi cho em nên mới dặn chị”. Nói tới đây, bà ấy còn vênh mặt lườm mấy người kia: “Đại gia đích thân đến tận đây, ngồi đợi trong xe suốt mấy tiếng để chờ em, không phải ai cũng được thế đâu đấy. Chị biết lắm đứa thèm rỏ dãi ra nhưng chẳng có đại gia nào buồn ngó ngàng đến kia kìa, loại bọn nó ước được sờ đến gấu quần của anh Nghiêm còn chẳng được ấy chứ. Bày đặt thấy người ta được nhiều đại gia săn đón lại cười mỉa”.
“Này, bà bảo ai thèm rỏ dãi đấy”. Con bé Thu, nghệ sĩ piano cũng lồng lên cãi: “Đừng tưởng được đại gia chống lưng là oai, chưa biết con Ninh nhà bà bị đá lúc nào đâu. Lên voi được thì xuống ch.ó cũng nhanh lắm, đừng có vênh váo sớm”.
“Tao nói đứa nào nhột thì là đứa thèm rỏ dãi đấy, mày nhột à mà phải dựng ngược lông lên? Tao nói cho mày biết nhé, dù cái Ninh nhà tao có xuống c.hó thì cũng hơn cái loại như mày, vừa xấu vừa xa, vừa si đa vừa hôi nách, chẳng thằng đại gia nào thèm. Ghen ăn tức ở như cái loại mày chỉ đáng xách váy cho cái Ninh nhà tao, ở đó mà cười đểu. Mồm thì cười nhưng trong lòng thì đang thèm muốn thay chỗ cái Ninh đ.iên lên được chứ gì? Tao biết tỏng trong bụng mày”.
Chị Nhung là quản lý của tôi, quen tôi từ hồi tôi mới 21, 22 tuổi, chưa nổi tiếng như bây giờ. Để tồn tại trong giới showbiz này, ngoài việc có đại gia chống lưng thì cũng cần một quản lý ‘không ngán bất cứ ai’ như chị ấy. Mỗi tội tôi nhẹ tính, lại không thích va chạm với người trong nhà hát nên bảo:
“Thôi được rồi, đi thôi, chị đừng cãi nhau nữa”.
Con bé Thu lại ngoạc mồm ra: “Thôi đừng có diễn trò kẻ đấm người xoa. Chúng mày cùng một giuộc như nhau cả thôi. Đi cặp bồ thì đứa đé.o nào cũng đ.ĩ cả, chả việc quái gì tao phải ghen với mấy con đ.ĩ. Người đàng hoàng cần đ.éo gì so với đ.ĩ”.
“Đĩ, đĩ cái m.ả b.ố nhà mày, hạng mày có muốn làm đ.ĩ như cái Ninh cũng không có cửa. Sao không tự soi gương nhìn lại mình xem, như mày đi khách 200k chúng nó còn đánh thêm”.
“Còn hơn cái loại bà, cho không cũng chẳng ai thèm”.
“Mày có thích tao vả vỡ mồm mày không…”
Thấy bọn họ sắp đánh nhau đến nơi, tôi phải vội vàng kéo tay chị Nhung: “Được rồi, được rồi. Đi thôi chị ơi”.
Bà Nhung bị tôi lôi đi, nhưng vẫn ngoái đầu lại cố chửi với thêm mấy câu nữa, mãi tới lúc ra khỏi sảnh nhà hát mới hậm hực vuốt lại tóc: “Ôi tao muốn m.óc mắt mấy cái con r.anh đó ra từ lâu rồi. May cho chúng nó là hôm nay có anh Nghiêm đợi mày, không thì tao nhảy bổ vào cào mặt chúng nó ra”.
Tôi lười tranh cãi nên chỉ bảo: “Xe anh Nghiêm đỗ ở đâu hả chị?”.
“Ở ngoài đường”. Chị Nhung lúc này mới chợt nhớ ra vấn đề chính, vội vàng tự tay sửa lại đầu tóc cho tôi: “Bỏ mẹ, nãy giờ tốn mấy phút với mấy con đ.ĩ kia rồi. Mày nhanh nhanh ra chỗ anh ấy đi. Mấy tháng nay ông ấy không đến tìm mày, chị cứ lo nơm nớp mãi. Cứ sợ không có ông ấy thì bọn kia chả ăn tươi nuốt sống mày phát một. May quá, xung quanh có cả một rừng ong bướm mà ông ấy vẫn không quên mày. Lần này nhớ vận dụng nhiều kỹ năng vào, lấy lòng người ta cho tốt, làm sao để ông ấy không dứt được mày. Đàn ông ấy à, lên giường là dễ nói chuyện nhất”.
“Em già rồi, không hấp dẫn bằng mấy cô sinh viên 18, 19 tuổi đâu”.
“Nhưng mày đẹp, mà 18, 19 tuổi sao trải đời bằng mày? Mày chưa nghe người ta nói à? Thành bại tại kỹ năng. Ai cũng nói anh Nghiêm không nuôi đàn bà quá 3 tháng, thế mà mày giữ chân ông ấy được tận 6, 7 năm, chứng tỏ kỹ năng của mày tốt, mày hiểu được ý ông ấy”. Chị Nhung tô lại son môi cho tôi xong thì vỗ mông tôi ‘đét’ một phát: “Thôi nhanh lên đi, để ông ấy chờ lâu lại mất cơ hội bây giờ. Đi nhanh đi”.
“Em biết rồi”.
“Cần gì thì cứ nhắn tin cho chị, chị phi đến ngay”.
“Vâng”.
Quãng đường từ sảnh phụ ra đến cổng nhà hát không xa lắm, bình thường tôi đi 2 phút là đến, thế mà hôm nay có được cơ hội hiếm thế này, bước chân tôi lại nặng nề như đeo chì. Mãi đến 10 phút sau mới nhìn thấy ở con đường dài phía trước nhà hát có một chiếc xe Mercedes 16 chỗ đỗ lặng yên dưới tán cây hoàng yến.
Khi thấy tôi tiến lại gần, tài xế riêng của anh ta chủ động mở cửa, một người đàn ông mặc vest đen đang nhắm mắt nghỉ ngơi ở hàng ghế sau lập tức hiện ra trước mặt tôi.
Nhiều năm nay, gương mặt người đàn ông kia vẫn vậy, anh ta dường như không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và thời gian nên dù đã 34 tuổi nhưng vẫn vô cùng phong độ. Có sự điềm tĩnh của đàn ông đã trải qua tháng năm, có phong thái đĩnh đạc của một người thành đạt, lại có được vẻ ngoài trẻ trung hoàn hảo của một thanh niên ưu tú.
Có lẽ bởi vì anh ta quá sáng chói nên từ lâu trong giới của tôi có đồn đại một câu rằng: “Cặp nhiều đại gia cũng không bằng được Trần Đại Nghiêm để mắt tới một lần”. Cho nên mới nói ở đất Hà Nội này, người muốn lấy lòng anh ta có rất nhiều, người muốn trèo lên giường anh ta cũng có rất nhiều.
Chỉ có mỗi riêng tôi là không.
Lý do vì sao ư? Vì trong tim tôi trước nay chỉ chứa đựng duy nhất một người đàn ông, tôi không cam lòng đi theo Nghiêm, nhưng lại cũng chẳng thể không đi theo anh ta.
Cuối cùng, trong lòng chỉ còn lại sự thối rữa dối trá, dần dần cũng quên mất bản thân mình trong quá khứ đã từng sống ngay thẳng ra sao…
Nghĩ tới đây, tôi lẳng lặng hít vào một hơi rồi trèo lên xe, ngồi ở ghế bên cạnh anh ta, không lên tiếng, chỉ nhẹ nhàng chạm vào cổ tay áo người đàn ông.
Nghiêm không mở mắt, chỉ hỏi: “Xong rồi à?”.
“Vâng”. Tôi gật đầu: “Anh đến sao không báo trước? Nếu biết anh đến, em đã từ chối chơi thêm mấy bản nhạc rồi”.
“Tiện đường nên ghé qua”. Có lẽ do thói quen sờ cổ tay áo của tôi làm anh ta bị nhột, Nghiêm khẽ lật bàn tay, nắm lấy mấy ngón tay nghịch ngợm của tôi: “Về nhà em hay đến chỗ tôi?”.
“Về nhà em đi, em còn chưa tắm. Mấy đồ dưỡng da cũng để ở nhà”.
Lúc này, anh ta mới mở mắt, ra hiệu cho tài xế nổ máy xe chạy đi. Người tài xế kia đã lái xe cho Nghiêm rất nhiều năm, ông ta không lạ gì tôi, không hỏi tiếng nào mà im lặng đi thẳng một mạch về tiểu khu Vạn Kim Phúc.
Chung cư cao cấp tôi ở cũng là do Nghiêm mua vài năm trước, lâu lâu anh ta mới đến một lần, mỗi lần tới đều sẽ nhìn kệ dép đầu tiên xem có đôi dép nam nào không. Hôm nay cũng vậy, lúc vào nhà, tôi lấy đôi dép nam duy nhất của anh ta, khom người đặt xuống đất, cười hỏi:
“Anh ăn gì chưa? Có muốn tắm rồi ăn gì đó trước không?”.
“Em định nấu món gì?”.
“Mì cay ạ”. Tôi cười: “Trong tủ có bắp cải tím, thịt bò, kim chi. Mấy thứ này chỉ thích hợp nấu mì cay thôi”.
Anh ta nhìn tôi mấy giây rồi xỏ dép vào: “Cho ít cay”.
“Vâng”.
Ăn uống xong xuôi, việc tiếp theo chắc chắn sẽ là lên giường. Tôi quen rồi nên cũng lười mặc quần áo, tắm xong chỉ khoác áo choàng đi ra. Lúc này mới thấy anh ta đang ngồi tựa đầu vào thành giường, trên tay cầm một ly rượu vang, nửa gương mặt chìm trong bóng tối.
Theo anh ta nhiều năm nhưng tôi vẫn không sao nắm bắt được tâm trạng buồn vui của người đàn ông này, chỉ dám nhẹ nhàng trèo lên giường, tựa đầu vào ngực anh ta:
“Hôm nay tâm trạng anh tốt hay không tốt?”.
“Em đoán cho tôi nghe thử xem?”
“Không tốt”
“Vì sao?”.
Tôi cười: “Vì nếu tâm trạng của anh tốt, khi em hỏi hôm nay tâm trạng của anh thế nào, anh đã bảo em ‘trèo lên’ rồi”.
Nghiêm liếc mắt nhìn tôi, khóe miệng cong cong nở một nụ cười nhạt. Anh ta đưa ly rượu đỏ ghé sát môi tôi: “Không uổng công tôi nuôi em 8 năm, cuối cùng vẫn là em hiểu tôi nhất”.
Tôi uống một ngụm rượu rất lớn: “Sếp Nghiêm muốn tâm sự thì cứ nói đi, hôm nay em uống rượu với anh, thức cả đêm nghe anh nói”.
“Cũng không phải là vấn đề gì lớn, chẳng qua gần đây có mấy dự án chậm tiến độ khiến tôi đau đầu thôi”.
“Em nghe nói sắp tới có thanh tra kiểm tra công ty đúng không?”.
“Ừ”. Anh ta không ngần ngại uống phần miệng cốc tôi vừa nhấp môi vào, rượu chảy qua họng khiến yết hầu anh ta lên xuống vài lần, trông rất gợi cảm: “Mọi người đều đồn công ty của tôi khó qua được lần thanh tra này, các đối tác cũng ngần ngại trong việc tiếp tục hợp tác dẫn đến dự án bị chậm tiến độ. Đây không phải lần bị kiểm tra đầu tiên, nhưng lại là lần bị thanh tra lớn nhất”.
“Công ty lớn như Vĩnh Nghiêm mà khó qua được thanh tra, thế thì chẳng còn công ty nào có thể sống sót cả”. Tôi cười cười, tay vẽ vòng tròn trước ngực anh ta: “Anh đau đầu là vì sau đợt thanh tra này, anh sẽ lọc được kha khá đối tác lẫn bạn bè, dù lâu nay hợp tác đôi bên đều có lợi, nhưng chỉ cần quay lưng lại với Vĩnh Nghiêm khi gặp khó khăn, anh sẽ thẳng tay cắt đứt quan hệ, đúng không?”.
Nghiêm không trả lời, chỉ nhẹ nhàng đưa tay cọ vào má tôi: “Em không sợ tôi phá sản, nghèo rồi thì không nuôi nổi em à?”.
“Không”. Tôi đáp nhẹ tênh: “8 năm qua anh cho em quá nhiều rồi, em cũng đã tích lũy được một ít vốn liếng, kể cả anh có thật sự phá sản, em vẫn có thể nuôi được anh. Đến lúc đó em bao nuôi lại anh”.
Người đàn ông bên cạnh tôi bật cười thành tiếng, uống cạn ly rượu vang, nhưng cố ý không nuốt hết mà chừa lại một ít trong miệng, rồi đột nhiên cúi xuống hôn lên môi tôi. Vị rượu vang chảy từ miệng anh ta sang miệng tôi, vừa ngọt vừa cay, vốn dĩ tôi chẳng thích những chất kích thích như thế này, thế nhưng có lẽ đã thành thói quen nên vẫn lặng lẽ nhắm mắt nuốt hết.
Hôn xong, anh ta mới ngẩng đầu nói: “Tôi biết em không thật lòng, nhưng tôi vẫn sẽ tin. Ninh, em là người đặc biệt nhất trong tất cả những người phụ nữ tôi biết. Chỉ cần tôi chưa kết hôn và em không phản bội tôi, tôi sẽ không bỏ rơi em”.
Tôi vòng tay qua cổ anh ta: “Một ngày nào đó anh kết hôn, nhất định phải cho em biết trước một tháng nhé?”.
“Để làm gì?”
“Để chuẩn bị tinh thần”.
Anh ta không trả lời, chỉ im lặng một lát rồi nói: “Yên tâm đi, tôi có kết hôn với người khác cũng sẽ cho em một số tiền đền bù thỏa đáng”.
“Cảm ơn anh”.
Sau đó, tay anh ta luồn vào trong vạt áo tắm của tôi. Bàn tay ấm nóng có vài vết chai do cầm bút cọ vào da thịt, làm tôi có cảm giác râm ran ngưa ngứa. Rõ ràng trong lòng tôi chưa từng có ham muốn xác thịt với anh ta, nhưng cơ thể thì cứ đi ngược lại với trái tim, chẳng qua bao lâu đã hoàn toàn khuất phục.
Đêm ấy, trên giường ngủ của tôi lại xuất hiện những âm thanh quấn quít nóng bỏng như mọi lần, đai áo ngủ chỉ khẽ buộc hờ, chỉ một động tác rút nhẹ đã bung ra, không còn vải vóc vướng víu ngăn trở, người đàn ông kia lại đè lên người tôi. Sức lực dẻo dai, động tác quyết liệt mạnh mẽ, làm đến khi tôi mệt nhoài rã rời mới ôm tôi chìm vào trong giấc ngủ.
Ngày hôm sau khi tôi tỉnh dậy thì anh ta đã đi rồi, trên tab đầu giường có một hộp nhung màu đen cỡ lớn, mở ra mới thấy đó là một bộ trang sức bằng kim cương sáng đến chói cả mắt, hình như là mẫu mới nhất của năm nay.
Anh ta bao giờ cũng vậy, vì có quá nhiều tiền nên chi cũng rất mạnh tay, không lần nào đến chỗ tôi mà không mang theo món quà gì đó. Kim cương anh ta mua cho tôi có lẽ đã xếp thành một hộp đầy rồi, mỗi tội tôi không còn hứng thú với những thứ đồ xa xỉ này, chỉ liếc mắt một cái rồi quăng luôn vào trong tủ.
Giữa trưa, tôi thay quần áo rồi đến bệnh viện. Vừa tới nơi thì thấy giường bên cạnh của em gái có mấy người mới đến. Một bác gái nhận ra tôi, lập tức hỏi:
“Ơ, đây có phải là nghệ sĩ vĩ cầm Vũ Ninh không? Sao trông giống quá”.
Con bé Hoài luôn tự hào về tôi, nghe thế thì vội vàng khoe luôn: “Đúng rồi đấy bác ạ, chị của cháu đấy. Chị của cháu là nghệ sĩ vĩ cầm Vũ Ninh”.
“Ôi, người ở ngoài đúng là xinh hơn trên tivi nhiều. Còn trẻ nữa. Thế mà nằm cùng phòng bữa giờ không thấy cháu nói. Chị ruột của cháu à?”.
“Vâng, chị ruột luôn đấy ạ”
Tôi tháo kính râm ra, mỉm cười đáp: “Chào các bác ạ. Cháu là chị của em Hoài”.
“Ừ, chào cháu, cháu xinh quá”. Bác gái kia nhìn tôi rồi lại nhìn Hoài xanh xao nằm trên giường bệnh, vẻ mặt hoài nghi: “Trông cũng giống giống Hoài, mà cũng nhiều nét khác. Chắc một đứa giống bố, một đứa giống mẹ à?”.
“Chắc thế bác ạ”. Tôi không muốn nhắc nhiều về gia đình mình nên chỉ ậm ừ rồi lảng sang chuyện khác. Lát sau mới nói với Hoài: “Dưới sân đang mát lắm, chị đưa em xuống đó chơi nhé?”.
Em tôi cả ngày ở bệnh viện chỉ trông chờ tôi đến, nghe thế hai mắt lập tức sáng lên: “Vâng ạ. Em chờ chị mãi để được đi lượn dưới sân đấy. Mấy cô điều dưỡng toàn cho em đi lại ngoài hành lang thôi”.
“Bác sĩ bảo rồi, một tuần chỉ được đi xuống sân một lần thôi”. Tôi kéo xe lăn đến, bế đứa em gái nhỏ của mình đặt lên: “Ngồi vững chưa?”.
Nó cười tít cả mắt: “Rồi ạ. Đi thôi chị ơi”.
Em gái tôi năm nay 22 tuổi, con bé bị nhược cơ, kèm theo ti tỉ bệnh khác nên bây giờ cơ thể vẫn nhỏ bé chỉ như một đứa trẻ 7, 8 tuổi. Gầy còm yếu ớt, chân không đi được, phần dưới gần như liệt toàn bộ.
Bệnh này nếu được điều trị sớm thì vẫn có khả năng chữa được, nhưng nhà tôi rất nghèo, bố mẹ lại trọng nam khinh nữ nên chẳng buồn ngó ngàng gì đến nó. Mãi tới mấy năm gần đây cuộc sống khấm khá hơn tôi mới đưa Hoài lên bệnh viện chữa trị, cũng đã dùng thuốc đắt nhất rồi, nhưng bác sĩ nói bệnh tình của nó không còn khả năng biến chuyển nữa, cầm cự được ngày nào hay ngày ấy thôi.
Tôi thương em nên dù bận đến mấy thì tuần nào cũng sẽ dành ra 1, 2 ngày đến bệnh viện thăm Hoài. Hai chị em dạo ở sân một lát, con bé mới hỏi tôi: “Chị ơi, có tin tức gì của anh Huy chưa hả chị?”.
Tôi lắc đầu, cái gai trong tim lại một lần đau nhói: “Chưa. Chị nghĩ chắc anh ấy đang ở một nơi nào đó, quên mất số điện thoại của chúng ta nên mới không gọi về được thôi”.
“Nhưng 6 năm rồi, anh ấy ở đâu cũng phải về một lần chứ. Với cả…”. Nói tới đây, con bé ngập ngừng nhìn tôi: “Với cả chị cũng nhiều tuổi rồi, làm sao chị chờ anh ấy mãi được. Chị cũng phải lấy chồng chứ. Em muốn trước khi c.hế.t nhìn thấy chị lấy chồng, được bế con của chị”.
“Phỉ phui cái mồm, lại nói linh tinh rồi đấy. Ở đây có các bác sĩ giỏi, thuốc tốt, c.hế.t làm sao được mà c.hế.t. Cứ yên tâm đi, kiểu gì em cũng sống được đến khi con của chị đi lấy chồng lấy vợ”.
“Không sống được lâu thế đâu”. Giọng con bé tiu nghỉu, cầm chiếc lá bàng khô trên tay xoay xoay: “Bạn ở giường bên đó, cách đây một tuần bạn ấy còn khoe với em là hết đợt thuốc lần này bạn ấy sẽ được về nhà, thế mà rồi bạn ấy có đợi được đến ngày về nhà đâu, tự nhiên ba hôm trước bạn ấy không thở được rồi đi luôn”.
“…”
“Mà mặc kệ em sống được bao lâu nữa, dù sao năm nay chị cũng 27 tuổi rồi, chị cũng phải xem xem mà lấy chồng đi thôi. Con gái cũng có thì mà, tuổi xuân có bao nhiêu đâu mà chờ đợi. Nếu không có tin tức của anh Huy, hay là mình thử đăng tin lên báo tìm xem?”.
“Ừ, chị biết rồi, để chị xem thế nào”.
“Chị phải nhanh nhanh lên đấy”.
“Chị biết rồi mà”.
Hai chị em tôi ngồi nói chuyện hết buổi chiều, cho tới khi ánh hoàng hôn đỏ rực phủ xuống khắp cây lá dưới sân bệnh viện, tôi mới đẩy Hoài về phòng, tự tay đút cho nó ăn, dỗ nó ngủ. Đến khi ngủ mơ, Hoài vẫn níu tay tôi lẩm bẩm hỏi về mẹ, đòi tôi sau này nếu như nó c.hế.t đi, hãy mang tro cốt của nó về quê hương.
Thật lòng, đã từ rất lâu rồi tôi đã không còn muốn quay lại nơi đó nữa, cũng đã không còn coi những người sinh ra tôi là cha mẹ. Nhưng tôi lại không thể từ chối nguyện ước của em gái tôi, không thể chối bỏ được nơi mình sinh ra, cũng như chẳng thể chối bỏ tình cảm với một người đàn ông trong quá khứ.
Anh từng là tia sáng của cuộc đời tôi, là người duy nhất tôi có thể bấu víu vào lúc đau đớn khổ sở nhất, là người đã từng không tiếc hy sinh tất cả cho tôi… Cũng là cậu nhóc nhà sát vách bên thường xuyên cho tôi mấy xâu cá khi tôi đói…
Nhà tôi ở vùng giáp biên hẻo lánh, ở đây nghèo đến nỗi muốn ăn thịt thì chỉ có thể chờ đến dịp Tết, trẻ con 7, 8 tuổi đã phải lên nương lên rẫy theo cha mẹ làm lụng kiếm cái ăn.
Bên bờ rào nhà bên kia có một cậu bé hơn tôi một tuổi, mỗi lần xuống suối bắt được mấy con cá sẽ xâu thành một xâu nhỏ, xách lủng liểng trên tay rồi đem cho tôi: “Xuân ơi, anh bắt được cá cho em ăn này”.
Tôi sung sướng cười toét miệng: “Anh Huy bắt được cá ở đâu thế?”.
“Ở khe suối ở sau đồi đấy. Mẹ anh bảo cá này kho lá nghệ ăn ngon lắm, tý nữa em thử kho nghệ ăn xem sao nhé”.
“Để em kho lá nghệ rồi mang phần sang cho anh nhé?”.
“Anh có rồi mà”. Huy nhét xâu cá vào tay tôi, cười đến híp cả mắt, lộ ra hai chiếc răng cửa bị gãy: “Em ăn đi nhé, ăn nhiều mới nhanh lớn”.
Nói xong anh vội vàng chạy biến, tôi tủm tỉm xách xâu cá vào bếp, muốn kho lá nghệ nhưng hễ lần nào bố tôi nhìn thấy cũng giằng lấy xâu cá ấy rồi nướng trên bếp lửa, đợi chín thơm rồi sẽ lấy rượu ra, gọi bạn nhậu đến ăn.
Con bé Hoài ngửi mùi cá nướng thơm nức thì không chịu được, lén lút bò đến chỗ bố tôi xin một miếng. Đáp lại, ông ta thẳng tay hất nó ngã ngửa ra phía sau, gầm lên như thú:
“Cái loại bệnh tật không được tích sự gì như mày còn dám xin ăn à? Cơm gạo nhà này chỉ để nuôi đàn ông, mày với con chị mày cút đi đâu thì cút, đừng bén mảng lại đây làm bẩn tay tao”.
Em gái tôi bị hất đập đầu vào tường, khóc òa lên, mắt vẫn nhìn chăm chăm mấy con cá nướng vàng trong tay thằng Út, mà thằng Út thì lại đang ngồi trong lòng bố tôi.
Ở quê còn lạc hậu, con gái không được coi trọng nên trước giờ tôi và Hoài chỉ được ăn cơm chan nước sôi, đồ ăn ngon đều nhường phần thằng Út hết. Bố tôi thấy Hoài nhìn chằm chằm miếng cá kia, tưởng nó muốn cướp ăn của em, lại lấy điếu cày định ném nó, tôi phải vội vàng chạy lên bế con bé đi.
Dưới căn bếp dột nát, Hoài vẫn lẩm bẩm nói với tôi: “Chị ơi, em muốn ăn cá”.
“Ừ”. Tôi lấy cơm trắng rồi đưa cho con bé: “Ngày mai chị bảo anh Huy đi bắt cá, bắt cho Hoài mấy con cá to để ăn nhé. Hôm nay ăn tạm cơm thế này thôi, mai ăn cá nhé?”.
“Chị ơi, sao thằng Út được ăn cá mà em không được ăn cá?”.
“Cá nhỏ bố mới cho thằng Út ăn. Mai cá to thì Hoài được ăn”.
“Vâng ạ”.
Nói là ngày mai, nhưng đến nửa tháng sau đó Huy mới mang cho tôi thêm một xâu cá khác. Tôi cũng lén lút giấu mấy bắp ngô đưa cho anh, rồi lại xách theo xâu cá, cõng theo em đến lưng chừng đồi, vụng trộm ngồi nướng cá ăn.
Cuộc sống nghèo khổ ở quê, sự bạc đãi cùng sự phân biệt đối xử, cả những xâu cá và bắp ngô cứ như vậy cùng chúng tôi lớn lên. Tôi trưởng thành từ sự ghẻ lạnh và đòn roi của chính cha mẹ mình, cơ thể gầy đét ốm yếu vì thiếu ăn, ngược lại, trái tim lại được sưởi ấm bởi cậu nhóc nhà sát vách, hễ có đồ ăn gì ngon đều lén lút đem cho tôi.
Đến năm tôi 14 tuổi thì mẹ tôi đã bắt đầu nôn nóng gả tôi đi lấy chồng. Ở vùng quê lạc hậu đó, nạn tảo hôn vẫn còn rất phổ biến, con gái trong thôn 14, 15 tuổi đã có thể đẻ con. Bố mẹ tôi nuôi một đứa con gái bệnh tật như Hoài, lại không muốn phí thêm gạo để nuôi thêm tôi nên cứ gọi đàn ông đến nhà để xem mặt tôi suốt.
Mỗi tội, vì thiếu dinh dưỡng nên người tôi còm nhom, 14 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt nên chưa dậy thì được, mấy người đàn ông đến nhà chỉ nhìn một lượt rồi lại ngao ngán lắc đầu ra về. Bố mẹ tôi lại càng hậm hực mắng tôi là đồ vô tích sự, những trận đòn roi vô lý cứ thế quất lên lưng tôi, có những lần đau đến nỗi không đi được, nhưng việc nấu cơm cho bọn họ vẫn không thể thiếu được bữa nào.
Có lần, Huy nhìn thấy tôi lết từng bước ra sân giếng vo gạo mới ló đầu từ bờ rào sang: “Em lại bị đánh à?”.
Tôi xấu hổ ứa nước mắt, sợ anh nhìn thấy nên chỉ cúi đầu: “Không, em bị ngã đấy”.
Anh im lặng nhìn tôi một lát, cũng không vạch trần mà chỉ hỏi: “Em có muốn đi thành phố không? Anh Tú bảo ở thành phố có nhiều việc lắm, 14 tuổi trở lên là có thể đi làm được rồi”.
Thành phố mà tôi đã từng mơ thấy là một nơi có ánh đèn hoa lệ, đứng ở cầu bên này có thể nhìn thấy người xe tấp nập ở bờ bên kia, có bánh có hoa, có bầu trời rộng lớn đầy sao sáng. Tôi rất muốn trốn khỏi nơi địa ngục này để xuống ngắm thử thành phố, nhưng tôi còn quá nhỏ, vả lại còn vướng con bé Hoài, tôi không thể đi được nên chỉ lắc đầu:
“Em không dám”.
Huy tiu nghỉu bấu tay vào bờ rào: “Nhưng anh nghe mẹ em nói năm sau sẽ không cho em đi học nữa. Em ở nhà thì chỉ có thể đi lấy chồng thôi”.
Tôi lập tức đứng dậy, khẳng định chắc nịch: “Em sẽ không lấy chồng đâu. Em cũng không nghỉ học”.
“Thế phải làm sao được?”.
Thật ra tôi cũng chẳng biết phải làm sao, tôi không biết phải nói với bố mẹ thế nào để bọn họ đồng ý cho tôi tiếp tục đi học. Thật may sau đó tôi đã gặp được một người.
Vào ngày hôm ấy, nghe nói có một đoàn từ thiện từ thủ đô đến, lúc bọn họ tới nơi, đó cũng là lần đầu tiên đám trẻ con chúng tôi được nhìn thấy cái gọi là ô tô, thấy cả điện thoại di động.
Rất nhiều người ăn mặc đẹp, người thơm nức mùi nước hoa bước xuống, trao cho chúng tôi rất nhiều phần quà, có vở mới, cặp sách, bút máy, còn có cả những suất ăn thật nhiều thịt và cá.
Hiệu trưởng cùng cô giáo chủ nhiệm cảm ơn bọn họ rối rít, còn làm cả băng rôn và bắc loa thông báo cảm ơn công ty Vĩnh Nghiêm. Hiệu trưởng nói công ty Vĩnh Nghiêm đang phát động dự án ‘Nuôi em’, tức là trong hơn 80 học sinh nhà trường sẽ có 2 bạn có hoàn cảnh khó khăn được chọn ra, sau đó công ty Vĩnh Nghiêm sẽ chịu trách nhiệm đóng học phí và nuôi hai bạn ấy đến khi kết thúc đại học.
Nói về nghèo thì trường tôi có rất nhiều học sinh nghèo, một bạn có hoàn cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà mù lòa được đề cử vào danh sách, người thứ hai cũng là người có hoàn cảnh khó khăn gấp nhiều lần tôi. Lúc đó, tôi biết rất rõ con đường duy nhất để mình không phải lấy chồng chính là được công ty Vĩnh Nghiêm nuôi ăn học, nhưng ngập ngừng mãi không dám nói, chỉ lén lút đứng sau đoàn người tủi thân lau nước mắt.
Mãi sau có một người đàn ông từ trên chiếc xe bốn chỗ bước xuống, anh ta chỉ vào tôi hỏi:
“Nhóc con, mấy tuổi rồi?”.
Tôi xấu hổ đỏ bừng mặt, vội vàng dùng ống tay áo quệt sạch nước mắt nhem nhuốc trên mặt, ấp úng mãi mới dám nói: “Cháu… cháu 14 tuổi, học lớp 8 ạ”.
Người đàn ông kia rất trẻ, đeo kính đen, dưới ánh mặt trời da anh ta trắng đến lóa cả mắt, bên khóe mi còn có một nốt ruồi lệ nhỏ màu đỏ. Dáng vẻ cao quý khác hẳn những chàng thanh niên đen nhẻm khắc khổ ở quê tôi.
Anh ta ngồi xổm xuống trước mặt tôi, nhìn nhìn một lát: “Muốn được Vĩnh Nghiêm nuôi không?”.
Tôi suýt nữa thì nói ‘Có’, nhưng lại sợ mình vô lễ nên dè dặt nói: “Trường cháu đã nhận đủ suất rồi ạ”.
“Tôi hỏi cháu có muốn được nhận nuôi không?”.
Tôi run bắn cả lên: “C…có ạ”.
“Sau này định trả ơn Vĩnh Nghiêm thế nào?”.
“Cháu sẽ học thật giỏi ạ. Nếu được đi học đại học, cháu sẽ học tốt, cố gắng giỏi giang để đến xin làm việc trả ơn cho Vĩnh Nghiêm”.
Chẳng biết sao khi đó tôi có thể nói ra được câu ấy, người đàn ông kia tất nhiên không tin lời một đứa nhóc như tôi, nhưng anh ta chỉ hỏi:
“Tên là gì?”
Xuân, tên của tôi là Vũ Thị Xuân. Tôi nói ra ba chữ này xong, người đàn ông kia mới đứng dậy, ngoắc tay gọi một chị gái gần đó: “Nhận nuôi thêm đứa bé này”.
Chị ấy liếc nhìn tôi vài giây, cũng không hỏi lý do vì sao mà chỉ nhanh chóng hỏi tên tôi rồi ghi lại vào danh sách: “Anh Nghiêm, nhận nuôi đến khi học đại học hay là hết lớp 12 ạ?”.
“Hết lớp 12 đi”. Anh ta quay đi, bỏ lại một câu: “Với điều kiện năm nào cũng được học sinh giỏi. Chỉ cần một kỳ học lực khá thì ngừng chu cấp”.

Yêu thích: 4.7 / 5 từ (4 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN