Yêu Hận Tựa Như Núi - Phần 27
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
360


Yêu Hận Tựa Như Núi


Phần 27


Nghiêm không vội trả lời, chỉ bảo y tá đi ra ngoài. Sau khi trong phòng chỉ còn lại mình tôi và anh ta, Nghiêm mới mới đưa tay vẫy tôi lại:
“Lại đây”.
Tôi lẳng lặng hít vào một hơi thật sâu, chậm chạp đi đến gần giường của anh ta, kéo ghế ngồi xuống: “Anh bị có nặng không?”.
“Tôi không c.hế/t làm em thất vọng à?”
“Lúc đầu thì thất vọng, nhưng về sau nghĩ kỹ lại thì thấy anh còn sống lại là chuyện tốt. Thế nên em mới đến đây thăm anh”.
“Tốt thế nào?”.
“Lúc trước anh có nói sẽ bù đắp cho em, em muốn học violin hay cần tiền chữa bệnh cho Hoài, hoặc em muốn bất cứ thứ gì, anh cũng đều cho em. Một người có thể cho em nhiều như thế, còn sống là chuyện tốt chứ?”
Khi tôi nói câu này, đầu mày của Nghiêm khẽ cau lại. Anh ta nhìn tôi đăm đăm, tựa như muốn mổ xẻ nội tâm tôi chỉ bằng một ánh nhìn sắc bén.
“Khi đó, em đã nói với tôi là em không cần”
“Đúng. Đó là khi em chưa suy nghĩ thấu đáo”. Tôi cười nhẹ tênh: “Nếu cả đời này em không còn cơ hội gặp lại đứa bé nữa, thì cứ mãi đau khổ cũng chẳng có tác dụng gì. Em vẫn phải sống, em gái em cũng vẫn cần tiền để chữa bệnh, hôm nay trời có mưa giông thì ngày mai kiểu gì nắng cũng sẽ lại lên. Thế nên em nghĩ kỹ rồi, em cũng không thể chôn vùi mãi cuộc đời em trong đau khổ được, em phải tìm một con đường tươi sáng cho em. Con đường đó, anh có thể cho em được phải không?”.
Nghiêm mím môi thật lâu, sau đó thở hắt ra một tiếng: “Phải”.
“Cho nên em không thất vọng đâu, người nên bù đắp cho em còn sống, em nên vui mới đúng”.
“Ninh”.
“Vâng”.
“Giữa chúng ta không cần phải đi đường vòng như thế. Buông tha việc tìm kiếm đứa bé đi”
Đúng là không chuyện gì có thể qua mắt được anh ta, tôi nói dông nói dài như vậy, rút cuộc chỉ một lời của Nghiêm cũng đủ vạch trần tôi muốn làm gì. Nhưng tôi không giải thích, chỉ cười:
“Có lẽ một ngày nào đó em sẽ từ bỏ, nhưng chắc chắn không phải bây giờ. Việc này cần thời gian, anh cũng biết mà”.
“Thời gian của em là bao lâu?”.
“Em cũng không rõ, không nói trước được”.
“Vậy em cũng nên hiểu là một khi tôi đã quyết điều gì, em có làm cách nào cũng không thay đổi được, kể cả em dùng 5 năm, 10 năm đi nữa cũng vẫn như vậy”. Nghiêm lặng lẽ nhìn tôi, ánh bình minh ngoài cửa sổ chiếu vào đáy mắt u tối của anh ta, giống như một đốm lửa nhỏ chìm nghỉm ở trong đó: “Thế nên đừng vì hận thù mà tự làm khó mình, em muốn học đàn violin, muốn có tiền, tôi đều sẽ cho em. Nhưng nếu em muốn ở bên cạnh tôi để tìm tung tích của đứa bé thì không nên đâu, vô ích thôi”
“…”
“Ninh, nếu có thể, em cứ quên hận thù đi. Cầm một khoản tiền rồi đi nơi khác sống, làm lại một cuộc đời mới”.
“Em không đi”. Tôi đáp không suy nghĩ: “Anh đã nói dù em có làm cách nào cũng không thay đổi được quyết định của anh, vậy thì anh còn sợ gì? Cứ để em ở bên cạnh anh đến khi em hết hy vọng về đứa bé, như thế không phải sẽ tốt hơn à?”.
“Thanh xuân của em có bao lâu?”
Tôi cười: “Với một người không còn khả năng làm mẹ nữa, anh nói xem, thanh xuân của em có bao lâu?”
Câu nói này của tôi làm tia sáng yếu ớt trong mắt Nghiêm cũng chợt vụt tắt, bàn tay xuôi bên hông cũng khẽ cứng lại, tựa như tôi đã chọc vào đúng điểm yếu nhất nơi trái tim anh ta.
Tôi biết mình đã đi đúng hướng, lập tức chớp cơ hội này bồi thêm một câu: “Lúc trước anh nói chỉ cần anh chưa kết hôn, em không rời khỏi anh thì anh cũng sẽ không bỏ rơi em. Giờ anh lại muốn dùng tiền để đẩy em đi nơi khác sống, đây là anh đang ruồng bỏ em đấy à?”
“Lời tôi nói, tôi sẽ không thay đổi. Nhưng em cũng nên xác định rõ thứ gì mới là tốt cho em”.
“Trước khi đến đây, em đã suy nghĩ đủ rồi. Em tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình, không hối hận”.
Nghiêm muốn nói gì đó, nhưng nghĩ sao nên cuối cùng lại đành thôi. Anh ta im lặng một lát rồi bỗng dưng chìa tay trái ra, bảo tôi gối đầu lên đó.
Sau chuyện của đứa bé, tôi đã không còn muốn động chạm gì đến Nghiêm nữa, nhưng tôi biết anh ta muốn thử lòng tôi, thế nên vẫn nhẹ nhàng nằm xuống, gối đầu lên tay anh ta.
Trong căn phòng bệnh chỉ có những âm thanh tít… tít… cứ mười mấy giây lại vang lên một lần, cả những tiếng dịch truyền tí tách nhỏ giọt vào tay phải của Nghiêm.
Chúng tôi đều không ai mở miệng, chỉ yên tĩnh gối đầu lên tay nhau như thế, mãi đến khi lưng tôi bắt đầu mỏi nhừ thì anh ta mới hỏi:
“Em muốn học violin ở đâu?”.
“Em muốn học ở Học viện Âm nhạc Debussy. Có được không?”.
“Ừ. Sắp tới cũng là tháng 9, tôi sẽ bảo Nhân đi nộp hồ sơ cho em”.
Nhắc đến anh Nhân, tôi mới khẽ nhổm dậy: “À, anh Nhân sao rồi anh? Có bị nặng không?”.
“Bị gãy một bên tay trái với chấn thương chút phần mềm, cũng không sao cả. Chắc nửa tháng là khỏi”
“Em xin lỗi. Hôm đó vì em gọi điện cho anh ấy, làm anh ấy phân tâm lái xe nên mới xảy ra chuyện”.
Nghiêm không trách tôi, chỉ cười: “Thế mà em chỉ đến tay không à? Ít nhất cũng phải mang gì đến bồi bổ cho tôi và Nhân chứ?”.
“Anh muốn ăn món gì, em nấu cho anh ăn”.
“Ở đây ngày nào cũng ăn cháo, chán rồi. Em nghĩ ra món gì dễ ăn để nấu cho tôi đi”.
“Gà hầm thuốc bắc nhé? Nghe nói món đó tốt cho người ốm”.
Anh ta nói nửa đùa nửa thật: “Có bỏ thuốc độc thì báo với tôi trước một tiếng, tôi viết sẵn di chúc”.
“Anh sẵn lòng ăn đồ em bỏ thuốc độc à?”.
“Em đoán xem”.
Tôi cười cười, không đoán, chỉ nằm trong lòng anh ta nói luyên thuyên mấy câu chuyện, sau đó mới bảo đi về để làm gà tần. Lúc tôi vừa đứng dậy, Nghiêm mới lấy ra từ dưới gối một tấm thẻ đưa cho tôi, tấm thẻ này hôm quay về chung cư lấy đồ, tôi đã để lại nhà anh ta.
Anh ta nói:
“Ở bệnh viện chỗ em gái em không nấu nướng được, em về chung cư đi, ở nhà của mình thoải mái, thích nấu gì thì nấu”.
Tôi nhìn chằm chằm tấm thẻ trên tay anh ta: “Anh biết em sẽ đến à?”.
“50/50. Tôi nghĩ em sẽ đến, hoặc có thể không đến. Đằng nào cũng chỉ chuẩn bị một chiếc thẻ thôi, cứ để ở đây, nếu em không đến thì sau khi xuất viện bảo người dọn đi là được”.
Nói như vậy nghĩa là Nghiêm đã lường trước mọi tình huống rồi, kể cả việc tôi tới đây và nói muốn đi theo anh ta, có lẽ anh ta cũng đã đoán trước được. Chẳng qua là muốn im lặng để xem tôi diễn thế nào mà thôi.
Nếu đã vậy, thì vở kịch có khán giả này tôi chỉ có thể tận tâm tận lực mà diễn tiếp. Tôi gật đầu bảo:
“Vâng, em biết rồi. Anh nghỉ ngơi đi, nấu xong em mang đến”.
“Ừ”.
Rời khỏi bệnh viện quốc tế, tôi có rẽ qua thăm Hoài, ăn cơm trưa với nó rồi mới quay lại chung cư Nghiêm mua.
Tất nhiên, tôi sẽ không ngu ngốc bỏ thuốc độc vào gà tần, tôi vẫn nấu mọi thứ bình thường rồi mang đến, lúc tới nơi thì có hai chị y tá cầm giúp cạp lồng của tôi, bảo sẽ đi đổ ra tô, nhưng tôi biết người đa nghi như Nghiêm kiểu gì cũng sẽ bảo bọn họ kiểm tra xem tôi có bỏ thuốc gì đó vào trong hay không, cảm thấy đủ yên tâm mới dám động đến.
Tôi nhìn thấy rõ ràng nhưng vẫn giả vờ như không biết, đợi đến khi y tá mang tô gà tần kia vào vẫn bình thản đút cho anh ta ăn, hỏi anh ta vị thế nào.
Nghiêm khẽ gật đầu: “Ngon hơn đầu bếp ở nhà nấu”.
“Nhưng bác sĩ thường khuyên ăn đồ loãng mới tốt cho tiêu hóa. Chắc bác sĩ dinh dưỡng của anh cũng nhắc thế phải không?”.
“Ừ. Nhưng ăn mãi một món cháo tôi không nuốt được. Đổi món một hôm cũng không c.hế.t được đâu”.
Tôi cười cười: “Đây là em tiếp tay cho anh chống đối bác sĩ dinh dưỡng đấy à?”.
“Em tiếp tay từ lâu rồi. Từ hồi mới đến làm ở nhà tôi. Bác sĩ luôn khuyến cáo tôi không nên ăn mì tôm, em lại bảo tôi khó tính trong việc ăn uống, pha một bát mì to tướng mang lên phòng tôi”. Anh ta cũng cười: “Tội ác của em bắt đầu từ ngày đó đấy”.
“Anh không ăn thì làm sao em tiếp tay được? Anh cũng dung túng cho người tiếp tay, tội của anh lớn hơn”.
“Ừ, tội của tôi lớn hơn”.
Sau khi ăn hết tô mì gà tần đó, tôi còn tự tay lau rửa mặt mũi cho anh ta, xoa bóp cánh tay vẫn còn cắm kim truyền của Nghiêm. Anh ta im lặng để mặc tôi làm tất cả những việc đó, mãi đến khi tôi sắp đứng dậy ra về mới đột nhiên nói một câu:
“Ninh”.
“Vâng”.
“Có muốn tìm người đàn ông kia nữa không? Tôi có thể giúp em”.
Tôi nhoẻn miệng cười: “Chắc là không cần nữa. Bây giờ khác một năm trước rồi, có tìm thấy anh ấy cũng chẳng giải quyết được gì cả”.
Anh ta khẽ gật đầu, có lẽ cũng hiểu bây giờ tôi thật sự không muốn tìm Huy nữa, đã không thể vãn hồi quá khứ, vậy thì tôi chỉ có thể bước trên ‘con đường tươi sáng’ mà tôi đã nói với anh ta.
Rút cuộc, sau một hồi trầm mặc, Nghiêm mới nói: “Có một vài việc, tôi nghĩ nên thẳng thắn với em”.
“Vâng”
“Lúc trước tôi đã nói tôi không thể gắn bó với em, là vì sau này tôi sẽ phải kết hôn với người khác. Công việc và cuộc sống của tôi cũng thường xuyên phải tiếp xúc với phụ nữ, chắc chắn không tránh khỏi đôi lúc bên cạnh sẽ có người khác ngoài em. Con đường tươi sáng mà em muốn, tôi có thể cho em, nhưng không thể chung thủy, em có chấp nhận được điều đó không?”.
Thật ra giữa chúng tôi ai cũng đều có mục đích riêng. Tôi cũng không thật sự yêu anh ta, chỉ muốn tìm con, không quan tâm đến những chuyện ngoài lề khác. Mà anh ta cũng không hề sâu nặng với tôi, chẳng qua là vì trách nhiệm, hoặc là muốn bù đắp nên mới đồng ý trải cho tôi một con đường dễ đi như vậy.
Đã không ai thật lòng thì chung thủy hay không cũng chẳng quan trọng, thế nên tôi chỉ cười, trả lời một câu nhẹ như lông hồng: “Em chấp nhận”.
***
Những ngày sau đó, tôi chính thức quay trở lại bên cạnh Nghiêm. Hàng ngày đến bệnh viện chăm sóc anh ta, hôm nào Nghiêm nhắn tin bảo anh ta có khách, dặn tôi đừng đến thì tôi sẽ không đến, chỉ quanh quẩn ở bệnh viện chơi với Hoài.
Con bé thấy tôi không ra ngoài mới hỏi: “Chị, hôm nay chị không đến thăm anh Nghiêm à?”.
“Không, anh ấy có khách nên chị không đến”.
“Thế mọi lần chị đến, chị với anh ấy nói chuyện nhiều không? Có thân thiết hơn trước không?”.
Tôi cốc đầu con bé một cái: “Cứ tò mò những cái gì thế hả?”.
“Thì em đang muốn làm bà mối mà”.
Nói tới đây, Hoài lại sợ tôi mắng nên thở dài: “Anh Huy mất tích hai năm rồi, chị cũng phải có người yêu chứ. Mà em thấy anh Nghiêm là người tốt, giàu mà không khinh người khác đâu, em thấy nếu chị với anh Nghiêm yêu nhau thì tuyệt vời khỏi phải nói luôn. Giống hoàng tử và cô bé lọ lem ấy”.
“Hoài muốn chị với anh Nghiêm yêu nhau thật à?”.
“Vâng, thật mà. Người như anh ấy bao nhiêu người muốn không được, chị mà có cơ hội thì phải biết nắm chắc đấy”.
Em tôi không biết những chuyện đã xảy ra, suy nghĩ của con bé khá ngây ngô, nhưng tôi thấy như vậy cũng tốt. Nếu tôi đã lựa chọn đi theo Nghiêm thì sau này kiểu gì Hoài cũng biết, không cần phải giấu nó làm gì:
“Ừ, chắc sau này chị sẽ ở bên anh Nghiêm”
“Hả? Thật không? Sau này chị sẽ ở bên anh ấy, tức là hai người thích nhau rồi à? Đã tỏ tình chưa? Ai là người tỏ tình trước? Anh ấy à? Đó, em biết ngay mà, nếu anh ấy không thích chị thì việc gì anh ấy phải đến tận bệnh viện này thuê phòng VIP cho em với chị ở. Rõ ràng anh ấy thích chị mà, chị cứ không tin em”.
Tôi cười mà lòng lạnh tanh: “Thì chỉ là cảm mến nhau thôi, còn sau này có đi được với nhau xa hay không thì không biết. Em cũng đừng hy vọng quá, người ta lấy nhau còn li dị, đây mới chỉ ở bên nhau, chia tay cũng là chuyện bình thường thôi mà”.
“Phỉ phui cái miệng chị, chưa yêu đã đòi chia tay rồi. Chị phải giữ anh ấy chắc vào đấy, xổng ra là người khác cướp mất ngay”.
“Biết rồi, biết rồi. Cô là cô hay thích hóng chuyện người lớn lắm rồi đấy. Ngủ đi”.
“Em chỉ thích hóng chuyện của chị với anh Nghiêm thôi. Người khác em không hóng đâu”
“Đã bảo ngủ đi mà”.
“Mai chị đến gặp anh Nghiêm, có chuyện gì hay thì kể cho em nghe với nhé. Em đọc nhiều tiểu thuyết ngôn tình lắm, em làm quân sư cho chị”.
Tôi vừa tức vừa buồn cười, nói mãi nó không được, đành thỏa hiệp: “Ừ, biết rồi”
“Chị nhớ phải kể cho em đấy”
“Rồi, rồi. Ngủ đi”.
Thật ra những ngày đầu tôi ở bên cạnh Nghiêm cũng chẳng có gì đáng nói, anh ta vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng tôi nên luôn quan sát tôi rất kỹ, còn tôi thì muốn có được sự tin tưởng của anh ta nên vẫn luôn cẩn trọng mọi hành động của mình.
Chỉ là mọi nỗi đau về đứa con mình sinh ra thì mãi chẳng nguôi ngoai được, có nhiều lúc nằm ngủ cạnh anh ta, tôi lại mơ về con, mơ thấy đứa con trai bé bỏng ấy chớp đôi mắt to tròn nhìn tôi khi vừa lọt lòng, mỉm cười với tôi, rồi lại tạm biệt tôi, khiến tôi ngay cả trong giấc mộng cũng đau đớn khóc như mưa như gió, người bên cạnh phải lay tôi dậy:
“Ninh…”
Tôi giật mình mở mắt, thấy Nghiêm, nỗi hận thù lại trào dâng nhưng không làm gì được, chỉ lẳng lặng quay đi. Nghiêm hỏi tôi vì sao lại khóc, tôi bịa ra một lý do, nói vào ngày đi sinh chỉ có một mình nên tôi sợ hãi. Anh ta lại ôm tôi vào lòng, nói một câu vô cùng quen thuộc:
“Quên hết đi”.
Tôi thầm nghĩ, nếu quên được có lẽ bây giờ tôi đã chẳng ở cạnh anh ta với cả trái tim lẫn tinh thần đều khổ đau như thế này. Không rõ bản thân phải chịu đựng 1 năm, 2 năm, hay 3 năm, nhưng mỗi ngày trôi qua ở bên cạnh anh ta, nội tâm tôi đều phải cực lực kìm nén và giằng xé.
Nhiều khi tôi cảm thấy mỏi mệt, chị Nhung lại động viên tôi:
“Mày không kiềm chế được thì cuộc đời mày chẳng bao giờ làm nên sự nghiệp gì cả. Muốn có thứ gì thì phải biết dùng mọi thủ đoạn để đạt lấy, chứ không kìm hãm được bản thân thì chỉ có mà hỏng bét. Chị thấy cậu ta tuy vẫn còn nghi ngờ chuyện mày muốn quay lại, nhưng vẫn đồng ý để mày ở cạnh, thế là được rồi. Nắm bắt cơ hội cho tốt. Một năm không đạt được thì 2 năm, 3 năm. Không bao giờ là muộn cả”.
“Nếu hết 2, 3 năm mà cuối cùng vẫn trắng tay thì sao hả chị?”.
“Mày không trắng tay đâu. Mày vẫn sẽ được đi học đàn dương cầm, em mày cũng sẽ có tiền chữa bệnh, trong cuộc giao dịch này, sẽ chẳng có ai thua cả”.
Tôi bật cười chua chát: “Vâng, đúng là em với anh ta sẽ chẳng có ai thua cả”.
Chỉ có người thua là con tôi thôi!
Bẵng đi thêm một thời gian nữa cũng đến tháng 9, không biết Nghiêm dùng cách gì mà tôi không cần phải thi, cũng không cần nộp bằng tốt nghiệp lớp 12 mà vẫn được nhận vào học tại Học viện Âm Nhạc Debussy, còn được học lớp tuyển chọn nhất của trường.
Bởi vì lâu lắm không được đi học nên thời gian đầu tôi cũng hơi bỡ ngỡ, nhưng cũng may các bạn cùng lớp đều là những người trẻ và năng động, lại rất hòa đồng nên dần dần thì tôi cũng quen, thậm chí thỉnh thoảng còn tham gia đi ăn đi chơi cùng cả lớp, về đến nhà nhắn tin trên nhóm cũng cười ngoác cả miệng.
Có lẽ, cuộc sống được học hành tử tế giống như đã mở ra một cánh cửa mới cho tôi, không có áp lực về việc phải đi làm kiếm tiền, không có áp lực đóng viện phí cho em, tôi bắt đầu mở lòng mình ra để tiếp nhận nhiều thứ mà trước đây tôi chưa bao giờ dám mơ đến, cuộc đời cũng được tô điểm màu sắc hơn. Và quan trọng nhất là bởi vì không có nhiều thời gian rảnh rỗi nên nỗi đau về đứa con trai bé bỏng cũng từ từ bị khỏa lấp ở trong lòng tôi.
Nghiêm thấy tâm trạng tôi tốt hơn cũng nói đùa: “Đi học vui lắm à?”.
“Vâng. Vui mà. Có nhiều bạn lắm. Trước đây em chỉ mong học xong lớp 12 sẽ được xuống thành phố thi Đại học, nhưng lúc đó nghèo quá không có tiền nên thôi. Cứ nghĩ là không bao giờ được đi học đại học cơ. Thế mà 24 tuổi rồi vẫn được học Đại học”.
Anh ta mỉm cười, vuốt mấy sợi tóc dài mềm mại của tôi, quấn qua kẽ ngón tay mấy vòng khiến tôi buồn buồn: “Ở lớp có thích bạn nam nào không?”.
“Có thì sao? Anh có ghen không?”.
“Không. Việc gì tôi phải ghen với mấy thằng nhóc hơn 20 tuổi đó”
“Đây là anh tự tin vì em không dám rời bỏ anh, hay là tự tin vì anh hơn ‘mấy thằng nhóc’ 20 tuổi đó ở chỗ anh có tất cả mọi thứ?”.
“Cả hai”.
Tôi bĩu môi: “Anh đẹp trai thì có đẹp trai, giàu cũng có giàu. Nhưng có một điểm anh thua mấy thằng nhóc 20 tuổi đấy. Anh biết là gì không?”
“Là gì?”
“Là tuổi trẻ”.
Lúc đó Nghiêm không nói gì, chỉ cười nhạt nhìn tôi. Nhưng khi đêm xuống, anh ta miệng nói không ghen nhưng lại ở trên người tôi làm hết lần này đến lần khác, đổi hết tư thế này đến tư thế khác, sung sức dẻo dai, mạnh mẽ nóng bỏng, làm đến mức tôi không còn sức lực nào chịu nổi, phải nhỏ giọng van xin, Nghiêm mới chịu thôi.
Anh ta vẫn không chịu rút ra, chỉ hỏi:
“Buổi chiều em nói tôi thua mấy thằng nhóc 20 tuổi thứ gì?”.
Tôi nằm xụi lơ trong lòng anh ta, không thể cựa mình nổi: “Không thua thứ gì cả, anh hơn hết. Anh là số 1, không ai qua được nổi anh”.
“Vậy em thích tôi hay thích mấy thằng nhóc đó?”.
“Em thích anh”.
Nghe được câu trả lời này anh ta mới hài lòng, khẽ ấn hông thật sâu rồi liên tục chạy nước rút, cuối cùng khi thỏa mãn mới trút hết dục vọng vào thân thể tôi. Nghiêm hôn lên vầng trán đẫm mồ hôi của tôi, khẽ nói: “Em thông minh hơn nhiều rồi”.
Tôi nghĩ cũng đúng, từ khi quen anh ta, tôi từ một đứa con gái nhà quê thứ gì cũng không biết, dần dần cũng trở thành một người phụ nữ đầy toan tính, toàn thân chi chít nỗi đau nhưng lại tự luyện được cho mình một mặt nạ bình thản với mọi thứ. Bình thản lên giường với người đã chia cắt mẹ con tôi, bình thản nhận tất thảy mọi ưu ái vật chất mà Nghiêm đã bù đắp, thậm chí, khi nghe loáng thoáng có người phụ nữ khác bên cạnh anh ta, tôi vẫn thản nhiên như không, chưa từng chất vấn anh ta dù chỉ một lời.
Ngay cả anh Nhân cũng cảm thấy tôi đã thay đổi 180 độ so với những ngày đầu tiên, có lần tôi tìm thấy trên xe Nghiêm có một thỏi son bị kẹt dưới rãnh ghế, tôi chỉ nâng lên nhìn nhìn vài giây rồi lạnh lùng quăng qua cửa sổ. Anh Nhân tròn xoe mắt hỏi:
“Em không hỏi là của ai à?”.
“Bên cạnh anh Nghiêm có nhiều phụ nữ như thế, biết đích xác thỏi son này là của ai cũng có tác dụng gì. Tốt nhất cứ vứt đi cho đỡ ngứa mắt”.
Anh Nhân thở dài, nhìn tôi qua gương chiếu hậu:
“Em khác ngày đầu rất nhiều rồi. Trước đây cảm thấy có chuyện không đúng, việc đầu tiên em làm là tranh luận với anh Nghiêm”.
Tôi cười nhạt: “Lúc đó em không nhận tiền của anh ấy nên mới có tư cách để tranh luận, giờ em nhận tất cả những thứ anh ấy cho, anh bảo em lấy tư cách gì để tranh luận với anh ấy đây?”.
Anh Nhân im lặng một lúc, có lẽ cũng không biết phải nói thế nào với tôi, rút cuộc, chỉ là khuyên tôi một câu: “Ninh, số tiền anh Nghiêm đã cho em đủ sống nửa đời thoải mái rồi, đừng tìm kiếm đứa bé nữa, cũng đừng tự miễn cưỡng bản thân mình. Người khác có thể không nhìn ra, nhưng anh biết, em không thật lòng muốn ở bên anh Nghiêm”.
“Anh sai rồi. Em cũng bình thường như những người khác thôi. Đều muốn có tiền tiêu thoải mái, ở bên cạnh đại gia. Người khác muốn gì ở anh Nghiêm thì em cũng muốn y như vậy, không có gì là không thật lòng cả”.
“Sống thế này em có vui vẻ không?”.
Tôi lẳng lặng ngoảnh đầu ra ngoài cửa sổ, rất lâu sau mới trả lời: “Được đi học và có tiền chữa bệnh cho em gái em, đối với em đó là một điều vui vẻ”.
“Ừ, em vui là được rồi”.

Yêu thích: 4.6 / 5 từ (9 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN