Yêu Hận Tựa Như Núi - Phần 25
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
428


Yêu Hận Tựa Như Núi


Phần 25


Mặc kệ tôi gào khóc, Nghiêm vẫn nhất quyết không nói cho tôi biết con đang ở đâu.
Tôi như một kẻ đ.iên lao vào đấm đá anh ta, hết chửi rồi lại mắng, hết van xin rồi lại năn nỉ, cuối cùng vì tôi khùng đ.iên làm loạn quá nên rất nhanh sau đó các bác sĩ đã chạy vào, tách tôi ra khỏi Nghiêm rồi tiêm cho tôi một mũi an thần, tôi lại tuyệt vọng thiếp đi.
Đến khi hết thuốc, tôi tỉnh thì đã thấy cả tay và chân mình đã bị buộc vào thành giường. Nghiêm vẫn ở bên cạnh tôi, nhưng anh ta chưa kịp nói gì thì tôi đã liên tục hỏi về con, nói anh ta là đồ lòng lang dạ thú, chửi anh ta cố tình chia cắt mẹ con tôi. Sau đó tôi lại khóc, tôi bảo bây giờ tôi không cần bất kỳ thứ gì nữa, tiền của anh ta, nhà của anh ta tôi sẽ trả lại hết, chỉ cần anh ta đưa con về cho tôi.
Nhưng Nghiêm chỉ hôn lên trán tôi, anh ta nói: “Ninh, hãy quên đứa bé đi”.
Tôi gào thét như một kẻ vừa bị chặt đứ/t lìa tay chân, đau đớn không có lời nào tả xiết: “Tôi không quên, trả con cho tôi. Trả đứa bé cho tôi”.
Kết quả là tôi lại tiếp tục bị tiêm an thần. Những ngày sau đó tôi đều bị tiêm loại thuốc ấy, cứ mở mắt ra rồi lại khóc, tiếp tục bị tiêm, lại tỉnh, rồi lại khóc.
Mấy lần đầu tỉnh dậy tôi còn thấy Nghiêm, nhưng sau đó thì không thấy bóng dáng của anh ta nữa, cứ như vậy ròng rã suốt một tuần trời thì tinh thần tôi cũng dần dần ổn định lại, lúc tỉnh tôi không khóc, chỉ nằm như một kẻ vô hồn trên giường bệnh, đầu óc đờ đẫn, nhớ nhớ quên quên, thậm chí đôi khi tôi còn đưa tay sờ lên bụng, nghĩ con mình vẫn đang ở bên trong nên khúc khích cười ngây dại, lại hát một bài để con tôi nghe.
Sang tuần tiếp theo thì có người đến thăm tôi, ở nơi này không có ai biết tôi mang thai, nhưng chị Nhung tìm đến được tận bệnh viện này làm tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Khi thấy tôi nằm trên giường bệnh, khùng khùng đ.iê.n đ/iê.n, chị Nhung mới vội vàng chạy lại, ôm tôi khóc nức nở:
“Ninh ơi… chị đến thăm em rồi đây”
Tôi ngẩn ra một lúc mới há miệng gọi: “Chị… Nhung, sao chị lại đến đây?”.
“Chị nghe tin em ốm nên đến. Em mệt lắm đúng không? Khó chịu lắm đúng không?”. Chị Nhung buông tôi ra, sờ khắp mặt mũi chân tay tôi: “Trời ạ, sao người chỉ còn mỗi da với xương thế này? Mắt sưng húp hết rồi. Em còn khóc nữa là mù thật đấy, đỏ hết cả giác mạc rồi”.
“Chị ơi, chị bảo họ thả em ra đi. Em không muốn bị nhốt thế này đâu, chị bảo họ thả em ra đi”.
Hai chân và một tay tôi đã được tháo dây, nhưng một tay vẫn bị buộc lại. Tôi không đi đâu ra được khỏi giường nên xin chị Nhung tháo ra cho tôi. Bình thường chị ấy không có gì là không dám, nhưng chẳng hiểu sao lần này cứ chần chừ mãi, rồi lại nói:
“Em phải ở đây chữa bệnh đi đã. Khỏi ốm rồi muốn đi đâu thì đi. Giờ em yếu lắm, phải nằm dưỡng cho khỏe đã chứ. Đợi em khỏe rồi chị đưa em về nhà”.
“Nhà ư? Nhà ở đâu?”
“Nhà…”. Nói tới đây, chị Nhung ngừng lại, bối rối một lúc mới đáp: “Về nhà chị”.
“Sao em lại về nhà chị? Em không đi đâu. Em còn có việc, chị cởi dây cho em đi”.
Chị Nhung nhất quyết không tháo dây cho tôi, chỉ ôm tôi vào lòng lần nữa, dặn tôi phải nghỉ ngơi cho nhanh khỏe. Sau đó còn ở lại luôn trong bệnh viện với tôi.
Có lẽ, nhờ có chị Nhung động viên an ủi nên những ngày tiếp theo, tinh thần của tôi bắt đầu khá lên, khi tôi không chịu ăn, chị Nhung sẽ lấy thìa từ tay y tá rồi đút cho tôi, tôi không há miệng thì lập tức ăn một trận mắng xối xả từ chị ấy, mắng xong chị Nhung lại dỗ tôi ăn, giống như dỗ một đứa trẻ con mấy tuổi. Tôi không phản kháng được chị ấy, đành phải ăn.
Tối đến, chị Nhung sẽ nằm ở sofa nói chuyện với tôi, hỏi quê tôi có những đặc sản gì nổi tiếng, mùa này sẽ có hoa gì, tuổi thơ của tôi trôi qua thế nào. Có lẽ, bởi vì quá lâu không thể tâm sự với ai nên tôi đã kể hết tuổi thơ của mình cho chị Nhung nghe, lần này, chị ấy không lẩm bẩm than thở tôi số khổ, chỉ bảo:
“Mày giỏi đấy, bằng cái tý mà dám đưa em xuống Hà Nội này sống, giờ còn mua được thuốc, chữa bệnh cho nó”.
Tôi cười chua chát, không đáp, chị Nhung lại nói: “Ninh ạ, chị hiểu những đau khổ mà mày đang phải chịu đựng. Nhưng mày còn em mày, cái Hoài giờ nó vẫn đang ở bệnh viện khác chờ mày. Mày phải cố gắng lên, vực dậy để mà sống. Tin chị đi, rồi cũng có ngày mọi thứ sẽ qua hết thôi, không còn khó khăn như bây giờ nữa đâu. Mày có nghe câu: “10 năm sau tất cả những chuyện buồn ngày hôm nay rồi cũng sẽ trở thành chuyện trà dư tửu hậu không?”.
“Có lẽ cả đời này em sẽ không bao giờ quên được”.
“Chị biết, chị hiểu”.
“Chị không hiểu đâu”.
Chị Nhung im lặng một lúc, rất lâu sau có một tiếng thở dài khe khẽ vang lên: “Trước khi chị đến đây, người kia đã nói cho chị biết rồi. Cậu ta bảo chị đến đây với em. Nhưng em đừng nghĩ vì cậu ta bảo thì chị mới đến, dù cậu ta có không bảo thì nếu chị biết, chị vẫn sẽ đến, vẫn ở đây chăm em, không có gì thay đổi cả”.
Nhắc đến Nghiêm, tôi lại bật khóc. Kể từ khi thấy chị Nhung tới là tôi đã đoán ra ai là người bảo chị ấy đến rồi, nhưng tôi vẫn cố chấp tự huyễn hoặc mình rằng, chị Nhung chỉ là tình cờ ghé qua đây, thấy tôi ở bên trong nên mới vào thăm tôi.
Có điều, khu vực đặc biệt dành riêng cho khách hàng VIP này chỉ có một mình phòng bệnh của tôi, người lạ không được phép vào, thì làm sao có chuyện chị Nhung tình cờ đi ngang qua được.
Chị ấy đã biết hết rồi, biết cả những đau khổ tôi phải chịu, nhưng không thể nói ra nên chỉ có thể an ủi tôi: “Ngủ một giấc thì ngày mới sẽ đến, em phải mạnh mẽ lên. Nhanh khỏe lên còn đi thăm Hoài. Hai tuần rồi, chắc là nó nhớ em lắm”.
“Vâng, em biết rồi”.
Nhắc đến Hoài, cuối cùng, tôi cũng tìm được một hy vọng sống mong manh trong con đường tăm tối tuyệt vọng. Những ngày sau đó tôi bắt đầu chịu ăn, bắt đầu ngủ, thỉnh thoảng sẽ cười nói kể chuyện hồi tôi còn nhỏ cho chị Nhung nghe, lại nghe chị ấy kể về cuộc sống lúc xưa của chị ấy.
Hóa ra chị Nhung trước đây cũng sinh ra trong một gia đình khá giả, mẹ buôn bán ở chợ, bố làm nghề mổ heo. Nhưng sau này bố chị ấy cặp bồ nên gia đình tan vỡ, chị Nhung theo mẹ lên Hà Nội sống, mới mười mấy tuổi đã thành con buôn. Sau này, mẹ chị Nhung bị bệnh hiểm nghèo nên mất sớm, một mình chị ấy gánh một khoản nợ khổng lồ vì chữa bệnh cho mẹ trên vai, lại tốn 10 năm nỗ lực buôn bán mới có thể trả hết. Đến khi trả xong xuôi thì chị Nhung mới mạnh dạn đầu tư quán café và gặp tôi.
Tôi nghe xong mới bảo: “Đời mỗi người mỗi số chị nhỉ? Chưa thấy cuộc đời của ai hoàn hảo cả”.
“Ừ. Mà bố tao bao nhiêu năm nay có thèm ngó ngàng gì đến tao đâu. Nhiều khi nghĩ tủi thân lắm, ở Hà Nội này cứ lủi thủi một mình, gần 40 rồi nên cũng chẳng thằng nào thèm lấy. Như mày thì khổ, nhưng ít ra mày vẫn còn có con bé Hoài làm chỗ dựa, hai chị em nương tựa vào nhau mà sống”.
“Vâng”.
“Mày đã nghĩ đến tương lai sẽ làm gì chưa?”.
“Em chưa biết nữa. Giờ em chỉ mong bệnh tình của Hoài tiến triển tốt lên, như thế thì làm gì cũng được, đi đâu cũng được. Chứ cứ ở đây, trông chờ vào người khác giúp đỡ thì khổ quá”.
Chị Nhung thở dài: “Bệnh của em mày thì cứ xác định là phải tốn tiền lâu dài, mày có đi làm cả đời cũng chẳng đủ”
“Vâng, em cũng biết thế, nhưng mà…”
“Thôi, chuyện sau này cứ để sau này tính đi. Ngủ đi, ngủ sớm cho khỏe”.
Thêm một tuần nữa, vì tinh thần và sức khỏe của tôi đã dần ổn định lại nên tôi không bị trói trên giường nữa. Tôi xin bác sĩ xuất viện, nhưng bác sĩ nói tôi vẫn cần phải ở lại để theo dõi vết mổ.
Tôi lắc đầu cười: “Cháu thấy vết mổ khô rồi, chắc là khỏi rồi. Bác sĩ cứ cho cháu xuất viện đi ạ”.
“Chưa được đâu, ít nhất cũng phải 3 ngày nữa. Dùng hết đợt thuốc này thì mới ổn định rồi ra viện được”.
Tôi chần chừ một lúc, cảm thấy 3 ngày không phải là quá dài, ở lại cũng không vấn đề gì cả, chỉ là trong lòng tôi vẫn còn khúc mắc nên mới hỏi: “Bác sĩ, bác có thể cho cháu biết, đứa bé mà cháu sinh ra đã ở đâu rồi không? Con cháu có còn sống không?”.
Bác sĩ đẩy gọng kính lên cao, nhìn tôi vài giây mới nói: “Cô Ninh, cô đừng quá đau buồn. Cuộc đời cô còn dài, cố gắng lên”.
“Cháu không quan tâm đến cuộc đời dài hay ngắn, cháu chỉ muốn biết con của cháu đang ở đâu. Tại sao lúc sinh ra thì con cháu vẫn khỏe mạnh, giờ thì lại không thấy đâu nữa? Ai đã mang nó đi? Bác sĩ, bác là người mổ cho cháu, chắc bác phải biết rõ điều này. Cháu xin bác, bác hãy nói cho cháu biết đi. Chỉ cần bác nói con cháu có còn sống hay không là được, cháu xin bác đấy, bác nói cho cháu biết đi”.
Vị bác sĩ kia thở dài: “Tôi có bệnh nhân rồi. Đây là đơn thuốc tôi kê cho cô, lát nữa cô ra ngoài sẽ có y tá dẫn cô đi nhận thuốc đấy. Hoặc nếu mệt thì cứ bảo y tá mang thuốc về tận giường là được nhé”.
“Bác sĩ”.
“Cô Ninh, bây giờ phải cố gắng mà sống thôi. Xin lỗi, tôi không giúp gì cho cô được”.
Nói xong, bác sĩ đứng dậy đi ra ngoài, tôi muốn đuổi theo, nhưng bác sĩ đi rất nhanh, lúc ra đến cửa còn bị y tá kéo lại.
Chị y tá kia bảo tôi đi mua thuốc, tôi lại hỏi chị ấy có biết con tôi ở đâu không, nhưng chị y tá này hình như hôm đó không phụ trách phòng mổ của tôi nên chỉ ngơ ngác lắc đầu, nói không biết.
Sau đó, tôi được y tá dẫn đến khu cấp phát thuốc mới. Ở đây phải đưa hồ sơ bệnh án thì mới được nhận thuốc, mặc dù chị y tá đã cố ý đưa qua chỗ tôi rồi, nhưng tôi vẫn như một kẻ đ.iên giật lấy bệnh án rồi mở ra xem. Trang đầu tiên đập vào mắt chính là: Thai phụ đã sinh một trẻ sơ sinh giới tính nam, cân nặng 2,8kg. Trong quá trình sinh mổ có biến chứng không cầm m.áu, đã truyền 12 đơn vị má/u nhưng vẫn phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung.
Tay tôi run lên bần bật, vừa định mở trang tiếp theo thì y tá đã giật lại tập hồ sơ: “Chị Ninh, chị ngồi ra ghế đi, em lấy thuốc xong sẽ đưa cho chị”.
“Con tôi đâu?”. Tôi hét to, tóm lấy vai y tá lắc qua lắc lại, mắt trợn đỏ như m.áu: “Con tôi đâu? Đứa bé 2,8kg đó đâu?”.
“Ơ… chị bình tĩnh đã. Chị Ninh, chị bình tĩnh đã”.
“Có nói không? Không nói thì tôi g.iế.t các người, nói mau, con tôi đâu?”.
Tôi la hét ầm ỹ khiến bảo vệ phải chạy đến, tách tôi ra khỏi y tá rồi đưa tôi quay về phòng bệnh. Chị Nhung thấy mặt mày tôi tái nhợt, lại bị bảo vệ áp giải về thì vội vàng đứng lên đỡ tôi:
“Ninh, sao thế? Sao lúc nãy đang bình thường mà giờ lại thế này?”.
“Bọn họ cướp con em, bọn họ cướp con em”. Tôi thẫn thờ lẩm bẩm: “Rõ ràng em có sinh một bé trai 2,8kg. Bọn họ cướp con em”.
“Không phải đâu, Ninh, bình tĩnh lại đi”. Chị Nhung ôm lấy đầu tôi, vỗ về: “Chị đã bảo mọi chuyện sẽ qua hết mà, em cứ thế này thì phải làm sao được? Em thế này thì cái Hoài phải làm sao?”.
“Nhưng mà chị ơi…”. Tôi bật khóc nức nở trong lòng chị Nhung, khóc òa lên như một đứa trẻ. Khi đó, tôi rất muốn nói tôi chỉ có duy nhất đứa bé trai đã sinh ra đó, biến chứng của nhau cài răng lược đã khiến tôi phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn, từ giờ về sau tôi không thể làm mẹ nữa. Nếu như không tìm thấy con trai tôi, vậy tôi phải làm sao đây? Tôi phải làm sao đây?
Chị Nhung thấy tôi khóc cũng khóc theo, sau đó lại động viên tôi cố lên, đợi tới khi tôi khóc mệt nhoài, chị ấy lại đỡ tôi lên giường đi ngủ.
Tôi cứ sống vật vờ trong sự bao bọc và động viên của chị Nhung thêm ba ngày nữa, rút cuộc trước yêu cầu xuất viện của tôi, các bác sĩ không thể giữ lại nên đành đồng ý cho tôi về nhà.
Nhưng tôi không có nhà, tôi chỉ có thể đến bệnh viện với Hoài. Nhìn thấy em đã bắt đầu ê a tập nói, ánh mắt cũng có hồn hơn khi trông thấy tôi, rút cuộc, trái tim đầy khổ đau của tôi cuối cùng cũng tìm được một niềm an ủi.
Tôi biết, lúc này tôi phải thật mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho em, giống như trước đây, là một người chị 18 tuổi mình đầy thương tích vẫn cõng em chạy trốn khỏi thôn làng hẻo lánh đó, một mình xuống Hà Nội tìm cách sống, một mình chăm chỉ kiếm tiền chữa bệnh cho em.
Bây giờ, mặc dù tôi vẫn thương tích đầy mình, cũng đau khổ đến ch/ế.t đi sống lại, mọi thứ đã khác xưa nhưng tôi vẫn là một người chị, em tôi cũng vẫn đang nằm đó, cần có tôi bảo vệ chăm sóc, cho nên dù có thế nào thì tôi cũng vẫn phải tiến lên.
Tôi cứ luôn tự nhủ như vậy để tự vực lại chính mình, sau đó, có lẽ thời gian cũng dần làm cho mọi nỗi đau nguôi ngoai, cũng có thể thời gian có phép chữa lành mọi vết thương, cho nên rút cuộc tôi cũng được qua được chặng đường gian khó ấy.
Chỉ là nhiều đêm cứ đặt lưng xuống giường là tôi lại khóc, lại mơ về đứa con bé bỏng của tôi rồi rấm rứt rơi nước mắt suốt cả một đêm. Tôi biết, dù vết thương có khép miệng thì vết sẹo sâu như thế cũng chẳng bao giờ liền được, tựa như vết mổ trên bụng tôi, bây giờ tuy đã lành lại rồi nhưng mỗi lần đứng lên ngồi xuống vẫn buốt không sao chịu nổi.
Nửa tháng sau đó, khi cảm thấy thực sự đã ổn trở lại tôi mới quay về căn chung cư mà Nghiêm đã mua. Thật ra tôi không muốn đặt chân về đó, nhưng lúc trước đồ đạc vẫn để ở đây, có vài thứ quan trọng cần lấy nên tôi vẫn quay lại.
Căn nhà lâu không có người ở nên trống huơ trống hoác, chị Sen có lẽ đã nghỉ việc, nhưng cá trong bể cá cảnh mini thì vẫn sống, còn sinh thêm một đàn con.
Tôi không có tâm trạng ngắm cá, chỉ thất thần nhìn một lúc rồi thở dài, quay người vào trong phòng dọn dẹp đồ đạc. Những đồ bầu của Nghiêm mua tôi bỏ lại hết, chỉ mang theo mấy bộ quần áo cũ và giấy tờ cá nhân, sạc điện thoại. Khi vừa xách túi đi ra thì đã thấy người đàn ông kia ngồi ở sofa đợi sẵn rồi.
Một tháng rưỡi không gặp, tôi có tìm đến tận biệt thự hay Vĩnh Nghiêm đều không thể gặp được anh ta, giờ tự nhiên thấy Nghiêm ngồi đây, nỗi hận thù trong tôi lại cồn cào dậy sóng.
Anh ngẩng lên nhìn tôi nói: “Dọn đồ đi à?”.
Tôi vẫn cố chấp hỏi: “Con tôi đang ở đâu?”.
“Ninh, tôi đã nói em quên đứa bé đi”.
Tôi bật cười, cười một cách trào phúng và chua chát: “Anh đưa tôi sang Singrapore để xem có cách nào bỏ đứa bé không, nhưng bởi vì không thể, nên anh mới diễn một vở kịch. Đầu tiên là đưa tôi về chỗ anh, thuê bác sĩ riêng và giúp việc chăm sóc, nói với tôi là nếu ý trời đã như thế thì cũng nên sinh nó ra lành lặn khỏe mạnh. Sau đó, anh lại giả vờ đối xử tốt với tôi, để tôi tin rằng anh thật lòng muốn tôi sinh ra nó. Nhưng trong lòng anh đã sớm toan tính rồi, anh không thể g.iế/t nó khi ở trong bụng tôi, nên anh mới phải nhẫn nại đợi đến khi tôi sinh xong mới tự tay g/iế.t con mình, phải không?”.
Nghiêm mím chặt môi nhìn tôi, không đáp. Không nghe được câu trả lời của anh ta, tôi lại càng cười lớn: “Cảm giác g.iế/t con mình thế nào? Tuyệt vời không? Đến hổ dữ cũng không ăn thịt con, nhưng anh thì lại dám tự tay g.iế.t một đứa trẻ cùng dòng m.áu với mình, hơn nữa còn giống anh như đúc. Anh không phải là người, anh còn ác hơn quỷ. Anh là đồ thú đội lốt người”.
“Ninh”.
“Đừng có gọi tên tôi, đồ quỷ dữ, đừng có gọi tên tôi”.
Anh ta không nói nữa, chỉ có đôi mắt đỏ lên, giống như đang phải cực lực kìm nén điều gì đó. Tôi đợi mãi không thấy anh ta đáp, lòng lại như đ.iên, cố níu kéo một tia hy vọng: “Anh nói với tôi là anh không làm thế đi. Chỉ cần anh nói thì tôi sẽ tin. Anh nói với tôi đi”.
Nghiêm im lặng một lúc rồi thở dài: “Ninh, về sau tôi sẽ không để em thiệt thòi. Tôi sẽ bù đắp cho em. Em muốn đi học violin, muốn có tiền chữa bệnh cho Hoài, tôi cũng sẽ cho em”.
Tôi hoàn toàn tuyệt vọng, rơi nước mắt, quỳ xuống trước mặt anh ta: “Tôi xin anh, anh trả con về cho tôi đi. Anh nói với tôi là con vẫn còn sống đi. Anh nói anh chỉ đang thử lòng tôi đi, chỉ cần anh nói thì tôi sẽ tin. Tôi sẽ không oán không giận nữa. Nghiêm, tôi xin anh đấy”.
Nghiêm vội vàng đi đến đỡ tôi dậy, anh ta ôm tôi vào lòng, đặt cằm lên đỉnh đầu tôi, giọng nói khàn khàn: “Tôi xin lỗi. Chuyện ở quá khứ hãy quên hết đi được không? Đừng nhớ đến điều gì nữa. Về sau em muốn gì tôi cũng sẽ cho em hết, chỉ cần tôi chưa kết hôn, em không rời bỏ tôi thì tôi cũng sẽ không rời bỏ em”
“Không, không phải mà. Không phải”.
“Ninh, xin lỗi em”.

Yêu thích: 4.5 / 5 từ (12 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN