Yêu Hận Tựa Như Núi - Phần 26
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
362


Yêu Hận Tựa Như Núi


Phần 26


Lúc đó tôi đã nghĩ dù anh ta có mang cả núi vàng núi bạc đến trước mặt tôi thì tôi cũng không cần, tôi chỉ muốn được gặp con của tôi thôi. Nhưng dù tôi có khóc lóc van xin hay mắng chửi thế nào, Nghiêm vẫn nhất quyết im lặng.
Anh ta chỉ bảo tôi hãy quên đứa bé đi, tôi lại túm lấy cổ áo anh ta, vừa nức nở vừa gào thét chất vấn:
“Lòng dạ độc ác như anh mới quên được, nhưng một người làm mẹ như tôi thì không. Cả đời tôi sẽ không quên được nó, về sau cũng không thể làm mẹ nữa, anh có biết không? Tôi chỉ có mình nó thôi, anh trả con về cho tôi đi. Đồ khốn, trả con về cho tôi đi”
Nghiêm mặc kệ để tôi cấu xé anh ta, sắc mặt vẫn vững chãi không hề suy chuyển, thậm chí vòng tay đang ôm tôi cũng không hề buông ra. Anh ta đợi đến khi tôi gào khóc đến mệt nhoài, không còn sức lực nào để đấm đá nữa, mới nhỏ giọng nói với tôi:
“Thời gian sẽ làm tất cả nguôi ngoai hết thôi. Bây giờ em cố gắng chịu đựng một chút, đến khi tất cả ổn rồi, em cũng sẽ ổn thôi”.
“Không… không…”.
Có lẽ vì khóc và đau khổ quá nhiều nên tôi lại ngất đi trong vòng tay anh ta, đến khi mở mắt thì tôi đã được đưa về bệnh viện chỗ Hoài. Nhưng đây không phải phòng bệnh đông đúc của nó mà là phòng VIP với diện tích rộng rãi, có hai giường bệnh cách nhau chừng hơn một mét, một bộ sofa mềm mại như nhung đặt bên cửa sổ lớn sát sàn, không gian xung quanh còn thơm lừng mùi quế.
Tôi ngoảnh đầu nhìn sang mới thấy Hoài cũng đang nhìn tôi, con bé thấy tôi mở mắt thì yếu ớt nhoẻn miệng cười, khẽ gọi: “Chị…”.
Tôi lập tức bật dậy nhìn khắp nơi một lượt, cứ ngỡ mình đang mơ, nhưng giọng nói của em tôi thì lại vô cùng chân thật: “Hoài, sao chị lại ở đây?”.
“Bác sĩ bảo chị yếu quá nên phải truyền cho chị đấy”. Sau khi tỉnh lại, lưỡi em tôi vẫn cứng, giọng ngọng líu ngọng lô, phải nói rất chậm: “Anh Nghiêm có đến thăm em, bảo em ở phòng cũ chật quá nên xin bác sĩ cho chuyển sang phòng này, để chị cũng có chỗ nằm”.
“Anh Nghiêm ấy à?”.
“Vâng. Anh ấy tốt chị nhỉ? Em ngại nên bảo không cần, nhưng anh ấy vẫn gọi y tá đến để chuyển phòng, còn trả tiền cho mình nữa. Một ngày nằm phòng này là mấy triệu đấy”.
Tôi không quan tâm đến việc giá phòng này bao nhiêu, chỉ rút kim truyền ra rồi định trèo xuống giường: “Anh ta đi lâu chưa? Trước khi đi có nói gì không?”.
“Anh ấy đi một lúc rồi. Anh ấy ngồi cạnh giường nhìn chị một lúc rồi mới đi”. Hoài ngơ ngác nhìn tôi: “Chị, chị còn mệt mà, chị xuống giường làm gì? Chị nằm lại đi”.
“Chị phải hỏi anh ta vài việc, em cứ nằm đi. Chị hỏi được xong sẽ quay lại ngay”
Nói rồi, tôi cứ thế mở cửa chạy ra ngoài, đầu óc lâng lâng trống rỗng, cả người mỏi mệt, nhưng chẳng hiểu sức mạnh từ đâu mà tôi cứ chạy băng băng ra bãi đỗ xe, nhìn ngó một vòng cũng không thấy chiếc Rolls-Royce của Nghiêm ở đâu cả.
Lúc sau quay về phòng, tôi có gọi điện thoại cho anh ta nhưng không liên lạc được, gọi đến số anh Nhân thì rất lâu mới thấy anh ấy nghe máy:
“Ninh à?”.
“Anh, anh Nghiêm đang ở đâu rồi? Anh ta chưa nói cho em biết con của em đang ở đâu. Anh bảo anh ta nói cho em biết đi, cho em biết con em đang ở đâu, em sẽ tự đi tìm nó, cả đời về sau cũng không đến làm phiền anh ta nữa. Em không cần tiền của anh ta. Anh bảo anh ta trả con về cho em đi”.
Có tiếng thở dài rất nặng nề ở đầu dây bên kia, anh Nhân suy nghĩ một lúc lâu mới đáp: “Có nhiều kết quả không biết có lẽ sẽ tốt hơn, biết rồi còn đau lòng hơn gấp bội. Ninh, em đừng đau khổ, cũng đừng cố chấp thế này nữa, rồi thời gian sẽ giúp em vượt qua hết thôi. Anh Nghiêm đã bảo em quên đứa bé đi, thì em cũng nên quên đi, một người cả đời này không thể gặp lại nữa, em có cố chấp nhớ đến cũng không ích gì cả. Anh xin lỗi vì đã nói thẳng sự thật như thế, nhưng đó là cách tốt nhất cho em hiện tại”.
“Anh nói cái gì cơ?”. Bàn tay cầm điện thoại của tôi run lên bần bật: “Cả đời không thể gặp lại nữa là ý gì cơ?”.
“Ninh, anh xin lỗi”.
“Anh ta thật sự g.iế/t con em rồi ư? Là g.iế/t thật chứ không phải mang đi giấu ư?”
“…”
Không nghe được câu trả lời, tôi lại hét lên: “Anh trả lời em đi, anh ta g.iế/t con trai em rồi phải không? Anh chỉ cần trả lời có hoặc không, anh mau nói đi”.
“Anh…”. Anh Nhân vừa định nói thì bỗng nhiên trong điện thoại vang lên những tiếng phanh hỗn loạn cùng những âm thanh rầm rầm như tiếng xe va chạm, sau đó tôi còn nghe cả còi xe và tiếng hò hét ầm ỹ, điện thoại cũng mất tín hiệu ngay sau đó.
Tôi bấm gọi lại liên tục nhưng lần này điện thoại anh Nhân cũng không liên lạc được, tôi muốn chạy đi tìm, muốn biết được câu trả lời có hoặc không, nhưng lại không biết phải đi đâu để tìm bọn họ.
Sau đó nửa tiếng thì tôi thấy trên mạng chia sẻ rầm rộ một vụ tai nạn, trong clip là chiếc xe Rolls-Royce màu đen bị một chiếc container đâ.m nằm lật ngửa trên đường, rất nhiều người đang hợp sức để phá cửa cố gắng cứu những người trong xe ra.
Ở cuối đoạn clip, tôi còn nhìn thấy có một người đàn ông mình đầy má.u me được bốn, năm người khiêng qua ô cửa sổ của chiếc Rolls-Royce, bởi vì quá đông người nên không thể nhìn được mặt mũi người đó, chỉ thấy có một cánh tay áo vest buông thõng xuống, trên cổ tay còn đeo một chiếc đồng hồ đính mấy viên kim cương lấp lánh.
Cùng lúc này cũng có một thằng nhóc trông lấm la lấm lét chạy lại phụ mọi người khiêng người bị nạn, phần cánh tay lộ ra trước máy quay lập tức bị che lấp. Tôi nheo mắt nhìn thật kỹ, chừng nửa phút sau rút cuộc thằng nhóc kia cũng bỏ đi, nhưng chiếc đồng hồ đính kim cương kia cũng biến mất. Sau đó thì cảnh sát giao thông đến nên người quay đoạn clip đó phải tắt camera.
Tôi đọc dưới phần bình luận có rất nhiều người nói: “Ôi đi xe Rolls-Royce mà cũng bị ta.i n.ạn, sợ thật đấy. Bị nặng thế kia không biết có qua khỏi không”.
“Ngồi trên xe mấy chục tỉ cũng dễ c.hế/t như thường ấy hả? Tông vào xe nhỏ thì Rolls-Royce chắc chỉ bị xây xước tý thôi, mà đen cái là gặp đúng container chở thép, nghe bảo lật mấy vòng cơ mà”.
“Xe này biển bao nhiêu thế để chiều nay về tôi mua xổ số cái”.
“Hình như biển 8888 ấy”
“Ôi trời, xe đẹp mà biển còn đẹp hơn, chắc ngồi trên xe là đại gia rồi”.
“Khoan khoan, hình như xe này là của tổng giám đốc tập đoàn Vĩnh Nghiêm đấy”.
“Tổng giám đốc tập đoàn Vĩnh Nghiêm á? Ôi trời”.
“Đúng rồi”.
Đọc đến đây tự nhiên tim tôi hẫng đi một nhịp, lại cố mở video kia để xem cho kỹ, nhưng không hiểu sao chỉ vài phút sau đó đoạn clip kia đã bị xóa, tôi còn tìm kiếm khắp trên các trang mạng nhưng chuyện về chiếc Rolls-Royce bị tai nạn kia cứ như bị bốc hơi, không còn trông thấy nữa.
Người ta đồn đại đó là vì thế lực của Vĩnh Nghiêm quá lớn, đủ sức dẹp yên dư luận chỉ trong vòng một nốt nhạc để bảo vệ sự riêng tư và tránh gây ảnh hưởng đến cổ phiếu của Vĩnh Nghiêm.
Nghĩ kỹ lại, tôi cũng cảm thấy chuyện này dường như có liên quan đến những âm thanh tôi đã nghe thấy khi nói chuyện điện thoại với anh Nhân. Chẳng lẽ những lời đồn đại kia là thật, chiếc Rolls-Royce đó thực sự là của Vĩnh Nghiêm, ban nãy anh Nhân vì mải nói chuyện với tôi nên mới xảy ra tai nạn ư?
Và còn người đàn ông đeo chiếc đồng hồ kia nữa, cánh tay đó chắc chắn không phải của anh Nhân, ngồi ở hàng ghế sau mà lại mặc áo vest như thế, chẳng lẽ là Nghiêm ư?
Cõi lòng đau đớn của tôi nhanh chóng biến thành một mối tơ vò, ngổn ngang trăm mối lo toan suy nghĩ. Lúc ấy, tôi đã suýt nữa thì chạy đến chỗ tai nạn để xem anh ta thế nào, dù gì nếu là sự thật thì một phần lỗi khiến bọn họ xảy ra tai nạn cũng là do tôi.
Nhưng khi tôi chuẩn bị chạy ra khỏi cổng bệnh viện, tự nhiên tôi lại nhớ đến lời anh Nhân vừa nói ban nãy. Anh ấy nói cả đời tôi sẽ không thể gặp lại con tôi nữa, như vậy nghĩa là Nghiêm đã g.iế/t con tôi rồi. Một người tàn nhẫn đến mức tự tay g.iế/t c.hế/t con mình như anh ta xứng đáng bị trời tru đất diệt, bị đày đến 18 tầng địa ngục, mãi mãi không được siêu sinh.
Vậy thì tại sao anh ta bị ta.i nạn tôi lại phải lo lắng muốn đến thăm chứ?
Không! Đó là quả báo của anh ta đáng phải nhận, vì anh ta làm việc trời đất không thể dung thứ nên anh ta phải gánh nghiệp, gieo gió ắt gặp bão. Chẳng việc gì tôi phải đến thăm loại đàn ông mặt người dạ thú như anh ta cả.
Nghĩ đến đây, những cảm xúc nóng lòng và day dứt ban nãy của tôi lập tức nguội lạnh như tro tàn. Tôi dứt khoát quay người trở lại khu điều trị đặc biệt, còn gặp y tá xin cho Hoài được quay về phòng bệnh bình thường, nhưng chị y tá kia lại nói:
“Phòng bệnh VIP này đã được người nhà chị thanh toán thời gian lưu trú 3 tháng rồi. Với cả phòng bệnh thường cũng đã có người vào nằm, giờ không còn giường nữa. Ở đây cứ người ra xong lại có người vào ngay ấy mà. Mà sao phòng bệnh VIP đang rộng rãi thế chị lại không thích, còn đòi chuyển làm gì?”.
Tôi gượng gạo cười: “Tôi ngại nợ người khác”.
“Cái anh đẹp đẹp trai đó ạ? Tôi thấy anh ấy đúng là người tốt đấy. Ban nãy đưa chị vào xong, anh ấy bảo cứ dùng những loại thuốc tốt nhất cho chị, còn dặn tôi truyền thêm đạm cho chị nhanh khỏe lại nữa. Lúc nãy phòng bệnh VIP tôi chỉ tư vấn một tháng thôi, nhưng anh ấy đặt tận 3 tháng luôn, tiền phòng đắt đỏ chứ có phải ít đâu. Người nhà mà bỏ ra chừng ấy tiền cho mình như thế là quá tốt rồi ấy”.
Tôi không muốn quan tâm đến những điều đó, chỉ cảm thấy những điều Nghiêm làm để ‘bù đắp’ cho tôi thật sự rất buồn nôn. Loại người không có gì ngoài tiền như anh ta, cuối cùng cũng chỉ biết giải quyết tất cả bằng tiền, nhưng đâu phải ai cũng cần tiền, đúng không?
“Vâng. Thế lúc nào có phòng bệnh thường thì chị bảo em nhé. Em xin cho em em chuyển về phòng bệnh thường ạ”.
“Ơ thế chị vẫn quyết định không ở phòng VIP nữa à? Tiền đóng rồi không hoàn lại được đâu đấy”.
“Vâng, em không ở nữa ạ”.
Chị y tá không biết nói ra sao, chỉ ái ngại nhìn tôi rồi gật đầu, bảo có phòng thường sẽ nhắc tôi. Tôi máy móc cảm ơn chị ấy rồi thất thểu đi về phòng, lúc này, Hoài vẫn co ro nằm trên giường, thấy tôi mới vội vàng hỏi:
“Chị có tìm thấy anh Nghiêm không? Chị đã cảm ơn anh ấy chưa?”
“Không tìm thấy, chắc anh ấy về rồi”.
“Eo, ngại thế. Hay là chị gọi điện để cảm ơn anh ấy đi. Nãy em có cảm ơn rồi, nhưng em nghĩ chủ yếu người anh ấy muốn giúp là chị thôi. Em mới gặp anh ấy có mấy lần, quen thân gì đâu mà anh ấy bỏ tiền ra giúp. Chỉ có chị là làm ở nhà anh ấy bao nhiêu lâu, anh ấy quý chị nên mới giúp”.
“Của biếu là của lo, của cho là của nợ, từ nhỏ đến lớn nhắc em mãi rồi còn gì”. Tôi thở dài, mệt mỏi nằm xuống giường: “Từ giờ em đừng nhận gì của anh ấy nữa, cho gì cũng không lấy, cứ từ chối thẳng thừng vào. Nhớ chưa?”.
“Ơ… sao thế hả chị?”.
“Không tại sao cả. Chị không thích nhận không của người khác, với cả giờ chị không làm ở đó nữa, đừng dây dưa thì tốt hơn”
Trước đây Hoài nhắc đến Nghiêm, tôi không có thái độ gay gắt thế này, giờ thấy tôi khó chịu như vậy thì vẻ mặt nó không giấu nổi ngạc nhiên: “Chị… chị ghét anh Nghiêm lắm hả?”.
Tôi lặng lẽ nhắm mắt, cũng tự hỏi lòng mình một câu như vậy, nhưng rút cuộc ngẫm đi ngẫm lại cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất: Tôi không ghét anh ta, mà là tôi hận. Dù đã từng có thời gian hạnh phúc vui vẻ, thậm chí là biết ơn, nhưng sau tất cả, bây giờ tôi chỉ có hận.
Hận đến mức cõi lòng tan nát, hận đến mức chỉ muốn anh ta c.hế/t đi, nhưng trái tim lại cũng đau đớn đến rỉ m.áu, tôi không biết mình phải làm sao cả!
Sau đó hai ngày thì chị Nhung đến thăm tôi, lần này tôi khỏe rồi nên sau khi nói chuyện với Hoài xong, hai chị em mới xuống tiệm café dưới căn tin bệnh viện uống nước.
Lúc vừa đặt mông xuống ghế, chị Nhung đã hỏi tôi: “Phòng bệnh đó là của người kia thuê cho em à?”.
“Vâng. Nhưng em cũng định trả rồi, mỗi tội chưa có phòng bệnh thường nên chưa trả được thôi”.
“Đã ở rồi thì cứ ở đi. Chẳng tội gì mà phải làm khổ mình. Ra phòng bệnh thường vừa đông người vừa ồn ào, có nghỉ ngơi được nhiều đâu. Mà mày thì vừa ốm dậy, cần phải tẩm bổ an dưỡng tử tế, mày nghe chị, cứ ở đó đi”.
Tôi cười cười, cũng không muốn nói nhiều về vấn đề này nên lảng sang chuyện khác: “Dạo này quán café có làm ăn được không chị? Có đông khách không?”.
“Ừ thì cũng đều đều như thế thôi. Khách quen rồi thì người ta hay đến ấy mà”.
“Vâng, cứ có khách là được rồi, hàng tháng bao nhiêu thứ phải chi tiêu, không kiếm được tiền thì c.hế.t thôi”.
“Ừ, thế nên tao mới dặn bọn nó là phải cố, phục vụ khách tử tế đàng hoàng vào. Chứ làm ăn mà thái độ với khách thì chỉ có mốc mồm”
“Vâng”.
Chị Nhung chần chừ một lúc, uống xong một ngụm café mới nói tiếp: “Có chuyện này chị cũng không biết có nên nói cho mày nghe không, nhưng dù sao cũng là chuyện lớn. Mày biết cũng tốt”.
“Vâng, sao thế hả chị?”
“Mày nghe nói người kia bị tai nạn chưa?”.
Mặc dù chị Nhung chưa bao giờ nói thẳng tên của người kia, nhưng cả tôi và chị ấy đều hiểu đó là Nghiêm. Mọi chuyện giữa tôi và anh ta có lẽ chị Nhung đã đoán được, tôi cũng không giấu, khẽ gật đầu: “Vâng, em nghe rồi”.
“Hình như là cũng bị nặng đấy, bữa bọn chị xem livestream trên Facebook có chạy ra hóng mà. Nhưng lúc đến nơi thì thấy chở người đi rồi, chỉ nghe người ở dân xung quanh đó bảo là bị nặng. Người ngồi ghế trước thì dập một bên tay, người ngồi ghế sau thì bị thương ở đầu hay sao ấy, thấy m.áu me lênh láng”.
“…”
“Lúc đầu bọn chị chỉ thấy đi Rolls-Royces nên mới hóng thôi, nhưng lại nghe người dân ở đó nói là người bị tai nạn là tổng giám đốc của Vĩnh Nghiêm. Mà tổng giám đốc của Vĩnh Nghiêm cũng là người đó đúng không?”.
“Vâng ạ”.
“Em biết rồi à?”.
“Em có xem được đoạn clip trên mạng, cũng mang máng đoán thế thôi, chứ không khẳng định chắc chắn”.
Chị Nhung nhìn đi nhìn lại tôi một lượt, thấy vẻ mặt tôi vẫn bình thản như không mới ngạc nhiên hỏi: “Sao mày vẫn bình thản thế? Mày không lo à? Không đến thăm người ta xem thế nào chứ tao thấy bị nặng đấy”.
“Vậy phải hỏi anh ta. Lúc anh ta g.iế/t con em, anh ta có bình thản như thế không?”. Tôi nở nụ cười nhạt thếch, nhìn thẳng vào mắt chị Nhung: “Đợt trước anh ta bảo chị đến bệnh viện chăm em, chắc là cũng có biết về chị, mà chị thấy em cũng đoán được em mới sinh rồi đúng không?”.
“À… thì… người đó chỉ bảo tao đến bệnh viện chăm mày, tao hỏi bị sao thì không nói. Nhưng tao cũng là phụ nữ, tao nhìn là biết. Nhưng mày không muốn nói thì tao cũng không hỏi”.
“Vâng”
“Thật ra lúc đầu tao cũng thắc mắc không biết sao mà mày quen được người giàu như thế, rồi lại còn sinh con mà giấu tao nữa. Nhưng dần dần xâu chuỗi lại, tao mới đoán chắc mày và cậu Nghiêm đó có quan hệ tình cảm, rồi mới thành ra như thế”.
Tôi thở dài một tiếng, nhắc đến con, vành mắt vẫn cảm thấy cay xè. Chị Nhung thấy tôi lặng lẽ cúi đầu mới nắm lấy bàn tay tôi, động viên tôi bảo không sao hết, có gì cứ nói với chị ấy, chuyện gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết thôi.
Khi ấy lòng tôi nặng trĩu như đeo hàng ngàn tảng đá lớn, sợ nếu cứ mãi như thế thì chẳng bao lâu nữa tôi sẽ hóa đ.iên, cho nên tôi mới kể cho chị Nhung nghe gần hai năm qua tôi đã quen Nghiêm thế nào, có đứa bé ra sao.
Chị Nhung nghe xong thì cũng đỏ cả mắt, cứ ôm tôi vào lòng: “Không sao, không sao rồi. Như lúc trước chị nói rồi đấy, mày còn có Hoài nữa, rồi tất cả sẽ qua hết thôi”.
“Em đau lắm, đau ở khắp nơi, đau từ vết mổ tới tim, chỗ nào cũng đau”. Tôi chỉ tay lên ngực mình nói: “Anh ta đã làm ra bao nhiêu chuyện như thế, lẽ ra anh ta mới đáng phải c.hế/t, chị còn bảo em đến thăm làm gì? Loại người như thế còn quan tâm làm gì. Bị thế là đáng lắm”.
“Ninh, em đừng nói như thế. Chị nghĩ bây giờ mọi chuyện còn chưa rõ ràng, em đừng kết luận vội. Chuyện này em giận Nghiêm là đúng, gặp chị chị cũng giận. Nhưng mà như em nói đấy, đối với gia đình như nhà cậu ấy, xóa hàng trăm clip chia sẻ rầm rộ trên mạng còn quá đơn giản, làm chỉ phút mốt. Thế thì việc có con riêng là điều đại kỵ trong gia đình tài phiệt nhà họ, sao họ để cho Nghiêm có con riêng được. Biết đâu Nghiêm chỉ giấu đứa bé đi thôi, không phải như em nghĩ đâu”.
“Vậy tại sao anh ta lại không nói cho em biết? Tại sao anh ta chỉ bảo em hãy quên nó đi? Còn bảo cả đời này em không thể gặp lại con nữa? Nếu chỉ là giấu đi, tại sao không nói với em để em không phải đau khổ thế này, cứ nói với em rồi bảo em cố chịu đựng không phải tốt hơn à?”.
“Cái này chị không rõ, nhưng cậu ấy cũng không nói là đứa bé không còn nữa mà”.
Tôi lắc đầu: “Không phải anh ta giấu đi đâu, chính anh ta muốn g.iế/t con em. Anh ta không muốn em sinh nó ra, mà lúc nó còn trong bụng thì không thể làm gì được, cho nên anh ta mới cố ý chờ đến lúc em sinh rồi mới xử lý đứa bé. Anh ta sợ nó sẽ làm ảnh hưởng đến việc thừa kế tập đoàn của anh ta nên mới giế/t nó”.
Chị Nhung suy nghĩ một lát rồi thở dài: “Ninh, nhưng em thử nghĩ xem. Nếu cậu ta không phải người tử tế, thế thì lúc đứa bé còn trong bụng, cậu ta cần gì quan tâm đến tính mạng em? Cứ bắt em làm thủ thuật, biến chứng thế nào thì kệ em chứ? Hoặc cứ cho là cậu ta sợ lỡ có biến chứng thì sẽ phải chịu trách nhiệm đi, thì cứ cho em một khoản tiền để em tự dưỡng thai là được. Đằng này cậu ấy còn mua nhà cho em, thuê bác sĩ riêng, thuê giúp việc cho em, còn đến ngủ cùng em để cho con được biết sự có mặt của bố, cùng nghe nhạc thai giáo với em, thậm chí còn sờ con đạp. Cậu ta cũng nói muốn đứa trẻ được phát triển bình thường. Một người như thế, chị nghĩ không thể độc ác đến mức g.iế/t cả con mình đâu”.
“Chị không hiểu được những người giàu đâu. Anh ta chỉ cố làm thế để em mất cảnh giác, hoặc có thể là để đỡ day dứt với đứa bé sau này thôi”
“Bây giờ nghĩ thế nào chỉ có cậu ấy biết. Chưa có kết quả rõ ràng thì đừng vội kết luận gì cả. Nhất là em, lúc này em phải mạnh mẽ lên, vực dậy mà sống. Đừng tuyệt vọng rồi nghĩ quẩn, em vẫn còn hy vọng cơ mà. Biết đâu một ngày nào đó em còn gặp lại đứa bé thì sao?”.
Tôi nghĩ người ngoài sẽ không thể nào hiểu rõ được nội tình, câu nói của chị Nhung tuy không đủ sức thuyết phục, nhưng lại như thắp lên cho tôi một niềm tin. Dù là một niềm tin nhỏ nhoi và có thể chẳng bao giờ thành sự thật, nhưng ít ra khi Nghiêm chưa trả lời đứa bé có còn sống hay là không, tôi vẫn nên hy vọng.
Chị Nhung thấy tôi bắt đầu lưỡng lự mới khuyên tôi thêm nhiều điều nữa, bảo tôi bây giờ hãy cố gắng, phải thật mạnh mẽ sống cho tốt, không chỉ vì Hoài mà còn vì một tương lai có thể tìm lại con tôi.
Tôi hỏi chị ấy vậy tôi mạnh mẽ rồi, cố gắng rồi thì tiếp theo phải làm sao, chị Nhung mới bảo: “Cậu ta nói sẽ bù đắp cho em đúng không?”.
“Vâng. Bảo sẽ bù đắp, về sau em muốn học violin hay muốn thứ gì, anh ta cũng sẽ cho em”.
“Thế thì em cứ ở bên cạnh cậu ta đi. Trước hết, chỉ có cậu ta mới biết đứa trẻ bây giờ thế nào, dù cậu ta không nói, nhưng em ở bên cạnh thì sớm hay muộn gì cũng sẽ điều tra được. Thứ hai, cái Hoài chữa bệnh là việc lâu dài, em không thể tự xoay sở số tiền lớn như thế, em buộc phải có tiền để lo cho nó, mà người có thể cho em chỉ có thể là cậu ta. Thứ 3, chị thấy học violin là chuyện tốt, ít ra sau này còn có nghề để tự nuôi mình, trở thành ngôi sao đàn dương cầm thì càng tốt, có tiền rồi thì sẽ không cần phải phụ thuộc và ai nữa”.
“Không, bây giờ nhìn thấy anh ta là em đã muốn điê.n lên rồi, em không ở bên cạnh anh ta được. Em chịu thôi”.
“Cái con bé này, mày muốn tìm con thì mày phải nhẫn nhịn. Mà cuộc đời này không phải cứ thẳng như ruột ngựa để sống đâu. Phải biết tiến biết lùi, biết nhu biết cương. Mày muốn cái gì thì mày phải khéo léo để đoạt lấy, chứ giờ mày có cầm d.a/o dí vào cổ cậu ta, thì cậu ta chỉ cần bẻ một phát mày đã gãy cổ tay rồi. Mày gi.ế.t cậu ta làm sao được”.
Chị Nhung nắm chặt lấy tay tôi, tay còn lại lau nước mắt cho tôi: “Nghe chị đi, chị đang tìm cách tốt nhất cho mày đấy. Thay vì khóc lóc đau khổ, thì phải mạnh mẽ lên mà đòi công bằng cho mình, đòi cả công bằng cho con mình”.
Có lẽ, những lời của chị Nhung ngày hôm ấy đã tác động rất lớn đến tôi, tôi suy nghĩ rất lâu, cũng đấu tranh rất lâu, cuối cùng cảm thấy chị ấy nói đúng. Tôi cứ chìm trong đêm đen đau khổ mãi cũng không giải quyết được gì cả, hơn nữa, tôi cũng không thể c/hế.t được, cách duy nhất là phải tiếp tục sống và tìm cách giải quyết, đòi lại công bằng cho con tôi.
Rút cuộc sau ba ngày trời ròng rã phân vân, tôi đã quyết định chọn con đường như chị Nhung nói. Tôi nghiệm ra nhân sinh chỉ có hai con đường, một con đường dùng tâm bước, đó là ước mơ, một con đường dùng chân bước, đó là hiện thực.
Tôi không thể sống mãi với ước mơ tìm lại được con mình, cho nên tôi phải đối diện với hiện thực, lựa chọn cúi đầu trước mái hiên để tìm lại con tôi…
Sáng ngày hôm đó tôi dậy rất sớm, rửa mặt sạch sẽ, cố ý thoa một chút son môi để che vẻ mặt nhợt nhạt như xá/c c.hế/t, sau đó hít vài hơi thật sâu để tự vực dậy tinh thần, sau đó mới bắt một chiếc Taxi tới bệnh viện quốc tế.
Tôi đi theo hành lang riêng lúc trước để đến khu VIP, ở đây, các bác sĩ y tá cũng đã quen mặt tôi nên không ai ngăn cản, thậm chí khi tôi hỏi đến Nghiêm, bọn họ còn tận tình dẫn tôi đến phòng bệnh của anh ta.
Tôi không gõ cửa, chỉ đi thẳng vào phòng. Lúc này, Nghiêm đang nằm trên giường bệnh, sắc mặt còn nhợt nhạt hơn cả sắc mặt tôi ban sáng, đầu anh ta quấn mấy lớp băng trắng, một chân bị gãy phải treo lên, bên cạnh còn có một số loại máy móc và y tá đang tận tình chăm sóc.
Thấy tôi đến, ánh mắt anh ta không giấu nổi vẻ ngạc nhiên, nhưng Nghiêm vẫn như trước đây, không hề nói gì cả mà chỉ lặng lẽ nhìn tôi. Còn tôi thì phải cố gắng lắm mới không nổi đ.iê/n lên mắng chửi anh ta, tôi cố ghìm lại bản thân, nhoẻn miệng cười đầy giả dối:
“Nghe nói anh bị thương nên tôi đến thăm anh”.

Yêu thích: 4.6 / 5 từ (16 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN